BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 21/2011/TT-
BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 4 năm 2011
|
THÔNG TƯ
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUỶ LỢI THEO
NGHỊ QUYẾT 57/NQ-CP NGÀY 15/12/2010
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03
tháng 01 năm 2008 của Chính phủ Quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP
ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định
số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc
đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ
tục hành chính trong lĩnh vực thuỷ lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010
như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ
sung Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động
trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Sửa đổi, bổ sung khoản
1 Điều 8, như sau:
“Điều 8. Cơ quan tiếp
nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
1. Tổng cục Thủy lợi
là cơ quan giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và thẩm định
hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình
thủy lợi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Quy định này.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều
9, như sau:
"Điều 9. Hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép.
Tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
nộp 02 bộ hồ sơ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp) tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ
theo quy định tại Điều 8. Hồ sơ, bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy
phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Đối với từng hoạt
động cụ thể mà tổ chức, cá nhân đề nghị phải có văn bản sau:
a) Đối với các hoạt
động quy định khoản 1, khoản 2, khoản 6, khoản 7, khoản 8 và khoản 10 Điều 1
Quy định này gồm:
- Hồ sơ kỹ thuật đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Sơ họa vị trí khu
vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
- Báo cáo đánh giá
ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;
- Văn bản thỏa thuận
với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Văn bản thỏa thuận
về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;
- Báo cáo đánh giá
tác động môi trường;
b) Đối với các hoạt
động quy định khoản 3 Điều 1 Quy định này gồm:
- Sơ họa vị trí khu
vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
- Báo cáo đánh giá
ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;
- Văn bản thỏa thuận
với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Văn bản thỏa thuận
về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;
c) Đối với các hoạt
động quy định khoản 4 Điều 1 Quy định này gồm:
- Dự án đầu tư đã
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Sơ họa vị trí khu vực
tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
- Báo cáo đánh giá
ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;
- Văn bản thỏa thuận
với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Văn bản thỏa thuận
về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;
- Báo cáo đánh giá
tác động môi trường;
d) Đối với các hoạt
động quy định khoản 5 Điều 1 Quy định này gồm:
- Bản sao chụp Sổ
đăng kiểm xe mang theo bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
- Sơ họa vị trí khu
vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
- Báo cáo đánh giá
ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;
- Văn bản thỏa thuận
với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
e) Đối với các hoạt
động quy định khoản 9 Điều 1 Quy định này gồm:
- Bản sao công chứng
hộ chiếu nổ mìn đối với các hoạt động quy định tại khoản 9 Điều 1 Quy định này;
- Sơ họa vị trí khu
vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
- Văn bản thỏa thuận
với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Văn bản thỏa thuận
về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;
- Báo cáo đánh giá
tác động môi trường”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều
10, như sau:
“Điều 10. Trình tự
cấp giấy phép.
1. Tổ chức, cá nhân
đề nghị cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy
lợi nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 8 của Quy định
này.
2. Trong thời hạn 3
ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm
xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ
thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo
quy định.
3. Thời hạn cấp giấy
phép:
a) Đối với các hoạt
động quy định tại khoản 5 Điều 1:
Trong thời hạn 7 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách
nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều
kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ
điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề
nghị và thông báo lý do không cấp phép.
b) Đối với hoạt động
quy định tại khoản 3 Điều 1:
Trong thời hạn 10 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách
nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều
kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ
điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
c) Đối với các hoạt
động quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 1:
Trong thời hạn 15
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có
trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ
điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp
không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
d) Đối với các hoạt
động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 10 Điều 1:
Trong thời hạn 25
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách
nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều
kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ
điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều
11, như sau:
“Điều 11. Hồ sơ đề
nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
Tổ chức, cá nhân đề
nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo
vệ công trình thủy lợi nộp 02 bộ hồ sơ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp) tại cơ
quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 8. Hồ sơ, bao gồm:
1. Đơn đề nghị gia
hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình
thủy lợi theo mẫu (Phụ lục 2 ban hành kèm theo
Thông tư này);
2. Bản sao giấy phép
đã được cấp;
3. Hồ sơ thiết kế kỹ
thuật bổ sung hoặc Dự án đầu tư bổ sung, phương án bảo đảm an toàn cho công
trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp đề nghị điều
chỉnh nội dung giấy phép);
4. Văn bản thỏa thuận
với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy
lợi.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều
12, như sau:
“Điều 12. Trình tự đề
nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
1. Tổ chức, cá nhân
đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi
bảo vệ công trình thủy lợi nộp 02 bộ hồ sơ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp) tại
cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 8 của Quy định này.
2. Trong thời hạn 3
ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm
xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ
thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
3. Thời hạn cấp giấy
phép gia hạn, điều chỉnh nội dung:
a) Đối với hoạt động
quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 1:
Trong thời hạn 5 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách
nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều
kiện để gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp
gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh
nội dung cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép
và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;
b) Đối với hoạt động
quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 1:
Trong thời hạn 10
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có
trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ
điều kiện để gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thì trình cấp có thẩm quyền
cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh
nội dung cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép
và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;
c) Đối với hoạt động
quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 10 Điều 1:
Trong thời hạn 15
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có
trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ
điều kiện để gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thì trình cấp có thẩm quyền
cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện gia hạn, điều
chỉnh nội dung cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp
phép và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép”.
Điều 2. Sửa đổi, bổ
sung Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào
hệ thống công trình thủy lợi.
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 9, như sau:
“Điều 9. Cơ quan tiếp
nhận và thẩm định hồ sơ.
1. Tổng cục Thuỷ lợi
là cơ quan giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và thẩm định
hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi trình
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định cấp giấy
phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi theo thẩm quyền quy định tại
khoản 1 Điều 8 Quy định này”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 10, như sau:
“Điều 10. Hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép
Tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp giấy phép phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi nộp 02 bộ
hồ sơ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp) tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định
tại Điều 9 của Quy định này. Hồ sơ, bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy
phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi theo mẫu (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này);
2. Bản sao công chứng
giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của
hộ kinh doanh cá thể;
3. Bản đồ tỉ lệ 1/5.000
khu vực xử lý nước thải, vị trí xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi;
4. Hồ sơ thiết kế,
quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt;
5. Báo cáo đánh giá
tác động môi trường (đối với các trường hợp phải đánh giá tác động môi trường
theo quy định của pháp luật); báo cáo phân tích chất lượng nước thải dự kiến xả
vào hệ thống công trình thuỷ lợi; trường hợp đang xả nước thải vào hệ thống
công trình thuỷ lợi phải có báo cáo phân tích chất lượng nước thải của phòng
thí nghiệm hoặc trung tâm kiểm định chất lượng nước đạt tiêu chuẩn từ cấp Bộ
trở lên;
6. Bản sao công chứng
về giấy tờ quyền sử dụng đất khu vực đặt hệ thống xử lý nước thải”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 11, như sau:
“Điều 11. Trình tự
cấp giấy phép.
1. Tổ chức, cá nhân
đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi nộp hồ sơ tại
cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 9 của Quy định này.
2. Trong thời hạn 3
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách
nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận
hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để hoàn thiện hồ sơ theo
quy định.
3. Kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ
sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết,
nếu đủ căn cứ cấp phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép; trường hợp
không đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức,
cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 12, như sau:
“Điều 12. Hồ sơ đề
nghị gia hạn sử dụng, điều chỉnh nội dung giấy phép.
Tổ chức, cá nhân đề
nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công
trình thuỷ lợi nộp 02 bộ hồ sơ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp) tại cơ quan tiếp
nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 9. Hồ sơ, bao gồm:
1. Đơn đề nghị gia
hạn sử dụng, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình
thuỷ lợi theo mẫu (Phụ lục 4 ban hành kèm theo
Thông tư này);
2. Bản sao giấy phép
xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi đã được cấp;
3. Hồ sơ thiết kế bổ
sung, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp điều chỉnh nội dung giấy phép);
4. Báo cáo phân tích
chất lượng nước thải của phòng thí nghiệm hoặc trung tâm kiểm định chất lượng
nước đạt tiêu chuẩn từ cấp Bộ trở lên (đối với trường hợp đề nghị gia hạn sử
dụng giấy phép). Báo cáo phân tích chất lượng nước thải dự kiến điều chỉnh xả
vào hệ thống công trình thuỷ lợi (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội
dung giấy phép)”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13, như sau:
“Điều 13. Trình tự
gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
1. Tổ chức, cá nhân
đề nghị gia hạn sử dụng, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ
thống công trình thuỷ lợi nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định
tại Điều 9 của Quy định này. Trường hợp đề nghị gia hạn thì phải nộp hồ sơ
trước khi giấy phép đã cấp hết hạn là ba (3) tháng.
2. Trong thời hạn 3
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách
nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận
hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để hoàn thiện hồ sơ theo
quy định.
3. Kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách
nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ căn
cứ gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thì trình cơ quan có thẩm quyền gia
hạn, điều chỉnh giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh giấy
phép cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị gia
hạn, điều chỉnh và thông báo lý do không gia hạn, không cho phép điều chỉnh nội
dung giấy phép”.
Điều 3. Điều khoản
thi hành
1. Thông tư này có
hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
2. Tổng cục trưởng
Tổng cục thuỷ lợi, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các
đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Website Chính phủ;
- Các Cục, Vụ trực thuộc Bộ NN&PTNT;
- Lưu VT, TCTL.
|
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|