Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 992/QĐ-BNV Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Phạm Thị Thanh Trà
Ngày ban hành: 05/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 992/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA VỤ PHÁP CHẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/201 6/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 63/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Vụ Pháp chế là tổ chức thuộc Bộ Nội vụ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ về công tác pháp chế trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Vụ Pháp chế tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Về công tác xây dựng pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình Bộ trưởng gửi Bộ Tư pháp để lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; lập đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ trình Bộ trưởng gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp để lập dự kiến chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ; lập dự kiến chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Bộ Nội vụ. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì thẩm định dự thảo thông tư của Bộ trưởng Bộ Nội vụ theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tham gia Hội đồng thẩm định và Hội đồng tư vấn thẩm định đối với các văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo phân công của lãnh đạo Bộ;

c) Tham gia ý kiến đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ chủ trì xây dựng trước khi Lãnh đạo Bộ ký trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định;

d) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của lãnh đạo Bộ;

đ) Phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

e) Giúp Bộ trưởng theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện công tác xây dựng pháp luật của Bộ.

2. Về công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ. Tổ chức thực hiện kế hoạch, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Định kỳ hằng năm trình Bộ trưởng kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ và phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp;

c) Xây dựng báo cáo về kết quả công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

3. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;

b) Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị liên quan tự kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật;

c) Tham mưu xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

d) Giúp Bộ trưởng đôn đốc, chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ;

đ) Xây dựng báo cáo về kết quả công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

4. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

a) Chủ trì lập chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm trình Bộ trưởng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị khối cơ quan Bộ và tổ chức pháp chế của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý nhà nước của Bộ đối với công chức, viên chức khối cơ quan Bộ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; phối hợp với Trung tâm Thông tin, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Văn phòng Bộ và tổ chức pháp chế của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ thường xuyên tổ chức phổ biến, giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Nội vụ sau khi được ban hành; hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và của Sở Nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam (ngày 09 tháng 11 hằng năm) theo Kế hoạch của Chính phủ và Bộ Tư pháp;

d) Hằng năm tiến hành kiểm tra, sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật báo cáo Bộ trưởng; xây dựng báo cáo về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trình Bộ trưởng gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ;

đ) Tham gia Ban thư ký, đoàn kiểm tra, khảo sát việc thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương.

5. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; đề xuất tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành;

c) Báo cáo định kỳ hàng năm và đột xuất theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

6. Về công tác bồi thường của Nhà nước

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

7. Về công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật

a) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, trực thuộc Bộ tiến hành rà soát và thực hiện hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ cần hợp nhất;

b) Tham gia ý kiến, thẩm tra trước khi trình lãnh đạo Bộ ký xác thực văn bản hợp nhất;

c) Theo dõi tình hình, tiến độ và đôn đốc các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ thực hiện. Tổng hợp, xây dựng báo cáo chung về công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng gửi Bộ Tư pháp theo quy định.

8. Về công tác pháp điển hệ thống văn bản pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện pháp điển theo đề mục được Thủ tướng Chính phủ phân công; theo dõi, đôn đốc và kiểm tra thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất và thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật mới, đề mục mới trong phạm vi ngành, lĩnh vực Nội vụ;

c) Tham gia ý kiến, thẩm tra đề mục pháp điển trước khi trình Bộ trưởng ký xác thực pháp điển.

9. Về công tác cập nhật Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Nội vụ ban hành hoặc chủ trì xây dựng;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức cập nhật và kiểm tra kết quả cập nhật văn bản hợp nhất thuộc thẩm quyền hợp nhất của Bộ Nội vụ và văn bản hợp nhất của Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng;

c) Chủ trì việc kiểm tra kết quả cập nhật văn bản theo nguyên tắc bảo đảm tính chính xác, kịp thời của văn bản được đăng tải;

d) Định kỳ hằng năm báo cáo về tình hình cập nhật, khai thác và sử dụng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật trình Bộ trưởng gửi Bộ Tư pháp theo quy định.

10. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng công tác pháp chế liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ cho đội ngũ công chức, viên chức của Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành và Sở Nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

11. Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ công tác pháp chế tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và Sở Nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

12. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, đề án, dự án, ấn phẩm liên quan đến pháp luật.

13. Về thi đua, khen thưởng trong công tác pháp chế

Phối hợp với Văn phòng Bộ đề xuất với Bộ trưởng khen thưởng hoặc đề xuất với Bộ trưởng đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế.

14. Về hợp tác quốc tế về pháp luật

Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng và theo quy định của pháp luật; giúp Bộ trưởng trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước, thỏa thuận quốc tế trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

15. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định hiện hành.

16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.

Điều 3. Tổ chức và chế độ làm việc

1. Tổ chức

Vụ Pháp chế có Vụ trưởng, không quá 02 (hai) Phó Vụ trưởng và các công chức. Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ.

2. Chế độ làm việc

a) Vụ Pháp chế làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên; trường hợp Lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với Phó Vụ trưởng, chuyên viên thì Phó Vụ trưởng, chuyên viên có trách nhiệm thi hành ý kiến của Lãnh đạo Bộ, sau đó báo cáo kịp thời với Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác của chuyên viên (nếu có);

b) Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Vụ, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Vụ theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Nội vụ;

Phân công nhiệm vụ, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Vụ trưởng và công chức trong Vụ;

Tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và các quy định của Bộ;

Ký thừa lệnh Bộ trưởng để trả lời, giải đáp một số vấn đề có liên quan đến công tác pháp chế của Bộ theo phân công của Bộ trưởng, Thứ trưởng;

Ký văn bản tham gia ý kiến hoặc đề nghị các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ phối hợp cung cấp thông tin có liên quan đến công tác pháp chế của Bộ;

Quyết định các nội dung báo cáo, sơ kết, tổng kết, kiến nghị với Bộ trưởng các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ của Vụ;

Quản lý công chức và tài sản của Vụ được giao theo quy định của Bộ;

Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Vụ trưởng ủy nhiệm bằng văn bản cho một Phó Vụ trưởng điều hành công tác, giải quyết công việc của Vụ;

c) Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng thực hiện nhiệm vụ do Vụ trưởng phân công; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Khi được Vụ trưởng ủy nhiệm bằng văn bản để điều hành công tác, giải quyết công việc của Vụ trong thời gian Vụ trưởng vắng mặt, Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước Bộ trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ trong thời gian được ủy nhiệm; không được ủy nhiệm lại cho người khác nội dung được Vụ trưởng ủy nhiệm;

d) Công chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Vụ trưởng phân công, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;

đ) Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, công chức Vụ Pháp chế thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ và Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

2. Bãi bỏ Quyết định số 2547/QĐ-BNV ngày 13 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Pháp chế.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ và công chức Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ trưởng;
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Lưu: VT, TCCB, PC (02).

BỘ TRƯỞNG




Phạm Thị Thanh Trà

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 992/QĐ-BNV ngày 05/12/2022 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


216

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.145.50
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!