Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 902/QĐ-UBND thủ tục hành chính mới bị hủy bỏ bãi bỏ thẩm quyền Sở Giao thông Phú Yên 2016

Số hiệu: 902/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Hoàng Văn Trà
Ngày ban hành: 27/04/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 902/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 27 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ BỊ HỦY BỎ, BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 3110/QĐ-BGTVT ngày 28/8/2015 về việc công bố danh mục và nội dung thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 40/TTr-GTVT ngày 21/4/2016 và ý kiến của Sở Tư pháp tại Công văn số 284/STP-KSTT ngày 07/4/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành và bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Yên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Trà

 

PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 902/QĐ-UBND ngày 27/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên)

A. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải

STT

Tên thủ tục

I Lĩnh vực đường bộ

1

Gia hạn chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với quốc lộ đang khai thác

2

Gia hạn Chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao đường nhánh đấu nối vào quốc lộ

3

Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu (Dự án xây dựng mới nhóm C và chưa đến mức lập d án có liên quan đến đường từ cấp IV trở xuống và trường hợp không thuộc thẩm quyền của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Dự án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp liên quan đến đường từ cấp III trở xuống) trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với quốc lộ ủy thác Sở GTVT quản lý và các tuyến Tỉnh lộ

4

Cấp phép thi công xây dựng biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của quốc lộ ủy thác Sở GTVT quản lý và các tuyến Tỉnh lộ

5

Thỏa thuận thi công công trình đường bộ trên quốc lộ ủy thác Sở GTVT quản lý và các tuyến Tỉnh lộ

6

Chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao đường nhánh đấu nối vào quốc lộ là đường từ cấp IV trở xuống ủy thác Sở GTVT quản lý và các tuyến Tỉnh lộ

7

Cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ ủy thác Sở GTVT quản lý và các tuyến Tỉnh lộ

8

Cấp phép thi công công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ ủy thác Sở GTVT quản lý và các tuyến Tỉnh lộ

9

Cấp phép thi công công trình đường bộ trên quốc lộ ủy thác Sở GTVT quản lý và các tuyến Tỉnh lộ

10

Cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ

11

Công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác

12

Công bố lại đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác

13

Cấp Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam

14

Cấp lại Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam

15

Cấp Giấy phép liên vận Việt – Lào cho phương tiện

16

Cấp lại Giấy phép liên vận Việt – Lào cho phương tiện

17

Gia hạn Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam và thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Lào và Campuchia

18

Đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Lào - Campuchia

19

Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

20

Cấp lại Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng, hết hạn, bị mất hoặc có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép

21

Chấp thuận giảm tần suất chạy xe trên tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh

22

Cấp phù hiệu xe nội bộ

23

Cấp lại phù hiệu xe nội bộ

24

Cấp phù hiệu xe trung chuyển

25

Cấp lại phù hiệu xe trung chuyển

26

Chấp thuận khai thác tuyến, điều chỉnh tăng tần suất chạy xe trên tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh

27

Chấp thuận khai thác tuyến, điều chỉnh tăng tần suất chạy xe trên tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh

28

Cấp phù hiệu xe taxi, xe hợp đồng, xe vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe kinh doanh vận tải hàng hóa, xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

29

Cấp lại phù hiệu xe taxi, xe hợp đồng, xe vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe kinh doanh vận tải hàng hóa, xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

30

Công bố đưa bến xe hàng vào khai thác

31

Cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch

32

Cấp lại biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch

33

Cấp đổi biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch

34

Gia hạn Giấy phép liên vận Việt – Lào và thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Lào

35

Gia hạn Giấy phép vận tải đường bộ GMS cho phương tiện và thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của các nước thực hiện Hiệp định GMS

36

Cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng

37

Cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng

38

Cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia đối với phương tiện vận tải phi thương mại là xe công vụ, xe của các đoàn thể và các tổ chức quốc tế, đoàn ngoại giao, xe do doanh nhân ngoại quốc tự lái trừ phương tiện của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, văn phòng các Bộ, các đoàn thể và các tổ chức quốc tế, đoàn ngoại giao đóng tại Hà Nội

39

Gia hạn đối với phương tiện phi thương mại Campuchia lưu trú tại Việt Nam

40

Gia hạn Giấy phép vận tải và thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc

41

Công bố đưa bến xe khách vào khai thác

42

Công bố lại đưa bến xe khách vào khai thác

43

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng lần đầu

44

Di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng

45

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng cho chủ sở hữu xe máy chuyên dùng di chuyển đến

46

Sang tên đăng ký xe máy chuyên dùng cho tổ chức, cá nhân do cùng một Sở GTVT quản lý

47

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có thời hạn

48

Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng bị mất

49

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời xe máy chuyên dùng

50

Đổi Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng

51

Xoá sổ đăng ký xe máy chuyên dùng

52

Cấp Giấy phép xe tập lái

53

Cấp lại Giấy phép xe tập lái

54

Cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe

55

Cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe ô tô

56

Cấp mới Giấy phép lái xe

57

Cấp lại Giấy phép lái xe

58

Đổi Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp

59

Đổi Giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp

60

Đổi Giấy phép lái xe do ngành Công an cấp

61

Đổi Giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp

62

Cấp Giấy phép lái xe quốc tế

63

Cấp lại Giấy phép lái xe quốc tế

64

Chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô

65

Cấp mới Giấy phép đào tạo lái xe ô tô

66

Cấp mới Giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1,A2, A3 và A4

67

Cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4

68

Cấp mới Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3

69

Cấp lại Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3

70

Đổi Giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp cho khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam

II Lĩnh vực đường thuỷ nội địa

1

Chấp thuận chủ trương xây dựng cảng thủy nội địa

2

Công bố hoạt động cảng thủy nội địa

3

Công bố lại cảng thủy nội địa

4

Chấp thuận tiếp tục sử dụng đối với công trình đường thủy nội địa hết tuổi thọ thiết kế

5

Phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án thực hiện đầu tư nạo vét theo hình thức kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước trên các tuyến đường thủy nội địa

6

Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa

7

Đăng ký lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa

8

Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa

9

Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp phương tiện thay đổi tên, tính năng kỹ thuật

10

Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện nhưng không thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện

11

Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện đồng thời thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện

12

Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chủ phương tiện thay đổi trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của chủ phương tiện sang đơn vị hành chính cấp tỉnh khác

13

Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện

14

Xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện

15

Chấp thuận vận tải hành khách ngang sông

16

Chấp thuận vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo tuyến cố định đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam

17

Chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa

18

Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa

19

Cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa

20

Công bố mở luồng, tuyến đường thuỷ nội địa đối với đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương

21

Công bố đóng luồng, tuyến đường thuỷ nội địa đối với đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương

22

Cho ý kiến trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa địa phương

23

Cho ý kiến trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình trên tuyến đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương

24

Chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình liên quan đến đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương

25

Chấp thuận điều chỉnh phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình liên quan đến đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương

26

Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trên đường thủy nội địa địa phương và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương trong trường hợp thi công công trình (trừ trường hợp bảo đảm an ninh quốc phòng trên đường thủy nội địa địa phương)

27

Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trên đường thủy nội địa địa phương và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương trong trường hợp tổ chức hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập trên đường thủy nội địa (trừ trường hợp bảo đảm an ninh quốc phòng trên đường thủy nội địa địa phương)

28

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa từ hạng ba trở lên

29

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa từ hạng ba trở lên

30

Dự thi, kiểm tra lấy giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba, hạng tư, máy trưởng hạng ba, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ (đối với địa phương chưa có cơ sở dạy nghề) và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản thuộc Sở GTVT

31

Cấp, cấp lại, chuyển đổi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba, hạng tư, máy trưởng hạng ba và chứng chỉ nghiệp vụ (đối với địa phương chưa có cơ sở dạy nghề), chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản thuộc thẩm quyền của Sở Giao thông vận tải Phú Yên

32

Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa

III Lĩnh vực đăng kiểm

1

Cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tất cả các loại phương tiện thủy nội địa

2

Cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo

IV Lĩnh vực hàng hải

1

Chấp thuận vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo tuyến cố định bằng tàu khách cao tốc đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam

2

Chấp thuận cho tàu khách cao tốc vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo hợp đồng chuyến

3

Chấp thuận cho tàu khách cao tốc vận tải hành khách, hành lý, bao gửi không có mục đích kinh doanh

B. Danh mục thủ tục hành chính được hủy bỏ/bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

I. Lĩnh vực đường bộ

1

T-PYE-277983-TT

Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.

2

T-PYE-153329-TT

Cấp giấy phép liên vận Việt Nam - Lào đối với phương tiện vận tải thương mại

3

T-PYE-153345-TT

Cấp giấy phép liên vận Việt Nam - Lào đối với phương tiện vận tải phi thương mại là xe công vụ

4

T-PYE-153539-TT

Cấp giấy phép liên vận Việt Nam - Lào đối với phương tiện vận tải phi thương mại là xe cá nhân

5

T-PYE-160922-TT

Cấp giấy đăng ký có thời hạn xe máy chuyên dùng

6

T-PYE-160924-TT

Di chuyển đăng ký, sang tên chủ sở hữu xe máy chuyên dùng

7

T-PYE-160926-TT

Xoá sổ đăng ký xe máy chuyên dùng

8

T-PYE-277991-TT

Thẩm tra thiết kế xây dựng đối với công trình giao thông

9

T-PYE-183029-TT

Cấp phù hiệu xe chạy hợp đồng

10

T-PYE-183030-TT

Cấp biển hiệu xe vận chuyển khách du lịch

11

T-PYE-183031-TT

Cấp phù hiệu xe taxi

12

T-PYE-183032-TT

Bổ sung xe khai thác tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh, liên tỉnh dưới 1000 km bằng ô tô

13

T-PYE-183033-TT

Đăng ký khai thác tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh, liên tỉnh dưới 1000 km bằng ô tô

14

T-PYE-183034-TT

Đăng ký mở tuyến tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh, liên tỉnh dưới 1000 km bằng ô tô chưa có trong danh mục tuyến

15

T-PYE-183035-TT

Chấp thuận ngừng hoạt động tuyến, ngừng hoạt động của phương tiện trên tuyến cố định nội tỉnh, tuyến liên tỉnh dưới 1000 km

16

T-PYE-183036-TT

Công bố tuyến vận tải hành khách cố định sau thời gian khai thác thử

17

T-PYE-183038-TT

Cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo cho xe sản xuất đầu tiên hoặc sản xuất đơn chiếc

18

T-PYE-183039-TT

Cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo theo cùng thiết kế đã thẩm định, đã có biên bản kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo cho xe sản xuất đầu tiên

19

T-PYE-183064-TT

Cấp giấy phép lưu hành cho xe bánh xích tự hành trên đường bộ

20

T-PYE-153549-TT

Cấp mới chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

21

T-PYE-153557-TT

Cấp lại chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

22

T-PYE-153563-TT

Cấp lại chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trường hợp bổ sung nội dung hành nghề

23

T-PYE-153964-TT

Di chuyển Giấy phép lái xe đến tỉnh, thành phố khác

24

T-PYE-153966-TT

Di chuyển Giấy phép lái xe về tỉnh

25

T-PYE-153886-TT

Cấp phép thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ Quốc lộ 25 và Tỉnh lộ (Đối với công trình đường dẫn và vị trí đấu nối của cửa hàng xăng dầu)

26

T-PYE-183078-TT

Cấp mới và cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2

27

T-PYE-183079-TT

Cấp mới và cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3

28

T-PYE-278101-TT

Di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng đến tỉnh, thành phố khác không thay đổi chủ sở hữu

29

T-PYE-183082-TT

Cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

30

T-PYE-183084-TT

Cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

31

T-PYE-183085-TT

Cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ

32

T-PYE-183086-TT

Cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định

33

T-PYE-183087-TT

Cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch

34

T-PYE-183088-TT

Cấp giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia

35

T-PYE-183089-TT

Cấp phù hiệu xe chạy tuyến cố định

36

T-PYE-278001-TT

Công bố đưa bến xe khách vào khai thác

37

T-PYE-278007-TT

Cấp văn bản cho phép cơ sở thi công nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo theo hồ sơ sơ thiết kế cải tạo xe cơ giới đã nghiệm thu sản phẩm đầu tiên

38

T-PYE-278056-TT

Thẩm định thiết kế cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

39

T-PYE-278058-TT

Cấp đăng ký xe máy chuyên dùng lần đầu

40

T-PYE-278088-TT

Cấp đăng ký xe máy chuyên dùng trường hợp hồ sơ không có chứng từ nguồn gốc hoặc mất toàn bộ hồ sơ di chuyển

41

T-PYE-278090-TT

Cấp đăng ký có thời hạn xe máy chuyên dùng

42

T-PYE-278091-TT

Cấp đăng ký sang tên chủ sở hữu xe máy chuyên dùng trong tỉnh

43

T-PYE-278093-TT

Cấp đăng ký sang tên chủ sở hữu xe máy chuyên dùng chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác

44

T-PYE-278095-TT

Cấp đăng ký lại xe máy chuyên dùng chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác không thay đổi chủ sở hữu

45

T-PYE-278096-TT

Đổi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng

46

T-PYE-278098-TT

Cấp lại đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng

47

T-PYE-278099-TT

Cấp đăng ký tạm thời xe máy chuyên dùng

48

T-PYE-278100-TT

Di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng đến tỉnh, thành phố khác có thay đổi chủ sở hữu

49

T-PYE-278102-TT

Cấp đăng ký sang tên chủ sở hữu xe máy chuyên dùng chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác trường hợp mất một trong số giấy tờ đã kê trong phiếu di chuyển

50

T-PYE-278104-TT

Cấp đăng ký lại xe máy chuyên dùng đến từ tỉnh, thành phố khác không thay đổi chủ sở hữu trường hợp mất một trong số giấy tờ đã kê trong phiếu di chuyển.

51

T-PYE-278012-TT

Lập lại hồ sơ gốc giấy phép lái xe

52

T-PYE-278015-TT

Đổi giấy phép lái xe tỉnh khác cấp

53

T-PYE-278029-TT

Đổi Giấy phép lái xe do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Yên cấp

54

T-PYE-278031-TT

Đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp trước ngày 31/7/1995 bị hỏng

55

T-PYE-278032-TT

Đổi Giấy phép lái xe Quân sự do Bộ Quốc phòng cấp

56

T-PYE-278033-TT

Đổi Giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp cho khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam

57

T-PYE-278053-TT

Đổi Giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài

58

T-PYE-278036-TT

Cấp lại Giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định

59

T-PYE-278037-TT

Cấp lại Giấy phép lái xe bị mất

60

T-PYE-278038-TT

Cấp Giấy phép lái xe cho người trúng tuyển kỳ thi sát hạch lái xe

61

T-PYE-278040-TT

Cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe

62

T-PYE-278042-TT

Cấp mới giấy phép đào tạo lái xe hạng A1, A2, A3, A4

63

T-PYE-278044-TT

Cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe hạng A1, A2, A3, A4

64

T-PYE-278047-TT

Cấp Giấy phép xe tập lái

65

T-PYE-278050-TT

Cấp mi giấy phép đào tạo lái xe ô tô

66

T-PYE-278052-TT

Cấp li giấy phép đào tạo lái xe ô tô

67

T-PYE-278017-TT

Chấp thuận (Gia hạn) xây dựng công trình thiết yếu và xây dựng biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ QL25, QL29, QL19C và đường Tỉnh

68

T-PYE-278020-TT

Cấp phép thi công công trình thiết yếu và xây dựng biển báo quảng cáo tạm thời trong phạm vi đất dành cho đường bộ Tỉnh lộ và Quốc lộ ủy thác (QL19C, QL25, QL29…)

69

T-PYE-278024-TT

Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công nút giao đấu nối đường nhánh vào Quốc lộ 25, 29, 19C và Tỉnh lộ

70

T-PYE-278026-TT

Cấp phép thi công nút giao đấu nối đường nhánh vào Quốc lộ 25, 29, 19C và Tỉnh lộ

71

T-PYE-278027-TT

Xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với Quốc lộ 25, Quốc lộ 29, Quốc lộ 19C và Tỉnh lộ đang khai thác

72

T-PYE-278028-TT

Cấp giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ

73

T-PYE-183042-TT

Cấp đăng ký xe máy chuyên dùng trường hợp hồ sơ không có chứng từ nguồn gốc hoặc mất toàn bộ hồ sơ di chuyển.

II. Lĩnh vực đường thủy nội địa

1

T-PYE-154040-TT

Cấp Giấy phép hoạt động bến TNĐ thuộc ĐTNĐ địa phương, ĐTNĐ chuyên dùng nối với ĐTNĐ địa phương (gia đoạn xét thông qua vị trí mở bến)

2

T-PYE-154041-TT

Cấp Giấy phép hoạt động bến TNĐ thuộc ĐTNĐ địa phương, ĐTNĐ chuyên dùng nối với ĐTNĐ địa phương (giai đoạn xét cấp giấy phép hoạt động)

3

T-PYE-154094-TT

Cấp lại Giấy phép hoạt động bến TNĐ thuộc ĐTNĐ địa phương, ĐTNĐ chuyên dùng nối với ĐTNĐ địa phương trong trường hợp Giấy phép hết hạn

4

T-PYE-154101-TT

Cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông (giai đoạn xét thông qua vị trí mở bến)

5

T-PYE-154107-TT

Cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông (giai đoạn xét cấp Giấy phép hoạt động)

6

T-PYE-154112-TT

Cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông trong trường hợp Giấy phép hết hạn

7

T-PYE-154293-TT

Cấp chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa (trong trường hợp địa phương chưa có cơ sở dạy nghề thuyền viên)

8

T-PYE-154325-TT

Cấp lại Bằng thuyền trưởng, máy trưởng phương tiện thủy nội địa hạng Ba trở xuống bị mất do thiên tai, trộm cướp, phương tiện bị chìm, đắm

9

T-PYE-154326-TT

Cấp lại chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa bị mất do thiên tai, trộm cướp, phương tiện bị chìm, đắm

10

T-PYE-154327-TT

Đổi Bằng thuyền trưởng, máy trưởng phương tiện thủy nội địa hạng Ba trở xuống do bị hết hạn, bị hỏng

11

T-PYE-154328-TT

Đổi chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do bị hết hạn, bị hỏng

12

T-PYE-154329-TT

Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa hạng Ba hạn chế

13

T-PYE-154331-TT

Gia hạn giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa hạng Ba hạn chế

14

T-PYE-183065-TT

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác

15

T-PYE-183067-TT

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa lần đầu đối với phương tiện đang khai thác

16

T-PYE-183068-TT

Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa, đối với phương tiện thay đổi tính năng kỹ thuật

17

T-PYE-183069-TT

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký lại phương tiện thuỷ nội địa, trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện nhưng không thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện

18

T-PYE-183070-TT

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký lại phương tiện thuỷ nội địa trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện và có thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện

19

T-PYE-183071-TT

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký lại phương tiện thuỷ nội địa trong trường hợp chủ phương tiện thay đổi trụ sở hoặc chuyển nơi đăng ký hộ khẩu

20

T-PYE-183072-TT

Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký bị mất

21

T-PYE-183073-TT

Đổi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa

22

T-PYE-160920-TT

Cấp lại chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện thuỷ nội địa bổ sung chức năng

 

PHẦN II: NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. Lĩnh vực đường bộ

1. Gia hạn chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với quốc lộ đang khai thác

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên (Cơ quan Chấp thuận lần đầu).

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả.

- Sở Giao thông vận tải tiến hành thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị gia hạn chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của chủ công trình (bản chính) theo mẫu;

- Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của Cơ quan chấp thuận lần đầu (bản sao).

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: Trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư dự án công trình thiết yếu.

1.6 Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị được giao quản lý quốc lộ.

1.7. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản gia hạn chấp thuận.

1.8. Phí, lệ phí: Không có.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị gia hạn xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

2. Gia hạn Chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao đường nhánh đấu nối vào quốc lộ

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên (Cơ quan Chấp thuận lần đầu).

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả.

- Sở Giao thông vận tải tiến hành thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị gia hạn chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao đường nhánh đấu nối vào quốc lộ, tỉnh lộ;

- Bản sao văn bản chấp thuận của Sở Giao thông vận tải (Cơ quan Chấp thuận lần đầu).

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết: Trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao..

2.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị được giao quản lý quốc lộ.

2.7. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản gia hạn chấp thuận.

2.8. Phí, lệ phí: Không có.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Khôngcó.

2.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

3. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu (Dự án xây dựng mới nhóm C và chưa đến mức lập d án có liên quan đến đường từ cấp IV trở xuống và trường hợp không thuộc thẩm quyền của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Dự án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp liên quan đến đường từ cấp III trở xuống) trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với quốc lộ ủy thác Sở GTVT quản lý và các tuyến Tỉnh lộ

3.1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả.

- Sở Giao thông vận tải tiến hành thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác); nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

3.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3.3 Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bản chính) theo mẫu;

- Hồ sơ thiết kế, trong đó có bình đ, trắc dọc, trắc ngang vị trí đoạn tuyến có xây dựng công trình (bản chính). Nếu hồ sơ thiết kế là hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, đối với công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác, phải có Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (bản sao có công chứng);

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết: Trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

3.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư dự án công trình thiết yếu.

3.6. Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị được giao quản lý quốc lộ.

3.7. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.

3.. Phí, lệ phí: Không có.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Áp dụng cho các trường hợp (là công trình thiết yếu), bao gồm:

+ Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;

+ Công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: viễn thông; điện lực; đường ống cấp nước, thoát nước, xăng, dầu, khí, năng lượng, hóa chất.

- Công trình thiết yếu được chấp thuận và cấp phép thi công, phải di chuyển kịp thời theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền; Chủ đầu tư hoặc chủ sở dụng công trình thiết yếu chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến việc xây dựng, di chuyển công trình thiết yếu.

3.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

4. Cấp phép thi công xây dựng biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của quốc lộ ủy thác Sở GTVT quản lý và các tuyến Tỉnh lộ

4.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả.

- Sở Giao thông vận tải tiến hành thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

4.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình biển quảng cáo tạm thời (bản chính) theo mẫu;

- Văn bản chấp thuận xây dựng biển quảng cáo tạm thời của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hay bảo sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

- 02 Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ; riêng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công là 02 bộ.

4.4. Thời hạn giải quyết: Trong 7 ngày làm việc.

4.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư dự án công trình biển quảng cáo.

4.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị được giao quản lý quốc lộ.

4.7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép thi công.

4.8. Phí, lệ phí: Không có.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình.

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Có Biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông (được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

- Phải bảo đảm khai thác an toàn, bền vững công trình đường bộ;

- Văn bản chấp thuận hoặc văn bản gia hạn chấp thuận của cơ quan quản lý đư­ờng bộ còn trong thời hạn.

4.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

5. Thỏa thuận thi công công trình đường bộ trên quốc lộ ủy thác và các tuyến Tỉnh lộ do Sở Giao thông vận tải quản lý

5.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC: Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả.

- Sở Giao thông vận tải tiến hành thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

5.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị Thỏa thuận thi công công trình (bản chính);

- Quyết định phê duyệt dự án;

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt, kể cả phương án thi công, biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

5.4. Thời hạn giải quyết: Trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Ban Quản lý dự án hoặc nhà thầu thi công.

5.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị được giao quản lý quốc lộ.

5.7. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản Thỏa thuận thi công.

5.8. Phí, lệ phí: Không có.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Dự án công trình đường bộ do Bộ GTVT hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam là chủ đầu tư.

- Có Biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông (được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

5.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

6. Chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao đường nhánh đấu nối vào quốc lộ là đường từ cấp IV trở xuống ủy thác Sở GTVT quản lý và các tuyến Tỉnh lộ

6.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả.

- Sở Giao thông vận tải tiến hành thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác); nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

6.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao (bản chính) theo mẫu;

- Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu); hoặc văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải cho phép đấu nối đường nhánh vào quốc lộ đối với các trường hợp quốc lộ chưa có Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ được phê duyệt (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) giao tổ chức, cá nhân làm Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao;

- Thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao (có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) do tổ chức tư vấn được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ lập (bản chính).

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

6.4. Thời hạn giải quyết: Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

6.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao.

6.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý quốc lộ.

6.7. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.

6.8. Phí, lệ phí: Không có.

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật nút giao đường nhánh đấu nối vào quốc lộ.

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Nút giao nằm trong Quy hoạch điểm đấu nối vào quốc lộ (được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt) hoặc được Bộ GTVT chấp thuận đối với trường hợp quốc lộ chưa có Quy hoạch điểm đấu nối được phê duyệt;

- Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao được UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ bằng văn bản (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

- Hồ sơ Thiết kế kỹ thuật và Phương án tổ chức giao thông của nút giao (có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) do Tổ chức tư vấn được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ lập.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

7. Cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ ủy thác Sở Giao thông vận tải quản lý và các tuyến Tỉnh lộ

7.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả.

- Sở Giao thông vận tải tiến hành thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

7.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu;

- Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế nút giao của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).

b) Số lượng bộ hồ sơ: 02 bộ.

7.4. Thời hạn giải quyết: Trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

7.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao.

7.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị được giao quản lý quốc lộ.

7.7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép thi công.

7.8. Phí, lệ phí: Không có.

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình.

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Hồ sơ thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao phải được phê duyệt theo ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền;

- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình nút giao ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ;

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

8. Cấp phép thi công công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ ủy thác Sở Giao thông vận tải quản lý và các tuyến Tỉnh lộ

8.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên;

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả.

- Sở Giao thông vận tải tiến hành thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

8.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu;

- Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ; riêng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công là 02 bộ.

8.4. Thời hạn giải quyết: Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

8.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư dự án công trình thiết yếu.

8.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị được giao quản lý quốc lộ.

8.7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép thi công.

8.8. Phí, lệ phí: Không có.

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình.

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Có Biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông (được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

- Phải bảo đảm khai thác an toàn, bền vững công trình đường bộ;

- Văn bản chấp thuận hoặc văn bản gia hạn chấp thuận của cơ quan quản lý đư­ờng bộ còn trong thời hạn (18 tháng đối với văn bản chấp thuận, 12 tháng đối với văn bản gia hạn chấp thuận).

8.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

9. Cấp phép thi công công trình đường bộ trên quốc lộ ủy thác Sở Giao thông vận tải quản lý và các tuyến Tỉnh lộ

9.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả.

- Sở Giao thông vận tải tiến hành thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

9.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu;

- Văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận thiết kế của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

9.4. Thời hạn giải quyết: Trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

9.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình đường bộ.

9.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị được giao quản lý quốc lộ.

9.7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép thi công.

9.8. Phí, lệ phí: Không có.

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình.

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Dự án công trình đường bộ được Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét chấp thuận.

- Có văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận thiết kế của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền;

- Có Biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông (được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

9.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

10. Cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả.

- Sở Giao thông vận tải tiến hành thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị (bản chính) theo mẫu

- Bản sao Giấy đăng ký xe hoặc Giấy đăng ký tạm thời đối với phương tiện mới nhận;

- Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao tính năng kỹ thuật của xe đối với phương tiện mới nhận (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe);

- Phương án vận chuyển đối với trường hợp phải khảo sát đường bộ (nếu có), gồm các nội dung sau: thông tin về tuyến đường vận chuyển; thông tin về phương tiện vận chuyển; thông tin hàng hóa chuyên chở có xác nhận của chủ hàng, gồm các thông số kích thước về chiều dài, chiều rộng và chiều cao (D x R x C) mét; khối lượng, hình ảnh (nếu có); hợp đồng vận chuyển hoặc văn bản chỉ định đơn vị vận chuyển của chủ hàng hoặc đơn vị thuê vận chuyển.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức hoặc cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị được giao quản lý quốc lộ.

7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép lưu hành.

8. Phí, lệ phí: 30.000 đồng (Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính V/v Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ)

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng chỉ được cấp trên các đoạn, tuyến đường bộ cụ thể và trong những trường hợp đặc biệt, khi không còn phương án vận chuyển nào khác phù hợp hơn hoặc không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác phù hợp hơn để vận chuyển trên đoạn, tuyến đường bộ đó.

- Không cấp giấy phép lưu hành cho xe quá khổ giới hạn đối với trường hợp chở hàng hóa có thể tháo rời (chia nhỏ) hoặc xe bánh xích không thực hiện các biện pháp bắt buộc khi tham gia giao thông trên đường bộ.

- Không cấp giấy phép lưu hành xe cho tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải hoặc người thuê vận tải gây ra hư hỏng công trình đường bộ do việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ mà chưa hoàn thành công tác sửa chữa, khắc phục hư hỏng công trình đường bộ.

- Chỉ cấp Giấy phép lưu hành xe trong trường hợp chở hàng hóa không vượt quá khối lượng hàng hóa chuyên chở theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc khối lượng hàng hóa cho phép của xe sau khi thiết kế cải tạo đã được phê duyệt và được ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe;

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính V/v Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

11. Công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Trước khi xây dựng: Đơn vị đầu tư, xây dựng trạm dừng nghỉ gửi văn bản đề nghị chấp thuận vị trí xây dựng đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với trạm dừng nghỉ trên tuyến quốc lộ và UBND cấp tỉnh đối với các trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường địa phương (trừ các trạm dừng nghỉ được coi là một hạng mục công trình nằm trong dự án xây dựng đường cao tốc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).

- Sau khi hoàn thành việc xây dựng, đơn vị kinh doanh khai thác trạm dừng nghỉ nộp hồ sơ đề nghị công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên (đối với các trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ thuộc địa phương quản lý).

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra và lập biên bản kiểm tra. Trường hợp sau khi kiểm tra, nếu trạm dừng nghỉ không đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật của loại trạm dừng nghỉ, mà đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ đề nghị, thì các tiêu chí không đạt yêu cầu, phải được ghi rõ trong biên bản kiểm tra và được thông báo ngay cho đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ.

- Sau khi kiểm tra, nếu trạm dừng nghỉ đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật của loại trạm dừng nghỉ mà đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ đề nghị, thì chậm nhất trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác theo mẫu;

- Văn bản chấp thuận đấu nối đường ra, vào trạm dừng nghỉ với đường giao thông của cơ quan có thẩm quyền;

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể, thiết kế kỹ thuật trạm dừng nghỉ;

- Quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cơ quan có thẩm quyền;

- Biên bản nghiệm thu xây dựng;

- Bản đối chiếu các quy định kỹ thuật của Quy chuẩn với các công trình của trạm dừng nghỉ theo mẫu;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị kinh doanh khai thác trạm dừng nghỉ;

- Quy chế quản lý khai thác do trạm dừng nghỉ ban hành.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác;

- Thời hạn của Quyết định: 03 năm.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Giấy đề nghị công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác.

- Bản đối chiếu các quy định kỹ thuật của Quy chuẩn với các công trình của trạm dừng nghỉ.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác trạm dừng nghỉ phải là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 48/2012/TT-BGTVT ngày 15/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đường bộ.

12. Công bố lại đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Trước khi hết hạn được phép kinh doanh, khai thác 60 ngày (theo thời hạn quy định tại quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác), đơn vị kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ nộp hồ sơ đề nghị tiếp tục công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên (đối với các trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ thuộc địa phương quản lý).

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra và lập biên bản kiểm tra. Trường hợp sau khi kiểm tra, nếu trạm dừng nghỉ không đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật của loại trạm dừng nghỉ, mà đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ đề nghị, thì các tiêu chí không đạt yêu cầu, phải được ghi rõ trong biên bản kiểm tra và được thông báo ngay cho đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ.

- Sau khi kiểm tra, nếu trạm dừng nghỉ đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật của loại trạm dừng nghỉ, mà đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ đề nghị, thì chậm nhất trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định công bố tiếp tục đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị tiếp tục công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác theo mẫu;

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể, thiết kế kỹ thuật các công trình xây dựng, cải tạo trạm dừng nghỉ (nếu có thay đổi so với lần công bố trước);

- Quyết định cho phép đầu tư xây dựng, cải tạo của cơ quan có thẩm quyền (nếu có thay đổi so với lần công bố trước);

- Biên bản nghiệm thu các công trình xây dựng, cải tạo (nếu có thay đổi so với lần công bố trước);

- Bản đối chiếu các quy định kỹ thuật của Quy chuẩn với các công trình của trạm dừng nghỉ (nếu có thay đổi so với lần công bố trước);

- Báo cáo kết quả hoạt động theo mẫu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

- Giấy đề nghị tiếp tục công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác;

- Báo cáo kết quả hoạt động.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác trạm dừng nghỉ phải là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 48/2012/TT-BGTVT ngày 15/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đường bộ.

13. Cấp Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải qua biên giới Cam puchia - Lào - Việt Nam (sau đây gọi là Giấy phép liên vận CLV) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên đối với xe vận tải hành khách tuyến cố định, xe phi thương mại của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn địa phương, trừ xe phi thương mại thuộc các đối tượng do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra; trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép thông báo trực tiếp ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc thông báo bằng văn bản chậm nhất sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính) những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép; trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đối với xe thương mại:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV cho phương tiện thương mại theo mẫu;

+ Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Giấy đăng ký phương tiện (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Văn bản chấp thuận khai thác tuyến (đối với phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định);

+ Trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì phải xuất trình thêm tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh vận tải với phương tiện đó (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu).

- Đối với xe phi thương mại:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV cho phương tiện phi thương mại theo mẫu;

+ Giấy đăng ký phương tiện (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). Trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân thì phải kèm theo tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, các nhân với phương tiện đó (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào hoặc Campuchia thì kèm theo Hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh đơn vị đang thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh, trên lãnh thổ Lào, Campuchia (bản sao có chứng thực).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: Lệ phí: 50.000 đồng/Giấy phép.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV cho phương tiện thương mại;

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV cho phương tiện phi thương mại.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và CHXHCN Việt Nam về vận tải đường bộ;

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

14. Cấp lại Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Khi Giấy phép hết thời hạn, bị hư hỏng hoặc bị mất, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam (sau đây gọi là Giấy phép liên vận CLV) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên đối với xe vận tải hành khách tuyến cố định, xe phi thương mại của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn địa phương, trừ xe phi thương mại thuộc các đối tượng do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra; trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép thông báo trực tiếp ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc thông báo bằng văn bản chậm nhất sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính) những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải cấp lại Giấy phép; trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đối với xe thương mại:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV cho phương tiện thương mại theo mẫu;

+ Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Giấy đăng ký phương tiện (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Văn bản chấp thuận khai thác tuyến (đối với phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định);

+ Trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì phải xuất trình thêm tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh vận tải với phương tiện đó (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu).

- Đối với xe phi thương mại:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV cho phương tiện phi thương mại theo mẫu;

+ Giấy đăng ký phương tiện (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). Trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân thì phải kèm theo tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, các nhân với phương tiện đó (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào hoặc Campuchia thì kèm theo Hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh đơn vị đang thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh, trên lãnh thổ Lào, Campuchia (bản sao có chứng thực).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: Lệ phí: 50.000 đồng/Giấy phép.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV cho phương tiện thương mại;

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV cho phương tiện phi thương mại.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và CHXHCN Việt Nam về vận tải đường bộ;

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

15. Cấp Giấy phép liên vận Việt – Lào cho phương tiện

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép liên vận ViệtLào đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên (trừ phương tiện của các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc các Bộ, các tổ chức chính trị, xã hội ở Trung ương và các cơ quan ngoại giao, cơ quan đại diện của các tổ chức Quốc tế tại Việt Nam có trụ sở đóng tại Hà Nội; Phương tiện của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải)

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp phép thông báo trực tiếp (trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp) hoặc bằng văn bản các nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời gian tối đa không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải cấp Giấy phép cấp phép liên vận Việt - Lào; trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đối với phương tiện thương mại (áp dụng cho phương tiện kinh doanh vận tải):

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào theo mẫu;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa thành viên và hợp tác xã nếu phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Văn bản chấp thuận khai thác tuyến, văn bản thay thế phương tiện hoặc văn bản bổ sung phương tiện của cơ quan quản lý tuyến và hợp đồng đón trả khách tại bến xe ở Việt Nam và Lào (đối với phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định).

- Đối với phương tiện phi thương mại và phương tiện thương mại phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào theo mẫu;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy đăng ký phương tiện, trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân thì phải kèm theo hợp đồng của tổ chức, cá nhân với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh đơn vị đang thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào);

+ Quyết định cử đi công tác của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp đi công vụ và các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế đi công tác).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép cho phương tiện của các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc các Bộ, các tổ chức chính trị, xã hội ở Trung ương và các cơ quan ngoại giao, cơ quan đại diện của các tổ chức Quốc tế tại Việt Nam có trụ sở đóng tại Hà Nội; Phương tiện của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải;

- Sở GTVT Phú Yên cấp Giấy phép cho phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng còn lại đóng trên địa bàn tỉnh;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên.

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Giấy phép liên vận Việt – Lào.

- Hiệu lực của Giấy phép:

+ Giấy phép liên vận Việt - Lào cấp cho phương tiện thương mại thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào để đi lại nhiều lần, có giá trị 01 năm nhưng không quá thời hạn của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào.

+ Giấy phép liên vận Việt - Lào cấp cho phương tiện thương mại thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ các công trình, dự án và phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào để đi lại nhiều lần, có giá trị 01 năm nhưng không quá thời hạn kết thúc công trình, dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào.

Riêng đối với xe vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch, Giấy phép liên vận Việt - Lào được cấp theo thời hạn chuyến đi nhưng tối đa không quá 30 ngày.

+ Giấy phép liên vận Việt - Lào cấp cho phương tiện phi thương mại có thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cấp.

Riêng đối với xe công vụ, Giấy phép liên vận Việt - Lào có thể cấp theo thời gian của chuyến đi nhưng không vượt quá 01 năm.

8. Phí, lệ phí: Lệ phí: 50.000 đồng/lần/phương tiện.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt – Lào.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Phương tiện thương mại phải được gắn thiết bị giám sát hành trình, có phù hiệu, biển hiệu và niên hạn sử dụng theo quy định.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

16. Cấp lại Giấy phép liên vận Việt – Lào cho phương tiện

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ:

Khi Giấy phép liên vận Việt - Lào hết hạn hoặc bị hư hỏng, bị mất do Sở Giao thông vận tải Phú Yên cấp trước đó, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép liên vận Việt – Lào đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp phép thông báo trực tiếp (trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp) hoặc bằng văn bản các nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời gian tối đa không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải cấp lại Giấy phép liên vận Việt - Lào; trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đối với phương tiện thương mại (áp dụng cho phương tiện kinh doanh vận tải):

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép liên vận Việt - Lào theo mẫu (đối với trường hợp Giấy phép bị mất phải nêu rõ lý do);

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa thành viên và hợp tác xã nếu phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Văn bản chấp thuận khai thác tuyến, văn bản thay thế phương tiện hoặc văn bản bổ sung phương tiện của cơ quan quản lý tuyến và hợp đồng đón trả khách tại bến xe ở Việt Nam và Lào (đối với phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định).

+ Giấy phép hết hạn hoặc hư hỏng .

- Đối với phương tiện phi thương mại và phương tiện thương mại phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào theo mẫu (đối với trường hợp Giấy phép bị mất phải nêu rõ lý do);

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy đăng ký phương tiện, trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân thì phải kèm theo hợp đồng của tổ chức, cá nhân với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh đơn vị đang thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào);

+ Quyết định cử đi công tác của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp đi công vụ và các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế đi công tác).

+ Giấy phép hết hạn hoặc hư hỏng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Giấy phép liên vận Việt – Lào.

- Hiệu lực của Giấy phép:

+ Giấy phép liên vận Việt - Lào cấp cho phương tiện thương mại thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào để đi lại nhiều lần, có giá trị 01 năm nhưng không quá thời hạn của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào.

+ Giấy phép liên vận Việt - Lào cấp cho phương tiện thương mại thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ các công trình, dự án và phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào để đi lại nhiều lần, có giá trị 01 năm nhưng không quá thời hạn kết thúc công trình, dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào.

Riêng đối với xe vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch, Giấy phép liên vận Việt - Lào được cấp theo thời hạn chuyến đi nhưng tối đa không quá 30 ngày.

+ Giấy phép liên vận Việt - Lào cấp cho phương tiện phi thương mại có thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cấp.

Riêng đối với xe công vụ, Giấy phép liên vận Việt - Lào có thể cấp theo thời gian của chuyến đi nhưng không vượt quá 01 năm.

8. Phí, lệ phí: Lệ phí: 50.000 đồng/lần/phương tiện.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép liên vận Việt – Lào.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Phương tiện thương mại phải được gắn thiết bị giám sát hành trình, có phù hiệu, biển hiệu và niên hạn sử dụng theo quy định.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

17. Gia hạn Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam và thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Lào và Campuchia

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam (sau đây gọi là Giấy phép liên vận CLV) và thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Lào và Campuchia đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải Phú Yên thông báo trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ngay trong ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nêu rõ những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi;

- Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản gia hạn Giấy phép liên vận CLV và gửi cho tổ chức, cá nhân; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị gia hạn theo mẫu;

- Giấy phép liên vận Campuchia - Lào - Việt Nam;

- Giấy đăng ký phương tiện.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên.

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản gia hạn.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Đơn đề nghị gia hạn.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:

Đối tượng được gia hạn: phương tiện của Lào, Campuchia gặp trường hợp bất khả kháng (thiên tai, tai nạn giao thông, hỏng phương tiện không thể sửa chữa tại Việt Nam) được gia hạn 01 lần với thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày hết hạn.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và CHXHCN Việt Nam về vận tải đường bộ.

18. Đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Lào - Campuchia

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp hồ sơ đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Lào - Campuchia đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra; trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải Phú Yên thông báo trực tiếp ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc thông báo bằng văn bản chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính) những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên ra văn bản chấp thuận doanh nghiệp, hợp tác xã vào khai thác và xác nhận vào hợp đồng đối tác; trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Lào - Campuchia theo mẫu;

- Giấy đăng ký phương tiện hoạt động trên tuyến (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

- Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Lào - Campuchia theo mẫu;

- Hợp đồng đối tác giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với đối tác của Lào và/hoặc Campuchia (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải Phú Yên thông báo trực tiếp ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc thông báo bằng văn bản chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính) những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên ra văn bản chấp thuận.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Giấy đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Lào - Campuchia;

- Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam – Lào - Campuchia.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và CHXHCN Việt Nam về vận tải đường bộ.

19. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Đơn vị kinh doanh vận tải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải Phú Yên thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày m việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu;

- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

- Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

- Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ);

- Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: 200.000 đồng/Giấy.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT .

- Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT

- Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/09/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

- Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi Thông tư 63/2014/TT-BGTVT .

- Thông tư số 66/2011/TT-BTC ngày 18/5/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

20. Cấp lại Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng, hết hạn, bị mất hoặc có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC: Đơn vị kinh doanh vận tải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh đến đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải Phú Yên thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày m việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

- Đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng, hết hạn hoặc có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên thẩm định hồ sơ, cấp lại Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp lại Giấy phép kinh doanh thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối với trường hợp Giấy phép bị mất: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên kiểm tra, xác minh, cấp lại Giấy phép kinh doanh. Trường hợp không cấp lại Giấy phép kinh doanh thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đối với trường hợp thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh, hồ sơ gồm:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại theo mẫu;

+ Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó;

+ Tài liệu chứng minh sự thay đổi của những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP (việc thay đổi liên quan đến nội dung nào thì bổ sung tài liệu về nội dung đó).

- Đối với trường hợp Giấy phép kinh doanh hết hạn, hồ sơ gồm:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu;

+ Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó;

+ Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

- Đối với trường hợp Giấy phép kinh doanh bị hư hỏng, hồ sơ gồm:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu;

+ Giấy phép kinh doanh bị hư hỏng.

- Đối với trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu;

+ Văn bản có xác nhận của Công an xã, phường nơi đơn vị kinh doanh vận tải trình báo mất Giấy phép kinh doanh.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng, hết hạn hoặc có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

- Đối với trường hợp Giấy phép bị mất: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: 50.000 đồng/Giấy.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT .

- Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

- Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/09/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

- Thông tư 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi Thông tư 63/2014/TT-BGTVT .

- Thông tư số 66/2011/TT-BTC ngày 18/5/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

21. chấp thuận giảm tần suất chạy xe trên tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Trước khi giảm tần suất chạy xe trên tuyến ít nhất 10 ngày, doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận giảm tần suất chạy xe trên tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên (nơi cấp phù hiệu).

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, Sở Giao thông vận tải ra văn bản chấp thuận giảm tần suất chạy xe trên tuyến; đồng thời cập nhật các thông tin về việc giảm tần suất chạy xe trên tuyến vào nội dung niêm yết trên Trang thông tin điện tử của Sở.

- Sau thời điểm giảm tần suất chạy xe chậm nhất 05 ngày làm việc, doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp lại phù hiệu của các xe ngừng khai thác trên tuyến cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp.Trước khi doanh nghiệp, hợp tác xã giảm tần suất chạy xe ít nhất 03 ngày, bến xe hai đầu tuyến có trách nhiệm thông báo công khai tại bến xe.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị giảm tần suất chạy xe trên tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh theo mẫu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, Sở Giao thông vận tải ra văn bản chấp thuận giảm tần suất chạy xe trên tuyến.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Văn bản đề nghị giảm tần suất chạy xe trên tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

22. Cấp phù hiệu xe nội bộ

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản đề nghị cấp phù hiệu xe nội bộ đến Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.

- Đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị có xe nội bộ. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đúng hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải gửi đến Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận, Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký phải có trách nhiệm xác nhận và gửi tới Sở Giao thông vận tải nơi đề nghị qua fax hoặc email, bản chính được gửi qua đường bưu điện. Trường hợp không xác nhận, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sau 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị có xe nội bộ. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối với xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng không thực hiện đúng các quy định liên quan đến lắp đặt, cung cấp và truyền dẫn thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, chỉ được cấp phù hiệu sau khi đã đáp ứng đầy đủ các quy định về thiết bị giám sát hành trình.

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu (Phụ lục 24 tại Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014);

- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp), Giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;

- Đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải nơi mang biển số đăng ký của phương tiện.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Phù hiệu xe nội bộ.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo Phụ lục 24 tại Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

23. Cấp lại phù hiệu xe nội bộ

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Trước khi phù hiệu hết hiệu lực tối thiểu 10 ngày, phù hiệu bị mất, hỏng, doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản đề nghị cấp lại phù hiệu xe nội bộ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có trách nhiệm cấp lại phù hiệu cho đơn vị có xe nội bộ. Trường hợp từ chối không cấp lại, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định;

- Giấy đăng ký xe ô tô; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của những xe đề nghị cấp phù hiệu.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Phù hiệu xe nội bộ.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ;

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

- Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi Thông tư 63/2014/TT-BGTVT .

24. Cấp phù hiệu xe trung chuyển

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản đề nghị cấp phù hiệu xe trung chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định;

- Giấy đăng ký xe ô tô; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của những xe đề nghị cấp phù hiệu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Phù hiệu xe trung chuyển .

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ;

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” được cấp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đang tham gia khai thác tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

- Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi Thông tư 63/2014/TT-BGTVT .

25. Cấp lại phù hiệu xe trung chuyển

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Trước khi phù hiệu hết hiệu lực tối thiểu 10 ngày, phù hiệu bị mất, hỏng, doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản đề nghị cấp phù hiệu xe trung chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có trách nhiệm cấp lại phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp từ chối không cấp lại, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu;

- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Phù hiệu xe trung chuyển .

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ;

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” được cấp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đang tham gia khai thác tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

- Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi Thông tư 63/2014/TT-BGTVT .

26. Chấp thuận khai thác tuyến, điều chỉnh tăng tần suất chạy xe trên tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Doanh nghiệp, hợp tác xã gửi hồ sơ đề nghị Chấp thuận khai thác tuyến, điều chỉnh tăng số chuyến chạy xe đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên đầu tuyến, nơi đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh của đơn vị.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Cơ quan cấp Giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai thác tuyến và công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử của Sở các thông tin về: tên doanh nghiệp, hợp tác xã, tuyến, giờ xe chạy và thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải phải kiểm tra hồ sơ và trong thời hạn 02 ngày làm việc tiếp theo phải công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử của Sở việc doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký khai thác tuyến thành công hoặc không thành công.

- Trường hợp đăng ký khai thác tuyến không thành công, Sở Giao thông vận tải phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nêu rõ lý do.

- Các thông tin liên quan đến đăng ký khai thác tuyến phải được Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ gửi cho Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia biết để đồng thời công bố trên Trang Thông tin điện tử.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký đầu tiên mà có từ 02 doanh nghiệp, hợp tác xã trở lên (tính cho cả hai đầu tuyến) đăng ký khai thác trùng tuyến và giờ xe chạy thì trong thời hạn 02 ngày làm việc tiếp theo, Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến phải công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, hợp tác xã biết việc tổ chức lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đăng ký khai thác tuyến theo mẫu;

- Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô theo mẫu;

- Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải trên tuyến cố định theo mẫu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở GTVT.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Giấy đăng ký khai thác tuyến;

- Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô;

- Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải trên tuyến cố định.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:

Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được đăng ký khai thác tuyến. Căn cứ biểu đồ chạy xe với các giờ xe chạy chưa có doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác đã được công bố, doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động lựa chọn và gửi hồ sơ đăng ký khai thác tuyến theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này về Sở Giao thông vận tải nơi đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

-Thông tư 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ GTVT Sửa đổi, bổ sung một số điều của TT 63/2014/TT-BGTVT Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

27. Chấp thuận khai thác tuyến, điều chỉnh tăng tần suất chạy xe trên tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Doanh nghiệp, hợp tác xã gửi hồ sơ đề nghị Chấp thuận khai thác tuyến, điều chỉnh tăng số chuyến chạy xe đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên đầu tuyến, nơi đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh của đơn vị.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Cơ quan cấp Giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai thác tuyến và công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử của Sở các thông tin về: tên doanh nghiệp, hợp tác xã, tuyến, giờ xe chạy và thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải phải kiểm tra hồ sơ và trong thời hạn 02 ngày làm việc tiếp theo phải công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử của Sở việc doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký khai thác tuyến thành công hoặc không thành công.

- Trường hợp đăng ký khai thác tuyến không thành công, Sở Giao thông vận tải phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nêu rõ lý do.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký đầu tiên mà có từ 02 doanh nghiệp, hợp tác xã trở lên (tính cho cả hai đầu tuyến) đăng ký khai thác trùng tuyến và giờ xe chạy thì trong thời hạn 02 ngày làm việc tiếp theo, Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến phải công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, hợp tác xã biết việc tổ chức lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đăng ký khai thác tuyến theo mẫu;

- Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô theo mẫu;

- Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải trên tuyến cố định theo mẫu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở GTVT.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Giấy đăng ký khai thác tuyến;

- Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô;

- Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải trên tuyến cố định.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:

Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được đăng ký khai thác tuyến. Căn cứ biểu đồ chạy xe với các giờ xe chạy chưa có doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác đã được công bố, doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động lựa chọn và gửi hồ sơ đăng ký khai thác tuyến theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này về Sở Giao thông vận tải nơi đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

-Thông tư 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ GTVT Sửa đổi, bổ sung một số điều của TT 63/2014/TT-BGTVT Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

28. Cấp phù hiệu xe taxi, xe hợp đồng, xe vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe kinh doanh vận tải hàng hóa, xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Đơn vị kinh doanh vận tải có văn bản đề nghị cấp phù hiệu xe taxi, xe hợp đồng, xe vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe kinh doanh vận tải hàng hóa, xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.

- Đối với phương tiện mang biển đăng ký tại tỉnh Phú Yên: Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đúng hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản đề nghị xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải gửi đến Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận, Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký phải có trách nhiệm xác nhận và gửi tới Sở Giao thông vận tải nơi đề nghị qua fax hoặc email, bản chính được gửi qua đường bưu điện. Trường hợp không xác nhận, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sau 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải Phú Yên trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu;

- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì phải có xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký theo mẫu.

- Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;

- Đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải nơi mang biển số đăng ký của phương tiện.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

Phù hiệu xe taxi, xe hợp đồng, xe vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe kinh doanh vận tải hàng hóa, xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ;

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:

- Đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có đăng ký thâm gia khai thác tuyến vận tải khách tuyến cố định.

- Xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng không thực hiện đúng các quy định liên quan đến lắp đặt, cung cấp và truyền dẫn thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, chỉ được cấp phù hiệu sau khi đã đáp ứng đầy đủ các quy định về thiết bị giám sát hành trình.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

- Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi Thông tư 63/2014/TT-BGTVT .

29. Cấp lại phù hiệu xe taxi, xe hợp đồng, xe vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe kinh doanh vận tải hàng hóa, xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Trước khi phù hiệu hết hiệu lực tối thiểu 10 ngày, phù hiệu bị mất, hỏng, doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản đề nghị cấp lại phù hiệu xe taxi, xe hợp đồng, xe vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe kinh doanh vận tải hàng hóa, xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.

- Đối với phương tiện mang biển đăng ký tại tỉnh Phú Yên: Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đúng hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản đề nghị xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải gửi đến Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận, Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký phải có trách nhiệm xác nhận và gửi tới Sở Giao thông vận tải nơi đề nghị qua fax hoặc email, bản chính được gửi qua đường bưu điện. Trường hợp không xác nhận, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sau 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải Phú Yên trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu;

- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì phải có xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký theo mẫu.

- Phù hiệu trước đó.

- Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với phương tiện mang biển đăng ký tại tỉnh Phú Yên: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;

- Đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải nơi mang biển số đăng ký của phương tiện.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

Phù hiệu xe taxi, xe hợp đồng, xe vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe kinh doanh vận tải hàng hóa, xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ;

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:

- Đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có đăng ký thâm gia khai thác tuyến vận tải khách tuyến cố định.

- Xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng không thực hiện đúng các quy định liên quan đến lắp đặt, cung cấp và truyền dẫn thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, chỉ được cấp phù hiệu sau khi đã đáp ứng đầy đủ các quy định về thiết bị giám sát hành trình.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

- Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi Thông tư 63/2014/TT-BGTVT .

30. Công bố đưa bến xe hàng vào khai thác

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Đơn vị kinh doanh bến xe hàng gửi hồ sơ đề nghị công bố đưa bến xe hàng vào khai thác đến Sở Giao thông vận tải tại địa phương nơi có bến xe hàng được đề nghị công bố.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Sở Giao thông vận tải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến đơn vị kinh doanh bến xe hàng trong thời gian tối đa không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Chậm nhất trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công bố đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra theo các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 57 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT và ra quyết định công bố đưa bến xe hàng vào khai thác.

- Trường hợp bến xe không đáp ứng các tiêu chí yêu cầu kỹ thuật bến xe hàng thì cơ quan kiểm tra phải ghi rõ nội dung không đáp ứng và thông báo bằng văn bản với đơn vị khai thác bến xe hàng trong thời gian tối đa không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị công bố đưa bến xe hàng vào khai thác theo mẫu;

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể bến xe hàng.

- Biên bản nghiệm thu các tiêu chí theo yêu cầu kỹ thuật bến xe hàng theo quy định.

- Văn bản chấp thuận đấu nối đường ra vào bến xe hàng của cơ quan có thẩm quyền.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công bố đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra và ra quyết định công bố đưa bến xe hàng vào khai thác.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải nơi mang biển số đăng ký của phương tiện.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định công bố.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Giấy đề nghị công bố đưa bến xe hàng vào khai thác theo mẫu tại Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

31. Cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch nộp hồ sơ đề nghị cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên để lấy ý kiến xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL và gửi kèm theo 01 bộ hồ sơ quy định gồm:

+ Bảng kê thông tin và trang thiết bị của phương tiện quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL, Bảng kê theo mẫu quiy định;

+ Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực: Giấy chứng nhận kim định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa các thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải; ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng kýối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính).

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên tổ chức kiểm tra phương tiện (kiểm tra tại đơn vị kinh doanh vận tải) và có văn bản trả lời theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL. Hết thời gian quy định trên mà không có văn bản trả lời, coi như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên đã đồng ý cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải Phú Yên.

- Trong thời hạn tối đa là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch) hoặc kể từ ngày hết thời gian quy định xin ý kiến, Sở Giao thông vận tải tổ chức cấp biển hiệu xe vận tải khách du lịch. Việc trả kết quả cấp biển hiệu được thực hiện tại Sở Giao thông vận tải Phú Yên hoặc qua đường bưu điện. Trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị kinh doanh và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp biển hiệu xe vận tải khách du lịch theo mẫu;

- 02 bảng kê thông tin và trang thiết bị của phương tiện quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL, Bảng kê theo mẫu quy định;

- 02 bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực: Giấy chứng nhận kim định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa các thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải; ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng kýối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính);

- Cung cấp tên Trang thông tin điện tử của đơn vị kinh doanh vận tải, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp biển hiệu;

- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực: Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe hoặc Thẻ hướng dẫn viên du lịch hoặc Thẻ thuyết minh viên du lịch (đối với trường hợp nhân viên phục vụ trên xe có Thẻ hướng dẫn viên du lịch hoặc thuyết minh viên); Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn tối đa là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc kể từ ngày hết thời gian quy định xin ý kiến, Sở Giao thông vận tải tổ chức cấp biển hiệu xe vận tải khách du lịch.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải nơi mang biển số đăng ký của phương tiện; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch;

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Giấy đề nghị cấp biển hiệu xe vận tải khách du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL;

- Bảng kê thông tin và trang thiết bị của phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:

- Xe ô tô vận tải khách du lịch phải bảo đảm nội thất và tiện nghi như sau:

+ Xe ô tô dưới 09 chỗ phải có các trang thiết bị bao gồm: điều hòa nhiệt độ, thùng chứa đồ uống, dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng, bình chữa cháy, dụng cụ thoáthiểm, tên và số điện thoại của chủ phương tiện tại vị trí phía sau ghế của lái xe;

+ Xe ô tô từ 09 chỗ đến dưới 24 chỗ, ngoài các quy định tại Điểm a Khoản này còn phải trang bị thêm: rèm cửa chống nắng, bảng hướng dẫn an toàn, thùng đựng rác;

+ Xe ô tô từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên dụng caravan), ngoài các quy định tại Điểm b Khoản này còn phải trang bị thêm micro, ti vi, nơi cất giữ hành lý cho khách du lịch; có trang thiết bị hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định.

+ Xe ô tô vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm; xe ô tô chuyển đổi công năng không được hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch.

- Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

+ Phải đáp ứng các quy định của pháp luật đối với lái xe và phải được tập huấn nghiệp vụ du lịch;

+ Phải thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo quy định của Bộ Y tế.

+ Nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch phải được tập huấn nghiệp vụ du lịch (trừ trường hợp nhân viên phục vụ trên xe có Thẻ hướng dẫn viên du lịch hoặc thuyết minh viên).

- Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch:

+ Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải khách du lịch theo quy định.

+ Có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của khách du lịch trong quá trình vận chuyển; mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 25/5/2015 liên tịch giữa Bộ GTVT và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch.

32. Cấp lại biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch nộp hồ sơ đề nghị cấp lại biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên để lấy ý kiến xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL và gửi kèm theo 01 bộ hồ sơ quy định gồm:

+ Bảng kê thông tin và trang thiết bị của phương tiện quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL, Bảng kê theo mẫu quiy định;

+ Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực: Giấy chứng nhận kim định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa các thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải; ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng kýối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính).

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên tổ chức kiểm tra phương tiện (kiểm tra tại đơn vị kinh doanh vận tải) và có văn bản trả lời theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL. Hết thời gian quy định trên mà không có văn bản trả lời, coi như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên đã đồng ý cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải Phú Yên.

- Trong thời hạn tối đa là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch) hoặc kể từ ngày hết thời gian quy định xin ý kiến, Sở Giao thông vận tải tổ chức cấp biển hiệu xe vận tải khách du lịch. Việc trả kết quả cấp biển hiệu được thực hiện tại Sở Giao thông vận tải Phú Yên hoặc qua đường bưu điện. Trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị kinh doanh và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp biển hiệu xe vận tải khách du lịch theo mẫu;

- 02 bảng kê thông tin và trang thiết bị của phương tiện quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL , Bảng kê theo mẫu quy định;

- 02 bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực: Giấy chứng nhận kim định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa các thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải; ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng kýối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính);

- Cung cấp tên Trang thông tin điện tử của đơn vị kinh doanh vận tải, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp biển hiệu;

- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực: Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe hoặc Thẻ hướng dẫn viên du lịch hoặc Thẻ thuyết minh viên du lịch (đối với trường hợp nhân viên phục vụ trên xe có Thẻ hướng dẫn viên du lịch hoặc thuyết minh viên); Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn tối đa là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc kể từ ngày hết thời gian quy định xin ý kiến, Sở Giao thông vận tải tổ chức cấp biển hiệu xe vận tải khách du lịch.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải nơi mang biển số đăng ký của phương tiện; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch;

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Giấy đề nghị cấp biển hiệu xe vận tải khách du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL;

- Bảng kê thông tin và trang thiết bị của phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:

- Xe ô tô vận tải khách du lịch phải bảo đảm nội thất và tiện nghi như sau:

+ Xe ô tô dưới 09 chỗ phải có các trang thiết bị bao gồm: điều hòa nhiệt độ, thùng chứa đồ uống, dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng, bình chữa cháy, dụng cụ thoáthiểm, tên và số điện thoại của chủ phương tiện tại vị trí phía sau ghế của lái xe;

+ Xe ô tô từ 09 chỗ đến dưới 24 chỗ, ngoài các quy định tại Điểm a Khoản này còn phải trang bị thêm: rèm cửa chống nắng, bảng hướng dẫn an toàn, thùng đựng rác;

+ Xe ô tô từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên dụng caravan), ngoài các quy định tại Điểm b Khoản này còn phải trang bị thêm micro, ti vi, nơi cất giữ hành lý cho khách du lịch; có trang thiết bị hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định.

+ Xe ô tô vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm; xe ô tô chuyển đổi công năng không được hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch.

- Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

+ Phải đáp ứng các quy định của pháp luật đối với lái xe và phải được tập huấn nghiệp vụ du lịch;

+ Phải thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo quy định của Bộ Y tế.

+ Nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch phải được tập huấn nghiệp vụ du lịch (trừ trường hợp nhân viên phục vụ trên xe có Thẻ hướng dẫn viên du lịch hoặc thuyết minh viên).

- Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch:

+ Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải khách du lịch theo quy định.

+ Có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của khách du lịch trong quá trình vận chuyển; mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 25/5/2015 liên tịch giữa Bộ GTVT và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch.

33. Cấp đổi biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Trong thời gian sử dụng, nếu biển hiệu bị mất hoặc hỏng không sử dụng được, đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị kinh doanh đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị cấp biển hiệu xe vận tải khách du lịch, Sở Giao thông vận tải tổ chức cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch. Trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị kinh doanh và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp biển hiệu xe vận tải khách du lịch theo mẫu;

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn tối đa là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị cấp biển hiệu xe vận tải khách du lịch.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải nơi mang biển số đăng ký của phương tiện.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch;

- Thời hạn sử dụng biển hiệu cấp đổi tính theo thời hạn còn lại của biển hiệu đã bị mất hoặc hỏng.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Giấy đề nghị cấp biển hiệu xe vận tải khách du lịch.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 25/5/2015 liên tịch giữa Bộ GTVT và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch.

34. Gia hạn Giấy phép liên vận Việt – Lào và thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Lào

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép và thời gian lưu hành cho phương tiện đến Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện gặp sự cố.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên gia hạn Giấy phép liên vận Lào - Việt cho phương tiện của Lào, việc gia hạn được thực hiện tại mục gia hạn trong Giấy phép liên vận Lào - Việt; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do ngay trong ngày nhận hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy phép liên vận Lào - Việt (bản chính);

- Giấy đăng ký phương tiện (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

- Đơn đề nghị gia hạn theo mẫu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Giấy phép liên vận Việt – Lào được gia hạn.

- Hiệu lực của Giấy phép: Được gia hạn 01 lần với thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.

8. Phí, lệ phí: Lệ phí: 50.000 đồng/lần/phương tiện.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị gia hạn.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Phương tiện của Lào hết hạn giấy phép hoặc quá thời gian lưu hành tại Việt Nam nếu có lý do chính đáng (thiên tai, tai nạn, hỏng không sửa chữa kịp).

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

35. Gia hạn Giấy phép vận tải đường bộ GMS cho phương tiện và thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của các nước thực hiện Hiệp định GMS

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép và thời gian lưu hành đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên gia hạn giấy phép vận tải đường bộ GMS cho phương tiện của các nước thực hiện Hiệp định GMS, việc gia hạn được thực hiện tại mục gia hạn trong sổ theo dõi hoạt động của phương tiện; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do ngay trong ngày nhận hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị gia hạn theo mẫu;

- Giấy phép vận tải đường bộ GMS cho phương tiện (bản chính);

- Sổ theo dõi hoạt động của phương tiện (bản chính);

- Giấy đăng ký phương tiện (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Giấy phép vận tải đường bộ GMS cho phương tiện được gia hạn;

8. Phí, lệ phí: Lệ phí: 50.000 đồng/lần/phương tiện.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép vận tải đường bộ GMS.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Phương tiện của các nước thực hiện Hiệp định GMS hết hạn giấy phép hoặc quá thời gian lưu hành tại Việt Nam có lý do chính đáng (thiên tai, tai nạn, hỏng không sửa chữa kịp).

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17/11/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn một số điều Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng;

- Thông tư số 89/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT hướng dẫn một số điều Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng;

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

36. Cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Cá nhân nộp hồ sơ dự học tại cơ sở được phép bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Cơ sở đào tạo tiếp nhận hồ sơ, lập báo cáo kèm theo danh sách trích ngang gửi Sở Giao thông vận tải.

- Cơ sở đào tạo tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật theo nội dung chương trình quy định; tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người đạt yêu cầu.

Bước 3: Trả kết quả tại tại cơ sở đào tạo bồi dưỡng.

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ sở đào tạo bồi dưỡng.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần

- Đơn đề nghị dự học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu;

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (bản photocopy);

- 03 ảnh mầu cỡ 2 x3, chụp không quá 6 tháng, kiểu chứng minh nhân dân.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày đạt kết quả kiểm tra.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ sở đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ sở đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

8. Phí và lệ phí : Mức thu học phí: 100.000 đồng /người/cho một khóa học.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Đơn đề nghị dự học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam;

- Đ18 tuổi trở lên.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 06/2011/TT-BGTVT ngày 07/03/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;

- Thông tư số 72/2011/TTLT-BTC-BTVT ngày 27/5/2011 liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ GTVT hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.

37. Cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Cá nhân nộp hồ sơ tại cơ sở đào tạo đã cấp chứng chỉ hoặc Sở Giao thông vận tải (nếu cơ sở đào tạo đã cấp chứng chỉ không còn hoạt động).

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Cơ sở đào tạo hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ và cấp chứng chỉ cho người có nhu cầu.

Bước 3: Trả kết quả tại cơ sở đào tạo hoặc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị đổi, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (bản photocopy);

- 03 ảnh mầu cỡ 2 x3, chụp không quá 6 tháng, kiểu chứng minh nhân dân.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ sở đào tạo cấp lần đầu hoặc Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Giao thông vận tải;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ lần đầu hoặc Sở GTVT Phú Yên (nếu cơ sở đào tạo đã cấp chứng chỉ không còn hoạt động);

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

8. Phí và lệ phí: 30.000đ/lần cấp .

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Đơn đề nghị đổi, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Có tên trong hồ sơ lưu trữ.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 06/2011/TT - BGTVT ngày 07/03/2011 của Bộ GTVT quy định về bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;

- Thông tư số 72/2011/TTLT-BTC-BTVT ngày 27/5/2011 liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ GTVT hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.

38. Cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia đối với phương tiện vận tải phi thương mại là xe công vụ, xe của các đoàn thể và các tổ chức quốc tế, đoàn ngoại giao, xe do doanh nhân ngoại quốc tự lái trừ phương tiện của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, văn phòng các Bộ, các đoàn thể và các tổ chức quốc tế, đoàn ngoại giao đóng tại Hà Nội

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Giấy đề nghị cấp giấy phép liên vận qua lại biên giới Việt Nam - Campuchia có xác nhận của cơ quan điều động người và phương tiện đi công tác;

- Bản sao đăng ký phương tiện.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia.

- Thời hạn của Giấy phép liên vận tối đa là 30 ngày.

8. Phí, lệ phí: Lệ phí: 50.000 đồng/lần/phương tiện.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Giấy đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Thông tư số18/2010/TT-BGTVT ngày 07/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT về hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đối với phương tiện phi thương mại;

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

39. Gia hạn đối với phương tiện phi thương mại Campuchia lưu trú tại Việt Nam

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Phương tiện phi thương mại Campuchia hết hạn giấy phép và có lý do chính đáng (như: thiên tai, tai nạn, hỏng hóc không sửa chữa kịp) thì nộp hồ sơ đề nghị gia hạn đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải Phú Yên sẽ trả lời việc gia hạn. Trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do ngay trong ngày nhận hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Giấy phép liên vận;

- Giấy đăng ký phương tiện; giấy đề nghị gia hạn theo mẫu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép liên vận được gia hạn.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Giấy đề nghị gia hạn theo mẫu qui định tại Thông tư số 18/2010/TT-BGTVT ngày 07/7/2010 về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đối với phương tiện phi thương mại.

10.Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Thông tư số 18/2010/TT-BGTVT ngày 07/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT về hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đối với phương tiện phi thương mại.

40. Gia hạn Giấy phép vận tải và thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc

1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Người lái xe hoặc đại diện cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị Gia hạn Giấy phép vận tải và thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

- Việc Gia hạn chỉ áp dụng đối với phương tiện của Trung Quốc hết hạn giấy phép vận tải hoặc quá thời gian lưu hành tại Việt Nam nếu có lý do chính đáng (thiên tai, tai nạn, hỏng không sửa chữa kịp...) được gia hạn 01 lần với thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên gia hạn giấy phép vận tải cho phương tiện; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do ngay trong ngày nhận hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy phép vận tải;

- Giấy đăng ký phương tiện (bản sao chụp);

- Đơn đề nghị gia hạn theo mẫu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép vận tải.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Không có

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép vận tải.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 22 tháng 11 năm 1994, Nghị định thư về việc sửa đổi Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 11 tháng 10 năm 2011 (sau đây gọi tắt là Hiệp định);

- Nghị định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 11 tháng 10 năm 2011 (sau đây gọi tắt là Nghị định thư);

- Thỏa thuận giữa Bộ Giao thông vận tải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về xây dựng chế độ giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ký ngày 30 tháng 5 năm 2012;

- Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29/6/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa.

41. Công bố đưa bến xe khách vào khai thác

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Sau khi hoàn thành việc xây dựng, đơn vị khai thác bến xe nộp hồ sơ đề nghị công bố đưa bến xe khách vào khai thác đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên tổ chức kiểm tra và lập biên bản kiểm tra. Trường hợp sau khi kiểm tra, nếu bến xe khách không đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật theo Quy chuẩn thì các tiêu chí không đạt yêu cầu phải được ghi rõ trong biên bản kiểm tra và được thông báo ngay cho đơn vị khai thác bến xe khách.

- Sau khi kiểm tra, nếu bến xe khách đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật của loại bến xe khách mà đơn vị khai thác bến xe khách đề nghị thì chậm nhất trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Giao thông vận tải Phú Yên quyết định công bố đưa bến xe khách vào khai thác.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị công bố đưa bến xe khách vào khai thác theo mẫu;

- Văn bản chấp thuận đấu nối đường ra vào bến xe khách với đường giao thông của cơ quan có thẩm quyền;

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể, thiết kế kỹ thuật bến xe khách;

- Quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cơ quan có thẩm quyền;

- Biên bản nghiệm thu xây dựng;

- Bản đối chiếu các quy định kỹ thuật của quy chuẩn bến xe khách với các công trình của bến xe khách theo mẫu;

- Giấy phép kinh doanh của đơn vị kinh doanh khai thác bến xe khách;

- Quy chế quản lý khai thác bến xe khách do đơn vị khai thác bến xe khách ban hành.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Quyết định công bố đưa bến xe khách vào khai thác.

- Thời hạn của Quyết định: 3 năm.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Giấy đề nghị công bố đưa bến xe khách vào khai thác;

- Bản đối chiếu các quy định kỹ thuật của Quy chuẩn với các công trình của bến xe khách.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác bến xe khách phải là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách.

42. Công bố lại đưa bến xe khách vào khai thác

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Đơn vị kinh doanh, khai thác bến xe khách nộp hồ sơ đề nghị tiếp tục công bố đưa bến xe khách vào khai thác đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

- Bến xe khách phải được đề nghị công bố lại trong các trường hợp:

+ Sau khi cải tạo cơ svật chất dẫn đến thay đổi các tiêu chí làm ảnh hưởng đến các điều kiện phân loại bến xe khách;

+ Trước khi hết hạn được phép khai thác 60 ngày (thời hạn quy định tại quyết định công bố đưa bến xe khách vào khai thác).

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên tổ chức kiểm tra và lập biên bản kiểm tra. Trường hợp sau khi kiểm tra, nếu bến xe khách không đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật theo Quy chuẩn thì các tiêu chí không đạt yêu cầu phải được ghi rõ trong biên bản kiểm tra và được thông báo ngay cho đơn vị khai thác bến xe khách.

- Sau khi kiểm tra, nếu bến xe khách đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật của loại bến xe khách mà đơn vị khai thác bến xe khách đề nghị thì chậm nhất trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Giao thông vận tải Phú Yên ban hành quyết định công bố tiếp tục đưa bến xe khách vào khai thác.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên; hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị công bố lại bến xe khách theo mẫu;

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể, thiết kế kỹ thuật các công trình xây dựng, cải tạo bến xe khách (nếu có thay đổi so với lần công bố trước);

- Quyết định cho phép đầu tư xây dựng, cải tạo của cơ quan có thẩm quyền (nếu có thay đổi so với lần công bố trước);

- Biên bản nghiệm thu các công trình xây dựng, cải tạo (nếu có thay đổi so với lần công bố trước);

- Bản đối chiếu các quy định kỹ thuật của quy chuẩn này với các công trình của bến xe khách (nếu có thay đổi so với lần công bố trước).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

Quyết định. Thời hạn của Quyết định là 3 năm.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

- Giấy đề nghị công bố lại bến xe khách.

- Bản đối chiếu các quy định kỹ thuật của Quy chuẩn với các công trình của bến xe khách.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác bến xe khách phải là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách.

43. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng lần đầu

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (nếu cần); viết giấy hẹn kiểm tra xe máy chuyên dùng và trả kết quả đăng ký xe máy chuyên dùng.

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiến hành kiểm tra xe máy chuyên dùng tại địa điểm đã thỏa thuận với chủ sở hữu. Nội dung kiểm tra xe máy chuyên dùng theo quy định.

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số cho chủ sở hữu xe máy chuyên dùng.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai cấp đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu (bản chính);

- Chứng từ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng (1);

- Chứng từ nguồn gốc xe máy chuyên dùng (2);

- Tờ cam đoan về hồ sơ xe máy chuyên dùng theo mẫu (đối với trường hợp mất chứng từ nguồn gốc).

- Thông báo công khai đăng ký xe máy chuyên dùng (đối với trường hợp mất chứng từ nguồn gốc).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng và biển số.

8. Phí và lệ phí:

- Lệ phí cấp đăng ký, biển số: 200.000 đồng/lần cấp/phương tiện; đóng lại số động cơ hoặc số khung: 50.000 đồng/đóng.

9. Tên mẫu đơn:

- Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng;

- Tờ cam đoan về hồ sơ xe máy chuyên dùng theo mẫu (đối với trường hợp mất chứng từ nguồn gốc).

- Thông báo công khai đăng ký xe máy chuyên dùng (đối với trường hợp mất chứng từ nguồn gốc).

10. Yêu cầu thực hiện TTHC:

Người làm thủ tục đăng ký phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để kiểm tra. Người được uỷ quyền thì phải có giấy uỷ quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện cho tổ chức phải có giấy giới thiệu của tổ chức đó.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ;

- Thông tư số 59/2011/TT-BGTVT ngày 05/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi một số điều của Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ;

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

44. Di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận hồ sơ và làm thủ tục di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng cho chủ sở hữu. Trường hợp không cấp phiếu di chuyển phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Tờ khai di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu (bản chính);

- Một trong các chứng từ xác định quyền chủ sở hữu xe máy chuyên dùng sau đây:

+ Quyết định hoặc hợp đồng mua bán kèm hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (bản chính);

+ Giấy bán, cho, tặng theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

+ Văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có công chứng).

- Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng kèm biển số đã cấp

- Trường hợp di chuyển không thay đổi chủ sở hữu, trong hồ sơ di chuyển không phải nộp chứng từ xác định quyền sở hữu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Phiếu di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng

- Hồ sơ xe máy chuyên dùng đã đăng ký.

8. Phí và lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn:

Tờ khai di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng.

10. Yêu cầu thực hiện TTHC:

- Người làm thủ tục di chuyển đăng ký phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để kiểm tra. Người được chủ sở hữu uỷ quyền phải có giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện cho tổ chức phải có giấy giới thiệu của tổ chức đó.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ;

- Thông tư số 59/2011/TT-BGTVT ngày 05/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi một số điều của Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ

45. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng cho chủ sở hữu xe máy chuyên dùng di chuyển đến

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ xe máy chuyên dùng di chuyển đến và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (nếu cần); viết giấy hẹn kiểm tra xe máy chuyên dùng (đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu).

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên kiểm tra xe máy chuyên dùng và cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số cho chủ sở hữu xe máy chuyên dùng.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu (bản chính);

- Hồ sơ di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng bao gồm Phiếu di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng và toàn bộ giấy tờ đã kê trên Phiếu di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng. Trường hợp mất một trong những giấy tờ đã kê trong Phiếu di chuyển thì phải nộp thêm bản cam đoan (bản chính).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng và biển số.

8. Phí và lệ phí:

Lệ phí cấp đăng ký, biển số: 200.000 đồng/lần cấp/phương tiện; đóng lại số động cơ hoặc số khung: 50.000 đồng.

9. Tên mẫu đơn:

- Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng;

- Tờ cam đoan về hồ sơ xe máy chuyên dùng.

10. Yêu cầu thực hiện TTHC:

Người làm thủ tục đăng ký phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để kiểm tra. Người được uỷ quyền thì phải có giấy uỷ quyền của của sở hữu theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện cho tổ chức phải có giấy giới thiệu của tổ chức đó.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ;

- Thông tư số 59/2011/TT-BGTVT ngày 05/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi một số điều của Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ;

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

46. Sang tên đăng ký xe máy chuyên dùng cho tổ chức, cá nhân do cùng một Sở Giao thông vận tải quản lý

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (nếu cần); viết giấy hẹn trả kết quả; làm thủ tục sang tên chủ sở hữu cho chủ phương tiện. Trường hợp không chấp thuận sang tên phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu(bản chính);

- Một trong các chứng từ xác định quyền sở hữu sau đây:

+ Quyết định hoặc hợp đồng mua bán kèm hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (bản chính);

+ Giấy bán, cho, tặng theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ(bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

+ Văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có công chứng).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng.

8. Phí và lệ phí:

Lệ phí cấp đăng ký, biển số: 50.000 đồng/lần cấp/phương tiện.

9. Tên mẫu đơn: Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng;

10. Yêu cầu thực hiện TTHC:

Người làm thủ tục đăng ký phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để kiểm tra. Người được chủ sở hữu uỷ quyền phải có giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện cho tổ chức phải có giấy giới thiệu của tổ chức đó.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ;

- Thông tư số 59/2011/TT-BGTVT ngày 05/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi một số điều của Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ;

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

47. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có thời hạn

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (nếu cần); viết giấy hẹn kiểm tra xe máy chuyên dùng và trả kết quả đăng ký xe máy chuyên dùng.

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiến hành kiểm tra xe máy chuyên dùng tại địa điểm đã thỏa thuận với chủ sở hữu. Nội dung kiểm tra xe máy chuyên dùng theo quy định.

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu xe máy chuyên dùng.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng có thời hạn theo mẫu (bản chính);

- Bản sao có chứng thực Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của chủ dự án nước ngoài đầu tư tại Việt Nam;

- Chứng từ nguồn gốc xe máy chuyên dùng gồm một trong những chứng từ sau:

+ Đối với xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp trong nước, chứng từ nguồn gốc là phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của cơ sở sản xuất (bản chính);

+ Đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu, chứng từ nguồn gốc là tờ khai hàng hoá nhập khẩu theo mẫu quy định của Bộ Tài chính (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn xe máy chuyên dùng và biển số.

8. Phí và lệ phí:

Lệ phí cấp đăng ký, biển số: 200.000 đồng/lần cấp/phương tiện.

9. Tên mẫu đơn:

- Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng có thời hạn;

10. Yêu cầu thực hiện TTHC:

Người làm thủ tục đăng ký phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để kiểm tra. Người được uỷ quyền thì phải có Giấy uỷ quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện cho tổ chức phải có giấy giới thiệu của tổ chức đó.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ;

- Thông tư số 59/2011/TT-BGTVT ngày 05/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi một số điều của Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ;

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

48. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng bị mất

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận hồ sơ và làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký, biển số cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Tờ khai cấp lại đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng theo mẫu (bản chính);

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 33 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở GTVT Phú Yên.

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng hoặc biển số.

8. Phí và lệ phí:

Lệ phí cấp đăng ký, biển số: 200.000 đồng/lần cấp/phương tiện có kèm biển số; 50.000 đồng/lần cấp/phương tiện không có kèm biển số.

9. Tên mẫu đơn: Tờ khai đổi, cấp lại đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng.

10. Yêu cầu thực hiện TTHC:

Người làm thủ tục đăng ký phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để kiểm tra. Người được chủ sở hữu uỷ quyền phải có Giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện cho tổ chức phải có Giấy giới thiệu của tổ chức đó.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ;

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

49. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời xe máy chuyên dùng

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (nếu cần); viết giấy hẹn trả kết quả.

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Tờ khai đăng ký tạm thời xe máy chuyên dùng theo mẫu(bản chính);

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời xe máy chuyên dùng.

8. Phí và lệ phí:

Lệ phí cấp đăng ký, biển số: 70.000 đồng/lần cấp/phương tiện.

9. Tên mẫu đơn: Tờ khai cấp đăng ký xe máy chuyên dùng tạm thời.

10. Yêu cầu thực hiện TTHC:

Người làm thủ tục đăng ký phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để kiểm tra. Người được chủ sở hữu uỷ quyền phải có Giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện cho tổ chức phải có giấy giới thiệu của tổ chức đó.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ;

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

50. Đổi Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân có xe máy chuyên dùng đã cải tạo, thay đổi màu sơn hoặc Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng, biển số bị hỏng nộp hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (nếu cần); viết giấy hẹn trả kết quả.

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký, biển số cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Tờ khai đổi, cấp lại đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng theo mẫu (bản chính);

- Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng đã được cấp (bản chính);

- Biển số xe máy chuyên dùng (trường hợp biển số bị hỏng).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định

5. Đối tượng thực hiện TTHC:Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng và biển số.

8. Phí và lệ phí:

Lệ phí cấp đăng ký, biển số: 50.000 đồng/lần cấp/phương tiện.

9. Tên mẫu đơn: Tờ khai đổi, cấp lại đăng ký biển số xe máy chuyên dùng.

10. Yêu cầu thực hiện TTHC:

Người làm thủ tục đăng ký phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để kiểm tra. Người được chủ sở hữu uỷ quyền phải có Giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện cho tổ chức phải có giấy giới thiệu của tổ chức đó.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ;

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

51. Xoá sổ đăng ký xe máy chuyên dùng

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

b) Giả quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận hồ sơ, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng và biển số; xoá số đăng ký và xác nhận vào tờ khai của chủ sở hữu xe máy chuyên dùng.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai xoá sổ đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu (bản chính);

- Nộp giấy chứng nhận đăng ký và biển số.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

Tờ khai xoá số đăng ký xe máy chuyên dùng (bản chính) có xác nhận của Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

8. Phí và lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn: Tờ khai xóa sổ đăng ký xe máy chuyên dùng;

10. Yêu cầu thực hiện TTHC:

Người làm thủ tục xoá sổ đăng ký phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để kiểm tra. Người được uỷ quyền thì phải có Giấy uỷ quyền của của sở hữu theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện cho tổ chức phải có giấy giới thiệu của tổ chức đó.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ.

52. Cấp Giấy phép xe tập lái

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xe tập lái đến Sở Giao thông vận tải để xét duyệt, cấp giấy phép.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, căn cứ kết quả kiểm tra cấp Giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua đường bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Danh sách xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 13d ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xe tập lái gồm: bản sao giấy đăng ký xe, bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ còn thời hạn, bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép xe tập lái.

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí: 30.000 đồng/lần/phương tiện.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

Danh sách xe đề nghị cấp Giấy phép xe tập lái Phụ lục 13d ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Thời hạn giấy phép xe tập lái tương ứng với thời gian được phép lưu hành của xe tập lái

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

53. Cấp lại Giấy phép xe tập lái xe ô tô

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Khi Giấy phép xe tập lái hết hạn, Cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép xe tập lái đến Sở Giao thông vận để xét duyệt, cấp lại giấy phép.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, căn cứ kết quả kiểm tra cấp lại Giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp lại Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua đường bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Danh sách xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 13d ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xe tập lái gồm: bản sao giấy đăng ký xe, bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ còn thời hạn, bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép xe tập lái.

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí: 30.000 đồng/lần/phương tiện.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

Danh sách xe đề nghị cấp Giấy phép xe tập lái ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Thời hạn giấy phép xe tập lái tương ứng với thời gian được phép lưu hành của xe tập lái

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

54. Cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe

1. Trình tự thực hiện :

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Cá nhân hoặc cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe đến Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải kiểm tra, tổ chức tập huấn. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 13a ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

- Giấy phép lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

- Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng nghề (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

- 02 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền màu xanh, kiểu giấy chứng minh nhân dân;

- Danh sách giáo viên đề nghị cấp giấy chứng nhận dạy thực hành lái xe.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày đạt kết quả tập huấn.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên.

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

Phụ lục 13a ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Cá nhân phải dự tập huấn và kiểm tra đạt yêu cầu theo quy định.

Trường hợp giáo viên dạy thực hành lái xe chuyển công tác đến cơ sở đào tạo lái xe mới, Sở Giao thông vận tải thu hồi và đổi giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo tên cơ sở đào tạo lái xe mới; thông báo cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

55. Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô

1. Trình tự thực hiện :

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải phối hợp cơ quan quản lý dạy nghề tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản kiểm tra

- Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Giao thông vận tải cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe còn thời hạn;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy đăng ký xe; bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ còn thời hạn; bản sao giấy phép xe tập lái.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: tối đa không quá 08 ngày làm việc:

- Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc phối hợp cơ quan quản lý dạy nghề tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản kiểm tra.

- Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Giao thông vận tải cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên.

d) Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý dạy nghề tại địa phương.

7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép đào tạo lái xe.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Cơ sở đào tạo lái xe do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại Thông tư này.

- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải phù hợp quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải.

- Tường hợp điều chỉnh hạng xe hoặc lưu lượng đào tạo: chỉ bổ sung những nội dung thay đổi so với lần cấp phép gần nhất đối với các thành phần hồ sơ nói trên.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

56. Cấp mới Giấy phép lái xe

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Cá nhân nộp hồ sơ dự học, sát hạch lấy Giấy phép lái xe tại cơ sở được phép đào tạo lái xe.

- Cấp mới Giấy phép lái xe áp dụng đối với người sát hạch lái xe lần đầu và người sát hạch nâng hạng Giấy phép lái xe.

- Cơ sở được phép đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh Phú Yên, gồm: Trường cao đẳng nghề; Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp tỉnh; Công ty phát triển kinh tế thanh niên xung phong; Trung tâm dạy nghề Công đoàn.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

- Cơ sở đào tạo lái xe lập danh sách, báo cáo danh sách người dự học với Sở Giao thông vận tải.

- Cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo theo chương trình quy định; nộp hồ sơ và báo cáo danh sách đề nghị sát hạch với Sở Giao thông vận tải.

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, báo cáo sát hạch, tổ chức sát hạch lái xe và cấp Giấy phép lái xe cho người trúng tuyển kỳ sát hạch.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ sở đào tạo lái xe.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đối với người học lái xe lần đầu:

+ Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

- Đối với người học lái xe nâng hạng:

+ Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

+ Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);

+ Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch và nhận giấy phép lái xe).

- Đối với cơ sở đào tạo:

+ Đào tạo lái xe các hạng A1, A2: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT, gửi cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trước kỳ sát hạch ít nhất 04 ngày làm việc; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;

+ Đào tạo lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học sinh (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe), kế hoạch đào tạo của khóa học theo mẫu quy định tại Phụ lục 7a, Phụ lục 7b, Phụ lục 7c và Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT gửi cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe ngay sau khai giảng đối với các hạng A3, A4; không quá 07 ngày sau khai giảng đối với các hạng B1, B2, D, E, F và không quá 15 ngày sau khai giảng đối với hạng C; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;

+ Báo cáo 1 gửi bằng đường bưu chính hoặc trực tiếp và truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe về Sở Giao thông vận tải theo quy định; Trưởng Ban Quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân (Đối với người học lái xe), tổ chức (đối với cơ sở đào tạo)

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Giấy phép lái xe.

- Thời hạn của Giấy phép lái xe:

+ Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

+ Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

+ Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

+ Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

8. Phí, lệ phí:

Lệ phí sát hạch lái xe: ô tô các hạng: sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/1lần; sát hạch trong hình: 300.000 đồng/1lần; sát hạch trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/1lần; Lệ phí cấp Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/1lần cấp đối với giấy phép lái xe bằng vật liệu PET

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp Giấy phép lái xe (Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT);

- Bản khai thời gian và số km lái xe an toàn (Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT);

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

- Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

- Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

+ Hạng B1 (số tự động) lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

+ Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

+ Hạng C, D, E lên FC: thời gian hành nghề 01 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

+ Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, D, E lên hạng F tương ứng: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

+ Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

- Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

- Người dự sát hạch trúng tuyển kỳ sát hạch.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

- Thông tư số 23/2013/TT-BTC ngày 27/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.

57. Cấp lại Giấy phép lái xe

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Người lái xe nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe đến Sở Giao thông vận tải (nơi đang quản lý Giấy phép lái xe).

- Cấp lại Giấy phép lái xe áp dụng trong các trường hợp sau:

+ Giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên;

+ Giấy phép lái xe bị mất;

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; xác minh Giấy phép lái xe (nếu Giấy phép lái xe không do cơ quan đó cấp); xét cấp lại Giấy phép lái xe hoặc yêu cầu sát hạch lại theo quy định để cấp lại Giấy phép lái xe:

+ Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

+ Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đối với người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng:

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

+ Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

+ Bản sao giấy phép lái xe hết hạn.

- Đối với người có giấy phép lái xe nhưng bị mất:

+ Giấy phép lái xe mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, thành phần hồ sơ gồm:

* Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

* Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);

* Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;

* Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu gồm: giấy chứng minh nhân dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

* Khi đến cấp lại giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh.

+ Giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên; Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai; Người có giấy phép lái xe bị mất từ lần thứ ba trở lên, thành phần hồ sơ gồm:

* Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

* Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

* Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

* Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

* Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định hoặc kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép lái xe (đối với người trúng tuyển kỳ sát hạch)

8. Phí, lệ phí:

Lệ phí sát hạch lái xe: ô tô các hạng: sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/1lần; sát hạch trong hình: 300.000 đồng/1lần; sát hạch trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/1lần; Lệ phí: 135.000 đồng/1lần cấp đối với giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Hệ thống thông tin giấy phép lái xe, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:

+ Quá từ sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;

+ Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

- Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai, nếu có nhu cầu cấp lại:

+ Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch; khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Hệ thống thông tin giấy phép lái xe, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

+ Trên 02 năm, kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất thì được xử lý cấp lại như mất lần thứ nhất.

- Người có giấy phép lái xe bị mất từ lần thứ ba trở lên, nếu có nhu cầu cấp lại:

+ Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần trước đó; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch; khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Hệ thống thông tin giấy phép lái xe, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe;

+ Trên 02 năm, kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần trước đó thì được xử lý cấp lại như mất lần thứ nhất.

- Chỉ cấp cấp lại giấy phép lái xe cho người dự thi trúng tuyển kỳ sát hạch đối với trường hợp phải sát hạch lại lý thuyết hoặc sát hạch lại lý thuyết và thực hành.

- Khi đến xin cấp lại Giấy phép lái xe phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để đối chiếu.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 23/2013/TT-BTC ngày 27/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.

58. Đổi Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Người có Giấy phép lái xe nộp hồ sơ đề nghị đổi Giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, xác minh (nếu Giấy phép lái xe xin đổi không do cơ quan đó cấp) cấp đổi Giấy phép lái xe và cắt góc Giấy phép lái xe cũ.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT.

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:

+ Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;

+ Người chuyển đổi giấy phép lái xe hạng A4, giấy phép lái xe ô tô còn thời hạn sử dụng trên 03 (ba) tháng bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET;

+ Trường hợp tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.

- Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

- Khi đến đổi giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép lái xe.

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí cấp GPLX: 135.000 đồng/1lần cấp đối với giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;

- Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;

- Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

59. Đổi Giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Người có Giấy phép lái xe nộp hồ sơ đề nghị đổi Giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, cấp đổi Giấy phép lái xe và cắt góc Giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp; trả hồ sơ đổi Giấy phép lái xe cho người có Giấy phép lái xe.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT.

- Bản sao Quyết định ra quân trong thời hạn không quá 06 tháng tính từ ngày Thủ trưởng cấp trung đoàn trở lên ký kèm theo bản chính để đối chiếu.

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3.

- Giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng (bản chính).

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân còn thời hạn kèm bản chính để đối chiếu.

- Khi đến nộp hồ sơ, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép lái xe.

8. Phí, lệ phí:

Lệ phí cấp GPLX: 135.000 đồng/1lần cấp đối với giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Hồ sơ đổi giấy phép lái xe quân sự là hồ sơ gốc gồm: Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe; Bản sao Quyết định ra quân trong thời hạn không quá 06 tháng tính từ ngày Thủ trưởng cấp trung đoàn trở lên ký và giấy phép lái xe quân sự đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản.

- Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi ra quân (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu...), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

60. Đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Người có Giấy phép lái xe nộp hồ sơ đề nghị đổi GPLX do ngành Công an cấp tại Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, cấp đổi Giấy phép lái xe và cắt góc Giấy phép lái xe do ngành công an cấp; trả hồ sơ đổi Giấy phép lái xe cho người có Giấy phép lái xe.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Hồ sơ đổi giấy phép lái xe mô tô do ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995:

+ Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

+ Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu gồm: giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng;

+ Hồ sơ gốc (nếu có).

+ Khi đến nộp hồ sơ, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh.

- Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp từ ngày 01 tháng 8 năm 1995:

+ Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Bản sao kèm bản chính để đối chiều gồm: Quyết định ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu của cấp có thẩm quyền, giấy chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;

+ Bản chính giấy phép lái xe của ngành Công an cấp còn thời hạn sử dụng.

+ Khi đến nộp hồ sơ, người đổi giấy phép lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh.

Hồ sơ đổi giấy phép lái xe Công an là hồ sơ gốc, gồm tài liệu ghi ở điểm a và điểm b khoản 2 Điều này và giấy phép lái xe công an đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép lái xe.

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí: 135.000 đồng/1lần cấp đối với giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Hồ sơ đổi giấy phép lái xe Công an là hồ sơ gốc, gồm tài liệu: Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe; Bản sao Quyết định ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu của cấp có thẩm quyền, giấy chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng và giấy phép lái xe công an đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản.

- Cán bộ, chiến sĩ công an có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31 tháng 7 năm 1995 còn thời hạn sử dụng, khi ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu, nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

- Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

61. Đổi Giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Người có Giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe nộp hồ sơ đề nghị đổi Giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp đến Sở Giao thông vận tải

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, cấp đổi Giấy phép lái xe và trả hồ sơ đổi Giấy phép lái xe cho người có giấy phép lái xe.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 27; đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 28 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT);

- Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;

- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu, bao gồm: hộ chiếu (phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam), bản sao giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài.

- Khi đến đổi giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép lái xe.

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí: 135.000 đồng/1lần cấp đối với giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 27; đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 28 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT);

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do cơ quan đổi giấy phép lái xe giao cho người lái xe quản lý là hồ sơ gốc.

- Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

62. Cấp Giấy phép lái xe quốc tế

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Cá nhân nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép lái xe quốc tế đến Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định thì hướng dẫn thực hiện ngay khi tiếp nhận;

- Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp Giấy phép lái xe quốc tế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp Giấy phép lái xe quốc tế cho cá nhân; trường hợp không cấp thì phải trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép lái xe quốc tế theo mẫu;

- Bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) còn giá trị đxuất trình.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả thực hiện TTHC:

- Giấy phép lái xe quốc tế.

- Giấy phép lái xe quốc tế có thời hạn không quá 03 năm, kể từ ngày cấp và phải phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc gia.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Đơn đề nghị cấp Giấy phép lái xe quốc tế theo mẫu.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Đối tượng được cấp Giấy phép lái xe quốc tế: Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET. còn giá trị sử dụng.

- Trường hợp Giấy phép lái xe quốc gia bị tẩy xóa, hư hỏng không còn đủ các thông tin cần thiết hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; Giấy phép lái xe quốc gia không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định thì sẽ không được cấp Giấy phép lái xe quốc tế.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 07/6/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế.

63. Cấp lại Giấy phép lái xe quốc tế

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Khi Giấy phép bị mất hoặc hư hỏng, cá nhân nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe quốc tế đến Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định thì hướng dẫn thực hiện ngay khi tiếp nhận;

- Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe quốc tế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp Giấy phép lái xe quốc tế cho cá nhân; trường hợp không cấp thì phải trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép lái xe quốc tế theo mẫu;

- Bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) còn giá trị đxuất trình.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả thực hiện TTHC:

- Giấy phép lái xe quốc tế.

- Giấy phép lái xe quốc tế có thời hạn không quá 03 năm, kể từ ngày cấp và phải phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc gia.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Đơn đề nghị cấp Giấy phép lái xe quốc tế theo mẫu.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Đối tượng được cấp Giấy phép lái xe quốc tế: Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET. còn giá trị sử dụng.

- Trường hợp Giấy phép lái xe quốc gia bị tẩy xóa, hư hỏng không còn đủ các thông tin cần thiết hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; Giấy phép lái xe quốc gia không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định thì sẽ không được cấp Giấy phép lái xe quốc tế.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 07/6/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế.

64. Chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô gửi Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở GTVT tiếp nhận, xem xét hồ sơ. Trường hợp nếu Hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.

- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, căn cứ nhu cầu đào tạo thực tế của địa phương và quy hoạch cơ sở đào tạo của Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải xem xét, có văn bản chấp thuận chủ trương gửi tổ chức, cá nhân. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô;

- Đề án xây dựng cơ sở đào tạo lái xe ô tô, trong đó phải có vị trí, diện tích xây dựng, quy mô, lưu lượng đào tạo, số lượng giáo viên, số lượng phương tiện của cơ sở đào tạo;

- Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đất đai tại địa phương để xây dựng cơ sở đào tạo.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý dạy nghề tại địa phương.

7. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Không có.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Cơ sở đào tạo lái xe phải phù hợp với quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

65. Cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân được chấp thuận chủ trương tiến hành xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe, gửi hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô đến Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Trường hợp chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

- Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý dạy nghề ở địa phương tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 15a ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT;

- Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, nếu đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT;

- Bản sao văn bản chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô của Sở Giao thông vận tải;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chức năng đào tạo lái xe của cơ quan có thẩm quyền;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe còn thời hạn;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy đăng ký xe; bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ còn thời hạn; bản sao giấy phép xe tập lái.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Sở Giao thông vận tải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.

- Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, nếu đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý dạy nghề tại địa phương.

7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép đào tạo lái xe.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Cơ sở đào tạo lái xe do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn theo quy định.

- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải phù hợp quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

66. Cấp mới Giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1,A2, A3 và A4

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4 đến Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, tổ chức kiểm tra thực tế và lập biên bản kiểm tra theo quy định, cấp Giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, và A4 cho cơ sở đào tạo đã kiểm tra và đạt yêu cầu. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chức năng đào tạo lái xe của cơ quan có thẩm quyền;

- Bản sao giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe;

- Bản sao giấy đăng ký xe của xe tập lái đối với các hạng A3, A4.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong đó:

+ Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo.

+ Không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Giao thông vận tải cấp mới Giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, và A4 cho cơ sở đào tạo.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép đào tạo lái xe.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

67. Cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Trước khi giấy phép đào tạo lái xe hết hạn 15 ngày, cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thực tế và cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, và A4 cho cơ sở đào tạo đã kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp lại giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

- Bản sao giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (chỉ bổ sung những nội dung thay đổi so với lần cấp phép gần nhất);

- Bản sao giấy đăng ký xe của xe tập lái đối với các hạng A3, A4 (chỉ bổ sung những nội dung thay đổi so với lần cấp phép gần nhất).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong đó:

+ Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo.

+ Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Giao thông vận tải cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, và A4 cho cơ sở đào tạo.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép đào tạo lái xe.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

68. Cấp mới Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu, có văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đến Sở GTVT.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải xem xét, có văn bản chấp thuận chủ trương xây dựng trung tâm sát hạch lái xe loại 3 gửi tổ chức, cá nhân. Trường hợp không chấp thuận có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Sau khi xây dựng xong, tổ chức, cá nhân gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không cấp trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng trung tâm sát hạch lái xe loại 3.

+ Văn bản chấp thuận chủ trương, dự án đầu tư xây dựng;

+ Bản sao có chứng thực giấy phép xây dựng, bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể, hồ sơ thiết kế kích thước hình sát hạch, loại xe cơ giới dùng để sát hạch.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Bước 1: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Bước 2: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.

- Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe có hiệu lực 05 năm.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Không có.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Trung tâm sát hạch lái xe được xây dựng thỏa mãn các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ ban hành kèm theo - Thông tư số 79/2015/TT-BGTVT ngày 10/12/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 79/2015/TT-BGTVT ngày 10/12/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

69. Cấp lại Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Trung tâm sát hạch lái xe gửi văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động đến Sở Giao thông vận tải

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải kiểm tra, cấp lại giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên.

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.

- Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe có hiệu lực 05 năm.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Không có.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Trung tâm sát hạch lái xe thỏa mãn các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BGTVT ngày 06/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 79/2015/TT-BGTVT ngày 10/12/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

70. Đổi Giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp cho khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Người có nhu cầu lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Giao thông vận tải

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Phòng Quản lý người lái thuộc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, đổi Giấy phép lái xe, giao Giấy phép lái xe mới cho người đổi.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 28 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

- Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;

- Bản sao có chứng thực danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công an hoặc bản sao hộ chiếu gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam;

- 01 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền ảnh màu xanh, kiểu chứng minh nhân dân.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép lái xe.

8. Phí, lệ phí:

Lệ phí: 135.000 đồng/1lần cấp đối với giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.

9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:

Phụ lục 28 ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT;

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

II. Lĩnh vực đường thuỷ nội địa

1. Chấp thuận chủ trương xây dựng cảng thủy nội địa

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng cảng thủy nội địa đến Sở Giao thông vận tải.

- Sở Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương xây dựng cảng thủy nội địa không tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia ủy quyền quản lý, đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương và bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển thuộc phạm vi địa giới hành chính địa phương.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ và xử lý như sau:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác: nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng cảng thủy nội địa theo mẫu;

- Bình đồ vị trí công trình cảng dự kiến xây dựng, mặt bằng cảng, vùng nước trước cảng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với cảng thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài:

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, trình Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định, kèm theo 01 bộ hồ sơ do chủ đầu tư nộp.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Quốc phòng Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận chủ trương xây dựng cảng thủy.

- Đối với cảng thủy nội địa không tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định.

1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

1.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

1.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

Văn bản chấp thuận.

1.8. Phí, lệ phí: Không có.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng cảng thủy nội địa.

1.10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.

2. Công bố hoạt động cảng thủy nội địa

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Chủ cảng thủy nội địa gửi hồ sơ đề nghị công bố hoạt động cảng thủy nội địa đến Sở Giao thông vận tải (cơ quan đã chấp thuận chủ trương xây dựng cảng).

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra và xử lý như sau:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn chủ cảng hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu chủ cảng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị công bố cảng thủy nội địa theo mẫu;

- Bản sao chứng thực quyết định đầu tư xây dựng cảng của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chứng;

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt; hồ sơ hoàn công;

- Biên bản nghiệm thu công trình;

- Bình đồ vùng nước của cảng;

- Bản sao giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phao nổi (nếu sử dụng phao nổi thay cho cầu tàu);

- Bản sao văn bản chứng nhận an ninh đối với cảng thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định.

2.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

2.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Đường thủy nội địa hoặc Sở Giao thông vận tải;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

2.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

Quyết định công bố.

2.8. Phí, lệ phí: Không có.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Đơn đề nghị công bố cảng thủy nội địa.

2.10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

2.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.

3. Công bố lại cảng thủy nội địa

3.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Chủ cảng thủy nội địa gửi hồ sơ đề nghị công bố hoạt động lại cảng thủy nội địa đến Sở Giao thông vận tải.

- Cảng thủy nội địa phải công bố lại trong các trường hợp sau:

+ Khi thay đổi chủ sở hữu;

+ Quyết định công bố hoạt động hết hiệu lực;

+ Thay đổi kết cấu công trình cảng, vùng đất, vùng nước hoặc thay đổi công dụng của cảng.

Bước 2: Giải quyết TTHC: Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra và xử lý như sau:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn chủ cảng hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu chủ cảng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

3.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị công bố lại cảng thủy nội địa theo mẫu;

- Đối với trường hợp do thay đổi chủ sở hữu nhưng không thay đổi các nội dung đã công bố, chủ cảng phải gửi kèm theo đơn đề nghị văn bản hợp pháp về chuyển nhượng cảng và hồ sơ liên quan đến việc bàn giao chủ sở hữu hoặc văn bản hợp pháp về phân chia hoặc sáp nhập (nếu có);

- Đối với trường hợp công bố lại do có sự thay đổi về kết cấu công trình cảng, vùng nước, vùng đất, công dụng của cảng, chủ cảng phải gửi kèm theo đơn đề nghị bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh các nội dung thay đổi;

- Đối với trường hợp công bố lại do xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp để nâng cao năng lực thông qua cảng, thực hiện theo quy định về công bố hoạt động cảng thủy nội địa đối với phần xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp;

- Đối với cảng thủy nội địa được công bố hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2005 do thất lạc hồ sơ, chủ cảng phải gửi kèm theo đơn đề nghị bản vẽ mặt bằng công trình cảng, bình đồ vùng nước, vùng đất của cảng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với cảng thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài: Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối với cảng thủy nội địa không tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định.

3.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

3.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

3.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định công bố.

3.8. Phí, lệ phí: Không có.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Đơn đề nghị công bố lại cảng thủy nội địa theo mẫu.

3.10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

3.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.

4. Chấp thuận tiếp tục sử dụng đối với công trình đường thủy nội địa hết tuổi thọ thiết kế

4.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Đơn vị bảo trì công trình đường thủy nội địa gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận tiếp tục sử dụng đối với công trình đường thủy nội địa hết tuổi thọ thiết kế đến Sở Giao thông vận tải (đối với công trình đường thủy nội địa địa phương).

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn đơn vị bảo trì công trình đường thủy nội địa hoàn thiện lại hồ sơ;

+ Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu điện, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý đường thủy nội địa có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý đường thủy nội địa phải có văn bản chấp thuận việc tiếp tục sử dụng đối với công trình đường thủy nội địa hết tuổi thọ thiết kế; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản nêu rõ lý do và gửi cho đơn vị bảo trì công trình đường thủy nội địa thông qua hệ thống bưu chính hoặc nhận trực tiếp tại trụ sở cơ quan.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

4.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị theo mẫu;

- Báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình;

- Biên bản hoặc tài liệu thể hiện kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình;

- Kết quả sửa chữa công trình nếu có hư hỏng để bảo đảm công năng và an toàn sử dụng trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình;

- Hồ sơ xây dựng và bảo trì của công trình đường thủy.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Đơn vị bảo trì công trình đường thủy nội địa.

4.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

4.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.

4.8. Phí, lệ phí: Không có.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Đơn đề nghị về việc xử lý công trình hết tuổi thọ thiết kế theo mẫu Phụ lục 4, Thông tư số 17/2013/TT-BGTVT ngày 05/8/2013 Quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa.

4.10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

4.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004;

- Thông tư số 17/2013/TT-BGTVT ngày 05/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa.

5. Phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án thực hiện đầu tư nạo vét theo hình thức kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước trên các tuyến đường thủy nội địa

5.1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận thực hiện dự án của cơ quan quản lý nhà nước về đường thủy nội địa, nhà đầu tư có trách nhiệm tiến hành khảo sát, lập và gửi hồ sơ đề xuất dự án đến Sở GTVT.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở GTVT tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án; trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn để nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ;

- Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý đường thủy nội địa, thẩm định các yếu tố pháp lý, năng lực về tài chính, năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm thực hiện dự án và phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án của nhà đầu tư. Trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

5.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án.

- Phương án đề xuất dự án với những nội dung chính sau đây:

+ Mục đích sử dụng sản phẩm tận thu được trong quá trình nạo vét;

+ Xác định địa điểm, quy mô, phạm vi thi công; xác định khối lượng nạo vét theo chuẩn tắc thiết kế đã được công bố hoặc phân tích, đề xuất thông số kỹ thuật, chuẩn tắc thi công;

+ Biện pháp thi công, trình tự thi công, kế hoạch và tiến độ thực hiện thi công; biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng và tiến độ thực hiện;

+ Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;

+ Xác định sơ bộ tổng vốn đầu tư của dự án và thời hạn thực hiện dự án;

- Bản vẽ thiết kế: bản vẽ tổng mặt bằng (bình đồ khảo sát địa hình, tuyến luồng hoặc khu nước, vùng nước; vị trí tập kết phương tiện, vị trí tập kết sản phẩm nạo vét…); bản vẽ mặt bằng phạm vi khu vực nạo vét; bản vẽ chi tiết mặt cắt nạo vét; tọa độ mép luồng, vùng nước trước bến tại mặt cắt và các bản vẽ khác có liên quan;

- Văn bản cam kết thực hiện dự án bao gồm: cam kết về bố trí nhân lực, thiết bị đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án và giải quyết khắc phục hậu quả nếu thực hiện dự án không đúng theo quy định;

- Bảo lãnh tài chính hoặc bảo đảm thực hiện dự án phù hợp;

- Các tài liệu khác cần thiết cho việc giải trình hồ sơ đề xuất thực hiện dự án (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

5.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

5.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản phê duyệt.

5.8. Phí, lệ phí: Không có.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.

5.10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

5.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông Đường thủy nội địa năm 2004;

- Thông tư số 37/2013/TT-BGTVT ngày 24/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm.

6. Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa

6.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định.

- Sở Giao thông vận tải thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở GTVT tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

6.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

+ Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo mẫu;

+ 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

+ Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;

+ Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo mẫu này đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

- Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

+ Giấy phép hoặc tờ khai phương tiện nhập khẩu theo quy định của pháp luật đối với phương tiện được nhập khẩu;

+ Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

+ Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài;

+ Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.

- Trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật khi thực hiện đăng ký không phải xuất trình Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

6.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

6.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6.6 Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

6.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.

6.8. Phí, lệ phí: 70.000 đồng/Giấy chứng nhận.

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa.

- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa.

6.10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa;

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 8/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

7. Đăng ký lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa

7.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đến cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền.

- Sở Giao thông vận tải thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

7.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

+ Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo mẫu;

+ 02 ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

+ Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;

+ Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo mẫu đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

- Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

+ Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.

- Đối với phương tiện đang khai thác trước ngày 01/01/2005, thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT .

- Đối với phương tiện được đóng mới trong nước sau ngày 01/01/2005, ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11, chủ phương tiện phải xuất trình thêm bản chính của hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra, trừ trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

7.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

7.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

7.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: không.

7.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.

8.8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí: 70.000 đồng/Giấy chứng nhận.

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa.

- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa.

7.10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

7.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa;

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 8/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

8. Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa

8.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định.

- Sở Giao thông vận tải thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

8.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

+ Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận xóa đăng ký của cơ quan đăng ký phương tiện trước đó (bản chính) đối với phương tiện là tàu biển;

+ 02 ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

+ Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu và phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;

+ Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo mẫu đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

- Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

+ Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc giấy tờ khác chứng minh phương tiện được cho, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

+ Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài;

+ Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

8.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

8.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

8.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Cơ quan đăng ký phương tiện;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Cơ quan đăng ký phương tiện trước đó.

8.7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận.

8.8. Phí, lệ phí: Lệ phí: 70.000 đồng/Giấy chứng nhận.

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa;

- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa.

8.10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

8.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa;

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 8/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

9. Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp phương tiện thay đổi tên, tính năng kỹ thuật

9.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đến cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền.

- Sở Giao thông vận tải các thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh Phú Yên

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

9.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đối với phương tiện đăng ký lại do thay đổi tính năng kỹ thuật:

+ Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

* Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo mẫu;

* 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

* Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;

* Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp;

Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo mẫu đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

+ Xuất trình bản chính Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện được cấp còn hiệu lực sau khi phương tiện đã thay đổi tính năng kỹ thuật đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra.

- Đối với phương tiện đăng ký lại do thay đổi tên:

* Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo mẫu;

* 02 ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

* Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp;

* Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo mẫu đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

9.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

9.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

9.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Cơ quan đăng ký phương tiện trước đó.

9.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận

9.8. Phí, lệ phí: Lệ phí: 70.000 đồng/Giấy chứng nhận.

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa.

- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa.

9.10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

9.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa;

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 8/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

10. Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện nhưng không thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đến cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền.

+ Sở Giao thông vận tải thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

+ Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo mẫu;

+ 02 ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp;

+ Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ.

- Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

+ Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc quyết định điều chuyển phương tiện của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ khác chứng minh phương tiện được cho, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật. Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân nước ngoài đứng tên đăng ký lại phương tiện thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam;

+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí: 70.000 đồng/Giấy chứng nhận.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa;

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 8/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

11. Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện đồng thời thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đến cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền.

- Sở Giao thông vận tải thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

+ Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo mẫu;

+ 02 ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

+ Hồ sơ gốc còn dấu niêm phong, thành phần hồ sơ gốc ứng với từng trường hợp đăng ký đã được cơ quan đăng ký phương tiện cấp trước đó;

+ Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính), đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ.

- Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

+ Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc quyết định điều chuyển phương tiện của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ khác chứng minh phương tiện được cho, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật. Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân nước ngoài đứng tên đăng ký lại phương tiện thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam;

+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm..

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Cơ quan đăng ký phương tiện trước đó.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí: 70.000 đồng/Giấy chứng nhận.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa;

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 8/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

12. Đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chủ phương tiện thay đổi trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của chủ phương tiện sang đơn vị hành chính cấp tỉnh khác

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đến cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền.

- Sở Giao thông vận tải thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện

+ Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo mẫu;

+ 02 ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

+ Hồ sơ gốc còn dấu niêm phong, thành phần hồ sơ gốc ứng với từng trường hợp đăng ký đã được cơ quan đăng ký phương tiện cấp trước đó.

- Xuất trình bản chính Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Cơ quan đăng ký phương tiện mới.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí: 70.000 đồng/Giấy chứng nhận.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa;

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 8/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

13. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đến cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền.

- Sở Giao thông vận tải thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh Phú Yên

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo mẫu;

+ 02 ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi.

+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp đối với trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị hỏng.

- Xuất trình bản chính Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí: 70.000 đồng/Giấy chứng nhận

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa;

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 8/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

14. Xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đến cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền.

- Sở Giao thông vận tải thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa theo mẫu.

- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Cơ quan đăng ký phương tiện trước đó nếu có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa theo mẫu.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa.

15. Chấp thuận vận tải hành khách ngang sông

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận vận tải hành khách ngang sông đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

2. Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản gửi tổ chức, cá nhân yêu cầu bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên lấy ý kiến Cảng vụ Hàng hải liên quan trong trường hợp phương tiện hành trình qua vùng nước hàng hải, ý kiến của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực trong trường hợp phương tiện hành trình trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia liên quan;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được ý kiến của Cảng vụ Hàng hải hoặc Chi cục Đường thủy nội địa khu vực, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản chấp thuận theo mẫu cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách ngang sông. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách ngang sông theo mẫu;

- Văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức khai thác bến khách ngang sông đồng ý cho phương tiện vào đón, trả hành khách;

- Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách đường thủy nội địa; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (nếu có); Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên lấy ý kiến của các cơ quan liên quan.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản chấp thuận.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Cảng vụ Hàng hải liên quan, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách ngang sông theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Thông tư quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

- Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Thông tư quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa.

16. Chấp thuận vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo tuyến cố định đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo tuyến cố định trên tuyến đường thủy nội địa đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản gửi tổ chức, cá nhân yêu cầu bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên lấy ý kiến Cảng vụ Hàng hải liên quan trong trường hợp tàu hành trình qua vùng nước hàng hải, ý kiến của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực trong trường hợp tàu hành trình trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Giao thông vận tải Phú Yên, Cảng vụ Hàng hải hoặc Chi cục Đường thủy nội địa khu vực có văn bản trả lời;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được ý kiến của Cảng vụ Hàng hải hoặc Chi cục Đường thủy nội địa khu vực, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản chấp thuận theo mẫu cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo tuyến cố định trên tuyến đường thủy nội địa. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo tuyến cố định trên đường thủy nội địa theo mẫu;

- Văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức khai thác cảng, bến thủy nội địa đồng ý cho phương tiện vào đón, trả hành khách;

- Phương án khai thác tuyến;

- Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách đường thủy nội địa; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên lấy ý kiến của các cơ quan liên quan.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản chấp thuận.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Cảng vụ Hàng hải liên quan, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo tuyến cố định trên đường thủy nội địa theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa.

17. Chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa hoặc bến khách ngang sông đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác: nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản chấp thuận xây dựng bến thủy nội địa trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương và gửi cho chủ đầu tư. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

- Đối với bến thủy trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, trước khi có văn bản chấp thuận, Sở Giao thông vận tải Phú Yên phải lấy ý kiến của Chi Cục Đường thủy nội địa về vị trí và ảnh hưởng của bến đối với luồng và phạm vi bảo vệ các công trình khác ở khu vực. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Sở Giao thông vận tải Phú Yên kèm hồ sơ theo quy định, Chi Cục Đường thủy nội địa có văn bản trả lời.

- Đối với bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển, trước khi chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải Phú Yên phải lấy ý kiến bằng văn bản của Cảng vụ Hàng hải khu vực. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Sở Giao thông vận tải Phú Yên, Cảng vụ Hàng hải khu vực có văn bản trả lời.

- Đối với bến khách ngang sông, trước khi có văn bản chấp thuận, Sở Giao thông vận tải Phú Yên phải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến xây dựng bến. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Sở Giao thông vận tải Phú Yên kèm hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản trả lời.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa hoặc Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng bến khách ngang sông theo mẫu quy định;

- Bình đồ vị trí công trình cảng dự kiến xây dựng, mặt bằng cảng, vùng nước trước cảng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Chi Cục Đường thủy nội địa, Cảng vụ Hàng hải khu vực, Ủy ban nhân dân cấp xã.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.

- Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng bến khách ngang sông theo Mẫu số 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.

18. Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Chủ bến thủy nội địa gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn chủ bến hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản yêu cầu chủ bến bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, giấy phép hoạt động bến khách ngang sông. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

- Đối với bến khách ngang sông, trường hợp bến ở hai bên bờ đều do một chủ khai thác và thuộc thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động của một cơ quan thì chủ khai thác bến khách ngang sông làm đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo mẫu, Cơ quan có thẩm quyền cấp một giấy phép hoạt động bến khách ngang sông cho cả hai đầu bến.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa hoặc Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo mẫu;

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được duyệt; hồ sơ hoàn công;

- Biên bản nghiệm thu công trình;

- Sơ đồ vùng nước trước bến và luồng vào bến (nếu có) do chủ bến lập;

- Bản sao giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phao nổi (nếu sử dụng phao nổi làm cầu bến);

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho sử dụng tạm thời đối với trường hợp bến nằm trong hành lang bảo vệ các công trình theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: 40.000 đồng/Giấy phép.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 6 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu số 7 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa;

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 8/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa;

- Thông tư số 33/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 sửa đổi Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 8/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

19. Cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Chủ bến thủy nội địa gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

- Bến thủy nội địa phải được cấp lại giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau:

+ Giấy phép hoạt động hết hiệu lực;

+ Thay đổi chủ sở hữu;

+ Thay đổi vùng đất, vùng nước, công dụng của bến.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra và xử lý như sau:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn chủ bến hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải Phú Yênvăn bản yêu cầu chủ bến bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa gửi chủ bến, giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo mẫu.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo mẫu;

- Đối với trường hợp cấp lại giấy phép do thay đổi chủ sở hữu nhưng không thay đổi các nội dung của giấy phép đã được cấp, chủ bến phải gửi kèm theo đơn đề nghị văn bản hợp pháp về chuyển nhượng bến và hồ sơ liên quan đến việc bàn giao chủ sở hữu trong trường hợp có sự thay đổi chủ sở hữu bến hoặc văn bản hợp pháp về phân chia hoặc sáp nhập (nếu có);

- Trường hợp do thay đổi vùng đất, vùng nước, công dụng của bến, chủ bến phải gửi kèm theo đơn đề nghị các giấy tờ pháp lý chứng minh các sự thay đổi nêu trên;

- Đối với bến thủy nội địa do xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp để nâng cao năng lực của bến, hồ sơ gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 6 và Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu số 7 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.

+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được duyệt; hồ sơ hoàn công;

+ Biên bản nghiệm thu công trình;

+ Sơ đồ vùng nước trước bến và luồng vào bến (nếu có) do chủ bến lập;

+ Bản sao giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phao nổi (nếu sử dụng phao nổi làm cầu bến);

+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho sử dụng tạm thời đối với trường hợp bến nằm trong hành lang bảo vệ các công trình theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

- Đối với bến thủy nội địa được cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2005 mà bị thất lạc hồ sơ thì chủ bến phải kèm theo đơn đề nghị bản vẽ mặt bằng công trình bến, sơ đồ vùng nước, vùng đất của bến.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: 40.000 đồng/Giấy chứng nhận

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 6 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu số 7 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 8/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa;

- Thông tư số 33/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 sửa đổi Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 8/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

20. Công bố mở luồng, tuyến đường thuỷ nội địa đối với đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng gửi hồ sơ theo đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu chính thì phải hướng dẫn bằng văn bản;

+ Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải Phú Yên trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng;

+ Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Sở Giao thông vận tải Phú Yên trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa (bản chính) theo mẫu, nêu rõ loại đường thủy nội địa đề nghị công bố; chiều dài luồng, tuyến đường thủy nội địa và cấp kỹ thuật của luồng, tuyến đường thủy nội địa; thời gian bắt đầu thực hiện khai thác trên luồng, tuyến đường thủy nội địa;

- Quyết định phê duyệt dự án (bản sao chứng thực);

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (bản sao);

- Hồ sơ hoàn công công trình (bản sao);

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng (bản chính).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

+ Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải Phú Yên trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng;

+ Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Sở Giao thông vận tải Phú Yên trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Tờ trình đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa.

10. Yêu cầu, điều kiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 5/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa.

21. Công bố đóng luồng, tuyến đường thuỷ nội địa đối với đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị công bố đóng luồng, tuyến đường thuỷ nội địa đối với đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận thẩm định hồ sơ đề nghị của tổ chức, cá nhân sử dụng đường thủy nội địa chuyên dùng, trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân hoàn thiện. Thời hạn xem xét và yêu cầu bổ sung hồ sơ không quá 02 ngày làm việc;

- Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Sở Giao thông vận tải Phú Yên trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa theo mẫu.

- Biên bản kiểm tra, đánh giá luồng, tuyến đường thủy nội địa giữa cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải Phú Yên với đơn vị, tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác.

- Hồ sơ quản lý trong quá trình khai thác, sử dụng luồng, tuyến đường thủy nội địa.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Tờ trình đề nghị công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 5/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa.

22. Cho ý kiến trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa địa phương

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng các công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa theo quy định, ngoài việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận h sơ; trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu chính thì phải hướng dẫn bằng văn bn. Thời hạn xem xét và yêu cầu bổ sung hồ sơ không quá 02 ngày làm việc;

- Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có kết quả thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến trả lời bằng văn bản;

- Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Sở Giao thông vận tải Phú Yên trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản thỏa thuận.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến thỏa thuận theo mẫu. Nội dung văn bản phải ghi rõ vị trí, quy mô công trình, tình hình thủy văn và các kết cấu chính của công trình.

- Bình đồ khu vực xây dựng công trình hoặc bản đồ thể hiện vị trí công trình với hệ tọa độ, mốc cao độ liên hệ với hệ mốc quốc gia. Trên bình đồ thể hiện cao độ tự nhiên mặt cắt ngang theo phạm vi dọc tuyến đường thủy nội địa đối với khu vực xây dựng công trình.

- Ngoài hai thành phần hồ sơ nói trên, hồ sơ phải có các tài liệu cho từng trường hợp cụ thể sau đây:

+ Đối với công trình xây dựng cầu vĩnh cửu, cầu tạm, âu tàu: Dữ liệu về khoang thông thuyền (vị trí, khẩu độ cầu, chiều cao tình không); Mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang sông;

+ Đối vái cầu quay, cầu cất, cầu nâng hạ, cầu phao, âu tàu phải thể hiện rõ phương án và công nghệ đóng, mở, vùng nước dự kiến bố trí cho phương tiện thủy neo đậu khi chờ đợi;

+ Đối với công trình đường ống, đường dây vượt qua luồng trên không: Bản vẽ, các số liệu thể hiện rõ điểm thấp nhất của đường dây, đường ống (điểm thấp nhất của đường dây điện tính cả hành lang an toàn lưới điện);

+ Đối với công trình ngầm dưới đáy luồng: Bản vẽ thể hiện kích thước, cao trình của đỉnh kết cấu công trình ngầm;

+ Đối với công trình bến phà: Bản vẽ thể hiện hướng và kích thước các bến ở hai bờ, các công trình phụ trợ và vùng nước cần thiết cho hoạt động của phà;

+ Đối với công trình cảng cá; cảng làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng: Bản vẽ thể hiện mặt bằng khu vực cảng, kích thước, kết cấu các cầu cảng, các công trình phụ trợ và vùng nước cần thiết cho hoạt động của cảng;

+ Đối với công trình kè, công trình chỉnh trị: Bản vẽ thể hiện hướng và các kích thước của công trình, phần công trình nhô từ bờ ra ngoài;

+ Đối với khai thác tài nguyên: Bình đồ, các mặt cắt ngang và hồ sơ mốc để xác định vị trí nạo vét, đổ đất hoặc khai thác tài nguyên.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có kết quả thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Sở Giao thông vận tải Phú Yên trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản thỏa thuận.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản thỏa thuận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến thỏa thuận.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 5/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa.

23. Cho ý kiến trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình trên tuyến đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng các công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa theo quy định, ngoài việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận h sơ; trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu chính thì phải hướng dẫn bằng văn bn. Thời hạn xem xét và yêu cầu bổ sung hồ sơ không quá 02 ngày làm việc;

- Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có ý kiến trả lời bằng văn bản. Trường hợp cần kéo dài thời gian xem xét, Sở Giao thông vận tải Phú Yên phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và thời gian cần kéo dài thêm.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến thỏa thuận theo mẫu. Nội dung văn bản phải ghi rõ vị trí, quy mô công trình, tình hình thủy văn và các kết cấu chính của công trình.

- Bình đồ khu vực xây dựng công trình hoặc bản đồ thể hiện vị trí công trình với hệ tọa độ, mốc cao độ liên hệ với hệ mốc quốc gia. Trên bình đồ thể hiện cao độ tự nhiên mặt cắt ngang theo phạm vi dọc tuyến đường thủy nội địa đối với khu vực xây dựng công trình.

- Ngoài hai thành phần hồ sơ nói trên, hồ sơ phải có các tài liệu cho từng trường hợp cụ thể sau đây:

+ Đối với công trình xây dựng cầu vĩnh cửu, cầu tạm, âu tàu: Dữ liệu về khoang thông thuyền (vị trí, khẩu độ cầu, chiều cao tình không); Mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang sông;

+ Đối vái cầu quay, cầu cất, cầu nâng hạ, cầu phao, âu tàu phải thể hiện rõ phương án và công nghệ đóng, mở, vùng nước dự kiến bố trí cho phương tiện thủy neo đậu khi chờ đợi;

+ Đối với công trình đường ống, đường dây vượt qua luồng trên không: Bản vẽ, các số liệu thể hiện rõ điểm thấp nhất của đường dây, đường ống (điểm thấp nhất của đường dây điện tính cả hành lang an toàn lưới điện);

+ Đối với công trình ngầm dưới đáy luồng: Bản vẽ thể hiện kích thước, cao trình của đỉnh kết cấu công trình ngầm;

+ Đối với công trình bến phà: Bản vẽ thể hiện hướng và kích thước các bến ở hai bờ, các công trình phụ trợ và vùng nước cần thiết cho hoạt động của phà;

+ Đối với công trình cảng cá; cảng làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng: Bản vẽ thể hiện mặt bằng khu vực cảng, kích thước, kết cấu các cầu cảng, các công trình phụ trợ và vùng nước cần thiết cho hoạt động của cảng;

+ Đối với công trình kè, công trình chỉnh trị: Bản vẽ thể hiện hướng và các kích thước của công trình, phần công trình nhô từ bờ ra ngoài;

+ Đối với khai thác tài nguyên: Bình đồ, các mặt cắt ngang và hồ sơ mốc để xác định vị trí nạo vét, đổ đất hoặc khai thác tài nguyên.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản thỏa thuận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:Văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến thỏa thuận.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 5/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa.

24. Chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình liên quan đến đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Trước khi thi công công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công dự án phải gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu chính thì phải hướng dẫn bằng văn bản. Thời hạn xem xét và yêu cầu bổ sung hồ sơ không quá 02 ngày làm việc;

- Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông hoặc cần kéo dài thời gian xem xét, Sở Giao thông vận tải Phú Yên phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và thời gian cần kéo dài thêm;

- Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình và Sở Giao thông vận tải Phú Yên thống nhất xác định vùng nước và hiện trạng luồng trong phạm vi thi công công trình.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa theo mẫu.

- Phương án thi công công trình.

- Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thi công công trình, bao gồm:

+ Thuyết minh chung về phương án;

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;

+ Phương án bố trí nhân lực;

+ Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công;

+ Thời gian thực hiện phương án.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Văn bản đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 5/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa.

25. Chấp thuận điều chỉnh phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình liên quan đến đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Trường hợp phải thay đổi phương án thi công công trình, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận hồ sơ xin điều chỉnh phương án; trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu chính thì phải hướng dẫn bằng văn bản. Thời hạn xem xét và yêu cầu bổ sung hồ sơ không quá 02 (hai) ngày làm việc. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản chấp thuận phương án điều chỉnh. Trường hợp không chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông hoặc cần kéo dài thời gian xem xét, Sở Giao thông vận tải Phú Yên phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và thời gian cần kéo dài thêm.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT.

- Phương án thi công công trình.

- Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thi công công trình, bao gồm:

+ Thuyết minh chung về phương án;

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;

+ Phương án bố trí nhân lực;

+ Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công;

+ Thời gian thực hiện phương án.

- Đối với phương án điều chỉnh phải nêu rõ lý do điều chỉnh cho mỗi trường hợp.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Văn bản đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 5/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa.

26. Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trên đường thủy nội địa địa phương và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương trong trường hợp thi công công trình (trừ trường hợp bảo đảm an ninh quốc phòng trên đường thủy nội địa địa phương)

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Trước khi thi công công trình tổ chức, cá nhân gửi h sơ đề nghị công bố hạn chế giao thông đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận hồ sơ trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn xem xét và yêu cầu bổ sung hồ sơ không quá 02 ngày làm việc;

- Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có trách nhiệm thực hiện việc công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa theo mẫu.

- Phương án thi công công trình.

- Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thi công công trình, bao gồm:

+ Thuyết minh chung về phương án;

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;

+ Phương án bố trí nhân lực;

+ Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công;

+ Thời gian thực hiện phương án..

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản công bố hạn chế giao thông.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Văn bản đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 5/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa.

27. Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trên đường thủy nội địa địa phương và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương trong trường hợp tổ chức hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập trên đường thủy nội địa (trừ trường hợp bảo đảm an ninh quốc phòng trên đường thủy nội địa địa phương)

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập trên đường thủy nội địa gửi hồ sơ đề nghị công bố hạn chế giao thông đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên xem xét, xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông để có văn bản trả lời trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và thực hiện việc công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa. Văn bản trả lời phải nêu rõ yêu cầu về biện pháp bảo đảm an toàn giao thông.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị (nêu rõ địa điểm, thời gian, phạm vi, quy mô tổ chức hoạt động và các văn bản pháp lý kèm theo).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản công bố hạn chế giao thông.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 5/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa.

28. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa từ hạng ba trở lên

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức có nhu cầu đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC: Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn trong thời hạn 03 ngày phải tiến hành kiểm tra thực tế; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải Phú Yên phải có văn bản gửi tổ chức yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tổ chức đi kiểm tra thực tế tại cơ sở dạy nghề và lập biên bản thẩm định theo quy định tại Phụ lục X của Thông tư này.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở dạy nghề. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận của cơ sở dạy nghề;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Bản sao Giấy chứng nhận an toàn phòng chống cháy nổ do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Danh sách trích ngang đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy theo mẫu kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động của từng cá nhân;

- Các giấy tờ về sở hữu, sử dụng hoặc hợp đồng thuê phòng học, xưởng thực tập, phương tiện, cầu cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước để dạy thực hành; phương tiện dạy thực hành phải có đầy đủ giấy tờ về đăng ký, đăng kiểm và các trang thiết bị hàng hải, cứu sinh, cứu hỏa theo quy định..

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận.

- Giấy chứng nhận có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Danh sách trích ngang đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Tiêu chuẩn chung đối với phòng học

- Diện tích tối thiểu mỗi phòng học phải đạt 48 m2, định mức chung phải đạt ít nhất 1,5 m2/học sinh.

- Đủ tiêu chuẩn ánh sáng tự nhiên và có các thiết bị chiếu sáng nhân tạo.

- Có không gian thông thoáng, xa nơi có tiếng ồn và nơi môi trường bị ô nhiễm.

- Có đủ trang thiết bị kỹ thuật, mô hình học cụ, đồ dùng giảng dạy theo yêu cầu của từng môn học.

b) Tiêu chuẩn riêng đối với các phòng học chuyên môn

- Phòng học ngoại ngữ: có hệ thống loa, đài, đầu đĩa phát băng, đĩa ghi âm để học phát âm và nghe các bài khoá.

- Phòng học tin học: có ít nhất 05 máy vi tính đang hoạt động, được lắp đặt trên các bàn chuyên dùng.

- Phòng học pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa:

+ Có sa bàn đắp nổi hoặc sơ đồ khu vực luồng điển hình, mô hình hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa phục vụ cho việc giảng dạy các tình huống khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông;

+ Có các bản vẽ về báo hiệu đường thuỷ nội địa, bản đồ hệ thống sông ngòi và các tuyến đường thuỷ nội địa Việt Nam;

+ Các thiết bị có số lượng tối thiểu và quy cách theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT .

- Phòng học điều khiển phương tiện thuỷ nội địa:

+ Có mô phỏng hoặc tối thiểu là mô hình hệ thống điều khiển;

+ Có đồ dùng, thiết bị để giảng dạy thao tác cơ bản về hệ thống điều khiển đủ số lượng tối thiểu và quy cách theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT .

- Phòng học lý thuyết máy - điện:

+ Có mô hình, các bản vẽ chi tiết máy, các thiết bị đo lường về thông số máy;

+ Có bảng điện tàu thuỷ, các thiết bị đo điện;

+ Các thiết bị có số lượng tối thiểu và quy cách theo quy định tại Phụ lục IIIPhụ lục IV của Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT .

- Phòng học thủy nghiệp cơ bản: các thiết bị, hiện vật phục vụ giảng dạy, học tập có số lượng tối thiểu và quy cách theo quy định tại Phụ lục V của Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT .

c) Tiêu chuẩn đối với xưởng thực hành

- Xưởng thực hành nguội:

+ Diện tích từ 60 m2 trở lên;

+ Các thiết bị được bố trí khoa học, hợp lý, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho việc giảng dạy và học tập, có số lượng tối thiểu và quy cách theo quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này.

- Xưởng thực hành máy - điện - cơ khí:

+ Diện tích từ 60 m2 trở lên, các thiết bị được bố trí khoa học, hợp lý, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho việc giảng dạy và học tập;

+ Có các loại máy tàu thuỷ theo hạng bằng được đào tạo, bổ túc;

+ Có sơ đồ, mô hình hệ thống điện máy tàu và mạng điện trên phương tiện, các thiết bị điện cần thiết trên phương tiện;

+ Thiết bị phục vụ sửa chữa máy tàu thuỷ có số lượng tối thiểu và quy cách theo quy định tại Phụ lục VII của Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT .

d) Tiêu chuẩn đối với khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy

- Có vùng nước để dạy thực hành lái và vận hành máy phương tiện thuỷ nội địa được Chi Cục Đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải Phú Yên đồng ý, có khu vực luồng chạy tàu thuyền được lắp đặt những báo hiệu cần thiết để người học thực hành.

- Có cầu tàu cố định để dạy nghề thuyền trưởng từ hạng nhì trở lên hoặc lắp đặt tối thiểu cầu tạm để dạy nghề thuyền trưởng hạng ba, thuyền trưởng hạng tư và chứng chỉ chuyên môn; có báo hiệu giới hạn vùng nước để các phương tiện thực hành ra vào bến trong các tình huống, có đủ loại cọc bích và đệm chống va phục vụ thực hiện các thao tác nghề nghiệp của thuyền viên.

- Có đủ phương tiện thực hành theo hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNKNCM, CCCM). Trong khi thực hành, phương tiện phải treo biển "Phương tiện huấn luyện".

- Các thiết bị có số lượng tối thiểu và quy cách theo quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT .

- Có địa điểm để người học ngồi quan sát, chờ thực hành.

đ) Tài liệu phục vụ giảng dạy

- Có chương trình, giáo trình đào tạo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, có hệ thống các tài liệu tham khảo chuyên ngành.

- Có đủ giáo án, bài giảng của từng môn học được phê duyệt theo quy định.

- Có đủ sổ sách, biểu mẫu phục vụ công tác quản lý giảng dạy, theo dõi học tập và được ghi chép đầy đủ theo quy định.

e) Đội ngũ giáo viên

- Bao gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên thỉnh giảng.

- Cơ sở dạy nghề phải đảm bảo đủ giáo viên để giảng dạy các môn học theo đúng chương trình quy định, có phân công và công bố lịch lên lớp theo từng học kỳ (đối với chương trình đào tạo) hoặc toàn khoá học (đối với chương trình bổ túc, bồi dưỡng).

- Số giáo viên thỉnh giảng không vượt quá 50% số giáo viên tham gia giảng dạy từng chương trình.

g) Tiêu chuẩn chung đối với giáo viên

- Đạt trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề theo quy định của Luật Dạy nghề.

- Có phẩm chất, đạo đức tốt.

- Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp.

- Lý lịch bản thân rõ ràng.

h) Tiêu chuẩn riêng đối với giáo viên

- Giáo viên dạy lý thuyết:

+ Phải có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề trở lên đúng chuyên ngành hoặc tương đương chuyên ngành được phân công giảng dạy;

+ Ngoại ngữ trình độ A tiếng Anh trở lên;

+ Tin học trình độ A trở lên.

+ Giáo viên dạy tiếng Anh phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng ngoại ngữ tiếng Anh trở lên.

- Giáo viên dạy thực hành:

+ Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy trưởng phải có GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng cao hơn ít nhất 01 hạng so với hạng GCNKNCM được phân công giảng dạy;

+ Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất phải có GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất và có thời gian đảm nhiệm chức danh GCNKNCM hạng nhất từ 36 tháng trở lên.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông Đường thủy nội địa năm 2004;

- Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở dạy nghề và chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.

29. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa từ hạng ba trở lên

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Trước khi Giấy chứng nhận hết thời hạn 60 ngày, nếu tổ chức có nhu cầu tiếp tục hoạt động đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn trong thời hạn 03 ngày phải tiến hành kiểm tra thực tế; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải Phú Yên phải có văn bản gửi tổ chức yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tổ chức đi kiểm tra thực tế tại cơ sở dạy nghề và lập biên bản thẩm định theo quy định tại Phụ lục X của Thông tư này.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở dạy nghề. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận của cơ sở dạy nghề;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Bản sao Giấy chứng nhận an toàn phòng chống cháy nổ do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Danh sách trích ngang đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy theo mẫu kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động của từng cá nhân;

- Các giấy tờ về sở hữu, sử dụng hoặc hợp đồng thuê phòng học, xưởng thực tập, phương tiện, cầu cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước để dạy thực hành; phương tiện dạy thực hành phải có đầy đủ giấy tờ về đăng ký, đăng kiểm và các trang thiết bị hàng hải, cứu sinh, cứu hỏa theo quy định..

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận.

- Giấy chứng nhận có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Danh sách trích ngang đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Tiêu chuẩn chung đối với phòng học

- Diện tích tối thiểu mỗi phòng học phải đạt 48 m2, định mức chung phải đạt ít nhất 1,5 m2/học sinh.

- Đủ tiêu chuẩn ánh sáng tự nhiên và có các thiết bị chiếu sáng nhân tạo.

- Có không gian thông thoáng, xa nơi có tiếng ồn và nơi môi trường bị ô nhiễm.

- Có đủ trang thiết bị kỹ thuật, mô hình học cụ, đồ dùng giảng dạy theo yêu cầu của từng môn học.

b) Tiêu chuẩn riêng đối với các phòng học chuyên môn

- Phòng học ngoại ngữ: có hệ thống loa, đài, đầu đĩa phát băng, đĩa ghi âm để học phát âm và nghe các bài khoá.

- Phòng học tin học: có ít nhất 05 máy vi tính đang hoạt động, được lắp đặt trên các bàn chuyên dùng.

- Phòng học pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa:

+ Có sa bàn đắp nổi hoặc sơ đồ khu vực luồng điển hình, mô hình hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa phục vụ cho việc giảng dạy các tình huống khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông;

+ Có các bản vẽ về báo hiệu đường thuỷ nội địa, bản đồ hệ thống sông ngòi và các tuyến đường thuỷ nội địa Việt Nam;

+ Các thiết bị có số lượng tối thiểu và quy cách theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT .

- Phòng học điều khiển phương tiện thuỷ nội địa:

+ Có mô phỏng hoặc tối thiểu là mô hình hệ thống điều khiển;

+ Có đồ dùng, thiết bị để giảng dạy thao tác cơ bản về hệ thống điều khiển đủ số lượng tối thiểu và quy cách theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT .

- Phòng học lý thuyết máy - điện:

+ Có mô hình, các bản vẽ chi tiết máy, các thiết bị đo lường về thông số máy;

+ Có bảng điện tàu thuỷ, các thiết bị đo điện;

+ Các thiết bị có số lượng tối thiểu và quy cách theo quy định tại Phụ lục IIIPhụ lục IV của Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT .

- Phòng học thủy nghiệp cơ bản: các thiết bị, hiện vật phục vụ giảng dạy, học tập có số lượng tối thiểu và quy cách theo quy định tại Phụ lục V của Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT .

c) Tiêu chuẩn đối với xưởng thực hành

- Xưởng thực hành nguội:

+ Diện tích từ 60 m2 trở lên;

+ Các thiết bị được bố trí khoa học, hợp lý, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho việc giảng dạy và học tập, có số lượng tối thiểu và quy cách theo quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này.

- Xưởng thực hành máy - điện - cơ khí:

+ Diện tích từ 60 m2 trở lên, các thiết bị được bố trí khoa học, hợp lý, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho việc giảng dạy và học tập;

+ Có các loại máy tàu thuỷ theo hạng bằng được đào tạo, bổ túc;

+ Có sơ đồ, mô hình hệ thống điện máy tàu và mạng điện trên phương tiện, các thiết bị điện cần thiết trên phương tiện;

+ Thiết bị phục vụ sửa chữa máy tàu thuỷ có số lượng tối thiểu và quy cách theo quy định tại Phụ lục VII của Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT .

d) Tiêu chuẩn đối với khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy

- Có vùng nước để dạy thực hành lái và vận hành máy phương tiện thuỷ nội địa được Chi Cục Đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải Phú Yên đồng ý, có khu vực luồng chạy tàu thuyền được lắp đặt những báo hiệu cần thiết để người học thực hành.

- Có cầu tàu cố định để dạy nghề thuyền trưởng từ hạng nhì trở lên hoặc lắp đặt tối thiểu cầu tạm để dạy nghề thuyền trưởng hạng ba, thuyền trưởng hạng tư và chứng chỉ chuyên môn; có báo hiệu giới hạn vùng nước để các phương tiện thực hành ra vào bến trong các tình huống, có đủ loại cọc bích và đệm chống va phục vụ thực hiện các thao tác nghề nghiệp của thuyền viên.

- Có đủ phương tiện thực hành theo hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNKNCM, CCCM). Trong khi thực hành, phương tiện phải treo biển "Phương tiện huấn luyện".

- Các thiết bị có số lượng tối thiểu và quy cách theo quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư 57/2014/TT-BGTVT .

- Có địa điểm để người học ngồi quan sát, chờ thực hành.

đ) Tài liệu phục vụ giảng dạy

- Có chương trình, giáo trình đào tạo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, có hệ thống các tài liệu tham khảo chuyên ngành.

- Có đủ giáo án, bài giảng của từng môn học được phê duyệt theo quy định.

- Có đủ sổ sách, biểu mẫu phục vụ công tác quản lý giảng dạy, theo dõi học tập và được ghi chép đầy đủ theo quy định.

e) Đội ngũ giáo viên

- Bao gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên thỉnh giảng.

- Cơ sở dạy nghề phải đảm bảo đủ giáo viên để giảng dạy các môn học theo đúng chương trình quy định, có phân công và công bố lịch lên lớp theo từng học kỳ (đối với chương trình đào tạo) hoặc toàn khoá học (đối với chương trình bổ túc, bồi dưỡng).

- Số giáo viên thỉnh giảng không vượt quá 50% số giáo viên tham gia giảng dạy từng chương trình.

g) Tiêu chuẩn chung đối với giáo viên

- Đạt trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề theo quy định của Luật Dạy nghề.

- Có phẩm chất, đạo đức tốt.

- Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp.

- Lý lịch bản thân rõ ràng.

h) Tiêu chuẩn riêng đối với giáo viên

- Giáo viên dạy lý thuyết:

+ Phải có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề trở lên đúng chuyên ngành hoặc tương đương chuyên ngành được phân công giảng dạy;

+ Ngoại ngữ trình độ A tiếng Anh trở lên;

+ Tin học trình độ A trở lên.

+ Giáo viên dạy tiếng Anh phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng ngoại ngữ tiếng Anh trở lên.

- Giáo viên dạy thực hành:

+ Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy trưởng phải có GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng cao hơn ít nhất 01 hạng so với hạng GCNKNCM được phân công giảng dạy;

+ Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất phải có GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất và có thời gian đảm nhiệm chức danh GCNKNCM hạng nhất từ 36 tháng trở lên.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Giao thông Đường thủy nội địa năm 2004;

- Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở dạy nghề và chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.

30. Dự thi, kiểm tra lấy giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba, hạng tư, máy trưởng hạng ba, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ (đối với địa phương chưa có cơ sở dạy nghề) và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản thuộc Sở Giao thông vận tải Phú Yên

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Cá nhân có nhu cầu dự học, thi lấy GCNKNCM, kiểm tra lấy CCCM nộp hồ sơ đến cơ sở dạy nghề hoặc Sở Giao thông vận tải Phú Yên (đối với địa phương chưa có cơ sở dạy nghề).

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Cơ sở dạy nghề hoặc Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn làm thủ tục dự học, thi, kiểm tra lấy GCNKNCM, CCCM; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ sở dạy nghề hoặc Sở Giao thông vận tải Phú Yên phải có văn bản gửi cá nhân yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở dạy nghề hoặc Sở Giao thông vận tải Phú Yên gửi giấy hẹn làm thủ tục dự học, thi, kiểm tra lấy GCNKNCM, CCCM;

- Sở Giao thông vận tải Phú Yên tổ chức thi, kiểm tra, ra quyết định công nhận kết quả, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, CCCM nghiệp vụ và chứng chỉ an toàn cơ bản cho thí sinh đạt yêu cầu kỳ thi, kiểm tra.

- Cá nhân khi dự thi, dự kiểm tra, nhận hoặc người có giấy ủy quyền nhận GCNKNCM, CCCM phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu..

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị theo mẫu;

- 02 (hai) ảnh màu cỡ 2x3 cm, ảnh chụp không quá 06 tháng;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trong trường hợp gửi trực tiếp) hoặc bản sao chứng thực của các loại bằng, GCNKNCM, chứng chỉ liên quan hoặc bản dịch công chứng sang tiếng Việt (đối với bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp) để chứng minh đủ điều kiện dự thi, kiểm tra tương ứng với loại GCNKNCM, CCCM theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư 56/2014/TT-BGTVT .

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên, cơ sở dạy nghề;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận

8. Phí, lệ phí:

- Phí sát hạch và thi cấp bằng thuyền trưởng Hạng ba: 170.000 đồng/lần

- Phí sát hạch và thi cấp bằng máy trưởng hạng ba: 140.000 đồng/lần

- Lệ phí: 50.000 đồng.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Đơn đề nghị theo mẫu qui định tại Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:

a) Điều kiện chung:

- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

- Hoàn thành chương trình đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng nghề tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM, CCCM (trừ các trường hợp cụ thể quy định tại các khoản 9, 11 và khoản 13 Điều 6 của Thông tư này).

- Đủ tuổi, đủ thời gian nghiệp vụ, thời gian tập sự tính đến thời điểm ra quyết định thành lập hội đồng thi, kiểm tra tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM, CCCM quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

- Có giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

b) Điều kiện cụ thể

- Điều kiện dự kiểm tra lấy chứng chỉ thuỷ thủ hạng nhất, hạng nhì; chứng chỉ thợ máy hạng nhất, hạng nhì: đủ 16 tuổi trở lên.

- Điều kiện dự kiểm tra lấy chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất, hạng nhì: đủ 18 tuổi trở lên.

- Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư:

+ Có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất hoặc hạng nhì;

+ Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên. Đối với người đã có thời gian thực tế làm công việc của thuỷ thủ hoặc lái phương tiện hạng nhất hoặc hạng nhì đủ 30 tháng trở lên được quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ để dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư.

- Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba:

+ Có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất hoặc GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư;

+ Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên. Đối với người đã có thời gian thực tế làm công việc của thủy thủ hoặc lái phương tiện hạng nhất đủ 30 tháng trở lên được quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ để dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba.

- Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM máy trưởng hạng ba:

+ Có chứng chỉ thợ máy hạng nhất hoặc hạng nhì;

+ Có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên. Đối với người đã có thời gian thực tế làm công việc của thợ máy hạng nhất hoặc hạng nhì đủ 30 tháng trở lên được quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ để dự thi lấy GCNKNCM máy trưởng hạng ba.

- Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba hoặc máy trưởng hạng ba, không phải dự học chương trình tương ứng:

+ Có chứng chỉ sơ cấp nghề được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thuỷ, nghề thuỷ thủ hoặc nghề máy tàu thuỷ, nghề thợ máy;

+ Hoàn thành thời gian tập sự đủ 06 tháng trở lên.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy đường thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy đường thủy nội địa;

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý Nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

31. Cấp, cấp lại, chuyển đổi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba, hạng tư, máy trưởng hạng ba và chứng chỉ nghiệp vụ (đối với địa phương chưa có cơ sở dạy nghề), chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản thuộc thẩm quyền của Sở Giao thông vận tải Phú Yên

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Cá nhân có nhu cầu cấp, cấp lại, chuyển đổi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (GCNKNCM), chứng chỉ chuyên môn (CCCM) nộp hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải Phú Yên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn lấy kết quả giải quyết và làm thủ tục cấp, cấp lại, chuyển đổi; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải Phú Yên có văn bản gửi cá nhân yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải Phú Yên cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị theo mẫu;

- 02 ảnh màu cỡ 2x3 cm, ảnh chụp không quá 06 tháng;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trong trường hợp gửi trực tiếp) hoặc bản sao chứng thực của các loại bằng, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ liên quan hoặc bản dịch công chứng sang tiếng Việt (đối với bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp) để chứng minh đủ điều kiện cấp, cấp lại, chuyển đổi tương ứng với loại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và Điều 20 của Thông tư này.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên.

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn.

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí cấp, đổi GCNKNCM: 50.000 đồng/lần;

- Lệ phí cấp, chứng chỉ chuyên môn: 20.000 đồng/lần.

9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Đơn đề nghị theo mẫu qui định tại Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

a) Cấp GCNKNCM:

- Cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản:

+ Hoàn thành một trong các chương trình đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng nghề theo quy định tại Thông tư này.

+ Người có bằng, chứng chỉ nghiệp vụ được cấp trước ngày 01/01/2015, có tên trong sổ cấp bằng, chứng chỉ nghiệp vụ của cơ quan cấp bằng, chứng chỉ nghiệp vụ, được cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản tại các cơ sở dạy nghề

- Cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba, máy trưởng hạng ba:

+ Có chứng chỉ sơ cấp nghề thuyền trưởng hạng ba, máy trưởng hạng ba hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thủy, nghề máy tàu thủy;

+ Hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyền trưởng hạng ba, máy trưởng hạng ba đủ 06 tháng trở lên.

b) Cấp lại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

- Người có GCNKNCM, CCCM bị hỏng, có tên trong sổ cấp GCNKNCM, CCCM của cơ quan cấp GCNKNCM, CCCM, được cấp lại GCNKNCM, CCCM.

- Bằng thuyền trưởng, máy trưởng:

+ Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng quá thời hạn sử dụng 12 tháng, kể từ ngày 31/12/2019, có tên trong sổ cấp bằng của cơ quan cấp bằng, được dự thi lại lý thuyết để cấp lại GCNKNCM;

+ Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng quá thời hạn sử dụng trên 12 tháng đến dưới 24 tháng, kể từ ngày 31/12/2019, có tên trong sổ cấp bằng của cơ quan cấp bằng, được dự thi lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại GCNKNCM;

+ Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng quá thời hạn sử dụng từ 24 tháng trở lên, kể từ ngày 31/12/2019, có tên trong sổ cấp bằng của cơ quan cấp bằng, được dự học, thi lấy GCNKNCM tương ứng với từng loại, hạng bằng đã được cấp.

- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn:

+ Người có GCNKNCM trong thời hạn 03 tháng trước khi GCNKNCM hết hạn hoặc quá thời hạn sử dụng 03 tháng, có tên trong sổ cấp GCNKNCM của cơ quan cấp GCNKNCM, được cấp lại GCNKNCM;

+ Người có GCNKNCM quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 06 tháng, có tên trong sổ cấp GCNKNCM của cơ quan cấp GCNKNCM, được dự thi lại lý thuyết để cấp lại GCNKNCM;

+ Người có GCNKNCM quá thời hạn sử dụng từ 06 tháng đến dưới 12 tháng, có tên trong sổ cấp GCNKNCM của cơ quan cấp GCNKNCM, được dự thi lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại GCNKNCM;

+ Người có GCNKNCM quá thời hạn sử dụng từ 12 tháng trở lên, có tên trong sổ cấp GCNKNCM của cơ quan cấp GCNKNCM, được dự học, thi lấy GCNKNCM tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM đã được cấp.

- Người có GCNKNCM còn hạn sử dụng bị mất, có tên trong sổ cấp GCNKNCM của cơ quan cấp GCNKNCM, không bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, được cấp lại GCNKNCM.

- Người có GCNKNCM quá hạn sử dụng bị mất, có tên trong sổ cấp GCNKNCM của cơ quan cấp GCNKNCM, không bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì được dự học, thi lấy GCNKNCM tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM đã được cấp.

- GCNKNCM, CCCM bị mất khi cấp lại vẫn giữ nguyên số cũ, đồng thời cơ quan cấp phải gửi thông báo hủy GCNKNCM, CCCM cũ tới các cơ quan liên quan.

- Người có GCNKNCM thuyền trưởng từ hạng tư trở lên có nhu cầu, được cấp chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất.

c) Bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn đã cấp

- Người có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng được cấp trước ngày 01/01/2015 thì tiếp tục được sử dụng đến hết ngày 31/12/2019, có tên trong sổ cấp bằng của cơ quan cấp bằng, được cấp lại GCNKNCM, CCCM.

- Bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn đã cấp được cấp lại như sau:

+Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất được cấp lại GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất;

+ Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì được cấp lại GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì;

+ Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng hạng ba được cấp lại GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng ba;

+ Người có bằng thuyền trưởng hạng ba hạn chế được cấp lại GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư;

+ Người có chứng chỉ thủy thủ được cấp lại chứng chỉ thủy thủ hạng nhất;

+ Người có chứng chỉ thủy thủ chương trình hạn chế được cấp lại chứng chỉ thủy thủ hạng nhì;

+ Người có chứng chỉ thợ máy được cấp lại chứng chỉ thợ máy hạng nhất;

+ Người có chứng chỉ thợ máy chương trình hạn chế được cấp lại chứng chỉ thợ máy hạng nhì;

+ Người có chứng chỉ lái phương tiện được cấp lại chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất;

+ Người có chứng chỉ lái phương tiện chương trình hạn chế được cấp lại chứng chỉ lái phương tiện hạng nhì.

d) Chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

- Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng hoặc chứng chỉ về thuyền trưởng, máy trưởng do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có bằng thuyền trưởng, máy trưởng hoặc chứng chỉ về thuyền trưởng, máy trưởng do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, nếu có nhu cầu làm việc trên các phương tiện thủy nội địa thì phải làm thủ tục chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM phương tiện thủy nội địa tương ứng theo quy định tại Thông tư này.

- Đối với chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn tàu cá:

+ Người có chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư từ 400 cv trở lên, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự thi các môn thi tương ứng với thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì và phải đạt yêu cầu theo quy định;

+ Người có chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng năm từ 90 cv đến dưới 400 cv, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng tàu cá hạng năm đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự thi các môn thi tương ứng với thuyền trưởng hạng ba và phải đạt yêu cầu theo quy định;

+ Người có chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng năm từ 90 cv đến dưới 400 cv, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh máy trưởng tàu cá hạng năm đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM máy trưởng hạng ba phương tiện thủy nội địa;

+ Người có chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng nhỏ từ 20 cv đến dưới 90 cv, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng tàu cá hạng nhỏ đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự thi các môn thi tương ứng với thuyền trưởng hạng tư và phải đạt yêu cầu theo quy định;

+ Người có chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng nhỏ từ 20 cv đến dưới 90 cv, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh máy trưởng tàu cá hạng nhỏ đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM máy trưởng hạng ba phương tiện thủy nội địa nhưng phải hoàn thành chương trình bổ túc máy trưởng hạng ba và phải đạt yêu cầu theo quy định;

+ Người có chứng chỉ thủy thủ, thợ máy tàu cá được chuyển đổi tương ứng sang chứng chỉ thủy thủ, thợ máy hạng nhất phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự kiểm tra các môn kiểm tra tương ứng với chứng chỉ thủy thủ, thợ máy hạng nhất và phải đạt yêu cầu theo quy định;

+ Người có chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ hạng nhỏ trở lên và từ 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam trở lên, đủ sức khỏe theo quy định, được chuyển đổi sang chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất nhưng phải dự kiểm tra các môn kiểm tra tương ứng với loại chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất và phải đạt yêu cầu theo quy định.

- Đối với GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM tàu biển:

+ Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc cao đẳng trở lên được đào tạo theo nghề điều khiển tàu biển hoặc nghề máy tàu biển, có GCNKNCM thuyền trưởng tàu biển từ 500 GT trở lên hoặc có GCNKNCM máy trưởng tàu biển từ 750 kW trở lên, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng, máy trưởng tàu biển tương ứng đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự thi các môn thi tương ứng với thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất và phải đạt yêu cầu theo quy định;

+ Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc trung cấp được đào tạo theo nghề điều khiển tàu biển hoặc nghề máy tàu biển, có GCNKNCM thuyền trưởng tàu biển từ 50 GT đến dưới 500 GT hoặc có GCNKNCM máy trưởng tàu biển từ 75 kW đến dưới 750 kW, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng, máy trưởng tàu biển tương ứng đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự thi các môn thi tương ứng với thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì và phải đạt yêu cầu theo quy định;

+ Người có GCNKNCM thuyền trưởng tàu biển dưới 50 GT hoặc có GCNKNCM máy trưởng tàu biển dưới 75 kW, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng, máy trưởng tàu biển tương ứng đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng ba phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự học để thi các môn thi tương ứng với thuyền trưởng, máy trưởng hạng ba và phải đạt yêu cầu theo quy định;

+ Người có GCNKNCM thuyền trưởng tàu biển dưới 50 GT, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng tàu biển tương ứng đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự thi các môn thi tương ứng với thuyền trưởng hạng tư và phải đạt yêu cầu theo quy định;

+ Người có chứng chỉ thủy thủ, thợ máy tàu biển được chuyển đổi tương ứng sang chứng chỉ thủy thủ, thợ máy hạng nhất phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự kiểm tra các môn kiểm tra tương ứng với chứng chỉ thủy thủ, thợ máy hạng nhất và phải đạt yêu cầu theo quy định;

+ Người có GCNKNCM thuyền trưởng tàu biển từ 50 GT trở lên và từ 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam trở lên, đủ sức khỏe theo quy định, được chuyển đổi sang chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự kiểm tra các môn kiểm tra tương ứng với loại chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất và phải đạt yêu cầu theo quy định.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy đường thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy đường thủy nội địa;

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/6/2005 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý Nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

32. Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đến cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền.

+ Sở Giao thông vận tải thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh Phú Yên.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

+ Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo mẫu;

+ 02 ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

+ Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;

+ Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo mẫu đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

- Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

+ Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.

- Đối với phương tiện đang khai thác trước ngày 01/01/2005, thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT .

- Đối với phương tiện được đóng mới trong nước sau ngày 01/01/2005, ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11, chủ phương tiện phải xuất trình thêm bản chính của hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra, trừ trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí: Lệ phí: 70.000 đồng/Giấy chứng nhận.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa.

- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa;

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 8/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

III. Lĩnh vực đăng kiểm

1. Cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tất cả các loại phương tiện thủy nội địa

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Chủ phương tiện hoặc cơ sở đóng mới, sửa chữa phục hồi phương tiện nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa đến đơn vị đăng kiểm, cụ thể:

- Các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa đối với:

+ Tất cả các loại phương tiện hoạt động ven biển, từ bờ ra đảo, giữa các đảo.

+ Các phương tiện chở hàng nguy hiểm;

+ Các loại phà chở khách, bao gồm cả phương tiện lai nếu có.

+ Tàu thuyền thể thao vui chơi giải trí.

+ Các phương tiện có lắp đặt thiết bị nâng.

+ Các phương tiện của nước ngoài hoặc của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tham gia giao thông đường thuỷ nội địa.

+ Các phương tiện hoạt động trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm, và vịnh: Phương tiện có sức chở người từ 50 người trở lên; Phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần từ 200 tấn trở lên; Phương tiện có động cơ có tổng công suất máy chính từ 135 mã lực trở lên; Phương tiện chuyên dùng như: ụ nổi, bến nổi, thiết bị thi công nổi, nhà nổi, khách sạn nổi, tàu cuốc, tàu hút…. có chiều dài đường nước thiết kế từ 10m trở lên.

- Các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải, thực hiện việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa cho các phương tiện hoạt động trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm và vịnh do địa phương trực tiếp quản lý, bao gồm:

+ Các ph­ương tiện có sức chở người d­ưới 50 người;

+ Các ph­ương tiện không động cơ có trọng tải toàn phần d­ưới 200 tấn;

+ Các ph­ương tiện có động cơ có tổng công suất dư­ới 135 mã lực;

+ Các ph­ương tiện chuyên dùng như: ụ nổi, bến nổi, thiết bị thi công nổi, nhà nổi, tàu cuốc, tàu hút ... có chiều dài thiết kế nhỏ hơn 10m.

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Nếu hồ sơ không đầy đủ thì đơn vị đăng kiểm hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì hẹn thời gian, địa điểm kiểm tra.

- Kết quả kiểm tra mà phương tiện và trang thiết bị lắp trên phương tiện thỏa mãn các quy định của quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì đơn vị đăng kiểm cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện chậm nhất 01 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm đăng kiểm phương tiện GTVT 78.01S.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm đăng kiểm phương tiện GTVT 78.01S hoặc qua hệ thống bưu chính.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị kiểm tra (bản chính) theo mẫu; Trường hợp đề nghị kiểm tra bằng hình thức mời trực tiếp, gọi điện thoại hay bản fax thì không phải nộp Giấy đề nghị kiểm tra;

- Hồ sơ kỹ thuật phương tiện (bản chính):

+ Phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi thì trình hồ sơ thiết kế được duyệt (bản chính);

+ Phương tiện đang khai thác thì trình giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cùng với Sổ kiểm tra kỹ thuật của phương tiện (bản chính);

+ Phương tiện nhập khẩu thì nộp: 01 bản sao chụp tờ khai hàng hoá nhập khẩu đã làm thủ tục Hải quan (có bản chính để đối chiếu); 01 hồ sơ thiết kế được Cục Đăng kiểm Việt Nam duyệt (bản chính) và các tài liệu kỹ thuật của tổ chức nước ngoài cấp cho phương tiện (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc sau khi kiểm tra tại hiện trường đạt yêu cầu.

1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.

1.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trung tâm đăng kiểm phương tiện GTVT 78.01S thuộc Sở GTVT Phú Yên;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

1.7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

1.8. Phí, lệ phí:

- Phí kiểm định tính theo biểu phí tại Thông tư số 123/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

- Lệ phí: 20.000 đồng/01 Giấy chứng nhận.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Giấy đề nghị kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Thỏa mãn các quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng: QCVN01:2008/BGTVT; QCVN17:2011/BGTVT; QCVN25:2010/BGTVT; QCVN50:2012/BGTVT; QCVN51:2012/BGTVT; QCVN 54:2013/BGTVT; QCVN55:2013/BGTVT; QCVN56:2013/BGTVT; QCVN 72:2013/BGTVT; QCVN84:2014/BGTVT; QCVN 85:2014/BGTVT.

1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày năm 2004;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2004 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa;

- Thông tư số 34/2011/TT-BGTVT ngày 26/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2004 và Quy định về Tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 2687/2000/QĐ-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

- Thông tư số 102/2008/TT-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải;

- Thông tư số 123/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng phương tiện thủy nội địa.

2. Cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế đến Sở Giao thông vận tải (cơ quan thẩm định thiết kế).

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Cơ quan thẩm định thiết kế tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ: Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện lại ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trong 02 ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác);

- Cơ quan thẩm định thiết kế tiến hành thẩm định thiết kế theo quy định: Nếu thiết kế đạt yêu cầu, sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thiết kế, cơ quan thẩm định thiết kế cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế. Trường hợp không cấp, cơ quan thẩm định thiết kế thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế (bản chính) theo mẫu;

- 04 bộ hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo có thành phần theo quy định;

- Tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo và các tổng thành, hệ thống cải tạo, thay thế (bản sao có xác nhận của cơ sở thiết kế);

- Bản sao có xác nhận của cơ sở thiết kế của một trong các giấy tờ sau: Giấy Đăng ký xe ô tô; Phiếu sang tên, di chuyển (đối với trường hợp đang làm thủ tục sang tên, di chuyển); Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc giấy tờ chứng nhận đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu (đối với xe cơ giới đã qua sử dụng được phép nhập khẩu, chưa có biển số đăng ký).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết: Trong phạm vi 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thiết kế.

2.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

2.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên.

d) Cơ quan phối hợp: Trung tâm đăng kiểm phương tiện GTVT 78.01S.

2.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo.

2.8. Phí, lệ phí:

- Phí thẩm định thiết kế: 300.000 đồng/mẫu.

- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo: 50.000 đồng/ 01 Giấy chứng nhận (riêng đối với xe ô tô con dưới 10 chỗ: 100.000 đồng/01 Giấy chứng nhận).

2.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT .

2.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Thông tư số 102/2008/TT- BTC ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải;

- Thông tư số 114/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng linh kiện, xe cơ giới và các loại thiết bị, xe máy chuyên dùng.

IV. Lĩnh vực hàng hải

1. Chấp thuận vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo tuyến cố định bằng tàu khách cao tốc đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải (trong trường hợp tàu xuất phát từ cảng, bến thuộc khu vực trách nhiệm do Sở Giao thông vận tải quản lý) hoặc Cảng vụ Hàng hải (trong trường hợp tàu xuất phát từ cảng, bến thuộc khu vực trách nhiệm do Cảng vụ Hàng hải quản lý).

Bước 2: Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải hoặc Cảng vụ Hàng hải tiếp nhận hồ sơ và xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính còn thiếu hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Cảng vụ Hàng hải thông báo rõ nội dung cần bổ sung, sửa đổi. Trường hợp hồ sơ nhận trực tiếp, cán bộ nhận hồ sơ phải kiểm tra và thông báo rõ cho người nộp những nội dung cần bổ sung, sửa đổi; nếu hồ sơ đầy đủ, cấp giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp.

+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Giao thông vận tải hoặc Cảng vụ Hàng hải gửi văn bản lấy ý kiến Cảng vụ Hàng hải hoặc Sở Giao thông vận tải liên quan (nơi có cảng, bến tiếp nhận tàu hoặc trong trường hợp tàu hành trình qua vùng nước hàng hải liên quan), ý kiến của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (trong trường hợp tàu hành trình trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia). Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản lấy ý kiến, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ Hàng hải liên quan có văn bản trả lời.

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn lấy ý kiến các cơ quan liên quan, Sở Giao thông vận tải hoặc Cảng vụ Hàng hải có văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách, hành lý, bao gửi và hàng hóa theo tuyến cố định bằng tàu. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu theo tuyến cố định theo mẫu.

- Văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức, cá nhân khai thác cảng, bến đồng ý cho tàu vào đón, trả hành khách.

- Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách bằng đường thủy; Giấy chứng nhận đăng ký của tàu; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu.

- Bản đăng ký chất lượng dịch vụ theo mẫu.

- Bản quy trình khai thác tàu của tổ chức, cá nhân, trong đó có các nội dung chủ yếu sau: Số lượng tàu khai thác, thời gian khai thác, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa, lên đà, số lượng thuyền viên vận hành, quy trình xử lý tình huống trong trường hợp tàu gặp sự cố khi đang khai thác.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên hoặc Cảng vụ Hàng hải;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên hoặc Cảng vụ Hàng hải;

d) Cơ quan phối hợp: Cục ĐTNĐ Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải, Sở GTVT.

1.7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.

1.8. Phí, lệ phí: Không có.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu theo tuyến cố định theo mẫu.

- Bản đăng ký chất lượng dịch vụ theo mẫu.

1.10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

- Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT ngày 12/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới.

2. Chấp thuận cho tàu khách cao tốc vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo hợp đồng chuyến

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo hợp đồng chuyến đến Sở Giao thông vận tải (trong trường hợp tàu xuất phát từ cảng, bến thuộc khu vực trách nhiệm do Sở Giao thông vận tải quản lý) hoặc Cảng vụ Hàng hải (trong trường hợp tàu xuất phát từ cảng, bến thuộc khu vực trách nhiệm do Cảng vụ Hàng hải quản lý).

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải hoặc Cảng vụ Hàng hải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Cảng vụ Hàng hải có văn bản gửi tổ chức, cá nhân yêu cầu bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Cảng vụ Hàng hải gửi văn bản lấy ý kiến Cảng vụ Hàng hải hoặc Sở Giao thông vận tải liên quan (nơi có cảng, bến tiếp nhận tàu hoặc trong trường hợp tàu hành trình qua vùng nước hàng hải liên quan, đường thủy nội địa địa phương liên quan), ý kiến của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (trong trường hợp tàu hành trình trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia). Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản lấy ý kiến, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải hoặc Sở Giao thông vận tải liên quan có văn bản trả lời.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn lấy ý kiến các cơ quan liên quan, Sở Giao thông vận tải hoặc Cảng vụ Hàng hải có văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo hợp đồng chuyến. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

2.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu theo hợp đồng chuyến theo mẫu;

- Văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức, cá nhân khai thác cảng, bến đồng ý cho tàu vào đón, trả hành khách;

- Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký của tàu; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu; Hợp đồng vận tải, trong đó có các nội dung chủ yếu sau: Tên tàu, tuyến hành trình, tên các cảng, bến đón trả khách, số lượng hành khách, thời gian và số chuyến theo hợp đồng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên hoặc Cảng vụ Hàng hải

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở GTVT Phú Yên hoặc Cảng vụ Hàng hải

d) Cơ quan phối hợp: Sở GTVT hoặc Cảng vụ Hàng hải hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

2.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.

2.8. Phí, lệ phí: Không có.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu theo hợp đồng chuyến.

2.10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

- Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT ngày 12/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới.

3. Chấp thuận cho tàu khách cao tốc vận tải hành khách, hành lý, bao gửi không có mục đích kinh doanh

3.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận vận tải người, hành lý, bao gửi không có mục đích kinh doanh đến Sở Giao thông vận tải (trong trường hợp tàu xuất phát từ cảng, bến thuộc khu vực trách nhiệm do Sở Giao thông vận tải quản lý) hoặc Cảng vụ Hàng hải (trong trường hợp tàu xuất phát từ cảng, bến thuộc khu vực trách nhiệm do Cảng vụ Hàng hải quản lý).

Bước 2: Giải quyết TTHC:

Sở Giao thông vận tải hoặc Cảng vụ Hàng hải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Cảng vụ Hàng hải có văn bản gửi tổ chức, cá nhân yêu cầu bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ;

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Cảng vụ Hàng hải gửi văn bản lấy ý kiến Cảng vụ Hàng hải hoặc Sở Giao thông vận tải liên quan (nơi có cảng, bến tiếp nhận tàu hoặc trong trường hợp tàu hành trình qua vùng nước hàng hải liên quan, đường thủy nội địa địa phương liên quan), ý kiến của Cục Đường thủy nội địa liên quan (nơi có cảng, bến tiếp nhận tàu hoặc trong trường hợp tàu hành trình trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia). Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản lấy ý kiến, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải liên quan có văn bản trả lời;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn lấy ý kiến, Sở Giao thông vận tải hoặc Cảng vụ Hàng hải có văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải người, hành lý, bao gửi và hàng hóa không có mục đích kinh doanh. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên.

- Nộp giấy biên nhận;

- Nhận kết quả;

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17giờ (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết).

3.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GTVT Phú Yên hoặc qua hệ thống bưu chính.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu không có mục đích kinh doanh theo mẫu;

- Văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức, cá nhân khai thác cảng, bến đồng ý cho tàu vào đón, trả hành khách;

- Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký của tàu; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu; Bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên;

- Phương án chạy tàu cụ thể trong trường hợp hành trình của tàu đến khu vực không có cảng, bến.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

3.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GTVT Phú Yên hoặc Cảng vụ Hàng hải

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GTVT Phú Yên hoặc Cảng vụ Hàng hải;

d) Cơ quan phối hợp: Sở GTVT hoặc Cảng vụ Hàng hải hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

3.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.

3.8. Phí, lệ phí: Không có.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu không có mục đích kinh doanh.

3.10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

3.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

- Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

- Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT ngày 12/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 902/QĐ-UBND ngày 27/04/2016 công bố thủ tục hành chính mới và bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Yên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.651

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.174.4
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!