Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 798/QĐ-BTP Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Nguyễn Khánh Ngọc
Ngày ban hành: 03/04/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 798/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định số 2677/QĐ-BTP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Văn phòng Chính phủ (để biết);
- Bộ Giao thông vận tải (để phối hợp);
- Cổng TTĐT Bộ Tư pháp (để công khai);
- Lưu VT, CĐKQGGDBĐ.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Khánh Ngọc

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 798/QĐ-BTP ngày 03 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A

Thủ tục hành chính cấp trung ương

I

Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

1

BTP-277350

Đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay

Thông tư số 01/2019/TT-BTP[1]

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Cục Hàng không Việt Nam

2

BTP-277351

Đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu bay trong trường hợp mua bán tàu bay có bảo lưu quyền sở hữu

Thông tư số 01/2019/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Cục Hàng không Việt Nam

3

BTP-277352

Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký

Thông tư số 01/2019/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Cục Hàng không Việt Nam

4

BTP-277353

Sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký

Thông tư số 01/2019/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Cục Hàng không Việt Nam

5

BTP-277354

Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay

Thông tư số 01/2019/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Cục Hàng không Việt Nam

6

BTP-277355

Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

Thông tư số 01/2019/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Cục Hàng không Việt Nam

7

BTP-277356

Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

Thông tư số 01/2019/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Cục Hàng không Việt Nam

8

BTP-277357

Cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

Thông tư số 01/2019/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Cục Hàng không Việt Nam

II

Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

1

BTP-277358

Đăng ký thế chấp tàu biển

Thông tư số 01/2019/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

2

BTP-277359

Đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu biển trong trường hợp mua bán tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu

Thông tư số 01/2019/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

3

BTP-277360

Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký

Thông tư số 01/2019/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

4

BTP-277361

Sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký

Thông tư số 01/2019/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

5

BTP-277362

Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp tàu biển

Thông tư số 01/2019/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

6

BTP-277363

Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

Thông tư số 01/2019/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

7

BTP-277364

Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

Thông tư số 01/2019/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

8

BTP-277365

Cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

Thông tư số 01/2019/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

III

Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác

1

BTP-277375

Đăng ký thế chấp bằng tài sản là động sản khác

Thông tư số 08/2018/TT-BTP[2]

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản

2

BTP-277376

Đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu

Thông tư số 08/2018/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản

3

BTP-277377

Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng tài sản là động sản khác

Thông tư số 08/2018/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản

4

BTP-277378

Sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký bằng tài sản là động sản khác

Thông tư số 08/2018/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản

5

BTP-277379

Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng tài sản là động sản khác

Thông tư số 08/2018/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản

6

BTP-277380

Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác

Thông tư số 08/2018/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản

7

BTP-277381

Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác

Thông tư số 08/2018/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản

8

BTP-277382

Cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác

Thông tư số 08/2018/TT-BTP

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản

Chú thích:

Tại cột “Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung” gồm các văn bản sau đây (tên, số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành và trích yếu của các văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung sửa đổi, bổ sung):

- Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp[3]

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển[4]

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

I. Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

1. Đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay

1.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Cục Hàng không Việt Nam;

- Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam để quyết định việc đăng ký;

- Cục Hàng không Việt Nam ghi nội dung đăng ký vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam (Trong trường hợp từ chối đăng ký, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do);

- Nhận kết quả tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Hợp đồng cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

1.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay [5]

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay được xác định theo giá trị khoản giao dịch đảm bảo tính bằng đồng Việt Nam:

Công việc, dịch vụ thu phí

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

- Giá trị giao dịch dưới 2,1 tỷ đồng

Lần

1.800.000

- Giá trị giao dịch từ 2,1 tỷ đồng đến 70 tỷ đồng

Lần

5.400.000

- Giá trị giao dịch từ trên 70 tỷ đồng đến 280 tỷ đồng

Lần

10.000.000

- Giá trị giao dịch trên 280 tỷ đồng

Lần

18.000.000

- Trường hợp không xác định được cụ thể giá trị giao dịch

Lần

18.000.000

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay (Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019)

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18/8/2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay, có hiệu lực ngày 15/10/2015;

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;

- Thông tư số 193/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, có hiệu lực ngày 01/01/2017.

2. Đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu bay trong trường hợp mua bán tàu bay có bảo lưu quyền sở hữu

2.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Cục Hàng không Việt Nam;

- Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam để quyết định việc đăng ký;

- Cục Hàng không Việt Nam ghi nội dung đăng ký vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam (Trong trường hợp từ chối đăng ký, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do);

- Nhận kết quả tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Hợp đồng mua bán tàu bay có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tàu bay kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu bay (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay được xác định theo giá trị khoản giao dịch đảm bảo tính bằng đồng Việt Nam:

Công việc, dịch vụ thu phí

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

- Giá trị giao dịch dưới 2,1 tỷ đồng

Lần

1.800.000

- Giá trị giao dịch từ 2,1 tỷ đồng đến 70 tỷ đồng

Lần

5.400.000

- Giá trị giao dịch từ trên 70 tỷ đồng đến 280 tỷ đồng

Lần

10.000.000

- Giá trị giao dịch trên 280 tỷ đồng

Lần

18.000.000

- Trường hợp không xác định được cụ thể giá trị giao dịch

Lần

18.000.000

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay (Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019)

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18/8/2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay, có hiệu lực ngày 15/10/2015;

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;

- Thông tư số 193/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, có hiệu lực ngày 01/01/2017.

3. Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký

3.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Cục Hàng không Việt Nam;

- Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam để quyết định việc đăng ký;

- Cục Hàng không Việt Nam ghi nội dung đăng ký vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam (Trong trường hợp từ chối đăng ký, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do);

- Nhận kết quả tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);

- Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã cấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng cầm cố, thế chấp tàu bay hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tàu bay có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu bay hoặc văn bản chứng minh nội dung thay đổi (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Danh mục các hợp đồng cầm cố, thế chấp tàu bay đã đăng ký hoặc danh mục hợp đồng mua bán tàu bay có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu bay đã đăng ký đối với trường hợp thay đổi tên của bên nhận bảo đảm hoặc thay đổi bên nhận bảo đảm trong nhiều hợp đồng cầm cố, thế chấp tàu bay hoặc hợp đồng mua bán tàu bay có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu bay đã đăng ký (01 bản sao không có chứng thực);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.

3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký

3.8. Phí, lệ phí (nếu có): 550.000 đồng/1 lần

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký (Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019)

Danh mục các hợp đồng bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký (nếu có) (Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019)

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18/8/2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay, có hiệu lực ngày 15/10/2015;

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;

- Thông tư số 193/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, có hiệu lực ngày 01/01/2017.

4. Sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký

4.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Cục Hàng không Việt Nam;

- Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra hồ sơ để quyết định việc sửa chữa sai sót;

- Cục Hàng không Việt Nam chỉnh lý và cấp lại văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay nếu có sai sót trong văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, thu hồi văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã cấp có sai sót (Trong trường hợp từ chối sửa chữa sai sót, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do);

- Nhận kết quả tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót (01 bản chính);

- Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã cấp, nếu có sai sót (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4.4. Thời hạn giải quyết: Trong 01 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.

4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: tùy từng trường hợp cụ thể, có thể là một trong những kết quả sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký hoặc Giấy chứng nhận đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là tàu bay hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay.

4.8. Phí, lệ phí (nếu có): không phải nộp phí (nếu do lỗi của cơ quan đăng ký)

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay (Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019)

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18/8/2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay, có hiệu lực ngày 15/10/2015;

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;

- Thông tư số 193/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, có hiệu lực ngày 01/01/2017.

5. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay

5.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Cục Hàng không Việt Nam;

- Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam để quyết định việc đăng ký.

- Cục Hàng không Việt Nam ghi nội dung đăng ký vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam (Trong trường hợp từ chối đăng ký, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do);

- Nhận kết quả tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp (01 bản chính);

- Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã cấp (01 bản sao không có chứng thực);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

5.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.

5.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là tàu bay

5.8. Phí, lệ phí (nếu có): 1.800.000 đồng/1 lần

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là tàu bay (Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019)

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18/8/2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay, có hiệu lực ngày 15/10/2015;

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;

- Thông tư số 193/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, có hiệu lực ngày 01/01/2017.

6. Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

6.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Cục Hàng không Việt Nam;

- Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam để quyết định việc xóa đăng ký;

- Cục Hàng không Việt Nam ghi nội dung xóa đăng ký vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam (Trong trường hợp từ chối xóa đăng ký, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do);

- Nhận kết quả tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);

- Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã cấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận về việc chấm dứt nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm và trên phiếu yêu cầu xóa đăng ký không có chữ ký của bên nhận bảo đảm;

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

b) Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP (cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm), hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);

- Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã cấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

6.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc xóa đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.

6.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

6.8. Phí, lệ phí (nếu có): không

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay (Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019)

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18/8/2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay, có hiệu lực ngày 15/10/2015;

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;

- Thông tư số 193/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, có hiệu lực ngày 01/01/2017.

7. Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

7.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Cục Hàng không Việt Nam;

- Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra hồ sơ để quyết định việc cung cấp thông tin;

- Cục Hàng không Việt Nam tra cứu thông tin trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam và cung cấp thông tin bằng văn bản cho người yêu cầu (Trong trường hợp từ chối cung cấp thông tin, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu cung cấp thông tin trong đó nêu rõ lý do);

- Nhận kết quả tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện

7.3. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

7.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.

7.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

7.8. Phí, lệ phí (nếu có): 500.000 đồng/tàu bay

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay (Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019)

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18/8/2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay, có hiệu lực ngày 15/10/2015;

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;

- Thông tư số 193/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, có hiệu lực ngày 01/01/2017.

8. Cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

8.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Cục Hàng không Việt Nam;

- Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra hồ sơ để quyết định việc cấp bản sao;

- Cục Hàng không Việt Nam cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm cho người yêu cầu (Trong trường hợp từ chối, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong đó nêu rõ lý do);

- Nhận kết quả tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện

8.3. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu cấp bản sao

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

8.4. Thời hạn giải quyết: Trong 01 ngày làm việc từ ngày nhận được yêu cầu.

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.

8.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm

8.8. Phí, lệ phí (nếu có):

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18/8/2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay, có hiệu lực ngày 15/10/2015;

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;

- Thông tư số 193/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, có hiệu lực ngày 01/01/2017.

II. Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

1. Đăng ký thế chấp tàu biển

1.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam;

- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam để quyết định việc đăng ký;

- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam ghi nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam (Trong trường hợp từ chối đăng ký, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do);

- Nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc qua đường bưu điện

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Hợp đồng thế chấp tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

1.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): 80.000 đồng/hồ sơ

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển (Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019)

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển, có hiệu lực ngày 01/7/2017;

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;

- Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 01/01/2017;

- Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 11/12/2017.

2. Đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu biển trong trường hợp mua bán tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu

2.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam;

- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam để quyết định việc đăng ký;

- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam ghi nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam (Trong trường hợp từ chối đăng ký, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do);

- Nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc qua đường bưu điện

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tàu biển kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

2.8. Phí, lệ phí (nếu có): 80.000 đồng/hồ sơ

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển (Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019)

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển, có hiệu lực ngày 01/7/2017;

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;

- Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 01/01/2017;

- Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 11/12/2017.

3. Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký

3.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam;

- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam để quyết định việc đăng ký;

- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam ghi nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam (Trong trường hợp từ chối đăng ký, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do);

- Nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc qua đường bưu điện

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);

- Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp tàu biển hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưua quyền sở hữu tàu biển hoặc văn bản chứng minh nội dung thay đổi (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Danh mục các hợp đồng thế chấp tàu biển đã đăng ký hoặc danh mục hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển đã đăng ký đối với trường hợp thay đổi tên của bên nhận bảo đảm hoặc thay đổi bên nhận bảo đảm trong nhiều hợp đồng thế chấp tàu biển hoặc hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển đã đăng ký (01 bản sao không có chứng thực);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.

3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký

3.8. Phí, lệ phí (nếu có): 60.000 đồng/hồ sơ

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký (Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019)

Danh mục các hợp đồng bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký (nếu có) (Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019)

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển, có hiệu lực ngày 01/7/2017;

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;

- Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 01/01/2017;

- Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 11/12/2017.

4. Sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký

4.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam;

- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam kiểm tra hồ sơ để quyết định việc sửa chữa sai sót;

- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam chỉnh lý và cấp lại văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển nếu có sai sót trong văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp, thu hồi văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp có sai sót (Trong trường hợp từ chối sửa chữa sai sót, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do);

- Nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót (01 bản chính);

- Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp nếu có sai sót (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4.4. Thời hạn giải quyết: Trong 01 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.

4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: tùy từng trường hợp cụ thể, có thể là một trong những kết quả sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký hoặc Giấy chứng nhận đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là tàu biển hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển.

4.8. Phí, lệ phí (nếu có): không phải nộp phí (nếu do lỗi của cơ quan đăng ký)

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển (Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019)

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển, có hiệu lực ngày 01/7/2017;

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;

- Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 01/01/2017;

- Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 11/12/2017.

5. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp tàu biển

5.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam;

- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam để quyết định việc đăng ký.

- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam ghi nội dung đăng ký vào Sổ Đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam (Trong trường hợp từ chối đăng ký, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do);

- Nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (01 bản chính);

- Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp (01 bản sao không có chứng thực);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

5.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.

5.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là tàu biển

5.8. Phí, lệ phí (nếu có): 30.000 đồng/hồ sơ

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là tàu biển (Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019)

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển, có hiệu lực ngày 01/7/2017;

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;

- Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 01/01/2017;

- Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 11/12/2017.

6. Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

6.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam;

- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam để quyết định việc xóa đăng ký.

- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam ghi nội dung xóa đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam (Trong trường hợp từ chối xóa đăng ký, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do);

- Nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);

- Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận về việc chấm dứt nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm và trên phiếu yêu cầu xóa đăng ký không có chữ ký của bên nhận bảo đảm;

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

b) Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP (cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm), hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);

- Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

6.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc xóa đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.

6.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

6.8. Phí, lệ phí (nếu có): 20.000 đồng/hồ sơ

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển (Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019)

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển, có hiệu lực ngày 01/7/2017;

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;

- Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 01/01/2017;

- Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 11/12/2017.

7. Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

7.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam;

- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam kiểm tra hồ sơ để quyết định việc cung cấp thông tin;

- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam tra cứu thông tin trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cung cấp thông tin bằng văn bản cho người yêu cầu (Trong trường hợp từ chối cung cấp thông tin, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu cung cấp thông tin trong đó nêu rõ lý do);

- Nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

7.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.

7.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

7.8. Phí, lệ phí (nếu có): 30.000 đồng/hồ sơ

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển (Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019)

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển, có hiệu lực ngày 01/7/2017;

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;

- Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 01/01/2017;

- Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 11/12/2017.

8. Cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

8.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam;

- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam kiểm tra hồ sơ để quyết định việc cấp bản sao;

- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm cho người yêu cầu (Trong trường hợp từ chối, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong đó nêu rõ lý do);

- Nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu cấp bản sao

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

8.4. Thời hạn giải quyết: Trong 01 ngày làm việc từ ngày nhận được yêu cầu.

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.

8.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm

8.8. Phí, lệ phí (nếu có): 25.000 đồng/trường hợp

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển, có hiệu lực ngày 01/7/2017;

- Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;

- Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 01/01/2017.

- Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 11/12/2017.

III. Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác

1. Đăng ký thế chấp bằng tài sản là động sản khác

1.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại một trong các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Trung tâm Đăng ký kiểm tra hồ sơ để quyết định việc đăng ký. Trung tâm Đăng ký nhập thông tin về biện pháp bảo đảm trên phiếu yêu cầu đăng ký vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm (Trong trường hợp có căn cứ từ chối, Trung tâm Đăng ký thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do);

- Trvăn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm có xác nhận của Trung tâm Đăng ký cho người yêu cầu đăng ký.

1.2. Cách thức thực hiện:

Nộp theo một trong các phương thức sau:

- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện;

- Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm, gồm một trong các loại giấy tờ sau:

Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

Văn bản xác nhận (chữ ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội; thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): 80.000 đồng/hồ sơ.

Không thu phí trong trường hợp thông báo việc kê biên tài sản thi hành án.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng (Mẫu số 01);

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 01/01/2017;

- Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 11/12/2017.

2. Đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu

2.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại một trong các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Trung tâm Đăng ký kiểm tra hồ sơ để quyết định việc đăng ký. Trung tâm Đăng ký nhập thông tin về biện pháp bảo đảm trên phiếu yêu cầu đăng ký vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm (Trong trường hợp có căn cứ từ chối, Trung tâm Đăng ký thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do) ;

- Trvăn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm có xác nhận của Trung tâm Đăng ký cho người yêu cầu đăng ký.

2.2. Cách thức thực hiện:

Nộp theo một trong các phương thức sau:

- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện;

- Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tài sản kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia hợp đồng bảo đảm, hợp đồng mua bán (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội; thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng

2.8. Phí, lệ phí (nếu có): 80.000 đồng/hồ sơ.

Không thu phí trong trường hợp thông báo việc kê biên tài sản thi hành án.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng (Mẫu số 01);

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 01/01/2017;

- Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 11/12/2017.

3. Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng tài sản là động sản khác

3.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại một trong các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Trung tâm Đăng ký kiểm tra hồ sơ để quyết định việc đăng ký. Trung tâm Đăng ký nhập thông tin về biện pháp bảo đảm trên phiếu yêu cầu đăng ký vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm (Trong trường hợp có căn cứ từ chối, Trung tâm Đăng ký thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do) ;

- Trvăn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm có xác nhận của Trung tâm Đăng ký cho người yêu cầu đăng ký.

3.2. Cách thức thực hiện:

Nộp theo một trong các phương thức sau:

- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện;

- Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình

3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội; thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng

3.8. Phí, lệ phí (nếu có): 60.000 đồng/hồ sơ.

Không thu phí trong trường hợp yêu cầu thay đổi nội dung đã thông báo việc kê biên tài sản thi hành án.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký (Mẫu số 02);

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 01/01/2017;

- Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 11/12/2017.

4. Sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký bằng tài sản là động sản khác

4.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại một trong các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Trung tâm Đăng ký kiểm tra hồ sơ để quyết định việc sửa chữa sai sót. Trung tâm Đăng ký chỉnh lý thông tin về biện pháp bảo đảm trên phiếu yêu cầu đăng ký vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm (Trong trường hợp có căn cứ từ chối, Trung tâm Đăng ký thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do) ;

- Trvăn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm có xác nhận của Trung tâm Đăng ký cho người yêu cầu đăng ký.

4.2. Cách thức thực hiện:

Nộp theo một trong các phương thức sau:

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện;

- Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4.4. Thời hạn giải quyết: Trong 01 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình

4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội; thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng

4.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót (Mẫu số 03).

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 01/01/2017;

- Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 11/12/2017.

5. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng tài sản là động sản khác

5.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại một trong các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Trung tâm Đăng ký kiểm tra hồ sơ để quyết định việc đăng ký. Trung tâm Đăng ký nhập thông tin về biện pháp bảo đảm trên phiếu yêu cầu đăng ký vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm (Trong trường hợp có căn cứ từ chối, Trung tâm Đăng ký thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do) ;

- Trvăn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm có xác nhận của Trung tâm Đăng ký cho người yêu cầu đăng ký.

5.2. Cách thức thực hiện:

Nộp theo một trong các phương thức sau:

- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện;

- Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình

5.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội; thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng

5.8. Phí, lệ phí (nếu có): 30.000 đồng/hồ sơ.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm (Mẫu số 04).

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 01/01/2017;

- Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 11/12/2017.

6. Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác

6.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại một trong các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Trung tâm Đăng ký kiểm tra hồ sơ để quyết định việc đăng ký. Trung tâm Đăng ký nhập thông tin về biện pháp bảo đảm trên phiếu yêu cầu đăng ký vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm (Trong trường hợp có căn cứ từ chối, Trung tâm Đăng ký thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do) ;

- Trvăn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm có xác nhận của Trung tâm Đăng ký cho người yêu cầu đăng ký.

6.2. Cách thức thực hiện:

Nộp theo một trong các phương thức sau:

- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện;

- Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP.

b) Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP (cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm), hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

- Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ;

- Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đi chiếu).

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

6.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình

6.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội; thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng

6.8. Phí, lệ phí (nếu có): 20.000 đồng/hồ sơ. Không thu phí trong trường hợp xóa thông báo việc kê biên.

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (Mẫu số 05);

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 01/01/2017;

- Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 11/12/2017.

7. Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác

7.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại một trong các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Trung tâm Đăng ký kiểm tra hồ sơ để quyết định việc cung cấp thông tin. Trung tâm Đăng ký tra cứu thông tin trong cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và cung cấp thông tin bằng văn bản cho người yêu cầu (Trong trường hợp có căn cứ từ chối, Trung tâm Đăng ký thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do);

- Trvăn bản cung cấp thông tin có xác nhận của Trung tâm Đăng ký cho người yêu cầu.

7.2. Cách thức thực hiện:

Nộp theo một trong các phương thức sau:

- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện;

- Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

7.4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình

7.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội; thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên tài sản thi hành án

7.8. Phí, lệ phí (nếu có): 30.000 đồng/hồ sơ. Không thu phí trong trường hợp Chấp hành viên yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản kê biên.

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên tài sản để thi hành án dân sự (Mẫu số 07).

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 01/01/2017;

- Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 11/12/2017.

8. Cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác

8.1. Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại một trong các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Trung tâm Đăng ký kiểm tra hồ sơ để quyết định. Trung tâm Đăng ký cấp và trả bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm cho người yêu cầu (Trong trường hợp có căn cứ từ chối, Trung tâm Đăng ký thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do).

8.2. Cách thức thực hiện:

Nộp theo một trong các phương thức sau:

- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện;

- Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu yêu cầu

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

8.4. Thời hạn giải quyết: Trong 01 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình

8.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội; thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng

8.8. Phí, lệ phí (nếu có): 25.000 đồng/trường hợp. Không thu phí trong trường hợp kê biên tài sản thi hành án.

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký (Mẫu số 06).

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực ngày 15/10/2017;

- Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 01/01/2017;

- Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 11/12/2017.



[1] Sửa đổi, bổ sung các nội dung sau đây: (1) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính; (2) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai; (3) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính.

[2] Sửa đổi, bổ sung các nội dung sau đây: (1) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính; (2) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai; (3) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính.

[3] Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 thay thế các Thông tư sau đây:

- Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án

- Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp

- Thông tư số 08/2014/TT-BTP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp và Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án

- Thông tư số 11/2015/TT-BTP ngày 01 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2014/TT-BTP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp và Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án

[4] Thông tư số 01/2019/TT-BTP ngày 17/01/2019: thay thế Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển

[5] Nội dung in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 798/QĐ-BTP ngày 03/04/2019 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


93

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.216.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!