1
|
Đăng ký nội dung quảng
cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt,
sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi
|
1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và
Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Giấy tiếp nhận
bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
còn hiệu lực (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải
có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa
hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma
két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân. Đối
với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản
công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận
của tổ chức, cá nhân);
- Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội
dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng
tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chúng.
- Tài liệu chứng minh cho thông tin quảng cáo có
sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân;
- Trường hợp quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”,
“duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự thì phải bổ
sung tài liệu chứng minh cho thông tin quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”,
“duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự quy định tại
khoản 1 Điều 2 Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL .
2. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu số
10 Phụ lục I: Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo
3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính:
1/ Theo các quy định của pháp luật về quảng cáo:
- Có giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết
của cá nhân phải có tài liệu chứng minh được cá nhân đó đồng ý hoặc được pháp
luật cho phép;
- Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”,
“tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự phải có tài liệu hợp
pháp chứng minh theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL
ngày 06/12/2013, quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật
quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
- Quảng cáo có sử dụng logo, thương hiệu, nhãn hiệu,
các thông tin về bảo hộ độc quyền sáng chế phải có tài liệu, văn bằng bảo hộ,
chứng nhận ... chứng minh cho thông tin quảng cáo theo pháp luật sở hữu trí
tuệ.
Nội dung bắt buộc phải có trong quảng cáo (Nghị định
số 181/2013/NĐ-CP):
- Tên thực phẩm;
- Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có)
- Tên và địa chỉ của tổ chức/ cá nhân chịu trách
nhiệm về thực phẩm;
Nội dung không được phép có trong quảng cáo:
- Không vi phạm các hành vi cấm trong quảng cáo
quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo 16/2012/QH13;
- Không quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm
sản phẩm đó là thuốc;
2/ Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số
15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật An toàn thực phẩm
- Không thuộc sản phẩm cấm quảng cáo quy định tại
Điều 7 Luật Quảng cáo
- Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải
đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố
sản phẩm theo quy định hiện hành.
- Sản phẩm đăng ký nội dung quảng cáo phải có Giấy
tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm, Bản công bố sản phẩm, Nhãn sản phẩm
đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
- Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng,
tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm.
Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục,
tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư
cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng
cáo thực phẩm.
- Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải
có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa
hình, đĩa âm thanh;
- Đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì
phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức,
cá nhân);
- Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng,
tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu
khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội
dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng
tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
3/ Theo quy định tại Nghị định số 100/2014/NĐ-CP
của Chính phủ: Quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho
trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo:
- cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng
cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi;
- cấm quảng cáo bình bú và vú ngậm nhân tạo dưới
mọi hình thức; sử dụng hình ảnh bào thai hoặc trẻ nhỏ trong quảng cáo sữa
dùng cho phụ nữ mang thai.
- Cấm có nội dung sau đây:
+ Tranh ảnh, lời văn hoặc các hình thức khác nhằm
khuyến khích việc cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, cho trẻ bú bằng
bình hoặc không khuyến khích việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ;
+ So sánh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ là tương
đương hoặc tốt hơn sữa mẹ;
+ Tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa
mẹ.
- Quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24
tháng tuổi phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
+ Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung:
"Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của
trẻ nhỏ";
+ Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là
thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”;
phù hợp với quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định 100/2014/NĐ-CP và quy định
khác của pháp luật về quảng cáo và an toàn thực phẩm.
|
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1:
Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo lập hồ sơ
gửi Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông. Địa chỉ: Số 98, đường
23/3, phường Nghĩa Đức, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Điện thoại: 02613
838 838.
Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực
tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trực tuyến.
Bước 2:
- Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành
phần hồ sơ, tính hợp lệ của giấy tờ do người yêu cầu xuất trình hoặc nộp.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ
viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy
đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định;
trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản
hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, lập thành văn bản hướng dẫn, trong
đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ
đệm, tên của người tiếp nhận hồ sơ.
- Hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định
mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận hồ sơ từ chối tiếp
nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản,
trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
- Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu
chính thì Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông gửi giấy tiếp nhận
hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
- Thực hiện chuyển hồ sơ đến Sở Y tế để giải quyết.
Bước 3:
- Sở Y tế có trách nhiệm xem xét hồ sơ và trả kết
quả theo Mẫu số 11 Phụ lục I
ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Thời hạn này được tính từ ngày
đóng dấu đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện
hoặc ngày hồ sơ hoàn chỉnh được tiếp nhận trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
- Trong trường hợp không đồng ý với nội dung quảng
cáo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế phải có văn bản
nêu rõ lý do và căn cứ
pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ
sung 01 lần.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận
hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản
trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung
nêu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị
Bước 4:
Trung tâm Phục vụ hành chính công có trách nhiệm
trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo các hình thức sau:
- Trả trực tiếp cho người đề nghị đăng ký tại
Trung tâm Phục vụ hành chính công.
- Trả kết quả qua đường bưu chính theo đề nghị của
người đề nghị đăng ký (phí dịch vụ bưu chính do người đề nghị đăng ký chi trả).
2. Thời gian giải quyết:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ.
3. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy xác nhận hồ sơ quảng cáo
|
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày
17/6/2010 của Quốc hội.
- Luật quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của
Quốc hội.
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11
năm 2013, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
- Thông tư số 09/2015/TT- BYT ngày 25/5/2015 về
xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc
lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.
- Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013,
quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quảng cáo và
Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Quảng Cáo;
- Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 11
năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng
dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo.
- Thông tư số 67/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm.
|
Phí: 1.100.000/lần/1
sản phẩm
Lệ phí: không có;
(Theo Thông tư
67/2021/ TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
trong công tác an toàn thực phẩm)
|
1.003108
|