ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 569/QĐ-UBND
|
Cà Mau, ngày 24 tháng 3 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ CỦA THANH TRA TỈNH CÀ MAU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và được sửa đổi, bổ sung năm 2017,
năm 2019;
Căn cứ
Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục
hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ
Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng
dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và Thông tư số 01/2018/TT-VPCP
ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành
một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính;
Căn cứ Quyết định số
70/QĐ-TTCP ngày 08/3/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ công bố thủ tục hành
chính được thay thế trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Thanh tra Chính phủ;
Theo đề nghị của Chánh Thanh
tra tỉnh tại Tờ trình số 13/TTr-TT ngày 19/3/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 04 thủ tục hành
chính thay thế cho 05 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Phòng chống tham nhũng
thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra tỉnh Cà Mau được Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh công bố tại Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày 21/5/2018 (kèm theo
danh mục và nội dung).
Điều 2. Giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh (Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh) và các cơ quan, đơn vị
liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy trình nội bộ, liên
thông và điện tử thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông giải quyết đối
với 04 thủ tục hành chính công bố tại Điều 1 của Quyết định này, hoàn thành
xong trước ngày 05/4/2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh,
Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế 05 thủ tục hành chính cấp tỉnh
(STT: 6, 7, 8, 9, 10), 05 thủ tục hành chính cấp huyện và cấp xã (STT: 1, 2, 3,
4, 5) tại phần Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 1472/QĐ-UBND ngày
13/9/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố chuẩn hóa Danh mục thủ tục
hành chính thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính
công ích và thủ tục hành chính tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả tại Bộ phận Một
cửa các cấp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra tỉnh Cà Mau./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lâm Văn Bi
|
DANH
MỤC VÀ NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG
THAM NHŨNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA THANH TRA TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết
định số: 569/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2021 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
PHẦN
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành
chính bị thay thế
Số TT
|
Mã TTHC Địa
phương
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Căn cứ văn bản
quy định thay thế thủ tục hành chính
|
I.
|
Quyết định số
828/QĐ-UBND ngày 21/5/2018
|
1.
|
2.001790.000.00.00.H12
|
Thủ tục thực hiện việc kê khai tài sản thu nhập
|
- Luật số
36/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc hội (Luật Phòng, chống tham nhũng năm
2018);
- Nghị định số
130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của
người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
|
2.
|
2.001907.000.00.00.H12
|
Thủ tục công khai bản kê khai tài sản, thu nhập
|
3.
|
2.001905.000.00.00.H12
|
Thủ tục xác minh tài sản, thu nhập
|
4.
|
2.001798.000.00.00.H12
|
Thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình
|
5.
|
2.001797.000.00.00.H12
|
Thủ tục thực hiện việc giải trình
|
II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục kê khai tài sản,
thu nhập
Trình tự thực
hiện
|
- Bước 1: Lập danh sách người có nghĩa vụ
kê khai và hướng dẫn việc kê khai
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người có
nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (gọi tắt là người có nghĩa vụ kê khai) lập
danh sách người có nghĩa vụ kê khai được quy định tại Điều 34 Luật Phòng chống
tham nhũng 2018 và Điều 10 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của
Chính phủ.
+ Cơ quan, tổ chức gửi mẫu Bản kê khai tài sản,
thu nhập theo mẫu quy định tại Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của
Chính phủ (sau đây gọi là Bản kê khai), hướng dẫn và yêu cầu người có nghĩa vụ
kê khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập.
- Bước 2: Thực hiện việc kê khai
Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm kê
khai theo mẫu (02 bản kê khai) và gửi về cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc.
Tài sản, thu nhập phải kê khai (quy định tại Điều 35 Luật Phòng, chống tham
nhũng năm 2018), bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng
và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá
và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Trường họp bản kê khai không đúng theo mẫu hoặc
không đầy đủ về nội dung thì cơ quan, tố chức, đơn vị yêu cầu kê khai bổ sung
hoặc kê khai lại. Thời hạn kê khai bổ sung hoặc kê khai lại là 07 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu, trừ trường họp có lý do chính đáng.
- Bước 3: Tiếp nhận, quản lỷ, bàn giao bản
kê khai.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được bản
kê khai, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai
rà soát, kiếm tra bản kê khai và bàn giao 01 bản kê khai cho Cơ quan kiểm
soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền quy định tại Điều 30 Luật Phòng, chống
tham nhũng năm 2018.
- Bước 4: Công khai bản kê khai
a) Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai
phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên
làm việc.
b) Bản kê khai của người dự kiến được bố nhiệm
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai
tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.
c) Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc
hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định
của pháp luật về bầu cử.
d) Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn
tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công
khai được thực hiện theo quy định của ủy ban Thường vụ Quốc hội.
e) Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy
phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành
viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
|
Mẫu đơn, tờ
khai
|
Ban hành kèm theo Nghị
định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản,
thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
|
Cách thức thực
hiện
|
Việc kê khai tài sản, thu nhập được tiến hành
tại cơ quan, tố chức, đơn vị của người có nghĩa vụ phải kê khai.
|
Thời gian thực
hiện thủ tục hành chính
|
1. Thời điểm hoàn thành kê khai lần đầu:
- Người đang giữ vị trí công tác quy định tại
các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 phải
hoàn thành việc kê khai trước ngày 31/3/2021 (theo hướng dẫn tại Công văn số
252/TTCP-C.IV ngày 19/2/2021 của Thanh tra Chính phủ).
- Người lần đầu giữ vị trí công tác quy định tại
các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 phải hoàn thành
việc kê khai chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố
trí vào vị trí công tác.
2. Thời điếm hoàn thành việc kê khai bổ sung:
Khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về
tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê
khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản,
thu nhập.
3. Thời điếm hoàn thành việc kê khai hàng năm:
Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương
đương trở lên; người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài
sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ phải hoàn
thành việc kê khai trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
4. Thời điểm hoàn thành việc kê khai phục vụ
công tác cán bộ:
- Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại các
khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 khi dự kiến
bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác phải hoàn thành
kê khai chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác;
- Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại khoản
4 Điều 34 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 việc kê khai được thực hiện
theo quy định của pháp luật về bầu cử.
|
Kết quả thực
hiện
|
Bản kê khai tài sản, thu nhập.
|
Thành phần,
số lượng hồ sơ
|
Thành phần hồ sơ gồm có:
1. Các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực
hiện việc kê khai;
2. Danh sách đối tượng phải kê khai theo quy định;
3. Bản kê khai tài sản, thu nhập của các đối
tượng thuộc diện phải kê khai (02 bản);
4. Số theo dõi việc giao, nhận Bản kê khai.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
|
Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính
|
Người có nghĩa vụ phải kê khai theo quy định tại
Điều 34 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 và Điều 10 Nghị
định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản,
thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
|
Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
|
Cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến địa
phương; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan hành chính
nhà nước; các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện tổ chức triển khai việc kê
khai tài sản, thu nhập.
|
Yêu cầu điều
kiện thực hiện thủ tục hành chính
|
1. Người có nghĩa vụ kê khai phải
kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của
tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.
2. Việc kê khai lần đầu, kê khai
hàng năm, kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện theo Mẫu bản kê khai
và hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày
30/10/2020 của Chính phủ.
3. Việc kê khai bổ sung được thực
hiện theo Mẫu bản kê khai và hướng dẫn việc kê khai bổ sung tại Phụ lục II
ban hành kèm theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ.
|
Căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính
|
- Luật số 36/2018/QH14 ngày
20/11/2018 của Quốc hội (Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018);
- Nghị định số
130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của
người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
|
PHỤ LỤC I
MẪU BẢN KÊ KHAI
VÀ HƯỚNG DẪN VIỆC KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP LẦN ĐẦU, KÊ KHAI HẰNG NĂM, KÊ KHAI
PHỤC VỤ CÔNG TÁC CÁN BỘ
(Kèm theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ)
A. MẪU BẢN KÊ
KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
TÊN
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BẢN KÊ KHAI
TÀI SẢN, THU NHẬP ...(1)
(Ngày..... tháng..... năm..... )(2)
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Người kê khai tài sản, thu nhập
- Họ và
tên:............................................... Ngày tháng năm sinh:
..........................
- Chức vụ/chức danh công tác:
...............................................................................
- Cơ quan/đơn vị công tác:
.....................................................................................
- Nơi thường trú:
.....................................................................................................
- Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân
dân(3): ................................. ngày cấp..............................
nơi cấp .........................................
2. Vợ hoặc chồng của người kê khai tài sản, thu
nhập
- Họ và tên:
................................................. Ngày tháng năm sinh:
.......................
- Nghề nghiệp:
….................................................................................................
- Nơi làm việc(4): .....................................................................................................
- Nơi thường trú:
.....................................................................................................
- Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân
dân: ........................................... ngày cấp...................................
nơi cấp ......................
3. Con chưa thành niên (con đẻ, con nuôi theo
quy định của pháp luật)
3.1. Con thứ nhất:
- Họ và tên:...............................................
Ngày tháng năm sinh: ..........................
- Nơi thường trú:
.....................................................................................................
- Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân
dân: .................................. ngày cấp...............................
nơi cấp .................................
3.2. Con thứ hai (trở lên): Kê khai tương tự như
con thứ nhất.
II. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN(5)
1. Quyền sử dụng thực tế đối với đất(6):
1.1. Đất ở(7):
1.1.1. Thửa thứ nhất:
- Địa chỉ(8):
..............................................................................................................
- Diện tích(9):
...........................................................................................................
- Giá trị(10):
..............................................................................................................
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng(11):
....................................................................
- Thông tin khác (nếu có)(12):
.................................................................................
1.1.2. Thửa thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự
như thửa thứ nhất.
1.2. Các loại đất khác(13):
1.2.1. Thửa thứ nhất:
- Loại đất:................................ Địa
chỉ: ................................................................
- Diện tích:
.............................................................................................................
- Giá trị(10):
..............................................................................................................
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng:
........................................................................
- Thông tin khác (nếu có): .....................................................................................
1.2.2. Thửa thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự
như thửa thứ nhất.
2. Nhà ở, công trình xây dựng:
2.1. Nhà ở:
2.1.1. Nhà thứ nhất:
................................................................................................
- Địa chỉ:
.................................................................................................................
- Loại nhà(14):
..........................................................................................................
- Diện tích sử dụng (15):
...........................................................................................
- Giá trị(10):
..............................................................................................................
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu:
...........................................................................
- Thông tin khác (nếu có):
......................................................................................
2.1.2. Nhà thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự như
nhà thứ nhất.
2.2. Công trình xây dựng khác(16):
2.2.1. Công trình thứ nhất:
- Tên công
trình:................................... Địa chỉ:
...................................................
- Loại công
trình:.................................... Cấp công trình:
.....................................
- Diện tích:
.............................................................................................................
- Giá trị (10): .............................................................................................................
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu:
..........................................................................
- Thông tin khác (nếu có): ......................................................................................
2.2.2. Công trình thứ 2 (trở lên): Kê khai tương
tự như công trình thứ nhất.
3. Tài sản khác gắn liền với đất(17):
3.1. Cây lâu năm(18):
- Loại cây:................................ Số
lượng:........................... Giá trị(10): ..................
- Loại cây:................................ Số
lượng:........................... Giá trị(10): ..................
3.2. Rừng sản xuất(19):
- Loại rừng:.............................. Diện
tích:........................... Giá trị(10): .................
- Loại rừng:............................... Diện
tích:.......................... Giá trị(10): .................
3.3. Vật kiến trúc khác gắn liền với đất:
- Tên gọi:.............................. Số lượng:.......................
Giá trị(10): .......................
- Tên gọi:.............................. Số lượng:.......................
Giá trị(10): .......................
4. Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại
quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên(20).
5. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt,
tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước
ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên(21).
6. Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp, các loại giấy
tờ có giá khác mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (khai theo từng loại):
6.1. Cổ phiếu:
- Tên cổ phiếu:................................
Số lượng:................... Giá trị: .......................
- Tên cổ phiếu:.................................Số
lượng:................... Giá trị: .......................
6.2. Trái phiếu:
- Tên trái phiếu:..............................
Số lượng:.................... Giá trị: ......................
- Tên trái phiếu:..............................
Số lượng:.................... Giá trị: ......................
6.3. Vốn góp(22):
- Hình thức góp vốn:..............................................
Giá trị:.....................................
- Hình thức góp vốn:..............................................
Giá trị:.....................................
6.4. Các loại giấy tờ có giá khác(23):
- Tên giấy tờ có giá:
............................................... Giá trị:....................................
- Tên giấy tờ có giá:.................................................
Giá trị:...................................
7. Tài sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50
triệu đồng trở lên, bao gồm:
7.1. Tài sản theo quy định của pháp luật phải
đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký (tầu bay, tầu thủy, thuyền, máy ủi,
máy xúc, ô tô, mô tô, xe gắn máy...)(24):
- Tên tài sản:............................ Số
đăng ký:....................... Giá trị: ..................
- Tên tài sản:............................ Số
đăng ký:....................... Giá trị: ..................
7.2. Tài sản khác (đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng, bàn
ghế, cây cảnh, tranh, ảnh, các loại tài sản khác)(25):
- Tên tài sản:..................... Năm bắt đầu
sở hữu:.................... Giá trị: ..................
- Tên tài sản:..................... Năm bắt đầu
sở hữu:.................... Giá trị: ...................
8. Tài sản ở nước ngoài(26).
9. Tài khoản ở nước ngoài(27):
- Tên chủ tài khoản:
............................................, số tài khoản: ............................
- Tên ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức
nơi mở tài khoản: .......................
10. Tổng thu nhập giữa hai lần kê khai(28):
- Tổng thu nhập của người kê khai:
........................................................................
- Tổng thu nhập của vợ (hoặc chồng):
....................................................................
- Tổng thu nhập của con chưa thành niên:
..............................................................
- Tổng các khoản thu nhập chung:
.........................................................................
III. BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, THU NHẬP; GIẢI TRÌNH
NGUỒN GỐC CỦA TÀI SẢN, THU NHẬP TĂNG THÊM (29) (nếu là kê
khai tài sản, thu nhập lần đầu thì không phải kê khai Mục này): ..........
Loại tài sản,
thu nhập
|
Tăng (30)/giảm
(31)
|
Nội dung giải
trình nguồn gốc của tài sản tăng thêm và tổng thu nhập
|
Số lượng tài
sản
|
Giá trị tài
sản, thu nhập
|
|
1. Quyền sử dụng thực tế đối với đất
1.1. Đất ở
1.2. Các loại đất khác
2. Nhà ở, công trình xây dựng
2.1. Nhà ở
2.2. Công trình xây dựng khác
3. Tài sản khác gắn liền với đất
3.1. Cây lâu năm, rừng sản xuất
3.2. Vật kiến trúc gắn liền với đất
4. Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại
quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên
5. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt,
tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức
nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.
6. Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp, các loại giấy
tờ có giá khác mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (khai theo từng loại):
6.1. Cổ phiếu
6.2. Trái phiếu
6.3. Vốn góp
6.4. Các loại giấy tờ có giá khác
7. Tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở
lên:
7.1. Tài sản theo quy định của pháp luật phải
đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký (tầu bay, tàu thủy, thuyền, máy ủi,
máy xúc, ô tô, mô tô, xe gắn máy...).
7.2. Tài sản khác (đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng,
bàn ghế, cây cảnh, tranh ảnh, các loại tài sản khác).
8. Tài sản ở nước ngoài.
9. Tổng thu nhập giữa hai lần kê khai(32).
|
|
|
|
.....
ngày....tháng....năm....
NGƯỜI NHẬN BẢN KÊ KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ/chức danh)
|
.....
ngày....tháng....năm....
NGƯỜI KÊ KHAI TÀI SẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
B. HƯỚNG DẪN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
I. GHI CHÚ CHUNG
(1) Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
ghi rõ phương thức kê khai theo quy định tại Điều 36 của Luật Phòng, chống tham
nhũng (kê khai lần đầu hay kê khai hằng năm, kê khai phục vụ công tác cán bộ).
Kê khai lần đầu thì không phải kê khai Mục III “Biến động tài sản, thu nhập; giải
trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm”, không tự ý thay đổi tên gọi,
thứ tự các nội dung quy định tại mẫu này. Người kê khai phải ký ở từng trang và
ký, ghi rõ họ tên ở trang cuối cùng của bản kê khai. Người kê khai phải lập 02
bản kê khai để bàn giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý mình (01 bản bàn
giao cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, 01 bản để phục vụ công tác quản
lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị và hoạt động công khai bản kê khai). Người của
cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai khi tiếp nhận bản kê
khai phải kiểm tra tính đầy đủ của các nội dung phải kê khai. Sau đó ký và ghi
rõ họ tên, ngày tháng năm nhận bản kê khai.
(2) Ghi ngày hoàn thành việc kê khai.
II. THÔNG TIN CHUNG
(3) Ghi số căn cước công dân. Nếu chưa được cấp
thẻ căn cước công dân thì ghi số chứng minh thư (nhân dân/quân nhân/công an) và
ghi rõ ngày cấp và nơi cấp.
(4) Nếu vợ hoặc chồng của người kê khai làm việc
thường xuyên trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì ghi rõ tên cơ quan/tổ chức/doanh
nghiệp đó; nếu làm việc tự do, nghỉ hưu hoặc làm việc nội trợ thì ghi rõ.
III. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN
(5) Tài sản phải kê khai là tài sản hiện có thuộc
quyền sở hữu, quyền sử dụng của người kê khai, của vợ hoặc chồng và con đẻ, con
nuôi (nếu có) chưa thành niên theo quy định của pháp luật.
(6) Quyền sử dụng thực tế đối với đất là trên thực
tế người kê khai có quyền sử dụng đối với thửa đất bao gồm đất đã được cấp hoặc
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
(7) Đất ở là đất được sử dụng vào mục đích để ở
theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp thửa đất được sử dụng cho
nhiều mục đích khác nhau mà trong đó có đất ở thì kê khai vào mục đất ở.
(8) Ghi cụ thể số nhà (nếu có), ngõ, ngách, khu
phố, thôn, xóm, bản; xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(9) Ghi diện tích đất (m2) theo giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc diện tích đo thực tế (nếu chưa có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất).
(10) Giá trị là giá gốc tính bằng tiền Việt Nam,
cụ thể: Trường hợp tài sản có được do mua, chuyển nhượng thì ghi số tiền thực tế
phải trả khi mua hoặc nhận chuyển nhượng cộng với các khoản thuế, phí khác (nếu
có); trường hợp tài sản có được do tự xây dựng, chế tạo, tôn tạo thì ghi tổng
chi phí đã chi trả để hoàn thành việc xây dựng, chế tạo, tôn tạo cộng với phí,
lệ phí (nếu có) tại thời điểm hình thành tài sản; trường hợp tài sản được cho,
tặng, thừa kế thì ghi theo giá thị trường tại thời điểm được cho, tặng, thừa kế
cộng với các khoản thuế, phí khác (nếu có) và ghi “giá trị ước tính”; trường hợp
không thể ước tính giá trị tài sản vì các lý do như tài sản sử dụng đã quá lâu
hoặc không có giao dịch đối với tài sản tương tự thì ghi “không xác định được
giá trị” và ghi rõ lý do.
(11) Nếu thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất thì ghi số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tên người được
cấp hoặc tên người đại diện (nếu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung của
nhiều người); nếu thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì
ghi “chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
(12) Ghi cụ thể về tình trạng thực tế quản lý, sử
dụng (ví dụ như người kê khai đứng tên đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu
nhưng thực tế là của người khác); tình trạng chuyển nhượng, sang tên và hiện trạng
sử dụng như cho thuê, cho mượn,...
(13) Kê khai các loại đất có mục đích sử dụng
không phải là đất ở theo quy định của Luật Đất đai.
(14) Ghi “căn hộ” nếu là căn hộ trong nhà tập thể,
chung cư; ghi “nhà ở riêng lẻ” nếu là nhà được xây dựng trên thửa đất riêng biệt.
(15) Ghi tổng diện tích (m2) sàn xây
dựng của tất cả các tầng của nhà ở riêng lẻ, biệt thự bao gồm cả các tầng hầm,
tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng mái tum. Nếu là căn hộ thì diện
tích được ghi theo giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua, hợp đồng
thuê của nhà nước.
(16) Công trình xây dựng khác là công trình xây
dựng không phải nhà ở.
(17) Kê khai những tài sản gắn liền với đất mà
có tổng giá trị mỗi loại ước tính từ 50 triệu trở lên.
(18) Cây lâu năm là cây trồng một lần, sinh trưởng
và cho thu hoạch trong nhiều năm gồm: cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu
năm, cây lâu năm lấy gỗ, cây tạo cảnh, bóng mát. Cây mà thuộc rừng sản xuất thì
không ghi vào mục này.
(19) Rừng sản xuất là rừng trồng.
(20) Ghi các loại vàng, kim cương, bạch kim và
các kim loại quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
(21) Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt,
tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước
ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên. Nếu ngoại
tệ thì ghi số lượng và số tiền quy đổi ra tiền Việt Nam.
(22) Ghi từng hình thức góp vốn đầu tư kinh
doanh, cả trực tiếp và gián tiếp.
(23) Các loại giấy tờ có giá khác như chứng chỉ
quỹ, kỳ phiếu, séc,...
(24) Ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe máy (máy ủi,
máy xúc, các loại xe máy khác), tầu thủy, tàu bay, thuyền và những động sản
khác mà theo quy định phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký có giá trị
mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.
(25) Các loại tài sản khác như cây cảnh, bàn ghế,
tranh ảnh và các loại tài sản khác mà giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng
trở lên.
(26) Kê khai tài sản ở nước ngoài phải kê khai tất
cả loại tài sản nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, tương tự mục 1 đến mục 7 của Phần
II và nêu rõ tài sản đang ở nước nào.
(27) Kê khai các tài khoản mở tại ngân hàng ở nước
ngoài; các tài khoản khác mở ở nước ngoài không phải là tài khoản ngân hàng
nhưng có thể thực hiện các giao dịch bằng tiền, tài sản (như tài khoản mở ở các
công ty chứng khoán nước ngoài, sàn giao dịch vàng nước ngoài, ví điện tử ở nước
ngoài...).
(28) Kê khai riêng tổng thu nhập của người kê
khai, vợ hoặc chồng, con chưa thành niên. Trong trường hợp có những khoản thu nhập
chung mà không thể tách riêng thì ghi tổng thu nhập chung vào phần các khoản
thu nhập chung; nếu có thu nhập bằng ngoại tệ, tài sản khác thì quy đổi thành
tiền Việt Nam (gồm các khoản lương, phụ cấp, trợ cấp, thưởng, thù lao, cho, tặng,
biếu, thừa kế, tiền thu do bán tài sản, thu nhập hưởng lợi từ các khoản đầu tư,
phát minh, sáng chế, các khoản thu nhập khác). Đối với kê khai lần đầu thì
không phải kê khai tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai. Đối với lần kê khai thứ
hai trở đi được xác định từ ngày kê khai liền kề trước đó đến ngày trước ngày
kê khai.
IV. BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, THU NHẬP; GIẢI TRÌNH
NGUỒN GỐC TÀI SẢN, THU NHẬP TĂNG THÊM
(29) Kê khai tài sản tăng hoặc giảm tại thời điểm
kê khai so với tài sản đã kê khai trước đó và giải trình nguồn gốc của tài sản
tăng thêm, nguồn hình thành thu nhập trong kỳ áp dụng với lần kê khai thứ hai
trở đi. Nếu không có tăng, giảm tài sản thì ghi rõ là “Không có biến động” ngay
sau tên của Mục III.
(30) Nếu tài sản tăng thì ghi dấu cộng (+) và số
lượng tài sản tăng vào cột “số lượng tài sản”, ghi giá trị tài sản tăng vào cột
“giá trị tài sản, thu nhập” và giải thích nguyên nhân tăng vào cột “nội dung giải
trình nguồn gốc của tài sản tăng thêm và tổng thu nhập”.
(31) Nếu tài sản giảm thì ghi dấu trừ (-) vào cột
“số lượng tài sản”, ghi giá trị tài sản giảm vào cột “giá trị tài sản, thu nhập”
và giải thích nguyên nhân giảm tài sản vào cột “Nội dung giải trình nguồn gốc của
tài sản tăng thêm và tổng thu nhập”.
(32) Ghi tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai vào cột
“giá trị tài sản, thu nhập” và ghi rõ từng khoản thu nhập có được trong kỳ kê
khai.
Ví dụ: Trong thời kỳ từ 16/12/2019 đến
15/12/2020, ông A bán một thửa đất ở 100 m2 ở địa chỉ B, giá trị của
thửa đất lúc mua là 500 triệu, thu được 4 tỷ đồng; ông A sử dụng tiền bán thửa
đất trên mua 01 căn hộ 100 m2 tại chung cư C giá mua 3,5 tỷ đồng và
mua một ô-tô Toyota với giá 1 tỷ đồng, đăng ký biển kiểm soát 18E-033.55. Thu
nhập từ lương và các khoản phụ cấp của gia đình ông A là 600 triệu, thu nhập từ
các khoản đầu tư là 1 tỷ đồng, sau khi chi tiêu ông A gửi tiết kiệm ở ngân hàng
D số tiền 500 triệu.
Ông A sẽ ghi như sau:
Loại tài sản,
thu nhập
|
Tăng/giảm
|
Nội dung giải
trình nguồn gốc tài sản tăng thêm và tổng thu nhập
|
Số lượng tài
sản
|
Giá trị tài
sản, thu nhập
|
|
1. Quyền sử dụng đất
1.1/Đất ở
- Bán thửa đất B
|
- 100m2
|
500 triệu
|
Giảm do bán
|
2. Nhà ở, công trình xây dựng
2.1. Nhà ở
- Mua căn hộ tại chung cư C
|
+ 100 m2
|
3.500 triệu
|
Mua nhà từ tiền bán thửa đất B
|
3. Tài sản khác gắn liền với đất
|
|
|
|
4. Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại
quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
|
|
|
|
5. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt,
tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức
nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.
- Gửi tiết kiệm tại ngân hàng D
|
+ 01 Sổ tiết kiệm
|
500 triệu
|
Tiết kiệm từ thu nhập
|
6. Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp, các loại giấy
tờ có giá khác mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên
|
|
|
|
7. Tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở
lên, bao gồm:
7.1. Tài sản theo quy định của pháp luật phải
đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký
- Mua ô tô, số ĐK: 18E-033.55
|
+ 01
|
1.000 triệu
|
Mua từ tiền bán đất và thu nhập trong năm
|
8. Tài sản ở nước ngoài
|
|
|
|
9. Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
|
|
+ 5.600 triệu
|
- Thu nhập từ lương và các khoản phụ cấp 600
triệu;
- Thu nhập từ các khoản đầu tư 1.000 triệu;
- Tiền bán thửa đất B được 4.000 triệu
|
PHỤ LỤC II
MẪU BẢN KÊ KHAI VÀ
HƯỚNG DẪN VIỆC KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP BỔ SUNG
(Kèm theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ)
A. MẪU BẢN KÊ
KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
TÊN CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BẢN KÊ KHAI
TÀI SẢN, THU NHẬP BỔ SUNG
(Ngày…..tháng.....năm......) (1)
I. THÔNG TIN CHUNG (2)
II. BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, THU NHẬP; GIẢI TRÌNH
NGUỒN GỐC TÀI SẢN, THU NHẬP TĂNG THÊM
Loại tài sản,
thu nhập
|
Tăng (3)/giảm
(4)
|
Nội dung giải
trình nguồn gốc tài sản tăng thêm và tổng thu nhập
|
Số lượng tài
sản
|
Giá trị tài
sản, thu nhập
|
|
1. Quyền sử dụng thực tế đối với đất:
1.1. Đất ở
1.2. Các loại đất khác
2. Nhà ở, công trình xây dựng khác:
2.1. Nhà ở
2.2. Công trình xây dựng khác
3. Tài sản khác gắn liền với đất:
3.1. Cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng
3.2. Vật kiến trúc gắn liền với đất
4. Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại
quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
5. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt,
tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức
nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.
6. Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp, các loại giấy
tờ có giá khác mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (khai theo từng loại):
6.1. Cổ phiếu
6.2. Trái phiếu
6.3. Vốn góp
6.4. Các loại giấy tờ có giá khác
7. Tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở
lên:
7.1. Tài sản theo quy định của pháp luật phải đăng
ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký (tầu bay, tầu thủy, thuyền, máy ủi, máy
xúc, ô tô, mô tô, xe gắn máy...).
7.2. Tài sản khác (đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng, bộ
bàn ghế, cây cảnh, tranh, ảnh, tiền điện tử, các loại tài sản khác...).
8. Tài sản ở nước ngoài.
9. Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai (5).
|
|
|
|
III. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN, THU NHẬP
TĂNG THÊM (6)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
B. HƯỚNG DẪN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP BỔ
SUNG
(1) Ghi ngày hoàn thành việc kê khai.
(2) Ghi như phần thông tin chung trong Mẫu bản
kê khai tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
(3) Nếu tài sản tăng thì ghi dấu cộng (+) và số
lượng tài sản tăng vào cột “số lượng tài sản”, ghi giá trị tài sản tăng vào cột
“giá trị tài sản, thu nhập” và giải thích nguyên nhân tăng vào cột “nội dung giải
trình nguồn gốc tài sản tăng thêm và tổng thu nhập”.
(4) Nếu tài sản giảm thì ghi dấu trừ (-) vào cột
“số lượng tài sản”, ghi giá trị tài sản giảm vào cột “giá trị tài sản, thu nhập”
và giải thích nguyên nhân giảm tài sản vào cột “Nội dung giải trình nguồn gốc
tài sản tăng thêm và tổng thu nhập”.
(5) Ghi tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai vào cột
“giá trị tài sản, thu nhập” và ghi rõ từng khoản thu nhập có được trong kỳ kê khai
(xem ví dụ tại điểm 32 phần hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này).
(6) Ghi như mục II “Thông tin mô tả về tài sản”
theo mẫu bản kê khai và hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này. Lưu ý
chỉ kê khai về những tài sản mới tăng thêm, không kê khai lại những tài sản đã
kê khai trước đó.
2. Thủ tục xác minh tài sản,
thu nhập
Trình tự thực
hiện
|
- Bước 1: Cơ quan, tố chức có thấm quyển
ban hành quyết định xác minh và thành lập Tổ xác minh.
+ Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản,
thu nhập ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 41 của Luật
Phòng, chống tham nhũng năm 2018 hoặc 15 ngày kể từ ngày có căn cứ xác minh
quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 41 của Luật Phòng, chống tham
nhũng năm 2018.
+ Quyết định xác minh tài sản, thu nhập bao gồm
các nội dung sau đây: Căn cứ ban hành quyết định xác minh; Họ, tên, chức vụ,
nơi công tác của người được xác minh tài sản, thu nhập; Họ, tên, chức vụ, nơi
công tác của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Nội dung
xác minh; Thời hạn xác minh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Tố trưởng và thành viên
Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phối hợp
(nếu có).
+ Quyết định xác minh tài sản, thu nhập phải
được gửi cho Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập, người được
xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xác minh.
- Bước 2: Tổ xác mình yêu cầu người được
xác minh giải trình về tài sản, thu nhập của mình.
Yêu cầu người được xác minh giải trình về tính
trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập
tăng thêm so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó.
- Bước 3: Tiến hành xác minh tài sản, thu
nhập
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung xác minh theo quy định
tại khoản 3 Điều 31 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018;
+ Kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập
áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để ngăn chặn việc tẩu
tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động
xác minh tài sản, thu nhập;
+ Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ cho việc
xác minh.
+ Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được
trong quá trình xác minh.
- Bước 4: Báo cáo kết quả xác minh tài sản,
thu nhập.
+ Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định
xác minh, Tố trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập phải báo cáo kết quả xác
minh tài sản, thu nhập bằng văn bản cho người ra quyết định xác minh; trường
họp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày.
+ Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập
bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nội dung được xác minh, hoạt động xác minh
đã được tiến hành và kết quả xác minh;
b) Đánh giá về tính trung thực, đầy đủ, rõ
ràng của bản kê khai; tính trung thực trong việc giải trinh về nguồn gốc của
tài sản, thu nhập tăng thêm;
c) Kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp
luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.
- Bước 5: Kết luận xác minh tài sản, thu nhập.
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được
Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh phải
ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập; trường hợp phức tạp thì thời hạn
có thế kéo dài nhưng không quá 20 ngày.
+ Kết luận xác minh tài sản, thu nhập bao gồm
các nội dung sau đây: Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của việc kê khai tài sản,
thu nhập; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu
nhập tăng thêm; kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định của pháp
luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.
+ Người ban hành Kết luận xác minh tài sản,
thu nhập phải chịu trách nhiệm về tính khách quan, trung thực của Kết luận
xác minh.
+ Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải được
gửi cho người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân yêu cầu, kiến
nghị xác minh quy định tại Điều 42 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
- Bước 6: Công khai kết luận xác minh tài sản,
thu nhập.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày
ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh
tài sản, thu nhập có trách nhiệm công khai Kết luận xác minh.
+ Việc công khai Kết luận xác minh tài sản,
thu nhập được thực hiện như việc công khai bản kê khai quy định tại Điều 39 của
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
|
Cách thức thực
hiện
|
Xác minh tài sản, thu nhập được thực hiện tại
các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai.
|
Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
|
- Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập.
- Kết luận xác minh tài sản, thu nhập.
|
Thành phần,
số lượng hồ sơ
|
Thành phần hồ sơ xác minh gồm có:
1. Quyết định xác minh; biên bản làm việc; giải
trình của người được xác minh;
2. Báo cáo kết quả xác minh;
3. Kết luận xác minh tài sản, thu nhập;
4. Các tài liệu khác có liên quan đến việc xác
minh.
Số lượng: 01 bộ.
|
Thời hạn thực
hiện thủ tục hành chính
|
Không quá 115 ngày (trong đó thời hạn xác minh
là 45 ngày, trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá
90 ngày; thời hạn ban hành kết luận là 10 ngày, trường hợp phức tạp có thể
kéo dài nhưng không quá 20 ngày; thời hạn công khai kết luận là 05 ngày làm
việc).
|
Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính
|
Cá nhân.
|
Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
|
Cơ quan kiểm soát
tài sản thu nhập được quy định tại Điều 30 Luật Phòng, chống tham nhũng năm
2018.
|
Yêu cầu điều
kiện thực hiện thủ tục hành chính
|
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh
tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản,
thu nhập không trung thực;
2. Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ
300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước
đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc;
3. Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập
không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo;
4. Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác
minh tài sản, thu nhập hàng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn
ngẫu nhiên;
5. Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 của Luật Phòng,
chống tham nhũng năm 2018.
|
Mẫu đơn, tờ
khai
|
Ban hành kèm theo Nghị
định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản,
thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
|
Phí, lệ phí
|
Không có.
|
Căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính
|
- Luật số 36/2018/QH14 ngày
20/11/2018 của Quốc hội (Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018);
- Nghị định số 130/2020/NĐ-CP
ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
|
PHỤ LỤC I
MẪU BẢN KÊ KHAI
VÀ HƯỚNG DẪN VIỆC KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP LẦN ĐẦU, KÊ KHAI HẰNG NĂM, KÊ KHAI
PHỤC VỤ CÔNG TÁC CÁN BỘ
(Kèm theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ)
A. MẪU BẢN KÊ
KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
TÊN
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BẢN KÊ KHAI TÀI
SẢN, THU NHẬP ...(1)
(Ngày..... tháng..... năm..... )(2)
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Người kê khai tài sản, thu nhập
- Họ và
tên:............................................... Ngày tháng năm sinh:
..........................
- Chức vụ/chức danh công tác: ...............................................................................
- Cơ quan/đơn vị công tác:
.....................................................................................
- Nơi thường trú:
.....................................................................................................
- Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân
dân(3): .................................. ngày cấp..............................
nơi cấp .........................................
2. Vợ hoặc chồng của người kê khai tài sản, thu
nhập
- Họ và tên:
................................................. Ngày tháng năm sinh:
.......................
- Nghề nghiệp:
….................................................................................................
- Nơi làm việc(4):
.....................................................................................................
- Nơi thường trú:
.....................................................................................................
- Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân
dân: ........................................... ngày cấp...................................
nơi cấp ......................
3. Con chưa thành niên (con đẻ, con nuôi theo
quy định của pháp luật)
3.1. Con thứ nhất:
- Họ và tên:...............................................
Ngày tháng năm sinh: ..........................
- Nơi thường trú:
.....................................................................................................
- Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân
dân: .................................. ngày cấp...............................
nơi cấp .................................
3.2. Con thứ hai (trở lên): Kê khai tương tự như
con thứ nhất.
II. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN(5)
1. Quyền sử dụng thực tế đối với đất(6):
1.1. Đất ở(7):
1.1.1. Thửa thứ nhất:
- Địa chỉ(8):
..............................................................................................................
- Diện tích(9):
...........................................................................................................
- Giá trị(10):
..............................................................................................................
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng(11):
....................................................................
- Thông tin khác (nếu có)(12):
.................................................................................
1.1.2. Thửa thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự
như thửa thứ nhất.
1.2. Các loại đất khác(13):
1.2.1. Thửa thứ nhất:
- Loại đất:................................ Địa
chỉ: ................................................................
- Diện tích:
.............................................................................................................
- Giá trị(10): ..............................................................................................................
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng:
........................................................................
- Thông tin khác (nếu có): .....................................................................................
1.2.2. Thửa thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự
như thửa thứ nhất.
2. Nhà ở, công trình xây dựng:
2.1. Nhà ở:
2.1.1. Nhà thứ nhất:
................................................................................................
- Địa chỉ:
.................................................................................................................
- Loại nhà(14):
..........................................................................................................
- Diện tích sử dụng (15):
...........................................................................................
- Giá trị(10):
..............................................................................................................
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu:
...........................................................................
- Thông tin khác (nếu có):
......................................................................................
2.1.2. Nhà thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự như
nhà thứ nhất.
2.2. Công trình xây dựng khác(16):
2.2.1. Công trình thứ nhất:
- Tên công
trình:................................... Địa chỉ:
...................................................
- Loại công trình:....................................
Cấp công trình: .....................................
- Diện tích:
.............................................................................................................
- Giá trị (10):
.............................................................................................................
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu:
..........................................................................
- Thông tin khác (nếu có):
......................................................................................
2.2.2. Công trình thứ 2 (trở lên): Kê khai tương
tự như công trình thứ nhất.
3. Tài sản khác gắn liền với đất(17):
3.1. Cây lâu năm(18):
- Loại cây:................................ Số
lượng:........................... Giá trị(10): ..................
- Loại cây:................................ Số
lượng:........................... Giá trị(10): ..................
3.2. Rừng sản xuất(19):
- Loại rừng:.............................. Diện tích:...........................
Giá trị(10): .................
- Loại rừng:............................... Diện
tích:.......................... Giá trị(10): .................
3.3. Vật kiến trúc khác gắn liền với đất:
- Tên gọi:.............................. Số lượng:.......................
Giá trị(10): .......................
- Tên gọi:.............................. Số lượng:.......................
Giá trị(10): .......................
4. Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại
quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên(20).
5. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt,
tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước
ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên(21).
6. Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp, các loại giấy
tờ có giá khác mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (khai theo từng loại):
6.1. Cổ phiếu:
- Tên cổ phiếu:................................
Số lượng:................... Giá trị: .......................
- Tên cổ phiếu:.................................Số
lượng:................... Giá trị: .......................
6.2. Trái phiếu:
- Tên trái phiếu:..............................
Số lượng:.................... Giá trị: ......................
- Tên trái phiếu:..............................
Số lượng:.................... Giá trị: ......................
6.3. Vốn góp(22):
- Hình thức góp vốn:..............................................
Giá trị:.....................................
- Hình thức góp vốn:..............................................
Giá trị:.....................................
6.4. Các loại giấy tờ có giá khác(23):
- Tên giấy tờ có giá:
............................................... Giá trị:....................................
- Tên giấy tờ có giá:.................................................
Giá trị:...................................
7. Tài sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50
triệu đồng trở lên, bao gồm:
7.1. Tài sản theo quy định của pháp luật phải
đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký (tầu bay, tầu thủy, thuyền, máy ủi,
máy xúc, ô tô, mô tô, xe gắn máy...)(24):
- Tên tài sản:............................ Số
đăng ký:....................... Giá trị: ..................
- Tên tài sản:............................ Số
đăng ký:....................... Giá trị: ..................
7.2. Tài sản khác (đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng, bàn
ghế, cây cảnh, tranh, ảnh, các loại tài sản khác)(25):
- Tên tài sản:..................... Năm bắt đầu
sở hữu:.................... Giá trị: ..................
- Tên tài sản:..................... Năm bắt đầu
sở hữu:.................... Giá trị: ...................
8. Tài sản ở nước ngoài(26).
9. Tài khoản ở nước ngoài(27):
- Tên chủ tài khoản:
............................................, số tài khoản:
............................
- Tên ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức
nơi mở tài khoản: .......................
10. Tổng thu nhập giữa hai lần kê khai(28):
- Tổng thu nhập của người kê khai:
........................................................................
- Tổng thu nhập của vợ (hoặc chồng):
....................................................................
- Tổng thu nhập của con chưa thành niên:
..............................................................
- Tổng các khoản thu nhập chung:
.........................................................................
III. BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, THU NHẬP; GIẢI TRÌNH
NGUỒN GỐC CỦA TÀI SẢN, THU NHẬP TĂNG THÊM (29) (nếu là kê
khai tài sản, thu nhập lần đầu thì không phải kê khai Mục này): ..........
Loại tài sản,
thu nhập
|
Tăng (30)/giảm
(31)
|
Nội dung giải
trình nguồn gốc của tài sản tăng thêm và tổng thu nhập
|
Số lượng tài
sản
|
Giá trị tài
sản, thu nhập
|
|
1. Quyền sử dụng thực tế đối với đất
1.1. Đất ở
1.2. Các loại đất khác
2. Nhà ở, công trình xây dựng
2.1. Nhà ở
2.2. Công trình xây dựng khác
3. Tài sản khác gắn liền với đất
3.1. Cây lâu năm, rừng sản xuất
3.2. Vật kiến trúc gắn liền với đất
4. Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại
quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên
5. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt,
tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức
nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.
6. Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp, các loại giấy
tờ có giá khác mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (khai theo từng loại):
6.1. Cổ phiếu
6.2. Trái phiếu
6.3. Vốn góp
6.4. Các loại giấy tờ có giá khác
7. Tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở
lên:
7.1. Tài sản theo quy định của pháp luật phải
đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký (tầu bay, tàu thủy, thuyền, máy ủi,
máy xúc, ô tô, mô tô, xe gắn máy...).
7.2. Tài sản khác (đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng,
bàn ghế, cây cảnh, tranh ảnh, các loại tài sản khác).
8. Tài sản ở nước ngoài.
9. Tổng thu nhập giữa hai lần kê khai(32).
|
|
|
|
.....
ngày....tháng....năm....
NGƯỜI NHẬN BẢN KÊ KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ/chức danh)
|
.....
ngày....tháng....năm....
NGƯỜI KÊ KHAI TÀI SẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
B. HƯỚNG DẪN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
I. GHI CHÚ CHUNG
(1) Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
ghi rõ phương thức kê khai theo quy định tại Điều 36 của Luật Phòng, chống tham
nhũng (kê khai lần đầu hay kê khai hằng năm, kê khai phục vụ công tác cán bộ).
Kê khai lần đầu thì không phải kê khai Mục III “Biến động tài sản, thu nhập; giải
trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm”, không tự ý thay đổi tên gọi,
thứ tự các nội dung quy định tại mẫu này. Người kê khai phải ký ở từng trang và
ký, ghi rõ họ tên ở trang cuối cùng của bản kê khai. Người kê khai phải lập 02
bản kê khai để bàn giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý mình (01 bản bàn
giao cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, 01 bản để phục vụ công tác quản
lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị và hoạt động công khai bản kê khai). Người của
cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai khi tiếp nhận bản kê
khai phải kiểm tra tính đầy đủ của các nội dung phải kê khai. Sau đó ký và ghi
rõ họ tên, ngày tháng năm nhận bản kê khai.
(2) Ghi ngày hoàn thành việc kê khai.
II. THÔNG TIN CHUNG
(3) Ghi số căn cước công dân. Nếu chưa được cấp
thẻ căn cước công dân thì ghi số chứng minh thư (nhân dân/quân nhân/công an) và
ghi rõ ngày cấp và nơi cấp.
(4) Nếu vợ hoặc chồng của người kê khai làm việc
thường xuyên trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì ghi rõ tên cơ quan/tổ chức/doanh
nghiệp đó; nếu làm việc tự do, nghỉ hưu hoặc làm việc nội trợ thì ghi rõ.
III. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN
(5) Tài sản phải kê khai là tài sản hiện có thuộc
quyền sở hữu, quyền sử dụng của người kê khai, của vợ hoặc chồng và con đẻ, con
nuôi (nếu có) chưa thành niên theo quy định của pháp luật.
(6) Quyền sử dụng thực tế đối với đất là trên thực
tế người kê khai có quyền sử dụng đối với thửa đất bao gồm đất đã được cấp hoặc
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
(7) Đất ở là đất được sử dụng vào mục đích để ở
theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp thửa đất được sử dụng cho
nhiều mục đích khác nhau mà trong đó có đất ở thì kê khai vào mục đất ở.
(8) Ghi cụ thể số nhà (nếu có), ngõ, ngách, khu
phố, thôn, xóm, bản; xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(9) Ghi diện tích đất (m2) theo giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc diện tích đo thực tế (nếu chưa có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất).
(10) Giá trị là giá gốc tính bằng tiền Việt Nam,
cụ thể: Trường hợp tài sản có được do mua, chuyển nhượng thì ghi số tiền thực tế
phải trả khi mua hoặc nhận chuyển nhượng cộng với các khoản thuế, phí khác (nếu
có); trường hợp tài sản có được do tự xây dựng, chế tạo, tôn tạo thì ghi tổng
chi phí đã chi trả để hoàn thành việc xây dựng, chế tạo, tôn tạo cộng với phí,
lệ phí (nếu có) tại thời điểm hình thành tài sản; trường hợp tài sản được cho,
tặng, thừa kế thì ghi theo giá thị trường tại thời điểm được cho, tặng, thừa kế
cộng với các khoản thuế, phí khác (nếu có) và ghi “giá trị ước tính”; trường hợp
không thể ước tính giá trị tài sản vì các lý do như tài sản sử dụng đã quá lâu
hoặc không có giao dịch đối với tài sản tương tự thì ghi “không xác định được
giá trị” và ghi rõ lý do.
(11) Nếu thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất thì ghi số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tên người được
cấp hoặc tên người đại diện (nếu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung của
nhiều người); nếu thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì
ghi “chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
(12) Ghi cụ thể về tình trạng thực tế quản lý, sử
dụng (ví dụ như người kê khai đứng tên đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu
nhưng thực tế là của người khác); tình trạng chuyển nhượng, sang tên và hiện trạng
sử dụng như cho thuê, cho mượn,...
(13) Kê khai các loại đất có mục đích sử dụng
không phải là đất ở theo quy định của Luật Đất đai.
(14) Ghi “căn hộ” nếu là căn hộ trong nhà tập thể,
chung cư; ghi “nhà ở riêng lẻ” nếu là nhà được xây dựng trên thửa đất riêng biệt.
(15) Ghi tổng diện tích (m2) sàn xây
dựng của tất cả các tầng của nhà ở riêng lẻ, biệt thự bao gồm cả các tầng hầm,
tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng mái tum. Nếu là căn hộ thì diện
tích được ghi theo giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua, hợp đồng
thuê của nhà nước.
(16) Công trình xây dựng khác là công trình xây
dựng không phải nhà ở.
(17) Kê khai những tài sản gắn liền với đất mà
có tổng giá trị mỗi loại ước tính từ 50 triệu trở lên.
(18) Cây lâu năm là cây trồng một lần, sinh trưởng
và cho thu hoạch trong nhiều năm gồm: cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu
năm, cây lâu năm lấy gỗ, cây tạo cảnh, bóng mát. Cây mà thuộc rừng sản xuất thì
không ghi vào mục này.
(19) Rừng sản xuất là rừng trồng.
(20) Ghi các loại vàng, kim cương, bạch kim và
các kim loại quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
(21) Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt,
tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước
ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên. Nếu ngoại
tệ thì ghi số lượng và số tiền quy đổi ra tiền Việt Nam.
(22) Ghi từng hình thức góp vốn đầu tư kinh
doanh, cả trực tiếp và gián tiếp.
(23) Các loại giấy tờ có giá khác như chứng chỉ
quỹ, kỳ phiếu, séc,...
(24) Ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe máy (máy ủi,
máy xúc, các loại xe máy khác), tầu thủy, tàu bay, thuyền và những động sản
khác mà theo quy định phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký có giá trị
mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.
(25) Các loại tài sản khác như cây cảnh, bàn ghế,
tranh ảnh và các loại tài sản khác mà giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng
trở lên.
(26) Kê khai tài sản ở nước ngoài phải kê khai tất
cả loại tài sản nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, tương tự mục 1 đến mục 7 của Phần
II và nêu rõ tài sản đang ở nước nào.
(27) Kê khai các tài khoản mở tại ngân hàng ở nước
ngoài; các tài khoản khác mở ở nước ngoài không phải là tài khoản ngân hàng
nhưng có thể thực hiện các giao dịch bằng tiền, tài sản (như tài khoản mở ở các
công ty chứng khoán nước ngoài, sàn giao dịch vàng nước ngoài, ví điện tử ở nước
ngoài...).
(28) Kê khai riêng tổng thu nhập của người kê
khai, vợ hoặc chồng, con chưa thành niên. Trong trường hợp có những khoản thu
nhập chung mà không thể tách riêng thì ghi tổng thu nhập chung vào phần các khoản
thu nhập chung; nếu có thu nhập bằng ngoại tệ, tài sản khác thì quy đổi thành
tiền Việt Nam (gồm các khoản lương, phụ cấp, trợ cấp, thưởng, thù lao, cho, tặng,
biếu, thừa kế, tiền thu do bán tài sản, thu nhập hưởng lợi từ các khoản đầu tư,
phát minh, sáng chế, các khoản thu nhập khác). Đối với kê khai lần đầu thì
không phải kê khai tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai. Đối với lần kê khai thứ
hai trở đi được xác định từ ngày kê khai liền kề trước đó đến ngày trước ngày
kê khai.
IV. BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, THU NHẬP; GIẢI TRÌNH
NGUỒN GỐC TÀI SẢN, THU NHẬP TĂNG THÊM
(29) Kê khai tài sản tăng hoặc giảm tại thời điểm
kê khai so với tài sản đã kê khai trước đó và giải trình nguồn gốc của tài sản
tăng thêm, nguồn hình thành thu nhập trong kỳ áp dụng với lần kê khai thứ hai
trở đi. Nếu không có tăng, giảm tài sản thì ghi rõ là “Không có biến động” ngay
sau tên của Mục III.
(30) Nếu tài sản tăng thì ghi dấu cộng (+) và số
lượng tài sản tăng vào cột “số lượng tài sản”, ghi giá trị tài sản tăng vào cột
“giá trị tài sản, thu nhập” và giải thích nguyên nhân tăng vào cột “nội dung giải
trình nguồn gốc của tài sản tăng thêm và tổng thu nhập”.
(31) Nếu tài sản giảm thì ghi dấu trừ (-) vào cột
“số lượng tài sản”, ghi giá trị tài sản giảm vào cột “giá trị tài sản, thu nhập”
và giải thích nguyên nhân giảm tài sản vào cột “Nội dung giải trình nguồn gốc của
tài sản tăng thêm và tổng thu nhập”.
(32) Ghi tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai vào cột
“giá trị tài sản, thu nhập” và ghi rõ từng khoản thu nhập có được trong kỳ kê
khai.
Ví dụ: Trong thời kỳ từ 16/12/2019 đến
15/12/2020, ông A bán một thửa đất ở 100 m2 ở địa chỉ B, giá trị của
thửa đất lúc mua là 500 triệu, thu được 4 tỷ đồng; ông A sử dụng tiền bán thửa
đất trên mua 01 căn hộ 100 m2 tại chung cư C giá mua 3,5 tỷ đồng và
mua một ô-tô Toyota với giá 1 tỷ đồng, đăng ký biển kiểm soát 18E-033.55. Thu
nhập từ lương và các khoản phụ cấp của gia đình ông A là 600 triệu, thu nhập từ
các khoản đầu tư là 1 tỷ đồng, sau khi chi tiêu ông A gửi tiết kiệm ở ngân hàng
D số tiền 500 triệu.
Ông A sẽ ghi như sau:
Loại tài sản,
thu nhập
|
Tăng/giảm
|
Nội dung giải
trình nguồn gốc tài sản tăng thêm và tổng thu nhập
|
Số lượng tài
sản
|
Giá trị tài
sản, thu nhập
|
|
1. Quyền sử dụng đất
1.1/Đất ở
- Bán thửa đất B
|
- 100m2
|
500 triệu
|
Giảm do bán
|
2. Nhà ở, công trình xây dựng
2.1. Nhà ở
- Mua căn hộ tại chung cư C
|
+ 100 m2
|
3.500 triệu
|
Mua nhà từ tiền bán thửa đất B
|
3. Tài sản khác gắn liền với đất
|
|
|
|
4. Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại
quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
|
|
|
|
5. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt,
tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức
nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.
- Gửi tiết kiệm tại ngân hàng D
|
+ 01 Sổ tiết kiệm
|
500 triệu
|
Tiết kiệm từ thu nhập
|
6. Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp, các loại giấy
tờ có giá khác mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên
|
|
|
|
7. Tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở
lên, bao gồm:
7.1. Tài sản theo quy định của pháp luật phải
đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký
- Mua ô tô, số ĐK: 18E-033.55
|
+ 01
|
1.000 triệu
|
Mua từ tiền bán đất và thu nhập trong năm
|
8. Tài sản ở nước ngoài
|
|
|
|
9. Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
|
|
+ 5.600 triệu
|
- Thu nhập từ lương và các khoản phụ cấp 600
triệu;
- Thu nhập từ các khoản đầu tư 1.000 triệu;
- Tiền bán thửa đất B được 4.000 triệu
|
PHỤ LỤC II
MẪU BẢN KÊ KHAI VÀ
HƯỚNG DẪN VIỆC KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP BỔ SUNG
(Kèm theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ)
A. MẪU BẢN KÊ
KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
TÊN CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BẢN KÊ KHAI
TÀI SẢN, THU NHẬP BỔ SUNG
(Ngày…..tháng.....năm......) (1)
I. THÔNG TIN CHUNG (2)
II. BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, THU NHẬP; GIẢI TRÌNH
NGUỒN GỐC TÀI SẢN, THU NHẬP TĂNG THÊM
Loại tài sản,
thu nhập
|
Tăng (3)/giảm
(4)
|
Nội dung giải
trình nguồn gốc tài sản tăng thêm và tổng thu nhập
|
Số lượng tài
sản
|
Giá trị tài
sản, thu nhập
|
|
1. Quyền sử dụng thực tế đối với đất:
1.1. Đất ở
1.2. Các loại đất khác
2. Nhà ở, công trình xây dựng khác:
2.1. Nhà ở
2.2. Công trình xây dựng khác
3. Tài sản khác gắn liền với đất:
3.1. Cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng
3.2. Vật kiến trúc gắn liền với đất
4. Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại
quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
5. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt,
tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức
nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.
6. Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp, các loại giấy
tờ có giá khác mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (khai theo từng loại):
6.1. Cổ phiếu
6.2. Trái phiếu
6.3. Vốn góp
6.4. Các loại giấy tờ có giá khác
7. Tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở
lên:
7.1. Tài sản theo quy định của pháp luật phải
đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký (tầu bay, tầu thủy, thuyền, máy ủi,
máy xúc, ô tô, mô tô, xe gắn máy...).
7.2. Tài sản khác (đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng, bộ
bàn ghế, cây cảnh, tranh, ảnh, tiền điện tử, các loại tài sản khác...).
8. Tài sản ở nước ngoài.
9. Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai (5).
|
|
|
|
III. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN, THU NHẬP
TĂNG THÊM (6)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
B. HƯỚNG DẪN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP BỔ
SUNG
(1) Ghi ngày hoàn thành việc kê khai.
(2) Ghi như phần thông tin chung trong Mẫu bản
kê khai tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
(3) Nếu tài sản tăng thì ghi dấu cộng (+) và số
lượng tài sản tăng vào cột “số lượng tài sản”, ghi giá trị tài sản tăng vào cột
“giá trị tài sản, thu nhập” và giải thích nguyên nhân tăng vào cột “nội dung giải
trình nguồn gốc tài sản tăng thêm và tổng thu nhập”.
(4) Nếu tài sản giảm thì ghi dấu trừ (-) vào cột
“số lượng tài sản”, ghi giá trị tài sản giảm vào cột “giá trị tài sản, thu nhập”
và giải thích nguyên nhân giảm tài sản vào cột “Nội dung giải trình nguồn gốc
tài sản tăng thêm và tổng thu nhập”.
(5) Ghi tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai vào cột
“giá trị tài sản, thu nhập” và ghi rõ từng khoản thu nhập có được trong kỳ kê
khai (xem ví dụ tại điểm 32 phần hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Nghị định
này).
(6) Ghi như mục II “Thông tin mô tả về tài sản”
theo mẫu bản kê khai và hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này. Lưu ý
chỉ kê khai về những tài sản mới tăng thêm, không kê khai lại những tài sản đã
kê khai trước đó.
3. Thủ tục tiếp nhận yêu cầu
giải trình
Trình tự thực
hiện
|
- Bước 1: Người yêu cầu giải trình gửi
văn bản yêu cầu giải trình hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm giải trình. Văn bản yêu cầu giải trình phải nêu rõ nội dung yêu cầu,
ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín và phải có chữ ký
hoặc điểm chỉ xác nhận của người yêu cầu giải trình. Trường họp yêu cầu trực
tiếp thì người yêu cầu giải trình phải trình bày rõ nội dung yêu cầu với người
được giao tiếp nhận.
- Bước 2: Cơ quan, tổ chức đơn vị, cá
nhân có trách nhiệm giải trình tiếp nhận yêu cầu giải trình khi đáp ứng các
điều kiện tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019.
+ Trường họp nhiều người đến yêu cầu giải
trình trực tiếp về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày. Việc
cử người đại diện được thê hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của
nhũng người yêu cầu giải trình.
+ Trường hợp yêu cầu giải trình không thuộc
trách nhiệm thì người tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có thẩm
quyền theo quy định pháp luật.
+ Trường hợp nội dung yêu cầu giải trình đã được
giải trình cho người khác trước đó thì cung cấp bản sao văn bản giải trình
cho người yêu cầu.
- Bước 3: Người có trách nhiệm giải
trình thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu giải trình về việc giải quyết
hoặc không giải quyết và nêu rõ lý do.
|
Cách thức thực
hiện
|
Trực tiếp hoặc gửi bằng văn bản.
|
Thành phần,
số lượng hồ sơ
|
Thành phần hồ sơ gồm có:
1. Văn bản yêu cầu giải trình của cá nhân, tổ
chức.
2. Thông tin, tài liệu liên quan đến yêu cầu
giải trình.
3. Thông báo đồng ý hoặc từ chối giải trình của
cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải trình.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
|
Thời hạn giải
quyết
|
Thời hạn ra thông báo tiếp nhận hoặc từ chối
giải trình là 05 ngày kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu giải trình.
|
Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính
|
Cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình.
|
Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
|
Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước từ tỉnh
đến địa phương.
|
Tên mẫu đơn,
tờ khai
|
Không có.
|
Phí, lệ phí
|
Không có.
|
Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
|
Thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình hoặc từ
chối yêu cầu giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền.
|
Yêu cầu điều
kiện thực hiện thủ tục hành chính
|
Theo quy định tại Điều 4 Nghị
định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019:
1. Cá nhân yêu cầu giải trình có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp
luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình phải có người đại diện họp
pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
2. Quyết định, hành vi của cơ
quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền và
lợi ích họp pháp của cơ quan, tố chức, cá nhân có yêu cầu giải trình.
|
Căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính
|
- Luật số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc
hội (Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018);
- Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống
tham nhũng.
|
4. Thủ tục thực hiện việc giải
trình
Trình tự thực
hiện
|
- Bước 1: Thu thập, xác minh thông tin có liên quan.
- Bước 2: Làm việc trực tiếp với người yêu cầu giải trình để làm rõ những nội
dung có liên quan khi thấy cần thiết. Nội dung làm việc được lập thành biên bản
có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.
- Bước 3: Ban hành văn bản giải trình với các nội dung sau đây: Họ tên, địa chỉ
người yêu cầu giải trình; nội dung yêu cầu giải trình; kết quả làm việc trực
tiếp với tố chức, cá nhân (nếu có); các căn cứ pháp lý đế giải trình; nội
dung giải trình cụ thể.
- Bước 4: Gửi văn bản giải trình đến người yêu cầu giải trình.
|
Cách thức thực
hiện
|
- Trường hợp yêu cầu giải trình trực tiếp có nội
dung đơn giản thì việc giải trình có thể thực hiện bằng hình thức trực tiếp nhưng
phải được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.
- Giải trình được thực hiện bằng ban hành văn
bản giải trình.
|
Thành phần,
số lượng hồ sơ
|
Thành phần hồ
sơ gồm có:
1. Thông tin,
tài liệu liên quan đến nội dung việc giải trình;
2. Biên bản làm
việc có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên;
3. Văn bản giải
trình.
Số lượng:
01 bộ.
|
Thời hạn giải
quyết
|
Thời hạn thực hiện việc giải
trình không quá 15 ngày kể từ ngày ra thông báo tiếp nhận
yêu cầu giải trình. Trường họp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần,
thời gian gia hạn không quá 15 ngày và phải thông báo bằng văn bản đến người
yêu cầu giải trình.
|
Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính
|
Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm giải trình.
|
Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
|
Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước từ tỉnh
đến địa phương.
|
Tên mẫu đơn,
tờ khai
|
Không.
|
Phí, lệ phí
|
Không có.
|
Kết quả thực
hiện
|
Văn bản giải trình.
|
Yêu cầu điều
kiện thực hiện thủ tục hành chính
|
* Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số
59/2019/NĐ- CP ngày 01/7/2019, những nội dung sau không thuộc phạm vi giải
trình:
1. Nội dung thuộc bí mật nhà nước; bí mật đời
sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật
2. Nội dung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ,
công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban hành, chưa thực hiện
hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.
* Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số
59/2019/NĐ- CP ngày 01/7/2019, tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải trình trong
các trường hợp sau:
1. Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết
mà chưa xác định được người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia
tách, sáp nhập, giải thế mà chưa có cá nhân, tố chức kế thừa quyền, nghĩa vụ
trong việc yêu cầu giải trình;
2. Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất
năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
3. Cá nhân yêu cầu giải trình bị ốm đau hoặc
vì lý do khách quan khác mà người thực hiện giải trình chưa thể thực hiện được
việc giải trình;
4. Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết
mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp
nhập, giải thế mà không có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong việc
yêu cầu giải trình;
5. Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất
năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện theo pháp luật;
6. Người yêu cầu giải trình rút toàn bộ yêu cầu
giải trình.
|
Căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính
|
- Luật số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc
hội (Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018);
- Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống
tham nhũng.
|