Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 493/QĐ-UBND 2019 hệ thống tài liệu TCVN ISO 9001 2015 quận Phú Nhuận Hồ Chí Minh

Số hiệu: 493/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Quận Phú Nhuận Người ký: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Ngày ban hành: 12/06/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN PHÚ NHUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 493/-UBND

Phú Nhuận, ngày 12 tháng 6 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH HỆ THỐNG TÀI LIỆU CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÙ HỢP VỚI TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2015 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ NHUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn về nghiệp vụ Kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 101/QĐ-BKHCN ngày 21 ngày 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về công bố Mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 cho các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tại địa phương;

Căn cứ Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận về điều chỉnh, mở rộng, duy trì, cải tiến và chuyển đổi áp Hệ thống quản lý chất lượng sang phiên bản Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại Ủy ban nhân dân quận, các cơ quan chuyên môn thuộc quận và y ban nhân dân 15 phường trên địa bàn quận năm 2019;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận tại Tờ trình số 166/TTr-VP ngày 12 tháng 6 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hệ thống tài liệu của Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 của Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Chính sách chất lượng và Quy chế Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 ; riêng Mục tiêu chất lượng được ban hành theo quyết định hàng năm.

Điều 2. Các cơ quan chuyên môn thuộc quận căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung trong hệ thống tài liệu của Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 để thực hiện đầy đủ và chính xác những yêu cầu cụ thể của hệ thống quản lý chất lượng; tham mưu Ủy ban nhân dân quận ban hành quyết định công khai danh mục thủ tục hành chính theo từng lĩnh vực liên quan đến mỗi cơ quan chuyên môn thuộc phạm vi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 .

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 912/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận về ban hành hệ thống tài liệu của Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 của Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT/Q
U (BT, PBT/TT);
- UBND quận (các PCT);
- VP/HĐND và UBND quận (các PVP);
- Các cơ quan chuyên môn thuộc quận;
- Lưu: VT, CCHC (M.25b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

 

QUY CHẾ

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TCVN ISO 9001:2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 493/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân quận)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về hệ thống tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tương đương với tiêu chun quốc tế ISO 9001:2015 nhằm xây dựng, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 để thực hiện công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 đối với Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Quy chế này áp dụng đối với:

a) Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Các cơ quan chuyên môn liên quan thuộc Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

c) Các cán bộ, công chức liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tương đương với tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015.

2. UBND quận là tổ chức xây dựng, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng; là Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Lãnh đạo cao nht là Chủ tịch UBND quận, quy định tại điều khoản 5 của ISO 9001:2015.

4. Đại diện lãnh đạo là chức danh được Lãnh đạo cao nhất của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 của UBND quận phân công trách nhiệm và quyền hạn, quy định tại điều khon 5.3 của ISO 9001:2015.

5. Thủ tục trong phạm vi áp dụng hoặc thủ tục hành chính hoặc hoạt động hành chính công là thủ tục hành chính trong danh mục thủ tục hành chính theo từng lĩnh vực trong phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001:2015 thuộc mỗi cơ quan chuyên môn.

6. Khách hàng là tổ chức, cá nhân có yêu cầu UBND quận thực hiện thủ tục trong phạm vi áp dụng.

7. Hệ thống quản lý chất lượng hoặc hệ thng quản lý chất lượng ISO 9001:2015 là hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát UBND quận về mức độ của tập hợp các đặc tính vốn có của thủ tục trong phạm vi áp dụng đáp ứng các quy định của pháp luật và yêu cầu của khách hàng.

8. Quy chế hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 là Mô hình Hệ thống quản lý chất lượng quy định tại điều khoản 4.3 và 4.4 của ISO 9001:2015, xác định phạm vi và các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng của UBND quận.

9. Chính sách chất lượng là định hướng chung của UBND quận có liên quan đến mức độ của tập hợp các đặc tính vốn có của thủ tục trong phạm vi áp dụng đáp ứng các quy định của pháp luật và yêu cầu của khách hàng được Lãnh đạo cao nhất công bố chính thức.

10. Mục tiêu chất lượng là những điều mong muốn được cụ thể hóa, định lượng và nhất quán với chính sách chất lượng, có liên quan đến mức độ của tập hợp các đặc tính vốn có của thủ tục trong phạm vi áp dụng đáp ứng các quy định của pháp luật và yêu cầu của khách hàng, được thiết lập tại các cấp và cơ quan chuyên môn trong UBND quận.

11. Quy định về từ viết tắt:

a) BCĐ: Ban chỉ đạo Xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 của UBND quận (sau đây gọi là Ban chỉ đạo ISO)

b) CQCM: Cơ quan chuyên môn

c) CQCMHT: Các cơ quan chuyên môn hệ thống, bao gồm:

- Văn phòng HĐND và UBND quận

- Phòng Nội vụ

- Phòng Tài chính - Kế hoạch

d) CQCMLV: Các cơ quan chuyên môn lĩnh vực, bao gồm:

- Văn phòng HĐND và UBND quận

- Phòng Nội vụ

- Phòng Tư pháp

- Phòng Tài chính - Kế hoạch

- Phòng Tài nguyên và Môi trường

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Phòng Y tế

- Thanh tra quận

- Phòng Kinh tế

- Phòng Quản lý đô thị

- Phòng Văn hóa và Thông tin

Điều 3. Chính sách chất lượng

Toàn thể cơ quan chuyên môn, cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh cam kết cống hiến và phục vụ nhân dân một cách tận tụy, bằng tất cả tri thức và tinh thần trách nhiệm cao nhất thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000; xây dựng, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng kết hợp chặt chẽ với công tác cải cách hành chính và quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đối với tất cả thủ tục hành chính được chuẩn hóa và công bố trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc phạm vi chức năng quản lý của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận.

Hệ thống quản lý chất lượng được tuân thủ phù hợp với những yêu cầu nghiêm ngặt của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015; được cải tiến liên tục, được công khai và công bố nhằm thực hiện các hoạt động hành chính công nêu trên đối với nhân dân đảm bảo đúng luật, đúng hn, công khai, rõ ràng, thun tin.

Chương II

PHẠM VI ÁP DỤNG, NGOẠI LỆ VÀ VIỆN DẪN CÁC TÀI LIỆU DẠNG VĂN BẢN CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Điều 4. Phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý chất lượng

1. UBND quận xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng để đạt được các mục tiêu chất lượng nhất quán với chính sách chất lượng của UBND quận. Việc vận hành hệ thống quản lý chất lượng được theo dõi và đánh giá bởi Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đng thời được Chủ tịch UBND quận công bố phù hợp và được kiểm tra, đánh giá việc công bố bởi Sở Khoa học và Công nghệ để đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ISO 9001:2015.

2. Phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 của UBND quận là tất cả thủ tục hành chính được chuẩn hóa và công bố trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc phạm vi chức năng quản lý của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận.

Điều 5. Ngoại lệ của hệ thống quản lý chất lượng

1. UBND quận cam kết áp dụng tất cả các yêu cầu của ISO 9001:2015, loại trừ các yêu cầu của các điều khoản sau đây (xem như là ngoại lệ của hệ thống quản lý chất lượng):

a) Điều khoản 8.3 - Thiết kế và phát triển sản phẩm, dịch vụ

- Tất cả quy định của các thủ tục trong phạm vi áp dụng của UBND quận trong hệ thống này đều được tuân thủ và thực hiện theo quy định (yêu cầu) của các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan;

- Nếu quy định của UBND quận có điểm khác biệt với các quy định của pháp luật hiện hành thì đó là quy định thuận lợi hơn cho khách hàng (Ví dụ như quy định tổng thời gian tối đa thực hiện thủ tục trong phạm vi áp dụng thấp hơn thời gian quy định của văn bản quy phạm pháp luật), hoàn toàn không có các hoạt động thiết kế, ví dụ trên có thể được hiu là hoạt động phát triển nhưng hoạt động này tương đối đơn giản;

- UBND quận không áp dụng các yêu cầu của điều khoản này trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015.

b) Điều khoản 8.5.5 - Hoạt động sau giao hàng

- UBND quận không áp dụng yêu cầu “sau giao hàng” của điều khoản này trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015;

- Các quy trình kiểm soát thực hiện thủ tục trong phạm vi áp dụng được kiểm soát, theo dõi và đo lường đến khi trả kết quả cho khách hàng, các hoạt động tiếp theo sau khi trả kết quả cho khách hàng - hoạt động “hậu kiểm” - là hoạt động quản lý nhà nước hiện chưa được áp dụng trong hệ thống quản lý chất lượng;

- Các hoạt động tác nghiệp cũng được kiểm soát, theo dõi và đo lường đến công đoạn cuối cùng của mỗi quy trình liên quan, những hoạt động tiếp theo cũng chưa được áp dụng trong hệ thống quản lý chất lượng.

c) Điều khoản 8.5.1.f - Xác nhận giá trị sử dụng và xác nhận lại giá trị sử dụng định kỳ của khả năng đạt được kết quả hoạch định của quá trình đối với việc sản xuất và cung cấp dịch vụ, khi kết quả đầu ra không thể kiểm tra xác nhận được bằng việc theo dõi và đo lường sau đó

- Tất cả quy định của các thủ tục trong phạm vi áp dụng của UBND quận trong hệ thống này đều tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành; các công đoạn của các quy trình kiểm soát thực hiện thủ tục trong phạm vi áp dụng và các quy trình tác nghiệp đều được thông qua, xem xét và kiểm tra xác nhận căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan;

- Việc hồ sơ nộp vào của khách hàng đầy đủ (về số lượng và nội dung) hay không để ra văn bản yêu cầu b túc, đủ điều kiện hay không đủ điều kiện để ra văn bản chấp thuận hoặc kết quả tương đương, văn bản không chấp thuận hoặc kết quả tương đương đều căn cứ vào các chuẩn mực theo dõi và đo lường sản phẩm (chuẩn mực chấp nhận) - các quy định của pháp luật hiện hành và quy định cụ thể hóa của UBND quận; không có công đoạn nào cần phải thực hiện việc xác nhận giá trị sử dụng của các quy trình kiểm soát thực hiện thủ tục trong phạm vi áp dụng, kết quả thực hiện các quy định trên trong việc thực hiện thủ tục trong phạm vi áp dụng đều rõ ràng và có căn cứ;

- UBND quận không áp dụng các yêu cầu của điều khoản này trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015.

2. Tuy hệ thống quản lý chất lượng của UBND quận có các ngoại lệ như trên nhưng UBND quận vẫn cam kết đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu luật định và chế định của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các ngoại lệ này không ảnh hưởng đến khả năng hay trách nhiệm của UBND quận trong việc cung cấp các hoạt động hành chính công đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu thích hợp.

Điều 6. Viện dẫn các tài liệu dạng văn bản của hệ thống quản lý chất lượng

Căn cứ vào bối cảnh của tổ chức (context of the organization) phân chia thành năm quá trình chủ yếu của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 là: sự lãnh đạo (leadership), hoạch định (planning), hỗ trợ (support) và thực hiện (operation), đánh giá kết quả thực hiện (performance evaluation), cải tiến (improvement), UBND quận thiết lập bốn quá trình chính (quy định tại Điều 7) bao gồm tám loại thông tin dạng văn bản được thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục như sau:

1. Quy chế hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 - điều khoản 4.3 và 4.4: bao gồm hạng mục 3, 5, 6, 7

2. Chính sách chất lượng - điều khoản 5.2

3. Quy trình quản lý rủi ro, cơ hội và xem xét của lãnh đạo (quy định tại Mục 1, Chương IV) - điều khoản 6.1 và 9.3

4. Mục tiêu chất lượng - điều khoản 6.2

5. Quy trình kim soát thông tin dạng văn bản (tài liệu và hồ sơ) (quy định tại Mục 2, Chương IV) - điều khoản 7.5

6. Quy trình kiểm soát sự không phù hợp và hành động khắc phục (quy định tại Mục 3, Chương IV) - điều khoản 8.7 và 10.2

7. Quy trình đánh giá nội bộ (quy định tại Mục 4, Chương IV) - điều khoản 9.2

8. Quy định vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các chức danh, các văn bản về hỗ trợ nguồn lực, năng lực, nhận thức và trao đổi thông tin và các văn bản liên quan theo quy định của pháp luật - điều khoản 5.3, 7.1, 7.2, 7.3 và 7.4

Chương III

SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Điều 7. Sự tương tác giữa các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng

STT

Quá trình chính

Điều khoản

BCĐ

CQCMHT

CQCMLV

Tài liệu dạng văn bản (viện dẫn)

1

Quá trình lãnh đạo, hoạch định và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng

4.1

4.2

4.3*

4.4*

5.1

5.2*

6.1

6.2*

6.3

9.3

10.1

10.3

C

P

P

Quy chế hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 (4.3 và 4.4)*

Chính sách chất lượng (5.2)*

Mục tiêu chất lượng (6.2)*

Quy trình quản lý rủi ro, cơ hội và xem xét của lãnh đạo (6.1 và 9.3)

2

Quá trình hỗ trợ và đánh giá kết quả thực hiện hệ thống quản lý chất lượng

7.5*

9.2

P

C

P

Quy trình kiểm soát thông tin dạng văn bản (tài liệu và hồ sơ) (7.5)*

Quy trình đánh giá nội bộ (9.2)

3

Quá trình xác định vai trò, trách nhiệm và quyền hạn; hỗ trợ nguồn lực, năng lực, nhận thức và trao đổi thông tin

5.3

7.1

7.2

7.3

7.4

P

C

P

Quy định vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các chức danh

Các văn bản về hỗ trợ nguồn lực, năng lực, nhận thức và trao đổi thông tin và các văn bản liên quan theo quy định của pháp luật

4

Quá trình thực hiện thủ tục trong phạm vi áp dụng; theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá

8.1*

8.2

8.4

8.5

8.6

8.7

9.1

10.2

P

P

C

Quy định nội dung công việc thực hiện của thủ tục trong phạm vi áp dụng (quy định tại Điều 8)*

Quy trình kiểm soát sự không phù hợp và hành động khắc phục (8.7 và 10.2)

Ghi chú: C: trách nhiệm chính         P: trách nhiệm phụ

*: thông tin dạng văn bản được duy trì theo yêu cầu của ISO 9001:2015

Bảng trên không những thể hiện sự tương tác giữa các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 mà còn th hiện sự tương tác giữa trách nhiệm của các CQCM, thể hiện được mối quan hệ giữa các CQCM thông qua từng quá trình chính - từng hoạt động tác nghiệp chính của hệ thống quản lý chất lượng. Đó là phương pháp mô tả sự tương tác giữa các quá trình và viện dẫn hệ thống tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng mà UBND quận xác định là phù hợp đến thời điểm này.

Điều 8. Quy định nội dung công việc thực hiện của thủ tục trong phạm vi áp dụng

STT

Nội dung công việc

Các thông tin dạng văn bản liên quan (viện dẫn)

1

Xác định căn cứ pháp lý của thủ tục trong phạm vi áp dụng

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan

2

Xác định biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ của thủ tục trong phạm vi áp dụng

Danh mục hồ sơ cần nộp

Danh mục biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ

3

Thực hiện thủ tục trong phạm vi áp dụng

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả

Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ

Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ

Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

Sổ theo dõi hồ sơ

4

Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá - Sự thỏa mãn của khách hàng

Phiếu khảo sát ý kiến

5

Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá - Phân tích và đánh giá dữ liệu và thông tin

Báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý chất lượng

Chương IV

DIỄN GIẢI CÁC TÀI LIỆU DẠNG VĂN BẢN CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Mục 1. QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO, CƠ HỘI VÀ XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO

Điều 9. Quy trình hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

STT

Công việc

Đối tượng thực hiện

Biểu mẫu/ hồ sơ

1

Phân tích bối cảnh

Lãnh đạo cao nhất/

Đại diện lãnh đạo

Ban chỉ đạo ISO

Báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý chất lượng

2

Nhận diện, xác định rủi ro và cơ hội

Lãnh đạo cao nhất/

Đại diện lãnh đạo

Ban chỉ đạo ISO

Trưng CQCM

Báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý chất lượng

3

Đánh giá rủi ro và cơ hội

Lãnh đạo cao nhất/

Đại diện lãnh đạo

Ban chỉ đạo ISO

Trưởng CQCM

Báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý chất lượng

4

Thực hiện hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

Lãnh đạo cao nhất/

Đại diện lãnh đạo

Ban chỉ đạo ISO

Trưởng CQCM

Báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý chất lượng

Thông báo kết luận xem xét hệ thống quản lý chất lượng của lãnh đạo

5

Đánh giá hiệu lực của hành động đã giải quyết rủi ro và cơ hội

Ban chỉ đạo ISO

Thông báo kết luận xem xét hệ thống quản lý chất lượng của lãnh đạo

Điều 10. Nội dung chi tiết của quy trình hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

1. Phân tích bối cảnh nhằm cung cấp các thông tin cho việc nhận diện các rủi ro và cơ hội mà có thể ảnh hưởng đến khả năng của cơ quan trong việc đạt được các kết quả dự kiến của hệ thống quản lý chất lượng. Thông tin bối cảnh của bao gồm:

- Bối cảnh bên ngoài:

■ Môi trường pháp lý bao gồm chính sách pháp luật nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động của UBND quận và các lĩnh vực, quá trình nm trong phạm vi áp dụng hệ thống.

■ Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trong và ngoài nước, tại tỉnh, thành phố khác hoặc địa phương.

■ Sự đổi mới trong hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin, các phương pháp cải cách hành chính của các cơ quan cùng cấp ở các tỉnh, thành phố địa phương khác hoặc trong thành phố, địa phương mình.

■ Sự tác động của các nhà thầu phụ, nhà cung cấp bên ngoài.

- Bối cảnh bên trong (nội bộ):

■ Kết quả hoạt động trong nội bộ UBND quận, có thể bao gồm: cơ cấu tổ chức, phân công chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn, sự phi kết hợp từ trên xung dưới, từ dưới lên trên, liên phòng, bộ phận, những vấn đề bất cập nổi bật... tác động vào các quá trình, hoạt động, hiệu quả công việc.

■ Sự đầy đủ của các nguồn lực bao gồm (nhân lực, vật lực, tài lực).

■ Tình hình văn hóa công sở.

■ Tri thức của nguồn nhân lực (cán bộ, công chức, viên chức, người lao động).

■ Các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng (liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước và cung cấp các dịch vụ hành chính công).

- Nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm:

■ Các yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

■ Sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên, cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương.

■ Các yêu cầu của các cơ quan phối hợp trong giải quyết công việc, giải quyết thủ tục hành chính.

■ Nhu cầu, nguyện vọng của các nhà thầu phụ, nhà cung cấp bên ngoài.

2. Nhận diện, xác định rủi ro và cơ hội:

- Nhằm nâng cao sự thỏa mãn khách hàng (tổ chức, cá nhân có nhu cầu), các bên quan tâm đến hệ thống quản lý chất lượng và quy định của pháp luật, trên cơ sở xem xét các thông tin phân tích bối cảnh, các CQCM tham mưu của UBND quận có trách nhiệm xác định các rủi ro mà có tác động bất lợi, tiêu cực, không mong muốn ảnh hưởng đến:

■ Định hướng chiến lược;

■ Mục đích của hệ thống quản lý chất lượng;

■ Các kết quả dự kiến của hệ thống quản lý chất lượng;

■ Sự phù hợp của kết quả hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động nội bộ của cơ quan;

■ Sự phù hợp của các kết quả giải quyết dịch vụ hành chính công.

- Nhận diện cơ hội là nhận diện các rủi ro mà có tác động có lợi, tích cực ảnh hưởng đến khả năng đạt được các kết quả dự kiến của hệ thống quản lý chất lượng, sự phù hợp của các hoạt động chức năng quản lý Nhà nước, hoạt động nội bộ, dịch vụ hành chính công, nâng cao sự thỏa mãn khách hàng của UBND quận.

- Căn cứ vào bối cảnh hiện tại của UBND quận (bên trong và bên ngoài) và mức độ của các rủi ro để xác định cơ hội để đạt được mục tiêu, kết quả dự kiến.

- Kết quả nhận diện và việc mô tả rủi ro phải đảm bảo nội dung sau đây:

■ Bản chất của rủi ro;

■ Nguyên nhân và tác động tiêu cực của chúng, đối với các rủi ro có tác động tích cực có thể dẫn đến cơ hội thì ghi vào mục cơ hội;

■ Không nên mô tả như một quá trình, một biện pháp kiểm soát tiêu cực hoặc một hoạt động kiểm soát không xảy ra.

3. Đánh giá rủi ro và cơ hội:

- Đánh giá rủi ro nhằm xác lập mức độ ưu tiên giải quyết các rủi ro quan trọng và chỉ ra các cơ hội cho việc cải tiến đối với các hoạt động hiện tại. Đánh giá rủi ro giúp thấu hiểu các rủi ro cố hữu từ bối cảnh thực tế và kết nối tới các mục tiêu, các chiến lược và các quá trình của HTQLCL.

- Căn cứ từ kết quả xem xét nêu trên, tiến hành nhận định vấn đề tác động vào UBND quận, trong đó xác định ba mức độ rủi ro:

■ Thấp: mọi thứ đều ổn định, không có bất cập hoặc tác động ảnh hưởng đến cơ quan. Kết luận: Không phải là rủi ro hoặc cơ hội.

■ Cao: có xuất hiện sự tích cực hoặc không tích cực có kh năng tác động đến cơ quan. Kết luận: Trường hợp tích cực là cơ hội, trường hợp không tích cực là rủi ro.

■ Rất cao: có xuất hiện tác động không tích cực đáng kể, gây ảnh hưởng diện sâu, rộng và thường xuyên, tác động vào việc tuân thủ quy định pháp luật, uy tín, hình ảnh... của cơ quan. Kết luận: Rủi ro và cần có hành động nhanh chóng, kịp thời.

4. Thực hiện hành động giải quyết rủi ro và cơ hội:

- Sau khi đánh giá rủi ro và cơ hội, cơ quan tiến hành thiết lập kế hoạch giải quyết rủi ro và cơ hội (đưa ra các biện pháp, đối sách phù hợp), trong đó phải làm rõ:

■ Những hành động cụ thể sẽ đưa ra để thực hiện giải quyết rủi ro và cơ hội.

■ Trách nhiệm cho từng hành động.

■ Thời gian thực hiện.

■ Kết quả dự kiến sẽ đạt được.

- Trưởng CQCM phê duyệt kế hoạch và chỉ đạo việc thực hiện tại các CQCM. Định kỳ (tối thiểu 01 năm/lần), triển khai đánh giá và xác nhận tính hiệu lực của kế hoạch. Trường hợp không đảm bảo đáp ứng, yêu cầu hành động khắc phục theo Quy trình kiểm soát sự không phù hợp và hành động khắc phục.

5. Đánh giá hiệu lực của hành động đã giải quyết rủi ro và cơ hội:

- Lãnh đạo cao nhất phân công Trưởng CQCM thực hiện giám sát và báo cáo việc thực hiện các hành động xử lý rủi ro và cơ hội.

- Định kỳ theo Quy trình xem xét của lãnh đạo, Đại diện lãnh đạo xem xét các rủi ro và cơ hội đã được nhận diện, văn bản hóa các hành động làm thay đổi hiện trạng của các rủi ro và cơ hội để có các quyết sách phù hợp cho việc cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.

- Ban chỉ đạo ISO có trách nhiệm cập nhật thông tin về hoạt động giám sát, báo cáo và xem xét hiệu lực, tiến độ của các hành động xử lý rủi ro và cơ hội theo Quy trình xem xét của lãnh đạo.

Điều 11. Quy định quản lý rủi ro và cơ hội

1. Mục đích của hành động giải quyết rủi ro và cơ hội là đảm bảo khi hoạch định các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng, UBND quận xác định các rủi ro và cơ hội của mình và hoạch định các hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội. Đồng thời, ngăn ngừa sự không phù hợp, bao gồm cả đầu ra không phù hợp và xác định các cơ hội có thể nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng hay đạt được các mục tiêu chất lượng của UBND quận.

2. Khi nhận diện, xác định các rủi ro và cơ hội đối với hệ thống quản lý chất lượng, các vấn đề nội bộ và bên ngoài cũng như yêu cầu của các bên quan tâm có liên quan đều được UBND quận xem xét.

- Các ví dụ về rủi ro như các quá trình, sản phẩm và dịch vụ không đáp ứng các yêu cầu hoặc UBND quận không đạt được sự thỏa mãn của tổ chức, công dân.

- Các ví dụ về cơ hội như tiềm năng nhận biết đối tượng phục vụ mới, xác định nhu cầu đối với sản phẩm hay dịch vụ mới và đưa chúng ra phục vụ tổ chức, công dân hoặc xác định nhu cầu sửa đổi hay thay thế một quá trình bằng việc đưa vào áp dụng công nghệ mới để quá trình trở nên hiệu quả hơn.

3. Chấp nhận cách tiếp cận tư duy dựa trên rủi ro, UBND quận xem xét việc áp dụng cách tiếp cận này cho các quá trình cần thiết đối với hệ thống quản lý chất lượng. Khi xác định các rủi ro và cơ hội của mình, UBND quận tập trung vào việc:

- Mang lại sự sự tin cậy về việc hệ thống quản lý chất lượng có thể đạt được các kết quả dự kiến.

- Nâng cao những tác động mong muốn và tạo ra những khả năng mới (thông qua việc cải thiện hiệu quả của các hoạt động, việc phát triển và ứng dụng công nghệ mới,...).

- Ngăn ngừa hoặc giảm bớt những tác động không mong muốn (thông qua việc giảm rủi ro hoặc hành động phòng ngừa).

- Đạt được cải tiến để đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.

4. Hành động mà UBND quận có thể để giải quyết rủi ro sẽ tùy thuộc vào bản chất của rủi ro:

- Tránh rủi ro bằng cách không tiếp tục thực hiện các quá trình mà trong đó có thể gặp phải rủi ro;

- Loại bỏ rủi ro bằng cách sử dụng các phương án để tuyển dụng, đào tạo, hỗ trợ nhân viên có ít kinh nghiệm trong UBND quận;

- Chấp nhận rủi ro để theo đuổi một cơ hội, như đầu tư vào các thiết bị mới, áp dụng công nghệ mới để việc cung cấp dịch vụ hành chính công trở nên hiệu quả hơn.

- Chia sẻ rủi ro bằng cách làm việc trực tiếp, định kỳ hoặc lấy ý kiến của tổ chức, công dân để tạo thuận lợi cho quá trình thuê bên ngoài (công ty bảo hiểm, hợp đồng nhà thầu, dịch vụ...), giải quyết thủ tục hành chính.

- Không hành động, khi UBND quận tự mình chấp nhận rủi ro, trên cơ sở tác động tiềm ẩn của rủi ro hoặc chi phí cho hành động cần thiết.

5. Việc áp dụng tư duy dựa trên rủi ro giúp UBND quận xây dựng văn hóa chủ động và phòng ngừa hướng tới việc thực hiện tốt hơn và cải tiến cách thức thực hiện công việc nói chung. Có nhiều hình thức khác nhau để có thể xem xét, xác định rủi ro và cơ hội, ví dụ: các cuộc họp về chiến lược, xem xét của lãnh đạo, đánh giá nội bộ, các hình thức họp khác nhau về chất lượng, họp thiết lập mục tiêu chất lượng, giai đoạn hoạch định việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ hành chính công...

Điều 12. Quy trình xem xét của lãnh đạo

STT

Công việc

Đối tượng thực hiện

Biểu mẫu/ hồ sơ

1

Báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống

Tất cả CQCM liên quan

Báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý chất lượng

2

Chuẩn bị họp xem xét hệ thống quản lý chất lượng của Ban Lãnh đạo

Lãnh đạo cao nhất/

Đại diện lãnh đạo

Tất cả CQCM liên quan

--

3

Tiến hành họp xem xét hệ thống quản lý chất lượng của Ban Lãnh đạo

Đại diện lãnh đạo

Tất cả CQCM liên quan

Thông báo kết luận xem xét hệ thống quản lý chất lượng của lãnh đạo

4

Thực hiện quyết định và hành động theo kết luận của cuộc họp

Tất cả CQCM liên quan

Thông báo kết luận xem xét hệ thống quản lý chất lượng của lãnh đạo

5

Theo dõi kết quả thực hiện của cuộc họp xem xét hệ thống quản lý chất lượng của Ban Lãnh đạo

Đại diện lãnh đạo hoặc người được ủy quyền

Thông báo kết luận xem xét hệ thống quản lý chất lượng của lãnh đạo

Điều 13. Quy định xem xét của lãnh đạo

1. Lãnh đạo cao nhất tổ chức xem xét hệ thống quản lý chất lượng thông qua các cuộc họp giao ban, sơ kết, tổng kết, định kỳ hoặc đột xuất... để đảm bảo rằng nó luôn phù hợp, thỏa đáng và có hiệu lực và phù hợp với định hướng chiến lược của UBND quận. Việc xem xét sẽ bao gồm việc đánh giá các cơ hội cải tiến và nhu cầu thay đổi đối với hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm cả việc xem xét chính sách chất lượng, các mục tiêu chất lượng.

2. UBND quận lưu giữ thông tin dạng văn bản làm bằng chứng về kết quả xem xét của lãnh đạo.

3. Báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý chất lượng từng thời kỳ là đầu vào của cuộc họp xem xét hệ thống quản lý chất lượng của Lãnh đạo cao nhất.

4. Mỗi năm một lần (thông thường sau đánh giá nội bộ định kỳ), Lãnh đạo cao nhất tiến hành định kỳ xem xét hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo sự thích hợp, đầy đủ, hiệu lực và cải tiến (nếu có) của hệ thống.

5. Theo yêu cầu đột xuất của Lãnh đạo cao nhất, bất cứ lúc nào cuộc họp xem xét hệ thống quản lý chất lượng của Lãnh đạo cao nhất cũng có thể được tiến hành.

6. Thư ký cuộc họp hoàn chnh Thông báo kết luận xem xét hệ thống quản lý chất lượng của lãnh đạo để mô tả nội dung cuộc họp dưới dạng văn bản chuyển đến tất cả CQCM liên quan sau cuộc họp để theo dõi và thực hiện quyết định của Lãnh đạo cao nhất (nếu có) một cách chính thức. Đây chính là đầu ra của cuộc họp xem xét của lãnh đạo. Lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các quyết định của mình (đầu ra của cuộc họp).

7. Báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, Thông báo kết luận xem xét hệ thống quản lý chất lượng của lãnh đạo, và các báo cáo, biên bản khác được luân chuyển giữa Lãnh đạo cao nhất và các CQCM liên quan thể hiện việc trao đổi thông tin nội bộ về hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng ngoài các phương pháp trao đổi thông tin khác.

8. Đầu vào và đầu ra của cuộc họp xem xét hệ thống quản lý chất lượng của Lãnh đạo cao nhất thể hiện sự cam kết của lãnh đạo, hướng vào khách hàng, hoạch định hệ thống quản lý chất lượng, theo dõi, đo lường các quá trình và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng.

9. Các cuộc họp giao ban và bất kỳ cuộc họp nào khác (định kỳ và đột xuất) của Lãnh đạo cao nhất với nội dung liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng vẫn được xem là cuộc họp xem xét hệ thống quản lý chất lượng của Lãnh đạo cao nhất và biên bản của các cuộc họp này (nếu có) là bằng chứng lãnh đạo xem xét hệ thống quản lý chất lượng.

10. Nội dung (đầu vào) của cuộc họp xem xét hệ thống quản lý chất lượng của Lãnh đạo cao nhất bao gồm các nội dung như sau:

STT

Nội dung

Diễn giải

1

Các hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét của lãnh đạo lần trước

1. Kết quả thực hiện của những công việc được giao theo quyết định, hành động cụ thể trong cuộc họp xem xét của lãnh đạo lần trước.

2. Những vấn đề khác liên quan (nếu có).

2

Những thay đổi trong các vn đề nội bộ và bên ngoài liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng

1. Thay đổi, bổ sung quy định của luật pháp.

2. Thay đổi, bổ sung yêu cầu của khách hàng.

3. Thay đổi, bổ sung nhân sự.

4. Những vấn đề khác liên quan (nếu có).

3

Thông tin về kết quả thực hiện và hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng

1. Thông tin về kết quả thực hiện và hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng bao gồm bảy nội dung cụ thể.

2. Những vấn đề khác liên quan (nếu có).

3.1

Sự thỏa mãn của khách hàng và thông tin phản hồi của các bên quan tâm liên quan

1. Phản hồi của khách hàng: số lượng, phản hi “quan trọng” và “thường xảy ra”, cách giải quyết.

2. Hành động khắc phục phát sinh sau khi đã giải quyết phản hồi của khách hàng (nếu có).

3. Kết quả theo dõi, đo lường sự thỏa mãn của khách hàng, phân tích dữ liệu về sự thỏa mãn của khách hàng, sự phù hợp với các yêu cầu về dịch vụ và nhận xét.

4. Thông tin phản hồi của các bên quan tâm liên quan.

5. Những vấn đề khác liên quan (nếu có).

3.2

Mức độ thực hiện các mục tiêu chất lượng

1. Kết quả thực hiện các mục tiêu chất lượng.

2. Việc xác định nguyên nhân gốc rễ, xác định hành động khắc phục và thực hiện hành động khắc phục nếu kết quả thực hiện các mục tiêu chất lượng không đạt so với mục tiêu đề ra.

3. Việc xác định nguyên nhân gốc rễ, xác định rủi ro và thực hiện hành động nếu kết quả thực hiện các mục tiêu chất lượng đạt so với mục tiêu đề ra nhưng kết quả quá thấp hoặc không ổn định (nếu có).

4. Những vấn đề khác liên quan (nếu có).

3.3

Kết quả thực hiện quy trình cung cấp thủ tục trong phạm vi áp dụng và sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ

1. Việc vận hành hệ thống tài liệu (khó khăn và thuận lợi).

2. Dữ liệu thống kê.

3. Những lỗi “quan trọng” khi phát sinh đầu ra không phù hợp, cách xử lý.

4. Những lỗi “thường xảy ra” khi phát sinh đầu ra không phù hợp, cách xử lý.

5. Hành động khắc phục phát sinh sau khi đã xử lý những lỗi “quan trọng” và “thường xảy ra” đó (nếu có).

6. Những vấn đề khác liên quan (nếu có).

3.4

Sự không phù hợp và hành động khắc phục

1. Sự không phù hợp và hành động khắc phục phát sinh từ công việc hàng ngày.

2. Những vấn đề khác liên quan (nếu có).

3.5

Kết quả theo dõi và đo lường

1. Kết quả theo dõi và đo lường từ công việc hàng tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm.

2. Những vấn đề khác liên quan (nếu có).

3.6

Kết quả đánh giá

1. Sự không phù hợp và hành động khắc phục phát sinh từ đánh giá (nội bộ và bên ngoài).

2. Những vấn đề khác liên quan (nếu có).

3.7

Kết quả thực hiện của nhà cung cấp bên ngoài

1. Kết quả thực hiện của nhà cung cấp bên ngoài.

2. Những vấn đề khác liên quan (nếu có).

4

Sự đầy đủ của nguồn lực

1. Nhu cầu về con người.

2. Nhu cầu về cơ sở hạ tầng.

3. Nhu cầu về môi trường cho việc thực hiện quá trình.

4. Nhu cầu về nguồn lực theo dõi và đo lường.

5. Nhu cầu về tri thức.

6. Những vấn đề khác liên quan (nếu có).

5

Hiệu lực của hành động thực hiện để giải quyết rủi ro và cơ hội

1. Hiệu lực của hành động thực hiện để giải quyết rủi ro và cơ hội.

2. Những vấn đề khác liên quan (nếu có).

6

Các cơ hội cải tiến

1. Đề nghị cải tiến các quy trình (hệ thống tài liệu) và thủ tục trong phạm vi áp dụng.

2. Những vấn đề khác liên quan (nếu có).

11. Kết quả (đầu ra) của cuộc họp xem xét hệ thống quản lý chất lượng của Lãnh đạo cao nhất bao gồm các nội dung như sau:

STT

Nội dung

Diễn giải

1

Các cơ hội cải tiến

1. Quyết định những vấn đề liên quan đến cải tiến các quy trình (hệ thống tài liệu) và thủ tục trong phạm vi áp dụng liên quan đến yêu cầu của khách hàng.

2. Những vấn đề khác liên quan (nếu có).

2

Mọi nhu cầu thay đổi hệ thống quản lý chất lượng

1. Quyết định những vấn đề liên quan đến mọi nhu cầu thay đổi hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm cả cải tiến chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng.

2. Những vấn đề khác liên quan (nếu có).

3

Nhu cầu về nguồn lực

1. Quyết định những vấn đề liên quan đến nguồn lực theo đề xuất của CQCM liên quan hoặc từ chính Lãnh đạo cao nhất để đạt được những yêu cầu trên.

2. Những vấn đề khác liên quan (nếu có).

12. Tất cả các nội dung và kết quả xem xét hệ thống quản lý chất lượng của Lãnh đạo cao nhất nêu trên được xem xét ít nhất mỗi năm một lần.

13. Căn cứ Mục tiêu chất lượng, Báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý chất lượng có nội dung cơ bản dưới đây (hoặc kết hợp nội dung với các báo cáo khác).

14. Nội dung cơ bản của việc báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý chất lượng như sau (những chữ in nghiêng là nội dung của báo cáo, những chữ in thường là hướng dẫn phương pháp báo cáo, nếu mục nào không phát sinh thì ghi rõ là “không phát sinh”):

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG (cột “nội dung” và “mục tiêu đề ra” sao chép từ Mục tiêu chất lượng, cột “kết quả đạt được” ghi rõ kết quả thực tế)

STT

Nội dung

Mục tiêu đề ra

Kết quả đạt được

 

 

 

 

II. VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG VÀ SỰ PHÙ HỢP CỦA DỊCH VỤ

1. Số liệu thống kê, tổng hợp và phân tích về h sơ được giải quyết của tất cả các lĩnh vực (chi tiết tại Bảng số liệu thng kê, tổng hợp và phân tích về hồ sơ được giải quyết kèm theo báo cáo này) (tách ra thành phụ lục đính kèm Báo cáo)

STT

Chỉ tiêu

Số lượng hồ sơ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm

1

2

3

Q1

4

5

6

Q2

6T

7

8

9

Q3

9T

10

11

12

Q4

N

1

Hồ sơ nhận kỳ này (1.1)+(1.2)+(1.3)+(1.4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Đủ điều kiện (1.1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Không đủ điều kiện (1.2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Chưa đủ điều kiện (1.3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Hồ sơ nhận kỳ này đang giải quyết (1.4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

• Còn trong hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

• Đã trễ hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hồ sơ nhn kỳ trước, hoàn tất kỳ này (2.1)+(2.2)+(2.3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Đủ điều kiện (2.1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Không đủ điều kiện (2.2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Chưa đủ điều kiện (2.3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hồ sơ trễ hạn tính đến kỳ báo cáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Tổng hồ sơ hoàn tất (1.1)+(1.2)+(1.3)

(2.1)+(2.2)+(2.3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Trước hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2

Đúng hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.3

Trễ hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Hồ sơ hoàn tất bị lỗi (không phù hợp) (bị lỗi của (4))

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Lỗi trễ hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Lỗi thất lạc/ hư hỏng hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.3

Lỗi nghiệp vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.4

Lỗi khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ hoàn tất được tính theo thời điểm kết quả đã được chuyển đến nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chờ khách hàng đến nhận, không tính thời điểm khách hàng nhận kết quả.

Số lượng chỉ tiêu Tổng hồ sơ hoàn tất trước hn (4.1) cộng số lượng chỉ tiêu Tổng hồ sơ hoàn tất đúng hn (4.2) chia cho số lượng chỉ tiêu Tổng hồ sơ hoàn tất (4) bằng kết quả thực hiện “hồ sơ được giải quyết hoàn tất đúng thời hạn”.

Số lượng chỉ tiêu Hồ sơ mới nhn và đang giải quyết (1.4), Hồ sơ nhn kỳ trước, hoàn tt k này (2), Hồ sơ trễ hạn tính đến kbáo cáo (3) không được cộng dồn cho quý, 6 tháng, 9 tháng và năm.

Báo cáo định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và năm được thực hiện chung với báo cáo tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12.

2. Đề xuất, kiến nghị (nêu những nhận xét đối với bảng dữ liệu thống kê trên, phân tích điểm mạnh, điểm yếu (sự phù hợp với các yêu cầu về sản phẩm, đặc tính và xu hướng của các quá trình và sản phẩm))

III. PHẢN HỒI CỦA KHÁCH HÀNG (việc này được thực hiện từ việc phát, thu thập, tổng hợp - thống kê, phân tích kết quả các Phiếu câu hỏi ý kiến khách hàng)

1. Số liệu thng kê, tổng hợp và phân tích về sự hài lòng của khách hàng của các thủ tục trong phạm vi áp dụng (kết quả thống kê, tổng hợp và phân tích theo từng lĩnh vực, theo từng cơ quan chuyên môn)

2. Đề xuất, kiến nghị (nêu nhận xét, phân tích điểm mạnh, điểm yếu về sự thỏa mãn của khách hàng)

IV. TÌNH TRẠNG CỦA CÁC HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC

1. Hành động khắc phục phát sinh từ kết quả đánh giá nội bộ (những điểm không phù hợp phát sinh, giải trình nguyên nhân, đề xuất phương hướng thực hiện chấn chỉnh đối với những điểm không phù hợp trong đánh giá nội bộ)

2. Hành động khắc phục phát sinh từ kết quả đánh giá của các cơ quan (những điểm không phù hợp phát sinh, giải trình nguyên nhân, đề xuất phương hướng thực hiện chấn chỉnh đối với những điểm không phù hợp trong đánh giá chứng nhận/ đánh giá giám sát)

3. Hành động khắc phục phát sinh từ kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng không đạt (giải trình nguyên nhân, đề xuất phương hướng thực hiện chấn chỉnh đối với kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng không đạt)

4. Hành động khắc phục phát sinh từ công việc (những vấn đề trục trặc liên quan đến thủ tục trong phạm vi áp dụng, đến công việc phát sinh đã, đang và s được giải quyết)

V. CÁC ĐỀ NGHỊ CẢI TIẾN VÀ NHU CẦU VỀ NGUỒN LỰC (NHÂN LỰC, CƠ SỞ VẬT CHT, MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC) (nêu nhận xét, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của việc đào tạo nguồn nhân lực về hệ thống quản lý chất lượng; đề xuất cải tiến và nhu cầu về nguồn lực để phục vụ khách hàng tốt hơn)

Điều 14. Biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ

STT

Tên biểu mẫu/ hồ sơ

Trách nhiệm lưu

Thời gian lưu tối đa

1

Báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý chất lượng

Đại diện lãnh đạo

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

2

Thông báo kết luận xem xét hệ thống quản lý chất lượng của lãnh đạo

Đại diện lãnh đạo

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

Mục 2. QUY TRÌNH KIỂM SOÁT THÔNG TIN DẠNG VĂN BẢN (TÀI LIỆU, HỒ SƠ)

Điều 15. Quy trình

STT

Công việc

Đối tượng thực hiện

Biểu mẫu/ hồ sơ

1

Phát sinh nhu cầu soạn thảo mới hoặc điều chỉnh nội dung tài liệu

Người có nhu cầu (Tất cả CQCM liên quan)

Tờ trình đề xuất điều chỉnh tài liệu

2

Xem xét sự phù hợp của tài liệu so với yêu cầu của văn bản quy phạm pháp luật, yêu cầu của ISO 9001:2015 và yêu cầu thực tế

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tờ trình đề xuất điều chỉnh tài liệu

3

Xem xét và phê duyệt nội dung đề nghị soạn thảo mới hoặc điều chỉnh

Đại diện lãnh đạo

Tờ trình đề xuất điều chỉnh tài liệu

4

Ban hành tài liệu mới và thu hồi tài liệu cũ (nếu có)

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

Sổ công văn

Bản hiệu đính tài liệu

Điều 16. Quy định về thông tin dạng văn bản được duy trì (tài liệu)

1. Phê duyệt tài liệu về sự đầy đủ trước khi ban hành

a) Hệ thống tài liệu nội bộ là các tài liệu do UBND quận ban hành được sử dụng cho hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Hệ thống tài liệu nội bộ do các CQCM liên quan đóng góp ý kiến, Văn phòng HĐND và UBND quận biên soạn (tổng hợp), Đại diện lãnh đạo xem xét (tham mưu) bao gồm:

- Chính sách chất lượng.

- Mục tiêu chất lượng.

- Quy chế hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 (bao gồm cả nội dung chi tiết của thông tin dạng văn bản thiết lập theo yêu cầu của ISO 9001:2015 được quy định từ Mục 2 đến Mục 4, Chương IV).

- Tất cả biểu mẫu/ hồ sơ áp dụng thuộc hệ thống quản lý chất lượng bao gồm:

■ Tất cả biểu mẫu/ hồ sơ của các tài liệu hệ thống thuộc Danh mục biểu mẫu/ hồ sơ hệ thống ban hành kèm theo Quy chế này.

■ Tất cả biểu mẫu/ h sơ của các thủ tục trong phạm vi áp dụng và biểu mẫu/ hồ sơ hệ thống còn lại được cập nhật trong Danh mục biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ được các CQCM biên soạn (tổng hợp) và xem xét (tham mưu).

b) Quy chế hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, Chính sách chất lượng, Mục tiêu chất lượng được Lãnh đạo cao nhất phê quyệt; Danh mục biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ được Đại diện lãnh đạo phê duyệt.

2. Xem xét, cập nhật khi cn và phê duyệt lại tài liệu

a) Lãnh đạo cao nhất hoặc Đại diện lãnh đạo có thẩm quyền kiểm soát và yêu cầu trực tiếp Văn phòng HĐND và UBND quận điều chỉnh hệ thống tài liệu nội bộ.

b) Khi nhận được Tờ trình đề xuất điều chỉnh tài liệu đã được Lãnh đạo cao nhất hoặc Đại diện lãnh đạo phê duyệt, nếu không chỉnh sửa trực tiếp hệ thống tài liệu nội bộ lưu trên máy vi tính, in ra, trình xem xét, phê duyệt và ban hành lại thì Bản hiệu đính tài liệu được Văn phòng HĐND và UBND quận cập nhật, trình Lãnh đạo cao nhất hoặc Đại diện lãnh đạo phê duyệt và phân phối đến tất cả CQCM liên quan. Bản hiệu đính tài liệu được xem là một phần của hệ thống tài liệu nội bộ.

c) Sau một khoảng thời gian nào đó, nếu cần thiết, căn cứ vào Bản hiệu đính tài liệu, Văn phòng HĐND và UBND quận chỉnh sửa trực tiếp hệ thống tài liệu nội bộ lưu trên máy vi tính, in ra, trình xem xét, phê duyệt và ban hành lại. Bản hiệu đính tài liệu được xóa bỏ phn nội dung đã được cập nhật và quay trở lại điểm xuất phát ban đầu.

3. Đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu

a) Tình trạng thay đổi và sửa đổi hiện hành của hệ thống tài liệu nội bộ được nhận biết và thể hiện thông qua ngày ký văn bản/ hồ sơ ban hành của tài liệu đó.

b) Tất cả các tài liệu có hiệu lực thi hành sau năm ngày làm việc kể từ ngày ký văn bản/ hồ sơ ban hành, nếu không có quy định nào khác trong văn bản/ hồ sơ ban hành.

4. Đảm bảo các bản của tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng

a) Văn phòng HĐND và UBND quận giữ bản gốc và một bản chính của hệ thống tài liệu nội bộ.

b) Văn phòng HĐND và UBND quận ban hành (các) bản chính của hệ thống tài liệu nội bộ đến tất cả CQCM liên quan.

c) Bản chính của hệ thống tài liệu nội bộ phải luôn có sẵn tại nơi làm việc của các CQCM liên quan.

5. Đảm bảo tài liệu luôn rõ ràng, dễ nhận biết

a) Bản gốc của hệ thống tài liệu nội bộ ch có chữ ký của người có thẩm quyền và ch có bản duy nhất tại Văn phòng HĐND và UBND quận.

b) Các bản chính của hệ thống tài liệu nội bộ có chữ ký của người có thẩm quyền và được đóng dấu.

c) Bản sao chụp cả dấu và chữ ký của hệ thống tài liệu nội bộ không được thực hiện theo đúng thể thức bản sao chỉ có giá trị thông tin, tham khảo.

6. Đảm bảo các các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được nhận biết và việc phân phối chúng được kiểm soát

a) Hệ thống tài liệu có nguồn gốc bên ngoài - hệ thống tài liệu bên ngoài - là tất cả văn bản quy phạm pháp luật (Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị, v.v...) và các văn bản áp dụng pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành thể hiện dưới dạng văn bản mà UBND quận phải chịu sự điều chỉnh và bắt buộc áp dụng, những tài liệu kỹ thuật chuyên môn bắt buộc hoặc khuyến khích áp dụng (nếu có).

b) Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo cũng được xem là một phần của hệ thống tài liệu bên ngoài. Việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành được UBND quận nhận biết trong những trường hợp sau:

- Nếu các văn bản quy phạm pháp luật và văn bn áp dụng pháp luật chưa/ không chính thức được ban hành đến UBND quận thì sử dụng mọi phương thức để có được văn bản đó (từ mạng internet, từ các cuộc họp tập huấn triển khai, từ các sách tổng hợp văn bản, v.v...). Các văn bản này không có đầy đủ các dấu hiệu kiểm soát như văn bản được ban hành chính thức đến UBND quận.

- Nếu các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật được ban hành chính thức đến UBND quận thì được thực hiện theo quy định về công tác văn thư (có thể được kiểm soát thông qua phần mềm tin học).

c) Các CQCM liên quan lập Danh mục văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan và kèm theo tất cả các văn bản được cập nhật trong Danh mục (ti thiu là dạng file trên máy tính) để kiểm soát hệ thống tài liệu bên ngoài.

d) Danh mục văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan do Đại diện lãnh đạo phê duyệt, đảm bảo bao gồm tất cả các loại văn bản sau:

- Các văn bản quy định thành phần hồ sơ mà khách hàng cần nộp, quy định thời hạn giải quyết (tổng thời gian chuẩn).

- Các văn bản quy định phí và lệ phí mà khách hàng phải nộp (nếu có).

- Các văn bản quy định những điều kiện cụ thể để thụ lý hồ sơ, căn cứ để phát hành kết quả đến khách hàng.

e) Nếu cần thiết, Danh mục văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan và văn bản kèm theo được công khai tại vị trí tiếp nhận hồ sơ để khách hàng tra cứu.

f) Khuyến khích tất cả CQCM liên quan nên lập Sổ công văn có ký giao nhận nhằm mục đích kiểm soát được sự luân chuyển của các văn bản nội bộ và bên ngoài.

7. Ngăn ngừa việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và áp dụng các dấu hiệu nhận biết thích hợp nếu chúng được giữ lại vì mục đích nào đó

a) Nếu Văn phòng HĐND và UBND quận ban hành hệ thống tài liệu nội bộ mới được chỉnh sửa từ hệ thống tài liệu cũ thì các CQCM liên quan có trách nhiệm thu hồi hệ thống tài liệu cũ để loại bỏ bằng cách gạch chéo (sử dụng mặt sau làm giấy nháp) hoặc xé bỏ hoặc hủy bằng máy hủy giấy.

b) Khi văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật được ban hành mà có ảnh hưởng đến quy trình liên quan đến các thủ tục trong phạm vi áp dụng, các CQCM phải áp dụng và thông báo cho Văn phòng HĐND và UBND quận tối đa trong thời hạn ba ngày kể từ ngày văn bản có hiệu lực thi hành để Văn phòng HĐND và UBND quận kịp thời lập Tờ trình đề xuất điều chỉnh tài liệu. Các việc tiếp theo được thực hiện như sau:

- Nếu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan được thay thế một phần bằng một văn bản mới thì cập nhật bổ sung văn bản mới vào Danh mục văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan.

- Nếu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan được thay thế toàn phần bằng một văn bản mới thì cập nhật thay thế văn bản mới vào Danh mục văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan (xóa văn bản cũ, thêm văn bản mới).

c) Nếu hệ thống tài liệu nội bộ và bên ngoài không còn hiệu lực nhưng cần lưu trữ để tham khảo thì Văn phòng HĐND và UBND quận và CQCM liên quan có nhu cầu lưu lại tham khảo phải sử dụng những dấu hiệu nhận biết phù hợp, tránh việc sử dụng vô tình. Hệ thống tài liệu lỗi thời này phải được tách biệt và nhận biết khác với hệ thống tài liệu hiện hành đang có hiệu lực.

Điều 17. Quy định về thông tin dạng văn bản được lưu trữ (hồ sơ)

1. Phân loại h

a) Hồ sơ là bằng chứng khách quan phát sinh từ phiếu, bảng, biểu, sổ được sao chụp từ biểu mẫu định trước và được đin đy đủ thông tin (viết tay hoặc đánh máy vi tính) khi vận hành các hoạt động tác nghiệp liên quan, cũng có thể phát sinh mà không theo hình thức của một biểu mẫu định trước và các hồ sơ xuất phát từ bên ngoài.

b) Hồ sơ của hệ thống quản lý chất lượng được quy định tại Điều 13 như sau:

- Tất cả biểu mẫu/ hồ sơ của các tài liệu hệ thống thuộc Danh mục biểu mẫu/ hồ sơ hệ thống ban hành kèm theo Quy chế này.

- Tất cả biểu mẫu/ hồ sơ của các thủ tục trong phạm vi áp dụng và biểu mẫu/ hồ sơ hệ thng còn lại được cập nhật trong Danh mục biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ.

c) Biểu mẫu/ hồ sơ của các thủ tục trong phạm vi áp dụng được phân loại như sau:

- Hồ sơ đầu vào: thành phần hồ sơ khách hàng nộp.

- Hồ sơ giải quyết: hồ sơ phát sinh từ công đoạn tiếp nhận, công đoạn thụ lý và công đoạn phê duyệt kết quả theo thẩm quyền.

- Hồ sơ đầu ra: kết quả phát hành đến khách hàng; bao gồm kết quả đủ điều kiện, không đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện.

d) Tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi thủ tục trong phạm vi áp dụng, Danh mục hồ sơ cần nộp đảm bảo nội dung sau (không bắt buộc phải đầy đủ nội dung này, yêu cầu cơ bản là xác định rõ thành phần hồ sơ mà khách hàng cần nộp):

- Quy định thành phần hồ sơ cần nộp thông thường và các trường hợp phát sinh (tình huống), thành phần hồ sơ này phải căn cứ vào các văn bản được cập nhật trong Danh mục văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan;

- Mỗi loại hồ sơ cần nộp được xác định tên, số lượng bản chính để nộp/ đối chiếu, số lượng bản sao (công chứng, chứng thực hoặc chỉ cần sao chụp), cơ quan liên hệ và địa chỉ cụ thể (nếu có) để thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan đó trước khi tập hợp đủ hồ sơ nộp cho UBND quận.

e) Danh mục hồ sơ cần nộp được công khai tại vị trí tiếp nhận hồ sơ. Tên của Danh mục hồ sơ cần nộp có thể được đặt khác tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi thủ tục trong phạm vi áp dụng; kết hợp với công khai bộ thủ tục hành chính chung.

f) Các CQCM liên quan lập Danh mục biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ và kèm theo tất cả các biểu mẫu/ hồ sơ được cập nhật trong Danh mục biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ để kiểm soát tất cả biểu mẫu/ hồ sơ áp dụng thuộc hệ thống quản lý chất lượng; Danh mục biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ đảm bảo nội dung sau:

- Biểu mẫu/ hồ sơ của các thủ tục trong phạm vi áp dụng: hồ sơ đầu vào, hồ sơ giải quyết và hồ sơ đầu ra.

- Biểu mẫu/ hồ sơ hệ thống còn lại (ngoại trừ biểu mẫu/ hồ sơ hệ thống kèm theo Quy chế này).

- Bao gồm tất cả biểu mẫu/ hồ sơ được quy định theo các văn bản được cập nhật trong Danh mục văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan (yêu cầu tối thiểu); tất cả biểu mẫu/ hồ sơ do CQCM liên quan tự quy định (để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc, nếu cần thiết).

- Biểu mẫu/ hồ sơ là văn bản hành chính được ghi rõ là “dạng văn bản” sau tên biểu mẫu/ hồ sơ.

g) Căn cứ danh mục thủ tục hành chính theo từng lĩnh vực trong phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001:2015 thuộc mỗi CQCM, các CQCM đảm bảo tổng thời gian chuẩn và thời gian chuẩn của từng công đoạn thông qua các biểu mẫu/ hồ sơ thực hiện thủ tục trong phạm vi áp dụng (các biểu mẫu/ hồ sơ này được cập nhật trong Danh mục biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ). Sáu biểu mẫu cần áp dụng khi thực hiện mi thủ tục hành chính bao gồm:

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ

- Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ

- Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

- Sổ theo dõi hồ sơ

h) Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ là phương pháp để kiểm soát thời gian chuẩn của từng công đoạn, được xem như quy trình kiểm soát thực hiện thủ tục trong phạm vi áp dụng. Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ đảm bảo các yêu cầu sau (nếu cn thiết):

- Thực hiện sau khi tiếp nhận thành phần hồ sơ mà khách hàng nộp, luân chuyển và luôn được lưu kèm theo hồ sơ lưu của thủ tục trong phạm vi áp dụng.

- Tổng thời gian chuẩn được quy định trong Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ là tổng thời gian tối đa, không được vượt quá quy định của văn bản quy phạm pháp lut liên quan.

- Một thủ tục trong phạm vi áp dụng có thể được thể hiện thông qua một hoặc nhiều Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, một Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ có thể bao gồm một hoặc nhiều thủ tục trong phạm vi áp dụng; việc phân chia này tùy thuộc vào tng thời gian chuẩn, sự phân chia công đoạn của quy trình.

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ phân chia tổng thời gian chuẩn thành thời gian chuẩn của từng công đoạn - mỗi công đoạn được đánh số thứ tự.

- Trong Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, việc ký giao nhận là yêu cầu bắt buộc phải quy định khi xác nhận sự chuyn giao từ công đoạn này sang công đoạn sau.

i) Quy định về thời hạn giải quyết (tổng thời gian chuẩn):

- Ngày được hiểu là ngày làm việc; các ngày nghỉ theo quy định của nhà nước không phải là ngày làm việc (ngoại trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể là tính tất cả mọi ngày).

- Thời hạn bắt đầu tại thời điểm phát sinh sự kiện của ngày đầu tiên của thời hạn - nghĩa là ngày nhận hồ sơ của khách hàng được tính là ngày thứ nhất, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì ngày hôm sau được tính là ngày thứ nhất.

- Thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn - nghĩa là ngày hoàn tất kết quả là ngày cuối cùng, ngày hẹn trả kết quả là ngày hôm sau của ngày cuối cùng; nếu ngày hẹn trả kết quả là ngày cuối cùng thì giờ hoàn tất kết quả phải trước giờ hẹn trả kết quả.

2. Quy định về kiểm soát hồ sơ

a) Tất cả hồ sơ được nhận biết, truy cập theo phần Danh mục biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ.

b) Tất cả hồ sơ do CQCM liên quan lưu trữ được xác định thời gian lưu tối đa cũng theo Danh mục biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ.

c) Thời gian lưu tối đa là thời gian lưu trữ tối đa trước khi chuyển khu vực lưu trữ (kho lưu trữ - nếu có), thời gian lưu trữ tại khu vực lưu trữ tuân theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan.

d) Sau khi hết thời gian lưu tối đa, các CQCM liên quan chuyển toàn bộ hồ sơ đến khu vực lưu trữ hồ sơ (nếu có khu vực lưu trữ) để lưu trữ theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan đối với từng loại hồ sơ. Nếu không xác định được thời gian lưu trữ thì tùy theo tính chất quan trọng và giá trị hiệu lực của hồ sơ mà ấn định thời gian lưu hoặc lưu vô thời hạn cho đến khi có văn bản chính thức quy định về lưu trữ của cấp có thẩm quyền.

e) Khu vực lưu trữ hồ sơ luôn sạch sẽ, ngăn nắp, thông thoáng và không bị ẩm mốc để không xảy ra tình trạng thiếu kiểm soát, hư hỏng, nhàu nát, ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ, tài liệu.

f) Tất cả các hồ sơ khi hết hạn lưu trữ đều được tập hợp ở khu vực riêng biệt, dễ nhận biết để chờ hủy bỏ và tiến hành thủ tục hủy hồ sơ theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan.

g) Các hồ sơ được lưu trữ để phục vụ cho việc kiểm soát các hoạt động tác nghiệp của các CQCM liên quan và cũng là bằng chứng của việc vận hành các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng, cần rõ ràng, dễ nhận biết và dễ truy cập.

h) Bên cạnh đó, các hồ sơ cũng phải được nhận biết, bảo quản, bảo vệ, truy cập, lưu trữ và hủy bỏ sao cho đảm bảo được tính bảo mật của các hoạt động tác nghiệp liên quan.

i) Chỉ có người có thẩm quyền liên quan mới được phép tiếp cận hoặc sử dụng các dữ liệu trên các hồ sơ; những người khác, đặc biệt là người ngoài cơ quan mun tiếp cận hoặc sử dụng phải được sự đồng ý của Lãnh đạo cao nhất bằng văn bn.

j) Các chuyên gia đánh giá (nội bộ và bên ngoài) có thẩm quyền tiếp cận các hồ sơ trong khi tiến hành đánh giá khi được phân công theo Kế hoạch đánh giá nội bộ của Quy trình đánh giá nội bộ và kiểm tra quá trình cung cấp dịch vụ hoặc chương trình đánh giá của bên ngoài và cam kết bảo mật đối với việc tiếp cận hồ sơ này (chỉ xem xét hồ sơ trong lúc đánh giá, không sao chụp hồ sơ).

Điều 18. Biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ

STT

Tên biểu mẫu/ hồ sơ

Trách nhiệm lưu

Thời gian lưu tối đa

1

Tờ trình đề xuất điều chỉnh tài liệu

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

2

Bản hiệu đính tài liệu

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

Cho đến khi được cập nhật (chlưu bản mới nhất)

3

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

Cho đến khi được cập nhật (chỉ lưu bản mới nhất)

4

Danh mục biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

Cho đến khi được cập nhật (chỉ lưu bản mới nhất)

Mục 3. QUY TRÌNH KIỂM SOÁT SỰ KHÔNG PHÙ HỢP VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC

Điều 19. Quy trình kiểm soát đầu ra không phù hợp

STT

Công việc

Đối tượng thực hiện

Biểu mẫu/ hồ sơ

1

Phát hiện đầu ra không phù hợp

Người phát hiện

--

2

Ghi nhận đầu ra không phù hợp

Người phát hiện

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

3

Xác định sự khắc phục cần thiết để xử lý đầu ra không phù hợp, loại bỏ sự không phù hợp đã được phát hiện

CQCM liên quan

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

4

Thực hiện sự khắc phục

CQCM liên quan

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

Điều 20. Quy định kiểm soát đầu ra không phù hợp

1. Đối với thủ tục trong phạm vi áp dụng của UBND quận, không có sự phân biệt rõ ràng giữa sản phẩm/ dịch vụ không phù hợp (đầu ra không phù hợp) và những sự không phù hợp phát sinh từ việc theo dõi, đo lường quá trình kiểm soát thực hiện thủ tục trong phạm vi áp dụng.

2. Như vậy, dịch vụ không phù hợp là những sự không phù hợp (lỗi) phát sinh từ việc theo dõi, đo lường quá trình kiểm soát thực hiện thủ tục trong phạm vi áp dụng, từ đánh giá nội bộ, từ kiểm tra nội bộ hoặc từ phản hồi của khách hàng; được phân loại như sau:

a) Lỗi trễ hạn: trễ hạn công đoạn so với thời gian công đoạn (nếu có quy định) hoặc trễ hạn so với tổng thời gian chuẩn (tối đa) quy định trong Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ hoặc trong quy trình tương đương.

b) Lỗi thất lạc/ hư hỏng hồ sơ: thất lạc/ hư hỏng hồ sơ mà không khắc phục được, bao gồm hồ sơ đầu vào (thành phần hồ sơ khách hàng nộp), hồ sơ giải quyết (hồ sơ phát sinh từ công đoạn tiếp nhận, công đoạn thụ lý và công đoạn phê duyệt kết quả theo thẩm quyền) và hồ sơ đầu ra (kết quả phát hành đến khách hàng).

c) Lỗi nghiệp vụ: soạn thảo các hồ sơ phát sinh trong quá trình thụ lý hồ sơ, các hồ sơ đầu ra (kết quả) theo thủ tục trong phạm vi áp dụng không đầy đủ, không chính xác, có thiếu sót, có sai sót, chưa phù hợp về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

d) Lỗi khác: những lỗi không phải là các lỗi trên và các lỗi phát sinh từ việc khách hàng nhận và phát hiện (kết quả) có sai sót (nếu có), nghĩa là sản phẩm không phù hợp được phát hiện sau khi trả kết quả hoặc đã bắt đầu sử dụng.

3. Khi ghi nhận những lỗi phát sinh như trên vào phần Ghi chú của Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, CQCM liên quan ghi nhận bản chất sự không phù hợp, nghĩa là ghi cụ thể thực tế phát sinh lỗi như thế nào.

4. Việc xử lý những lỗi phát sinh như trên được ghi nhận vào phần Ghi chú của Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, nghĩa là ghi nhận cụ thể hành động thực tế theo một trong những cách như sau (sự khắc phục - correction):

a) Lỗi trễ hạn: công việc của công đoạn sau được thực hiện để đáp ứng quy định về thời gian công đoạn và tổng thời gian chuẩn cho công đoạn trễ hạn trước đó.

b) Lỗi thất lạc/ hư hỏng hồ sơ: tìm hoặc khôi phục hồ sơ, nếu hồ sơ phát sinh trong quá trình thụ lý hồ sơ/ hồ sơ (kết quả) không tìm thấy hoặc khôi phục được thì làm lại, nếu hồ sơ nộp vào của khách hàng không tìm thấy hoặc khôi phục được thì ra văn bản thông báo về việc thất lạc/ hư hỏng hồ sơ chuyển đến khách hàng và Báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý chất lượng bắt buộc phải đề cập nội dung này.

c) Lỗi nghiệp vụ: chỉnh sửa/ bổ sung/ làm lại đối với các hồ sơ phát sinh trong quá trình thụ lý h sơ, các hồ sơ đầu ra (kết quả) theo thủ tục trong phạm vi áp dụng không đầy đủ, chính xác, có thiếu sót, sai sót, chưa phù hợp về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

d) Lỗi khác: xử lý bản chất của sự không phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể.

5. Trường hợp Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ được sử dụng cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin hoặc áp dụng các phương pháp khác để kiểm soát thực hiện thủ tục trong phạm vi áp dụng, việc xác định bản chất và xử lý sự không phù hợp (lỗi) do CQCM chứng minh bằng các văn bản/ hồ sơ liên quan.

6. Khi những sự không phù hợp như trên phát sinh từ đánh giá nội bộ, từ kiểm tra nội bộ thì việc xử lý được thực hiện theo Quy trình đánh giá nội bộ.

7. Sau đó, nếu cần thiết thì người xử lý đề nghị thực hiện hành động khắc phục (corrective action) để loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của sự không phù hợp đã được phát hiện và tránh tái diễn sự không phù hợp theo Quy trình hành động khắc phục, ghi nhận vào Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục (chọn ô dịch vụ không phù hợp). Hành động khc phục thông thường nhất là cấp trên tiến hành nhắc nhở, chấn chỉnh, tập huấn, đào tạo lại hoặc phê bình người gây ra sự không phù hợp hoặc người gây ra sự không phù hợp tự phê bình, rút kinh nghiệm trong công việc.

8. Việc tổng hợp về sự phù hợp của dịch vụ được thực hiện trong các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng (tùy theo nội dung của cuộc họp) và được thể hiện trong Thông báo kết luận xem xét hệ thống quản lý chất lượng của lãnh đạo.

Điều 21. Quy trình kiểm soát sự không phù hợp và hành động khắc phục

STT

Công việc

Đối tượng thực hiện

Biểu mẫu/ hồ sơ

1

Phát hiện sự không phù hợp

Người phát hiện

--

2

Ghi nhận sự không phù hợp

Người phát hiện

Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục

3

Chuyển đến Văn phòng HĐND và UBND quận

Người phát hiện

Văn phòng HĐND và UBND quận

Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục

Sổ theo dõi hành động khắc phục

4

Chuyển đến CQCM liên quan phát sinh sự không phù hợp

Văn phòng HĐND và UBND quận

CQCM liên quan phát sinh sự không phù hợp

Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục

Sổ theo dõi hành động khắc phục

5

Xác định nguyên nhân gốc rễ của sự không phù hợp

CQCM liên quan phát sinh sự không phù hợp

Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục

6

Xác định hành động khắc phục cần thiết để loại bỏ nguyên nhân gốc rễ và tránh tái diễn sự không phù hợp

CQCM liên quan phát sinh sự không phù hợp

Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục

7

Trình Đại diện lãnh đạo cho ý kiến (nếu có)

Đại diện lãnh đạo

CQCM liên quan phát sinh sự không phù hợp

Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục

8

Thực hiện hành động khắc phục và lưu hồ sơ (nếu có)

CQCM liên quan phát sinh sự không phù hợp

Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục

9

Kiểm chứng hành động khắc phục đã thực hiện

Người phát hiện Văn phòng HĐND và UBND quận

Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục

10

Chuyển đến Văn phòng HĐND và UBND quận

Người phát hiện

Văn phòng HĐND và UBND quận

Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục

Sổ theo dõi hành động khắc phục

Điều 22. Quy định kiểm soát sự không phù hợp và hành động khắc phục

1. Hành động khắc phục bắt nguồn từ:

a) Phản hồi của khách hàng/ thăm sự thỏa mãn của khách hàng bằng Phiếu khảo sát ý kiến (hoặc phần mềm thiết kế riêng): sau khi đã giải quyết phản hồi của khách hàng, nếu cn thiết các CQCM liên quan đều có th đề nghị thực hiện hành động khắc phục;

b) Đầu ra không phù hp: sau khi đã xử lý đầu ra không phù hợp, nếu cần thiết các CQCM liên quan đều có thể đề nghị thực hiện hành động khắc phục;

c) Đánh giá nội bộ: các NC chính/ nặng/ lớn hoặc phụ/ nhẹ/ nhỏ được phát hiện trong những lần đánh giá nội bộ đều được thực hiện hành động khắc phục;

d) Theo dõi các quá trình trong hệ thống: bất cứ khi nào phát hiện sự không phù hợp trong khi vận hành các hoạt động tác nghiệp theo tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng, nếu cần thiết các CQCM liên quan đều có thể đề nghị thực hiện hành động khắc phục;

e) Đo lường các quá trình trong hệ thống: kết quả của việc phân tích dữ liệu không đạt (bao gồm kết quả thực hiện không đạt so với mục tiêu chất lượng, kết quả thực hiện không đạt so với kế hoạch đề ra), các CQCM liên quan đều phải đề nghị thực hiện hành động khắc phục.

2. Sổ theo dõi hành động khắc phục được Văn phòng HĐND và UBND quận kiểm soát để theo dõi việc thực hiện các hành động khc phục khi có đề nghị phát sinh từ CQCM liên quan này sang CQCM liên quan khác.

3. Hành động khắc phục được thể hiện qua việc ghi nhận Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục hoặc Bảng tổng hợp hành động khắc phục hoặc còn được th hiện qua các văn bản khác liên quan (tổng hợp, báo cáo, biên bản họp).

4. Việc tổng hợp hành động khắc phục được thực hiện trong các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng (tùy theo nội dung của cuộc họp) và được thể hiện trong Thông báo kết luận xem xét hệ thống quản lý chất lượng của lãnh đạo.

Điều 23. Biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ

STT

Tên biểu mẫu/ hồ sơ

Trách nhiệm lưu

Thời gian lưu tối đa

1

Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

2

Sổ theo dõi hành động khắc phục

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

3

Phiếu khảo sát ý kiến

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

Mục 4. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ

Điều 24. Quy trình

STT

Công việc

Đối tượng thực hiện

Biểu mẫu/ h

1

Lập Kế hoạch đánh giá nội bộ

Văn phòng HĐND và UBND quận

Kế hoạch đánh giá nội bộ

2

Thực hiện đánh giá nội bộ và ghi nhận các NC phát sinh (nếu có)

Bên đánh giá

Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục

Bảng tổng hợp hành động khắc phục

3

Xác định nguyên nhân gốc rễ của các NC phát sinh (nếu có) để tránh tái diễn NC

Bên được đánh giá

Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục

Bảng tổng hợp hành động khắc phục

4

Xác định và thực hiện hành động khắc phục đối với các NC phát sinh (nếu có)

Bên được đánh giá

Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục

Bảng tổng hợp hành động khắc phục

5

Kiểm chứng việc xác định nguyên nhân gốc rễ, việc xác định và thực hiện hành động khắc phục đối với các NC phát sinh (nếu có)

Bên đánh giá

Văn phòng HĐND và UBND quận

Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục

Bảng tổng hợp hành động khắc phục

6

Sơ kết tổng kết (các) Kế hoạch đánh giá nội bộ

Văn phòng HĐND và UBND quận

Báo cáo đánh giá nội bộ

Điều 25. Quy định

1. Đánh giá nội bộ là hoạt động được thực hiện nhằm mục đích xác định xem hệ thống quản lý chất lượng có phù hợp với các yêu cầu luật định, chế định, các yêu cầu của ISO 9001:2015 và các yêu cầu của UBND quận, xác định việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực và được duy trì.

2. Kiểm tra là hoạt động để tăng cường hiệu lực quản lý hành chính nhà nước, bao gồm hai hình thức: UBND quận tự kiểm tra (kiểm tra nội bộ) và kiểm tra của cấp trên có thẩm quyền.

3. UBND quận tự kiểm tra được hiểu là việc thực hiện theo dõi và đo lường thủ tục trong phạm vi áp dụng (sản phẩm) cũng như quá trình hoạt động của UBND quận.

4. Chuẩn mực chấp nhận - chuẩn mực theo dõi và đo lường của thủ tục trong phạm vi áp dụng của UBND quận chính là các hệ thống tài liệu bên ngoài (bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật) và hệ thống tài liệu nội bộ phù hợp với ISO 9001:2015.

5. Điểm tìm thấy (findings) trong đánh giá nội bộ bao gồm điểm không phù hợp (NC) và điểm nhận xét/ lưu ý/ nhắc nhở (observation).

a) NC - non-conformity bao gồm 02 mức độ:

- NC phụ/ nhẹ/ nhỏ - minor NC: quy định và thực hiện các yêu cầu của hệ thống tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng chưa phù hợp, chưa đy đủ và chưa chính xác, thiếu sót, sai sót.

- NC chính/ nặng/ lớn - major NC: hoàn toàn không thỏa mãn và/ hoặc không đề cập đến một điều khoản trong ISO 9001:2015 mà UBND quận cần phải tuân thủ và đáp ứng (ngoại trừ trường hợp ngoại lệ trong điều khoản 1.2 mà ISO 9001:2015 cho phép); quy định và thực hiện các yêu cầu của hệ thống tài liệu hoàn toàn không phù hợp với yêu cầu luật định, chế định liên quan đến thủ tục trong phạm vi áp dụng trong phạm vi áp dụng; nhiều điểm không phù hợp phụ/ nhẹ/ nhỏ được phát hiện xuyên suốt, rải rác trong hệ thống quản lý chất lượng và có tính chất lặp lại mang tính hệ thống.

b) Điểm nhận xét/ lưu ý/ nhắc nhở (observation) là những điểm chưa đủ bằng chứng để kết luận là NC phụ/ nhẹ/ nhỏ, cần phải thu thập thêm thông tin để kiểm tra xác nhận; những điểm mang tính góp ý, xây dựng nhằm mục đích cải tiến (nếu tiến hành thực hiện hành động khắc phục đối với điểm nhận xét/ lưu ý thì sẽ mang lại giá trị tốt hơn cho hệ thống quản lý chất lượng).

6. Thông qua Kế hoạch đánh giá nội bộ, UBND quận tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ ít nhất một lần hàng năm (tần suất đánh giá) sao cho tất cả các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng và tất cả các điều khoản của ISO 9001:2015 được rà soát việc vận hành hàng năm.

7. Bên cạnh đó, Kế hoạch đánh giá nội bộ được Văn phòng HĐND và UBND quận hoạch định có cân nhắc đến tình trạng và tầm quan trọng của các quá trình và công việc của các CQCM liên quan được đánh giá cũng như kết quả của các cuộc đánh giá trước đó.

8. Chuẩn mực, phạm vi, phương pháp và kỹ thuật đánh giá được đề cập đầy đủ trong Kế hoạch đánh giá nội bộ. Việc lựa chọn các chuyên gia đánh giá nội bộ và tiến hành đánh giá phải đảm bảo tính khách quan và vô tư của quá trình đánh giá. Các chuyên gia đánh giá không được đánh giá công việc của mình.

9. Nếu là đánh giá nội bộ định kỳ thì Kế hoạch đánh giá nội bộ được gửi đến các CQCM liên quan trước tối thiểu hai ngày làm việc.

10. Nếu Lãnh đạo cao nhất yêu cầu đánh giá nội bộ đột xuất thì Kế hoạch đánh giá nội bộ được gửi đến các CQCM liên quan trước tối thiểu một ngày làm việc.

11. Khi tiến hành đánh giá nội bộ, tùy theo quyết định của trưởng đoàn đánh giá, nếu phát sinh NC thì đánh giá viên nội bộ viết tay vào Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục hoặc đánh máy vi tính vào Bảng tổng hợp hành động khắc phục (mỗi hàng của Bảng tổng hợp hành động khắc phục tương ứng với một Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục) chuyển đến bên được đánh giá trong cuộc họp bế mạc; bên được đánh giá cũng ấn định ngày dự kiến hoàn tất hành động khắc phục trong cuộc họp này.

12. Bên được đánh giá tiến hành xác định nguyên nhân gốc rễ, xác định hành động khắc phục cần thiết bằng cách viết tay vào Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục hoặc Bảng tổng hợp hành động khắc phục, tiếp theo là thực hiện những hành động đã xác định.

13. Sau thời hạn dự kiến hoàn tất hành động khắc phục, bên đánh giá tiến hành kiểm chứng, viết tay vào Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục hoặc Bảng tổng hợp hành động khắc phục, thu hồi hồ sơ đã hoàn tất này chuyển đến Văn phòng HĐND và UBND quận.

14. Hồ sơ đã hoàn tất của Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục và Bảng tổng hợp hành động khắc phục phát sinh từ đánh giá nội bộ do Văn phòng HĐND và UBND quận lưu trữ bản chính và sao chụp một bản sao cho bên được đánh giá lưu trữ.

15. Văn phòng HĐND và UBND quận tổng hợp thống kê các NC của đánh giá nội bộ và bản chất của các NC quan trọng (nếu cần thiết) và phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống quản lý chất lượng bằng Báo cáo đánh giá nội bộ sau khi kết thúc đánh giá nội bộ và chuyển đến Lãnh đạo cao nhất.

16. Việc sơ kết/ tổng kết các Kế hoạch đánh giá nội bộ được thực hiện trong các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng (tùy theo nội dung của cuộc họp) và được thể hiện trong Thông báo kết luận xem xét hệ thống quản lý chất lượng của lãnh đạo.

Điều 26. Biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ

STT

Tên biểu mẫu/ hồ sơ

Trách nhiệm lưu

Thời gian lưu tối đa

1

Kế hoạch đánh giá nội bộ

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

2

Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

3

Bảng tổng hợp hành động khắc phục

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

4

Báo cáo đánh giá nội bộ

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 6 năm 2019.

2. Những quy định trước đây không còn phù hợp với Quy chế này đều được thay thế.

Điều 28. Trách nhiệm thực hiện

Các CQCM, cán bộ, công chức thuộc UBND quận, các đối tượng áp dụng của Quy chế và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.

 

CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 493/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân quận)

Toàn thể cơ quan chuyên môn, cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh cam kết cống hiến và phục vụ nhân dân một cách tận tụy, bằng tất cả tri thức và tinh thần trách nhiệm cao nhất thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000; xây dựng, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng kết hợp chặt chẽ với công tác cải cách hành chính và quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đối với tất cả thủ tục hành chính được chuẩn hóa và công bố trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc phạm vi chức năng quản lý của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận.

Hệ thống quản lý chất lượng được tuân thủ phù hợp với những yêu cầu nghiêm ngặt của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015; được cải tiến liên tục, được công khai và công b nhằm thực hiện các hoạt động hành chính công nêu trên đối với nhân dân đảm bảo đúng luật, đúng hn, công khai, rõ ràng, thun tin theo phương châm:

“CÔNG KHAI, MINH BẠCH, TN TỤY PHỤC VỤ NHÂN DÂN ĐÚNG PHÁP LUẬT”

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Ghi chú:

1. Chính sách chất lượng này được thiết lập đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 .

2. Chính sách chất lượng này phù hợp với mục đích, bi cảnh và hỗ trợ định hướng chiến lược của UBND quận.

3. Chính sách chất lượng này đưa ra khuôn khổ cho việc thiết lập các mục tiêu chất lượng của UBND quận.

4. Chính sách chất lượng này được niêm yết công khai để mọi tổ chức, cá nhân được biết.

5. Tất cả cán bộ, công chức của UBND quận đu thấu hiểu, luôn quán triệt tư tưởng và hành động theo đúng tinh thần
và nội dung của Chính sách chất lượng này.

 

DANH MỤC BIỂU MẪU/ HỒ SƠ HỆ THỐNG

(Ban hành kèm theo Quy chế hệ thng quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015
Theo Quyết định số 493/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2019 của UBND quận)

STT

Tên biểu mẫu/ hồ sơ

Trách nhiệm lưu

Thời gian lưu tối đa

1

Báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý chất lượng (dạng văn bản)

Đại diện lãnh đạo

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

2

Thông báo kết luận xem xét hệ thống quản lý chất lượng của lãnh đạo (dạng văn bản)

Đại diện lãnh đạo

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

3

Tờ trình đề xuất điều chỉnh tài liệu (dạng văn bản)

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

4

Bản hiệu đính tài liệu

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

Cho đến khi được cập nhật (chỉ lưu bản mới nhất)

5

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

Cho đến khi được cập nhật (chỉ lưu bản mới nhất)

6

Danh mục biểu mẫu áp dụng/ hồ sơ lưu trữ

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

Cho đến khi được cập nhật (chỉ lưu bản mới nhất)

7

Phiếu đề nghị thực hiện hành động khắc phục

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

8

Sổ theo dõi hành động khắc phục

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

9

Phiếu khảo sát ý kiến

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

10

Kế hoạch đánh giá nội bộ (dạng văn bản)

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

11

Bảng tổng hợp hành động khắc phục

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

12

Báo cáo đánh giá nội bộ (dạng văn bản)

Văn phòng HĐND và UBND quận

Tất cả CQCM liên quan

01 năm

 


ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN PHÚ NHUẬN

Ngày ban hành: 12/6/2019

BẢN HIỆU ĐÍNH TÀI LIỆU

(Bn hiệu đính này được thiết lập và chuyển đến Đại diện lãnh đạo phê duyệt;
 sau đó, Bản hiệu đính này được phân phối đến tất cả cơ quan chuyên môn, đơn vị liên quan)

STT

Tên tài liu

Trang

Mục

Đoạn/Bảng

Bổ sung (B) và/hoặc Xóa (X)

Nội dung thay đổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm 201...
CHÁNH VĂN PHÒNG HĐND VÀ UBND QUẬN





Ngày ... tháng ... năm 201...
ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO





Ghi chú: Ch cần lưu trữ một Bản hiệu đính được cập nhật (mới nhất và duy nhất) cùng với Quy chế Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN PHÚ NHUẬN

Ngày ban hành: 12/6/2019

 

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN LIÊN QUAN PHÒNG: _______

STT

Loại văn bản

Số văn bản

Trích yếu nội dung văn bản

Ngày ban hành

Cơ quan ban hành

Ngày hiệu lực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

'

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm 201...
TRƯỞNG PHÒNG ______





Ngày ... tháng ... năm 201...
ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO





Ghi chú: Danh mục này được cập nhật và điều chỉnh kịp thời khi phát sinh bt cứ thay đổi nào để kiểm soát văn bản có hiệu lực thi hành và công khai đối với nhân dân (nếu cần thiết)

 


ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN PHÚ NHUẬN

Ngày ban hành: 12/6/2019

DANH MỤC BIỂU MẪU ÁP DỤNG/HỒ SƠ LƯU TRỮ
PHÒNG:
________

STT

Tên biểu mẫu/ h

Cơ quan ban hành

Nơi lưu trữ chính

Thời gian lưu tối đa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Ngày ... tháng ... năm 201...
TRƯỞNG PHÒNG ______





Ngày ... tháng ... năm 201...
ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO





Ghi chú: Danh mục này được cp nhật kịp thời để luôn đầy đủ tt c các biểu mẫu/ hồ sơ của Hệ thng quản lý chất lượng

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN PHÚ NHUẬN

Ngày ban hành: 12/6/2019

PHIẾU ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC

S: ............/......................... (số đuổi/CQCM phát sinh SKPH)

Người đề nghị

Chức danh của người đề nghị

 

 

 Nguồn gốc sự không phù hợp (đánh dấu  chọn một trong các ô dưới đây trong từng trường hợp cụ thể)

Phản hồi của khách hàng

Đầu ra không phù hợp

Đánh giá nội bộ

(chọn một trong hai ô dưới đây)

Theo dõi quá trình (định tính)

Đo lường quá trình (định lượng)

○ NC chính/phụ

Nhận xét

Nơi phát sinh SKPH

 

 Din giải chi tiết (phát hiện lúc nào, như thế nào, xác định nguyên nhân sơ bộ)

Ngày __/__/__

 

Người đề nghị

(Chuyên gia đánh giá nội bộ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thời gian đề nghhoàn tất: ____/____/20____

 Ý kiến của Đại diện lãnh đạo (nếu cần thiết)

Ngày __/__/__

 

Đại diện lãnh đạo

 

 

 

 

 Nguyên nhân gốc rễ của sự không phù hợp (CQCM phát sinh SKPH tự xác định)

Ngày hoàn tất dự kiến

 

___/___/___

 

Người xác định

 

 

 

 

-

* Hành động khắc phục/ phòng ngừa (CQCM phát sinh SKPH tự xác định)

Ngày hoàn tất thực tế

 

___/___/___

 

Người thực hiện

 

 

 

 

 

 Ý kiến của Đại diện lãnh đạo (trường hợp CQCM phát sinh SKPH không thể xác định nguyên nhân gốc rễ và xác định HĐKP/ PN hoặc việc thực hiện HĐKP/PN vượt quá thẩm quyn)

Ngày ___/___/___

 

Đại diện lãnh đạo

 

 

 

* Kim chng (đánh dấu  chn 1 trong 2 ô dưới đây; trong đánh giá nội bộ, chuyên gia đánh giá nội bộ phải hoàn tất phần này)

Ngày kiểm chứng

Người kiểm chứng

(Chuyên gia đánh giá nội bộ)

 Đạt (trong đánh giá nội bộ, Trưởng đoàn đánh giá thu hồi phiếu này chuyển đến Văn phòng HĐND và UBND quận lưu bản gc, CQCM ch lưu bn sao đã hoàn tất phần kiểm chng; trong các trường hợp khác, CQCM lưu bản gốc phiếu này)

 Không đt (người kim chứng lập phiếu mới số: __/____, tiếp tục theo dõi, nếu nhiều lần không đạt, chuyển đến Văn phòng HĐND và UBND quận, trình Đi diện lãnh đạo xem xét cụ thể trường hợp này)

___/___/___

 

Ghi chú kiểm chứng (nếu cn thiết)

 

 

 


ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN PHÚ NHUẬN

Ngày ban hành: 12/6/2019

BẢNG TỔNG HỢP HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC

(cần phải hoàn tất nội dung của bảng dưới đây và lưu trữ bằng chứng khắc phục (nếu có) mới thể hiện được sự triệt để trong việc
thực hiện hành động kh
c phục các NC phát sinh trong đánh giá nội bộ)

Bộ phận phát sinh NC (đoàn đánh giá ghi): ....................................................................................................

STT

Số phiếu

NC phát sinh

Mức độ (Chính/Phụ)

Xác định nguyên nhân gốc r

Xác định HĐKP

Ngày hoàn tất HĐKP

Người thực hiện HĐKP (ghi tên)

Kết quả kiểm chứng (Đ/K)

Ngày kiểm chứng

Người kim chứng (ghi tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm 201... (hoàn tất)
ĐẠI DIỆN BÊN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ





Ngày ... tháng ... năm 201... (hoàn tất)
TRƯỞNG ĐOÀN ĐÁNH GIÁ





Ngày ... tháng ... năm 201...
CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ





 

ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN PHÚ NHUẬN

Ngày ban hành: 12/6/2019

SỔ THEO DÕI HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC/PHÒNG NGỪA

(cần phải hoàn tất nội dung của bảng dưới đây và lưu tr bằng chứng khc phục (nếu có) mới thể hiện được sự triệt để trong việc
thực hiện hành động khắc phục các sự không phù hợp phát sinh)

STT

S phiếu

Bộ phận đề nghị

Người phát hiện (ghi tên)

Ngày phát hiện

Bộ phận thực hiện HĐKP/PN

Ngày hoàn tất HĐKP/PN dự kiến

Người thực hiện HĐKP/PN (ghi tên)

Ngày hoàn tất HĐKP/PN thực tế

Kết quả kiểm chứng (Đ/K)

Ngày kiểm chứng

Người kiểm chứng (ghi tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN PHÚ NHUẬN

Ngày ban hành: 12/6/2019
Ngày: ___/___/201___

Số phiếu: ........................

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN

(Quý khách không cần cung cp thông tin cá nhân)

Nhm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phục vụ các cá nhân, tổ chức đến liên hệ về thủ tục hành chính tại cơ quan chúng tôi, quý khách vui lòng đóng góp ý kiến quý báu của mình bằng cách chọn 1 trong 3 câu trả lời theo các câu hỏi khảo sát sau đây, ghi ý kiến cụ thể (nếu có) vào mặt sau của phiếu này và bỏ vào thùng phiếu. Chúng tôi chân thành cảm ơn.

Quý khách đến liên hệ về thủ tục hành chính: ........................................................................

.......................................................................................................................................................

CÂU 1: QUÝ KHÁCH NHN THY ĐIỀU KIỆN VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI NƠI TIẾP NHN H SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ NHƯ THẾ NÀO?

□ Tốt - Khá tốt

□ Bình thường

□ Không tốt

CÂU 2: HỒ SƠ CỦA QUÝ KHÁCH ĐƯỢC GIẢI QUYẾT ĐÚNG THỜI HẠN CAM KẾT THEO BIÊN NHN (TÍNH THEO NGÀY LÀM VIỆC CỦA CƠ QUAN) NHƯ THẾ NÀO?

Đến đúng hoặc sau ngày đã hẹn, nhận được kết qu trong buổi

□ Đến đúng hoặc sau ngày đã hẹn, được hẹn lại vào buổi kế tiếp

□ Đến đúng hoặc sau ngày đã hẹn, được hẹn lại vào ngày khác

U 3: QUÝ KHÁCH NHẬN THẤY TÁC PHONG, THÁI ĐỘ VÀ CUNG CÁCH PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN NHƯ THẾ NÀO?

□ Lịch sự, tận tình, công bằng và rõ ràng

□ Thiếu lịch sự, không tận tình, không công bằng, không rõ ràng

□ Có dấu hiệu không tốt, vòi vĩnh, nhũng nhiễu

CÂU 4: QUÝ KHÁCH NHẬN THY THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (THÀNH PHẦN HỒ SƠ CN NỘP) CỦA CƠ QUAN NHƯ THẾ NÀO?

□ Công khai rõ ràng, cụ thể

□ Công khai chưa rõ ràng, cụ thể

□ Không công khai

CÂU 5: QUÝ KHÁCH ĐƯỢC YÊU CU B TÚC HỒ SƠ BAO NHIÊU LẦN (KHÔNG TÍNH LẦN ĐẦU NỘP HỒ SƠ VÀ LN CUỐI NHN KẾT QUẢ, TÍNH THEO SỐ LƯỢNG VĂN BẢN TRẢ LỜI)? (xem mặt sau)

□ Không lần nào

□ Một - ba lần

□ Bốn lần trở lên

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN PHÚ NHUẬN

Ngày ban hành: 11/6/2019
Ngày: ___/___201___
Số phiếu: .........................

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN

(Quý khách không cần cung cp thông tin cá nhân)

Nhm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phục vụ các cá nhân, tổ chức đến liên hệ về thủ tục hành chính tại cơ quan chúng tôi, quý khách vui lòng đóng góp ý kiến quý báu của mình bằng cách chọn 1 trong 3 câu trả lời theo các câu hỏi khảo sát sau đây, ghi ý kiến cụ thể (nếu có) vào mặt sau của phiếu này và bỏ vào thùng phiếu. Chúng tôi chân thành cảm ơn.

Quý khách đến liên hệ về thủ tục hành chính: ........................................................................

.......................................................................................................................................................

CÂU 1: QUÝ KHÁCH NHN THY ĐIỀU KIỆN VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI NƠI TIẾP NHN H SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ NHƯ THẾ NÀO?

□ Tốt - Khá tốt

□ Bình thường

□ Không tốt

CÂU 2: HỒ SƠ CỦA QUÝ KHÁCH ĐƯỢC GIẢI QUYẾT ĐÚNG THỜI HẠN CAM KẾT THEO BIÊN NHN (TÍNH THEO NGÀY LÀM VIỆC CỦA CƠ QUAN) NHƯ THẾ NÀO?

Đến đúng hoặc sau ngày đã hẹn, nhận được kết qu trong buổi

□ Đến đúng hoặc sau ngày đã hẹn, được hẹn lại vào buổi kế tiếp

□ Đến đúng hoặc sau ngày đã hẹn, được hẹn lại vào ngày khác

U 3: QUÝ KHÁCH NHẬN THẤY TÁC PHONG, THÁI ĐỘ VÀ CUNG CÁCH PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN NHƯ THẾ NÀO?

□ Lịch sự, tận tình, công bằng và rõ ràng

□ Thiếu lịch sự, không tận tình, không công bằng, không rõ ràng

□ Có dấu hiệu không tốt, vòi vĩnh, nhũng nhiễu

CÂU 4: QUÝ KHÁCH NHẬN THY THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (THÀNH PHẦN HỒ SƠ CN NỘP) CỦA CƠ QUAN NHƯ THẾ NÀO?

□ Công khai rõ ràng, cụ thể

□ Công khai chưa rõ ràng, cụ thể

□ Không công khai

CÂU 5: QUÝ KHÁCH ĐƯỢC YÊU CU B TÚC HỒ SƠ BAO NHIỀU LẦN (KHÔNG TÍNH LẦN ĐẦU NỘP HỒ SƠ VÀ LN CUỐI NHN KẾT QUẢ, TÍNH THEO SỐ LƯỢNG VĂN BẢN TRẢ LỜI)? (xem mặt sau)

□ Không lần nào

□ Một - ba lần

□ Bốn lần trở lên

Ý kiến đóng góp cụ thể (vui lòng nêu rõ loại hồ sơ mà quý khách được yêu cầu bổ túc (nếu có) khi trả lời câu 5): .........................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

...................................................................................................Chân thành cảm ơn quý khách!

 

Ý kiến đóng góp cụ thể (vui lòng nêu rõ loại hồ sơ mà quý khách được yêu cầu bổ túc (nếu có) khi trả lời câu 5): ..........................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

....................................................................................................Chân thành cảm ơn quý khách!

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 493/QĐ-UBND ngày 12/06/2019 về hệ thống tài liệu của Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 của Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.287

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.125.197
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!