ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
39/2017/QĐ-UBND
|
Bà
Rịa-Vũng Tàu, ngày 13 tháng 12 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày
17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số
38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn
việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số
45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư
nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản
đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số
47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản
lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;
Căn cứ Thông tư số
58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định
cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách
nhiệm quản lý của Bộ Công thương;
Căn cứ Thông tư số
51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức
quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
Căn cứ Thông tư số
57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định điều
kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm
quản lý nhà nước của Bộ Công thương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Y tế tại Tờ trình số 3215/TTr-SYT ngày 16 tháng 10 năm 2017 về việc ban hành
quy định phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này quy định phân công,
phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25
tháng 12 năm 2017 và thay thế Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm
2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu ban hành quy định thẩm quyền quản
lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Quyết định
số 19/2016/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa
-Vũng Tàu về việc sửa đổi, bổ sung thẩm quyền quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công thương.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở:
Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Khoa học và Công nghệ,
Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Tài
chính; Giám đốc Công an tỉnh; Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Minh Thông
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2017 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
Chương
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc
phân công, phối hợp và phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
giữa các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi chung là Ủy ban
nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy
ban nhân dân cấp xã) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ủy ban nhân dân cấp huyện và
Ủy ban nhân dân cấp xã gọi chung là Ủy ban nhân dân các cấp.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với
các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu.
Điều
3. Nguyên tắc phân công, phối hợp quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm
1. Tuân thủ các quy định của
Luật An toàn thực phẩm và các văn bản pháp luật hiện hành.
2. Bảo đảm sự thống nhất quản
lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, tránh hình thức, chồng chéo, bỏ trống
nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác an toàn thực phẩm.
3. Bảo đảm việc quản lý
xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ thực phẩm.
4. Bảo đảm sự phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện chức năng quản lý
về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; hoạt động phối hợp trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị phối hợp.
5. Tuân thủ quy tắc chung,
khách quan trong quá trình phối hợp, cải tiến các biện pháp phối hợp, kịp thời
đề xuất điều chỉnh những nội dung không hợp lý, đảm bảo được yêu cầu chuyên môn,
chất lượng và thời gian phối hợp.
6. Đảm bảo nguyên tắc một sản
phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản
lý nhà nước.
7. Trường
hợp cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ
hai Sở trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y
tế thì ngành Y tế chịu trách nhiệm quản lý.
8. Trường
hợp cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công thương thì ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý.
9. Trường hợp cơ sở kinh
doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ hai Sở trở
lên (bao gồm cả chợ và siêu thị) thì ngành Công thương chịu trách nhiệm quản lý
trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản
lý.
10.
Ngành Y tế chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật
liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trừ những loại dụng cụ, vật liệu bao gói
chuyên dụng gắn liền và chỉ được sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm
quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công thương.
Điều 4.
Cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp
Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Sở Công thương là cơ quan chủ trì giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
trong hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm tại tỉnh. Sở Khoa học và Công nghệ, Sở
Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo,
Công an tỉnh, Sở Tài chính, Ban Quản lý các khu công nghiệp là cơ quan phối hợp.
Điều 5.
Nội dung chính trong quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm
1. Quản lý an toàn thực phẩm
trong suốt quá trình sản xuất: Trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai
thác, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh; sản xuất muối;
dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực phân công quản
lý.
2. Cấp, thu hồi giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến,
kinh doanh, dịch vụ thực phẩm.
3. Tổ
chức ký cam kết và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm của
chủ các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất ban đầu nông, lâm,
thủy sản nhỏ lẻ.
4. Thực
hiện tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an
toàn thực phẩm, xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.
5. Tổ chức thông tin, giáo dục
truyền thông bằng nhiều hình thức cho tất cả các nhóm đối tượng; tổ chức xác nhận
kiến thức an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
6. Tổ chức
cấp cứu, điều tra khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, thực hiện truy nguyên nguồn
gốc thực phẩm gây ngộ độc, thực hiện giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm.
7. Tổ chức thanh tra, kiểm
tra việc thực hiện những quy định về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất,
chế biến, kinh doanh, dịch vụ thực phẩm.
8. Thực hiện các chương
trình giám sát an toàn thực phẩm, đánh giá nguy cơ và truy xuất nguyên nhân gây
mất an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn tỉnh theo quy định.
Chương
II
PHÂN CÔNG TRÁCH
NHIỆM QUẢN LÝ VÀ PHỐI HỢP VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 6.
Trách nhiệm chung của cơ quan chủ trì
1. Xây dựng kế hoạch phối hợp
thực hiện công tác, trong đó xác định nhiệm vụ của từng cơ quan phối hợp; tổ chức
điều phối các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo
liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y
tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các cơ quan thẩm
quyền về tình hình thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm trong tỉnh.
2. Cung cấp thông tin, tài
liệu cần thiết theo đề nghị của cơ quan phối hợp và các điều kiện khác bảo đảm
cho công tác phối hợp.
3. Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến
của cơ quan phối hợp; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về các vấn đề chưa thống
nhất giữa các sở, ngành.
4. Báo cáo đề xuất hoặc giải
trình nội dung liên quan cho Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về tình hình phối hợp theo quy định này.
5. Chủ trì tổ chức hoạt động
của đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện thanh tra,
kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
6. Chủ động xây dựng kế hoạch
và tổ chức thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi ngành quản
lý.
7. Chủ động phối hợp với Sở
Tài nguyên và Môi trường trong việc xử lý, thu hồi, tổ chức tiêu hủy các sản phẩm
thực phẩm không có nguồn gốc, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khi bị
phát hiện. Tiến hành thanh tra về an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, chế biến
thực phẩm khi có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.
8. Trong trường hợp xảy ra sự
cố an toàn thực phẩm, các sở, ngành, địa phương thuộc lĩnh vực được giao quản
lý an toàn thực phẩm có trách nhiệm chủ động thực hiện việc khắc phục.
Điều 7.
Trách nhiệm chung của cơ quan phối hợp
1. Tham gia các hoạt động phối
hợp theo kế hoạch của cơ quan chủ trì.
2. Cung cấp thông tin, số liệu
có liên quan đến công việc cần phối hợp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của
thông tin, số liệu.
3. Tuân thủ về thời gian góp
ý kiến theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, phối hợp và chịu trách nhiệm về các ý
kiến của cơ quan mình.
4. Yêu cầu cơ quan chủ trì
cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết, phục vụ cho công tác phối hợp.
5. Từng cơ quan căn cứ vào nội
dung kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh để triển khai
thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm theo
sự phân công và theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
6. Phối hợp trong xây dựng kế
hoạch kiểm tra và cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về an
toàn thực phẩm của tỉnh.
Điều 8.
Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Chịu trách nhiệm trước Ủy
ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn; thường
trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm của tỉnh.
2. Là đầu mối tổng hợp báo
cáo tình hình an toàn thực phẩm tại địa phương cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Định kỳ hàng năm tổ chức
kiểm tra tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn; là đầu mối giám sát mối nguy
ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn.
4. Tổ chức
tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực
phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình sản phẩm theo phân cấp
của Bộ Y tế và đối với những sản phẩm chưa được phân cấp cho sở, ngành nào quản
lý.
5. Cấp giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình
sản phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế và đối với những sản phẩm chưa được phân cấp
cho sở, ngành nào quản lý.
6. Tổ chức
tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp an toàn thực phẩm
theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức
việc cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc
lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định của pháp luật.
8. Chịu trách nhiệm quản lý
an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn đối với các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh
doanh, dịch vụ ăn uống và đối tượng theo phân cấp quản lý.
9. Khi xảy ra ngộ độc thực
phẩm, chịu trách nhiệm cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm,
được quyền yêu cầu các sở, ngành liên quan cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin
liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm thuộc phạm vi
quản lý và cử người tham gia với Sở Y tế tổ chức điều tra nguyên nhân, tiến
hành truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc.
10. Tổ chức quản lý và thanh
tra, kiểm tra sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực
được phân công quản lý theo quy định của pháp luật.
11. Chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản
xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác theo chỉ đạo
của Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh
khi phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng
cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm lưu thông trên thị trường vi phạm có
nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng; khi có sự khác
biệt trong kết luận thanh tra của các sở chuyên ngành; theo đề nghị của sở
chuyên ngành.
Điều 9.
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
1. Tổ chức việc tập huấn kiến
thức về an toàn thực phẩm cho người trực tiếp tiếp xúc thực phẩm thuộc lĩnh vực
phân công quản lý.
2. Tổ chức
cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh
doanh các loại hình sản phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
3. Tổ chức việc cấp giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
4. Tổ chức
việc cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc
lĩnh vực được phân công quản lý.
5. Quản lý an toàn thực phẩm
đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối (trừ
các cơ sở sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản nhỏ lẻ), bao gồm: Quá trình trồng
trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản, muối.
6. Quản lý an toàn thực phẩm
trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận
chuyển, kinh doanh đối với thực phẩm thuộc lĩnh vực phân công quản lý theo quy
định của pháp luật.
7. Quản
lý an toàn thực phẩm đối với: Cơ sở sản xuất nước đá dùng bảo quản thủy sản; dụng
cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở. Kiểm
tra, chứng nhận chất lượng đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản phi thực phẩm.
Quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy về chất lượng, an toàn thực
phẩm theo phạm vi quản lý của Sở.
8. Quản lý an toàn thực phẩm
đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
9. Xây dựng, trình Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành quy trình, biểu mẫu kiểm tra, đánh giá về điều kiện bảo
đảm an toàn thực phẩm đối với trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
nông lâm thủy sản và muối mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ban
hành văn bản hướng dẫn.
10. Thanh tra, kiểm tra sản
phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
11. Định kỳ, đột xuất báo
cáo thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh.
Điều
10. Trách nhiệm của Sở Công thương
1. Tổ chức việc tập huấn kiến
thức về an toàn thực phẩm cho người trực tiếp tiếp xúc thực phẩm thuộc lĩnh vực
phân công quản lý.
2. Tổ
chức cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất,
kinh doanh các loại hình sản phẩm theo phân cấp của Bộ Công thương.
3. Tổ
chức việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với:
a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm
thực phẩm có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1
Điều 6 của Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Công thương quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương.
b) Cơ sở kinh doanh thực phẩm
(bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên
địa bàn tỉnh; cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
4. Tổ
chức việc cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm
thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
5. Quản lý an toàn thực phẩm
trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập
khẩu, kinh doanh đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công
quản lý theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý an toàn thực phẩm
đối với các chợ, siêu thị và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng
hóa thực phẩm. Đối với các cơ sở kinh doanh độc lập trong chợ, siêu thị thuộc
trách nhiệm của các sở chuyên ngành.
7. Thanh tra, kiểm tra sản
phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý của Bộ
Công thương.
8. Thực
hiện việc kiểm tra phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường
đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực
phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
9. Định kỳ, đột xuất báo cáo
thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh.
Điều
11. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công
nghệ
1. Chủ trì, phối hợp với các
sở, ban, ngành liên quan trong việc xác định và triển khai nhiệm vụ khoa học và
công nghệ thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định.
2. Phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ
việc thực hiện các tiêu chuẩn, phương pháp quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu
chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế.
3. Phối hợp quản lý và phát
triển các Trung tâm kiểm nghiệm đạt chuẩn.
4. Thực hiện các nhiệm vụ
khác theo quy định tại Điều 7 Quy định này.
Điều
12. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền
thông
1. Tuyên truyền, phổ biến kiến
thức và pháp luật về an toàn thực phẩm.
2. Quản lý việc quảng cáo sản
phẩm, hàng hóa thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các nhiệm vụ
khác theo quy định tại Điều 7 Quy định này.
Điều
13. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi
trường
1. Chủ trì thanh tra, kiểm
tra về công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm
trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
2. Phối hợp với các Sở, địa
phương trong việc thực hiện tiêu hủy các sản phẩm thực phẩm, hóa chất phụ gia
thực phẩm không đạt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
3. Thực hiện các nhiệm vụ
khác theo quy định tại Điều 7 Quy định này.
Điều
14. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Kiểm tra, giám sát về an
toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, các hoạt động kinh doanh thực phẩm trong
các cơ quan, trường học thuộc phạm vi quản lý.
2. Xây dựng các mô hình điểm
về chế biến, cung cấp thực phẩm bảo đảm vệ sinh cho các trường học trên địa bàn
tỉnh, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các trường học.
3. Phối hợp với các ngành chức
năng truyền thông về chuyên đề an toàn thực phẩm cho giáo viên, học sinh trên
phạm vi toàn tỉnh.
4. Thực hiện các nhiệm vụ
khác theo quy định tại Điều 7 Quy định này.
Điều
15. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Phát hiện, điều tra xử lý
và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Tiếp nhận
các vụ việc vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ quan khác chuyển đến
khi có dấu hiệu xử lý hình sự để điều tra, xác minh.
2. Phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện thanh tra, kiểm tra việc xử lý chất thải, nước thải ở các cơ sở chế biến,
sản xuất thực phẩm.
3. Thực hiện các nhiệm vụ
khác theo quy định tại Điều 7 Quy định này.
Điều
16. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Hướng dẫn việc quản lý, sử
dụng và kiểm tra sử dụng kinh phí chương trình an toàn thực phẩm và tiền phạt
vi phạm về an toàn thực phẩm nhằm phục vụ tốt cho hoạt động bảo đảm an toàn thực
phẩm của tỉnh.
2. Thực hiện các nhiệm vụ
khác theo quy định tại Điều 7 Quy định này.
Điều
17. Trách nhiệm của Ban Quản lý các khu
công nghiệp
1. Phối hợp kiểm tra, giám
sát về an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể của các doanh nghiệp thuộc phạm
vi quản lý.
2. Thực hiện các nhiệm vụ
khác theo quy định tại Điều 7 Quy định này.
Điều
18. Trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm của Ủy
ban nhân dân cấp huyện
1. Thực hiện quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn
thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý.
2. Tổ chức, điều hành Ban Chỉ
đạo liên ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
3. Chỉ đạo triển khai thực
hiện các quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn
thực phẩm.
4. Thực hiện quản lý hoạt động
sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ; kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân cấp
huyện cấp giấy phép đăng ký kinh doanh; căn tin, bếp ăn tập thể các trường
trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ.
5. Thực
hiện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với:
a) Loại hình dịch vụ ăn uống
do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
b) Các căn tin, bếp ăn tập
thể các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ;
nhóm trẻ tư thục trên địa bàn (trực thuộc ngành Giáo dục quản lý).
c) Các căn tin, bếp ăn tập
thể của các cơ quan, đơn vị cấp huyện.
d) Các bếp ăn tập thể của
các doanh nghiệp có quy mô phục vụ dưới 200 suất ăn.
đ) Các tổ chức, cá nhân sản
xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của
Bộ Công thương, bao gồm: Các cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất
thực phẩm nhỏ lẻ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật.
6. Xác
nhận bản đăng ký bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất
thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ
Công thương không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật; cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ (là cơ sở do cá nhân, nhóm cá
nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy
chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật), buôn bán hàng rong, cơ sở kinh
doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy
định (điều kiện bảo quản đặc biệt đối với thực phẩm là việc sử dụng các trang
thiết bị, dụng cụ để duy trì các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các yếu
tố bảo quản khác theo yêu cầu của nhà sản xuất nhằm bảo đảm chất lượng an toàn
thực phẩm) thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công
thương.
7. Quản
lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản nhỏ
lẻ theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện bảo đảm an
toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đăng ký kinh doanh.
8. Tổ
chức cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ ngành Công thương trên địa bàn theo phân cấp quản
lý.
9. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp
xã thực hiện các quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh về
quản lý an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố và các cơ sở dịch vụ ăn uống
theo phân cấp quản lý.
Điều
19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp
xã
Ủy ban nhân dân cấp xã thực
hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm trước Ủy ban
nhân dân cấp huyện về an toàn thực phẩm trên địa bàn, cụ thể:
1. Tổ chức, điều hành Ban Chỉ
đạo liên ngành về an toàn thực phẩm.
2. Chỉ đạo triển khai thực
hiện các quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn
thực phẩm.
3. Thực hiện quản lý an toàn
thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố và các cơ sở dịch
vụ ăn uống theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Tổ
chức cho chủ các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố không có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh nhưng có địa điểm kinh doanh cố định ký cam kết bảo đảm an
toàn thực phẩm với cơ quan quản lý (Ủy ban nhân dân cấp xã).
Chương
III
PHỐI HỢP TRONG
THANH TRA, KIỂM TRA VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều
20. Nguyên tắc phối hợp trong thanh tra,
kiểm tra về an toàn thực phẩm
1. Thực hiện trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành.
2. Xác định rõ cơ quan chủ
trì và cơ quan phối hợp theo quy định:
a) Các sở: Y tế, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Công thương chủ động chủ trì tổ chức, thực hiện việc
thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm theo phạm vi quản lý được phân công, các
ngành liên quan có trách nhiệm tham gia phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra
an toàn thực phẩm theo đề nghị của cơ quan chủ trì thực hiện hoặc theo yêu cầu
của cấp có thẩm quyền.
b) Trường hợp tiến hành
thanh tra, kiểm tra liên ngành, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Công thương và các lực lượng liên quan tổ chức và phân
công thực hiện.
3. Hoạt động thanh tra, kiểm
tra phải bảo đảm không chồng chéo giữa các ngành, các cấp, bảo đảm hoạt động
thanh tra, kiểm tra thống nhất từ tỉnh đến huyện, xã. Trường hợp có sự trùng lặp
kế hoạch thanh tra, kiểm tra thì thực hiện như sau:
a) Kế hoạch thanh tra, kiểm
tra của cơ quan cấp dưới trùng với kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp
trên thì thực hiện theo kế hoạch kiểm tra của cơ quan cấp trên.
b) Kế hoạch thanh tra, kiểm
tra của cơ quan cùng cấp trùng nhau về địa bàn, cơ sở thì các bên trao đổi thống
nhất thành lập đoàn liên ngành.
4. Thực hiện theo đúng
nguyên tắc, nghiệp vụ, chuyên môn, chế độ bảo mật trong hoạt động thanh tra, kiểm
tra theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan chủ trì việc
thanh tra, kiểm tra phải thông báo bằng văn bản kết quả phối hợp thanh tra, kiểm
tra cho cơ quan tham gia phối hợp.
6. Thực hiện việc chia sẻ
thông tin giữa các Sở từ lập kế hoạch đến thực hiện thanh tra, kiểm tra và kết
quả thanh tra, kiểm tra để biết và phối hợp.
7. Những vướng mắc phát sinh
trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, giải quyết theo quy định của pháp luật
và yêu cầu nghiệp vụ của các cơ quan liên quan. Trường hợp không thống nhất được
hướng giải quyết thì phải báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm cùng
cấp để xin ý kiến giải quyết.
Điều
21. Phối hợp giữa các cơ quan ở địa
phương trong việc thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm
1. Trường hợp phải tổ chức
thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm thì Sở Y tế chủ trì, tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh hoặc Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.
2. Khi có đề nghị của cơ
quan chủ trì về việc thanh tra, kiểm tra, cơ quan phối hợp có trách nhiệm cử
cán bộ để tham gia thanh tra, kiểm tra.
3. Kết thúc đợt thanh tra,
kiểm tra liên ngành; định kỳ 6 tháng, hàng năm các sở: Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Công thương và các sở, ngành được giao tham gia đoàn thanh tra, kiểm
tra có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm
thuộc lĩnh vực được phân công quản lý hoặc phạm vi được giao thanh tra, kiểm
tra về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm của
tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành Trung
ương về an toàn thực phẩm.
4. Việc phát ngôn, cung cấp
thông tin cho báo chí do Thủ trưởng cơ quan của từng ngành, từng cấp được phân
công nhiệm vụ thực hiện theo quy định của pháp luật về phát ngôn và cung cấp
thông tin.
Chương
IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
22. Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Công thương và các cơ quan liên quan; Ủy ban nhân dân các cấp có
trách nhiệm triển khai thực hiện Quy định này.
Giao Sở Y tế hướng dẫn, triển
khai, đôn đốc và giám sát các Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện Quy định
này. Hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình kết quả thực
hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, địa phương báo cáo đề xuất thông qua Sở Y
tế giải quyết hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định theo thẩm quyền./.