ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3767/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 19
tháng 7 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức chính phủ, và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số
52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát,
đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai
đoạn 2022-2025;
Căn cứ Quyết định số
310/QĐ-UBND ngày 16/01/2024 của UBND Thành phố về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định
số 2546/QĐ-UBND ngày 28/4/2023 của UBND Thành phố về việc ban hành Danh mục, lộ
trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn
thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số
281/KH-UBND ngày 28/10/2022 của UBND thành phố Hà Nội về việc rà soát, đơn giản
hóa thủ tục hành chính nội bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn
2022-2025; Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 04/5/2024 của UBND Thành phố về việc rà
soát, xây dựng phương án đơn giản hóa, ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính nội
bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước thành phố Hà Nội năm 2024;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 275/TTr-SNN ngày 08/7/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này 03 thủ tục hành chính nội bộ thuộc lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban,
ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC - Văn phòng Chính phủ;
- Bộ NN&PTNT;
- Bí thư Thành ủy, các PBT Thành ủy;
- Chủ tịch, các PCT HĐND Thành phố;
- Chủ tịch, các PCT UBND Thành phố;
- VPUBTP: CVP, PCVP Đ.Q.Hùng, C.N.Trang,
Các phòng, đơn vị: KSTTHC, HCQT, KTN, TTĐT;
- Lưu: VT, KSTTHC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Minh Hải
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 3767/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2024 của Chủ tịch
UBND thành phố Hà Nội)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
|
Tên TTHC nội bộ
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Thu hồi danh hiệu “Làng nghề”
|
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
2
|
Thu hồi danh hiệu “Làng nghề
truyền thống”
|
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
3
|
Thu hồi danh hiệu “Nghề truyền
thống”
|
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG TTHC NỘI BỘ
1. Thủ tục
thu hồi danh hiệu “Làng nghề”
1.1 Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hàng năm trước ngày
30/6 và ngày 30/9, UBND quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là cấp huyện)
tổng hợp danh sách và có văn bản đề nghị thu hồi bằng công nhận “Làng nghề”,
kèm theo hồ sơ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ gồm (Tờ
trình đề nghị thu hồi bằng công nhận “Làng nghề” và báo cáo tình hình hoạt động
kinh doanh của Làng nghề và đề xuất thu hồi của cấp xã).
- Bước 2: Đoàn công tác kiểm
tra liên ngành đi kiểm tra thực tế tại “Làng nghề” và đánh giá thực trạng có
biên bản làm việc tại Làng nghề trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được
hồ sơ của UBND cấp huyện. (Đoàn công tác kiểm tra liên ngành do Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thành lập).
- Bước 3: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn căn cứ biên bản làm việc tại Làng nghề và đối chiếu với
các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của
Chính phủ, xây dựng Tờ trình đề nghị thu hồi và dự thảo Quyết định thu hồi bằng
công nhận “Làng nghề” trình UBND Thành phố trong vòng 05 ngày làm việc kể từ
ngày đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra.
- Bước 4: Trong vòng 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, UBND Thành phố ban hành Quyết định thu hồi bằng công nhận danh hiệu “Làng
nghề”.
1.2 Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ của UBND quận, huyện,
thị xã tiếp nhận trực tiếp tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi
cục Phát triển nông thôn Hà Nội - địa chỉ: Số 73 Lê Hồng Phong - Hà Đông - Hà Nội).
- Qua hệ thống quản lý văn bản
và điều hành của UBND Thành phố.
- Nộp qua Hệ thống bưu chính
công ích.
1.3 Thành phần, số lượng hồ
sơ:
- Thành phần hồ sơ:
a) Tờ trình của UBND cấp xã đề
nghị thu hồi bằng công nhận “Làng nghề” (bản chính, theo Mẫu số 01);
b) Văn bản để nghị thu hồi của UBND
quận, huyện, thị xã (bản chính, theo Mẫu số 02);
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
1.4 Thời hạn giải quyết:
25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5 Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính nội bộ: UBND cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
1.6 Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính nội bộ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND Thành phố.
1.7 Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính nội bộ: Quyết định thu hồi bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề”.
1.8 Phí, lệ phí (nếu có):
không quy định.
1.9 Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Mẫu số 01, Mẫu số 02.
1.10 Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính nội bộ:
Làng nghề không đủ tiêu chuẩn
theo quy định tại khoản 3, Điều 5, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của
Chính phủ, cụ thể:
- Không có tối thiểu 20% tổng số
hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề
nông thôn quy định tại Điều 4 , Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh
không ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị thu hồi.
- Không đáp ứng các điều kiện bảo
vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.11 Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính nội bộ:
- Nghị định số 52/2018/NĐ-CP
ngày 12/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn.
- Quyết định số 310/QĐ-UBND
ngày 16/01/2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định
số 2546/QĐ-UBND ngày 28/4/2023 của UBND Thành phố về việc ban hành Danh mục, lộ
trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn
thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Thủ tục
thu hồi danh hiệu “Làng nghề truyền thống”
2. 1 Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hàng năm trước ngày
30/6 và ngày 30/9, UBND quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là cấp huyện)
tổng hợp danh sách và có văn bản đề nghị thu hồi bằng công nhận “Làng nghề truyền
thống”, kèm theo hồ sơ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ gồm (Tờ
trình đề nghị thu hồi bằng công nhận “Làng nghề truyền thống” và báo cáo tình
hình hoạt động kinh doanh của Làng nghề và đề xuất thu hồi của cấp xã).
- Bước 2: Đoàn công tác kiểm
tra liên ngành đi kiểm tra thực tế tại “Làng nghề truyền thống” và đánh giá thực
trạng có biên bản làm việc tại Làng nghề truyền thống trong vòng 15 ngày làm việc
kể từ khi nhận được hồ sơ của UBND cấp huyện. (Đoàn công tác kiểm tra liên
ngành do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập).
- Bước 3: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn căn cứ biên bản làm việc tại Làng nghề truyền thống và đối
chiếu với các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số
52/2018/NĐ-CP của Chính phủ, xây dựng Tờ trình đề nghị thu hồi và dự thảo Quyết
định thu hồi bằng công nhận “Làng nghề truyền thống” trình UBND Thành phố trong
vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra.
- Bước 4: Trong vòng 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, UBND Thành phố ban hành Quyết định thu hồi bằng công nhận danh hiệu “Làng
nghề truyền thống”.
2.2 Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ của UBND quận, huyện,
thị xã tiếp nhận trực tiếp tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi
cục Phát triển nông thôn Hà Nội - địa chỉ: Số 73 Lê Hồng Phong - Hà Đông - Hà Nội).
- Qua hệ thống quản lý văn bản
và điều hành của UBND Thành phố.
- Nộp qua Hệ thống bưu chính
công ích.
2.3 Thành phần, số lượng hồ
sơ:
- Thành phần hồ sơ:
a) Tờ trình của UBND cấp xã đề
nghị thu hồi bằng công nhận “Làng nghề truyền thống” (bản chính, theo Mẫu số
01);
b) Văn bản để nghị thu hồi của
UBND quận, huyện, thị xã (bản chính, theo Mẫu số 02);
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
2.4 Thời hạn giải quyết:
25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5 Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính nội bộ: UBND cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
2.6 Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính nội bộ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND Thành phố.
2.7 Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính nội bộ: Quyết định thu hồi bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề
truyền thống”.
2.8 Phí, lệ phí (nếu có):
không quy định.
2.9 Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Mẫu số 01, Mẫu số 02.
2.10 Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính nội bộ:
Làng nghề không đủ tiêu chuẩn
theo quy định tại khoản 4, Điều 5, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của
Chính phủ, cụ thể:
Làng nghề truyền thống không đạt
tiêu chí làng nghề quy định tại khoản 3, Điều 5, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP và
không có nghề truyền thống nào theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số
52/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
2.11 Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính nội bộ:
- Nghị định số 52/2018/NĐ-CP
ngày 12/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn.
- Quyết định số 310/QĐ-UBND
ngày 16/01/2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định
số 2546/QĐ-UBND ngày 28/4/2023 của UBND Thành phố về việc ban hành Danh mục, lộ
trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn
thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
3. Thủ tục
thu hồi danh hiệu “Nghề truyền thống” (QT - 03)
3. 1 Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Hàng năm trước ngày
30/6 và ngày 30/9, UBND quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là cấp huyện)
tổng hợp danh sách và có văn bản đề nghị thu hồi bằng công nhận “Nghề truyền thống”,
kèm theo hồ sơ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ gồm (Tờ
trình đề nghị thu hồi bằng công nhận “Nghề truyền thống” và báo cáo tình hình
hoạt động kinh doanh của Làng ngh ề và đề xuất thu hồi của cấp xã).
- Bước 2: Đoàn công tác kiểm
tra liên ngành đi kiểm tra thực tế tại tại địa phương có “Nghề truyền thống” và
đánh giá thực trạng có biên bản làm trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận
được hồ sơ của UBND cấp huyện. (Đoàn công tác kiểm tra liên ngành do Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập).
- Bước 3: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn căn cứ biên bản làm việc tại địa phương có “Nghề truyền thống”
và đối chiếu với các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số
52/2018/NĐ-CP của Chính phủ, xây dựng Tờ trình đề nghị thu hồi và dự thảo Quyết
định thu hồi bằng công nhận “Nghề truyền thống” trình UBND Thành phố trong vòng
05 ngày làm việc kể từ ngày đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra.
- Bước 4: Trong vòng 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, UBND Thành phố ban hành Quyết định thu hồi bằng công nhận danh hiệu “Nghề
truyền thống”.
3.2 Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ của UBND quận, huyện,
thị xã tiếp nhận trực tiếp tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi
cục Phát triển nông thôn Hà Nội - địa chỉ: Số 73 Lê Hồng Phong - Hà Đông - Hà Nội).
- Qua hệ thống quản lý văn bản
và điều hành của UBND Thành phố.
- Nộp qua Hệ thống bưu chính
công ích.
3.3 Thành phần, số lượng hồ
sơ:
- Thành phần hồ sơ:
a) Tờ trình của UBND cấp xã đề
nghị thu hồi bằng công nhận “Nghề truyền thống” (bản chính, theo Mẫu số 01);
b) Văn bản để nghị thu hồi của
UBND quận, huyện, thị xã (bản chính, theo Mẫu số 02);
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
3.4 Thời hạn giải quyết:
25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3.5 Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính nội bộ: UBND cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
3.6 Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính nội bộ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND Thành phố.
3.7 Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính nội bộ: Quyết định thu hồi bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền
thống”.
3.8 Phí, lệ phí (nếu có):
không quy định
3.9 Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Mẫu số 01, Mẫu số 02
3.10 Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính nội bộ:
Làng nghề không đủ tiêu chuẩn
theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của
Chính phủ, cụ thể:
- Nghề truyền thống không phát
triển tính đến thời điểm hiện tại
- Nghề hiện nay không còn tạo
ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc
3.11 Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính nội bộ:
- Nghị định số 52/2018/NĐ-CP
ngày 12/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn
- Quyết định số 310/QĐ-UBND
ngày 16/01/2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định
số 2546/QĐ-UBND ngày 28/4/2023 của UBND Thành phố về việc ban hành Danh mục, lộ
trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn
thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
CÁC
MẪU ĐƠN, TỜ KHAI
Mẫu
số 01
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ ………………….
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
......../BC-UBND
|
......, ngày ....
tháng ..... năm 20.....
|
BÁO CÁO
Báo cáo tình hình hoạt động của …….. …. xã
............., huyện/thị xã/TP
...................
Căn cứ công văn của Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn về việc rà soát công nhận, thu hồi quyết định
công nhận Làng nghề………….
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có
liên quan của địa phương);
Ủy ban nhân dân xã…… báo cáo
tình hình hoạt động của Làng nghề……………..xã , cụ thể như sau:
1. Tình hình hoạt động kinh
doanh của “Làng nghề, nghề truyền thống, nghề truyền thống…”
- Năm Thành lập
- Quyết định công nhận Làng nghề…
- Tóm tắt tình hình hoạt động
02 năm gần nhất
- Số lượng hộ làm nghề hiện
nay:…..
- Khó khăn:…..
2. Kiến nghị
Đề nghị UBND quận, huyện, thị
xã…………….. trình cấp có thẩm quyền thu hồi Quyết định công nhận ……….…….
Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;
- Lưu: VT, ...........
|
TM. UBND HUYỆN/THỊ
XÃ/TP...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu
số 02
Kính gửi:
|
- UBND Thành phố;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
|
Căn cứ Nghị định số
52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển ngành nghề
nông thôn;
Căn cứ Báo cáo số........
ngày.... tháng ... năm 2024 của Ủy ban nhân dân cấp xã về báo cáo tình hình hoạt
động của Làng nghề ....
Thực hiện công tác thu hồi công
nhận “...........” Hà Nội, Ủy ban nhân dân huyện….. …đề nghị như sau:
I. Tóm tắt tình hình hoạt động
kinh doanh của Làng nghề, Làng nghề truyền thống, Nghề truyền thống đến thời
gian hiện tại
1. Tên Làng nghề:
...............................; Quyết định công nhận........
2. Tình hình hoạt động 02 năm gần
nhất tính đến thời điểm đề nghị.
3. Số hộ làm nghề hiện
nay:..../... hộ dân trong làng nghề, chiếm ....%.
4. Các điều kiện về bảo vệ môi
trường làng nghề (nếu có).
II. Kiến nghị, đề xuất
Hiện nay tình hình hoạt động của...............................;
Căn cứ tiêu chí quy định tại khoản...........Điều 5, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP
ngày 12/4/2018 của Chính phủ “................” không đạt theo tiêu chí quy định
trong 02 năm gần đây (202..... - 202....).
................................,
UBND huyện................kính đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định thu hồi bằng công nhận
“............” theo quy định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng Kinh tế huyện;
- Lưu VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
............................
|