ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3473/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày
24 tháng 8 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHÁM
BỆNH, CHỮA BỆNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về
việc hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số
255/KH-UBND ngày 24/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về kiểm soát thủ
tục hành chính năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Y tế tại Tờ trình số 2654/TTr-SYT ngày 21/8/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương
án đơn giản hóa 03 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Khám bệnh, Chữa bệnh thuộc
thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa (có Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Y tế dự thảo
Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của UBND tỉnh kèm theo
Phương án đơn giản hóa đã được thông qua tại Quyết định này, trình Chủ tịch
UBND tỉnh xem xét, phê duyệt gửi Bộ Y tế.
Điều 3. Quyết định này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám
đốc Sở Y tế và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Cục Kiểm soát TTHC-VPCP (để b/c);
- Bộ Y tế (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Lưu: VT, KSTTHCNC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thi
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG
ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày /8/2020 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
I. NỘI DUNG ĐƠN GIẢN HÓA
1. Thủ tục: Cấp giấy chứng
nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền
thuộc thẩm quyền của Sở Y tế
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Thành phần hồ sơ
- Bỏ Giấy chứng nhận sức khỏe
trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn theo mẫu quy định. Đồng
thời bỏ nội dung này trong Mẫu số 01 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ.
Lý do: Việc yêu cầu nộp
“Giấy chứng nhận sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp
đơn theo mẫu quy định” là không cần thiết. Vì trong văn bản pháp luật chưa có
quy định về danh sách các loại bệnh không được cấp giấy phép sở hữu bài thuốc
gia truyền nên không đủ cơ sở pháp lý để kết luận không cấp giấy phép cho cá
nhân khi có bệnh lý. Bên cạnh đó, sức khỏe của con người luôn biến động, có thể
tại thời điểm nộp hồ sơ hoặc trong 6 tháng cá nhân đó không có bệnh nhưng khi
đi vào hoạt động mới phát sinh bệnh nên giấy khám sức khỏe không mang lại được
giá trị thiết thực.
- Bổ sung hình thức gửi file
ảnh khi nộp hồ sơ trực tuyến vào thành phần hồ sơ sau “Hai ảnh 4 x 6 cm, ảnh
màu, nền trắng, trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn”. Đồng
thời bổ sung nội dung này trong Mẫu số 01 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị
định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Lý do: Việc yêu cầu nộp
02 ảnh 4 x 6 cm, ảnh màu, nền trắng, trong thời gian không quá 06 tháng tính
đến ngày nộp đơn có thể bổ sung thêm hình thức gửi file ảnh được chụp bằng thiết
bị di động hoặc máy ảnh khi nộp hồ sơ trực tuyến để tiết kiệm chi phí cho người
dân. Hiện một số Bộ ngành trung ương đã có quy định này như Bộ Xây dựng, Bộ
Giao thông vận tải nhằm thích ứng với xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong
giải quyết thủ tục hành chính.
b) Mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng
nhận (Mẫu số 01) kiến nghị bỏ Sơ yếu lý lịch (trong thời gian không quá 6
tháng).
Lý do: Theo quy định tại
Khoản 11 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ không yêu cầu cá nhân
phải nộp thành phần hồ sơ này. Việc quy định thêm trong mẫu đơn gây khó hiểu
trong quá trình thực hiện và tạo phiền hà cho người dân.
- Tại Bản thuyết minh về bài
thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền (Mẫu số 02 Phụ lục VI ban
hành kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ) bỏ nội dung sau “Họ
tên, giới tính, ngày sinh, chỗ ở hiện nay, giấy CMND, ngày cấp, nơi cấp, điện
thoại, email”.
Lý do: Do các nội dung
này đã kê khai tại Mẫu đơn đề nghị số 01 nên không cần thiết phải kê khai nhiều
lần làm mất thời gian của công dân.
b) Cách thức thực hiện: Bổ sung
cách thức thực hiện của TTHC.
Lý do: Chưa được quy
định rõ ràng đầy đủ trong văn bản quy phạm pháp luật. Theo quy định tại Nghị
định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ, cách thức thực hiện là 1 bộ
phận của TTHC nên cần thiết phải quy định. Cụ thể là nộp trực tiếp hoặc qua
đường bưu chính hoặc trực tuyến.
1.2. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản
hóa: 20,36%.
- Tổng chi phí tuân thủ TTHC
trước khi đơn giản hóa: 22.327.845 đồng/năm.
- Tổng chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa: 17.781.990 đồng/năm.
- Tổng chi phí tiết kiệm:
4.545.855 đồng/năm.
2. Thủ tục: Cấp lại giấy
chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia
truyền thuộc thẩm quyền của Sở Y tế.
2.1. Nội dung đơn giản hóa
Về Thành phần hồ sơ:
- Bỏ thành phần hồ sơ: Giấy
chứng nhận sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn
theo mẫu quy định. Đồng thời bỏ nội dung này trong Mẫu số 04 Phụ lục VI ban
hành kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ- CP của Chính phủ.
Lý do: Việc yêu cầu nộp
“Giấy chứng nhận sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp
đơn theo mẫu quy định” là không cần thiết. Vì trong văn bản pháp luật chưa có
quy định về danh sách các loại bệnh không được cấp giấy phép sở hữu bài thuốc
gia truyền nên không đủ cơ sở pháp lý để kết luận không cấp giấy phép cho cá
nhân khi có bệnh lý. Bên cạnh đó, sức khỏe của con người luôn biến động, có thể
tại thời điểm nộp hồ sơ hoặc trong 6 tháng cá nhân đó không có bệnh nhưng khi
đi vào hoạt động mới phát sinh bệnh nên giấy khám sức khỏe không mang lại được
giá trị thiết thực.
- Bổ sung hình thức gửi file
ảnh khi nộp hồ sơ trực tuyến vào thành phần hồ sơ “Hai ảnh 4 x 6 cm, ảnh màu,
nền trắng, trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn”. Đồng thời
bổ sung nội dung này trong Mẫu số 04 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số
155/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Lý do: Việc yêu cầu nộp
02 ảnh 4 x 6 cm, ảnh màu, nền trắng, trong thời gian không quá 06 tháng tính đến
ngày nộp đơn có thể bổ sung thêm hình thức gửi file ảnh được chụp bằng thiết bị
di động hoặc máy ảnh khi nộp hồ sơ trực tuyến để tiết kiệm chi phí cho người
dân. Hiện một số Bộ ngành trung ương đã có quy định này như Bộ Xây dựng, Bộ
Giao thông vận tải nhằm thích ứng với xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin
trong giải quyết thủ tục hành chính.
2.2. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản
hóa: 75,66%
- Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 974.215 đồng/năm.
- Tổng chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa: 237.115 đồng/năm.
- Tổng chi phí tiết kiệm:
737.100 đồng/năm.
3. Thủ tục: Cấp chứng chỉ
hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam thuộc thẩm quyền của Sở Y
tế
3.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Thành phần hồ sơ
- Bỏ Lý lịch tư pháp.
Lý do: Việc yêu cầu nộp
Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
là không cần thiết. Vì trên thực tế, trong Sơ yếu lý lịch tự thuật và Giấy xác
nhận quá trình thực hành có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan hoặc Chính quyền
địa phương có thể cung cấp thông tin về cấm hành nghề, cấm làm công việc liên
quan đến chuyên môn y, các thông tin về án tích... theo quy định tại Khoản 4,
Điều 18 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, khi thực hiện cấp chứng chỉ,
Sở Y tế có tổ chức thẩm định, thành lập hội đồng tư vấn (bao gồm đại diện tổ
chức xã hội - nghề nghiệp về y, hội luật gia, cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số
tổ chức xã hội khác) để xem xét, tư vấn trước khi cấp phép. Ngoài ra, hiện nay
chưa có quy định về thời hạn của Phiếu lý lịch tư pháp dẫn đến tình trạng xác
nhận tư pháp quá xa thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề nên Phiếu lý lịch
tư pháp được cấp không phản ánh đầy đủ thông tin. Do đó, bỏ Phiếu lý lịch tư
pháp trong hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề là hợp lý sẽ tiết kiệm chi phí và thời
gian chuẩn bị hồ sơ cho công dân.
- Bổ sung hình thức gửi file
ảnh khi nộp hồ sơ trực tuyến vào thành phần hồ sơ sau “Hai ảnh màu 04 cm x 06
cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày
nộp đơn”.
Lý do: Việc yêu cầu nộp
02 ảnh 4 x 6 cm, ảnh màu, nền trắng, trong thời gian không quá 06 tháng tính
đến ngày nộp đơn có thể bổ sung thêm hình thức gửi file ảnh được chụp bằng
thiết bị di động hoặc máy ảnh khi nộp hồ sơ trực tuyến để tiết kiệm chi phí cho
người dân. Hiện một số Bộ ngành trung ương đã có quy định này như Bộ Xây dựng,
Bộ Giao thông vận tải nhằm thích ứng với xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin
trong giải quyết thủ tục hành chính.
b) Mẫu đơn, tờ khai: Sửa
đổi, bổ sung Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ (Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo
Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ) cụ thể: bỏ Lý lịch tư
pháp và bổ sung hình thức gửi file ảnh khi nộp hồ sơ trực tuyến.
Lý do: Để phù hợp với
kiến nghị sửa đổi đơn giản hóa tại thành phần hồ sơ.
3.2. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
+ Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản
hóa: 31,34%
+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC
trước khi đơn giản hóa: 1.476.192.500 đồng/năm.
+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa: 1.013.512.500 đồng/năm.
+ Tổng chi phí tiết kiệm:
462.680.000 đồng/năm.
II. KIẾN NGHỊ THỰC THI
1. Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế.
- Sửa đổi, bổ sung Khoản 11
Điều 11 thành như sau:
“11. Bổ sung Điều 45b như
sau:
Điều 45b. Cấp, cấp lại, thu
hồi giấy chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh
gia truyền
1. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp
lại Giấy chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh
gia truyền (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận):
a) Hồ sơ
cấp mới:
- Đơn đề
nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định
155/2018/NĐ-CP;
- Bản
thuyết minh về bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền theo Mẫu
số 02 Phụ lục VI kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP;
- Hai ảnh 4
x 6 cm, ảnh màu, nền trắng, trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày
nộp đơn, gửi file ảnh trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
b) Hồ sơ đề
nghị cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất, bị hỏng hay bị thu hồi:
- Đơn đề
nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị
định 155/2018/NĐ-CP;
- 02 ảnh 4
x 6 cm, ảnh màu, nền trắng, trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày
nộp đơn, gửi file ảnh trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
2. Thủ tục
cấp mới Giấy chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa
bệnh gia truyền:
a) Người đề
nghị cấp Giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh
gia truyền gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ theo
quy định về Sở Y tế nơi cư trú. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế cấp cho người
đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận người có bài
thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền theo Mẫu số 05 Phụ lục
XV ban hành kèm theo Nghị định này;...
...d) Người
được cấp Giấy chứng nhận thuộc một trong các đối tượng quy định tại khoản 4
Điều 18 của Luật khám bệnh, chữa bệnh.”
- Sửa đổi Mẫu
số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 04 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 18/11/2018 của Chính phủ (có mẫu đính kèm).
2. Luật
Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- Bãi bỏ Điểm
đ Khoản 1 Điều 27.
3. Nghị
định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành
nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh, sửa đổi bổ sung như sau:
- Bãi bỏ Khoản
5 Điều 5;
- Sửa đổi
Khoản 7 Điều 5 thành “7. Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng
trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn, gửi file ảnh
trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến”.
- Sửa đổi mẫu
đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, Mẫu số 01 Phụ lục I
(có mẫu đính kèm theo)./.
PHỤ LỤC 1
(ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ)
Mẫu 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
……1…….., ngày.... tháng... năm 20....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Kính gửi: ..........................2............................
Họ và tên:
.........................................................................................................................
Ngày, tháng,
năm sinh:
.....................................................................................................
Địa chỉ cư
trú: ...................................................................................................................
Giấy chứng
minh nhân dân/Số định danh cá nhân/Số hộ chiếu3:......................................
Ngày cấp ......................................................
Nơi cấp: .....................................................
Điện thoại: ......................................................
Email (nếu có): ......................................
Văn bằng
chuyên môn: 4 ...................................................................................................
Phạm vi hoạt
động chuyên môn đề nghị cấp:
...................................................................
Tôi xin gửi
kèm theo đơn này bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây5:
1. Bản sao hợp
lệ văn bằng chuyên môn
□
2. Văn bản xác
nhận quá trình thực
hành
□
3. Sơ yếu lý
lịch tự thuật
□
4. Giấy chứng
nhận sức khỏe
□
5. Hai ảnh màu
(nền trắng) 04 cm x 06 cm hoặc gửi file ảnh trong trường hợp nộp hồ sơ trực
tuyến
□
Kính đề nghị
quý cơ quan xem xét và cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho tôi./.
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
|
____________________
1 Địa danh.
2 Tên cơ quan cấp chứng
chỉ hành nghề.
3 Ghi một trong ba thông
tin về số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu còn
hạn sử dụng.
4 Văn bằng chuyên môn
ghi theo đối tượng quy định tại Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh hoặc giấy chứng
nhận trình độ chuyên môn đối với lương y hoặc giấy chứng nhận bài thuốc gia
truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ Y tế cấp hoặc Sở Y tế cấp
phù hợp để đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
5 Đánh dấu X vào ô vuông
tương ứng với những giấy tờ có trong hồ sơ.
PHỤ
LỤC VI
(ban
hành kèm theo nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ)
Mẫu
số 01
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
……1……..,
ngày.... tháng... năm 20....
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Cấp
giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia
truyền
Kính gửi: ……………………2……………………
Họ và tên:……………………………………….Nam/Nữ:
Ngày, tháng, năm sinh:
Chỗ ở hiện nay: 3
Giấy chứng minh nhân dân/Hộ
chiếu số/định danh cá nhân:
Ngày cấp:
Nơi cấp: …
Điện thoại: …………………………………………Email
(nếu có):
Tôi xin gửi kèm theo đơn này bộ
hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng
nhận người có bài thuốc gia truyền/phương pháp chữa bệnh gia truyền
|
□
|
2. Bản thuyết minh về bài
thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền
|
□
|
3. Hai ảnh 4 cm x 6 cm (màu,
nền trắng, thời gian không quá 6 tháng), gửi file ảnh trong trường hợp nộp
hồ sơ trực tuyến
|
□
|
Kính đề nghị quý cơ quan xem
xét và cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh
gia truyền cho tôi./.
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
|
____________________
1 Địa danh.
2 Tên cơ quan cấp
Giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền.
3 Ghi rõ địa chỉ
theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
PHỤ
LỤC VI
(ban
hành kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ)
Mẫu
số 02
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
……1……..,
ngày.... tháng... năm 20....
BẢN
THUYẾT MINH VỀ BÀI THUỐC GIA TRUYỀN HOẶC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH GIA TRUYỀN
Tôi có bài thuốc gia truyền/phương
pháp chữa bệnh gia truyền chuyên chữa: .......
..................................................................................................................................
Bài thuốc gia truyền/phương
pháp chữa bệnh gia truyền này đã được thực hiện từ đời:
1. Ông (bà) ……………………………………………………………Địa
chỉ ......
2. Đến Ông (bà) ………………………………………………Địa
chỉ ..................
3. Đến Ông (bà) ………………………………………………Địa
chỉ ..................
..................................................................................................................................
A. Trường hợp là bài thuốc gia
truyền phải ghi rõ:
- Tên bài thuốc;
- Xuất xứ của bài thuốc qua các
đời trong dòng tộc, gia đình, nơi đã sử dụng bài thuốc để điều trị;
- Công thức của bài thuốc (ghi
rõ tên từng vị, liều lượng);
- Cách bào chế;
- Độc tính (nếu có) và phương
pháp chế biến giảm độc tính;
- Dạng thuốc;
- Liều dùng;
- Cách dùng, đường dùng;
- Chỉ định và chống chỉ định;
- Hiệu quả chữa bệnh;
- Tác dụng không mong muốn (nếu
có), xử lý khi tác dụng không mong muốn xảy ra.
B. Trường hợp là phương pháp
chữa bệnh gia truyền phải ghi rõ:
- Tên phương pháp;
- Hiệu quả chữa bệnh;
- Chỉ định;
- Chống chỉ định;
- Tai biến (nếu có), cách xử lý
tai biến khi xảy ra;
- Kỹ thuật (thao tác thực hiện).
Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung của bản thuyết trình, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
____________________
1 Địa danh.
2 Ghi rõ địa chỉ theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
PHỤ LỤC VI
(ban hành kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của
Chính phủ)
Mẫu số 04
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
……1…….., ngày.... tháng... năm 20....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc phương
pháp chữa bệnh gia truyền
Kính gửi: …………………………………..2 …………………………………
Họ và tên:
..................................................................................
Nam/Nữ………….
Ngày, tháng,
năm sinh: ............................................................................................
Chỗ ở hiện
nay: 3.....................................................................................................
Giấy chứng
minh nhân dân/Hộ chiếu số: ................................................................
Ngày cấp:
…………………………………………………………………..
Nơi cấp:
..................................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………………………………Email
(nếu có):
Số Giấy chứng
nhận người có bài thuốc/phương pháp chữa bệnh gia truyền cũ:
……………….Ngày
cấp:……………………. Nơi cấp: ........................................
Tôi xin gửi
kèm theo đơn này bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
1. Đơn đề nghị
cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền/phương pháp chữa bệnh gia
truyền:
- Do bị mất
□
- Do bị hư
hỏng □
- Do bị thu
hồi □
2. Hai ảnh 4
cm x 6 cm (màu, nền trắng, thời gian không quá 6 tháng) gửi file ảnh trong
trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến □
Kính đề nghị
quý cơ quan xem xét và cấp lại giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền,
phương pháp chữa bệnh gia truyền cho tôi.
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
|
____________________
1 Địa danh.
2 Tên cơ quan cấp
Giấy chứng nhận là lương y.
3 Ghi rõ địa chỉ
theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.