ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3260/QĐ-UBND
|
Hà Tĩnh, ngày 11
tháng 12 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2023
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số
440/QĐ-UBND ngày 28/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch
kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2023;
Theo đề nghị của Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (trên cơ sở đề xuất của Giám đốc các Sở: Tư pháp,
Công Thương, Y tế).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương
án đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2023 đối với 12 thủ tục hành chính thuộc
các ngành: Tư pháp, Công Thương, Y tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao tổ chức
thực hiện:
1. Giám đốc các Sở: Tư pháp,
Công Thương, Y tế triển khai thực hiện phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải
cách thủ tục hành sau khi được Chính phủ, các Bộ, ngành thông qua.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị, địa phương có
liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này
có hiệu lực kể từ ngày ban hành;
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Tư pháp, Công Thương, Y tế;
- Cục Kiểm soát TTHC, VPCP;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Trung tâm CB-TH;
- Lưu: VT, NC2.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hồng Lĩnh
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG
ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3260/QĐ-UBND ngày 11/12/2023 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NGÀNH
TƯ PHÁP
1. Thủ tục: Cấp thẻ cộng tác
viên trợ giúp pháp lý
1.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề xuất phân cấp thẩm quyền
giải quyết: Phân cấp cho Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước cấp
thẻ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Lý do: Trình tự,
thủ tục Cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý được thực hiện khá đơn giản, do
đó việc phân cấp thẩm quyền quyết định giải quyết thủ tục hành chính từ Giám
đốc Sở Tư pháp sang Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý sẽ góp phần rút ngắn
thời gian thực hiện quy trình.
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi khoản 1 Điều 24
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; khoản 3, khoản 4 Điều 16 Nghị định số
144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của
Luật Trợ giúp pháp lý; khoản 12 Điều 34 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày
15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ
giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
2. Thủ tục: Cấp lại thẻ cộng
tác viên trợ giúp pháp lý
2.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề xuất phân cấp thẩm quyền
giải quyết: Phân cấp cho Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước cấp
lại thẻ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Lý do: Trình tự,
thủ tục Cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý được thực hiện khá đơn giản,
do đó việc phân cấp thẩm quyền quyết định giải quyết thủ tục hành chính từ Giám
đốc Sở Tư pháp sang Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý sẽ góp phần rút ngắn
thời gian thực hiện quy trình.
2.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi khoản 2, khoản
3 Điều 19 Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định
chi tiết một số Điều của Luật Trợ giúp pháp lý; Khoản 12 Điều 34 Thông tư số 08/2017/TT-BTP
ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp
pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
3. Thủ tục: Đăng ký hoạt
động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động sau khi hợp nhất, sáp nhập Văn phòng
Thừa phát lại
3.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề xuất bãi bỏ thành phần hồ
sơ: Quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại.
Lý do: Khi UBND
tỉnh ban hành Quyết định cho phép sáp nhập, hợp nhất Văn phòng Thừa phát lại sẽ
gửi cho Sở Tư pháp 01 bản để lưu trữ phục vụ hoạt động quản lý Nhà nước. Do đó,
khi Văn phòng Thừa phát lại thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp,
không cần thiết phải nộp thành phần hồ sơ “Quyết định cho phép hợp nhất, sáp
nhập Văn phòng Thừa phát lại”.
3.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi khoản 4 Điều 27
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của Thừa phát lại.
4. Thủ tục: Thay đổi nội
dung đăng ký hoạt động sau khi chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại
4.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề xuất bãi bỏ thành phần hồ sơ:
Quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại.
Lý do: Khi UBND
tỉnh ban hành Quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại sẽ gửi
cho Sở Tư pháp 01 bản để lưu trữ phục vụ hoạt động quản lý Nhà nước. Do đó, khi
Văn phòng Thừa phát lại thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp,
không cần thiết phải có Quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát
lại.
4.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi khoản 4 Điều 28
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của Thừa phát lại.
5. Thủ tục: Cấp Phiếu lý
lịch tư pháp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
5.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề xuất bãi bỏ thành phần hồ
sơ: Phiếu xác minh lý lịch tư pháp đối với các hồ sơ gửi tra cứu thông tin
tại cơ quan Công an; bỏ Mẫu số 03/TTLT-LLTP và Mẫu số 04/TTLT-LLTP ban hành kèm
theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT- BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày
10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh,
trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
Lý do: Theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch
tư pháp thì Sở Tư pháp gửi Phiếu xác minh lý lịch tư pháp kèm theo 01 bộ hồ sơ
cho cơ quan Công an cùng cấp. Tuy nhiên, hiện nay địa phương đã thực hiện
chuyển hồ sơ qua hệ thống thư điện tử và đã có danh sách tra cứu cũng như các
hồ sơ kèm theo. Thực tế cơ quan Công an cũng chỉ sử dụng danh sách tra cứu và
các hồ sơ, trả lời kết quả tra cứu dưới dạng Công văn trong đó có danh sách
những người được đề nghị tra cứu, không trả lời theo Mẫu số 04/TTLT-LLTP thông
báo kết quả xác minh thông tin lý lịch tư pháp. Đối với các hồ sơ Sở Tư pháp
gửi tra cứu tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cũng chỉ yêu cầu gửi danh
sách đề nghị tra cứu và hồ sơ, không yêu cầu gửi Phiếu xác minh này. Do đó,
việc gửi Phiếu xác minh lý lịch tư pháp là không cần thiết, mất thời gian và
chi phí in phiếu, trình ký, đóng dấu và scan chuyển.
5.2. Kiến nghị thực thi
Đề xuất sửa đổi điểm a khoản 1
Điều 25 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP và bỏ Mẫu số 03/TTLT-LLTP và Mẫu số
04/TTLT-LLTP ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số
04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý
lịch tư pháp.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NGÀNH
CÔNG THƯƠNG
1. Thủ tục: Cấp Giấy chứng
nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp thuộc thẩm quyền giải
quyết của Sở Công Thương - 2.000229
1.1. Nội dung đơn giản
hóa: đề xuất đơn giản hóa cách thức thực hiện thủ tục kiểm tra, cấp
Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp.
Lý do: hiện nay
việc huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật
liệu nổ công nghiệp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 71/2018/NĐ-CP
ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử
dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền
chất thuốc nổ, trong đó quy định thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 16 giờ,
thời gian huấn luyện định kỳ hàng năm ít nhất 08 giờ,…; nếu để thực hiện TTHC
này với một hoặc một số ít cá nhân đăng ký tổ chức huấn luyện, kiểm tra, cấp
Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp là rất khó
khăn, bởi vì phải chuẩn bị tài liệu, lớp học, thời gian huấn luyện theo quy
định mới có Giấy chứng nhận.
1.2. Kiến nghị thực thi: Bộ
Công Thương bãi bỏ hoặc có phương án sửa đổi TTHC liên quan đến việc huấn
luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ
công nghiệp. Để thực hiện việc huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn
luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, hàng năm các cơ quan có thẩm
quyền huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận chủ động xây dựng kế hoạch,
thông báo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức huấn luyện theo đợt
sẽ có tính khả thi cao hơn, góp phần làm giảm chi phí trong việc tổ chức huấn
luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận.
Việc tổ chức huấn luyện, kiểm
tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp
theo từng đợt sẽ giảm bớt thời gian, chi phí cho tổ chức huấn luyện như hiện
nay.
2. Thủ tục: Cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG - 2.000142
2.1. Nội dung đơn giản
hóa: cần quy định cụ thể thành phần hồ sơ “Tài liệu chứng minh đáp ứng
các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy”.
Lý do: hiện nay,
thành phần hồ sơ “Tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và
chữa cháy” chưa có văn bản của cấp có thẩm quyền quy định hoặc hướng dẫn cụ
thể gồm những giấy tờ pháp lý nào. Do vậy, việc chuẩn bị hồ sơ của các thương
nhân kinh doanh mua bán LPG gặp khó khăn.
2.2. Kiến nghị thực thi: Bộ
Công Thương có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định về “Tài liệu chứng minh đáp
ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy” trong thành phần hồ sơ đề nghị
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG; sớm ban
hành Quyết định công bố TTHC sửa đổi, bổ sung để các địa phương căn cứ công bố
danh mục TTHC theo quy định.
3. Thủ tục: Cấp Thông báo
xác nhận công bố sản phẩm hàng hóa nhóm 2 phù hợp quy chuẩn kỹ thuật
3.1. Nội dung đơn giản
hóa: Đề nghị công bố sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ TTHC.
Lý do: TTHC này
được ban hành theo Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương về việc quy định quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2
thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương. Hiện Thông tư này đã hết hiệu lực và
được thay thế bằng Thông tư số 36/2019/TTBCT ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm
quản lý của Bộ Công Thương; tuy vậy đến nay Bộ Công Thương chưa ban hành Quyết
định sửa đổi, bổ sung các TTHC theo Thông tư số 36/2019/TT-BCT .
3.2. Kiến nghị thực thi: Đề
nghị Bộ Công Thương sớm ban hành Quyết định công bố sửa đổi, bổ sung hoặc bãi
bỏ TTHC này theo quy định.
4. Đối với 03 thủ tục: “Cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh
doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp”; “Cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công
nghiệp”; “Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoá chất sản xuất, kinh
doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp”.
4.1. Nội dung đơn giản
hóa: Thành phần hồ sơ của các TTHC này có: “Bản sao Quyết định phê
duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành”. Đề
nghị quy định rõ nội dung Quyết định được phê duyệt, nếu đây là Quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải phù hợp với quy định của
pháp luật về môi trường hiện hành (hiện nay theo Luật Bảo vệ môi trường năm
2020, quy định Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động
môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công
trình xử lý chất thải. Như vậy, về thành phần hồ sơ nếu doanh nghiệp chỉ cung
cấp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thì cần xem xét
đã đúng theo quy định hay chưa? để sửa đổi, quy định cụ thể về thành phần hồ sơ
theo đúng quy định của pháp luật).
4.2. Kiến nghị thực thi: Kính
đề nghị Bộ Công Thương sớm có văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi bổ sung, đối với
thành phần hồ sơ “Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu
liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền ban hành” quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định
số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ để phù hợp với quy định của pháp
luật về môi trường hiện hành.
III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
NGÀNH Y TẾ
1. Thủ tục: Cấp Chứng chỉ
hành nghề dược (bao gồm cả trường hợp cấp Chứng chỉ hành nghề dược nhưng Chứng
chỉ hành nghề dược bị thu hồi theo quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8,
9, 10, 11 Điều 28 của Luật Dược) theo hình thức xét hồ sơ - Mã thủ tục 1.004616
(Lĩnh vực Dược phẩm).
1.1. Nội dung đơn giản
hóa: Kiến nghị bãi bỏ quy định thành phần hồ sơ “Bản sao có chứng
thực căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu” được quy
định tại khoản 6 Điều 24 Luật Dược ngày 06/4/2016.
Lý do: Việc yêu
cầu bản sao chứng thực căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ
chiếu là không cần thiết vì hiện tại thông tin của cá nhân có thể khai thác
trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Người nộp hồ sơ phải nộp thành phần hồ
sơ này làm mất thêm một khoảng chi phí của cá nhân khi thực hiện thủ tục hành
chính. Đồng thời trong thành phần hồ sơ của thủ tục này là “Phiếu lý lịch tư
pháp” đã bao gồm đầy đủ các thông tin cá nhân của thẻ căn cước công dân, giấy
chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
1.2. Kiến nghị thực thi: bãi
bỏ quy định khoản 6 Điều 24 Luật Dược ngày 06/4/2016.