ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3224/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày
11 tháng 8 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC
GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP; LÝ LỊCH TƯ PHÁP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH
THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
các nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn
về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số 255/KH-UBND
ngày 24/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành
chính năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư
pháp tại Tờ trình số 464/TTr-STP ngày 10 tháng 8 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành
chính lĩnh vực Giám định viên tư pháp và Lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền giải
quyết của Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Tư pháp dự thảo Báo cáo kết quả rà soát,
đánh giá thủ tục hành chính của UBND tỉnh kèm theo phương án đơn giản hóa đã được
thông qua tại Quyết định này, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt gửi Bộ
Tư pháp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở
Tư pháp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Bộ Tư pháp (để báo cáo);
- Cục Kiểm soát TTHC - VPCP (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để báo cáo);
- Lưu: VT, KSTTHCNC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thi
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP; LÝ LỊCH TƯ PHÁP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
SỞ TƯ PHÁP TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3224/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2020 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
I. Thủ tục 1: Bổ nhiệm Giám định viên tư pháp
1. Nội dung
đơn giản hóa
- Đối với đối tượng
là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sỹ quan công an nhân dân, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì bỏ thành phần hồ sơ: Sơ yếu lý lịch;
Phiếu lý lịch tư pháp và Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên
môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
Lý do: Các thông
tin trên của người bổ nhiệm giám định viên tư pháp, cơ quan quản lý công chức
đang theo dõi và nắm rõ không cần phải yêu cầu người bổ nhiệm giám định viên tư
pháp nộp các loại giấy tờ trên gây tốn kém và mất công sức cho người thực hiện
TTHC. Các thông tin trên chỉ cần đưa vào Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định
viên tư pháp, căn cứ vào hồ sơ quản lý, lưu trữ tại đơn vị nếu thấy thông tin đảm
bảo yêu cầu, điều kiện thì cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
2. Kiến nghị
thực thi
Sửa đổi Điều 8 Luật
Giám định tư pháp. Cụ thể như sau: “ 1. Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên
tư pháp.
2. Bản sao bằng tốt
nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm.
3. Sơ yếu lý lịch
và Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Giấy xác nhận
về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề
nghị bổ nhiệm làm việc.
5. Chứng chỉ đào
tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám
định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.
6. Các giấy tờ
khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định.
Trường hợp người
được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ
quan quân đội, sỹ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng thì không cần có Sơ yếu lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp và Giấy xác nhận về
thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề
nghị bổ nhiệm làm việc”.
3. Lợi ích
phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ
TTHC trước khi đơn giản hóa là: 1.610.370 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ
TTHC sau khi đơn giản hóa: 309.100 đồng/năm.
- Tổng chi phí tiết
kiệm: 1.301.270 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm
sau đơn giản hóa: 80,8 %
II. Thủ tục 2: Cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt
Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
1. Nội dung
đơn giản hóa
- Bỏ thành phần hồ
sơ của TTHC: Cụ thể: Sổ hộ khẩu, chỉ cần xuất trình sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng
nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp .
Lý do: Các thông
tin về nơi thường trú hoặc tạm trú của người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp
đã được người yêu cầu ghi rõ trong Tờ khai cấp phiếu lý lịch tư pháp, một số
trường hợp thông tin nơi đăng ký thường trú của người yêu cầu được thể hiện
trong Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân nên chỉ cần xuất trình Hộ khẩu/Giấy
chứng nhận thường trú, tạm trú để chứng minh nơi cư trú và xác định thẩm quyền
tiếp nhận hồ sơ mà không cần phải phô tô lưu vào hồ sơ nhằm tạo điều kiện cho
người đi làm TTHC, giảm việc lưu trữ giấy tờ của cơ quan nhà nước.
- Quy định về lệ
phí: Giảm 50.000đ (25%) đối với mỗi hồ sơ nộp trực tuyến nhằm khuyến khích người
dân nộp hồ sơ trực tuyến, giảm tải áp lực cho cán bộ giải quyết hồ sơ trực tiếp.
Lý do: Để tạo điều
kiện cho người dân thực hiện TTHC trực tuyến đồng thời giảm áp lực cho cán bộ
trực tiếp tiếp nhận hồ sơ với số lượng lớn/năm. Đề nghị quy định giảm mức lệ
phí cho người dân khi thực hiện TTHC trực tuyến từ 200.000đ xuống còn 150.000đ
để khuyến khích, thu hút người dân làm trực tuyến. Còn đối với TTHC thực hiện
trực tiếp và dịch vụ qua bưu chính vẫn thu mức lệ phí là 200.000đ/hồ sơ.
2. Kiến nghị
thực thi
* Sửa đổi, bổ
sung Điều 45, Luật lý lịch tư pháp. Cụ thể:
“a. Nộp Tờ
khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
b. Bản chụp giấy
chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
c. Xuất trình sổ
hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu
lý lịch tư pháp (trong trường hợp nộp hồ sơ qua bưu chính, trực tuyến thì chụp
bản sao các giấy tờ chứng minh nơi cư trú).
* Sửa đổi Điều 4 Thông tư số 244/2016/TT-BTCBTC ngày 11 tháng 11 năm 2016
của Bộ Tài chính. Cụ thể:
TT
|
Nội dung thu
|
Mức thu
(đồng/lần/người)
|
1
|
Phí cung cấp thông tin lý lịch
tư pháp
|
200.000
|
2
|
Phí cung cấp thông tin lý
lịch tư pháp (khi thực hiện trực tuyến)
|
150.000
|
3
|
Phí cung cấp thông tin lý lịch
tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm
cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng
liệt sỹ).
|
100.000
|
Trường hợp người
yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp
trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu
thêm 5.000 đồng/Phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch
tư pháp.
3. Lợi ích
phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ
TTHC trước khi đơn giản hóa là: 11.859.750.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ
TTHC sau khi đơn giản hóa: 8.999.250.000 đồng/năm.
- Tổng chi phí tiết
kiệm: 2.860.500.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm
sau đơn giản hóa: 24,12 %