QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO
VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 29 /2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2014
của UBND tỉnh Hậu Giang)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định
về tổ chức hoạt động, phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối
với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, khai
thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có
hoạt động liên quan đến công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, bao gồm:
a) Các sở, ban, ngành
tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Ủy
ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy
ban nhân dân cấp xã).
b) Các tổ chức, cá
nhân được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; các tổ
chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến công trình thủy lợi.
c) Tổ chức, hộ gia
đình hoặc cá nhân sử dụng nước từ công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ.
Điều
2. Giải thích từ ngữ
Công trình thủy lợi, Hệ
thống công trình thủy lợi, Hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, Hệ thống
công trình thủy lợi liên huyện, Hệ thống công trình thủy lợi liên xã, Cống đầu
kênh, Tổ chức hợp tác dùng nước được giải thích như Điều 2 Thông tư số
65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình
thủy lợi.
Điều
3. Khai thác tổng hợp công trình thủy lợi
1. Công trình thủy lợi
được khai thác, sử dụng tổng hợp để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, nuôi trồng thủy sản,
nghiên cứu khoa học và các mục đích khác.
2. Việc khai thác, sử
dụng tổng hợp công trình thủy lợi phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch, quy
trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Pháp lệnh Khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi và các văn bản có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân có
nhu cầu làm dịch vụ khai thác, sử dụng công trình thủy lợi cho các mục đích nêu
tại Khoản 1 Điều này phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý
công trình thủy lợi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Điều
4. Nguyên tắc tổ chức, nội dung yêu cầu
của công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi
Thực hiện theo đúng hướng
dẫn tại Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý,
khai thác công trình thủy lợi.
Chương
II
QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Mục
1. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI
Điều
5. Tổ chức quản lý, khai thác công
trình thủy lợi
Tổ chức quản lý, khai
thác công trình thủy lợi gồm các loại hình sau:
1. Tổ chức hợp tác
dùng nước hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 hoặc Bộ Luật Dân
sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn hiện hành, không phân biệt tên gọi của tổ
chức đó.
2. Hộ gia đình, cá
nhân trực tiếp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (theo hình thức
đấu thầu hoặc giao khoán thí điểm).
3. Tạm thời giao Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ
quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đồng thời, tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh kiện toàn tổ chức (loại hình là doanh nghiệp) theo đúng quy định
của Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009.
Điều
6. Công ty Khai thác công trình thủy lợi
1. Công ty khai thác
công trình thủy lợi trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh thành lập, để quản lý các công trình thủy lợi đầu mối, các trục kênh chính
và các công trình điều tiết nước quy mô vừa và lớn thuộc hệ thống công trình thủy
lợi liên tỉnh; hệ thống công trình thủy lợi liên huyện, liên xã có yêu cầu kỹ
thuật về quản lý, vận hành, điều tiết nước phức tạp, nhằm bảo đảm hài hòa lợi
ích giữa các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn trong phạm vi hệ
thống và giữa các đối tượng sử dụng nước.
2. Công ty Khai thác
công trình thủy lợi xây dựng kế hoạch tưới tiêu, cấp nước trên toàn hệ thống,
chủ trì phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
trong phạm vi hệ thống để vận hành hệ thống công trình thủy lợi theo quy trình
vận hành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm hệ thống vận hành đồng bộ,
thông suốt không bị chia cắt theo địa giới hành chính.
3. Giao Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận
hành công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo Khoản 1 và 2 Điều này.
Mục
2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều
7. Căn cứ phân cấp và điều kiện thực hiện phân cấp
1.
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định số
143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Công trình, hệ thống
công trình thủy lợi thuộc cấp nào, cấp đó quyết định mô hình tổ chức, phương thức
quản lý theo quy định của Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm
2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định hiện hành của
pháp luật, đảm bảo an toàn, phát huy cao nhất hiệu quả công trình.
3. Điều kiện thực hiện
phân cấp phải tuân thủ đúng quy định tại Điều 15 Thông tư số 65/2009/TT-BNN
ngày 12 tháng 10 năm 2009.
Điều
8. Tiêu chí phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi
Các công trình, hệ thống
công trình thủy lợi không lớn, có đặc điểm, tính chất kỹ thuật đơn giản, quy mô
như tiêu chí dưới đây có thể được phân cấp cho Tổ chức hợp tác dùng nước, hộ
gia đình, cá nhân quản lý để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công trình:
1. Các công trình đầu
mối độc lập:
Trạm bơm điện: Phục vụ
trong phạm vi cấp xã có diện tích tưới, tiêu thiết kế không vượt quá 500 ha.
2. Đối với công trình,
kênh mương thuộc hệ thống công trình thủy lợi đầu
mối do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, khai thác và bảo vệ:
Các công trình, kênh
mương thuộc hệ thống công trình thủy lợi do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quản lý, khai thác và bảo vệ, có thể xem xét phân cấp cho các tổ chức
hợp tác dùng nước, hộ gia đình, cá nhân quản lý nhưng có diện tích không vượt
500 ha.
3. Đối với các công
trình đầu mối là các cống ngăn mặn, giữ ngọt, cống dưới đê: Tùy theo điều kiện
thực tế để giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, đảm bảo phù hợp với các quy định của
Luật Đê điều năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều
9. Thực hiện phân cấp
1. Ủy ban nhân dân tỉnh
trực tiếp quản lý các công trình do Trung ương đầu tư như (công trình, hệ thống
công trình thủy lợi liên tỉnh, kênh cấp I) khi được bàn giao cụ thể cho địa
phương.
2. Công trình,
hệ thống công trình thủy lợi liên huyện, kênh cấp II do tỉnh đầu tư và giao cho
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; trừ trường hợp có bàn
giao cụ thể cho đơn vị khác trực tiếp quản lý.
3. Công trình, hệ thống
công trình thủy lợi liên xã, kênh cấp III do cấp huyện đầu tư:
a) Giao cho Ủy ban
nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý; trừ trường hợp có bàn giao cụ thể cho đơn
vị khác trực tiếp quản lý.
b) Đối với Trạm bơm
(điện và dầu) tùy theo điều kiện thực tế của địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp
huyện chỉ đạo cho đơn vị chuyên môn (Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn) hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã giao cho các Hợp tác xã, Tổ hợp
tác sản xuất, Tổ liên kết sản xuất trực tiếp quản lý Trạm bơm cho khu vực;
từng bước hình thành Tổ chức hợp tác dùng nước như: Hợp tác xã dùng nước, Tổ hợp
tác dùng nước. Riêng đối với những khu vực chưa có Trạm bơm đề nghị địa phương
tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích trong nhân dân đẩy mạnh phong
trào xây dựng và phát triển mô hình Tổ đường nước hoặc cá nhân quản lý trực tiếp
khu vực sản xuất bơm nước tập trung để phát huy hiệu quả.
Điều
10. Mức trần phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng
1. Mức trần phí dịch vụ
thuỷ nông nội đồng, để chi trả công tác quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng
công trình thuộc phạm vi của Tổ chức hợp tác dùng nước quản lý, nhằm nâng cao ý
thức của người dân trong việc tiết kiệm nước, bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính điều tra, tính toán mức chi phí
thực tế của Tổ chức hợp tác dùng nước, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết
định mức trần phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng của toàn tỉnh.
Mục
3. BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều
11. Việc thay đổi tiêu chuẩn, quy mô, mục đích sử dụng và phê duyệt việc xây dựng,
bổ sung công trình thủy lợi đã có
Ủy ban nhân dân các cấp
có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trong phạm vi
của mình thì có thẩm quyền quyết định việc thay đổi tiêu chuẩn, quy mô, mục
đích sử dụng của công trình thủy lợi đó và phê duyệt việc xây dựng bổ sung.
Điều
12. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Công trình thủy lợi
quan trọng quốc gia quy định tại Điều 23 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày
28/11/2003 của Chính phủ và Điều 23 của Luật Đê điều năm 2006.
2. Các loại hình công
trình thủy lợi còn lại.
a)
Đối với công trình thủy lợi như Trạm bơm, cống đập và Trạm bơm có hàng rào bảo
vệ thì phạm vi bảo vệ từ công trình chính mở rộng vùng phụ cận 50m.
b) Đối với kênh mương
tạo nguồn:
- Kênh cấp I:
+ Đối với lòng kênh:
Mái kênh đảm bảo m=2 đến m= 3, độ sâu đáy kênh CTĐK > -3.50 (m=2 đến m=3
nghĩa là nếu đào kênh sâu 1m so với bờ kênh thì phạm vi đào phải cách mé bờ
kênh ra lòng kênh từ 2m đến 3m, còn nếu đào độ sâu đáy kênh xuống 4m thì phạm
vi đào phải cách mé bờ kênh ra 8m đến 12m. CTĐK
> -3.50 nghĩa là độ sâu đáy kênh tính từ mặt ruộng tự nhiên xuống hơn 4m).
+ Đối với bờ kênh: Phạm
vi bảo vệ 20m từ mé kênh lên phía bờ kênh.
- Kênh cấp II:
+ Đối với lòng kênh:
Mái kênh đảm bảo m=1,5 đến m= 2; độ sâu đáy kênh CTĐK từ -2.50 đến -3.50.
+ Đối với bờ kênh: Phạm
vi bảo vệ 15m từ mé kênh lên phía bờ kênh.
- Kênh cấp III:
+ Đối với lòng kênh:
Mái kênh đảm bảo m= 1 đến m= 1,5; độ sâu đáy kênh CTĐK từ -1.50 đến -2.50.
+ Đối với bờ kênh: Phạm
vi bảo vệ 10m từ mé kênh lên phía bờ kênh.
Tùy theo quy mô và yêu
cầu kỹ thuật từng hạng mục có thiết kế quy định riêng.
c) Đối với đê điều:
- Đối với đê cấp đặc
biệt, cấp I, cấp II và cấp III:
+ Những vị trí đê đi qua
khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch: Phạm vi bảo vệ từ chân đê trở ra 5m về
phía sông và phía đồng;
+ Đối với các vị trí
khác: Phạm vi bảo vệ tính từ chân đê trở ra 25m về phía đồng, 20m về phía sông
đối với đê sông, đê cửa;
- Đối với đê cấp IV, cấp
V: Phạm vi bảo vệ 5m tính từ chân đê trở ra về phía sông và phía đồng.
Điều
13. Các hoạt động bị nghiêm cấm
Trong phạm vi bảo vệ
công trình thủy lợi, ngoài các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 28
Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và Điều 7 Luật Đê điều năm
2006, còn nghiêm cấm thực hiện các hoạt động sau:
1. Khoan, đào điều
tra, khảo sát địa chất và các hoạt động khảo sát thăm dò dưới mặt đất.
2. Trồng cây
lâu năm. Riêng trường hợp trồng cây để cải tạo môi trường sinh thái, tạo cảnh
quan cung cấp nguồn lâm sản do tổ chức cơ quan Nhà nước thực hiện, khi triển
khai phải thông qua cơ quan chuyên môn kiểm tra và cho phép để không làm mất an
toàn công trình.
3. Khai thác các hoạt
động du lịch, thể thao và các dịch vụ kinh doanh khác.
4. Xây dựng kho bãi vật
tư, bốc dỡ, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư và các phương tiện khác.
5. Xây dựng chuồng trại
chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản.
6. Chôn lấp phế thải,
chất thải.
7. Xây dựng các công
trình ngầm: Đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước
(trừ các công trình quốc phòng an ninh, trọng điểm quốc gia).
8. Chất chà, nò, đăng,
đó và các chướng ngại vật khác gây cản trở dòng chảy trên sông, kênh rạch.
Điều
14. Việc xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi
Phải tuân theo đúng
quy định của Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả
nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.
Điều
15. Xử lý đất đai, nhà cửa, hoa màu, vật kiến trúc và các công trình xây dựng
khác nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Về đất: Thực hiện
theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
2. Về nhà ở, hoa màu,
vật kiến trúc và các công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng, phạm vi cấp
phép quy định tại Điều 1 Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về việc cấp phép cho các
hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thì bị xử lý quy định tại Điều
25 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi.
Trường hợp hộ phải di
dời có hoàn cảnh khó khăn, tùy từng trường hợp cụ thể chủ đầu tư công trình có
phương án hỗ trợ cụ thể theo phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm thủy lợi,
theo nguyên tắc Quy chế dân chủ cơ sở trình UBND tỉnh quyết định.
Điều
16. Quy định về hoạt động của các phương tiện hút bùn liên quan đến hệ thống
công trình thủy lợi
1. Đối với các phương
tiện hút bùn nhỏ hoạt động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đều phải có giấy phép
hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mới được phép hành nghề trên
địa bàn theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
2. Trước khi thi công
các chủ phương tiện phải xin phép cơ quan chuyên môn (Phòng Kinh tế, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) và Ủy ban nhân dân cấp xã về thời gian thi
công, địa điểm và phạm vi thi công mới được phép thi công.
3. Cơ quan chuyên môn,
Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra mọi
hoạt động của các phương tiện, xử lý đối với các trường hợp vi phạm theo đúng
quy định tại Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
đê điều; phòng, chống lụt, bão.
Chương
III
TRÁCH NHIỆM
CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC BẢO VỆ CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI
Điều
17. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp với
các ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu xây dựng và chỉ đạo
thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi.
2. Thống nhất quản lý
Nhà nước về lập, thực hiện các dự án đầu tư bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi trong phạm vi của
tỉnh.
3. Trình Ủy ban nhân
dân tỉnh xét duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và dự án đầu tư bổ
sung, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi trong tỉnh.
4. Xây dựng và trình Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm,
tiêu chuẩn, định mức về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
5. Phê duyệt phương án
bảo vệ công trình thủy lợi thuộc phạm vi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quản lý; quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
biện pháp xử lý trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ xảy ra sự cố; chỉ
đạo điều hòa, phân phối nước trong trường hợp xảy ra hạn hán.
6. Tổ chức thanh tra
chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy
lợi theo quy định pháp luật.
7. Phối hợp với Sở Nội
vụ tham mưu, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và hệ thống tổ chức cơ quan quản lý Nhà nước, về khai thác bảo vệ công
trình thủy lợi; tổ chức nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ
vào việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đào tạo cán bộ, tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
8. Phối hợp với Sở Tài
chính thực hiện các nội dung tại Khoản 2 Điều 10 Quy định này.
Điều
18. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh
1. Sở Giao thông vận tải
chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, tổ chức
thực hiện quy trình hệ thống giao thông phù hợp với hệ thống công trình thủy lợi.
2. Sở Xây dựng chủ
trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, tổ chức thực
hiện quy hoạch hệ thống cấp thoát nước đô thị, Khu dân cư, Khu công nghiệp nằm
trong hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm phù hợp với quy hoạch, quy trình vận
hành hệ thống công trình thủy lợi và không gây ô nhiễm môi trường nước.
3. Sở Tài nguyên và
Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các
ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện các nhiệm vụ:
a) Thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy
lợi với mục đích khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường;
b) Chịu trách nhiệm
trong việc thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép
khai thác sử dụng tài nguyên nước;
c) Thanh tra, kiểm tra
về tài nguyên nước, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước theo quy
định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu
tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban,
ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp danh mục các dự án về
khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trình chủ trương để Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định.
5. Sở Tài chính chủ
trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thực hiện các nội dung tại
Khoản 2 Điều 10 Quy định này.
6. Công an tỉnh, Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo việc
ngăn chặn các hành vi phá hoại, bảo đảm an toàn cho công trình thủy lợi và khắc
phục hậu quả khi xảy ra sự cố.
Điều
19. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
1. Xây dựng và chỉ đạo
thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ở địa
phương.
2. Chỉ đạo việc lập kế
hoạch phòng, chống úng, hạn tại địa phương.
3. Lập, trình phê duyệt,
tổ chức thực hiện các dự án đầu tư bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống công
trình thủy lợi ở địa phương theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
4. Hướng dẫn thi hành
các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành về khai thác bảo vệ công
trình thủy lợi tại địa phương.
5. Quyết định theo thẩm
quyền các biện pháp xử lý trong trường hợp công trình thủy lợi ở địa phương có
nguy cơ xảy ra sự cố; thực hiện việc điều hòa phân phối nguồn nước của công
trình thủy lợi trong trường hợp xảy ra hạn hán.
6. Tổ chức công tác
thanh tra về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, giải quyết tranh chấp,
khiếu nại về khai thác bảo vệ công trình thủy lợi, tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương theo quy định.
7. Đề xuất, trình Ủy
ban nhân dân tỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức cơ quan
quản lý Nhà nước về khai thác bảo vệ công trình thủy lợi; tổ chức nghiên cứu
khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi, đào tạo cán bộ, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi.
8. Tổ chức và chỉ đạo
cho Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường công tác kiểm tra chặt chẽ và xử lý các
phương tiện nạo vét, hút bùn trái phép làm ảnh hưởng xấu đến công trình thủy lợi
và những công trình liền kề khác.
Điều
20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi trên địa bàn xã theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Chỉ
đạo các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý điều
hòa phân phối nước công bằng, hợp lý, tiết kiệm trong hệ thống công trình thủy
lợi phục vụ tưới, tiêu, cấp nước, đặc biệt trong trường hợp xảy ra hạn hán.
3. Phối
hợp với Trạm Thủy lợi cấp huyện kiểm tra, hướng dẫn cán bộ phụ trách thủy lợi cấp
xã, Hợp tác xã trong việc quản lý, Tổ hợp tác dùng nước bảo vệ công trình; sử dụng
nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí (nếu có) của Nhà nước và các nguồn thu hợp
pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Ngăn
chặn và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương, trường hợp vượt quá thẩm
quyền phải báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức quản lý, khai thác
công trình thủy lợi
Thực
hiện đúng theo quy định của Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm
2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều
22. Điều khoản thi hành
1. Giao Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh có
liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện
Quy định này.
2. Trong quá trình triển
khai thực hiện nếu khó khăn, vướng mắc các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân
cấp huyện, cấp xã và các đơn vị được giao trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp
trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.