Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2817/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Võ Trọng Hải
Ngày ban hành: 01/11/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2817/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 01 tháng 11 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng;

Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế: số 07/2021/TT-BYT ngày 27/5/2021 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; số 37/2021/TT-BYT ngày 21/12/2021 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;

Thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng số, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới;

Thực hiện Kết luận số 98-KL/TU ngày 26/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp y tế công lập;

Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Văn bản số 1999/SNV-XDCQ&TCBC ngày 20/10/2023; trên cơ sở biểu quyết thống nhất của các Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh (lấy Phiếu qua Hệ thống TD).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành;

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Đảng ủy Khối CCQ và DN tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Chánh VP, các PCVP UBND tỉnh;
- Trung tâm CB-TH;
- Lưu: VT, VX, NC2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Trọng Hải

ĐỀ ÁN

SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Quyết định số: 2817/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)

Phần I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương về “tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp công lập”, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tham mưu Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các chương trình hành động, kết luận, nghị quyết, kế hoạch1 để chỉ đạo việc sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp y tế công lập (sau đây gọi là đơn vị) trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh, Sở Y tế, các địa phương đã chủ động, tập trung rà soát, sắp xếp các đơn vị và cơ cấu tổ chức bên trong thuộc các đơn vị theo quy định.

Thực hiện Văn bản số 2120-CV/TU ngày 18/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương thí điểm thành lập Trung tâm Y tế cấp huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định thành lập 06 Trung tâm Y tế cấp huyện trên cơ sở tổ chức lại Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Y tế dự phòng và Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại các huyện: Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Sơn, Vũ Quang, thị xã Hồng Lĩnh; đồng ý chủ trương bổ sung chức năng, nhiệm vụ khám chữa bệnh, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh; đồng thời chỉ đạo thành lập 05 Trung tâm Y tế cấp huyện trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Y tế dự phòng và Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại các huyện: Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Đức Thọ, Hương Khê và thành phố Hà Tĩnh.

Nhìn chung, các đơn vị đã đi vào hoạt động ổn định, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế. Các cơ sở khám chữa bệnh ngày càng hoạt động theo hướng chuyên môn sâu, tập trung hướng tới nâng cao chất lượng và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh; nhiều đơn vị đã tranh thủ được sự hỗ trợ, hợp tác của tuyến tỉnh, tuyến trung ương, chất lượng khám, chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ Nhân dân trên địa bàn được cải thiện đáng kể; các đơn vị y tế dự phòng thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh, khống chế dập tắt dịch bệnh kịp thời, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia triển khai trên địa bàn. Mạng lưới và chất lượng cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình đã được mở rộng theo hướng gần dân, ngày càng đáp ứng tính thuận tiện, an toàn và sự hài lòng của người dân, góp phần từng bước nâng cao chất lượng dân số.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 26/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; Thông báo kết luận số 726-TB/TU ngày 16/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định số 880/QĐ-UBND ngày 14/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, để các đơn vị sự nghiệp y tế tiếp tục phát huy tốt các kết quả đạt được, đảm bảo sự thống nhất về mô hình tổ chức và hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh, khắc phục được những vướng mắc, khó khăn trong quá trình hoạt động hiện nay thì việc xây dựng và ban hành Đề án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh là yêu cầu cần thiết hiện nay.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Văn bản quy định của Đảng

- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

- Kết luận số 74-KL/TW ngày 22/5/2020 của Bộ Chính trị về kết quả 02 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và 04 năm thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị.

- Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/02/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026.

- Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị.

- Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về biên chế các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026.

- Chương trình hành động số 1011-CTr/TU ngày 03/5/2018 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh về việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW.

- Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới;

- Thông báo kết luận số 726-TB/TU ngày 16/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Kết luận số 98-KL/TU ngày 26/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

2. Văn bản quy định của Nhà nước

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019.

- Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019.

- Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về Giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

- Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Công điện số 209/CĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Quyết định số 1046/QĐ-TTg ngày 06/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/02/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026 và Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị.

- Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Thông tư số 07/2021/TT-BYT ngày 27/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

- Thông tư số 37/2021/TT-BYT ngày 21/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

- Nghị quyết số 98/NQ-HĐND ngày 16/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc giao kế hoạch biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính; số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức hội và chỉ tiêu lao động hợp đồng năm 2023.

- Quyết định số 170/QĐ-UBND ngày 17/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính; số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức hội và chỉ tiêu lao động hợp đồng năm 2023.

- Quyết định số 880/QĐ-UBND ngày 14/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Kế hoạch số 483/KH-UBND ngày 14/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP , Nghị định số 108/2020/NĐ-CP và Nghị định số 120/2020/NĐ-CP .

- Thông báo số 310/TB-UBND ngày 24/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kết luận họp Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 20/7/2023.

Phần II

THỰC TRẠNG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP

I. THỰC TRẠNG

Tính đến thời điểm ngày 31/8/2023, trên địa bàn tỉnh có 29 đơn vị sự nghiệp y tế công lập, trong đó có 15 đơn vị trực thuộc Sở Y tế và 14 đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cụ thể:

1. Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế

- Hiện có 15 đơn vị, gồm:

+ 06 bệnh viện tuyến tỉnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện Phục hồi chức năng; Bệnh viện Mắt; Bệnh viện Phổi; Bệnh viện Tâm thần.

+ 03 Trung tâm: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; Trung tâm Pháp y và Giám định Y khoa.

+ 06 bệnh viện tuyến huyện, gồm Bệnh viện Đa khoa các huyện: Đức Thọ, Lộc Hà, Hương Khê, Cẩm Xuyên, thị xã Kỳ Anh và thành phố Hà Tĩnh.

- Về mức độ tự chủ, hiện có:

+ 10 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên (tự chủ 100% chi thường xuyên), gồm: 04 bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện Phục hồi chức năng; Bệnh viện Mắt) và 06 Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện (Đức Thọ, Lộc Hà, Hương Khê, Cẩm Xuyên, thị xã Kỳ Anh và thành phố Hà Tĩnh).

+ 05 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, gồm: Bệnh viện Phổi; Bệnh viện Tâm thần; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; Trung tâm Pháp y và Giám định Y khoa.

- Về tiêu chí thành lập đơn vị: trên cơ sở số lượng người làm việc (sau đây gọi là biên chế viên chức) được giao theo Nghị quyết số 98/NQ-HĐND và Quyết định số 170/QĐ-UBND , đối chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP2 thì 15 đơn vị này đều đảm bảo tiêu chí thành lập.

- Về số lượng cấp phó các đơn vị: hiện có 27 người/15 đơn vị. Đối chiếu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP3 thì 10 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên có số lượng cấp phó đảm bảo đúng quy định; đối chiếu quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP4 thì hiện có 04 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên có số lượng cấp phó đảm bảo đúng quy định và 01 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên có số lượng cấp phó chưa đảm bảo đúng quy định5.

- Về số lượng tổ chức bên trong trực thuộc 15 đơn vị: hiện có 206 phòng, khoa trực thuộc. Đối chiếu với quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP6 thì hiện có 203 phòng, khoa đảm bảo tiêu chí thành lập và 03 phòng, khoa chưa đảm bảo tiêu chí thành lập theo quy định7.

2. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Hiện có 14 đơn vị, gồm:

+ 07 Trung tâm Y tế thực hiện 03 chức năng, nhiệm vụ về khám chữa bệnh, dân số - kế hoạch hóa gia đình và y tế dự phòng, gồm Trung tâm Y tế các huyện: Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh và thị xã Hồng Lĩnh (trong đó có 05 Trung tâm Y tế khi thực hiện sắp xếp bao gồm cả bệnh viện đa khoa hạng II8 và 02 đơn vị có bệnh viện đa khoa hạng III9).

+ 06 Trung tâm Y tế thực hiện 02 chức năng, nhiệm vụ về dân số - kế hoạch hóa gia đình và y tế dự phòng, gồm Trung tâm Y tế các huyện: Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Đức Thọ, Hương Khê, thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh.

+ 01 bệnh viện trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn: Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo.

- Về mức độ tự chủ, hiện có:

+ 04 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên (tự chủ 100% chi thường xuyên)10, gồm Trung tâm Y tế các huyện: Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Sơn.

+ 04 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, gồm Trung tâm Y tế các huyện: Vũ Quang, Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh; Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo.

+ 06 đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, gồm Trung tâm Y tế các huyện: Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Đức Thọ, Hương Khê, thị xã Kỳ Anh và thành phố Hà Tĩnh.

- Về tiêu chí thành lập đơn vị: trên cơ sở số lượng người làm việc được giao theo Nghị quyết số 98/NQ-HĐND và Quyết định số 170/QĐ-UBND , đối chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP thì 14 đơn vị này đều đảm bảo tiêu chí thành lập.

- Về số lượng cấp phó các đơn vị: hiện có 22 người/14 đơn vị. Đối chiếu với quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP11 thì hiện có 02 đơn vị đang bố trí cấp phó chưa đảm bảo đúng quy định12.

- Về số lượng tổ chức bên trong trực thuộc 15 đơn vị: hiện có 174 phòng, khoa trực thuộc13. Đối chiếu với quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP14 thì hiện có 151 phòng, khoa đảm bảo tiêu chí thành lập và 23 phòng, khoa chưa đảm bảo tiêu chí thành lập theo quy định15.

(Có Phụ lục 1 và 2 kèm theo)

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Thời gian qua, việc thực hiện rà soát, sắp xếp tinh gọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập được Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị, địa phương quan tâm, triển khai kịp thời, nghiêm túc, gắn với tinh giản biên chế, từng bước cơ cấu lại đội ngũ viên chức, bố trí người làm việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh.

1. Về kết quả hoạt động của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện trực thuộc Sở Y tế (gồm Bệnh viện Đa khoa các huyện: Đức Thọ, Lộc Hà, Hương Khê, Cẩm Xuyên, thị xã Kỳ Anh và thành phố Hà Tĩnh)

a) Ưu điểm

- Về hoạt động chuyên môn:

+ Thực hiện Chiến lược Quốc gia giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030 và các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, ngành Y tế đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của tuyến huyện như thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại; ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, triển khai áp dụng nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị của tuyến trên. Các bệnh viện đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh toàn diện. Các quy chế, quy định chuyên môn, quy trình kỹ thuật được tuân thủ nghiêm túc, nhất là quy chế thường trực, cấp cứu.

+ Các bệnh viện tuyến huyện đã nỗ lực cải tiến chất lượng theo hướng vừa phổ cập dịch vụ cơ bản vừa phát triển kỹ thuật chuyên sâu. Đến nay 100% Bệnh viện tuyến huyện đã triển khai thường quy phẫu thuật nội soi tiêu hóa, nhiều bệnh viện đã triển khai thành công các kỹ thuật tuyến trên như chụp CT- Scaner, nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật kết hợp xương, phẫu thuật phaco trong mổ mắt, có 02 bệnh viện thực hiện được kỹ thuật chạy thận nhân tạo. Lĩnh vực y học cổ truyền, phục hồi chức năng cũng được trang bị nhiều thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn kỹ thuật, góp phần nâng cao hiệu quả khám, chẩn đoán và điều trị. Một số bệnh viện đã trở thành bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện trung ương như Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên và Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện E - Bộ Y tế; Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh và Bệnh viện Đa khoa Lộc Hà trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Hoạt động hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật, chỉ đạo tuyến của tuyến trên đối với tuyến dưới luôn được quan tâm chú trọng.

+ Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh. 100% đơn vị tuyến huyện đã triển khai sử dụng các phần mềm trong quản lý điều hành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; triển khai hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử, phần mềm quản lý khám chữa bệnh (HIS), hệ thống khám chữa bệnh từ xa kết nối trực tuyến với các bệnh viện trung ương đã nâng cao năng lực cho cán bộ y tế và chất lượng điều trị cho người bệnh. Nhờ đó chất lượng y tế cơ sở được nâng cao, tiết kiệm kinh phí cho người dân và quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, góp phần hạn chế việc lạm dụng thuốc, xét nghiệm…

+ Các giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế công đã giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại tuyến huyện, giảm chi phí, giảm tải cho tuyến trên16; chỉ số PAPI của ngành Y tế Hà Tĩnh từ năm 2017 - 2020 luôn được xếp vào nhóm 10 tỉnh/thành dẫn đầu của toàn quốc.

- Về nhân lực: tổng số biên chế giao của 06 bệnh viện thuộc Sở Y tế năm 2023 là 1.358; tổng số viên chức hiện có là 1.040 người, trong đó có 328 bác sĩ; đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao không ngừng được bổ sung; 04 bệnh viện (Đức Thọ, Hương Khê, thị xã Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh) năm 2022 đã tuyển dụng được 19 bác sỹ; năm 2020 - 2022 đã cử 61 bác sĩ đi học sau đại học.

- Về tài chính: trong giai đoạn từ (2017-2022) 06 bệnh viện đa khoa tuyến huyện đã thực hiện tự chủ 100% chi thường xuyên. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp đã được chú trọng phát huy hiệu quả, tiết kiệm, giảm bớt gánh nặng về ngân sách do các chi phí trực tiếp cơ bản đã được kết cấu vào giá dịch vụ; hàng năm tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hơn 200 tỷ đồng chi phí tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương và các hoạt động chi thường xuyên.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: trong giai đoạn 2020-2022, cơ sở vật chất của các bệnh viện tuyến huyện trực thuộc Sở Y tế được quan tâm, chú trọng đầu tư từ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, các nguồn viện trợ, nguồn vốn từ các chương trình, dự án, nguồn ngân sách tỉnh, nguồn kinh phí sự nghiệp ngành…17.

b) Những hạn chế, khó khăn

- Chất lượng khám chữa bệnh giữa các bệnh viện tuyến huyện vẫn chưa đồng đều, năng lực chuyên môn và quản lý tại tuyến cơ sở vẫn còn hạn chế. Đội ngũ bác sĩ còn thiếu, đặc biệt là cán bộ có trình độ sau đại học, cán bộ có chuyên môn sâu ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh và phát triển các kỹ thuật mới. Hoạt động chỉ đạo tuyến tại các đơn vị chưa thực sự hiệu quả. Tỷ lệ thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến còn thấp (trung bình 70%). Việc phối hợp trong thực hiện công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến xã chưa tốt.

- Về tài chính: do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên khả năng duy trì tự chủ của một số đơn vị nhóm II khó thực hiện (Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ, Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên, Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê). Hiện nay, giá dịch vụ khám chữa bệnh chưa kết cấu đủ chi phí như lộ trình; phần chi phí chưa được kết cấu vào giá dịch vụ, ngân sách Nhà nước không cấp bù, các đơn vị đang phải tự trang trải từ nguồn thu. Vì vậy, việc chi phí tăng cao trong khi nguồn thu có hạn ảnh hưởng đến khả năng tự chủ của đơn vị, cũng như khả năng tích lũy thặng dư để tái đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là bổ sung thu nhập, nâng cao đời sống cho cán bộ.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: nhu cầu đầu tư về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho tuyến y tế cơ sở rất lớn trong khi nguồn lực của địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, hạ tầng nhiều bệnh viện xuống cấp, trang thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, điều trị chưa đầy đủ, thường xuyên bị hư hỏng, chưa đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh.

- Về nhân lực: việc thu hút đội ngũ bác sỹ đa khoa chính quy dài hạn về công tác tại một số bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ y tế chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu đội ngũ bác sĩ có chất lượng cao; năng lực quản lý chất lượng bệnh viện của một số cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu...; số lượng bác sĩ bỏ việc, xin nghỉ việc tại các bệnh viện tuyến huyện còn nhiều (trong 02 năm 2021 - 2022 đã có 17 bác sĩ thuộc 06 bệnh viện tuyến huyện bỏ việc, xin nghỉ việc).

2. Về kết quả hoạt động của các Trung tâm Y tế cấp huyện

2.1. Về mô hình tổ chức và hoạt động

a) Ưu điểm

- Đối với mô hình Trung tâm Y tế cấp huyện thực hiện 02 chức năng, nhiệm vụ về dân số - kế hoạch hóa gia đình và y tế dự phòng:

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong việc bố trí chủ động, linh hoạt, tập trung hơn cả về nhân lực và vật lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng thời điểm; mọi hoạt động tập trung về một đầu mối nên việc điều động, luân chuyển các bác sỹ, cũng như các viên chức y tế khác từ xã lên Trung tâm Y tế huyện và ngược lại thuận tiện hơn. Công tác điều động, bố trí nhân lực, tăng cường hỗ trợ công tác chuyên môn cho Trạm Y tế thuận lợi, tạo điều kiện nâng cao chất lượng chuyên môn cho y tế xã; công tác dân số truyền thông và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản được thực hiện tốt hơn.

+ Công tác đào tạo liên tục cho cán bộ y tế của các Trung tâm Y tế cấp huyện và các Trạm y tế xã, phường, thị trấn được chú trọng triển khai, thực hiện khá đồng bộ. Công tác đào tạo chuẩn hóa thực hiện kịp thời. Công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật được triển khai hiệu quả tại các Trung tâm Y tế và các trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

+ Mô hình Trung tâm y tế huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý tạo điều kiện huy động được tối đa nguồn lực của các địa phương trong việc đầu tư về cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính bổ sung trong công tác dự phòng, dân số được đảm bảo.

+ Công tác phòng, chống dịch bệnh nhất là dịch bệnh Covid-19 đã huy động được sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị ở địa phương vì vậy góp phần rất lớn trong thành công phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Các Trung tâm Y tế huyện đều tích cực tập trung tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19; việc phát triển chất lượng của các Trung tâm y tế trong công tác y tế dự phòng và dân số đều đạt kết quả tốt.

+ Trung tâm Y tế huyện trực tiếp quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của Trạm Y tế trên địa bàn, hàng tháng tổ chức giao ban chuyên môn để phổ biến, cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế, đồng thời triển khai các văn bản của cấp trên, định kỳ cử bác sĩ đi giám sát, hỗ trợ chuyên môn cho Trạm y tế nhằm tăng cường thực hiện dịch vụ kỹ thuật tại tuyến xã.

+ Các Trung tâm Y tế huyện đã thường xuyên chỉ đạo Trạm y tế triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã, Tiêu chí 15 trong bộ Tiêu chí nông thôn mới, kết quả giai đoạn 2011-2020 có 100% Trạm y tế đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.

+ Hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm thuận lợi, kịp thời và hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; công tác truyền thông tích cực, chủ động, rộng rãi đến các đối tượng cụ thể; chế độ thông tin báo cáo được duy trì thường xuyên, chất lượng và kịp thời.

- Đối với mô hình Trung tâm Y tế cấp huyện thực hiện 03 chức năng, nhiệm vụ về khám, chữa bệnh, dân số - kế hoạch hóa gia đình và y tế dự phòng: Ngoài các ưu điểm như đối với Trung tâm Y tế 02 chức năng nêu trên thì Trung tâm Y tế 03 chức năng có thêm các ưu điểm sau:

+ Không ngừng cải tiến chất lượng chăm sóc sức khỏe và chất lượng phục vụ Nhân dân trên địa bàn hướng tới sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ công trong lĩnh vực y tế, tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước, chỉ đạo về chuyên môn trong các lĩnh vực thuộc ngành y tế; trang thiết bị, cơ sở hạ tầng được tập trung về một mối nên phát huy được công suất sử dụng, tránh lãng phí, giảm nhu cầu đầu tư so với trước.

+ Chất lượng khám bệnh, chữa bệnh được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân, các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn tỉnh đều tăng cường phát triển chất lượng bệnh viện, nâng cao chất lượng phục vụ, giao tiếp, ứng xử đáp ứng với sự hài lòng của người bệnh và nhân viên y tế. Các chỉ số hài lòng của các cơ sở khám chữa bệnh tại Hà Tĩnh đều đạt và vượt mức trung bình các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc của Bộ Y tế (đạt tỷ lệ 80%).

+ Việc thành lập Trung tâm Y tế huyện đã giảm được các đầu mối, giải quyết được sự chồng chéo trong nhiệm vụ, đảm bảo cho việc quản lý về lĩnh vực y tế tuyến cơ sở được đồng bộ, thống nhất, thông suốt từ cấp huyện đến cấp xã. Mô hình Trung tâm Y tế huyện đã giúp cho lĩnh vực y tế dự phòng và điều trị được quản lý, chỉ đạo phối hợp thực hiện đan xen, bổ trợ nhau, mang lại hiệu quả cao hơn, khắc phục được tình trạng phối hợp thiếu nhịp nhàng trong thực hiện nhiệm vụ chung giữa các lĩnh vực thuộc ngành y tế trước đây trên địa bàn huyện.

+ Các Trung tâm Y tế huyện đã thực hiện tốt việc chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ trực tiếp trạm y tế xã về chuyên môn khám chữa bệnh, thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, đào tạo liên tục cho cán bộ y tế của trạm y tế. Đặc biệt là thuận lợi trong việc phối hợp thực hiện công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Trạm y tế xã.

b) Về khó khăn, vướng mắc:

- Khó khăn về các quy định hiện hành: mô hình thí điểm Trung tâm Y tế cấp huyện hiện đang có những vướng mắc so với quy định hiện hành, cụ thể:

+ Tại điểm 2.3 mục 2 phần III Nghị quyết số 19-NQ/TW quy định: “Thực hiện thống nhất mô hình mỗi cấp huyện chỉ có một trung tâm y tế đa chức năng (trừ các huyện có bệnh viện đạt hạng II trở lên), bao gồm y tế dự phòng, dân số, khám bệnh, chữa bệnh , phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác”. Hiện nay, trong số 07 Trung tâm Y tế cấp huyện thực hiện theo mô hình bao gồm cả lĩnh vực khám, chữa bệnh có 05 đơn vị trước khi sáp nhập có bệnh viện đa khoa hạng II (gồm: Can Lộc, Hương Sơn, Nghi Xuân, Thạch Hà và thị xã Hồng Lĩnh).

+ Tại mục 7 phần III Nghị quyết số 20-NQ/TW quy định: “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương”.

+ Tại khoản 8 Điều 2 Nghị quyết số 99/2023/QH15 quy định: “Thực hiện thống nhất trung tâm y tế cấp huyện trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; bảo đảm quản lý toàn diện của chính quyền địa phương, nhất là về nhân lực và cơ sở vật chất, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với việc quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của ngành y tế nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân”.

+ Theo Quyết định số 1363/QĐ-TTg thì “đến năm 2030, hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gồm 06 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa cấp tỉnh, 13 trung tâm y tế cấp huyện và 216 trạm y tế xã, phường, thị trấn”.

+ Tại Điều 2 Thông tư số 07/2021/TT-BYT quy định: “Trung tâm Y tế huyện là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế… Trung tâm Y tế huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của các đơn vị y tế, dân số tuyến tỉnh, Trung ương và chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư số 37/2021/TT-BYT quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh: “quyết định việc chuyển các Trung tâm Y tế cấp huyện về Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý khi bảo đảm các tiêu chí, điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính theo quy định của pháp luật”.

+ Hiện nay, Bộ Y tế chưa có Thông tư hướng dẫn xếp hạng đối với mô hình Trung tâm Y tế cấp huyện đa chức năng nên khó khăn trong việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động làm việc tại Trung tâm Y tế cấp huyện.

+ Tại Thông báo kết luận số 726-TB/TU chỉ đạo: “Xây dựng một đề án tổng thể riêng về sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế. Đề án cần có sự khảo sát, đánh giá chính xác, cụ thể kết quả việc thực hiện thí điểm sáp nhập các đơn vị vào Trung tâm Y tế cấp huyện, chuyển giao quản lý Trung tâm Y tế cho cấp huyện; đề xuất các phương án, tách - nhập, chuyển giao các bệnh viện tuyến huyện về Sở Y tế quản lý”.

- Khó khăn từ thực tiễn hoạt động:

+ Mô hình Trung tâm Y tế cấp huyện chưa thống nhất trong toàn tỉnh nên khó khăn trong công tác quản lý nhà nước của Sở Y tế như: công tác thống kê, báo cáo, quản lý chất lượng nguồn nhân lực, quản lý các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế - dân số…

+ Việc điều phối nhân lực giữa các đơn vị y tế trong tỉnh, giữa các địa phương để đảm bảo cân đối cơ cấu nguồn nhân lực và trong công tác phòng chống dịch… gặp khó khăn.

+ Khi sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào Trung tâm Y tế cấp huyện đã làm chuyên môn hóa y tế đối với các hoạt động của chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn. Hoạt động truyền thông nhằm thực hiện các nội dung đảm bảo công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình chưa cao.

+ Việc phát triển chất lượng bệnh viện: các đơn vị duy trì kết quả và tăng điểm số trung bình ở mức thấp, không có đơn vị phát triển vượt bậc và không có sự thay đổi lớn về chất lượng bệnh viện (năm 2021 chỉ có 04 đơn vị phát triển chuyên môn kỹ thuật, trong đó 03 đơn vị trực thuộc Sở quản lý và 01 đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý: Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh, Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà và Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn).

+ Nguồn kinh phí các địa phương cấp cho hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm còn hạn chế chưa đáp ứng được cho các hoạt động.

+ Còn có một số ý kiến khác nhau trong việc đề xuất mô hình tổ chức và hoạt động của Trung tâm Y tế cấp huyện.

2.2. Về cơ chế tài chính của các Trung tâm Y tế cấp huyện

a) Ưu điểm:

Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Y tế đa chức năng đã đạt được những kết quả đáng kể, cụ thể:

- Giảm được các đầu mối, giải quyết được chồng chéo trong nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong việc chủ động bố trí linh hoạt hơn về nhân lực và nguồn lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như điều động, bố trí nhân lực, tăng cường hỗ trợ cho y tế tuyến xã; nhất là trong thời gian dịch Covid-19.

- Tạo điều kiện cho việc huy động tối đa nguồn lực của các cấp ngân sách để đầu tư về cơ sở vật chất, đảm bảo nguồn lực tài chính trong công tác dự phòng, dân số, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Các đơn vị chủ động điều hành, quản lý và sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả; tăng nguồn thu sự nghiệp, từng bước giảm chi từ nguồn ngân sách nhà nước.

b) Tồn tại, vướng mắc:

- Giá dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực y tế chưa tính đúng, tính đủ chi phí cụ thể: theo quy định tại các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế: số 39/2018/TT- BYT ngày 30/11/2018 và số 13/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 thì giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mới kết cấu được 02 yếu tố là tiền lương và các chi phí trực tiếp. Trong khi đó theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và thực tế tại đơn vị thì giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế phải tính đủ các yếu tố chi phí (gồm: phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá) nên nguồn thu của các đơn vị còn hạn chế và khó khăn trong việc đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

- Về quyết toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn gặp khó khăn, vướng mắc giữa số đề nghị của các đơn vị với số thẩm định của cơ quan bảo hiểm, việc quyết toán chưa kịp thời nên việc xác định số thu, chi và mức độ tự chủ của đơn vị không chính xác, ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị.

Phần III

PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, KIỆN TOÀN CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp y tế.

- Bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong mô hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế cấp huyện; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh giản biên chế; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế.

- Rà soát để xây dựng phương án, giải pháp cụ thể, hiệu quả vừa đảm bảo quy định, vừa phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động của các đơn vị, địa phương; sắp xếp các đơn vị sự nghiệp y tế gắn với tinh giản biên chế, giảm chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước.

II. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP

1. Giữ nguyên 09 đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế

- 06 bệnh viện tuyến tỉnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện Phục hồi chức năng; Bệnh viện Mắt; Bệnh viện Phổi; Bệnh viện Tâm thần.

- 03 Trung tâm: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; Trung tâm Pháp y và Giám định Y khoa.

Việc rà soát, kiện toàn cơ cấu tổ chức bên trong của các đơn vị này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và Đề án tổng thể về sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức các đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh đã được phê duyệt tại Quyết định số 880/QĐ-UBND .

2. Xây dựng Đề án đầu tư phát triển Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh thành bệnh viện khu vực Nam Hà Tĩnh - là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế. Theo đó, giữ nguyên Trung tâm Y tế thị xã Kỳ Anh trực thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Kỳ Anh, thực hiện 02 chức năng về y tế dự phòng và dân số - kế hoạch hóa gia đình như hiện nay.

Lý do thực hiện:

- Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh hiện nay là bệnh viện tuyến huyện (hạng II), là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (tự chủ 100% chi thường xuyên) trực thuộc Sở Y tế, với quy mô 250 giường bệnh kế hoạch. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh hiện có 01 Phó Giám đốc phụ trách18 và 01 Phó Giám đốc, 04 phòng chức năng, 15 khoa chuyên môn. Nhân lực hiện có 294 người (gồm 208 viên chức, 86 hợp đồng lao động; trong đó có 71 bác sĩ, 23 dược sĩ). Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh được giao nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, các vùng lân cận và cán bộ, người lao động trong Khu kinh tế Vũng Áng.

- Từ năm 2020 đến nay, Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh luôn đạt và vượt chỉ tiêu về khám chữa bệnh, công suất sử dụng giường bệnh kế hoạch trung bình là 130%. Công tác cải tiến chất lượng bệnh viện luôn được chú trọng, là một trong những bệnh viện tuyến huyện dẫn đầu trong toàn tỉnh về công tác cải tiến chất lượng. Bệnh viện đã phát triển nhiều dịch vụ kỹ thuật mới, tập trung xây dựng, phát triển mạnh cơ sở, vật chất, trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực; thường xuyên đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh, xây dựng bệnh viện sáng “xanh - sạch - đẹp” đáp ứng một phần nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, các vùng phụ cận và Khu kinh tế Vũng Áng.

- Theo Quyết định số 1363/QĐ-TTg thì dự kiến đến năm 2025, thị xã Kỳ Anh trở thành thành phố; thị xã Kỳ Anh gắn với Khu kinh tế Vũng Áng được xác định là hạt nhân, là trung tâm công nghiệp, dịch vụ vùng phía Nam của tỉnh (gồm: phía Nam huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh). Theo Quyết định số 4226/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có định hướng “xây dựng trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa cấp vùng tại thành phố Hà Tĩnh và đô thị phía Nam huyện Kỳ Anh”.

- Cùng với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Kỳ Anh, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn thị xã Kỳ Anh và các vùng lân cận (huyện Kỳ Anh, phía nam huyện Cẩm Xuyên) và đặc biệt là nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho gần 20.000 cán bộ, công nhân, người lao động các doanh nghiệp ở Khu kinh tế Vũng Áng ở giai đoạn hiện tại (được dự báo tăng trong thời gian tới)19 thì việc nâng cấp phát triển Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh thành bệnh viện đa khoa khu vực là rất cần thiết nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng phục vụ, tăng hiệu quả hoạt động để có thể đáp ứng được lượng người bệnh ngày càng tăng. Đồng thời, hiệu quả hoạt động của bệnh viện tăng lên, hiệu suất xử lý khám chữa bệnh sẽ nhanh hơn, tránh được tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên20, thực hiện tốt các cấp cứu ban đầu, điều trị những bệnh ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh trong thời gian vàng là hết sức quan trọng (cấp cứu ngừng tuần hoàn, cấp cứu chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, cấp cứu tim mạch, thần kinh sọ não…). Mặt khác, hiện nay, Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh có cơ hội để phát triển do được hỗ trợ về chuyên môn từ các bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tạo cơ hội cho đơn vị trong công tác chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nhân lực để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

- Thực tiễn tại một số địa phương lân cận như Nghệ An, Quảng Bình, Bình Thuận đã xây dựng các bệnh viện đa khoa khu vực để phục vụ cho người dân liên huyện21 và thực tế hoạt động các đơn vị này đã làm tốt vai trò, vị trí của bệnh viện khu vực trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

3. Thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện

Thực hiện mô hình Trung tâm Y tế cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thực hiện 03 chức năng: khám, chữa bệnh; y tế dự phòng; dân số - kế hoạch hóa gia đình (mô hình bao gồm bệnh viện đa khoa tuyến huyện, kể cả bệnh viện hạng II). Theo đó:

- Giữ nguyên 06 Trung tâm Y tế, thực hiện 03 chức năng: khám chữa bệnh; dân số - kế hoạch hóa gia đình và y tế dự phòng, gồm Trung tâm Y tế các huyện: Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân, Vũ Quang, thị xã Hồng Lĩnh, huyện Kỳ Anh - là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện như hiện nay. Các địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo các Trung tâm Y tế thực hiện rà soát cơ cấu tổ chức bên trong để xây dựng Đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức bên trong đảm bảo đúng quy định theo Nghị định số 120/2020/NĐ-CP .

- Thực hiện sáp nhập Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vào Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn - là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn, thực hiện 03 chức năng: khám, chữa bệnh; y tế dự phòng; dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Lý do thực hiện:

+ Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW; Nghị quyết số 94/2018/NQ- HĐND; Văn bản số 2120-CV/TU ngày 18/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương thí điểm thành lập Trung tâm Y tế cấp huyện thì Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là đơn vị thuộc diện sáp nhập vào Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn để tổ chức trên địa bàn cấp huyện một trung tâm y tế đa chức năng. Thời gian qua, do thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 nên chưa thực hiện nội dung này.

+ Hiện nay, trên địa bàn huyện Hương Sơn có 06 Trạm Y tế vùng trên (bao gồm các Trạm Y tế xã: Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Hồng, Sơn Lĩnh, Sơn Tây và Trạm Y tế Thị trấn Tây Sơn) đang trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, điều hành của Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn. Tuy nhiên, về công tác khám, chữa bệnh lại chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nên gặp rất nhiều bất cập trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ y tế trên địa bàn.

Mặt khác, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đóng trên địa bàn miền núi nên việc thu hút nhân lực chất lượng cao gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là bác sỹ. Trong những năm qua đơn vị có 07 bác sỹ nghỉ việc và chuyển công tác nhưng chỉ tuyển được 04 bác sỹ nên hiện tại đang thiếu hụt nghiêm trọng bác sỹ. Việc thiếu bác sỹ dẫn đến đơn vị không thể cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và không thể phát triển thêm các kỹ thuật mới đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của người dân.

Vì vậy việc sáp nhập Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vào Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn là cần thiết để thống nhất đầu mối quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động trong việc thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp y tế trên địa bàn huyện.

- Thực hiện sáp nhập 05 Bệnh viện đa khoa hạng II trực thuộc Sở Y tế hiện nay và 05 Trung tâm Y tế trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại các huyện: Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Đức Thọ, Hương Khê và thành phố Hà Tĩnh để thành lập Trung tâm Y tế trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, thực hiện 03 chức năng: khám chữa bệnh; y tế dự phòng và dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Lý do thực hiện:

+ Tại khoản 8 Điều 2 Nghị quyết số 99/2023/QH15 quy định: Thực hiện thống nhất trung tâm y tế cấp huyện trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; bảo đảm quản lý toàn diện của chính quyền địa phương, nhất là về nhân lực và cơ sở vật chất, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với việc quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của ngành y tế nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân”.

+ Tại Điều 2 Thông tư số 07/2021/TT-BYT quy định: “Trung tâm Y tế huyện là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế… Trung tâm Y tế huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của các đơn vị y tế, dân số tuyến tỉnh, Trung ương và chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư số 37/2021/TT-BYT quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh: “quyết định việc chuyển các Trung tâm Y tế cấp huyện về Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý khi bảo đảm các tiêu chí, điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính theo quy định của pháp luật”.

+ Tại Điều 3 Thông tư số 07/2021/TT-BYT quy định:

“Trung tâm Y tế huyện có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Đối với những đơn vị hành chính cấp huyện đang có Bệnh viện đa khoa từ Hạng II trở lên đóng trên địa bàn thì Trung tâm Y tế huyện vẫn thực hiện chức năng khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, khám sàng lọc, khám tư vấn, các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật và quản lý hoạt động của các trạm y tế xã, phường, thị trấn, phòng khám đa khoa khu vực (nếu có) trên địa bàn”.

Như vậy, việc tổ chức mô hình Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư số 37/2021/TT-BYT ; đồng thời, tránh được sự trùng lặp về chức năng khám chữa bệnh của Bệnh viện hạng II và Trung tâm Y tế trên cùng một địa bàn cấp huyện.

Mặt khác, trường hợp không tổ chức theo mô hình này, thì phải bổ sung chức năng khám chữa bệnh cho các Trung tâm Y tế còn lại để đảm bảo đúng quy định tại Thông tư số 07/2021/TT-BYT , từ đó dẫn đến phải bổ sung biên chế viên chức sự nghiệp để thực hiện nhiệm vụ. Việc này không phù hợp với chủ trương tinh giản biên chế theo Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026.

+ Phù hợp với Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1363/QĐ-TTg .

+ Việc thành lập Trung tâm Y tế cấp huyện đã giảm được các đầu mối, giải quyết được sự chồng chéo trong nhiệm vụ, đảm bảo cho việc quản lý về lĩnh vực y tế tuyến cơ sở được đồng bộ, thống nhất, thông suốt từ cấp huyện đến cấp xã. Mô hình Trung tâm Y tế cấp huyện đã giúp cho lĩnh vực y tế dự phòng và điều trị được quản lý, chỉ đạo phối hợp thực hiện đan xen, bổ trợ nhau, mang lại hiệu quả cao hơn, khắc phục được tình trạng phối hợp thiếu nhịp nhàng trong thực hiện nhiệm vụ chung giữa các lĩnh vực thuộc ngành y tế trước đây trên địa bàn huyện.

Như vậy, sau sắp xếp giảm 06 đơn vị sự nghiệp y tế, trong đó giảm 05 đơn vị trực thuộc Sở Y tế và 01 đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn.

III. RÀ SOÁT, BỐ TRÍ CẤP PHÓ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ CÁC TỔ CHỨC TRỰC THUỘC

Trên cơ sở rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức các đơn vị sự nghiệp y tế và các phòng thuộc đơn vị sự nghiệp, các đơn vị, địa phương đồng thời rà soát để bố trí cấp phó đảm bảo đúng quy định sau:

1. Khung số lượng cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP quy định về khung số lượng cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp như sau:

- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên: bố trí không quá 03 cấp phó.

- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế và Ủy ban nhân dân cấp huyện được bố trí không quá 02 cấp phó.

2. Khung số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng thuộc đơn vị sự nghiệp

Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP quy định về khung số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng thuộc đơn vị sự nghiệp như sau:

- Đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên: bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng;

- Đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: có từ 07 đến 09 người làm việc là viên chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng; có từ 10 người làm việc là viên chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng.

3. Một số nội dung chuyển tiếp

Trường hợp sắp xếp đơn vị làm tăng số lượng cấp phó của đơn vị so với quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP thì trong thời hạn tối đa 03 năm kể từ ngày thực hiện sắp xếp, cơ quan trực tiếp quản lý của đơn vị và người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm sắp xếp, bố trí để giảm số lượng cấp phó, bảo đảm phù hợp với quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ; chỉ được bổ sung khi số lượng cấp phó thấp hơn quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP .

- Đối với các đơn vị sự nghiệp đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn trước khi thực hiện Đề án này thì thực hiện rà soát để bố trí cấp phó đảm bảo đúng quy định (sau 03 năm tính từ ngày có Quyết định sắp xếp22).

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Hoàn thành việc tổ chức lại, kiện toàn cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 31/12/2023.

II. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai nội dung Đề án đến các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định.

- Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đối với những nội dung thuộc thẩm quyền.

- Hướng dẫn và theo dõi việc rà soát, xây dựng phương án, lộ trình sắp xếp số lượng cấp phó; giải quyết chế độ, chính sách đối với số lượng cấp trưởng, cấp phó, viên chức dôi dư sau sắp xếp, kiện toàn tại các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định.

- Hướng dẫn việc xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của các cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo đúng quy định.

2. Sở Tài chính

- Căn cứ Đề án này và việc sắp xếp, kiện toàn các đơn vị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, trên cơ sở dự toán đề nghị của các cơ quan, đơn vị, địa phương, Sở Tài chính tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn và bố trí kinh phí để thực hiện giải quyết chế độ, chính sách cho viên chức dôi dư sau khi sắp xếp, kiện toàn đảm bảo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh.

- Hướng dẫn các đơn vị, địa phương về việc rà soát, xây dựng phương án tự chủ theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP .

3. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan: xây dựng Đề án đầu tư phát triển Bệnh viện đa khoa thị xã Kỳ Anh thành Bệnh viện khu vực Nam Hà Tĩnh - là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện đảm bảo đúng quy định; tham mưu huy động các nguồn kinh phí để hoàn thành sớm, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của khu vực phía nam tỉnh, nhất là Khu kinh tế Vũng Áng;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn xã hội hóa để tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính cho các Trung tâm Y tế tại các địa phương miền núi là Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu xây dựng quy định về tăng cường quản lý, bồi dưỡng, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và cân đối nguồn nhân lực ngành y trong toàn tỉnh;

- Thực hiện rà soát để xây dựng Đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức bên trong các đơn vị trực thuộc đảm bảo đúng quy định.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Đề án sắp xếp các bệnh viện đa khoa tuyến huyện với Trung tâm Y tế cấp huyện để thành lập Trung tâm Y tế trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cả 03 chức năng: khám chữa bệnh; y tế dự phòng và dân số - kế hoạch hóa gia đình.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Đề án sắp xếp các bệnh viện đa khoa tuyến huyện với Trung tâm y tế cấp huyện để thành lập Trung tâm Y tế trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cả 03 chức năng: khám chữa bệnh; y tế dự phòng và dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Tổ chức quán triệt nội dung sắp xếp, kiện toàn đến toàn thể viên chức của đơn vị, địa phương.

- Tổ chức sắp xếp nhân sự, giải quyết chế độ, chính sách đối với số lượng viên chức dôi dư sau khi sắp xếp theo quy định.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án sắp xếp cấp phó của người đứng đầu đơn vị, cấp phó của người đứng đầu phòng thuộc đơn vị theo quy định.

- Xây dựng Đề án vị trí việc làm của các đơn vị trực thuộc, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Trên đây là Đề án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh; yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.



1 - Chương trình hành động số 1011-CTr/TU ngày 03/5/2018 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh về việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW;

- Các kết luận, thông báo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Kết luận số 73-KL/TU ngày 05/7/2018 về Đề án sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động ngành Y tế Hà Tĩnh; Kết luận số 92- KL/TU ngày 03/10/2018 về một số vấn đề tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19- NQ/TW;

- Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh về một số chính sách thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ngành y tế Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

- Kế hoạch số 178/KH-UBND ngày 04/6/2018 về triển khai Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW; Kế hoạch số 308/KH- UBND ngày 19/9/2008 về triển khai Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND .

2 “Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

c) Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;

d) Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành)…

đ) Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

(trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật”.

3 Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị; các đơn vị khác được bố trí không quá 03 người.

4 Đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ban, ngành được bố trí không quá 02 cấp phó.

5 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hiện có 03 cấp phó.

6 Việc thành lập các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải là các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là phòng) thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên phải đáp ứng các tiêu chí sau: Công việc hoặc lĩnh vực do phòng thực hiện phải có từ 02 mảng công tác trở lên và có quy trình quản lý riêng theo yêu cầu của đối tượng quản lý; khối lượng công việc của phòng yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên.

7 Bệnh viện Mắt có 02 khoa; Bệnh viện đa khoa thị xã Kỳ Anh có 01 khoa.

8 Gồm TTYT các huyện: Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Sơn và thị xã Hồng Lĩnh.

9 Gồm TTYT các huyện: Vũ Quang, Kỳ Anh.

10 Theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP do bộ phận khám chữa bệnh thuộc các Trung tâm Y tế này đã đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên.

11 Đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện được bố trí không quá 02 cấp phó.

12 Trung tâm Y tế huyện Can Lộc; Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn.

13 Số lượng này không bao gồm các Trạm Y tế cấp xã (trực thuộc Trung tâm Y tế cấp huyện) do đây là tổ chức đặc thù của ngành y tế quy định tại Thông tư số 07/2021/TT-BYT và Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn.

14 Việc thành lập các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải là các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là phòng) thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên phải đáp ứng các tiêu chí sau: Công việc hoặc lĩnh vực do phòng thực hiện phải có từ 02 mảng công tác trở lên và có quy trình quản lý riêng theo yêu cầu của đối tượng quản lý; khối lượng công việc của phòng yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên.

15 Trung tâm Y tế thị xã Kỳ Anh (03 phòng); Trung tâm Y tế huyện Cẩm Xuyên (03 phòng); Trung tâm Y tế thành phố Hà Tĩnh (03 phòng); Trung tâm Y tế huyện Lộc Hà (02 phòng); Trung tâm Y tế huyện Đức Thọ (03 phòng); Trung tâm Y tế huyện Hương Khê (04 phòng); Trung tâm Y tế huyện Vũ Quang (02 phòng); Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (03 phòng).

16 Trung bình công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện tuyến huyện tăng từ 95% năm 2017 lên >120% năm 2022 (năm 2020 quy mô số giường bệnh kế hoạch của tuyến huyện là 2.058 tăng 598 giường so với năm 2017); ngày điều trị trung bình của các BVĐK từ 9,63 ngày năm 2017 giảm xuống còn 6,4 ngày vào năm 2022. Chỉ số hài lòng người dân về cung cấp dịch vụ y tế đạt >95%.

17 Dự án Khu nhà Khoa Sản, Khoa Ngoại, Khoa Phẫu thuật Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê (tổng mức đầu tư 34 tỷ đồng); Dự án nâng cấp cải tạo BVĐK huyện Cẩm Xuyên (đã được phê duyệt tổng mức đầu tư 93,8 tỷ đồng, hiện đang thực hiện thủ tục điều chỉnh bổ sung tổng mức đầu tư lên 150 tỷ đồng); Dự án Đầu tư nâng cấp BVĐK huyện Đức Thọ, Cải tạo BVĐK huyện Lộc Hà từ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội hiện đang chuẩn bị thủ tục đầu tư; Dự án Cung cấp thiết bị y tế Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ sử dụng vốn vay Chính phủ Hàn Quốc (Vốn ODA: 66,7 tỷ đồng) hiện đang triển khai thực hiện. Ngoài ra, nguồn vốn sự nghiệp Ngành Y tế được bổ sung hàng năm cho các bệnh viện thực hiện các dự án, công trình cải tạo chống xuống cấp.

18 Đây là số liệu thống kê xây dựng Đề án tính đến thời điểm 31/8/2023. Tuy vậy, ngày 18/9/2023, Giám đốc Sở Y tế đã ban hành Quyết định số 718/QĐ-SYT bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh.

19 Hiện nay, Khu Kinh tế Vũng Áng đã thu hút được 153 dự án, bao gồm: 56 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (trong đó có 01 dự án đầu tư theo hình thức BOT) với tổng số vốn đăng ký 16.040.933 triệu USD; và 97 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 55.694.020 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 20.000 lao động. Ngay đầu nhiệm kỳ 2021-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU Về phát triển Khu Kinh tế Vũng Áng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết xác định rõ quan điểm chỉ đạo: Xây dựng Khu Kinh tế Vũng Áng là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; phát triển Khu Kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội địa phương, phù hợp với phát triển vùng và kết nối với các trung tâm kinh tế trong khu vực; phát triển kinh tế gắn với các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Các dự án lớn đang triển khai sử dụng nhiều lao động như dự án Nhiệt điện Vũng Áng II dự kiến tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động giai đoạn thi công và 300 lao động giai đoạn vận hành; dự án Nhà máy sản xuất ô tô và linh phụ kiện kết hợp cảng biển của tập đoàn Vingroup sử dụng hàng ngàn lao động... Tính đến tháng 12 năm 2022, tổng lao động tại Khu Kinh tế Vũng Áng gồm có: 18.762 người (17.532 lao động Việt Nam; 1.230 lao động nước ngoài). Trong đó, dự án Khu liên hợp Gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh có tổng số lao động là 11.663 người: lao động Việt Nam là 10.673 người (Công ty Formosa: 5.900 người; Nhà thầu: 4.773 người); lao động nước ngoài: 990 người (Công ty FHS: 536 người; Nhà thầu: 454 người).

20 Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ người dân trên địa bàn tỉnh đi khám bệnh với tần suất 1.2 lần/năm; tỷ lệ vào viện nội trú các bệnh viện tuyến huyện 16% (số liệu thống kê của Trung tâm giám định bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến). Với dân số khu vực thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, huyện Cẩm Xuyên và người lao động ở Khu kinh tế Vũng Áng là 375.245 người thì nhu cầu khám bệnh của người dân là 450.294 lượt khám bệnh/năm; nhu cầu vào điều trị nội trú hơn 72.000 lượt bệnh nhân, số ngày điều trị nội trú trung bình 07 ngày/đợt điều trị thì số giường bệnh nội trú cần phải có là hơn 1.380 giường bệnh; trong khi tổng số giường bệnh kế hoạch của Bệnh viện đa khoa thị xã Kỳ Anh, Bệnh viện huyện Cẩm Xuyên và Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh hiện tại là: 440 giường bệnh. Công suất sử dụng giường bệnh kế hoạch của Bệnh viện đa khoa thị xã Kỳ Anh luôn vượt 130% cao điểm lên đến 150%, với giường bệnh thực tế trên 325 giường bệnh; trung bình, hàng ngày, bệnh viện thực hiện khám ngoại trú cho khoảng 350 - 450 lượt bệnh nhân, điều trị 325 bệnh nhân nội trú; thời kỳ cao điểm, số bệnh nhân ngoại trú lên đến 550-600 lượt và 450 người bệnh điều trị nội trú.

21 Như Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An; Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nam Nghệ An; Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi Bình Thuận (nâng cấp từ Bệnh viện thị xã La Gi)...

22 Tại mục 3 phần III Nghị quyết số 19-NQ/TW quy định: “Trong thời gian thực hiện sắp xếp lại, số lượng cấp phó của các đơn vị sự nghiệp công lập do sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định, nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác thì không được bổ sung; đồng thời phải có giải pháp điều chuyển, sắp xếp lại số lượng cấp phó trong thời hạn tối đa 03 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất”.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2817/QĐ-UBND ngày 01/11/2023 phê duyệt Đề án sắp xếp đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


786

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.129.8
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!