Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 279/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh Người ký: Đào Quang Khải
Ngày ban hành: 17/07/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 279/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 17 tháng 7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN NHÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 14/5/2020 của Chính phủ);

Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy;

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy;

Căn cứ Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Kế hoạch số 2415/KH-UBND ngày 15/7/2020 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Quyết định số 382/QĐ-BCA ngày 18/01/2021 của Bộ Công an Quyết định phê duyệt đề án "Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu tình hình mới";

Căn cứ Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 29/9/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc hỗ trợ kinh phí thực hiện Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2021 đến hết năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”;

Căn cứ Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 12/01/2023 của UBND tỉnh Bắc Ninh triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

Theo đề nghị của Công an tỉnh Bắc Ninh tại Tờ trình số 129/TTr-CAT-PH10 ngày 17/4/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, với nội dung chính như sau:

1. Tên Đề án: Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

2. Đơn vị thực hiện: Công an tỉnh Bắc Ninh.

3. Tổng kinh phí thực hiện: 41.208.500.000 đồng (Bằng chữ: Bốn mươi mốt tỷ, hai trăm linh tám triệu, năm trăm nghìn đồng chẵn).

4. Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách địa phương hỗ trợ.

5. Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 đến 2025.

(có Đề án cụ thể kèm theo)

Điều 2. Giao Công an tỉnh Bắc Ninh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, cơ quan liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện đề án; Giao Sở Tài chính bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hằng năm để thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; Công an tỉnh; các sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Ninh, Cổng thông tin điện tử tỉnh; Các Sở, Ban, Ngành, cơ quan đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TTTU, TTHĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VPUBND tỉnh: LĐVP, KTTH, XDCB;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đào Quang Khải

ĐỀ ÁN

"ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 279/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh)

I. GIỚI THIỆU ĐỀ ÁN

1. Tên Đề án: Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (sau đây viết tắt là PBGDPL) và kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (sau đây viết tắt là PCCC và CNCH) đáp ứng yêu cầu tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

2. Đơn vị thực hiện: Công an tỉnh Bắc Ninh.

3. Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách địa phương hỗ trợ.

4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 đến 2025.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013;

2. Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

3. Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy;

4. Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ);

5. Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

6. Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy;

7. Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

8. Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

9. Kế hoạch số 2415/KH-UBND ngày 15/7/2020 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

10. Quyết định số 382/QĐ-BCA ngày 18/01/2021 của Bộ Công an Quyết định phê duyệt đề án "Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu tình hình mới";

11. Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 12/01/2023 của UBND tỉnh Bắc Ninh triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

III. ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU, YÊU CẦU, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.

1. Đối tượng

- Nhóm 1: Người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể;

- Nhóm 2: Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở và cán bộ công nhân viên, người lao động làm việc trong các đơn vị, cơ sở thuộc diện quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Phụ lục I, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ;

- Nhóm 3: Chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tiểu thương và quần chúng nhân dân;

- Nhóm 4: Học sinh, sinh viên các cấp, bậc học.

2. Mục tiêu chung

Đổi mới sâu sắc về nội dung, hình thức tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH; bảo đảm công tác này được tổ chức thường xuyên, sâu rộng, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, người lao động và nhân dân đối với công tác PCCC và CNCH góp phần hạn chế đến mức thấp nhất số vụ và thiệt hại do cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây ra.

3. Mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2025

- Bảo đảm 100% người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội được phổ biến và nắm được các quy định liên quan đến trách nhiệm tham gia thực hiện quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH; trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về PCCC và CNCH.

- Bảo đảm 100% người đứng đầu, cán bộ, công nhân viên, người lao động trong các đơn vị, cơ sở thuộc diện quản lý Nhà nước về PCCC được phổ biến, tập huấn và nắm được các quy định cơ bản về trách nhiệm PCCC và CNCH; các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác PCCC và CNCH; kiến thức, kỹ năng phòng ngừa cháy, nổ, sự cố, tai nạn, thoát nạn tại nơi ở, nơi làm việc.

- Phấn đấu 75% chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tiểu thương và quần chúng nhân dân được phổ biến, tập huấn, nắm được các quy định cơ bản của pháp luật về PCCC và CNCH; 75% hộ gia đình được tiếp cận với nội dung tài liệu, khuyến cáo, tờ rơi... hướng dẫn về an toàn PCCC và CNCH trong gia đình.

- Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên các cấp, bậc học được phổ biến và nắm được những quy định pháp luật cơ bản về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công tác PCCC và CNCH; kiến thức, kỹ năng phòng ngừa cháy, nổ, tai nạn, sự cố, thoát nạn tại nơi ở, nơi học tập.

4. Yêu cầu của Đề án

- Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác PCCC và CNCH là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong đó lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ giữ vai trò nòng cốt tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác PCCC và CNCH. Huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn dân tham gia công tác phòng cháy chữa cháy.

- Việc thực hiện Đề án phải đảm bảo tính đồng bộ, vừa thực hiện đúng quy định của pháp luật, vừa đảm bảo tiết kiệm, phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị, địa phương.

5. Quan điểm xây dựng Đề án

- Thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH đáp ứng yêu cầu tình hình mới; xác định đây là biện pháp phòng ngừa xã hội quan trọng trong công tác PCCC và CNCH.

- Đổi mới sâu sắc, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức tuyên truyền; bảo đảm cung cấp thường xuyên, sâu rộng những quy định của pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH phù hợp với từng đối tượng.

- Kế thừa những kết quả đã đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế; xác định rõ lộ trình thực hiện, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; thu hút, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH góp phần đẩy mạnh phong trào toàn dân PCCC phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tính cấp thiết của đề án

Tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 822,7 km2 gồm 04 huyện, 02 thị xã, 02 thành phố với 126 xã, phường, thị trấn với dân số gần 1,4 triệu người; Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Bắc Ninh ở vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước.

Bắc Ninh đã và đang khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh để trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa phụ trợ, một thành phố vệ tinh quan trọng cho Hà Nội và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Những năm qua, thực hiện chủ trương đổi mới, hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh có những bước phát triển mạnh mẽ, số lượng các KCN, cụm công nghiệp phát triển nhanh, như: KCN Quế Võ I, II, III; KCN Tiên Sơn, KCN Yên Phong I, II; KCN Thuận Thành I, II, III; KCN Vsip; KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn. Cùng với đó, các dịch vụ như: Trung tâm thương mại kết hợp văn phòng làm việc, khách sạn và căn hộ cao cấp; các tập đoàn kinh tế lớn như: Samsung, Canon, Foxconn, Goertek,… doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài cũng gia tăng và kéo theo đó là tình hình cháy, nổ tại các cơ sở này cũng diễn biến phức tạp.

Toàn tỉnh hiện có 15 khu công nghiệp tập trung, 01 khu công nghệ thông tin và hơn 30 cụm công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 6.847 ha. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở kinh doanh, sản xuất tiểu thủ công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, quy mô gia đình nằm đan xen trong các khu dân cư. Tình trạng nhà ở, nhà kho, nhà làm việc không đảm bảo khoảng cách an toàn về PCCC diễn ra khá phổ biến. Trong khi ý thức chấp hành pháp luật về PCCC của người đứng đầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân chưa cao đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác PCCC của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tỉnh Bắc Ninh.

Về tài nguyên rừng: Bắc Ninh hiện có tổng diện tích khoảng 661,26 ha trong đó có rừng phòng hộ là 363 ha, vào mùa hanh khô nguy cơ cháy rừng luôn ở mức báo động cao, đặt ra nhiều vấn đề đối với công tác PCCC nói chung và công tác PCCC rừng nói riêng.

Thực hiện Luật PCCC; Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Công an, trong những năm qua, UBND tỉnh, Công an tỉnh Bắc Ninh đã tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều giải pháp PCCC và CNCH đạt được nhiều kết quả. Vai trò quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH của chính quyền địa phương đã được nâng cao. Nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và nhân dân đối với công tác PCCC và CNCH có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp, các ngành đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về PCCC, đầu tư kinh phí cho hoạt động PCCC và CNCH, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện và huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho các lực lượng cơ sở.

Tuy nhiên tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn hiện nay tại các nhà dân và nhà ở kết hợp kinh doanh diễn ra hết sức phức tạp, nhiều vụ cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người như: Vụ cháy nhà ở kết hợp kinh doanh (bán đồ trẻ sơ sinh) ngày 4/4/2021 ở Hà Nội làm chết 4 người; vụ cháy nhà dân ngày 7/5/2021 ở Thành phố Hồ Chí Minh làm chết 8 người; vụ cháy nhà ở kết hợp kinh doanh thiết bị điện ngày 5/6/2021 tại Quảng Ngãi làm chết 4 người; vụ cháy nhà ở kết hợp kinh doanh tạp hóa ngày 10/6/2021 tại Quảng Ninh làm chết 1 người...

Tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng gia tăng theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh. Theo thống kê, từ năm 2017 đến năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 101 vụ cháy làm chết 05 người, bị thương 04 người và 2,2 ha rừng; 04 vụ nổ làm chết 05 người, bị thương 28 người. Các vụ cháy, nổ đã gây thiệt hại về tài sản trên 78 tỷ đồng. Điển hình là: vụ cháy xảy ra tại Công ty TNHH KCC Hà Nội vào ngày 28/11/2017 làm 01 người bị thương, thiệt hại về tài sản khoảng 30 tỷ đồng; vụ cháy xảy ra tại phòng trọ của ông Đặng Văn Trường có địa chỉ tại thôn Đình Cả, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du vào ngày 21/12/2017, làm chết 01 người, thiệt hại về tài sản ước khoảng 200 triệu đồng; vụ nổ tại bãi chứa phế liệu hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tiến, địa chỉ: thôn Quan Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong vào ngày 03/01/2018 làm chết 02 người, bị thương 08 người, 04 căn nhà cấp bốn sụp đổ hoàn toàn và một số nhà dân lân cận xung quanh bị ảnh hưởng, hư hỏng nặng; vụ cháy xảy ra tại Trung tâm thương mại chợ Giầu vào ngày 27/02/2019, thiệt hại về tài sản khoảng 6 tỷ đồng; vụ cháy xảy ra tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke Passion, địa chỉ đường Hồ Ngọc Lân, phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh vào ngày 01/9/2019 làm chết 01 người; vụ cháy xảy ra tại xưởng gia công gỗ của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Phong địa chỉ: Khu Phố Mới, Trang Hạ, Từ Sơn vào ngày 18/7/2020 làm chết 01 người; vụ cháy xảy ra tại Công ty TNHH Jaanh Vina, địa chỉ KCN Yên Phong, huyện Yên Phong, thiệt hại về tài sản khoảng 46 tỷ đồng... Trong tháng 04/2021, trên địa bàn tỉnh xảy ra 02 vụ việc nghiêm trọng là vụ tai nạn sập đổ công trình nhà xưởng đang trong quá trình xây dựng của Công ty TNHH in Thanh Long, địa chỉ: Phường Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh vào ngày 02/4/2021 làm chết 02 người và vụ cháy tại Nhà máy số 2 của Công ty TNHH Dreamtech Việt Nam, địa chỉ tại KCN Vsip, Tiên Du, Bắc Ninh xảy ra ngày 16/4/2021 làm chết 03 người....

Để làm giảm thiểu thiệt hại do cháy, nổ, sự cố, tai nạn gây ra, trước hết cần tập trung vào làm giảm số vụ cháy, sự cố, tai nạn xảy ra. Muốn vậy, phải tăng cường các biện pháp, giải pháp về PCCC và CNCH, tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác PCCC và CNCH, trong đó cần chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH.

2. Dự báo tình hình cháy nổ trong thời gian tới

Kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, nhất là sự gia tăng của các cơ sở trong các KCN tập trung, các cụm công nghiệp; Nhà cao tầng và sự phát triển tự phát của các làng nghề truyền thống nằm trong các khu dân cư nên nguy cơ cháy, nổ, sự cố, tai nạn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, số vụ cháy, sự cố, tai nạn có thể xảy ra nhiều, thiệt hại do cháy, nổ gây ra sẽ lớn hơn, nhất là tại các khu dân cư, đô thị, nhà cao tầng, cụm công nghiệp tập trung, các làng nghề truyền thống trên địa bàn.

Mặt khác, Bắc Ninh là tỉnh có dân số đông, chịu áp lực lớn do lao động ngoại tỉnh làm việc trong các KCN, cư trú trên địa bàn tỉnh nên tình hình an ninh trật tự càng diễn biến phức tạp. Nhiều khu đô thị mới được hình thành kéo theo sự phát triển về các dịch vụ sinh hoạt, vui chơi, giải trí, các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị cũng ngày càng gia tăng về số lượng, quy mô. Đây là những nơi tập trung đông người, nhiều chất cháy nên rất dễ dẫn đến sơ xuất gây cháy và cháy lớn.

Hàng năm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra khoảng hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau, tập trung hàng nghìn người tham gia vì vậy nguy cơ xảy ra cháy, sự cố, tai nạn tại các khu vực diễn ra lễ hội là rất lớn.

Vì vậy, đảm bảo an toàn PCCC và CNCH ngay tại cơ sở là yêu cầu cấp bách để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

V. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP, HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Nội dung cụ thể Đề án cần thực hiện

- Tập trung xây dựng tài liệu tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH phù hợp với từng lĩnh vực và đối tượng tuyên truyền như: Người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội; người đứng đầu, cán bộ, công nhân viên, người lao động trong các đơn vị thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC; chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tiểu thương và quần chúng nhân dân; học sinh, sinh viên các cấp, bậc học.

- Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền; phát huy hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, báo hình, báo điện tử; tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên mạng xã hội; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH.

- Xây dựng và nhân rộng mô hình điển hình về tuyên truyền về PCCC và CNCH; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL về PCCC và CNCH về cơ sở.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật liên quan đến công tác tuyên truyền, PBGDPL về PCCC và CNCH.

- Đảm bảo nguồn lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH.

- Thường xuyên, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH.

2. Các giải pháp chủ yếu

- Người đứng đầu cấp ủy Đảng chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị, cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, chính sách, Chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch chuyên đề của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH, trọng tâm là: Luật PCCC năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật PCCC năm 2013; Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC; Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ; Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội; Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Chính phủ; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 31/01/2020 về việc tăng cường công tác PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020-2022 và Kế hoạch số 2415/KH-UBND ngày 15/7/2020 của UBND tỉnh Bắc Ninh về triển khai thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tuyên truyền, PBGDPL về kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH; nêu cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức, người lao động và nhân dân để họ tự giác chấp hành các quy định an toàn về PCCC và CNCH; đưa nội dung tuyên truyền, PBGDPL về kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH thành nhiệm vụ ưu tiên hàng năm.

- Tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng cơ bản, phổ thông và thường xuyên tổ chức diễn tập, thực hành cho nhân dân về PCCC, cứu nạn, thoát nạn. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, cảnh báo nguy cơ, loại bỏ những yếu tố, điều kiện phát sinh cháy, nổ, nhất là tại các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ, các khu chợ dân sinh.

- Đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức tuyên truyền, PBGDPL, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH. Về nội dung, cần lựa chọn nội dung phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm, từng địa bàn và điều kiện thực tế của địa phương. Về hình thức, cần đa dạng, phong phú, áp dụng các hình thức tuyên truyền hiện đại, thu hút sự quan tâm của các đối tượng được tuyên truyền; đồng thời tiếp tục phát huy, đẩy mạnh các hình thức, phương tiện tuyên truyền hiệu quả, phù hợp với các đối tượng được tuyên truyền.

- Lựa chọn các đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp, khu dân cư, làng nghề truyền thống có nguy hiểm cao về cháy, nổ, tai nạn, sự cố để xây dựng các mô hình điểm an toàn về PCCC và CNCH. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng tuyên truyền viên ở cơ sở, từng bước hướng hoạt động tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH về cơ sở. Duy trì các lớp tuyên truyền, tập huấn về PCCC và CNCH cho người đứng đầu các đơn vị, cơ sở; người có chức danh Chỉ huy chữa cháy được quy định tại Điều 37 Luật phòng cháy chữa cháy; lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành; lực lượng dân phòng và các cá nhân có khả năng, kinh nghiệm, uy tín làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH lồng ghép với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại cơ sở.

- Vận dụng tốt những ưu thế của công nghệ thông tin, nền tảng kỹ thuật số phục vụ công tác tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH hướng tới đối tượng là toàn thể quần chúng nhân dân thông qua các mạng xã hội và xây dựng ứng dụng cảnh báo cháy và tuyên truyền về PCCC và CNCH.

- Bảo đảm nguồn nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH. Đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ CBCS thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH. Đưa nội dung quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH, kỹ năng tổ chức tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH vào các lớp tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng Công an cấp xã.

- Bảo đảm về trang thiết bị cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền và đầu tư kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH.

3. Phân tích hiệu quả Đề án

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong công tác PCCC và CNCH; nâng cao năng lực, khả năng xử lý các tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn ngay từ ban đầu của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đề án thành công góp phần củng cố An ninh, Quốc phòng, nâng cao năng lực, sức chiến đấu, tạo điều kiện cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tạo môi trường đầu tư, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh.

VI. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG, NỘI DUNG, QUY MÔ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tuyên truyền, PBGDP và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH trên các phương tiện thông tin đại chúng.

1.1. Đối tượng thụ hưởng

Mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội

1.2. Nội dung

- Tăng cường phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bắc Ninh, Báo Bắc Ninh, Cổng thông tin điện tử tỉnh... đăng tải, đưa tin, bài, các clip tuyên truyền về các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ, sự cố, tai nạn; các biện pháp xử lý khi có cháy, sự cố, tai nạn xảy ra và phương pháp thoát nạn trong các trường hợp khẩn cấp thông qua kênh truyền hình Bắc Ninh (BTV), các trang mạng xã hội như facebook, zalo... và hệ thống loa phát thanh, truyền thanh tại các huyện, thị xã, thành phố; tại các đơn vị, cơ sở, thôn, khu phố... trên địa bàn tỉnh. Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng, tăng thời lượng phát sóng các tin, bài, phóng sự tuyên truyền về công tác PCCC và CNCH sát với thực tế tại địa phương.

- Tăng cường tuyên truyền, đưa tin về những gương người tốt, việc tốt, tận tụy với công việc, có trách nhiệm và dũng cảm trong công tác PCCC và CNCH của cán bộ, nhân dân và các mô hình phong trào toàn dân PCCC tiên tiến trên địa bàn tỉnh; công khai phê phán các hành vi, vi phạm pháp luật về PCCC và CNCH trên các phương tiện thông tin đại chúng.

1.3. Quy mô, phương pháp, kinh phí thực hiện

- Phối hợp với các đơn vị:

+ Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh Bắc Ninh tổ chức xây dựng và phát sóng chương trình chuyên mục an toàn PCCC và CNCH với thời lượng 02 số/1 tháng;

+ Báo Bắc Ninh tổ chức đưa tin, tuyên truyền về công tác PCCC và CNCH trên 01 trang báo/1 tháng;

+ Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh tổ chức đăng tải, đưa 03 tin bài/1 tháng trở lên.

- Mỗi năm tổ chức xây dựng và đăng phát từ 03 đến 05 clip tuyên truyền/ 1 năm, PBGDPL về PCCC và CNCH, hướng dẫn các phương pháp, biện pháp xử lý, kỹ năng thoát nạn khi có sự cố xảy ra trên đài truyền hình, các trang mạng xã hội như: zalo, facebook...

* Tổng kinh phí tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trong 3 năm (từ năm 2023-2025) là: 1.100.000.000 đồng (Số tiền bằng chữ: Một tỷ một trăm triệu đồng chẵn./.), trong đó:

+ Năm 2023: 232.000.000 đồng

+ Năm 2024: 434.000.000 đồng.

+ Năm 2025: 434.000.000 đồng.

(Chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo Đề án này)

2. Tổ chức, tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho 04 nhóm đối tượng trong Đề án.

2.1 Nhóm 1: Người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.

a) Nội dung tuyên truyền

- Tổ chức hội nghị: Phổ biến các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các văn bản pháp luật khác về công tác PCCC và CNCH; vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC và CNCH đối với an sinh và trật tự an toàn xã hội; thực trạng và những vấn đề cần tập trung giải quyết nhằm bảo đảm an toàn PCCC và CNCH ở các đơn vị, cơ sở, khu dân cư trên địa bàn tỉnh; những nguy cơ và các biện pháp, kỹ năng PCCC, phòng ngừa tai nạn, sự cố cơ bản...

b) Hình thức tuyên truyền

- Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, kỹ năng về PCCC và CNCH; tuyên truyền thông qua các đợt kiểm tra an toàn PCCC và CNCH; in và phát hành tài liệu; tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

- Tổ chức thực hành thực tế: Đảm bảo cho đối tượng được tuyên truyền hiểu biết, sử dụng các trang thiết bị PCCC và CNCH để áp dụng trong thực tế khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn xảy ra.

c) Thời gian, địa điểm, kinh phí tổ chức hội nghị tuyên truyền, kỹ năng về PCCC và CNCH.

Từ năm 2023 đến năm 2025, hàng năm tổ chức các hội nghị tuyên truyền, kỹ năng về PCCC và CNCH cho người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh, số lượng người tham gia dự kiến: 1.800 người/năm, chia thành đối tượng, thời gian tập huấn 01 ngày/1 lớp phân bổ cụ thể như sau:

* Đối tượng 1, Nhóm 1: Người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền của các cơ quan, ban, ngành trực thuộc tỉnh: 1000 người:

- Địa điểm dự kiến: tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Tổng kinh phí thực hiện cho 3 năm (từ năm 2023 đến 2025): 3.018.500.000 đồng (Số tiền bằng chữ: Ba tỷ không trăm mười tám triệu năm trăm nghìn đồng chẵn./.), trong đó:

+ Năm 2023: 1.537.500.000 đồng

+ Năm 2024: 740.500.000 đồng.

+ Năm 2025: 740.500.000 đồng

(Chi tiết tại phụ lục 2 kèm theo Đề án này)

* Đối tượng 2, Nhóm 1: Người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền: các xã, phường, thị trấn, các phòng, ban thuộc các huyện, thị xã, thành phố: 100 người/lớp/địa phương/năm x 8 huyện thị xã, thành phố.

- Địa điểm dự kiến: Hội trường Trung tâm của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

- Tổng kinh phí thực hiện cho 3 năm (từ năm 2023 đến 2025): 4.412.000.000 đồng (Số tiền bằng chữ: Bốn tỷ bốn trăm mười hai triệu đồng chẵn./.), trong đó:

+ Năm 2023: 2.404.000.000 đồng

+ Năm 2024: 984.000.000 đồng.

+ Năm 2025: 1.024.000.000 đồng

(Chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo Đề án này)

2.2. Nhóm 2: Người đứng đầu, cán bộ, công nhân viên, người lao động trong các đơn vị, cơ sở thuộc diện quản lý Nhà nước về PCCC theo quy định tại Phục lục I, Nghị định 136/2020/NĐ-CP .

a) Nội dung tuyên truyền

Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, cơ sở, của cán bộ công nhân viên, người lao động đối với công tác PCCC; điều kiện an toàn PCCC đối với cơ sở; những nguy cơ và các biện pháp, kỹ năng PCCC, phòng ngừa tai nạn, sự cố cơ bản...

b) Hình thức tuyên truyền

- Đối với người đứng đầu, cán bộ, công nhân viên, người lao động trong các đơn vị, cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC theo phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP việc tổ chức tuyên truyền, PBGDPL, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH được tổ chức lồng ghép với hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC và CNCH hàng năm tại cơ sở.

Tổ chức thực hành thực tế: Đảm bảo cho đối tượng được tuyên truyền hiểu biết, sử dụng các trang thiết bị PCCC và CNCH để áp dụng trong thực tế khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn xảy ra sẽ xây dựng nội dung đề án riêng cho giai đoạn 2026 - 2030.

2.3. Nhóm 3: Chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tiểu thương và quần chúng nhân dân trên toàn tỉnh.

a) Nội dung tuyên truyền

Quyền và lợi ích hợp pháp, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh và cá nhân trong công tác PCCC và CNCH; kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCC và CNCH; biện pháp an toàn trong sử dụng lửa, điện, xăng dầu và chất dễ cháy trong kinh doanh, buôn bán và sinh hoạt; kỹ năng xử lý và thoát nạn khi có cháy, nổ, tai nạn, sự cố...

b) Hình thức tuyên truyền

Thông qua các đợt kiểm tra an toàn PCCC và CNCH; tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan (pano, áp phích, banner, poster...); tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; tuyên truyền lưu động; xây dựng clips tuyên truyền, in và phát hành tờ rơi, tài liệu.... hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH; tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ trong các khu dân cư...

- Tổ chức thực hành thực tế: Đảm bảo cho các đối tượng được tuyên truyền hiểu biết, sử dụng các trang thiết bị PCCC và CNCH để áp dụng trong thực tế khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn xảy ra. Cách xử lý đám cháy nhanh nhất và có hiệu quả bằng hình thức giả định tình huống thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ trong các khu dân cư...

- Tuy nhiên, một số đối tượng đã được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC và CNCH theo đề án "Nâng cao năng lực PCCC và CNCH cho lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2023" (vì một số đội viên đội dân phòng trên địa bàn tỉnh đồng thời cũng là một chủ hộ tại hộ gia đình của mình, nên tổ chức lồng ghép công tác tuyên truyền cho đối tượng chủ hộ gia đình và đội viên đội dân phòng theo đề án "Nâng cao năng lực PCCC và CNCH cho lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2023" đã được HĐND tỉnh thông qua, góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn ngân sách của tỉnh). Vì vậy, trong nhóm đối tượng này, tập trung cho các đối tượng là chủ hộ kinh doanh nhỏ, lẻ (chủ nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh) và tiểu thương.

c) Thời gian, địa điểm, kinh phí tổ chức hội nghị tuyên truyền, kỹ năng về PCCC và CNCH.

* Đối tượng 1, Nhóm 3: Chủ hộ kinh doanh nhỏ, lẻ (chủ nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh) và tiểu thương.

Hàng năm tổ chức Hội nghị tuyên truyền, kỹ năng về PCCC và CNCH cho các đối tượng là chủ hộ kinh doanh nhỏ, lẻ (chủ nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh) và các tiểu thương trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; số lượng người tham gia dự kiến: 450 người/lớp/địa phương/năm x 8 huyện thị xã, thành phố, như sau:

- Thời gian tập huấn: 01 ngày/lớp/địa phương/năm x 8 huyện, thị xã, thành phố.

- Địa điểm: Tại các huyện, thị xã, thành phố.

- Tổng kinh phí thực hiện cho 3 năm (từ năm 2023 đến 2025): 23.516.000.000 đồng (Số tiền bằng chữ: Hai mươi ba tỷ năm trăm mười sáu triệu đồng chẵn./.), trong đó:

+ Năm 2023: 7.942.800.000 đồng

+ Năm 2024: 7.644.000.000 đồng.

+ Năm 2025: 7.929.200.000 đồng

(Chi tiết tại phụ lục 4 kèm theo Đề án này)

d) Đối tượng 2, Nhóm 3: Quần chúng, nhân dân các khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao.

- Hằng năm tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ cho các khu dân cư có nguy cơ chất nổ cao trên địa bàn tỉnh.

- Từ năm 2023 đến năm 2025 tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố (1 phương án/1 năm/1 huyện, thị xã, thành phố x 8 huyện, thị xã, thành phố)

- Thời gian thực tập: 01 ngày/1 buổi diễn tập.

- Địa điểm: Tổ chức tập luyện, diễn tập tại các khu dân cư, chung cư cao tầng tại các huyện, thị xã, thành phố.

- Tổng kinh phí thực hiện cho 3 năm (từ năm 2023 đến 2025): 8.691.000.000 đồng (Số tiền bằng chữ: Tám tỷ sáu trăm chín mươi mốt triệu đồng chẵn./.), trong đó:

+ Năm 2023: 2.033.000.000 đồng

+ Năm 2024: 4.776.000.000 đồng.

+ Năm 2025: 1.882.000.000 đồng

(Chi tiết tại phụ lục 5 kèm theo Đề án này)

2.4. Nhóm 4: Nhóm Học sinh, sinh viên các cấp, bậc học

a) Nội dung tuyên truyền

- Đối với bậc mầm non, tiểu học: tuyên truyền để các em nhận biết về lửa, lợi ích và mối nguy hiểm, đe dọa từ lửa để các em không nghịch lửa, biết tránh những nguy hiểm do lửa gây ra; nhận biết và đề phòng tai nạn, sự cố xảy ra từ những đồ vật, hoạt động có thể dẫn đến cháy, bỏng...;

- Đối với bậc trung học cơ sở: một số nguyên nhân gây ra cháy, nổ; những tác hại do cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây ra; cảnh báo những nguy hiểm cháy, nổ và cách phòng ngừa, thoát nạn; cách nhận biết và sử dụng một số trang thiết bị chữa cháy ban đầu; kỹ năng phòng chống đuối nước...

- Đối với bậc trung học phổ thông: một số quy định của pháp luật như trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia hoạt động PCCC; các hành vi bị cấm; kiến thức cơ bản về PCCC và CNCH; kỹ năng xử lý, thoát nạn khi có cháy nổ, tai nạn, sự cố xảy ra; kỹ năng phòng chống đuối nước...

- Đối với bậc đại học, cao đẳng, trung cấp nghề: các quy định của pháp luật đối với công tác PCCC và CNCH; trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân; kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH và các chuyên đề về PCCC và CNCH phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực được đào tạo; kỹ năng phòng chống đuối nước...

b) Hình thức tuyên truyền

- Lồng ghép kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH vào chương trình giảng dạy chính khóa, ngoại khóa, thông qua: tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn; tranh vẽ; clip hướng dẫn kỹ năng phòng cháy, thoát nạn, sơ cấp cứu ban đầu; tham quan đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH; thực hành thoát nạn qua các mô hình có sự tham gia, hướng dẫn của các thầy cô, CBCS Cảnh sát PCCC và CNCH...

Tổ chức thực hành thực tế: Đảm bảo cho đối tượng được tuyên truyền hiểu biết, sử dụng các trang thiết bị PCCC và CNCH để áp dụng trong thực tế khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn xảy ra sẽ xây dựng nội dung đề án riêng cho giai đoạn 2026 - 2030.

3. Xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH

- Tiếp tục xây dựng, nhân rộng, duy trì hoạt động hiệu quả các mô hình phong trào về PCCC tại các khu dân cư: mô hình "Nhà trọ an toàn PCCC", "Khu dân cư an toàn PCCC"; "Làng nghề đảm bảo an toàn PCCC"; "KCN điển hình an toàn về PCCC"; xây dựng các điển hình tiên tiến về thực hiện công tác PCCC tại địa bàn dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, KCN; kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC và CNCH; gắn kết phong trào toàn dân PCCC với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới...

- Tổ chức các hội thao kỹ thuật nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng: PCCC cơ sở, chuyên ngành, lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh, nhằm mục đích biểu dương các lực lượng PCCC, nâng cao kỹ, chiến thuật trong công tác chữa cháy và CNCH, góp phần làm tăng hiệu quả công tác chữa cháy ngay từ ban đầu, phát huy tốt phương châm "4 tại chỗ". Từ năm 2022, tổ chức vòng loại Hội thao kỹ thuật nghiệp vụ chữa cháy và CNCH cho các lực lượng trên tại các địa bàn, cơ sở, tiến tới năm 2025, tổ chức chung kết Hội thao kỹ thuật nghiệp vụ chữa cháy và CNCH cho các lực lượng trên địa bàn tỉnh.

4. Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH

- Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH. Đa dạng các hình thức, biện pháp và phong phú về hình ảnh nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cụ thể:

+ Lựa chọn tại chỗ cán bộ có đủ năng lực, tâm huyết thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH; bảo đảm 100% cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ kiểm tra an toàn PCCC đồng thời thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH. Chủ động bố trí, đào tạo, hướng dẫn lực lượng Công an cấp xã tham mưu, thực hiện công tác tuyên truyền về PCCC và CNCH.

+ Hằng năm, duy trì công tác tập huấn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH, xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH; tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ báo chí, truyền thông cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền và tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí, truyền thông về PCCC và CNCH do Bộ Công an và các đơn vị nghiệp vụ cấp trên tổ chức.

+ Phối hợp với Sở Lao động thương binh và xã hội, Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan hỗ trợ chế độ chính sách cho CBCS thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH.

5. Tổng kinh phí thực hiện Đề án

Kinh phí thực hiện của đề án bao gồm: Kinh phí tổ chức tuyên truyền, PBGDPL, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH trên phương tiện thông tin đại chúng; Kinh phí tổ chức biên soạn tài liệu, in, phát hành, xây dựng bảng tuyên truyền cỡ lớn trực quan; Kinh phí tổ chức tuyên truyền, PBGDPL, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho các nhóm đối tượng trong đề án (năm 2023-2025), cụ thể là:

STT

Các nội dung của Đề án

Tổng cộng (VNĐ)

Kinh phí phân kỳ theo năm (VNĐ)

Năm 2023

Năn 2024

Năm 2025

1

Tuyên truyền, PBGDP và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH trên các phương tiện thông tin đại chúng

1.100.000.000

232.000.000

434.000.000

434.000.000

2

Kinh phí tổ chức hội nghị tuyên truyền, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và CNCH cho Đối tượng 1; Nhóm 1

3.018.500.000

1.537.500.000

740.500.000

740.500.000

3

Kinh phí tổ chức hội nghị tuyên truyền, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và CNCH cho Đối tượng 2; Nhóm 1

4.412.000.000

2.404.000.000

984.000.000

1.024.000.000

4

Kinh phí tổ chức hội nghị tuyên truyền, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và CNCH cho Đối tượng 1, Nhóm 3

23.516.000.000

7.942.800.000

7.644.000.000

7.929.200.000

5

Kinh phí tổ chức thực tập phương án phòng cháy chữa cháy và CNCH cho các khu dân cư: Đối tượng 2, Nhóm 3

8.691.000.000

2.033.000.000

4.776.000.000

1.882.000.000

6

Chi phí tư vấn lập HSMT + đánh giá HSDT

126.000.000

45.000.000

45.000.000

36.000.000

7

Chi phí tư vấn thẩm định HSMT + thẩm định KQLCNT

63.000.000

22.500.000

22.500.000

18.000.000

8

Chi phí thẩm định giá tài sản

282.000.000

100.500.000

101.500.000

80.000.000

Tổng cộng

41.208.500.000

14.317.300.000

14.747.500.000

12.143.700.000

Số tiền bằng chữ: Bốn mươi mốt tỷ, hai trăm linh tám triệu, năm trăm nghìn đồng chẵn./.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án: năm 2023 đến năm 2025

- Tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại các khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao trên địa bàn tỉnh;

- Lồng ghép nội dung bồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm trong cơ sở giáo dục phù hợp với từng cấp bậc học và tổ chức tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC trên các phương tiện thông tin đại chúng;

1.2. Năm 2024

- Tiếp tục duy trì tổ chức tuyên truyền về PCCC và CNCH trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Tổ chức Hội nghị tuyên truyền, kỹ năng về PCCC và CNCH định kỳ cho 02 nhóm đối tượng là: Nhóm 1 và Nhóm 3;

- Tiếp tục tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại các khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục lồng ghép nội dung bồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm trong cơ sở giáo dục phù hợp với từng cấp học, bậc học và tổ chức tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Xây dựng, lắp đặt 02 bảng tuyên truyền cỡ lớn tại địa bàn, khu dân cư, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

1.3. Năm 2025

- Tiếp tục duy trì tổ chức tuyên truyền về PCCC và CNCH trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Tổ chức Hội nghị tuyên truyền, kỹ năng về PCCC và CNCH định kỳ cho 02 nhóm đối tượng là: Nhóm 1 và Nhóm 3;

- Tiếp tục tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại các khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục lồng ghép nội dung bồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm trong cơ sở giáo dục phù hợp với từng cấp bậc học và tổ chức tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện đề án.

1.4. Xây dựng đề án cho hai nhóm đối tượng giai đoạn 2026 - 2030

- Nhóm 2: Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở và cán bộ công nhân viên, người lao động làm việc trong các đơn vị, cơ sở thuộc diện quản lý Nhà nước về PCCC theo quy định tại Phụ lục I, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ;

- Nhóm 4: Học sinh, sinh viên các cấp, bậc học.

2. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị liên quan

2.1. Công an tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện Đề án để triển khai thực hiện bảo đảm thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Đề án.

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt phân bổ nguồn kinh phí thuộc dự toán chi ngân sách nhà nước và kinh phí từ nguồn thu bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đầu tư cho công tác tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH.

- Năm 2023, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, bài giảng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học.

- Xây dựng và ban hành tài liệu tuyên truyền, PBGDPL, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH phù hợp với từng đối tượng trong phạm vi của đề án.

- Hàng năm, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức tập huấn, tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho các nhóm đối tượng trong đề án và thực tập Phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại các khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao.

- Khảo sát địa điểm, vị trí lắp đặt bảng tuyên truyền cỡ lớn về PCCC và CNCH tại 02 địa bàn, khu dân cư, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án tại các địa phương, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo.

2.2. Các Sở, Ban, Ngành có liên quan

a) Sở Tài chính: Xây dựng dự toán ngân sách tỉnh hàng năm, phối hợp với Công an tỉnh tổng hợp dự toán chi ngân sách nhà nước và kinh phí từ nguồn thu bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đầu tư cho công tác tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất bố trí nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy định.

c) Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn các cơ quan truyền thông, hệ thống Đài truyền thanh cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH và các nội dung của Đề án đến toàn thể quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đảm bảo tốt thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành khi xảy ra sự cố về cháy nổ trên địa bàn tỉnh.

d) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh

- Năm 2023: Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh hoàn thiện tài liệu, giáo trình, bài giảng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH phù hợp với từng cấp bậc học.

- Bắt đầu từ năm học 2023 - 2024: Phối hợp với Công an tỉnh đưa nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm trong các cơ sở giáo dục phù hợp với từng cấp bậc học theo quy định của Luật PCCC.

e) Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Ninh, Cổng thông tin điện tử tỉnh: có trách nhiệm phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền, PBGDPL, kiến thức về PCCC và các nội dung của Đề án trên các phương tiện thông tin, đại chúng đến toàn thể nhân dân trong tỉnh.

f) Các Sở, Ban, Ngành, cơ quan đơn vị có liên quan: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo cơ quan chức năng thuộc quyền và phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả nội dung của Đề án.

2.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức quán triệt, chỉ đạo các cấp, các ngành thuộc thẩm quyền thực hiện Đề án nghiêm túc, hiệu quả.

- Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, kỹ năng về PCCC và CNCH cho các nhóm đối tượng được đề cập trong đề án.

3. Thời gian thực hiện: Trong 03 năm (2023-2025)

4. Đơn vị thực hiện: Công an tỉnh Bắc Ninh.

5. Tổng kinh phí thực hiện: 41.208.500.000 đồng (Số tiền bằng chữ: Bốn mươi mốt tỷ, hai trăm linh tám triệu, năm trăm nghìn đồng chẵn./.).

6. Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách địa phương hỗ trợ.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 279/QĐ-UBND ngày 17/07/2023 phê duyệt Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


395

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.174.111
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!