ỦY BAN DÂN TỘC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 269/QĐ-UBDT
|
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO QUỐC GIA “THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC,
ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025”.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP
ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 64/QĐ-UBDT
ngày 28/02/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc giao thực hiện
nhiệm vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân
tộc năm 2018;
Căn cứ Quyết định số 102/QĐ-UBDT
ngày 08/3/2018 Của Bộ trưởng, Chủ nhiệm phê duyệt kế
hoạch công tác năm 2018 của Vụ Chính sách Dân tộc;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính
sách Dân tộc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này kế hoạch tổ chức
Hội thảo quốc gia “Thực trạng chính sách dân tộc, định hướng chính sách giai đoạn
2021 - 2025”.
Điều 2. Vụ Chính sách Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng các
Vụ, đơn vị liên quan thực hiện Kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Chính sách
Dân tộc, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT (b/cáo);
- Các Thứ trưởng,
PCN Ủy ban;
- Cổng TTĐT UBDT;
- Lưu VT, CSDT (05 bản).
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM
Phan Văn Hùng
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HỘI THẢO QUỐC GIA “THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC, ĐỊNH HƯỚNG
CHÍNH SÁCH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025”.
(Kèm theo Quyết định số 269/QĐ-UBDT
ngày 18/5/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân
tộc)
I. Chủ đề và mục
đích hội thảo
1. Chủ đề
“Thực trạng chính sách dân tộc, định
hướng chính sách dân tộc giai đoạn 2021 - 2025”.
2. Mục đích
- Đánh giá thực trạng các chính sách
đang có hiệu lực tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số đối với phát triển kinh tế
- xã hội của vùng; Xác định các vấn đề cần tập trung giải quyết của chính sách
đối với vùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn 2021-2015.
- Chia sẻ thông tin về thực trạng
chính sách dân tộc và tham vấn các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học,
chuyên gia... về ý tưởng ban hành chính sách dân tộc giai đoạn 2021 - 2025.
- Xây dựng và hoàn thiện báo cáo tổng
kết chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2018, định hướng chính sách giai đoạn
2021 - 2025, trình Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.
II. Thời gian, địa
điểm và thành phần hội thảo
1. Thời gian: Dự kiến tổ chức 01 ngày
vào tháng 9/2018.
2. Địa điểm: Tổ chức tại Hà Nội.
3. Chủ trì:
- Mời Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình
chủ trì hội thảo (nếu Phó Thủ tướng ủy quyền thì Lãnh đạo Ủy ban và Đại sứ quán
Alien chủ trì hội thảo).
4. Thành phần đại biểu:
+ Đại diện các Bộ, ngành, cơ quan
nghiên cứu;
+ Đại diện một số địa phương.
+ Đại diện một số nhà tài trợ (WB,
Alien...) và các tổ chức chính trị - xã hội.
(Tổng cộng khoảng 120 đại biểu).
III. Tài liệu hội
thảo
1. Báo cáo đánh giá thực trạng chính
sách dân tộc, định hướng chính sách giai đoạn 2021 - 2025 (do Vụ Chính sách Dân
tộc và nhóm chuyên gia thực hiện).
2. Các báo cáo chuyên đề về một số
lĩnh vực cần chú trọng quan tâm đối với vùng dân tộc thiểu số giai đoạn
2021-2025 của các Bộ, ngành trung ương, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ban Dân
vận trung ương, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội và các địa
phương đại diện các vùng, miền cả nước.
3. Báo cáo của các chuyên gia độc lập.
4. Báo cáo về thực trạng và giải pháp
bồi dưỡng nâng cao kiến thức công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc cho
cán bộ công chức, viên chức vùng DTTS&MN (Học viện Dân tộc thực hiện).
IV. Triển khai các
hoạt động tổ chức Hội thảo quốc gia “Thực trạng chính sách dân tộc, định hướng
chính sách giai đoạn 2021 - 2025”
1. Xây dựng
văn bản gửi Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình xin chủ trương
tổng kết chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2018, định hướng xây dựng chính
sách giai đoạn 2021 - 2025 đồng thời chỉ đạo các các Bộ ngành, địa phương tiến
hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2011 -
2018 và định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021 - 2025;
2. Rà
soát các chương trình, chính sách đề nghị các Bộ ngành tổng kết, báo cáo; Đề xuất
nội dung các Bộ ngành báo cáo, đề cương.
3. Đặt
bài viết chuyên đề theo từng chuyên ngành.
4. Tổng hợp
báo cáo các Bộ ngành và địa phương làm cơ sở xây dựng báo cáo quốc gia.
5. Tổ chức
các đoàn điều tra điểm tại địa phương.
5.1. Địa điểm khảo sát (tổ chức 04
đoàn điều tra, khảo sát điểm tại 5 tỉnh thuộc 4 vùng).
- Miền núi phía Bắc: Tỉnh Quảng Ninh,
dự kiến tháng 5/2018.
- Vùng duyên hải miền Trung: Tỉnh Quảng
Nam, dự kiến tháng 6/2018.
- Vùng Tây Nam bộ: Tỉnh Sóc Trăng dự kiến tháng 6/2018.
- Vùng Tây Nguyên: Tỉnh Kon Tum và
Gia Lai, dự kiến tháng 7/2018.
5.2. Thành phần đoàn công tác
- Trưởng đoàn: Lãnh đạo Vụ Chính sách
Dân tộc.
- Tham gia đoàn công tác gồm có 6 người:
Vụ Chính sách Dân tộc 03 người (1 lãnh đạo cấp Vụ, 2 cán bộ vụ CSDT) và Vụ Địa
phương II, III (đã bao gồm cả lái xe).
- Chuyên gia tư vấn: dự kiến 02 người.
5.3. Nội dung và đối tượng khảo sát
a) Nội dung
- Đánh giá tình hình thực hiện chương
trình 135 và các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh thuộc vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.
- Tổ chức 05 hội thảo kỹ thuật xin ý
kiến tại địa phương về tình hình thực hiện chương trình 135 và các chính sách
dân tộc trên địa bàn tỉnh thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Khảo sát ý tưởng xây dựng chính
sách dân tộc giai đoạn 2021 - 2025.
b) Đối tượng
- Đối tượng điều tra, khảo sát:
+ Tại cấp tỉnh: Làm việc với Sở,
ngành, Ban Dân tộc cấp tỉnh
+ Tại cấp xã: Làm việc với UBND xã, mời
đại diện lãnh đạo cơ quan dân tộc cấp huyện
+ Khảo sát hộ gia đình người, dân tộc
thiểu số, mô hình phát triển kinh tế xã hội,...
Thời gian đoàn đi công tác dự kiến mỗi
tỉnh 5 ngày (dự kiến mỗi tỉnh đi 02 huyện, mỗi huyện đi 02 xã, mỗi xã đi 02
thôn).
VI. Nguồn kinh phí
1. Nguồn kinh phí Dự án EMPS:
- Thuê chuyên gia xây dựng báo cáo (bao
gồm tiền chi phí đi lại và tiền công).
- Tổ chức 01 hội thảo cấp quốc gia tại
Hà Nội (bao gồm tiền hội trường, công tác phí cho đại biểu ngoại tỉnh, ăn trưa
cho đại biểu tại chỗ, văn phòng phẩm, chi trả bài tham luận tại Hội thảo quốc
gia).
- Đặt các báo cáo chuyên đề phục vụ
xây dựng báo cáo tổng hợp.
2. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước
2.1. Nguồn kinh
phí các đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình 135
và chính sách Dân tộc năm 2018 theo Quyết định số 210/QĐ-UBDT
ngày 18/4/2018 (136.250.000 đồng - Một trăm ba mươi sáu triệu hai
trăm năm mươi nghìn đồng chẵn), bao gồm:
+ Tiền chi phí đi lại (bao gồm vé máy
bay + ô tô) của cán bộ Ủy ban Dân tộc tham gia đoàn công tác.
+ Tiền công tác phí cho cán bộ Ủy ban
Dân tộc tham gia đoàn công tác.
2.2. Nguồn kinh
phí chi thường xuyên năm 2018 của Ủy ban Dân tộc: Tiền chi tổ chức hội thảo kỹ
thuật tại 05 tỉnh đoàn khảo sát, (khoảng 17.125.000 - Mười bảy triệu một trăm hai lăm
nghìn đồng chẵn).
VII. Tổ chức thực
hiện
- Vụ Chính sách Dân tộc: Chịu trách
nhiệm triển khai các nội dung của Kế hoạch này.
- Văn phòng Ủy ban: Bố trí kinh phí,
chuẩn bị phương tiện (ô tô) đi lại các tỉnh; ký công văn gửi các tỉnh về kế hoạch
đoàn công tác.
- Vụ Hợp tác Quốc tế phối hợp với Vụ Chính sách Dân tộc đặt bài viết chuyên đề với các tổ chức
quốc tế liên quan.
- Các Vụ Địa phương II, III cử cán bộ
tham gia, hỗ trợ đoàn công tác.
- Học viện Dân tộc hoàn thành 02 đề
tài: (01) Hệ thống hóa đánh giá các nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc ở
Việt Nam từ năm 1986 đến nay; (02) Báo cáo về thực trạng và giải pháp bồi dưỡng,
nâng cao kiến thức công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc cho cán bộ,
công chức, viên chức vùng DTTS&MN theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày
14/3/2016; Chuyển giao cho Vụ Chính sách Dân tộc trước tháng 8/2018 để làm kênh
thông tin xây dựng báo cáo chính Hội thảo quốc gia.
- Dự án EMPS: Bố trí kinh phí hỗ trợ,
phối hợp với Vụ CSDT lựa chọn chuyên gia xây dựng báo cáo, các công tác hậu cần
tổ chức hội thảo quốc gia./.