|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Nghị định 13/2017/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc
Số hiệu:
|
13/2017/NĐ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị định
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Xuân Phúc
|
Ngày ban hành:
|
10/02/2017
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Nghị định 13/2017/NĐ-CP quy định vị trí, chức năng của Ủy ban Dân tộc, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Dân tộc và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc được ban hành ngày 10/02/2017.
- Theo Nghị định số 13/2017 thì Ủy ban dân tộc là cơ quang ngang bộ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong cả nước và quản lý các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban dân tộc.
- Cơ cấu tổ chức của Ủy ban dân tộc theo Nghị định 13/NĐ-CP gồm có 18 cơ quan là:
+ Các Vụ như Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Tổng hợp; Vụ Chính sách dân tộc; Vụ Dân tộc thiểu số; Vụ Tuyên truyền và các Vụ Địa phương I, II, III.
+ Các cơ quan, bộ phận khác như Thanh tra; Văn phòng; Học viện Dân tộc; Trung tâm Thông tin; Báo Dân tộc và Phát triển; Tạp chí Dân tộc và Nhà khách Dân tộc.
- Nghị định 13/2017 quy định rõ một số nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dân tộc như:
+ Trình các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định theo chương trình xây dựng pháp luật của Chính phủ hoặc theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
+ Trình ban hành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; các chính sách dân tộc, các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội hỗ trợ giảm nghèo; chính sách đầu tư, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Trình ban hành chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc; phối hợp trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách thu hút cán bộ, công chức, viên chức tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; hướng dẫn xây dựng những điển hình tiên tiến và kiểm tra tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, cấp huyện.
+ Điều tra, khảo sát, nghiên cứu, tổng hợp về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc, thành phần dân tộc, tên gọi, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và những vấn đề khác về dân tộc.
+ Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; thực hiện các dịch vụ công trong phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc.
+ Và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Nghị định số 13/CP.
Nghị định 13/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc có hiệu lực ngày 26/03/2017.
CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 13/2017/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 02
năm 2017
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY
ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP
ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Ủy ban Dân tộc;
Chính
phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Ủy ban Dân tộc.
Điều 1. Vị trí và
chức năng
Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang bộ của
Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm
vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ
và quyền hạn
Ủy ban Dân tộc thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ
quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo
nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương
trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự
án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công
trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực do Ủy ban Dân tộc
quản lý.
3. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ ban hành các chính sách dân tộc, chính sách đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát
triển kinh tế - xã hội hỗ trợ giảm nghèo ở các xã, thôn, bản
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng
dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng sâu, vùng xa,
vùng núi cao; các chính sách đầu tư, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; các chính sách, dự án hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; các chính sách,
dự án bảo tồn và phát triển đối với các nhóm dân tộc thiểu
số rất ít người và tổ chức thực hiện các chính sách,
chương trình, dự án, đề án sau khi ban hành.
4. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ ban hành chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
chính sách đặc thù đối với cán bộ, công chức trong hệ thống
cơ quan làm công tác dân tộc; phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng, trình cấp có thẩm
quyền ban hành chính sách thu hút, tăng cường cán bộ, công chức, viên chức công
tác tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
5. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo
quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về công tác dân tộc theo phân công.
6. Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ,
cơ quan có liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách phát triển nguồn
nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số, nâng cao dân trí ở
vùng dân tộc thiểu số; chính sách để đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện
quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và
phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình; chính sách đầu tư, phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo đáp ứng
về cơ sở vật chất để phục vụ công tác giáo dục, đào tạo cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
7. Trình cấp có thẩm quyền ban hành
hoặc ban hành theo thẩm quyền tiêu chí xác định thành phần
dân tộc, danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam; tiêu chí phân định vùng dân
tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển, danh mục
phân định các xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển,
danh mục các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc vùng khó khăn, đặc biệt
khó khăn.
8. Ban hành các thông tư, quyết định,
chỉ thị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc;
kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương ban hành có liên quan đến lĩnh vực công
tác dân tộc; được cơ quan chủ trì thẩm định mời tham gia thẩm định dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật quan trọng do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ chủ trì soạn thảo có liên
quan trực tiếp đến thực hiện chính sách dân tộc.
9. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án, công trình quan trọng
quốc gia, quyết định, chỉ thị đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc.
10. Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội sơ
kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc, báo cáo
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định kỳ và đột xuất theo quy định; rà soát việc
thực hiện chính sách dân tộc ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
và ở các địa phương; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền
ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách dân tộc cho phù hợp với tình
hình thực tế và yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước.
11. Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng những
điển hình tiên tiến là tập thể, cá nhân tiêu biểu, người có uy tín ở vùng dân tộc
thiểu số; khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng
các tập thể và cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong
lao động, sản xuất, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh, trật
tự và gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
ở vùng dân tộc thiểu số.
12. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và
kiểm tra việc tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, cấp huyện;
tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa đại biểu dân tộc thiểu
số, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và các sự kiện khác liên
quan đến công tác dân tộc nhằm tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc Việt
Nam.
13. Tuyên truyền,
vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy những phong tục,
tập quán và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban
Dân tộc; phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng
và tổ chức thực hiện các đề án, dự án tăng cường công tác
truyền thông, đưa thông tin về cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, truyền
phát trực tuyến các kênh phát thanh, truyền hình dân tộc
trên mạng Internet; phối hợp thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho đồng bào
dân tộc thiểu số.
14. Tổ chức, chỉ đạo nghiên cứu khoa
học, những vấn đề chiến lược, cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính
sách dân tộc; nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn công tác dân tộc; ứng dụng,
chuyển giao khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường cho
vùng dân tộc và miền núi; các hoạt động thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin
trong lĩnh vực công tác dân tộc đối với hệ thống cơ quan
làm công tác dân tộc và địa bàn vùng dân tộc thiểu số
và miền núi.
15. Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình
hình vùng dân tộc thiểu số, tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc ở các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương, đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề liên
quan đến công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số.
16. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống
kê thuộc phạm vi quản lý nhà nước về công tác dân tộc, hệ thống cơ sở dữ liệu về
công tác dân tộc, bộ dữ liệu về các dân tộc thiểu số Việt
Nam.
17. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu, tổng
hợp về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc, thành phần dân tộc,
tên gọi, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và những vấn đề khác về dân tộc.
18. Phối hợp với các bộ, cơ quan có
liên quan trong việc lập kế hoạch, trình Chính phủ phân bổ nguồn lực giảm nghèo
và các nguồn lực khác cho các địa phương vùng dân tộc thiểu số; thẩm định hoặc tham gia thẩm định các chương trình, dự
án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số theo quy
định của pháp luật.
19. Hợp tác quốc
tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật; phối hợp với các tổ chức, cá
nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về
công tác dân tộc, thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
và đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; quản lý, chỉ đạo hoặc tham
gia thực hiện các chương trình, dự án do nước ngoài, tổ chức quốc tế tài trợ, đầu
tư vào vùng dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
20. Quyết định và tổ chức thực hiện kế
hoạch cải cách hành chính, công khai các loại thủ tục hành
chính thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; thực hiện các nhiệm vụ khác về cải cách hành chính theo quy định của pháp luật.
21. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
chính sách, pháp luật trong lĩnh vực công tác dân tộc; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
của công dân; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý
vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.
22. Tiếp đón,
thăm hỏi và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương giải quyết nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ, chính sách và
quy định của pháp luật.
23. Quản lý nhà nước các dịch vụ công
thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực quản
lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.
24. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên
chế công chức, viên chức, người lao động; vị trí việc làm,
cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,
điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, thôi
việc, nghỉ hưu, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối
với cán bộ, công chức, viên chức do Ủy ban Dân tộc quản lý
theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ban hành tiêu chuẩn chức danh
lãnh đạo, quản lý cơ quan làm công tác dân tộc thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong việc hướng dẫn quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống
chính trị.
25. Xây dựng dự toán ngân sách hàng
năm; phối hợp với Bộ Tài chính lập, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách theo
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để trình Chính phủ; quản lý, tổ chức thực
hiện và quyết toán ngân sách nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân sách
nhà nước, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.
26. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ
chức
1. Vụ Kế hoạch -
Tài chính;
2. Vụ Tổ chức cán bộ;
3. Vụ Pháp chế;
4. Vụ Hợp tác quốc tế;
5. Thanh tra;
6. Văn phòng;
7. Vụ Tổng hợp;
8. Vụ Chính sách dân tộc;
9. Vụ Tuyên truyền;
10. Vụ Dân tộc thiểu số;
11. Vụ Địa phương I;
12. Vụ Địa phương II;
13. Vụ Địa phương III;
14. Học viện Dân tộc;
15. Trung tâm Thông tin;
16. Báo Dân tộc và Phát triển;
17. Tạp chí Dân tộc;
18. Nhà khách Dân tộc.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 13 là các đơn vị giúp Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
các đơn vị quy định từ khoản 14 đến khoản 18 là các đơn vị
sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban
Dân tộc.
Các đơn vị: Vụ Kế
hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách dân tộc, Vụ Địa phương II,
Vụ Địa phương III có 02 Phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 01
Phòng; Văn phòng Ủy ban Dân tộc có 05
Phòng và Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh; Thanh tra Ủy ban Dân tộc có 04 Phòng.
Điều 4. Hiệu lực
thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành
từ ngày 26 tháng 3 năm 2017.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số
84/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân
tộc.
Điều 5. Trách nhiệm
thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng
Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng
Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng
Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của
Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính
Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các
đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý
TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (3).
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
Nghị định 13/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc
THE
GOVERNMENT
-------
|
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No.
13/2017/ND-CP
|
Hanoi,
February 10, 2017
|
DECREE DEFINING
THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE COMMITTEE FOR
ETHNIC MINORITY AFFAIRS Pursuant to the June 19, 2015
Law on Organization of the Government; Pursuant to the Government’s Decree
No. 123/2016/ND-CP of September 1, 2016, defining the functions, tasks, powers
and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies; Pursuant to the Government’s
Decree No. 05/2011/ND-CP of January 14, on ethnic minority work; At the proposal of the
Minister-Chairperson of the Committee for Ethnic Minority Affairs; The Government promulgates
the Decree defining the functions, tasks, powers and organizational structure
of the Committee for Ethnic Minority Affairs. Article 1. Position and functions ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 2. Tasks and powers The Committee for
Ethnic Minority Affairs has the tasks and powers specified in the Government’s
Decree No. 123/2016/ND-CP of September 1, 2016, defining the functions, tasks,
powers and organizational structures of ministries and ministerial-level
agencies, and the following specific tasks and powers: 1. To submit to the
Government draft laws and resolutions of the National Assembly, draft
ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and
draft decrees of the Government according to approved annual lawmaking programs
and plans of the Government, and resolutions, projects and schemes as assigned
by the Government or the Prime Minister. 2. To submit to the
Government strategies, master plans, long-term, five-year and annual plans, and
national important projects and works in the fields under its management. 3. To submit to the
Government or the Prime Minister for promulgation policies on ethnic minority
affairs, particular policies, programs, projects and schemes to support
socio-economic development and poverty reduction in socio-economic difficulty-
or extreme socio-economic difficulty-hit communes, villages and hamlets of
ethnic minority and mountainous areas, border communes, communes in former
safety zones, and deep-lying, remote and high mountainous areas; policies on
investment and support to stabilize the lives of ethnic minority people;
policies and projects to support inhabitants in ethnic minority and extreme
difficulty-hit areas; policies and projects on conservation and development of
ethnic minority groups with a very small population, and to organize the
implementation of these policies, programs, projects and schemes once they are
promulgated or approved. 4. To submit to the
Government or the Prime Minister for promulgation policies toward prestigious
persons in ethnic minority communities; and particular policies for cadres and
civil servants of ethnic minority affairs agencies; to coordinate with the
Ministry of Home Affairs in formulating and submitting to competent authorities
for promulgation policies to attract and increase the number of cadres, civil
servants and public employees to work in ethnic minority and mountainous areas. 5. To submit to the
Prime Minister draft decisions, directives and other documents on ethnic
minority affairs as assigned. 6. To assume the prime
responsibility for, or coordinate with related ministries and agencies in,
submitting to competent authorities for promulgation policies on development of
human resources in ethnic minority and mountainous areas; policies on training,
retraining and employment of ethnic minority officials and on raising the
intellectual level in ethnic minority areas; policies for ethnic minority
people to exercise the right to use their spoken and written languages,
preserve national identity and promote their fine customs, habits, traditions
and cultures; and policies to invest in and develop education and training
institutions to meet requirements on physical foundations in service of education
and training work in ethnic minority and mountainous areas. 7. To submit to
competent authorities for promulgation, or to promulgate according to its
competence, criteria for identifying ethnic minority groups and the list of
Vietnamese ethnic minority groups; criteria for identifying ethnic minority and
mountainous areas based on development level, list of ethinic minority and
mountainous communes and villages identified based on development level, and
list of ethnic minority and mountainous communes in difficulty- and extreme
difficulty-hit areas. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 9. To direct, guide,
examine and organize the implementation of legal documents, strategies, master
plans, plans, policies, programs, projects, schemes, national important works,
decisions and directives within the scope of its state management once they are
promulgated or approved. 10. To assume the
prime responsibility for, or coordinate with ministries, ministerial- level
agencies, government-attached agencies and socio-political organizations in, conducting
preliminary and final reviews and assessment of the implementation of the
Party’s undertakings, lines and policies and the State’s laws related to ethnic
minority affairs; to regularly or irregularly report thereon to the Government
or the Prime Minister in accordance with law; to review the implementation of
ethnic minority policies at ministries, ministerial-level agencies and
government-attached agencies and in localities; to propose competent agencies
to promulgate, amend and supplement ethnic minority policies in line with the
practical situation and requirements and tasks concerning ethnic minority work
of the Party and the State. 11. To direct and
guide the development of advanced models being typical collectives and
individuals and prestigious persons in ethnic minority areas; to commend
according to its competence or propose competent authorities to commend typical
collectives and individuals with outstanding achievements in work, production,
construction, socio-economic development, security and social order
maintenance, and implementation of the Party’s lines and policies and the
State’s laws in ethnic minority areas. 12. To direct, guide
and examine the organization of provincial- and district-level congresses of
delegates of ethnic minority groups; to conduct activities to exchange and
share experiences among ethnic minority delegates and prestigious persons in
ethnic minority communities and hold other events related to ethnic minority
affairs in order to strengthen Vietnam’s national great unity bloc. 13. To disseminate,
and mobilize ethnic minority people to implement, the Party’s undertakings,
lines and policies and the State’s laws and promote their fine customs, habits
and traditions; to conduct law dissemination and education within the scope of
its state management; to coordinate with related ministries and sectors in
formulating and implementing plans and projects to increase communication and
information in ethnic minority and mountainous areas and broadcast ethnic
minority radio and television channels on the internet; to coordinate in the
implementation of the legal aid policy for ethnic minority people. 14. To organize and
direct scientific studies on strategic, basic and urgent issues concerning
ethnic minority affairs and policies; to conduct theoretical research and practical
review of ethnic minority work, the application and transfer of scientific and
technological advances and environmental protection in ethnic minority and
mountainous areas, the application of information technology in ethnic minority
work for ethnic minority affairs agencies and ethnic minority and mountainous
areas. 15. To monitor,
examine and summarize the situation in ethnic minority areas and the
performance of ethnic minority tasks at ministries, ministerial-level agencies
and government- attached agencies and in localities; to propose competent
agencies to consider and settle matters related to ethnic minority affairs and
people. 16. To develop a
system of statistical indicators within the scope of state management of ethnic
minority affairs, a database on ethnic minority affairs and a set of data on
Vietnam’s ethnic minority groups. 17. To investigate,
survey, study and summarize the situation of ethnic minority groups, their
socio-economic development status, names, customs and habits and other related
matters. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 19. To carry out
international cooperation in the domains under its state management in
accordance with law; to coordinate with foreign organizations and individuals
and international organizations in studying and sharing experience in ethnic
minority affairs, attracting resources to support development investment for
ethnic minority areas and socio-economic difficulty- and extreme socio-economic
difficulty-hit areas in accordance with law; to manage, direct or participate
in the implementation of programs and projects funded or invested by foreign
parties or international organizations in ethnic minority areas in accordance
with law. 20. To decide on and
organize the implementation of its administrative reform plan and publicize
administrative procedures related to ethnic minority affairs; to perform other
administrative reform tasks in accordance with law. 21. To inspect and
examine the implementation of policies and laws in ethnic minority affairs; to
settle complaints, denunciations and petitions of citizens; to prevent and
fight corruption and negative practices and handle violations of law in the
domains under its state management in accordance with law. 22. To receive and
visit, and coordinate with ministries, sectors and localities in fulfilling
aspirations of, ethnic minority people in accordance with regulations, policies
and law. 23. To perform the state
management of public services related to ethnic minority affairs; to provide
public services in the domains under its state management in accordance with
law. 24. To manage its
apparatus and payroll of civil servants, positions and structure of public
employees according to professional titles and the number of employees of
public non-business units; to decide on the appointment, re-appointment,
transfer, rotation, relief from duty, resignation, seconding, commendation,
disciplining, dismissal, retirement of, and implement the salary regime and
treatment regimes and policies toward, cadres, civil servants and public
employees under its management as prescribed by law; to issue criteria for
holders of leading and managerial titles at ethnic minority affairs agencies
under provincial-level People’s Committees; to coordinate with related
functional agencies in guiding the planning, training, retraining, employment
and management of cadres being ethnic minority people within the political
system. 25. To make annual
budget estimates; to coordinate with the Ministry of Finance in formulating and
synthesizing budget revenue-expenditure estimates by sector and domain under
its management for submission to the Government; to manage, organize the
disbursement of, and settle state budget funds; to perform other tasks related
to state budget, finance and assets in accordance with law. 26. To perform other
tasks and exercise other powers assigned by the Government or the Prime
Minister and in accordance with law. Article 3. Organizational structure ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. The Organization
and Personnel Department. 3. The Legal Affairs
Department. 4. The International
Cooperation Department. 5. The Inspectorate. 6. The Office. 7. The General Affairs
Department. 8. The Department for
Ethnic Minority Policies. 9. The Propaganda
Department. 10. The Ethnic
Minority Department. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 12. Local Affairs
Department II. 13. Local Affairs
Department III. 14. The Ethnology
Institute. 15. The Information
Center. 16. The Ethnic
Minority and Development Newspaper. 17. The Ethnic
Minority Review; 18. The Ethnic
Minority Guest House. The units specified in
Clauses 1 thru 13 of this Article are units assisting the Minister- Chairperson
of the Committee for Ethnic Minority Affairs in performing the state management
function; the units specified in Clauses 14 thru 18 are non-business units
serving the state management function of the Committee for Ethnic Minority
Affairs. The Planning-Finance
Department, the Department for Ethnic Minority Policies, Local Affairs
Department II and Local Affairs Department III may organize 2 divisions; the
Organization and Personnel Department, 1 division; the Office, 5 divisions, and
the Representative Office in Ho Chi Minh City and the Inspectorate, 4
divisions. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. This Decree takes
effect on March 26, 2017. 2. This Decree
replaces the Government’s Decree No. 84/2012/ND-CP of October 12, 2012, defining
the functions, tasks, powers and organizational structure of the Committee for
Ethnic Minority Affairs. Article 5.
Implementation responsibility Ministers, heads of
ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and
chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement this
Decree.- ON BEHALF OF
GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Xuan Phuc
Nghị định 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc
11.557
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI,
HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Nội dung sửa đổi, hướng dẫn
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung thay
thế tương ứng;
<Nội dung> =
Không có nội dung thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Không có
nội dung bị thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
- TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
-

-

|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
TP. HCM, ngày 29/09/2021
Đừng để Rủi Ro Pháp Lý theo sau Covid
Thưa Quý Khách,
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT làm việc tại trụ sở từ 01/10.
Là sản phẩm online, thời gian qua 90% nhân sự làm tại nhà, 10% làm “3 tại chỗ” ở trụ sở.
Dù có thế mạnh làm online, nhưng 10% tại trụ sở 90% tại nhà không phải là mô hình phục vụ tốt nhất.
Từ 01/10, TP. HCM làm việc bình thường mới, chúng ta sẽ tăng dần tỷ lệ làm tại trụ sở.
Giúp khách hàng Loại Rủi Ro Pháp Lý và Nắm Cơ Hội Làm Giàu từ chính sách pháp luật mới, là một phần sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
“… loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”
******

Xin chân thành cảm ơn Thành viên đã sử dụng www.ThuVienPhapLuat.vn
- Tài khoản của Quý Khách đã bị đăng xuất trên thiết bị này do số người sử dụng đã vượt số lượng được phép đăng nhập trong cùng một thời điểm
- Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đăng nhập và đổi mật khẩu để tiếp tục sử dụng
- Nếu cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu nâng cấp tài khoản vui lòng liên hệ:
- Tổng đài (028) 3930 3279
- Hotline: 0906 22 99 66 / 0838 22 99 66
- Mong Quý Khách thông cảm vì sự bất tiện này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành cảm ơn!
Tài khoản của Quý Khách hiện đã có thiết bị khác đang đăng nhập.
Để có thể tiếp tục truy cập Quý Khách có muốn đăng xuất khỏi thiết bị đã đăng nhập trước đó ra không?
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|