ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2678/QĐ-UBND
|
Phú Thọ, ngày 10
tháng 10 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị
định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng
dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số
356/KH-UBND ngày 29/01/2022 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc rà soát, đánh giá thủ
tục hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 151/TTr-SNN ngày
04/10/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thông qua phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành
chính lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc thẩm quyền giải
quyết của cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Chi tiết có Phụ lục đính kèm
theo).
Điều 2. Tổ
chức thực hiện.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn dự thảo văn bản thực thi theo phương án đơn giản hóa thủ tục hành
chính đã được thông qua.
2. Văn phòng UBND tỉnh có trách
nhiệm kiểm tra, đôn đốc sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định
này.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban
hành. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; các tổ chức
và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Cục KSTTHC-VPCP;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, PCVP(Ô. Bảo);
- VNPT Phú Thọ;
- P. HC-TC, TT.PV HCC;
- CV: NC1,2 ,3, NN1;
- Lưu: VT, NC4.
|
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Quang
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2678/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2022 của
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ)
1. Thủ tục:
cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh nông lâm thủy sản.
1.1 Nội dung đơn giản
hóa: cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đã được Chủ
tịch UBND tỉnh Phú Thọ công bố tại Danh mục TTHC các lĩnh vực ngành Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ (ban hành kèm theo Quyết định số 2607/QĐ-UBND ngày 13/10/2021) và phê
duyệt tại quy trình nội bộ giải quyết các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết, phạm
vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (ban hành
kèm theo số 1591/QĐ-UBND ngày 21/7/2020). Phương án cắt giảm cụ thể như sau:
+ Đối với cơ sở đã được thẩm
định và xếp loại A hoặc B: cắt giảm từ 07 ngày xuống còn 05 ngày làm việc kể
từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Đối với cơ sở chưa được thẩm
định và xếp loại A hoặc B: cắt giảm từ 15 ngày xuống còn 13 ngày làm việc kể
từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lý do: theo quy định
tại điểm c, khoản 4, Điều 17 Thông tư số 38/2018/TT- BNNPTNT ngày 25/12/2018 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm
thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: thời hạn cơ
quan có thẩm quyền quyết định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản là: “07 ngày làm
việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức chức đi
thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp giấy chứng
nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời gian 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở
chưa được thẩm định, xếp loại)…”. Tuy nhiên, thực tế thực hiện, giải quyết
TTHC nêu trên hiện nay có thể rút ngắn 02 ngày (tại bước thẩm định hồ sơ, kiểm
tra thực tế tại cơ sở của cơ quan có thẩm quyền), cụ thể: từ 07 ngày giảm xuống
còn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với cơ sở đã được
thẩm định và xếp loại A hoặc B) và từ 15 ngày giảm xuống còn 13 ngày làm việc
kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Đối với cơ sở chưa được thẩm định và xếp loại
A hoặc B). Do:
+ Hệ thống hạ tầng công nghệ
thông tin trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng, hoàn thiện, kết nối liên thông
các cơ quan, đơn vị, địa phương. Việc giải quyết TTHC trong nội bộ các cơ quan
đã được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng. Đồng thời, việc áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động quản lý của
các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay, cũng góp phần giúp cho cán bộ, công
chức có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ, giải quyết TTHC và quản lý công việc
được khoa học và hiệu quả hơn; tận dụng tối đa thời gian lao động.
+ Việc cắt giảm thời gian 02
ngày, trong quá trình giải quyết TTHC tại bước thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế
của cơ quan có thẩm quyền sẽ giảm thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân; tăng
cường trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TTHC. Qua đó,
góp phần nâng cao chỉ số hài lòng của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC tại cơ
quan hành chính nhà nước.
1.2 Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi nội dung quy định về thời hạn giải quyết
TTHC tại điểm c, khoản 4, Điều 17 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày
25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định,
chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện
an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
1.3 Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Cắt giảm thời gian thực hiện
TTHC, thời gian chờ đợi giải quyết TTHC của tổ chức, cá nhân.
- Nâng cao trách nhiệm của cơ
quan, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình giải quyết TTHC.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa:
+ Đối với cơ sở đã được thẩm
định và xếp loại A hoặc B: 124.457,00 đồng/năm.
+ Đối với cơ sở chưa được thẩm
định và xếp loại A hoặc B: 378.932,00 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa:
+ Đối với cơ sở đã được thẩm
định và xếp loại A hoặc B: 124.457,00 đồng/năm.
+ Đối với cơ sở chưa được thẩm
định và xếp loại A hoặc B: 217.314,00 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm:
+ Đối với cơ sở đã được thẩm
định và xếp loại A hoặc B: 0 đồng/năm.
+ Đối với cơ sở chưa được thẩm
định và xếp loại A hoặc B: 161.797,00 đồng/năm.
2. Thủ tục:
cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản (Trường hợp trước
06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy
chứng nhận ATTP hết hạn)
2.1 Nội dung đơn giản
hóa: cắt giảm thời hạn giải quyết TTHC đã được Chủ tịch UBND tỉnh Phú
Thọ công bố tại Danh mục TTHC các lĩnh vực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (ban
hành kèm theo Quyết định số 2607/QĐ-UBND ngày 13/10/2021) và phê duyệt tại quy
trình nội bộ giải quyết các thuộc thẩm quyền giải quyết, phạm vi quản lý của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (ban hành kèm theo số
1591/QĐ-UBND ngày 21/7/2020). Phương án cắt giảm cụ thể như sau:
+ Đối với cơ sở đã được thẩm
định và xếp loại A hoặc B: cắt giảm từ 07 ngày xuống còn 05 ngày làm việc kể
từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Đối với cơ sở chưa được thẩm
định và xếp loại A hoặc B: cắt giảm từ 15 ngày xuống còn 13 ngày làm việc kể
từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lý do: theo quy định
tại điểm a, khoản 5 và điểm c, khoản 4, Điều 17 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT
ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định,
chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện
an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: thời hạn cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản
là: “07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc
tổ chức chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở
và cấp giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời gian 15 ngày làm việc
(trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại)…”. Tuy nhiên, thực tế thực
hiện, giải quyết TTHC nêu trên hiện nay có thể rút ngắn 02 ngày (tại bước thẩm
định hồ sơ, kiểm tra thực tế tại cơ sở của cơ quan có thẩm quyền), cụ thể: từ 7
ngày giảm xuống còn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với
cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B) và từ 15 ngày giảm xuống còn
13 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Đối với cơ sở chưa được thẩm
định và xếp loại A hoặc B). Do:
+ Hệ thống hạ tầng công nghệ
thông tin trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng, hoàn thiện, kết nối liên thông
các cơ quan, đơn vị, địa phương. Việc giải quyết TTHC trong nội bộ các cơ quan
đã được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng. Đồng thời, việc áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động quản lý của
các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay, cũng góp phần giúp cho cán bộ, công
chức có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ, giải quyết TTHC và quản lý công việc
được khoa học và hiệu quả hơn; tận dụng tối đa thời gian lao động.
+ Việc cắt giảm thời gian 02
ngày, trong quá trình giải quyết TTHC tại bước thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế
của cơ quan có thẩm quyền sẽ giảm thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân; tăng
cường trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TTHC. Qua đó,
góp phần nâng cao chỉ số hài lòng của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC tại cơ
quan hành chính nhà nước.
2.2 Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi nội dung quy định về thời hạn giải quyết
TTHC tại điểm a, khoản 5 và điểm c, khoản 4, Điều 17 Thông tư số
38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông,
lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.3 Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Cắt giảm thời gian thực hiện
TTHC, thời gian chờ đợi giải quyết TTHC của tổ chức, cá nhân.
- Nâng cao trách nhiệm của cơ
quan, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình giải quyết TTHC.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa:
+ Đối với cơ sở đã được thẩm
định và xếp loại A hoặc B: 124.457,00 đồng/năm.
+ Đối với cơ sở chưa được thẩm
định và xếp loại A hoặc B: 378.932,00 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa:
+ Đối với cơ sở đã được thẩm
định và xếp loại A hoặc B: 124.457,00 đồng/năm.
+ Đối với cơ sở chưa được thẩm
định và xếp loại A hoặc B: 217.314,00 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm:
+ Đối với cơ sở đã được thẩm
định và xếp loại A hoặc B: 0 đồng/năm.
+ Đối với cơ sở chưa được thẩm
định và xếp loại A hoặc B: 161.797,00 đồng/năm.
(chi
tiết tại biểu mẫu 03/SCM-KSTT)