ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2536/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long, ngày
09 tháng 11 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG
LĨNH VỰC TRẺ EM THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ LAO ĐỘNG –
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương
ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị
định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định
số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Quyết định số
847/QĐ-LĐTBXH ngày 09/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực trẻ em thuộc phạm vi
chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 275/TTr-SLĐTBXH ngày
07/11/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 06 (Sáu) thủ tục hành chính mới ban
hành trong lĩnh vực Trẻ em thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2.
Giao Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ sau:
- Niêm yết, công khai thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục
hành chính, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, Bộ phận Một cửa cấp
huyện, cấp xã.
- Căn cứ cách thức thực hiện của
từng thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này bổ sung vào Danh mục thủ
tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Danh mục
thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu
chính công ích.
- Xây
dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong thời hạn chậm nhất là
10 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tổ
chức thực hiện đúng nội dung thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định
này
Điều 3. Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Thủ
trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết
định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- TT PVHCC; Phòng VH-XH;
- Lưu: VT, 1.12.08.
|
CHỦ TỊCH
Lữ Quang Ngời
|
PHỤ LỤC
(Kèm theo Quyết định số 2536/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm
2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI
BAN HÀNH
TT
|
Mã TTHC
|
Tên thủ tục hành chính
|
Thời hạn giải quyết
|
Địa điểm thực hiện
|
Phí, lệ phí
|
Căn cứ pháp lý
|
LĨNH VỰC TRẺ EM
|
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP
TỈNH, HUYỆN, XÃ
|
1
|
1.004946. H61
|
Áp dụng các biện pháp can thiệp
khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại
cho trẻ em
|
12 giờ
|
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua
điện thoại đến Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan Lao động - Thương
binh và Xã hội các cấp hoặc cơ quan Công an các cấp hoặc UBND cấp xã nơi xảy
ra vụ việc
Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp; Công an các cấp;
UBND cấp xã; người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp; cơ quan công an các cấp;
UBND cấp xã; người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.
|
Không
|
- Luật Trẻ em năm 2016;
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP
ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.
|
2
|
1.004944. H61
|
Chấm dứt việc chăm sóc thay
thế cho trẻ em
|
05 ngày làm việc
|
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua
dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh
Long (Quầy Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), địa chỉ: Số 12C, đường Hoàng
Thái Hiếu, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; Bộ phận Một cửa cấp
huyện, cấp xã.
Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND cấp huyện; UBND cấp
xã.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND cấp huyện,
Chủ tịch UBND cấp xã; người có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc chăm sóc
thay thế cho trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội.
|
Không
|
- Luật Trẻ em năm 2016;
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP
ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.
|
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP
XÃ
|
1
|
2.001947. H61
|
Phê duyệt kế hoạch hỗ trợ,
can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ
rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
|
07 ngày làm việc
|
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua
điện thoại đến Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan Lao động – Thương
binh và Xã hội các cấp hoặc cơ quan Công an các cấp hoặc UBND cấp xã nơi xảy
ra vụ việc.
|
Không
|
- Luật Trẻ em năm 2016;
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP
ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.
|
2
|
1.004941. H61
|
Đăng ký nhận chăm sóc thay thế
cho trẻ em đối với cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế
không phải là người thân thích của trẻ em
|
15 ngày làm việc
|
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua
dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp
xã nơi cư trú.
|
Không
|
- Luật Trẻ em năm 2016;
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP
ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.
|
3
|
2.001944. H61
|
Thông báo nhận chăm sóc thay
thế cho trẻ em đối với cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế
là người thân thích của trẻ em
|
15 ngày làm việc
|
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua
dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp
xã nơi cư trú.
|
Không
|
- Luật Trẻ em năm 2016;
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP
ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.
|
4
|
2.001942. H61
|
Chuyển trẻ em đang được chăm
sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc
thay thế
|
25 ngày làm việc
|
- Đối với cơ sở trợ giúp xã hội
thuộc trách nhiệm quản lý cấp tỉnh: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu
chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long (Quầy Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội), địa chỉ: Số 12C, đường Hoàng Thái Hiếu,
phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
- Đối với cơ sở trợ giúp xã hội
thuộc trách nhiệm quản lý cấp huyện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu
chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và
UBND cấp huyện.
|
Không
|
- Luật Trẻ em năm 2016;
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP
ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC
TRẺ EM
I. THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, HUYỆN, XÃ
1. Áp dụng
các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường
hoặc người gây tổn hại cho trẻ em
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Các cơ quan, tổ chức,
cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi
xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo ngay
cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan Lao động - Thương
binh và Xã hội các cấp hoặc cơ quan công an các cấp hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi xảy ra vụ việc (nơi tiếp nhận thông tin).
Bước 2: Nơi tiếp nhận thông tin
có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị
xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định
số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
Bước 3: Cơ quan Lao động -
Thương binh và Xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú thực hiện việc kiểm tra tính xác thực
về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với
trẻ em. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện khi được yêu cầu.
Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc chỉ đạo người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã
tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của trẻ em (theo Mẫu số
02 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ) để có cơ sở áp dụng
hoặc không áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp.
Bước 5: Trường hợp trẻ em được
xác định có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm thì trong vòng 12 giờ từ khi nhận thông tin, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã, cơ quan , tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp can
thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn
hại cho trẻ em.
b) Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc qua điện thoại
- Các cơ quan, tổ chức, cơ sở
giáo dục, gia đình, cá nhân thông báo ngay (gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại)
cho nơi tiếp nhận thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị
xâm hại.
- Cơ quan Lao động - Thương
binh và Xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trực tiếp thực hiện, áp dụng các biện pháp can
thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn
hại cho trẻ em.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ
- Thành phần hồ sơ
+ Báo cáo tiếp nhận thông tin
trẻ em (do Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan Lao động -
Thương binh và Xã hội các cấp hoặc cơ quan công an các cấp hoặc Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi xảy ra vụ việc lập);
+ Bản đánh giá nguy cơ ban đầu,
thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ (do người làm công tác
bảo vệ trẻ em cấp xã lập);
+ Dự thảo Quyết định về việc tạm
thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em (Mẫu số 07 ban hành kèm
theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ);
+ Tài liệu khác có liên quan (nếu
có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết
Trong vòng 12 giờ từ khi nhận
thông tin trẻ em được xác định có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại nghiêm trọng về
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời
cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
- Các cơ quan, tổ chức, cơ sở
giáo dục, gia đình, cá nhân;
- Tổng đài điện thoại quốc gia
bảo vệ trẻ em;
- Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ
em; cá nhân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức tiếp nhận trẻ em.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính
Cơ quan Lao động - Thương binh
và Xã hội các cấp, cơ quan Công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, người làm
công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
- Các biện pháp can thiệp khẩn
cấp cho trẻ em hoặc biện pháp tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người
gây tổn hại cho trẻ em;
- Quyết định về việc tạm thời
cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Báo cáo tiếp nhận thông tin
trẻ em (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ);
- Đánh giá nguy cơ ban đầu, thực
hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em (Mẫu số 02 ban hành kèm
theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ);
- Quyết định về việc tạm thời
cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em. (Mẫu số 07 ban hành kèm
theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
- Trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp
(là trẻ em đang bị đe dọa hoặc bị gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm hoặc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em chính là người gây tổn hại cho trẻ
em);
- Trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ
bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại
nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp
hoặc trẻ em bị xâm hại có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại bởi cha mẹ, người chăm
sóc trẻ em.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
- Luật Trẻ em năm 2016;
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày
09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Mẫu
số 01
TÊN CƠ QUAN
TIẾP NHẬN THÔNG TIN
...(1)...
---------------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
........./BC-(2)
|
……(3)…., ngày ...
tháng ... năm ..…...
|
BÁO
CÁO
TIẾP
NHẬN THÔNG TIN TRẺ EM…..(4)....
A. Thông tin chung
1. Nguồn nhận thông tin
Thông qua (điện thoại/gặp trực
tiếp/người khác báo):..........................................................
Thời gian (mấy giờ)............................................................
Ngày ……. tháng........ năm ….
2. Thông tin về trẻ em
Họ và tên trẻ em
(5).............................................................................................................
Ngày tháng năm sinh
(5)………............……hoặc ước lượng tuổi.......................................
Giới tính (5): Nam…………Nữ………Không
biết.................................................................
Địa điểm xảy ra vụ việc........................................................................................................
Tình trạng hiện tại của trẻ em:
(6).........................................................................................
Phỏng đoán hậu quả có thể sẽ xảy
ra cho trẻ em nếu không có được hỗ trợ, can thiệp?.
Họ và tên cha: (5)………..Tuổi……..
Nghề nghiệp...............................................................
Họ và tên mẹ: (5)………..Tuổi……..Nghề
nghiệp.................................................................
Hoàn cảnh gia đình:
(5).........................................................................................................
Hiện tại ai là người chăm sóc
trẻ em (nếu biết)................................Những hành động hỗ trợ, can
thiệp đã được thực hiện đối với trẻ em trước khi nhận được thông tin:
...............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
3. Thông tin về người cung cấp
thông tin (nếu đồng ý cung cấp)
Họ và tên……………………số điện thoại................................................................................
Địa chỉ......................................................................................................................................
Ghi chú
thêm...........................................................................................................................
|
Cán bộ tiếp nhận thông tin
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan tiếp nhận thông
tin.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan tiếp
nhận thông tin.
(3) Địa danh.
(4) Trẻ em thuộc đối tượng: bị xâm
hại/có nguy cơ bị bạo lực/bóc lột/bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
(5) Cán bộ ghi thông tin nếu biết
hoặc được cung cấp.
(6) Thông tin về thể chất, tinh
thần của trẻ em.
Mẫu
số 02
ĐÁNH
GIÁ NGUY CƠ BAN ĐẦU, THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP
BẢO ĐẢM AN TOÀN TẠM THỜI CHO TRẺ EM
Ngày, tháng, năm tiến hành đánh
giá: ………………………………………...
1. Đánh giá nguy cơ sơ bộ
1. Đánh giá mức độ tổn hại
(Cao, Trung bình, Thấp)
|
1.1. Mức độ tổn hại của trẻ
em
|
Cao (trẻ em bị tổn hại nghiêm
trọng, đe dọa tính mạng);
Trung bình (trẻ em bị tổn hại,
nhưng không nghiêm trọng);
Thấp (trẻ em ít hoặc không bị
tổn hại).
|
1.2. Nguy cơ trẻ em tiếp tục
bị tổn hại nếu ở trong tình trạng hiện tại
|
Cao (đối tượng xâm hại có khả
năng tiếp cận trẻ em dễ dàng và thường xuyên);
Trung bình (đối tượng xâm hại
có cơ hội tiếp cận trẻ em, nhưng không thường xuyên);
Thấp (đối tượng xâm hại ít hoặc
không có khả năng tiếp cận trẻ em).
|
Tổng số (số lượng Cao, Trung
bình, Thấp)
|
Cao:
Trung
bình:
Thấp:
|
2. Đánh giá khả năng tự bảo vệ,
phục hồi của trẻ em (Cao, Trung bình, Thấp)
|
2.1. Khả năng tự bảo vệ của
trẻ em trước các tổn hại
|
Cao (trẻ em có khả năng khắc
phục được những tổn hại);
Trung bình (trẻ em có một ít
khả năng khắc phục được những tổn hại);
Thấp (trẻ em không thể khắc
phục được những tổn hại).
|
2.2 . Khả năng của trẻ em
trong việc tiếp nhận sự hỗ trợ, bảo vệ của người lớn
|
Cao (Ngay lập tức tìm được
người lớn có khả năng bảo vệ hữu hiệu cho trẻ em);
Trung bình (chỉ có một số khả
năng tìm được người bảo vệ hữu hiệu);
Thấp (không có khả năng tìm
người bảo vệ).
|
Tổng số (số lượng Cao, Trung
bình, Thấp)
|
Cao: Trung bình: Thấp:
|
* Kết luận về tình trạng của
trẻ em:
- Trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp
- Trẻ em cần được áp dụng kế hoạch
hỗ trợ, can thiệp
- Trẻ em cần được tiếp tục theo
dõi
2. Các biện pháp can thiệp khẩn
cấp nhằm đảm bảo nhu cầu an toàn tạm thời cho trẻ em:
Nhu cầu về an toàn của trẻ em
|
Dịch vụ cung cấp
|
Đơn vị cung cấp dịch vụ
|
1. Chỗ ở và các điều kiện
sinh hoạt
|
- Nơi chăm sóc tạm thời
- Thức ăn
- Quần áo
|
|
2. An toàn thể chất
|
- Chăm sóc y tế
- Chăm sóc tinh thần
|
|
Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND cấp
xã;
- Lưu hồ sơ.
|
Người làm công tác
bảo vệ trẻ em cấp xã
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
Mẫu
số 07
ỦY BAN NHÂN DÂN
xã/phường/thị trấn..(1)..
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số..../QĐ-UBND
|
.......(2)......,
ngày … tháng … năm ....…
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về
việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN...(1)....
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật trẻ em ngày 05
tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số ......
/2017/NĐ-CP ngày…../..... /2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật trẻ em;
Xét đề nghị của ông/bà ...(3)
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Tạm thời cách
ly... (4)..., sinh ngày ... tháng ... năm..., hiện trú tại ... (5)... khỏi
cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em là ông/bà ...(6)... hiện trú tại ... (5)... trong thời
hạn ... (7)... ngày/tháng kể từ ngày... tháng... năm 20...
Điều 2. Người tiếp nhận
cháu ...(4)... là ông/bà...(8) ... ở địa chỉ...(5)....
Điều 3. Quyết định này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Ông/bà
...(6)..., ông/bà ...(8)..., ông/bà ...(3)..., các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Phòng LĐTBXH cấp huyện (để b/c);
- Sở LĐTBXH (để b/c);
- Lưu hồ sơ.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Tên UBND xã/phường/thị trấn.
(2) Địa danh.
(3) Tên người làm công tác bảo
vệ trẻ em cấp xã.
(4) Họ và tên trẻ em.
(5) Địa chỉ cụ thể: thôn, xã,
huyện, tỉnh.
(6) Họ và tên cha, mẹ, người
chăm sóc trẻ em.
(7) Số lượng ngày/tháng tạm thời
cách ly trẻ.
(8) Họ và tên của cá nhân hoặc
người đại diện cơ quan, tổ chức tiếp nhận trẻ em.
2. Chấm dứt
việc chăm sóc thay thế cho trẻ em
a) Trình tự thực hiện
- Đối với trường hợp chấm dứt việc
chăm sóc thay thế cho trẻ em theo đề nghị của cá nhân, đại diện gia đình nhận
chăm sóc thay thế
Bước 1: Cá nhân, đại diện gia
đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em gửi đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc
thay thế (theo Mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) đến Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi ban hành quyết định giao, nhận trẻ em để thực hiện thủ
tục chấm dứt việc chăm sóc thay thế.
Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế
và chuyển hình thức chăm sóc thay thế (Mẫu số 16 ban hành kèm theo Nghị định số
56/2017/NĐ-CP) vào kết quả theo dõi, đánh giá việc trẻ em được cá nhân, gia
đình nhận chăm sóc thay thế, theo đề nghị của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc
thay thế hoặc theo nguyện vọng của trẻ em.
- Đối với trường hợp chấm dứt
việc chăm sóc thay thế cho trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội để chuyển đến cá
nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế
Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay
thế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết
định chấm dứt việc chăm sóc trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội và gửi quyết định
này đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia
đình nhận chăm sóc thay thế.
b) Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ
- Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị
chấm dứt việc chăm sóc thay thế.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân, đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em;
Cơ sở trợ giúp xã hội.
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính
Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
e) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
- Quyết định của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em và chuyển hình
thức chăm sóc thay thế cho trẻ em;
- Quyết định của Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc
cá nhân có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em tại
cơ sở trợ giúp xã hội.
g) Phí, lệ phí: Không.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Đơn đề nghị chấm dứt việc
chăm sóc thay thế (Mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của
Chính phủ).
- Quyết định về việc chấm dứt
và chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em thế (Mẫu số 16 ban hành kèm theo
Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
i) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
- Cá nhân, gia đình nhận chăm
sóc thay thế đề nghị chấm dứt việc chăm sóc trẻ em;
- Trẻ em đang được chăm sóc
thay thế có hành vi cố ý xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của cá nhân, thành viên gia đình nhận chăm sóc thay thế.
k) Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính
- Luật Trẻ em năm 2016;
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP
ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Mẫu số 15
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤM
DỨT VIỆC CHĂM SÓC THAY THẾ
Kính gửi:
...........................................................................
Tên tôi là: ........................................................................................................................
Hiện đang cư trú tại
.........................................................................................................
Xét thấy cá nhân và gia đình không còn đủ điều kiện
nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em........................ sinh ngày ........
tháng ........ năm .................. được nhận chăm sóc thay thế theo Quyết định
số ngày.... tháng.... năm
Tôi làm đơn này đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân
xã/phường/thị trấn xem xét, cho phép gia đình và tôi được chấm dứt việc chăm
sóc thay thế cho trẻ em từ ngày .... tháng ... năm
Lý do:
1.
..............................................................................
2. ..............................................................................
3.
..............................................................................
Tôi cam đoan chấp hành các quy định của pháp luật về
việc chăm sóc thay thế và chấm dứt chăm sóc thay thế đối với trẻ em.
|
Ngày.........
tháng ........ năm 20....
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
Mẫu số 16
ỦY BAN NHÂN DÂN
xã/phường/thị trấn ..(1)..
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số..../QĐ-UBND
|
....(2)...., ngày
.... tháng .... năm 20....
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc chấm dứt
và chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em ...(3)...
CHỦ TỊCH ỦY BAN
NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN....(1).....
Căn cứ Luật tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật trẻ em
ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số ............./2017/NĐ-CP
ngày..........tháng..... năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật trẻ em;
Xét đề nghị của ông/bà ........(4)......,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chấm dứt việc chăm sóc thay thế của
cá nhân, gia đình:
Ông/bà ... (5)... CMND/CCCD/Hộ chiếu số:...Cấp
ngày.../.../..., nơi cấp: ..................
Đối với ..............(3).........., Ngày, tháng,
năm sinh: ........... Giới tính: .......................
Nơi sinh: ..................., Dân tộc:
..................., Quốc tịch: ...........................................
Nơi cư trú
.................(6)...............................................................................................
kể từ ngày ...............tháng ...............năm ............
Điều 2. Giao trẻ em
...................(3)................... tại Điều 1,
Cho cá nhân, đại diện gia đình/cơ sở nhận chăm sóc
thay thế là:
Ông/bà........... (5)/(7)........ đại diện cơ sở nhận
chăm sóc thay thế .... (8)...................
CMND /CCCD/Hộ chiếu số: ......................Cấp
ngày.../.../... , nơi cấp: ........................
Thời gian chăm sóc thay thế trẻ em
...........(3)........... được thực hiện từ ngày .......... tháng
.............. năm ...............đến ngày ...........tháng ..........năm
.......
Điều 3. Ông/bà ....... (5)......./ cơ sở nhận
chăm sóc thay thế ...(8)....., có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và
bảo đảm sự phát triển của trẻ em theo quy định của Luật trẻ em và pháp luật có liên quan.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký.
Điều 5. Ông/bà
.............(5)/(7)..........đại diện cho cơ sở nhận chăm sóc thay thế
...(8)...... , ông/bà ........(4)......... , các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Phòng LĐTBXH huyện (để b/c);
- Sở LĐTBXH (để b/c);
- Lưu hồ sơ.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Tên xã/phường/thị trấn; (2) Địa danh; (3) Họ và
tên trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
(4) Họ và tên người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp
xã.
(5) Họ và tên cá nhân, người đại diện gia đình nhận
chăm sóc thay thế.
(6) Địa chỉ cụ thể: số nhà, đường/phố, thôn, xã,
huyện, tỉnh.
(7) Họ và tên người đại diện cơ sở nhận chăm sóc
thay thế.
II. THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
1. Phê
duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo
lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Các cơ quan, tổ chức,
cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi
xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo ngay
cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan Lao động - Thương
binh và Xã hội các cấp hoặc cơ quan công an các cấp hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi xảy ra vụ việc (nơi tiếp nhận thông tin).
Bước 2: Nơi tiếp nhận thông tin
có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị
xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định
số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
Bước 3: Cơ quan Lao động -
Thương binh và Xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú thực hiện việc kiểm tra tính xác thực
về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với
trẻ em. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện khi được yêu cầu.
Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc chỉ đạo người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã
tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của trẻ em (theo Mẫu số
02 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) để có cơ sở áp dụng hoặc không
áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp.
Bước 5: Người làm công tác bảo
vệ trẻ em cấp xã (có thể yêu cầu Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em và
các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hỗ trợ) thực hiện việc thu thập thông
tin, đánh giá nguy cơ cụ thể (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số
56/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
Trường hợp trẻ em cần được áp dụng
kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp với
các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, đại diện địa bàn dân cư nơi
trẻ em cư trú, sinh sống hoặc nơi xảy ra vụ việc, cha, mẹ hoặc người chăm sóc
trẻ em để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em.
Căn cứ mức độ tổn hại và nhu cầu
cần hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em, trong thời hạn 05 ngày làm việc, người
làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định
số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
b) Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc qua điện thoại
- Các cơ quan, tổ chức, cơ sở
giáo dục, gia đình, cá nhân thông báo ngay (trực tiếp hoặc qua điện thoại) cho
nơi tiếp nhận thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm
hại.
- Cơ quan Lao động - Thương
binh và Xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, người
làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân công
trong kế hoạch thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ
- Thành phần hồ sơ
+ Báo cáo tiếp nhận thông tin
trẻ em và đánh giá nguy cơ ban đầu về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy
cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (do Tổng đài điện
thoại quốc gia bảo vệ trẻ em, cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp,
cơ quan công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã và người làm công tác bảo vệ trẻ
em cấp xã lập);
+ Báo cáo đánh giá nguy cơ ban
đầu về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi
(do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập);
+ Báo cáo thu thập thông tin,
đánh giá nguy cơ cụ thể tình hình trẻ em (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp
xã lập);
+ Biên bản cuộc họp xác định
nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em và các tài liệu khác có liên quan (do
người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập);
+ Dự thảo Quyết định phê duyệt
và kế hoạch hỗ trợ, can thiệp (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập);
+ Các tài liệu có liên quan
khác (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
07 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
- Các cơ quan, tổ chức, cơ sở
giáo dục, gia đình, cá nhân;
- Tổng đài điện thoại quốc gia
bảo vệ trẻ em;
- Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ
em; cá nhân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức tiếp nhận trẻ em;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được
phân công trong kế hoạch.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính
Cơ quan Lao động - Thương binh
và Xã hội các cấp, cơ quan Công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, người làm
công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
Quyết định phê duyệt và Kế hoạch
hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em kèm theo (do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
ban hành).
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Báo cáo tiếp nhận thông tin
trẻ em (Mẫu số 01 ban hành kèm t heo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ);
- Báo cáo thu thập thông tin,
xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số
56/2017/NĐ-CP của Chính phủ);
- Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp (Mẫu
số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ);
- Quyết định phê duyệt Kế hoạch
hỗ trợ, can thiệp (Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của
Chính phủ).
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
Trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị
bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đã được người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã đánh
giá nguy cơ và xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
- Luật Trẻ em năm 2016;
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP
ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Mẫu
số 01
TÊN CƠ QUAN
TIẾP NHẬN THÔNG TIN
...(1)...
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
........./BC-(2)
|
……(3)…., ngày ...
tháng ... năm ..…...
|
BÁO
CÁO
TIẾP
NHẬN THÔNG TIN TRẺ EM…..(4)....
A. Thông tin chung
1. Nguồn nhận thông tin
Thông qua (điện thoại/gặp trực
tiếp/người khác báo):..........................................................
Thời gian (mấy giờ)............................................................
Ngày ……. tháng........ năm ….
2. Thông tin về trẻ em
Họ và tên trẻ em
(5).............................................................................................................
Ngày tháng năm sinh
(5)………............……hoặc ước lượng tuổi.......................................
Giới tính (5): Nam…………Nữ………Không
biết.................................................................
Địa điểm xảy ra vụ việc........................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tình trạng hiện tại của trẻ em:
(6).........................................................................................
Phỏng đoán hậu quả có thể sẽ xảy
ra cho trẻ em nếu không có được hỗ trợ, can thiệp?.
Họ và tên cha: (5)………..Tuổi……..
Nghề nghiệp...............................................................
Họ và tên mẹ: (5)………..Tuổi……..Nghề
nghiệp.................................................................
Hoàn cảnh gia đình:
(5).........................................................................................................
Hiện tại ai là người chăm sóc
trẻ em (nếu biết)................................Những hành động hỗ trợ, can
thiệp đã được thực hiện đối với trẻ em trước khi nhận được thông tin:
...............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
3. Thông tin về người cung cấp thông
tin (nếu đồng ý cung cấp)
Họ và tên……………………số điện thoại................................................................................
Địa chỉ......................................................................................................................................
Ghi chú
thêm...........................................................................................................................
|
Cán bộ tiếp nhận thông tin
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan tiếp nhận thông
tin.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan tiếp
nhận thông tin.
(3) Địa danh.
(4) Trẻ em thuộc đối tượng: bị
xâm hại/có nguy cơ bị bạo lực/bóc lột/bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
(5) Cán bộ ghi thông tin nếu biết
hoặc được cung cấp.
(6) Thông tin về thể chất, tinh
thần của trẻ em.
Mẫu
số 02
ĐÁNH
GIÁ NGUY CƠ BAN ĐẦU, THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP
BẢO ĐẢM AN TOÀN TẠM THỜI CHO TRẺ EM
Ngày, tháng, năm tiến hành đánh
giá: ………………………………………...
1. Đánh giá nguy cơ sơ bộ
1. Đánh giá mức độ tổn hại
(Cao, Trung bình, Thấp)
|
1.1. Mức độ tổn hại của trẻ
em
|
Cao (trẻ em bị tổn hại nghiêm
trọng, đe dọa tính mạng);
Trung bình (trẻ em bị tổn hại,
nhưng không nghiêm trọng);
Thấp (trẻ em ít hoặc không bị
tổn hại).
|
1.2. Nguy cơ trẻ em tiếp tục bị
tổn hại nếu ở trong tình trạng hiện tại
|
Cao (đối tượng xâm hại có khả
năng tiếp cận trẻ em dễ dàng và thường xuyên);
Trung bình (đối tượng xâm hại
có cơ hội tiếp cận trẻ em, nhưng không thường xuyên);
Thấp (đối tượng xâm hại ít hoặc
không có khả năng tiếp cận trẻ em).
|
Tổng số (số lượng Cao, Trung
bình, Thấp)
|
Cao:
Trung
bình:
Thấp:
|
2. Đánh giá khả năng tự bảo vệ,
phục hồi của trẻ em (Cao, Trung bình, Thấp)
|
2.1. Khả năng tự bảo vệ của
trẻ em trước các tổn hại
|
Cao (trẻ em có khả năng khắc
phục được những tổn hại);
Trung bình (trẻ em có một ít
khả năng khắc phục được những tổn hại);
Thấp (trẻ em không thể khắc
phục được những tổn hại).
|
2.2 . Khả năng của trẻ em
trong việc tiếp nhận sự hỗ trợ, bảo vệ của người lớn
|
Cao (Ngay lập tức tìm được
người lớn có khả năng bảo vệ hữu hiệu cho trẻ em);
Trung bình (chỉ có một số khả
năng tìm được người bảo vệ hữu hiệu);
Thấp (không có khả năng tìm
người bảo vệ).
|
Tổng số (số lượng Cao, Trung
bình, Thấp)
|
Cao:
Trung
bình:
Thấp:
|
* Kết luận về tình trạng của
trẻ em:
- Trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp
- Trẻ em cần được áp dụng kế hoạch
hỗ trợ, can thiệp
- Trẻ em cần được tiếp tục theo
dõi
2. Các biện pháp can thiệp khẩn
cấp nhằm đảm bảo nhu cầu an toàn tạm thời cho trẻ em:
Nhu cầu về an toàn của trẻ em
|
Dịch vụ cung cấp
|
Đơn vị cung cấp dịch vụ
|
1. Chỗ ở và các điều kiện
sinh hoạt
|
- Nơi chăm sóc tạm thời
- Thức ăn
- Quần áo
|
|
2. An toàn thể chất
|
- Chăm sóc y tế
- Chăm sóc tinh thần
|
|
Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND cấp
xã;
- Lưu hồ sơ.
|
Người làm công tác
bảo vệ trẻ em cấp xã
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
Mẫu số 03
BÁO CÁO
THU THẬP THÔNG
TIN, XÁC MINH VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CỤ THỂ
Họ và tên trẻ em: …………………………………………..
Họ và tên người đánh giá: …………………………………………..
Ngày, tháng, năm thực hiện bản đánh giá
…………………………………………..
1. Thu thập thông tin
Câu hỏi
|
Trả lời
|
Tình trạng thể chất, tâm lý, tình cảm của trẻ em
(trẻ em đã bị xâm hại hay chưa)?
|
Mô tả
|
Hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ của trẻ em và
năng lực bảo vệ trẻ em của cha, mẹ, các thành viên trong gia đình (đặc biệt
là những người trực tiếp chăm sóc trẻ em, chất lượng chăm sóc như thế nào)?
|
|
Các yếu tố tác động đến chất lượng của sự chăm
sóc trẻ em?
|
Yếu tố tích cực:
|
Yếu tố tiêu cực:
|
Trong thời gian tới ai sẽ là người chăm sóc trẻ
em?
|
|
Các yếu tố có thể sẽ tác động đến việc chăm sóc
trẻ em trong thời gian tới?
|
Yếu tố tích cực:
|
Yếu tố tiêu cực:
|
2. Đánh giá nguy cơ cụ thể:
a) Đánh giá mức độ tổn hại
Đánh giá mức độ tổn
hại
|
Mức độ
(Cao, Trung bình,
Thấp)
|
1. Đánh giá mức độ trẻ em bị tổn hại
|
Cao (trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng);
Trung bình (trẻ em bị tổn hại nhưng không nghiêm
trọng);
Thấp (trẻ em bị tổn hại ít hoặc không bị tổn hại).
|
2. Khả năng tiếp cận trẻ em của đối tượng xâm hại
(trong tương lai)
|
Cao (đối tượng xâm hại có khả năng tiếp cận trẻ
em dễ dàng và thường xuyên);
Trung bình (đối tượng xâm hại có cơ hội tiếp cận
trẻ em, nhưng không thường xuyên);
Thấp (đối tượng xâm hại ít hoặc không có khả năng
tiếp cận trẻ em).
|
3. Tác động của hành vi xâm hại đến sự phát triển
của trẻ em (thể chất, tâm lý, tình cảm)
|
Cao (có tác động nghiêm trọng đến trẻ em);
Trung bình (có một vài tác động đến sự phát triển
của trẻ em);
Thấp (có ít hoặc không có tác động đến sự phát
triển của trẻ em).
|
4. Những trở ngại trong môi trường chăm sóc trẻ
em đối với việc bảo đảm an toàn cho trẻ em
|
Cao (có nhiều trở ngại để đảm bảo an toàn cho trẻ
em); Trung bình (có một vài trở ngại, nhưng trẻ em vẫn có được sự bảo vệ nhất
định);
Thấp (có ít hoặc không có trở ngại nào cho việc bảo
vệ trẻ em).
|
5. Không có người sẵn sàng hoặc có khả năng bảo vệ
trẻ em
|
Cao (Không có người nào có thể bảo vệ trẻ em hoặc
có người bảo vệ nhưng không được tốt);
Trung bình (có một số người có thể bảo vệ trẻ em,
nhưng khả năng và độ tin cậy chưa cao);
Thấp (có một số người có thể bảo vệ trẻ em).
|
Tổng số (số lượng Cao, Trung bình, Thấp)
|
Cao:
Trung bình:
Thấp:
|
b) Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em
Đánh giá khả năng tự
bảo vệ, phục hồi của trẻ em
|
Mức độ (Cao, Trung
bình, Thấp)
|
1. Khả năng tự bảo vệ của trẻ em trước những hành
động của đối tượng xâm hại
|
Cao (trẻ em có khả năng tự bảo vệ mình);
Trung bình (trẻ em có một số khả năng, nhưng
không cao);
Thấp (trẻ em không tự bảo vệ được).
|
2. Khả năng biết được những người có khả năng bảo
vệ mình
|
Cao (trẻ em biết được người lớn nào có thể bảo vệ
mình);
Trung bình (trẻ em biết ít về người lớn nào có thể
bảo vệ mình);
Thấp (trẻ em không biết người lớn nào có thể bảo
vệ mình).
|
3. Khả năng của trẻ em trong việc thiết lập mối
quan hệ với những người có thể bảo vệ mình
|
Cao (trẻ em sẵn sàng và có khả năng nói chuyện với
người lớn có thể bảo vệ mình);
Trung bình (trẻ em có một số khả năng liên hệ với
người lớn nào có thể bảo vệ mình);
Thấp (trẻ em không có khả năng liên hệ với người
lớn).
|
4. Khả năng của trẻ em trong việc nhờ người bảo vệ
trẻ em
|
Cao (trẻ em có khả năng liên hệ với người lớn và
cho người lớn biết về tình trạng không an toàn của mình);
Trung bình (trẻ em có một số khả năng liên hệ với
người lớn và cho người lớn biết về tình trạng không an toàn của mình);
Thấp (trẻ em không có khả năng liên hệ với người
lớn và cho người lớn biết về tình trạng không an toàn của mình).
|
5. Trẻ em có được sự theo dõi và sẵn sàng giúp đỡ
của những người khác (không phải là đối tượng xâm hại)
|
Cao (những người hàng xóm, thầy giáo, cô giáo...
thường xuyên quan sát được trẻ em);
Trung bình (chỉ quan sát trẻ em ở một số thời điểm
nhất định);
Thấp (trẻ em ít được mọi người trông thấy).
|
Tổng số (số lượng Cao, Trung bình, Thấp)
|
Cao:
Trung bình:
Thấp:
|
3. Kết luận các nguy cơ: Trên cơ sở so sánh mức độ
(Cao, Thấp, Trung bình) giữa Đánh giá mức độ tổn hại với Đánh giá khả năng tự bảo
vệ, phục hồi của trẻ em:
- Trường hợp Đánh giá mức độ tổn hại của trẻ em ở mức
độ Cao nhiều hơn Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em: Trẻ em có
nguy cơ cao tiếp tục bị xâm hại hoặc mức độ trẻ em bị tổn hại vẫn rất nghiêm trọng.
- Trường hợp Đánh giá mức độ tổn hại ở mức độ Cao
ít hơn hoặc tương đương với Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em:
Trẻ em không có hoặc ít có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại hoặc mức độ tổn hại của
trẻ em ít nghiêm trọng.
4. Xác định các vấn đề của trẻ em: Trên cơ sở kết
luận các nguy cơ, xác định các vấn đề của trẻ em (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cần
hỗ trợ, can thiệp).
Ví dụ:
- Các tổn hại về thể chất, tâm lý, tình cảm nghiêm
trọng.
- Môi trường chăm sóc trẻ có nhiều nguy cơ có thể
khiến trẻ em tiếp tục bị xâm hại.
-..................................................................................................................................
5. Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em:
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
6. Ý kiến, nguyện vọng của cha, mẹ, người chăm sóc
trẻ em:
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
7. Xác định nhu cầu cần cung cấp dịch vụ của trẻ
em:
- Chăm sóc, chữa trị các tổn hại (đáp ứng nhu cầu
trẻ em cần sự chăm sóc về thể chất, tinh thần);
- Tư vấn, trợ giúp xã hội, hỗ trợ giáo dục, đào tạo,
giáo dục nghề nghiệp, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác (đáp ứng
nhu cầu trẻ em cần có một môi trường sống an toàn, đảm bảo các điều kiện để hòa
nhập cộng đồng).
|
Người làm công
tác bảo vệ trẻ em cấp xã
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
Mẫu số 04
ỦY BAN NHÂN DÂN
xã/phường/thị trấn...
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
………, ngày … tháng
… năm 20…
|
KẾ HOẠCH HỖ TRỢ, CAN THIỆP
(Trường hợp trẻ em
bị xâm hại/nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi)
1. Mục tiêu
- Các tổn hại của trẻ em được phục hồi;
- Các yếu tố không an toàn trong môi trường sống của
trẻ em cần được khắc phục;
- Bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em hòa nhập
cộng đồng;
-..................................................................................................................................
2. Các hoạt động
- Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý;
- Các hoạt động trợ giúp xã hội;
- Các hoạt động hỗ trợ giáo dục, đào tạo, giáo dục
nghề nghiệp;
- Các hoạt động trợ giúp pháp lý (nếu cần);
- Các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác.
3. Tổ chức thực hiện
Stt
|
Tên hoạt động
|
Cán bộ thực hiện
|
Cán bộ phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
|
……………
|
……….
|
……….
|
……….
|
|
……………
|
……….
|
……….
|
……….
|
|
……………
|
……….
|
……….
|
……….
|
|
|
|
|
|
4. Kinh phí
(Dự toán kinh phí chi tiết kèm theo)./.
Người làm công
tác bảo vệ trẻ em cấp xã
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được xây dựng để nhằm mục
đích cung cấp dịch vụ hỗ trợ, can thiệp dành cho trẻ em bị xâm hại/nguy cơ bị bạo
lực, bóc lột, bỏ rơi; giải quyết các nhu cầu được an toàn, bảo vệ và chăm sóc
trước mắt và lâu dài cho trẻ em.
Mẫu số 05
ỦY BAN NHÂN DÂN
xã/phường/thị trấn (1)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số..../QĐ-UBND
|
....(2)...., ngày
.... tháng .... năm 20....
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt
Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với ...(3)...
CHỦ TỊCH ỦY BAN
NHÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN ... (1)....
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật trẻ em
ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số ….. /2017/NĐ-CP ngày….. /....
/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
Xét đề nghị của ông/bà ...(4)....,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp
đối với ....(3).... (Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký.
Điều 3. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp
xã, các cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân công trong Kế hoạch chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Phòng LĐTBXH cấp huyện (để b/c);
- Sở LĐTBXH (để b/c);
- Lưu hồ sơ.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Tên UBND xã/phường/thị trấn
(2) Địa danh.
(3) Tên trẻ em bị xâm hại/có nguy cơ bị bạo lực/bóc
lột/bỏ rơi.
(4) Tên người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.
2. Đăng
ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với cá nhân, người đại diện gia đình
nhận chăm sóc thay thế không phải là người thân thích của trẻ em
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Cá nhân, người đại diện
gia đình có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế làm hồ sơ theo
quy định, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để lập danh sách đăng ký nhận
chăm sóc thay thế.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã
có trách nhiệm tiếp nhận, lập, lưu trữ danh sách cá nhân, gia đình có nguyện vọng
nhận chăm sóc thay thế; hằng quý cập nhật danh sách gửi cơ quan lao động -
thương binh và xã hội cấp huyện để thực hiện trách nhiệm điều phối việc lựa chọn
cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Bước 3: Người làm công tác bảo
vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm lựa chọn hình thức, cá nhân, gia đình chăm sóc
thay thế phù hợp với trẻ em; xác minh điều kiện của cá nhân, gia đình nhận chăm
sóc thay thế; cung cấp thông tin về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế
cho trẻ em và lấy ý kiến của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; lựa chọn, thông báo,
cung cấp thông tin, hồ sơ của trẻ em cần chăm sóc thay thế cho cá nhân, gia
đình nhận chăm sóc thay thế.
Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm ban hành
quyết định giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; tổ
chức việc giao, nhận trẻ em giữa Ủy ban nhân dân cấp xã và cá nhân, gia đình nhận
chăm sóc thay thế trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.
b) Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ
- Thành phần hồ sơ
+ Đơn đăng ký nhận chăm sóc
thay thế;
+ Giấy khám sức khỏe trong thời
gian 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ do cơ quan y tế cấp theo quy định của
pháp luật;
+ Lý lịch tư pháp do cơ quan có
thẩm quyền cấp (đối với cá nhân, người đại diện gia đình chăm sóc, thay thế là
người nước ngoài).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định, Ủy ban nhân dân
cấp xã tổ chức việc giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay
thế.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
Cá nhân, người đại diện gia
đình (không phải là người thân thích của trẻ em) có nguyện vọng và đủ điều kiện
nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư
trú của cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế
cho trẻ em.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Đơn đăng ký nhận chăm sóc thay
thế (Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc
thay thế phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Cá nhân, người đại diện gia
đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với
con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành
chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc
hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ
dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán,
đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
- Có chỗ ở và điều kiện kinh tế
phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;
- Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ
em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc
trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử
lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;
- Người thân thích nhận trẻ em
chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em
từ 20 tuổi trở lên;
- Cá nhân, người đại diện gia
đình là người nước ngoài phải cư trú tại Việt Nam ít nhất 06 tháng và còn thời
hạn cư trú tại Việt Nam ít nhất 12 tháng vào thời điểm đăng ký.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
- Luật Trẻ em năm 2016;
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP
ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Mẫu số 08
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬN
CHĂM SÓC THAY THẾ
Kính gửi: Ủy ban
nhân dân xã/phường/thị trấn ........................
Tên tôi là (Viết chữ in hoa):...........................................................................…......….......
Ngày/tháng/năm sinh: .../.../...Giới tính: …...Dân
tộc: ….......Quốc tịch ............….....….....
CMND/CCCD/hộ chiếu số: …....…..…......Cấp ngày
…../..../....Nơi cấp….......…......….....
Thời hạn visa (đối với người nước ngoài):
….....….....….....….....….....….....…...…..........
Nơi cư trú:
….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....…........…....
Trình độ học vấn:
….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....…....….........…..
Nghề nghiệp:
….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....…........….....….
Tên, địa chỉ cơ quan/Nơi làm việc:
….....….....….....….....….....….....….....….......…......…..
Địa chỉ liên hệ:
….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....…...…............
Số điện thoại liên hệ: ….....….....….....….....,
Email (nếu có) ….....….....…........….....….....
Xét thấy bản thân và gia đình đủ điều kiện nhận
chăm sóc thay thế. Tôi làm đơn này đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị
trấn xem xét cho tôi được đăng ký nhận chăm sóc thay thế cháu ….....….....…....
(trai hoặc gái), độ tuổi …....., dân tộc ….....…..... tại gia đình.
Những yêu cầu cụ thể khác về trẻ em cần nhận chăm
sóc: ….....….....…......…...............
Nếu được nhận chăm sóc thay thế trẻ em, tôi cam kết
sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng cháu theo đúng quy định.
|
......., ngày
....... tháng ....... năm 20....
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
3. Thông
báo nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với cá nhân, người đại diện gia đình
nhận chăm sóc thay thế là người thân thích của trẻ em
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Cá nhân, người đại diện
gia đình là người thân thích của trẻ em đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế phải
thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để ra quyết định giao, nhận
chăm sóc thay thế.
Bước 2: Người làm công tác bảo
vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm xác minh điều kiện của cá nhân, gia đình nhận
chăm sóc thay thế (Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của
Chính phủ).
Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm
ban hành quyết định giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay
thế trên cơ sở báo cáo xác minh của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã (Mẫu
số 12 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
b) Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ: Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết:
trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã giao quyết định cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
Cá nhân, người đại diện gia
đình là người thân thích của trẻ em đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế cho trẻ
em.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư
trú của cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế
cho trẻ em.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
Quyết định giao, nhận trẻ em
cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Báo cáo xác minh cá nhân, gia
đình nhận chăm sóc thay thế (Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định số
56/2017/NĐ-CP của Chính phủ);
- Quyết định về việc giao, nhận
việc chăm sóc thay thế trẻ em (Mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị định số
56/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính
Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc
thay thế phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Cá nhân, người đại diện gia
đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với
con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành
chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc
hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ
dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán,
đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
- Có chỗ ở và điều kiện kinh tế
phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;
- Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ
em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc
trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử
lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;
- Người thân thích nhận trẻ em
chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em
từ 20 tuổi trở lên;
- Cá nhân, người đại diện gia
đình là người nước ngoài phải cư trú tại Việt Nam ít nhất 06 tháng và còn thời
hạn cư trú tại Việt Nam ít nhất 12 tháng vào thời điểm đăng ký.
l) Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính
- Luật Trẻ em năm 2016;
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP
ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Mẫu số 11
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
BÁO CÁO
XÁC MINH CÁ NHÂN,
GIA ĐÌNH NHẬN CHĂM SÓC THAY THẾ
Phần 1. THÔNG TIN CỦA CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH NHẬN
CHĂM SÓC THAY THẾ
1. Thông tin về cá nhân nhận chăm sóc thay thế:
1.1. Họ và tên (Viết chữ in hoa):
.........................................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: .../.../ ...Giới tính:
.........Dân tộc: ........Quốc tịch .............................
CMND/CCCD/Hộ chiếu số ........................Cấp
ngày ....../......./....... Nơi cấp: ....................
Thời hạn visa (đối với người nước ngoài)
..........................................................................
Nơi cư trú:
...........................................................................................................................
Trình độ học vấn:
.................................................................................................................
Nghề nghiệp: .......................................................................................................................
Tên, địa chỉ cơ quan/Nơi làm việc:
......................................................................................
Số điện thoại liên hệ: ........................,
Email (nếu có) .........................................................
Mức thu nhập hàng tháng:
...................................................................................................
1.2. Tình trạng sức khoẻ (ghi cụ thể)
...................................................................................
Có khuyết tật không? □
Không □ Có (Dạng tật
....................................)
(Mức độ khuyết tật ....................................)
Có mắc bệnh mãn tính không? □ Không □ Có (Ghi bệnh
....................................)
1.3. Tình trạng hôn nhân:
□ Chưa kết hôn □ Kết
hôn □ Ly
hôn □ Ly
thân □ Goá vợ/chồng
1.4. Có bị kết án tù, xử phạt vi phạm hành chính (Nếu
có ghi cụ thể hình thức, thời gian):
...................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
1.5. Kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc thay thế trẻ em (Ghi
cụ thể): ..................................
...........................................................................................................................................
2. Thông tin về vợ hoặc chồng của cá nhân nhận chăm
sóc thay thế:
2.1. Họ và tên (Viết chữ in hoa):
..........................................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: .../..../....Giới tính:
........Dân tộc: .............Quốc tịch ..........................
CMND/CCCD/Hộ chiếu số ........................Cấp
ngày ....../......./....... Nơi cấp: .....................
Thời hạn visa (đối với người nước ngoài) ...........................................................................
Nơi cư trú:
............................................................................................................................
Trình độ học vấn: .................................................................................................................
Nghề nghiệp:
.......................................................................................................................
Tên, địa chỉ cơ quan/Nơi làm việc:
......................................................................................
Số điện thoại liên hệ: ........................,
Email (nếu có) .........................................................
2.2. Tình trạng sức khoẻ (ghi cụ thể)
...................................................................................
Có khuyết tật không? □
Không □ Có (Dạng tật
....................................)
(Mức độ khuyết tật ....................................)
Có mắc bệnh mãn tính không? □ Không □ Có (Ghi bệnh
....................................)
2.3. Có bị kết án tù, xử phạt vi phạm hành chính (Nếu
có ghi cụ thể hình thức, thời gian):
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
2.4. Kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc thay thế trẻ em (Ghi
cụ thể): .....................................
3. Thông tin về gia đình:
3.1. Số thành viên sống trong gia đình hiện nay: □
người, cụ thể như sau:
a) Họ và tên: ....................................,
năm sinh: ......................, giới tính: .............................
- Dân tộc: ..........., quốc tịch: ...........,
tình trạng sức khoẻ: ...........,nghề nghiệp: ..................
- Quan hệ với cá nhân nhận chăm sóc thay thế:
...................................................................
- Có bị kết án tù, xử phạt vi phạm hành chính (Nếu
có ghi cụ thể hình thức, thời gian)
...................................................................................................................................
b) Họ và tên:
........................................, năm sinh:
............................., giới tính: ................
- Dân tộc:...., quốc tịch: ................, tình
trạng sức khoẻ: ..............., nghề nghiệp: ..............
- Quan hệ với cá nhân nhận chăm sóc thay thế:
.................................................................
- Có bị kết án tù, xử phạt vi phạm hành chính (Nếu
có ghi cụ thể hình thức, thời gian)
...................................................................................................................................
c) Họ và tên:
....................................., năm sinh:..........................., giới
tính:.......................
- Dân tộc:..., quốc tịch: .................., tình
trạng sức khoẻ: ....................., nghề nghiệp: .......
- Quan hệ với cá nhân nhận chăm sóc thay thế:
................................................................
- Có bị kết án tù, xử phạt vi phạm hành chính (Nếu
có ghi cụ thể hình thức, thời gian)................................................................................................
3.2. Gia đình có thuộc hộ nghèo không?
□ Có □ Không
3.3. Nhà ở (Ghi cụ thể loại nhà ở kiên cố, bán kiên
cố, nhà tạm; thuộc sở hữu của hộ, nhà thuê, ở nhờ):
............................................................
3.4. Thu nhập trung bình hàng tháng của gia đình
(trong 12 tháng qua): ..................../đồng/tháng
Từ nguồn:
□ Làm công nhật
□ Lương tháng/tuần □
Buôn bán, kinh doanh
□ Chế độ chính sách
XH
□ Làm nông nghiệp
4. Yêu cầu của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc
thay thế:
4.1. Lý do chọn chăm sóc thay thế trẻ em:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
4.2. Yêu cầu về trẻ em nhận chăm sóc thay thế:
a. Độ tuổi của trẻ em: ............, b. Giới
tính của trẻ em: ..................., c. Dân tộc: ...............
4.3. Ý kiến của các thành viên trong gia đình khi
nhận chăm sóc thay thế trẻ em (nếu có):
.......................................................................................................
4.4. Thời gian nhận chăm sóc thay thế trẻ em:
..............tháng.
5. Điều kiện về lý lịch tư pháp (dựa vào phần lý
lịch tư pháp để đánh giá):
Phần 2. KẾT LUẬN:
1. Đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế:
......................................................................
2. Không đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế:
............................................................
+ Lý do:
...........................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA
UBND CẤP XÃ
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn.......
Xác nhận ông (bà) .......................................
đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế trẻ em theo quy định./.
Ngày ..... tháng ...... năm 20 ....
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
|
Người làm công
tác bảo vệ trẻ em
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
4. Chuyển
trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia
đình nhận chăm sóc thay thế
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Người đứng đầu cơ sở trợ
giúp xã hội có trách nhiệm lập danh sách (theo Mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị
định số 56/2017/NĐ-CP) và hồ sơ trẻ em có nhu cầu tìm cá nhân, gia đình chăm sóc
thay thế, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với cơ sở thuộc trách nhiệm
quản lý cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cơ sở thuộc trách nhiệm
quản lý cấp huyện.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày
làm việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện có
trách nhiệm thẩm định hồ sơ, đối chiếu với danh sách cá nhân, gia đình đăng ký
nhận chăm sóc thay thế để xem xét, đánh giá sự phù hợp của cá nhân, gia đình
đăng ký nhận chăm sóc thay thế; nếu thấy phù hợp, Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển danh sách và hồ sơ đến Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế cư trú.
Bước 3: Người đứng đầu cơ sở trợ
giúp xã hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của
cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thông báo tình hình của trẻ em cho cá
nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, tổ chức cho cá nhân, gia đình nhận chăm
sóc thay thế tiếp xúc với trẻ em và đưa trẻ em đến nhà của cá nhân, gia đình nhận
chăm sóc thay thế để trẻ em làm quen với môi trường mới; lấy ý kiến, nguyện vọng
của trẻ em về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trong trường hợp trẻ em
từ đủ 07 tuổi trở lên.
Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày
làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét các điều kiện của cá nhân, gia đình nhận
chăm sóc thay thế, nếu đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giao trẻ
em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Ủy ban nhân dân cấp xã gửi quyết
định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đến Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền để làm cơ sở chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em tại cơ sở trợ
giúp xã hội. Việc giao, nhận trẻ em được thực hiện khi có quyết định chăm sóc
thay thế của Ủy ban nhân dân cấp xã và quyết định chấm dứt chăm sóc thay thế tại
cơ sở trợ giúp xã hội.
b) Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ
* Thành phần hồ sơ
- Danh sách trẻ em cần được
chuyển hình thức chăm sóc thay thế.
- Hồ sơ trẻ em có nhu cầu tìm
cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế, gồm:
+ Giấy chứng sinh hoặc giấy
khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu có);
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan
y tế cấp theo quy định của pháp luật;
+ 02 ảnh toàn thân, nhìn thẳng,
kích cỡ 8 cm x 10 cm, chụp trong thời gian trước thời điểm lập hồ sơ không quá
06 tháng;
+ Báo cáo đánh giá của người
làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã về hoàn cảnh, tình trạng và nhu cầu, nguyện vọng
của trẻ em (theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP);
+ Biên bản xác nhận do Ủy ban
nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi;
+ Bản sao Quyết định tạm thời
cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm
sóc thay thế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
25 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
Cơ sở trợ giúp xã hội nơi trẻ
em đang được chăm sóc thay thế; Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ
em.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính
Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
Quyết định của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Danh sách trẻ em cần được
chuyển hình thức chăm sóc thay thế (Mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị định số
56/2017/NĐ-CP của Chính phủ);
- Báo cáo đánh giá hoàn cảnh,
tình trạng và nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em cần chăm sóc thay thế (Mẫu số 10
ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
- Luật Trẻ em năm 2016;
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP
ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Mẫu số 10
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ HOÀN CẢNH,
TÌNH TRẠNG VÀ NHU CẦU, NGUYỆN VỌNG CỦA TRẺ EM CẦN CHĂM SÓC THAY THẾ
Họ tên trẻ em
|
|
Ngày tháng năm sinh:
|
|
Giới tính:
|
|
Nơi cư trú:
|
Thôn ..............Xã/phường..... Quận/huyện......tỉnh/thành
phố
|
Đặc điểm nhận dạng/dấu tích cơ thể ........(nếu
có)
|
|
Xác định trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế
(Theo quy định tại Điều 62 của Luật trẻ em
2016)
|
|
Tình trạng gia đình ruột thịt của trẻ em (nếu có)
|
|
Họ và tên cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em
|
|
Anh, chị, em ruột của trẻ em:
(Họ và tên, tuổi, giới tính)
|
Anh:
|
Chị:
|
Em:
|
1. Tình trạng trẻ em
|
Xác định trường hợp trẻ em cần
|
Tình trạng trẻ em
|
Nhu cầu cần đáp ứng
|
Sức khoẻ thể chất
|
|
|
Sức khoẻ tâm thần
|
|
|
Học tập
|
|
|
Điều kiện chăm sóc hiện tại (ăn, ở, mặc, đi lại,
khám, chữa bệnh,...)
|
|
|
Nguy cơ tổn hại của trẻ em
|
|
|
Nguyên nhân hoặc thủ phạm gây tổn hại cho trẻ em
|
|
|
2. Thông tin khác về trẻ em:
.................................................................................
|
3. Đánh giá, kiến nghị:
3.1 Đánh giá:
- Đánh giá về sức khỏe thể chất (Tốt, Bình thường,
Yếu): ..................................................
- Đánh giá về sức khỏe tâm thần (Tốt, Bình thường, Yếu):
.................................................
- Đánh giá về học tập (Đạt, Không đạt):
...............................................................................
3.2 Tình trạng của trẻ em cần được bảo vệ:
- Khẩn cấp cách ly khỏi cha, mẹ, người chăm sóc.
- Cần được chăm sóc thay thế trong thời gian
.............tuần/tháng.
3.3. Những dịch vụ hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em:
3.4 Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về chăm sóc thay
thế (dành cho trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên):
4. Hình thức chăm sóc thay thế phù hợp:
Nơi nhận:
- UBND xã (để b/c);
- Phòng LĐTBXH huyện (để b/c);
- Lưu hồ sơ.
|
Người làm báo
cáo
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
Mẫu số 14
Tên cơ sở trợ giúp xã hội .................
Danh sách trẻ em cần được chuyển hình thức chăm
sóc thay thế
TT
|
Họ và tên trẻ em
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
Nơi sinh
|
Giới tính
|
Dân tộc
|
Họ và tên cha, mẹ đẻ
|
Tình trạng sức khỏe của trẻ em
|
Hình thức chăm sóc thay thế dự kiến
|
Dự kiến thời gian nhận chăm sóc thay thế
|
Ghi chú
|
CSTT bởi người thân thích
|
CSTT bởi người không thân thích
|
CSTT bởi hình thức nhận con nuôi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập danh
sách
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
|