ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2177/QĐ-UBND
|
Cần Thơ, ngày 11
tháng 9 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC Y TẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về
nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số
3399/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
phê duyệt Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2019 trên địa bàn
thành phố Cần Thơ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thông qua phương án đơn giản hóa 08 thủ tục hành
chính trong lĩnh vực Y tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành
phố Cần Thơ (Phụ lục đính kèm).
Điều 2.
Giao Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm dự thảo văn bản
thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách các thủ tục hành chính này
sau khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Điều 3.
Giao Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố có
trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên
quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở
Y tế và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Thị Hồng Ánh
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2177/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2019 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
1. Thủ tục
Cấp giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc theo hình thức hội thảo giới thiệu
thuốc
1.1. Nội dung rà soát, đơn
giản hóa:
a) Giảm số lượng đối với thành
phần hồ sơ: “Nội dung thông tin thuốc (bản chính và làm thành 02 bản)”.
Lý do: Yêu cầu 02 bản chính đối
với thành phần hồ sơ “Nội dung thông tin thuốc” là không hợp lý.
b) Sửa đổi các thành phần hồ
sơ:
- “Tài liệu tham khảo có liên
quan đến nội dung thông tin thuốc đề nghị xác nhận (nếu có) (bản sao có đóng dấu
của cơ sở đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc đối với tài liệu do Bộ Y tế
cấp hoặc bản sao có chứng thực đối với tài liệu không do Bộ Y tế cấp)”.
- “Giấy phép thành lập văn
phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng
tên đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác
nhận nội dung thông tin thuốc (bản sao có đóng dấu của cơ sở đề nghị xác nhận nội
dung thông tin thuốc đối với tài liệu do Bộ Y tế cấp hoặc bản sao có chứng thực
đối với tài liệu không do Bộ Y tế cấp)”.
- “Giấy ủy quyền của cơ sở đăng
ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc
trong trường hợp ủy quyền (bản chính hoặc bản sao có chứng thực)”.
Lý do: Việc yêu cầu nộp bản sao
có chứng thực là không hợp lý trong khi có thể nộp bản sao và xuất trình bản
chính để đối chiếu.
1.2. Kiến nghị thực thi:
a) Sửa đổi mục 5 điểm b khoản
57 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, như sau: “Tài liệu quy định tại các điểm b khoản
1, điểm b khoản 2 Điều 108 của Nghị định này là bản chính”;
b) Sửa đổi mục 2 điểm b khoản
57 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, như sau: “Tài liệu quy định tại các điểm d và
e khoản 1, điểm d và e khoản 2 Điều 108 là bản sao có đóng dấu của cơ sở đề nghị
xác nhận nội dung thông tin thuốc đối với tài liệu do Bộ Y tế cấp hoặc bản sao có
chứng thực hoặc xuất trình bản chính kèm theo đối với tài liệu không do Bộ Y tế
cấp”;
c) Sửa đổi khoản 3 Điều 111 Nghị
định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dược, như sau: “Tài liệu quy định tại
điểm g khoản 1 và điểm g khoản 2 Điều 108 của Nghị định này là bản chính hoặc bản
sao xuất trình bản chính để đối chiếu”.
1.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 338.829.750 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 290.714.830 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 48.114.920
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
14,20%.
2. Thủ tục
Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm
2.1. Nội dung rà soát, đơn
giản hóa:
a) Sửa đổi các thành phần hồ
sơ:
- “Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương
nhân nước ngoài (bản sao có chứng thực)”.
- “Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực)”.
Lý do: Việc yêu cầu nộp bản sao
có chứng thực là không hợp lý trong khi có thể nộp bản sao và xuất trình bản
chính để đối chiếu.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm d khoản 3 Điều 13
Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế về xác nhận nội
dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản
lý của Bộ Y tế, như sau: “Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng
cáo phải còn hiệu lực, là bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản
sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo. Các tài liệu
trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng
cáo”.
2.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 17.453.190 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 16.462.250 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 990.940 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
5,68%.
3. Thủ tục
Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản
xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh
3.1. Nội dung rà soát, đơn
giản hóa:
Sửa đổi, bổ sung thành phần hồ
sơ: “Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh
doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp”.
Lý do: Việc quy định nộp Giấy
xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở khi thực hiện đăng ký Cấp giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh
doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh là chưa hợp lý trong
trường hợp một người đứng tên nhiều cơ sở vì như vậy chủ cơ sở phải thực hiện nộp
giấy khám sức khỏe nhiều lần dẫn đến tốn thời gian, chi phí cho người thực hiện
thủ tục.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1
Điều 36 Luật An toàn thực phẩm năm 2010, như sau: “Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của
chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp
huyện trở lên cấp, trong trường hợp một cá nhân là chủ từ 02 cơ sở trở lên thì
đối với cơ sở thứ hai chỉ cần nộp bản sao Giấy chứng nhận khám sức khỏe (xuất
trình văn bản chứng thực để đối chiếu) còn thời hạn theo quy định”.
3.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 133.250.130 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 124.079.880 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 9.170.250
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
6,89%.
4. Thủ tục
Đăng ký nội dung quảng cáo đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng
cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi
4.1. Nội dung rà soát, đơn
giản hóa:
Sửa đổi thành phần hồ sơ: “Giấy
tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan
có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)”.
Lý do: Quy định thành phần hồ
sơ yêu cầu bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân gây khó hiểu trong cách thực
hiện.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b khoản 4 Điều 27
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, như sau: “Bản sao Giấy tiếp
nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm
quyền xác nhận (xuất trình bản gốc để đối chiếu)”.
4.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 1.803.646 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 1.748.268 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 55.378 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
3,07%.
5. Thủ tục
Khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động
5.1. Nội dung rà soát, đơn
giản hóa:
a) Sửa đổi thành phần hồ sơ “Bản
chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau
đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh,
bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn
lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động”.
Lý do: Việc quy định “bản sao hợp
lệ” còn nhiều nghĩa. Nếu hiểu “bản sao hợp lệ” là bản sao phải được công chứng,
chứng thực thì không cần thiết, do đó đề nghị sửa đổi cho phù hợp là “bản sao
và xuất trình bản chính để đối chiếu”.
b) Quy định rõ ràng thời gian
giải quyết thủ tục hành chính.
Lý do: Nếu không quy định rõ
ràng thời gian giải quyết thủ tục hành chính dễ dẫn đến giải quyết thủ tục hành
chính không thống nhất ở các địa phương cũng như kéo dài thời gian giải quyết
gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính.
5.2. Kiến nghị thực thi:
a) Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều
5 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao
động thuộc lĩnh vực y tế, như sau: “Bản chính hoặc bản sao (xuất trình bản
chính để đối chiếu) của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây:
Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản
sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động
đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động”.
b) Bổ sung quy định về thời
gian giải quyết thủ tục hành chính tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng
12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm
xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
5.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 296.790.030 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 290.905.110 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 5.884.920
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
1,98%.
6. Thủ tục
Khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau
khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng
thai
6.1. Nội dung rà soát, đơn
giản hóa:
a) Sửa đổi thành phần hồ sơ: “Bản
chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau
đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh,
bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn
lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động”.
Lý do: Việc quy định “bản sao hợp
lệ” còn nhiều nghĩa. Nếu hiểu “bản sao hợp lệ” là bản sao phải được công chứng,
chứng thực thì không cần thiết, do đó đề nghị sửa đổi cho phù hợp là “bản sao
và xuất trình kèm bản chính để đối chiếu”.
b) Quy định rõ ràng thời gian
giải quyết thủ tục hành chính.
Lý do: Nếu không quy định rõ ràng
thời gian giải quyết thủ tục hành chính dễ dẫn đến giải quyết thủ tục hành
chính không thống nhất ở các địa phương cũng như kéo dài thời gian giải quyết
gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính.
6.2. Kiến nghị thực thi:
a) Sửa đổi điểm b khoản 5 Điều
5 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao
động thuộc lĩnh vực y tế, như sau: “Bản chính hoặc bản sao (xuất trình bản
chính để đối chiếu) của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây:
Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản
sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động
đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động”.
b) Bổ sung quy định về thời
gian giải quyết thủ tục hành chính tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng
12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm
xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
6.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 16.072.895 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 15.884.450 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 188.445 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
1,17%.
7. Thủ tục
Khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động
7.1. Nội dung rà soát, đơn
giản hóa:
a) Sửa đổi các thành phần hồ
sơ:
- “Bản chính hoặc bản sao hợp lệ
Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ
lục 4 kèm theo Thông tư này hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này ghi rõ tổn
thương tái phát.”
- “Bản chính hoặc bản sao hợp lệ:
Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích
ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó.”
Lý do: Việc quy định “bản sao hợp
lệ” còn nhiều nghĩa. Nếu hiểu “bản sao hợp lệ” là bản sao phải được công chứng,
chứng thực thì không cần thiết, do đó đề nghị sửa đổi cho phù hợp là “bản sao
và xuất trình kèm bản chính để đối chiếu”.
b) Quy định rõ ràng thời gian
giải quyết thủ tục hành chính.
Lý do: Nếu không quy định rõ
ràng thời gian giải quyết thủ tục hành chính dễ dẫn đến giải quyết thủ tục hành
chính không thống nhất ở các địa phương cũng như kéo dài thời gian giải quyết
gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính.
7.2. Kiến nghị thực thi:
a) Sửa đổi điểm b, c khoản 1 Điều
6 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao
động thuộc lĩnh vực y tế, như sau:
“b) Bản chính hoặc bản
sao (xuất trình bản chính để đối chiếu) Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định
tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này hoặc
Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục
3 kèm theo Thông tư này ghi rõ tổn thương tái phát. Trường hợp người được
giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn,
vệ sinh lao động: trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ tổn
thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
c) Bản chính hoặc bản sao (xuất
trình bản chính để đối chiếu): Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo
các Giấy chứng nhận thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong
Biên bản đó. Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại Khoản
2 Điều 12 Thông tư này: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong
đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.”
b) Bổ sung quy định về thời
gian giải quyết thủ tục hành chính tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng
12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm
xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
7.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 10.281.426 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 10.241.426 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 40.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
0,39%.
8. Thủ tục
Khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần
8.1. Nội dung rà soát, đơn
giản hóa:
a) Sửa đổi thành phần hồ sơ: “Bản
chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật
sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, sổ khám
bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai
nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao
động”.
Lý do: Việc quy định “bản sao hợp
lệ” còn nhiều nghĩa. Nếu hiểu “bản sao hợp lệ” là bản sao phải được công chứng,
chứng thực thì không cần thiết, do đó đề nghị sửa đổi cho phù hợp là “bản sao
và xuất trình kèm bản chính để đối chiếu”.
b) Quy định rõ ràng thời gian
giải quyết thủ tục hành chính.
Lý do: Nếu không quy định rõ
ràng thời gian giải quyết thủ tục hành chính dễ dẫn đến giải quyết thủ tục hành
chính không thống nhất ở các địa phương cũng như kéo dài thời gian giải quyết
gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính.
8.2. Kiến nghị thực thi:
a) Sửa đổi điểm b khoản 6 Điều
6 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao
động thuộc lĩnh vực y tế, như sau: “Bản chính hoặc bản sao (xuất trình bản
chính để đối chiếu) của một hoặc nhiều các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau
đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, sổ khám bệnh,
bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn
lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động”.
b) Bổ sung quy định về thời
gian giải quyết thủ tục hành chính tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng
12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm
xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
8.3. Lợi ích phương án đơn
giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 6.504.536 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 6.429.158 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 75.378 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
1,16%.