ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1967/QĐ-UBND
|
Nam Định, ngày 27
tháng 10 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019.
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ
kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số
104/QĐ-UBND ngày 11/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch rà
soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nam Định;
Theo đề nghị của Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thông qua phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính
và các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Nam Định (có
phương án kèm theo).
Điều 2.
Giao các Sở, ngành có liên quan phối hợp với Văn phòng
UBND tỉnh:
1. Thực thi phương án đơn giản
hóa đối với các trường hợp rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
2. Dự thảo văn bản thực thi các
phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm
quyền xử lý của Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ thông qua.
Điều 3.
Giao Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc
các Sở, ngành có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- VPCP (Cục Kiểm soát TTHC);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 5;
- Cổng TTĐT tỉnh, Trang TTĐT VPUBND tỉnh;
- Lưu: VP1, VP11.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Lê Đoài
|
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm
theo Quyết định số: /QĐ-UBND
ngày /10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định)
I. LĨNH VỰC
VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
1. Lĩnh vực
văn hóa cơ sở
Thủ tục thông báo sản phẩm quảng
cáo (1.004650.000.00.00.H40)
Nội dung đơn giản hóa: Cắt giảm
thành phần hồ sơ: “Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh
doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người quảng
cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo”.
Lý do: Do hiện nay dữ liệu
thông tin về doanh nghiệp được đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia
về đăng ký doanh nghiệp. Thông qua mã số doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân cung
cấp trên Mẫu đơn thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn, cơ
quan giải quyết hồ sơ có thể tra cứu thông tin của doanh nghiệp trên Cổng Công
tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, Phương án đơn giản
hóa kiến nghị việc sửa đổi thành phần hồ sơ được quy định tại Điều 29 Luật Quảng
cáo ngày 21/6/2012 theo hướng không quy định cá nhân, tổ chức phải nộp “Bản sao
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người quảng cáo trong trường hợp tự thực
hiện quảng cáo”.
Kiến nghị thực thi:
Đề nghị quy định tại khoản 2 Điều
29 Luật Quảng cáo:
“Bản sao giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo”
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Đối với số lượng hồ sơ do Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch giải quyết đã tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời
gian, chi phí cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính một cách
nhanh chóng, kịp thời:
a) Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 13.885.000 đồng/năm
b) Chi phí tuân thủ TTHC sau
khi đơn giản hóa: 8.831.000 đồng/năm.
c) Chi phí tiết kiệm: 5.554.000
đồng/năm.
d) Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 40%.
2. Lĩnh vực
Thể dục thể thao
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (1.002396.000.00.00.H40)
Nội dung đơn giản hóa: Cắt giảm
thành phần hồ sơ là “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
Lý do: Do hiện nay dữ liệu
thông tin về doanh nghiệp được đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia
về đăng ký doanh nghiệp. Thông qua mã số doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân cung
cấp trên Mẫu đơn số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 36/2019/NĐ-CP cơ quan giải
quyết hồ sơ có thể tra cứu thông tin của doanh nghiệp trên Cổng Công tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, Phương án đơn giản
hóa kiến nghị việc sửa đổi thành phần hồ sơ được quy định tại khoản 2 Điều 19
Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, Thể thao theo hướng không quy định
cá nhân, tổ chức phải nộp “Bản sao giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp”
Kiến nghị thực thi:
Đề nghị quy định tại khoản 2 Điều
19 Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 Nghị định chi tiết một số điều của
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, Thể thao:
“Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị
các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định này (có kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận của nhân viên chuyên môn nếu thuộc
trường hợp quy định tại các Điều 15, 16 và 17 của Nghị định này).
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Đối với số lượng hồ sơ lĩnh vực
Thể dục, Thể thao do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải quyết đã tạo điều kiện
thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ
tục hành chính một cách nhanh chóng, kịp thời:
a) Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 9.515.000 đồng/năm
b) Chi phí tuân thủ TTHC sau
khi đơn giản hóa: 5.899.300 đồng/năm.
c) Chi phí tiết kiệm: 3.615.700
đồng/năm.
d) Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 38%.
II. LĨNH VỰC
KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ
1. Nhóm 05 TTHC lĩnh vực thành
lập và sắp xếp lại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc phạm
vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.1. Thành lập doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu (Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh) quyết định thành lập.
Kiến nghị: Đề nghị bãi bỏ TTHC
trên.
Lý do: Điều 10 Nghị định số
23/2022/NĐ-CP quy định “Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập 03 bộ Hồ sơ gốc đề nghị
thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này và gửi Bộ
Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định”, vì vậy đây là thủ tục thuộc thẩm quyền giải
quyết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.2. Nhóm các TTHC: Hợp nhất,
sáp nhập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện
chủ sở hữu (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập hoặc được giao quản
lý; Chia, tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại
diện chủ sở hữu (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập hoặc được giao
quản lý; Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh tại doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành
lập hoặc giao quản lý); Giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc giao quản lý).
Kiến nghị: Đề nghị bãi bỏ các
TTHC trên.
Lý do: Theo khoản 3 Điều 3 Nghị
định số 23/2022/NĐ-CP , “cơ quan đại diện chủ sở hữu gồm: Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương…”, vì vậy đây là nhóm các TTHC thực hiện nội bộ của cơ quan hành chính nhà
nước, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ; Đây là bước
chủ trương trước khi thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật.
2. Thủ tục chấm dứt hoạt động
văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC (thẩm quyền giải
quyết của Ban Quản lý các KCN)
Lý do: Thành phần hồ sơ là kết quả
của TTHC do Ban Quản lý các KCN cấp.
Kiến nghị: Bỏ thành phần hồ sơ
“Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Việc bỏ thành phần hồ sơ trong TTHC nhằm giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp, chủ
đầu tư khi chuẩn bị hồ sơ.
III. LĨNH VỰC
NỘI VỤ
1. Đối với
nhóm TTHC thuộc lĩnh vực công chức, viên chức bao gồm các thủ tục
- Thủ tục Thi tuyển viên chức;
- Thủ tục Xét tuyển công chức;
- Thủ tục Thi tuyển công chức;
- Thủ tục thăng hạng chức danh
nghề nghiệp viên chức;
- Thủ tục thi nâng ngạch công
chức;
- Thủ tục thăng hạng chức danh
nghề nghiệp viên chức;
- Thủ tục thi nâng ngạch công
chức;
Lý do: Thông tư số
92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 có hiệu lực ngày 15/12/2021 thay thế Thông tư số
228/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức,
viên chức.
Kiến nghị: Bộ Nội vụ công bố sửa
đổi TTHC kịp thời, đúng quy định theo điểm b, khoản 2, Điều 1 Nghị định số
63/2010/NĐ-CP .
2. Thủ tục
xét tuyển công chức
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị
bỏ quy định đối với phí phúc khảo
Lý do: Đối với xét tuyển công
chức thì vòng 2 là thực hiện phỏng vấn để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực
thi công vụ của người dự tuyển và không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả
vòng 2 bằng hình thức phỏng vấn.
Kiến nghị: Đề nghị không thu
phí phúc khảo đối với thủ tục này.
3. Thủ tục
thi tuyển viên chức
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị
bổ sung quy định về phí phúc khảo.
Lý do: Trường hợp cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền tuyển dụng tổ chức thi vòng 2 bằng hình thức thi viết thì có
thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 2 này.
Kiến nghị: Bổ sung phí phúc khảo
đối với thủ tục này.
4. Thủ tục
xét tuyển viên chức
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị
bổ sung quy định về phí dự tuyển và phí phúc khảo
Lý do: Theo quy định của Nghị định
số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ, đối với thủ tục thi tuyển hoặc
xét tuyển viên chức thì vòng 2 đều phải thực hiện việc thi bằng một trong ba
hình thức là: Phỏng vấn; thực hành; thi viết, nên việc thi tuyển hoặc xét tuyển
đều phát sinh chi phí để thực hiện thủ tục này.
Kiến nghị: Bổ sung quy định về
phí dự tuyển và phí phúc khảo đối với thủ tục này.
5. Thủ tục
tiếp nhận vào công chức
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bổ
sung đối tượng tiếp nhận không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch: Khi
tiếp nhận vào làm công chức để bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý ...
Lý do: Theo quy định của Nghị định
số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ thì khi tiếp nhận vào làm công
chức có 2 trường hợp không phải thành lập hội đồng kiểm tra, sát hạch: Thứ nhất
là người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có
thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ,
công chức tại các cơ quan, tổ chức khác; thứ hai là khi tiếp nhận vào làm công
chức để bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì không phải thành lập Hội đồng
kiểm tra,sát hạch, do vậy phải bổ sung đối tượng tiếp nhận không phải thành lập
Hội đồng kiểm tra, sát hạch đối với nội dung của thủ tục này.
Kiến nghị: Sửa đổi nội dung thủ
tục hành chính nhằm đảm bảo theo đúng quy định về thi tuyển, xét tuyển viên chức.
Đối với thi tuyển phải có phúc khảo còn xét tuyển không có nội dung phúc khảo.
IV. LĨNH VỰC
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1. Thủ tục Bổ sung tình hình
thân nhân trong hồ sơ Liệt sỹ
Kiến nghị: Thay thế sổ hộ khẩu
bằng giấy xác nhận thông tin cư trú trong hồ sơ.
Lý do: Theo khoản 3 Điều 38 Luật
Cư trú năm 2020 khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay
đổi thông tin trong sổ hộ khẩu thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi
sổ hộ khẩu để thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu về
cư trú theo quy định và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu.
2. Thủ tục Hỗ trợ mai táng
phí cho đối tượng bảo trợ xã hội
Kiến nghị: Bỏ căn cước công dân
của người nhận mai táng phí.
Lý do: Trong tờ khai đã có
thông tin số căn cước công dân và địa chỉ của người nhận mai táng phí.
VI. LĨNH VỰC
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Thủ tục “Giao đất, cho thuê đất
không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với dự án không phải
trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; dự án không phải cấp giấy chứng
nhận đầu tư; trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà người
xin giao đất, thuê đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng
ngoại giao”.
Hiện đang quy định tổng thời
gian giải quyết là không quá 20 ngày với kết quả thực hiện TTHC là: quyết định
giao đất; quyết định cho thuê đất, hợp đồng cho thuê đất; giao đất trên thực địa
và trao GCN cho người được giao đất, cho thuê đất. Với quy định trên thì thời
gian giải quyết rất ngắn, trên thực tế với thời hạn 20 ngày chỉ đảm bảo kết quả
TTHC đến quyết định giao đất; quyết định cho thuê đất, hợp đồng cho thuê đất;
giao đất trên thực địa, khó đảm bảo thời gian lập hồ sơ cấp GCN cho doanh nghiệp.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi
trường xem xét, đề xuất sửa đổi quy định TTHC này theo hướng kết quả TTHC là
quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp đồng cho thuê đất; tách riêng nội dung cấp
GCN cho doanh nghiệp (sau khi có kết quả là quyết định giao đất, cho thuê đất)
cùng với thủ tục Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu”.
Chỉ đạo rà soát, sửa đổi theo
hướng cắt giảm thành phần hồ sơ của các TTHC của người dân liên quan đến sổ hộ
khẩu, sổ tạm trú hoặc các yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư
trú là điều kiện thực hiện TTHC đối với hộ gia đình, cá nhân cho phù hợp với
yêu cầu của Luật Cư trú cũng như theo yêu cầu tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày
06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu
về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn
2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06/CP)./.