ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
16/2007/QĐ-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 29 tháng 6 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ,
QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ĐÀI PHÁT THANH-TRUYỀN HÌNH TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ
chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Báo
chí ngày 28/12/1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày
12/6/1999;
Căn cứ Nghị định
số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật
Báo chí, Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
Căn cứ Nghị định
số 83/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam; Nghị định số 96/2003/NĐ-CP
ngày 20/8/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam;
Xét đề nghị của
Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh tại Tờ trình số 93/TT-PTTH ngày
19/3/2007 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 613/SNV ngày 25/6/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Đài Phát thanh-Truyền hình
tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Quảng
Ngãi chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định này; đồng thời ban hành
Quy chế làm việc và sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội
vụ, Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi, Thủ trưởng các Sở,
Ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi
hành.
Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 113/2002/QĐ-UB
ngày 01/10/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh./.
|
TM.UỶ
BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Huế
|
QUY ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY CỦA ĐÀI PHÁT THANH-TRUYỀN HÌNH TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 29/6/2007 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Chương I
VỊ TRÍ, CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 1. Vị trí, chức năng
1. Đài Phát
thanh-Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi là cơ quan sự nghiệp báo chí (báo nói và
báo hình) trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, thực hiện chức năng
thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và của cấp ủy, chính quyền địa phương trên sóng phát thanh và truyền
hình; tổ chức sản xuất, truyền dẫn và phát sóng các chương trình phát thanh-
truyền hình theo Luật Báo chí; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với kỹ thuật
phát thanh-truyền hình cho các cơ sở phát thanh, truyền thanh, truyền hình trên
địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Đài Phát
thanh-Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần
kinh phí hoạt động thường xuyên; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện
của Ủy ban nhân dân tỉnh; được Sở Văn hóa-Thông tin, Sở Bưu chính Viễn thông
giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về hoạt động báo chí, về tần số truyền
dẫn, phát sóng phát thanh-truyền hình; đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngoài việc thực hiện
các nhiệm vụ, quyền hạn chung cho các loại hình báo chí quy định tại Luật Báo
chí ngày 28/12/1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày
12/6/1999 và Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ, còn có
nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Xây dựng quy hoạch,
kế hoạch phát triển ngành, kế hoạch hoạt động theo từng thời kỳ, các chương
trình, dự án phát triển hệ thống phát thanh, truyền hình theo sự phân cấp của cấp
có thẩm quyền trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực
hiện khi được phê duyệt.
2. Phối hợp với Sở
Tài chính xây dựng Đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006.
3. Tuyên truyền,
phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các chủ
trương, quy định, cơ chế chính sách của tỉnh đến mọi tầng lớp nhân dân theo chỉ
đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Truyền dẫn tiếp
phát lại chương trình thời sự bắt buộc và các chương trình quan trọng khác của
Đài Quốc gia phù hợp với thời lượng, khả năng điều kiện của địa phương, phối hợp
sản xuất chương trình gửi Đài Quốc gia.
5. Chỉ đạo, hướng
dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với Đài Truyền thanh, Đài Truyền thanh-Phát lại
truyền hình, Trạm thu phát lại truyền hình các huyện, thành phố và cơ sở; hướng
dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ đối với các chuyên mục, chuyên
đề phát trên sóng phát thanh và truyền hình Đài tỉnh do các Sở, Ban, ngành cùng
phối hợp thực hiện.
6. Quản lý các dự
án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền để tham gia thẩm định các đề án, dự án thuộc lĩnh vực phát thanh-truyền
hình theo phân cấp và quy định của pháp luật.
7. Tổ chức các hoạt
động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ về
phát thanh và truyền hình.
8. Đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức, phóng viên, biên tập viên, nhân viên kỹ thuật
cho Đài tỉnh, huyện và cơ sở.
9. Tổ chức các hoạt
động dịch vụ theo quy định của pháp luật.
10. Quản lý tổ chức
bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật và
phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
11. Quản lý tài
chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của Đài theo các quy định của
pháp luật.
12. Thực hiện một
số nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao và pháp luật quy định.
Chương II
CƠ CẤU TỔ CHỨC
BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ
Điều 3. Lãnh đạo Đài
1. Đài Phát
thanh-Truyền hình tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng, có Giám đốc và có từ 1
đến 3 Phó Giám đốc.
Giám đốc Đài Phát
thanh-Truyền hình tỉnh là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy,
Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao và
toàn bộ hoạt động của Đài.
2. Phó Giám đốc
Đài là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công phụ trách một hoặc
một số lĩnh vực công tác cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp
luật về lĩnh vực công tác được phân công hoặc uỷ quyền.
3. Giám đốc và các
Phó Giám đốc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên
chức của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 4. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Đài
1. Đài Phát
thanh-Truyền hình tỉnh có các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc như sau:
- Phòng Tổ chức -
Hành Chính - Tổng hợp;
- Phòng Thư ký
biên tập, chương trình;
- Phòng Biên tập
thời sự phát thanh;
- Phòng Biên tập
thời sự truyền hình;
- Phòng Biên tập
phát thanh - truyền hình dân tộc;
- Phòng Văn nghệ -
Thể thao - Thiếu nhi;
- Phòng Chuyên Đề
và Khoa giáo;
- Phòng Biên tập
các chương trình nước ngoài;
- Phòng Kỹ thuật
phát thanh;
- Phòng Kỹ thuật
truyền hình;
- Phòng Dịch vụ quảng
cáo.
2. Giám đốc Đài
Phát thanh-Truyền hình tỉnh căn cứ Quyết định này ban hành chức năng, nhiệm vụ
cụ thể của các phòng chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc; đồng thời sắp xếp, bố trí
cán bộ, viên chức đảm bảo tiêu chuẩn chức danh, cơ cấu ngạch viên chức theo quy
định nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 5. Biên chế
Biên chế của Đài
Phát thanh-Truyền hình tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao trong tổng số
biên chế sự nghiệp của tỉnh.
Chương III
CƠ CHẾ TÀI
CHÍNH
Điều 6. Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh thực hiện
cơ chế tài chính theo các quy định của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp có thu
tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên và theo hướng dẫn của cơ
quan tài chính có thẩm quyền.
Chương IV
MỐI QUAN HỆ
CÔNG TÁC
Điều 7. Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh có các mối
quan hệ công tác sau:
1. Đối với Đài Tiếng
nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam: Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh chịu
sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và báo cáo hoạt động với Đài Tiếng
nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam theo quy định của pháp luật. Giám đốc
Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh kịp thời đề xuất, kiến nghị những vấn đề cần
thiết với Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam để có sự theo dõi
hỗ trợ thích hợp, đảm bảo hoạt động thuận lợi và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ trên địa bàn địa phương.
2. Đài Phát
thanh-Truyền hình tỉnh là cơ quan báo chí của tỉnh có mối quan hệ công tác với
các cơ quan Đảng, Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, các tổ chức chính trị, xã hội,
kinh tế, các đoàn thể và mọi công dân để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật; đồng thời phối hợp với UBND cấp huyện trong việc xây dựng,
phát triển hệ thống truyền thanh, truyền hình cấp huyện và cơ sở.
3. Đối với các Đài
huyện, thành phố: Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng
dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với Đài Truyền thanh, Đài Truyền thanh-Phát lại
truyền hình, Trạm thu phát lại truyền hình các huyện, thành phố và cơ sở.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 8. Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh có
trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Trong quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh tập
hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để quyết định sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp./.