Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1216/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Trần Hoàng Tuấn
Ngày ban hành: 15/08/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1216/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 15 tháng 8 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 1648/QĐ-UBND ngày 30/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 06 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP, các phòng, CBTH;
- Lưu: VT, TTHC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hoàng Tuấn

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ

I. Lĩnh vực lý lịch tư pháp

1. Thủ tục tiếp nhận, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại địa phương

a) Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Các cơ quan: Tòa án nhân dân, Công an, Thi hành án dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân gửi thông tin lý lịch tư pháp đến Sở Tư pháp trong thời gian quy định là 10 ngày làm việc.

* Bước 2: Sở Tư pháp tiếp nhận, kiểm tra, phân loại và xử lý thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan cung cấp theo quy định.

- Kiểm tra, phân loại thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan chuyển đến.

+ Trường hợp người bị kết án thường trú hoặc không có nơi thường trú nhưng tạm trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi Sở Tư pháp có trụ sở thì Sở Tư pháp nơi nhận được thông tin thực hiện lập Lý lịch tư pháp theo Điều 11 hoặc cập nhật bổ sung thông tin vào Lý lịch tư pháp đã được lập theo quy định tại Điều 13 Thông tư 06/2013/TT-BTP ngày 06/02/2013 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

+ Trường hợp người bị kết án cư trú ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, bao gồm cả trường hợp tạm trú tại địa phương nhưng vẫn còn hộ khẩu thường trú ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, Sở Tư pháp đã nhận được thông tin có nhiệm vụ gửi bản án, trích lục bản án và các quyết định, giấy chứng nhận có liên quan đến quá trình thi hành án cho Sở Tư pháp, nơi người đó thường trú.

+ Trường hợp người bị kết án không có nơi cư trú, bao gồm cả người nước ngoài mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú tại Việt Nam, Sở Tư pháp đã nhận được thông tin có nhiệm vụ gửi bản án, trích lục bản án hoặc quyết định có liên quan đến quá trình thi hành án đó cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia;

+ Trường hợp bản án, quyết định có nhiều bị cáo thường trú hoặc tạm trú ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau, Sở Tư pháp đã nhận được thông tin thực hiện thủ tục sao bản án, trích lục bản án, quyết định và gửi bản sao đó cho Sở Tư pháp, nơi người bị kết án thường trú hoặc tạm trú.

Bản sao bản án, quyết định bao gồm: Bản sao y bản chính, bản sao lục hoặc bản trích sao theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.

+ Trường hợp nhận được thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến tình trạng thi hành án của người đã bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật trước ngày 01/7/2010 như quyết định thi hành án, quyết định xóa án tích, giấy chứng nhận xóa án tích hoặc các thông tin khác có liên quan thì Sở Tư pháp nơi có thẩm quyền lập Lý lịch tư pháp đề nghị Tòa án có thẩm quyền cung cấp bản án đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

- Kiểm tra, phân loại thông tin lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp khác cung cấp:

+ Trường hợp nhận được thông tin lý lịch tư pháp của người bị kết án thường trú hoặc tạm trú tại địa phương do các Sở Tư pháp địa phương khác gửi đến, Sở Tư pháp thực hiện lập Lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 11 hoặc cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung theo quy định tại Điều 13 Thông tư 06/2013/TT-BTP ngày 06/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

- Kiểm tra, phân loại thông tin lý lịch tư pháp do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cung cấp:

+ Trường hợp Sở Tư pháp nhận được thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến tình trạng thi hành án của người đã bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 như giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá hoặc các quyết định, giấy chứng nhận khác thì Sở Tư pháp đề nghị Tòa án đã xét xử vụ án cung cấp bản án đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP để lập lý lịch tư pháp.

+ Trường hợp nhận được thông tin lý lịch tư pháp bổ sung của người đã có Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp thực hiện cập nhật thông tin bổ sung vào Lý lịch tư pháp đã được lập theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

+ Trường hợp cung cấp nhiều thông tin lý lịch tư pháp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thì Sở Tư pháp gửi kèm theo danh sách các thông tin đó. Danh sách thông tin cần ghi rõ họ tên, loại thông tin, số văn bản, mã số Lý lịch tư pháp (nếu có).

* Bước 3: Lập lý lịch tư pháp; cập nhật, bổ sung thông tin lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Gửi thông tin lý lịch tư pháp và bản lý lịch tư pháp cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và các thông tin lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền cho các Sở Tư pháp khác.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp.

- Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản (https://office.quangngai.gov.vn).

- Qua dịch vụ bưu chính

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ: Thông tin lý lịch tư pháp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP (bản chính hoặc bản sao).

A. Đối với ngành Tòa án nhân dân:

1. Tòa án đã xét xử sơ thẩm cung cấp cho Sở Tư pháp nơi Tòa án đó có trụ sở trích lục bản án hình sự hoặc bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp vụ án được xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì Tòa án đã xét xử phúc thẩm cung cấp bản án phúc thẩm kèm theo bản án sơ thẩm.

2. Tòa án đã ra các quyết định sau đây có nhiệm vụ gửi quyết định đó cho Sở Tư pháp nơi Tòa án có trụ sở:

a. Quyết định thi hành án phạt tù, án treo, án phạt cải tạo không giam giữ trong trường hợp người bị kết án phải chấp hành án phạt tù, án treo, án phạt cải tạo không giam giữ;

b. Quyết định thi hành án phạt trục xuất trong trường hợp người bị kết án phải chấp hành án phạt trục xuất;

c. Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù trong trường hợp người bị kết án phải chấp hành án phạt tù nhưng được tạm đình chỉ thi hành án;

d. Quyết định miễn chấp hành án phạt tù có thời hạn, án phạt cải tạo không giam giữ trong trường hợp người bị kết án được miễn chấp hành án phạt tù có thời hạn, án phạt cải tạo không giam giữ.

e. Quyết định miễn chấp hành án phạt cấm cư trú, án phạt quản chế trong trường hợp người bị kết án được miễn chấp hành án phạt cấm cư trú, án phạt quản chế.

g. Quyết định giảm chấp hành án phạt tù, án phạt cải tạo không giam giữ trong trường hợp người bị kết án được giảm chấp hành án phạt tù, án phạt cải tạo không giam giữ.

h. Quyết định rút ngắn thời gian thử thách án treo trong trường hợp người bị kết án được rút ngắn thời gian thử thách án treo.

i. Quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù trong trường hợp người bị kết án đang chấp hành án phạt tù chết.

k. Quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù chết.

l. Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước trong trường hợp người bị kết án được miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước.

m. Quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, Quyết định rút ngắn thời gian thử thách cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

3. Tòa án đã cấp giấy chứng nhận đặc xá trong trường hợp người bị kết án được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có nhiệm vụ gửi giấy chứng nhận đó.

4. Tòa án đã ra quyết định xóa án tích hoặc cấp giấy chứng nhận xóa án tích có nhiệm vụ gửi quyết định, giấy chứng nhận đó.

5. Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình có nhiệm vụ gửi quyết định đó cho Sở Tư pháp nơi Tòa án có trụ sở. Trường hợp người bị kết án tử hình được Chủ tịch nước quyết định ân giảm tử hình thì Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhiệm vụ gửi quyết định đó.

6. Tòa án đã ra quyết định tiếp nhận chuyển giao, quyết định thi hành án quyết định tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam có nhiệm vụ gửi quyết định đó.

7. Tòa án đã ra quyết định chuyển giao cho người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài có nhiệm vụ gửi quyết định đó.

8. Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã do Tòa án cung cấp: Tòa án đã ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có nhiệm vụ gửi cho Sở Tư pháp nơi Tòa án đó có trụ sở quyết định tuyên bố phá sản hoặc trích lục quyết định tuyên bố phá sản.

B. Đối với cơ quan Công an:

Công an cấp huyện (Cơ quan Thi hành án hình sự - Công an cấp huyện) cung cấp cho Sở Tư pháp các thông tin sau đây:

a. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo, án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 62, khoản 3 Điều 73 của Luật Thi hành án hình sự.

b. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cấm cư trú, án phạt quản chế, án phạt tước một số quyền công dân, án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại khoản 4 Điều 82; khoản 3 Điều 89; khoản 5 Điều 103; khoản 5 Điều 107 của Luật Thi hành án hình sự,

c. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện theo quy định tại khoản 9 Điều 368 Bộ luật Tố tụng hình sự.

C. Đối với cơ quan Thi hành án dân sự:

1. Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện đã ra quyết định thi hành án hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án trong bản án hình sự, quyết định đình chỉ thi hành án (nếu có); giấy xác nhận kết quả thi hành án (nếu có) có nhiệm vụ gửi quyết định, giấy xác nhận.

2. Trường hợp người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác trong bản án hình sự thì Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện thông báo bằng văn bản (theo mẫu số 05/TTLT-LLTP tại Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP) kể từ ngày người bị kết án đã chấp hành xong nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự.

D. Đối với Viện Kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù trong trường hợp kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm có nhiệm vụ gửi quyết định đó cho Sở Tư pháp nơi Viện kiểm sát đó có trụ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc (theo quy định tại Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15 Quy chế phối hợp thực hiện tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu và cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định số 68/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của UBND tỉnh Quảng Ngãi).

đ) Đối tượng thực hiện TTHC:

Các cơ quan: Công an, Tòa án nhân dân các cấp, Thi hành án dân sự các cấp, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp.

e) Cơ quan giải quyết TTHC:

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp

- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các cơ quan: Công an, Tòa án nhân dân các cấp, Thi hành án dân sự các cấp, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.

g) Kết quả thực hiện TTHC: Hồ sơ lý lịch tư pháp, cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại địa phương.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: các biểu mẫu kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp và Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày 06/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Lý lịch tư pháp ngày 17/6/2009.

- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.

- Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.

- Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày 06/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

- Quyết định số 68/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy chế phối hợp thực hiện tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu và cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Mẫu số 01/TTLT-LLTP

TÒA ÁN ..............1
...................................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ............/..............

..............., ngày ......... tháng ....... năm ...........

TRÍCH LỤC BẢN ÁN HÌNH SỰ

(Dùng cho cung cấp thông tin lý lịch tư pháp)

Bản án số ........... ngày ....tháng ...... năm.......... của Tòa án ..............................................

1. Họ và tên2: .......................................................................................................................

2. Tên gọi khác (nếu có): .....................................................................................................

3. Giới tính: ..........................................................................................................................

4. Ngày, tháng, năm sinh: ............/ ........./ ..................Nơi sinh3: ........................................

5. Quốc tịch: .................................................Dân tộc: .........................................................

6. Nơi thường trú4: ...............................................................................................................

..............................................................................................................................................

7. Nơi tạm trú5: .....................................................................................................................

..............................................................................................................................................

8. Giấy CMND/Hộ chiếu6 (nếu có): ....................................... Số: ........................................

Cấp ngày ......tháng .........năm .............Tại: .........................................................................

9. Họ tên cha: .......................................................................................................................

10. Họ tên mẹ: ......................................................................................................................

11. Họ tên vợ (chồng): ..........................................................................................................

12. Tội danh, điều khoản luật áp dụng: ................................................................................

..............................................................................................................................................

13. Hình phạt chính: ............................................................................................................

14. Hình phạt bổ sung (nếu có):............................................................................................

15. Nghĩa vụ dân sự (nếu có):...............................................................................................

16. Án phí: ............................................................................................................................

17. Tiền án7(nếu có) : ...........................................................................................................

..............................................................................................................................................

18. Ghi chú8: ........................................................................................................................

..............................................................................................................................................

NGƯỜI TRÍCH LỤC
(Ký, ghi rõ họ tên)


THẨM PHÁN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)


___________________

Ghi chú:

1 Ghi rõ Tòa án đã tuyên Bản án.

2 Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.

3 Ghi rõ tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

4,5 Trường hợp có nơi thường trú và tạm trú thì ghi cả hai nơi, trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì gạch chéo.

6 Ghi rõ là Chứng minh nhân dân hay Hộ chiếu.

7 Ghi đầy đủ các tiền án và ghi rõ: số bản án; ngày, tháng, năm tuyên án; Tòa án đã tuyên; tội danh, điều khoản luật áp dụng; hình phạt chính.

8 Nếu là Bản án xét xử sơ thẩm thì ghi rõ “Bản án đã có hiệu lực pháp luật” hoặc “Bản án có kháng cáo, kháng nghị”.

Nếu là Bản án xét xử phúc thẩm thì ghi rõ: Xét xử phúc thẩm Bản án hình sự sơ thẩm số .......... ngày ...tháng ...năm ..............của Tòa án ................

Mẫu số 02/TTLT-LLTP

TÒA ÁN ..............1
...................................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ............/..............

..............., ngày ......... tháng ....... năm .............

TRÍCH LỤC
QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ PHÁ SẢN

(Dùng cung cấp thông tin lý lịch tư pháp)

Quyết định tuyên bố phá sản số .............../............. ngày....... tháng........... năm ..................

Tuyên bố:

1. Tên doanh nghiệp hợp tác xã bị tuyên bố phá sản: ..........................................................

2. Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Đối với:

3. Họ và tên2: ........................................................................................................................

4. Tên gọi khác (nếu có): ......................................................................................................

5. Giới tính: ...........................................................................................................................

6. Ngày, tháng, năm sinh: ....../ ....../...................... 8. Nơi sinh3: ..........................................

7. Quốc tịch: ............................................10. Dân tộc: .........................................................

8. Nơi thường trú4: ................................................................................................................

...............................................................................................................................................

9. Nơi tạm trú5: ......................................................................................................................

...............................................................................................................................................

10. Giấy CMND/Hộ chiếu (nếu có)6: ....................................... Số: .......................................

Cấp ngày...... tháng...... năm ................ Tại: .........................................................................

11. Chức vụ bị cấm đảm nhiệm: ...........................................................................................

12. Thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong ....................................... được tính kể từ ngày ............tháng ...........năm ..................

NGƯỜI TRÍCH LỤC
(Ký, ghi rõ họ tên)


THẨM PHÁN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)


Ghi chú:

1 Ghi rõ Tòa án đã ra Quyết định

2 Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.

3 Ghi rõ tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

4,5 Trường hợp có nơi thường trú và tạm trú thì ghi cả hai nơi, trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì gạch chéo.

6 Ghi rõ là Chứng minh nhân dân hay Hộ chiếu.

Mẫu số 05/TTLT-LLTP

1...................................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ............/..............

..............., ngày ......... tháng ....... năm .............

THÔNG BÁO

Về việc chấp hành xong hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác trong bản án hình sự

Kính gửi: ..............................................................2

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp;

...................................................................................................... 3 thông báo cho Sở Tư pháp về việc chấp hành xong4 ........................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Của ông (bà): .......................................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

đã bị kết án bởi Bản án số ............../............................. ngày ....tháng .........năm ...................của Tòa án5 ..............................................................................., thi hành án dân sự theo Quyết định thi hành án số ........./............... ngày .........tháng ..............năm ..................của ................................6


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:


........................................
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


___________________

Ghi chú:

1,3,6 Ghi tên cơ quan Thi hành án dân sự.

2 Ghi tên Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở/ Tòa án quân sự Trung ương.

4 Ghi rõ hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí, nghĩa vụ dân sự mà người bị kết án đã chấp hành xong.

5 Ghi rõ Tòa án đã tuyên bản án hình sự có hiệu lực pháp luật.

II. Lĩnh vực nuôi con nuôi

1. Giới thiệu trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi người nước ngoài

a) Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Cơ sở nuôi dưỡng đánh giá nhu cầu và lập hồ sơ trẻ em cần được nhận làm con nuôi

- Xác định nhu cầu cần được nhận làm con nuôi của trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng.

- Lập danh sách trẻ em cần chuyển hình thức chăm sóc thay thế sang hình thức nhận con nuôi theo mẫu số 14 kèm hồ sơ trẻ em có nhu cầu tìm cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP .

- Lập hồ sơ trẻ em để tìm người nhận trẻ em làm con nuôi theo điểm a, b Khoản 1 Điều 32 Luật nuôi con nuôi.

- Gửi hồ sơ trẻ em được lập theo điểm a, b Khoản 1 Điều 32 Luật nuôi con nuôi và Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP kèm mẫu số 14 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP xin ý kiến cơ quan chủ quản.

* Bước 2: Cơ quan chủ quản của cơ sở nuôi dưỡng có ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi, gửi hồ sơ trẻ em

Cơ quan chủ quản của cơ sở nuôi dưỡng bao gồm:

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý cấp huyện.

Cơ quan chủ quản của cơ sở nuôi dưỡng tiếp nhận hồ sơ trẻ em do cơ sở nuôi dưỡng chuyển. Có ý kiến phê duyệt bằng văn bản về việc cho trẻ em làm con nuôi và tìm người nhận trẻ em làm con nuôi, gửi văn bản phê duyệt hồ sơ trẻ em cần được nhận làm con nuôi kèm theo hồ sơ trẻ em cho Sở Tư pháp.

* Bước 3: Sở Tư pháp rà soát danh sách đăng ký nhu cầu nhận con nuôi trong nước

a) Khi tiếp nhận hồ sơ trẻ em do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển đến, nếu có cá nhân, gia đình cư trú ở địa phương đăng ký nhu cầu nhận con nuôi và đủ điều kiện nhận con nuôi thì Sở Tư pháp có công văn giới thiệu và giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận con nuôi để liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của Cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

b) Trường hợp không có cá nhân, gia đình cư trú ở địa phương đăng ký nhu cầu nhận con nuôi và trẻ em không thuộc diện quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi thì Sở Tư pháp đăng tin tìm người nhận trẻ em làm con nuôi trên phạm vi toàn tỉnh.

Trường hợp trong thời gian đăng tin tìm gia đình thay thế cho trẻ em, nếu có cá nhân, gia đình có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi thì phải đăng ký nhu cầu nhận con nuôi tại Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có công văn giới thiệu và giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận con nuôi để liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của Cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

c) Sau khi hết thời hạn thông báo theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi, nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi 01 bộ hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Luật Nuôi con nuôi cho Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp để thông báo tìm người nhận con nuôi theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi.

Trong thời gian đăng tin tìm gia đình thay thế trên toàn quốc, nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước có nguyện vọng, đủ điều kiện nhận con nuôi và đăng ký nhu cầu nhận con nuôi tại Sở Tư pháp, thì Sở Tư pháp thông báo Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp để xóa tên trẻ em trong danh sách cần tìm gia đình thay thế sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

d) Trường hợp không có cá nhân, gia đình cư trú ở địa phương đăng ký nhu cầu nhận con nuôi và trẻ em thuộc diện quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 24/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi nước ngoài và gửi Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp 01 bộ hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 32 của Luật Nuôi con nuôi và văn bản xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi nước ngoài, văn bản xác minh của Công an tỉnh đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; trường hợp trẻ em đang sống tại Cơ sở nuôi dưỡng thì phải có văn bản lấy ý kiến của Giám đốc Cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi, để tìm người nhận con nuôi có điều kiện, phù hợp với việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em.

* Bước 4: Sở Tư pháp đăng tin tìm gia đình thay thế trong nước trong phạm vi cấp tỉnh

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, thông tin truyền thông hoặc Báo tỉnh hoặc Đài truyền thanh, truyền hình tỉnh.

Thông báo 03 lần liên tiếp trên báo viết hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác của tỉnh nếu trẻ em thuộc diện thông qua thủ tục giới thiệu. Thông báo miễn phí theo Quyết định số 600/QĐ-UBND ngày 25/9/2020 ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. (Đối tượng trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định tại khoản 1 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 24/2019/NĐ-CP được miễn thủ tục tìm gia đình thay thế trong nước. Do đó, Sở Tư pháp tiến hành thủ tục xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi nước ngoài). Trong thời gian đăng tin, nếu có người dân có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi đăng ký nhu cầu nhận con nuôi, Sở Tư pháp giao 01 bộ hồ sơ trẻ em và giới thiệu người nhận con nuôi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng để xem xét, giải quyết. Nếu việc đăng ký nuôi con nuôi hoàn tất, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho Sở Tư pháp xóa tên trẻ em trong danh sách cần tìm gia đình thay thế. Kết thúc hồ sơ.

Đăng tin trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo. Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi sau khi hết thời hạn thông báo, tiến hành xác nhận việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi không thành. Đồng thời, gửi Công văn xác nhận việc tìm gia đình thay thế trong nước không thành, nếu không có công dân Việt Nam nhận trẻ em làm con nuôi cho Cục Con nuôi kèm 01 bộ hồ sơ trẻ em gồm các giấy tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Nuôi con nuôi.

* Bước 5: Cục Con nuôi thông báo kết quả tìm gia đình thay thế trong nước

Sau 60 ngày đăng tin tìm gia đình thay thế trong nước trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi, Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp tiến hành thủ tục xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài.

* Bước 6: Xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài

Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ trẻ em và đối chiếu với các quy định về đối tượng, độ tuổi trẻ em được nhận làm con nuôi, trường hợp được nhận đích danh, trường hợp phải thông qua thủ tục giới thiệu.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi ở nước ngoài thì phải có văn bản xác minh và kết luận rõ ràng của Công an cấp tỉnh về nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được cha mẹ đẻ.

Theo quy định của Nghị định số 24/2019/NĐ-CP , trường hợp trẻ em bị bỏ rơi mà Công an cấp tỉnh xác minh được thông tin về cha, mẹ đẻ và Sở Tư pháp liên hệ được với cha, mẹ đẻ thì Sở Tư pháp tiến hành lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ trước khi xác nhận trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi.

Trường hợp không thể liên hệ được với cha, mẹ đẻ, Sở Tư pháp niêm yết tại trụ sở của Sở Tư pháp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, đồng thời có văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của cha, mẹ đẻ niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã về việc cho trẻ em làm con nuôi. (Thời hạn niêm yết là 60 ngày kể từ ngày UBND cấp xã nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp).

Nếu liên lạc được với cha, mẹ đẻ của trẻ thì UBND cấp xã thông báo để Sở Tư pháp tiến hành lấy ý kiến của những người liên quan; nếu hết thời hạn niêm yết không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ em thì UBND cấp xã thông tin để Sở Tư pháp được biết.

Hết thời hạn niêm yết tại Sở Tư pháp và UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của cha, mẹ đẻ, nếu không liên hệ được với cha mẹ đẻ thì Sở Tư pháp tiến hành xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài.

Trường hợp trẻ em xác định được cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ thì Sở Tư pháp tiến hành lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ về việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Trường hợp trẻ em có đủ điều kiện được cho làm con nuôi nước ngoài, Sở Tư pháp phải có văn bản xác nhận đối với từng trường hợp cụ thể, gửi Cục Con nuôi kèm theo văn bản xác minh của Công an cấp tỉnh đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng phải có ý kiến đồng ý của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng.

- Cục Con nuôi kiểm tra và thẩm định hồ sơ trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi nước ngoài. Khi nhận được hồ sơ trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi nước ngoài, Cục Con nuôi tiến hành kiểm tra, thẩm định hồ sơ trẻ em. Nếu hồ sơ cần bổ sung thêm thông tin hoặc xác minh thêm nội dung hồ sơ thì Cục Con nuôi đề nghị Sở Tư pháp tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hồ sơ, nhằm bảo đảm trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài sau khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện nguyên tắc ưu tiên nuôi con nuôi trong nước.

- Chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về địa phương để tiến hành thủ tục giới thiệu trẻ em: hàng năm, căn cứ số lượng trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài Cục Con nuôi đề nghị các Văn phòng con nuôi nước ngoài nộp hồ sơ của người nhận con nuôi. Cục Con nuôi là cơ quan tiếp nhận, kiểm tra và thẩm định hồ sơ của người nước ngoài nhận con nuôi.

Căn cứ vào số lượng hồ sơ cha mẹ nuôi đã được thẩm định và chấp thuận giải quyết, và số lượng trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi nước ngoài, Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp để tiến hành thủ tục giới thiệu trẻ em.

* Bước 7: Giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài

Sở Tư pháp gửi công văn kèm theo phụ lục báo cáo đánh giá hồ sơ của trẻ em và hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Công an tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan quản lý trực tiếp Cơ sở nuôi dưỡng, đại diện Ban Giám đốc Cơ sở nuôi dưỡng có trẻ em được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài đề nghị cho ý kiến về các phương án giới thiệu trẻ em cho người nhận con nuôi.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, các cơ quan được hỏi ý kiến có văn bản trả lời cho Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu hoặc giải trình ý kiến của các cơ quan và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Sau khi giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài, Sở Tư pháp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến về việc đồng ý hoặc không đồng ý với việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài của Sở Tư pháp.

+ Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài, thì trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài cho Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp.

+ Trường hợp không đồng ý với việc giới thiệu của Sở Tư pháp, thì Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo rõ lý do bằng văn bản để Sở Tư pháp tiến hành giới thiệu lại. Sau 03 tháng kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh không đồng ý mà Sở Tư pháp không giới thiệu được thì Sở Tư pháp phải gửi trả lại hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp kèm theo văn bản nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp.

- Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản (https://office.quangngai.gov.vn).

- Qua dịch vụ bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ: Quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Nuôi con nuôi

- Giấy khai sinh bản chính/bản sao có chứng thực/giấy khai sinh bản sao/trích lục khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp, có giá trị sử dụng 12 tháng kể từ ngày cấp theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BTP ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe;

- Hai ảnh toàn thân của trẻ em, nhìn thẳng, chụp không quá 06 tháng;

- Tùy thuộc vào từng đối tượng trẻ em, cần phải có những loại giấy tờ sau:

+ Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi;

+ Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi;

+ Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em mất tích đối với trẻ em mà cha, mẹ đẻ mất tích;

+ Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em mất năng lực hành vi dân sự đối với trẻ em mà cha, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự.

- Quyết định tiếp nhận trẻ em vào Cơ sở nuôi dưỡng.

- Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

- Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi nhưng không thành.

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 200 ngày.

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội/UBND cấp huyện, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Sở Y tế.

e) Cơ quan giải quyết TTHC:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ sở nuôi dưỡng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội/UBND cấp huyện, Sở Tư pháp.

+ Cơ quan phối hợp thực hiện: Công an tỉnh, Sở Y tế.

g) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Danh sách trẻ em cần chuyển hình thức chăm sóc thay thế sang hình thức nhận con nuôi theo mẫu số 14 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP .

- Thông báo không tìm được gia đình thay thế (theo mẫu quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).

- Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em (theo mẫu quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).

- Văn bản thể hiện ý kiến đồng ý của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi (theo mẫu quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).

- Văn bản xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài (theo mẫu quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Việc giới thiệu trẻ em không thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ làm con nuôi người nước ngoài phải bảo đảm các căn cứ để giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài quy định tại Điều 35 Luật Nuôi con nuôi:

- Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật nuôi con nuôi, gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em mắc các bệnh về máu; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác cần điều trị khẩn cấp hoặc cả đời.

- Việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài được thực hiện vì lợi ích của trẻ em, có tính đến lợi ích của người nhận con nuôi trên cơ sở bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau đây:

(1) Đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

(2) Khả năng hòa nhập và phát triển của trẻ em;

(3) Điều kiện kinh tế, môi trường gia đình, xã hội và nguyện vọng của người nhận con nuôi.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Nuôi con nuôi 2010.

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.

- Nghị định số 24/1029/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.

- Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi.

- Quyết định số 600/QĐ-UBND ngày 25/9/2020 ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Mẫu số 14

Tên cơ sở trợ giúp xã hội .....................

Danh sách trẻ em cần được chuyển hình thức chăm sóc thay thế

TT

Họ và tên trẻ em

Ngày, tháng, năm sinh

Nơi sinh

Giới tính

Dân tộc

Họ và tên cha, mẹ đẻ

Tình trạng sức khỏe của trẻ em

Hình thức chăm sóc thay thế dự kiến

Dự kiến thời gian nhận chăm sóc thay thế

Ghi chú

CSTT bởi người thân thích

CSTT bởi người không thân thích

CSTT bởi hình thức nhận con nuôi

Người lập danh sách
(Ký, ghi rõ họ và tên)


GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)


TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ............/CVTB
V/v không tìm được gia đình thay thế trong nước cho trẻ em

..............., ngày ......... tháng ....... năm .............

Kính gửi1: ...............................................................

Thực hiện trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi, .................................................................2 đã thông báo tìm người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi đối với trẻ em có tên trong danh sách kèm theo.

Thời gian thông báo từ ngày ......./ ......../........... đến hết ngày ......../ .........../..................

Phạm vi thông báo3:

□ tại cấp xã theo điểm b khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi

□ tại cấp tỉnh theo điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi

□ trên toàn quốc theo điểm d khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi.

Nay thời hạn thông báo tìm công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi đã hết, trẻ em có tên nêu tại Danh sách kèm theo không được người trong nước nhận làm con nuôi.

Kính chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét tiến hành thủ tục tiếp theo (đối với việc thông báo đã được thực hiện ở cấp xã và cấp tỉnh)4.

(Gửi kèm Công văn thông báo này tài liệu chứng minh đã tiến hành thủ tục tìm gia đình thay thế trong nước và Danh sách trẻ em đã được đăng tin tìm gia đình thay thế trong nước nhưng không thành)


Nơi nhận:
- Như trên;
- .......................;
- Lưu: VT,..........

NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ, đóng dấu)


___________________

1 Nếu việc thông báo đã được thực hiện ở cấp xã thì ghi tên của Cơ quan chủ quản của cơ sở nuôi dưỡng; nếu việc thông báo đã được thực hiện ở cấp tỉnh thì ghi Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp; nếu việc thông báo đã được thực hiện ở cấp Trung ương thì ghi tên Sở Tư pháp.

2 Tên cơ quan, tổ chức thực hiện thông báo: Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp, Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp

3 Việc thông báo đã được thực hiện ở cấp nào thì đánh dấu vào ô tương ứng.

4 Nếu việc thông báo đã được thực hiện ở cấp trung ương, thì nội dung này được ghi như sau: Cục Con nuôi đề nghị Sở Tư pháp kiểm tra, xác minh hồ sơ, lấy ý kiến của người có liên quan và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện cho làm con nuôi người nước ngoài theo quy định tại Điều 33 Luật Nuôi con nuôi và Điều 16 Nghị định 19/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ, gửi giấy tờ, tài liệu xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài cho Cục Con nuôi để tiến hành các thủ tục tiếp theo (đối với việc thông báo đã được thực hiện ở cấp trung ương).

DANH SÁCH TRẺ EM ĐÃ ĐƯỢC THÔNG BÁO TÌM GIA ĐÌNH THAY THẾ TRONG NƯỚC KHÔNG THÀNH

(Kèm theo Thông báo số ........... /TB-............... ngày..... tháng .....năm .........)

STT

HỌ, CHỮ ĐỆM, TÊN

NGÀY SINH

GIỚI TÍNH

THUỘC ĐỐI TƯỢNG5

NƠI CƯ TRÚ

1

2

3

4

.......

___________________

5 Ghi một trong các diện đối tượng sau: trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác.

VĂN BẢN VỀ ĐẶC ĐIỂM, SỞ THÍCH, THÓI QUEN ĐÁNG LƯU Ý CỦA TRẺ EM ĐƯỢC NHẬN LÀM CON NUÔI

I. THÔNG TIN VỀ TRẺ EM:

1. Họ, chữ đệm, tên: ...................................................................................... Nam □ Nữ □

2. Ngày, tháng, năm sinh: ....................................................................................................

3. Nơi sinh: ..........................................................................................................................

4. Nơi cư trú: .......................................................................................................................

.............................................................................................................................................

5. Hoàn cảnh gia đình:

□ Bị bỏ rơi

□ Mồ côi cả cha và mẹ

□ Hoàn cảnh đặc biệt khác (nêu rõ): ...................................................................................

II. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỂ CHẤT, PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG, TÂM LÝ:

1. Tiền sử cá nhân (sinh thường/sinh non, tuần sinh, cân nặng lúc sinh, có mắc bệnh gì lúc sinh không): .......................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

2. Tiền sử gia đình (cha, mẹ đẻ có mắc bệnh tâm thần, truyền nhiễm hoặc các bệnh hiểm nghèo khác không): ...........................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

3. Phát triển thể chất, tâm thần vận động:

Chiều cao............... Cân nặng ..........................

Sức khỏe hiện tại:

□ Bình thường

□ Khuyết tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo

Nếu bị khuyết tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì nêu rõ:

□ Loại khuyết tật, bệnh hiểm nghèo: .................................................................................

............................................................................................................................................

Có đang được điều trị không?

□ Không

□ Có

Nếu “có”, nêu thuốc đang dùng và cách điều trị: ...............................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

4. Khả năng vận động, tương tác, ngôn ngữ:

Vận động (nêu rõ khả năng trườn, bò, đi, đứng, ngồi, cầm nắm đồ vật... của trẻ em nhỏ tuổi, độ tuổi của trẻ em khi đạt được những khả năng đó): ..............................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Tương tác (nêu rõ khả năng tiếp xúc của trẻ em với những trẻ khác, cô trông trẻ, người lạ; dễ tiếp xúc hay khó gần; khả năng chú ý, tập trung của trẻ em, thích/không thích được ẵm bế, an ủi, sợ tiếng động lớn; có thái độ hay lo âu, cáu giận không... Trẻ em trên 05 tuổi thích xem phim/đọc truyện/chơi thể thao:

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Ngôn ngữ (Tập nói, biết nói vài từ, câu đầy đủ chưa, phát âm dễ dàng hay khó khăn, ngôn ngữ cử chỉ đối với trẻ em khiếm thính. Đối với trẻ em trên 05 tuổi cần đánh giá khả năng diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc của trẻ, khả năng đọc, viết chính tả, đọc truyện thành lời, nói lắp/hay không, nói, viết có rõ nghĩa không....):

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Trẻ em có gặp vấn đề gì đặc biệt không?

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Trẻ em có đang phải trị liệu vấn đề gì không?

□ Không

□ Có

Nếu “có”, đề nghị nêu rõ việc trị liệu (ngôn ngữ, vận động...): .............................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

III. SỞ THÍCH, THÓI QUEN ĐÁNG LƯU Ý CỦA TRẺ EM:

1. Sở thích (Nêu sở thích nổi bật của trẻ em về ăn uống, vui chơi, âm nhạc, vận động...):

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

2. Thói quen đáng lưu ý của trẻ em (thói quen về ăn uống, loại thức ăn bị dị ứng; thói quen về sinh hoạt, giờ giấc (tư thế ngủ, ngủ có đèn hay tắt đèn, đồ vật cầm khi ngủ; trẻ em trên 05 tuổi có thói quen đặc biệt nào nhất trong sinh hoạt, học tập và giao tiếp):

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................


Xác nhận của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng6

Làm tại ..........., ngày ......tháng......... năm.........
Người lập báo cáo
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)


___________________

6 Đối với trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

VĂN BẢN THỂ HIỆN Ý KIẾN ĐỒNG Ý CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ NUÔI DƯỠNG VỀ VIỆC CHO TRẺ EM LÀM CON NUÔI

I. Ý KIẾN ĐỒNG Ý CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ NUÔI DƯỠNG

Tôi là: ...................................................................................................................................

Họ, chữ đệm, tên: ................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ........................................................................................................

Quốc tịch: .............................................................................................................................

Giấy tờ tùy thân7: .................................................................................................................

Cam đoan những nội dung sau đây:

1. Tôi đồng ý cho trẻ em dưới đây làm con nuôi:

Họ, chữ đệm, tên: .....................................................................Giới tính: ..........................

Ngày, tháng, năm sinh: .......................................................................................................

Quốc tịch: ............................................................................................................................

Nơi cư trú: ...........................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Số định danh cá nhân: ........................................................................................................

2. Tôi tự nguyện cho trẻ em làm con nuôi, không bị ép buộc, không có bất cứ sự đền bù hay thỏa thuận vật chất nào. Tôi hiểu việc cho trẻ em làm con nuôi sẽ phát sinh mối quan hệ cha mẹ và con lâu dài, ổn định giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi.

3. Tôi hiểu rằng nuôi con nuôi là biện pháp chăm sóc thay thế tốt nhất, bảo đảm trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Tôi cam đoan những nội dung trên đây là đúng sự thật. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình.

Làm tại ............., ngày .......tháng .........năm ............
GIÁM ĐỐC CƠ SỞ NUÔI DƯỠNG
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, con dấu)


___________________

7 Ghi rõ tên loại giấy tờ, số, cơ quan cấp, ngày cấp giấy tờ đó. Ví dụ: chứng minh nhân dân số 00108912345, do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014.

II. XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT NUÔI CON NUÔI8

- Họ, chữ đệm, tên: .............................................................................................................

- Chức danh: .......................................................................................................................

- Công tác tại: ......................................................................................................................

Đã tiếp nhận văn bản thể hiện ý kiến đồng ý của người có tên nêu trên về việc cho trẻ em ................................................................... làm con nuôi.

Làm tại ............, ngày.......... tháng ..........năm……..
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)


III. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI2

Xác nhận chữ ký trên là của Ông/Bà ................................................................. là người đã tiếp nhận văn bản thể hiện ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em .....................................................làm con nuôi.

Làm tại ............, ngày.......... tháng ..........năm……..
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ, đóng dấu)


___________________

8 Nếu là trường hợp nuôi con nuôi trong nước, công chức tư pháp - hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận ý kiến, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Nếu là trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, công chức Sở Tư pháp tiếp nhận ý kiến, Giám đốc Sở Tư pháp xác nhận.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
THÀNH PHỐ ......................
SỞ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /STP-XNĐK
V/v xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài

.............., ngày ......... tháng ....... năm...........

Kính gửi: Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp

Thực hiện quy định tại Điều 33 Luật Nuôi con nuôi, Điều 16 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ, Sở Tư pháp đã kiểm tra, xác minh hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan theo quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi. Căn cứ các quy định về độ tuổi, đối tượng được nhận làm con nuôi, Sở Tư pháp xác nhận người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên: ...................................................................Giới tính:.............................

Ngày, tháng, năm sinh: ...........................................................Quốc tịch:............................

Nơi cư trú9: .........................................................................................................................

Thuộc đối tượng10: .........................................................có độ tuổi phù hợp theo quy định pháp luật về nuôi con nuôi. Nguồn gốc của trẻ em đã được xác định rõ ràng11. Những người liên quan12 đã có ý kiến đồng ý và không thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng đã thể hiện ý kiến đồng ý cho trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi.

Đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài theo diện13 :

............................................................................................................................................

Văn bản này được gửi kèm theo văn bản xác minh của cơ quan Công an cấp tỉnh đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi; văn bản lấy ý kiến về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha, mẹ đẻ/ người giám hộ/ý kiến đồng ý của trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên về việc làm con nuôi; văn bản thể hiện ý kiến đồng ý của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi đối với trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở LĐ-TBXH (để theo dõi);
- Cơ sở nuôi dưỡng (để phối hợp);
- Lưu: VT....

NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ và đóng dấu)


___________________

9 Ghi theo nơi đăng ký thường trú. Nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống. Nếu trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng thì ghi tên và địa chỉ trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng.

10 Thuộc diện con riêng/cháu ruột/trẻ em bị bỏ rơi/trẻ em mồ côi cả cha và mẹ hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác.

11 Đối với trẻ em bị bỏ rơi, ghi rõ nội dung kết luận xác minh nguồn gốc của cơ quan Công an cấp tỉnh.

12 Ghi rõ cha, mẹ đẻ, người giám hộ.

13 Đích danh theo khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi, khoản 1 Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 24/2019/NĐ-CP hoặc theo thủ tục giới thiệu trẻ em theo Điều 36 Luật Nuôi con nuôi.

III. Lĩnh vực khuyến công

1. Thẩm định, phê duyệt đề án khuyến công địa phương

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án khuyến công địa phương.

Bước 2: Phòng Quản lý công nghiệp - Sở Công Thương kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, đầy đủ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Quản lý công nghiệp tham mưu Giám đốc Sở Công Thương có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu có).

Bước 4: Sở Công Thương thành lập Hội đồng thẩm định kinh phí khuyến công cấp tỉnh.

Bước 5: Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định, kết quả thẩm định được lập thành biên bản, đối với các nội dung cần làm rõ hoặc không đạt thì nêu rõ lý do trong Biên bản thẩm định.

Trong quá trình thẩm định, Hội đồng thẩm định tổ chức kiểm tra thực tế phục vụ công tác thẩm định (nếu cần thiết).

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thông báo đến cơ sở có đề án không đạt hoặc yêu cầu làm rõ, bổ sung (nếu có).

Bước 6: Phòng Quản lý Công nghiệp trình Giám đốc Sở Công Thương Quyết định phê duyệt đề án khuyến công địa phương.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại;

- Đề án khuyến công địa phương (theo mẫu);

- Hồ sơ kèm theo gồm có:

+ Văn bản đề nghị hỗ trợ khuyến công của cơ sở.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

+ Bản sao hợp lệ Bảng cân đối kế toán (đối với các cơ sở công nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã).

+ Chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của năm trước liền kề; trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, cung cấp chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động.

+ Các văn bản có liên quan (nếu có).

- Một số dạng đề án khuyến công khác phải kèm theo các tài liệu như quy định tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 24/11/2020.

* Số lượng: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết TTHC: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định phê duyệt đề án khuyến công địa phương.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đề án khuyến công.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công.

- Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 24/11/2020 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy chế quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công và quy định mức chi cho các hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Căn cứ Quyết định số 641/QĐ-UBND ngày 10/7/2023 của UBND tỉnh về việc ủy quyền phê duyệt đề án khuyến công địa phương.

ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG ĐỊA PHƯƠNG

1. Tên đề án: .......................................................................................................................

2. Thời gian thực hiện: ........................................................................................................

3. Kinh phí: ..........................................................................................................................

4. Đơn vị thực hiện: ............................................................................................................

- Tên đơn vị ...................................... - Địa chỉ: .....................................................

- Điện thoại/Fax/Email: .......................................................................................................

- Đại diện đơn vị: .................................................................................................................

- Chức vụ: ...........................................................................................................................

- Tài khoản số ..................................................... mở tại ....................................................

- Mã số thuế: .......................................................................................................................

5. Đơn vị thụ hưởng: ...........................................................................................................

-Tên đơn vị .......................................... - Địa chỉ: .......................................................

- Điện thoại/Fax/Email: ........................................................................................................

- Đại diện đơn vị: .................................................................................................................

- Chức vụ: ...........................................................................................................................

- Tài khoản số ................................................ mở tại .........................................................

- Mã số thuế: .......................................................................................................................

6. Địa điểm thực hiện đề án: ...............................................................................................

7. Căn cứ pháp lý và sự cần thiết phải thực hiện đề án.

- Cơ sở pháp lý: Đề án được lập căn cứ vào văn bản QPPL nào?

- Sự cần thiết phải thực hiện đề án:

8. Mục tiêu của đề án: Nêu những mục tiêu của đề án cần đạt được. Các mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của đơn vị.

9. Quy mô đề án: Nêu các hoạt động chính của Đề án (vốn, thiết bị, công nghệ, nhà xưởng, mặt bằng, lao động, doanh thu hoạt động, hiệu quả kinh tế - xã hội...

10. Nội dung và tiến độ thực hiện:

- Xác định nội dung công việc cần thực hiện.

- Tiến độ thực hiện cho từng hạng mục hoặc từng giai đoạn cụ thể.

11. Dự toán kinh phí:

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Diễn giải nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Trong đó

Nguồn KPKC

Nguồn đóng góp của đơn vị thụ hưởng

Nguồn khác

Tổng cộng (bao gồm thuế VAT)

Tổng kinh phí thực hiện đề án:...

+ Kinh phí khuyến công địa phương đề nghị hỗ trợ:...

+ Nguồn đóng góp của đơn vị thụ hưởng:

+ Nguồn vốn huy động hợp pháp khác (nếu có):

12. Hiệu quả của đề án:

13. Tổ chức thực hiện:

14. Kết luận và kiến nghị:

.........., ngày ........ tháng ......... năm 20...
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN


IV. Lĩnh vực đất đai

1. Phê duyệt, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Nộp hồ sơ:

Tổ chức đề nghị thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (gọi tắt là phương án bồi thường), qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ: Số 163, đường Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

+ Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức đề nghị phương án bồi thường bổ sung hồ sơ (đối với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ) hoặc lịch tổ chức họp thẩm định phương án bồi thường.

+ Bước 3: Tổ chức thẩm định

Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi kết thúc họp thẩm định; Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị thẩm định phương án bồi thường về kết quả thẩm định phương án bồi thường (kể cả trường hợp phải sửa chữa).

+ Bước 4: Ký thẩm định

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận lại phương án bồi thường hoàn thiện, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét ban hành Thông báo kết quả thẩm định (bằng văn bản), thẩm định phương án bồi thường (đóng dấu đã thẩm định vào phương án bồi thường) và trình UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường đồng thời với quyết định thu hồi đất.

Sau một (01) ngày khi nhận được văn bản phê duyệt phương án bồi thường của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo cho Tổ chức đề nghị thẩm định phương án bồi thường để nhận Quyết định phê duyệt phương án bồi thường và phương án bồi thường đã đóng dấu "đã thẩm định".

b) Cách thức thực hiện:

Qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ: Số 163, đường Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: 05 quyển.

- Văn bản thông báo niêm yết, kết thúc niêm yết, tổng hợp ý kiến đóng góp của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng: 05 bản.

- Văn bản đề nghị thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng: 01 bản.

- Văn bản đề nghị của UBND cấp huyện nơi có đất thu hồi trên cơ Sở đề nghị của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng (đối với phương án do UBND tỉnh phê duyệt): 01 bản.

- Các hồ sơ, tài liệu nộp cùng với phương án bồi thường để phục vụ cho việc thẩm định, mỗi tài liệu 01 bộ, gồm:

+ Bản đồ địa chính khu đất đã được cơ quan có thẩm quyền ký duyệt.

+ Bản tự kê khai của người có đất thu hồi, biên bản kiểm kê đất đai và tài sản trên đất, bản vẽ hiện trạng nhà cửa, vật kiến trúc theo biểu mẫu quy định.

+ Hồ sơ pháp lý về đất đai, nhà, vật kiến trúc.

+ Xác nhận thời điểm xây dựng nhà, vật kiến trúc theo biểu mẫu quy định.

- Hồ sơ và các văn bản liên quan đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất chi tiết.

+ Hợp đồng thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước (nếu có).

+ Xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất thu hồi đối với đất công ích, đất UBND xã quản lý.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

d) Thời hạn giải quyết: Tổng thời gian giải quyết là 15 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường (theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 Luật Đất đai năm 2013).

e) Cơ quan giải quyết TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Quảng Ngãi.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi.

g) Kết quả thực hiện TTHC:

Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được đóng dấu thẩm định.

h) Phí, lệ phí: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 61/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Biểu mẫu trong phương án bồi thường lập theo biểu mẫu được ban hành kèm theo Quyết định số 694/QĐ-STNMT ngày 02/11/2016 và Quyết định số 1056/QĐ-STNMT ngày 18/12/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai năm 2013.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013.

- Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Quyết định số 75/2021/QĐ-UBND ngày 14/12/2021 của UBND tỉnh Quảng Ngãi quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước.

- Quyết định số 694/QĐ-STNMT ngày 02/11/2016 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Hệ thống biểu mẫu để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Quyết định số 1056/QĐ-STNMT ngày 18/12/2018 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung một số biểu mẫu để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số 694/QĐ-STNMT ngày 02/11/2016 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

V. Lĩnh vực chuyển đổi số

1. Đánh giá chỉ số chuyển đổi số (DTI) của các sở, ban ngành, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

a) Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Sở Thông tin và Truyền thông có văn bản đề nghị các sở, ban ngành, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố cung cấp kết quả thực hiện chuyển đổi số trên Hệ thống phần mềm chấm điểm DTI tỉnh Quảng Ngãi.

* Bước 2: Các sở, ban ngành, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố cung cấp kết quả thực hiện chuyển đổi số trên Hệ thống phần mềm chấm điểm DTI tỉnh Quảng Ngãi trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Sở Thông tin và Truyền thông có văn bản đề nghị.

* Bước 3: Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện đánh giá độc lập các tiêu chí thông qua Hệ thống phần mềm chấm điểm DTI tỉnh Quảng Ngãi; phối hợp các cơ quan liên quan thẩm tra, xác minh số liệu báo cáo của các cơ quan, đơn vị.

* Bước 4: Sau khi thực hiện đánh giá, Sở Thông tin và Truyền thông trình Chủ tịch UBND tỉnh ký, ban hành Quyết định công bố kết quả xếp loại mức độ chuyển đổi số các sở, ban ngành, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản (https://office.quangngai.gov.vn) hoặc qua đường bưu chính.

- Trên Hệ thống phần mềm chấm điểm DTI tỉnh Quảng Ngãi.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Các cơ quan, đơn vị tiến hành thu thập và cung cấp thông tin theo mẫu tại Phụ lục “Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số” ban hành kèm theo Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 07/2/2023 của UBND tỉnh.

- Hồ sơ, tài liệu kiểm chứng.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Trước ngày 31/3 hằng năm.

đ) Đối tượng thực hiện TTHC:

- Các sở, ban, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (theo danh sách tại Phụ lục V Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 07/2/2023 của UBND tỉnh).

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

e) Cơ quan giải quyết TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện; Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh.

g) Kết quả thực hiện TTHC:

Quyết định công bố kết quả xếp loại mức độ chuyển đổi số của các sở, ban ngành, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đối với các sở, ban, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh: Phụ lục I, II ban hành kèm theo Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 07/2/2023 của UBND tỉnh về ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) tỉnh Quảng Ngãi.

- Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố: Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 07/2/2023 của UBND tỉnh về ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) tỉnh Quảng Ngãi.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 07/02/2023 của UBND tỉnh ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) tỉnh Quảng Ngãi.

2. Đánh giá chỉ số chuyển đổi số (DTI) của UBND các xã, phường, thị trấn

a) Trình tự thực hiện:

* Bước 1: UBND các huyện, thị xã, thành phố có văn bản đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn cung cấp kết quả thực hiện chuyển đổi số trên Hệ thống phần mềm chấm điểm DTI tỉnh Quảng Ngãi.

* Bước 2: UBND các xã, phường, thị trấn cung cấp kết quả thực hiện chuyển đổi số trên Hệ thống phần mềm chấm điểm DTI tỉnh Quảng Ngãi trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày UBND các huyện, thị xã, thành phố có văn bản đề nghị.

* Bước 3: UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đánh giá độc lập các tiêu chí thông qua Hệ thống phần mềm chấm điểm DTI tỉnh Quảng Ngãi; phối hợp các cơ quan liên quan thẩm tra nội dung báo cáo số liệu và đánh giá, xếp loại hằng năm đối với UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

* Bước 4: Sau khi thực hiện đánh giá, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố ký, ban hành Quyết định công bố kết quả xếp loại mức độ chuyển đổi số các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông kết quả xếp loại mức độ chuyển đổi số cấp xã.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tuyến qua Hệ thống phần mềm quản lý văn bản (https://office.quangngai.gov.vn) hoặc qua đường bưu chính.

- Trên Hệ thống phần mềm chấm điểm DTI tỉnh Quảng Ngãi.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành thu thập và cung cấp thông tin theo mẫu tại Phụ lục “Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số” ban hành kèm theo Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 07/2/2023 của UBND tỉnh.

- Hồ sơ, tài liệu kiểm chứng.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Trước ngày 31/3 hằng năm.

đ) Đối tượng thực hiện TTHC:

UBND các xã, phường, thị trấn

e) Cơ quan giải quyết TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã, thành phố.

- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông; các phòng chuyên môn thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố.

g) Kết quả thực hiện TTHC:

Quyết định công bố kết quả xếp loại mức độ chuyển đổi số các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 07/2/2023 của UBND tỉnh về ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) tỉnh Quảng Ngãi.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 07/02/2023 của UBND tỉnh ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) tỉnh Quảng Ngãi.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1216/QĐ-UBND ngày 15/08/2023 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong tỉnh Quảng Ngãi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


661

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.117.240
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!