ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1137/QĐ-UBND
|
Lai Châu, ngày 19
tháng 8 năm 2020
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ THUỘC
PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám
đốc Sở Công Thương.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Thông
qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công
nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Công thương.
(Có
Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính kèm theo)
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Giao Giám đốc Sỏ Công thương dự
thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa đối với các thủ tục hành chính cắt
giảm về thành phần hồ sơ sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- Cục KSTTHC - Văn phòng Chính phủ;
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Lưu: VT, KSTT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống
Thanh Hải
|
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH
VỰC VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN
LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
(Kèm
theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Lai Châu)
1.
Thủ tục Cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thuộc thẩm quyền giải
quyết của Sở Công Thương
1.1. Nội dung đơn giản
hóa
- Nội dung: Cắt giảm
các giấy tờ (trường hợp không có sự thay đổi về nội dung) trong thành phần hồ
sơ của thủ tục hành chính “Cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương” quy định tại khoản 2 Điều 42
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, cụ thể
như sau:
+ Bản sao Quyết định
thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài phải có bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc bản sao giấy
phép thầu do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
+ Bản sao giấy phép
thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí đối với doanh nghiệp hoạt động khoáng
sản, dầu khí; bản sao quyết định trúng thầu thi công công trình, bản sao hợp
đồng nhận thầu hoặc văn bản ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công
công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp.
+ Thiết kế, bản vẽ thi
công các hạng mục công trình xây dựng, thiết kế khai thác mỏ có sử dụng vật
liệu nổ công nghiệp đối với công trình quy mô công nghiệp; phương án thi công,
khai thác đối với hoạt động xây dựng, khai thác thủ công. Thiết kế hoặc phương
án do chủ đầu tư phê duyệt phải bảo đảm điều kiện về an toàn theo tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật.
+ Trường hợp tổ chức,
doanh nghiệp đề nghị cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không có kho hoặc
không có phương tiện vận chuyển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có bản sao
hợp đồng nguyên tắc thuê kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp với
tổ chức, doanh nghiệp có kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
bảo đảm điều kiện về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phòng cháy và
chữa cháy hoặc bản sao hợp đồng nguyên tắc với tổ chức được phép kinh doanh vật
liệu nổ công nghiệp để cung ứng vật liệu nổ công nghiệp đến công trình theo hộ
chiếu nổ mìn.
+ Quyết định bổ nhiệm
người chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo doanh nghiệp và danh sách thợ mìn, người có
liên quan trực tiếp đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; giấy phép lao động của
người nước ngoài làm việc có liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (nếu
có); bản sao chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận huấn luyện về kỹ thuật an
toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của người chỉ huy nổ mìn và đội
ngũ thợ mìn.
- Lý do: Trong thành
phần hồ sơ thủ tục hành chính “Cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương” đã có đủ các thành phần hồ sơ
như đối với thủ tục “Cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thuộc
thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương” và đã được lưu tại hồ sơ lưu trữ của
cơ quan . Do vậy, không cần yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp lại các giấy tờ nêu
trên (nếu như không có sự thay đổi về nội dung) giúp giảm thời gian, chi phí đi
lại, phô tô, in ấn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong quá
trình thực hiện thủ tục hành chính.
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi khoản 2
Điều 42 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017
như sau:
“2. Đối với tổ chức,
doanh nghiệp đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nhưng
không thay đổi về địa điểm, quy mô hoạt động và các giấy tờ quy định tại điểm
b, d, đ, h, i khoản 1 Điều 42 Luật này không thay đổi về nội dung, hồ sơ đề
nghị bao gồm:
a) Báo cáo hoạt động sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp trong thời hạn hiệu lực của giấy phép đã cấp;
b) Văn bản đề nghị cấp
Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
c) Bản sao Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
d) Phương án nổ mìn
được lãnh đạo doanh nghiệp ký duyệt. Trường hợp nổ mìn trong khu vực dân cư, cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn thiên
nhiên, công trình an ninh, quốc phòng hoặc công trình quan trọng khác của quốc
gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật thì phương án nổ mìn phải
được cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 2 Điều 41 của Luật này
đồng ý bằng văn bản;
e) Bản sao văn bản
nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với kho vật liệu nổ công nghiệp và
điều kiện bảo đảm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
g) Giấy giới thiệu kèm
theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng
minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.”
1.3. Lợi ích của phương
án đơn giản hóa
- Ước tính số lượng đối
tượng tuân thủ TTHC trong 01 năm là: 50.
- Chi phí tuân thủ thực
hiện thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 584.695.550 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thực
hiện thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 317.896.700 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm sau
khi đơn giản hóa thủ tục hành chính: 230.798.850 đồng/năm, giảm được 39,5% chi
phí cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
- Tỷ lệ cắt giảm chi
phí: 42,1% chi phí cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
SO SÁNH CHI PHÍ