|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 131/NQ-CP 2022 đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân doanh nghiệp
Số hiệu:
|
131/NQ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phạm Bình Minh
|
Ngày ban hành:
|
06/10/2022
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Hợp nhất Cổng DVC với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, tỉnh
Ngày 6/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 131/NQ-CP về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương trong việc “Nâng cao hiệu quả thực thi TTHC phục vụ người dân, doanh nghiệp” quy định như sau:
Bảo đảm 100% TTHC được công bố, công khai đủ và đúng hạn; 100% TTHC được theo dõi trạng thái xử lý trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Tổ chức kiện toàn bộ phận một cửa, triển khai bộ nhận diện thương hiệu, thực hiện có hiệu quả Đề án đổi mới tại Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2021.
Tăng cường kỷ cương, kỷ luật đối với CB, CC, VC có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, chậm muộn nhiều lần.
Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, sâu rộng trong tiếp nhận, giải quyết TTHC, cụ thể:
- Đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC.
- Hợp nhất Cổng Dịch vụ công với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh thành Hệ thống thông tin giải quyết TTHC.
- Phối hợp Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra, đánh giá an toàn hệ thống và đảm bảo kết nối khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Hoàn thiện việc xây dựng quy trình nội bộ, điện tử trong giải quyết TTHC.
Công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị kịp thời.
Nghị quyết 131/NQ-CP năm 2022 có hiệu lực kể từ ngày ký.
CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 131/NQ-CP
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 10 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ HIỆN ĐẠI HÓA PHƯƠNG THỨC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU
HÀNH PHỤC VỤ NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 39/2022/NĐ-CP
ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị đẩy mạnh cải cách thủ
tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người
dân, doanh nghiệp, tổ chức vào ngày 15 tháng 9 năm 2022,
QUYẾT NGHỊ:
Chính phủ xác định cải cách thủ tục hành chính và
hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành là nhiệm vụ quan trọng, thường
xuyên. Trong năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển
khai, có nhiều sáng kiến với những mô hình mới, cách làm hay và đạt được một số
kết quả nổi bật như: Cắt giảm, đơn giản hóa 1.758 quy định liên quan đến hoạt động
kinh doanh; phê duyệt phương án cải cách hơn 1.100 quy định và phương án phân cấp
thẩm quyền giải quyết 699 thủ tục hành chính; xác định 59 thủ tục hành chính/nhóm
thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước cần rà soát, đơn
giản hóa trong năm 2023. Việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng số hóa, không phụ thuộc
vào địa giới hành chính được chú trọng, bước đầu có kết quả; cả nước đã thành lập
11.700 bộ phận một cửa các cấp để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính,
trong đó có 56 địa phương thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh;
53/63 địa phương đã thực hiện hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin
một cửa điện tử cấp tỉnh thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
duy nhất; nhiều địa phương đã thực hiện nâng cấp hệ thống từng bước đáp ứng yêu
cầu số hóa; hơn 3.800 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và 21/25 dịch
vụ công thiết yếu theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh
và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia (Đề án 06) đã được tích hợp,
cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Các chỉ số liên quan đến môi trường
kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia trên các bảng xếp hạng quốc tế được
duy trì và cải thiện.
Nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên
ngành và các hệ thống thông tin được đẩy mạnh triển khai và phát huy hiệu quả,
đặc biệt là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã số hóa, cập nhật thường xuyên từ
cấp xã, bảo đảm tiêu chí “đúng, đủ, sạch, sống”, cấp hơn 68 triệu thẻ căn cước
gắn chip điện tử cho công dân; nhiều bộ, ngành, địa phương đã xử lý hồ sơ công
việc trên môi trường mạng và hơn 14.2 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận qua
Trục liên thông văn bản quốc gia (trung bình 550.000 văn bản/tháng); gần 1.300
phiếu lấy ý kiến Thành viên Chính phủ thực hiện trên Hệ thống thông tin phục vụ
họp và xử lý công việc của Chính phủ; 69/179 chế độ báo cáo được tích hợp, cung
cấp trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, từng bước đưa Trung tâm thông
tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vào hoạt động; ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động giám sát, đánh giá được quan tâm triển
khai, đưa vào vận hành Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh và Bộ chỉ số
phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch
vụ công.
Những kết quả nêu trên đã từng bước nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành và tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho người
dân, doanh nghiệp trong các giao dịch hành chính.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách
thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành vẫn còn nhiều
hạn chế. Một số lãnh đạo các cấp, nhất là người đứng đầu chưa thực sự quan tâm,
quyết liệt chỉ đạo, ưu tiên thời gian, nguồn lực và chưa có lộ trình, mục tiêu
rõ ràng; thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn nhiều rào cản, nhất là
lĩnh vực liên quan đến đất đai, giáo dục, y tế, kiểm tra chuyên ngành, xuất nhập
khẩu...; việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định còn hình thức, chưa chú trọng
tham vấn chính sách các đối tượng chịu tác động, người dân, doanh nghiệp; tỷ lệ
sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa
các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính còn
hạn chế; số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính
quyền còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều nơi, công tác chỉ đạo, điều hành vẫn
theo phương thức truyền thống, chưa đổi mới sáng tạo; việc xử lý hồ sơ công việc
trên môi trường mạng tại một số bộ, ngành, địa phương chưa tốt, hạ tầng công
nghệ thông tin còn yếu; nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu; an ninh, an toàn
thông tin nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, lộ lọt thông tin nhiều; thông
tin, truyền thông cho công tác này chưa được coi trọng, đầu tư thích đáng để
góp phần thay đổi hành vi, ý thức của người dân, doanh nghiệp.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là
thiếu quyết liệt, ngại va chạm trong chỉ đạo, thực hiện, nhất là người đứng đầu
ở một số bộ, ngành, địa phương; việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị còn thiếu
chủ động, chưa chặt chẽ; sự níu kéo lợi ích cục bộ của ngành, lĩnh vực, thiếu
phân cấp, phân quyền và thói quen làm việc thủ công, giấy tờ truyền thống; một
số bộ phận cán bộ, công chức thực thi công vụ chưa nghiêm, năng lực, trình độ
còn hạn chế; thiếu kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu; các phần mềm chậm được nâng cấp, phát triển, một số dịch vụ
công chưa thân thiện với người dùng; thiếu các công cụ kỹ thuật số để phục vụ
chỉ đạo, điều hành, theo dõi, đánh giá dựa trên dữ liệu theo thời gian thực; hạ
tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu. Cải cách thủ tục
hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành là những vấn đề mới,
khó, nhiều lực cản, đòi hỏi phải có thời gian thích ứng cũng như thay đổi thói
quen, cách làm cho phù hợp.
Để cải cách mạnh mẽ quy định, thủ tục hành chính, cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu,
ứng dụng hiệu quả công nghệ số, tạo đột phá trong cải cách hành chính, xây dựng
một nền hành chính chuyên nghiệp, kỷ luật, kỷ cương, hiện đại, hiệu quả, liêm
chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, Chính phủ yêu cầu các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương quán triệt quan điểm và thực hiện đồng bộ, thống nhất,
kịp thời, hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:
I. QUAN ĐIỂM
1. Cần có tư duy, cách tiếp cận mạnh mẽ, quyết liệt
hơn nữa trong cải cách thủ tục hành chính; kế thừa, phát huy kết quả đạt được,
bài học hay, kinh nghiệm quý; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nỗ lực đột phá vượt
lên. Nếu không nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa công
tác chỉ đạo, điều hành thì sẽ “tụt hậu”.
2. Phát huy tinh thần chủ động, tính sáng tạo,
cương quyết loại bỏ lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân; huy động mọi
nguồn lực, sự tham gia xây dựng và phát triển của cả hệ thống chính trị và cộng
đồng doanh nghiệp, người dân. Xây dựng nhiều mô hình, sáng kiến mới triển khai,
áp dụng vào thực tiễn, tạo dấu ấn nổi bật trong thời gian tới với phương châm “lấy
người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực; lấy
sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả”.
3. Cải cách thủ tục hành chính phải bám sát thực tiễn,
xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; nói phải đi đôi với làm và
phải có kết quả cụ thể, thực chất, không hình thức. Hiện đại hóa công tác chỉ đạo,
điều hành phải bảo đảm tính chính xác, kịp thời, không bị động, là công cụ hỗ
trợ đắc lực cho chính quyền các cấp trong quá trình ra quyết định, nhất là phản
ứng chính sách nhanh, kịp thời.
4. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để giảm tầng nấc,
khâu trung gian, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống
hành chính nhà nước, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ
quan hành chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn.
5. Thực hiện nghiêm kỷ luật kỷ cương hành chính, cá
thể hóa trách nhiệm, đề cao vai trò người đứng đầu; càng “áp lực” thì càng phải
“nỗ lực”, chuyển từ trạng thái “bị động” sang “chủ động”; tạo sự thân thiện, cải
thiện quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân, doanh nghiệp.
Khen thưởng, động viên và kỷ luật nghiêm minh, kịp thời. Khuyến khích bảo vệ những
người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
6. Đẩy mạnh xây dựng các hệ thống thông tin, sử dụng
tài nguyên thông tin, dữ liệu thiết thực, hiệu quả, có tính kết nối, liên thông
cao phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
và chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp.
7. Nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin,
nhất là vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, những người yếu thế
khó tiếp cận với công nghệ thông tin.
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
TRỌNG TÂM
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
trực tiếp chỉ đạo thực hiện nghiêm Nghị quyết số 02/NQ-CP
ngày 10 tháng 01 năm 2022, Nghị quyết số 68/NQ-CP
ngày 12 tháng 5 năm 2020, Nghị quyết số 76/NQ-CP
ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ, Đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính giai đoạn 2021-2025 và Đề
án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ
chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06),
trong đó tập trung triển khai các nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Về cải cách thủ tục hành chính,
cắt giảm quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh nhằm cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ
- Rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa
quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,
phê duyệt trước ngày 30 tháng 9 hàng năm. Trong đỏ, tiếp tục thúc đẩy cải cách quy
định trong các lĩnh vực quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu, đăng ký đất đai và quản lý hành chính đất đai theo các giải pháp đã
đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính
phủ.
- Tổ chức thực thi ngay các phương án cắt giảm, đơn
giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt[1] và phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục
hành chính tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày
30 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, ưu tiên áp dụng hình thức một văn
bản sửa nhiều văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn, bảo đảm hoàn thành đúng
tiến độ được phê duyệt đối với các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục
hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước theo Kế hoạch đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1085/QĐ-TTg
ngày 15 tháng 9 năm 2022.
- Cập nhật đầy đủ, chính xác và công khai kịp thời quy
định liên quan đến hoạt động kinh doanh, kết quả rà soát, chi phí tuân thủ,
phương án cắt giảm, đơn giản hóa; thực hiện tham vấn các tổ chức, cá nhân, đối
tượng chịu tác động về chính sách, quy định; tiếp nhận, tổng hợp, tiếp thu, giải
trình, phản hồi, cập nhật kết quả xử lý đối với ý kiến góp ý, vướng mắc, đề xuất
của tổ chức, cá nhân về chính sách, quy định thuộc phạm vi chức năng quản lý và
công khai trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh.
- Chủ trì, phối hợp với Cổng Thông tin điện tử
Chính phủ và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tọa đàm và trao đổi về
chính sách, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được các tổ chức, cá
nhân quan tâm, phản ánh về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.
b) Bộ Tài chính trình Chính phủ trong tháng 11 năm
2022 Nghị định về kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận
tải theo cơ chế một cửa quốc gia.
c) Bộ Tư pháp, Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan
ngang bộ, Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương phối hợp với các cơ quan có liên quan nâng cao chất lượng thẩm định quy định
về thủ tục hành chính, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chỉ ban hành và duy trì những thủ tục hành
chính, quy định thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và chi phí tuân thủ thấp nhất;
kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành, giảm tối đa số lượng văn bản này theo đúng yêu cầu của Nghị quyết
68/NQ-CP.
d) Văn phòng Chính phủ
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, Hội đồng
tư vấn cải cách thủ tục hành chính xây dựng, quản lý, phát triển, vận hành hiệu
quả Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh.
- Định kỳ thu thập, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ các vấn đề doanh nghiệp, người dân quan tâm về cơ chế, chính sách, quy
định liên quan đến hoạt động kinh doanh; tổ chức làm việc, trao đổi, tọa đàm về
những rào cản, vướng mắc, khó khăn trong thực hiện chính sách, quy định, với sự
tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo quản lý bộ, ngành, địa
phương và hiệp hội, doanh nghiệp.
- Theo dõi, hướng dẫn và đôn đốc các bộ, ngành, địa
phương thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt
động kinh doanh giai đoạn 2020-2025, thực thi phương án phân cấp trong giải quyết
thủ tục hành chính và triển khai rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ
trong hệ thống hành chính nhà nước. Công khai kết quả đánh giá nỗ lực cải cách quy
định kinh doanh của các bộ, cơ quan trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh
doanh và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
đ) Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính tiếp
tục phát huy vai trò, trách nhiệm là cầu nối giữa Chính phủ với doanh nghiệp và
người dân; nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến cải cách quy định, nhất là các quy
định đang là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống
của người dân; cho ý kiến độc lập đối với các quy định trong dự án, dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật, phương án cắt giảm, đơn giản hóa do các bộ, cơ quan đề
xuất.
2. Về nâng cao hiệu quả thực thi
thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.
a) Các bộ, ngành, địa phương
- Thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch trong
tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm 100% thủ tục hành chính được
công bố, công khai đầy đủ, đúng hạn và 100% các hồ sơ thủ tục hành chính tiếp
nhận, giải quyết tại các cơ quan, đơn vị được theo dõi trạng thái xử lý trên Hệ
thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, đồng bộ với Cổng
Dịch vụ công quốc gia để người dân, doanh nghiệp có thể giám sát, đánh giá quá
trình thực hiện. Riêng các bộ, ngành khẩn trương hoàn thành việc chuẩn hóa kết
quả giải quyết thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành
chính, làm cơ sở để xác định mã loại giấy tờ, kết nối, chia sẻ, sử dụng thống
nhất trong toàn quốc trong tháng 10 năm 2022.
- Tổ chức kiện toàn bộ phận một cửa các cấp, triển
khai Bộ nhận diện thương hiệu, bảo đảm thực hiện có hiệu quả Đề án đổi mới việc
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27
tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, đáp ứng yêu cầu của nền hành chính phục
vụ, thời gian hoàn thành trong tháng 12 năm 2022.
- Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục
hành chính, dịch vụ công; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới
phương thức, lề lối làm việc, kiên quyết xử lý theo đúng quy định cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tự ý đặt ra
thủ tục hành chính không đúng quy định hoặc để chậm, muộn nhiều lần.
- Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực
chất, sâu rộng trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, trong đó hoàn
thành dứt điểm một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết
thủ tục hành chính theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP, đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ
dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; hướng dẫn,
tổ chức triển khai số hóa đến tất cả các cán bộ, công chức, viên chức tham gia
việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện 100% kết quả của các hồ
sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có đầy
đủ giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp. Không yêu cầu người dân cung cấp
giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo đúng quy định.
+ Hợp nhất Cổng Dịch vụ công với Hệ thống thông tin
một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục
hành chính tập trung duy nhất của bộ, tỉnh, đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ
liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc
gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục
hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; thiết lập, nâng cấp,
hoàn thiện kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trong Hệ thống
thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ việc số hóa kết
quả giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm nguyên tắc người dân, doanh nghiệp
chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan hành chính nhà nước; hoàn thành kết
nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu kết quả giải quyết thủ tục hành chính từ Hệ thống
thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, cơ sở dữ liệu quốc
gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý với Kho dữ liệu điện tử của
tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để chia sẻ, tái sử dụng dữ liệu
đã được số hóa trong toàn quốc thống nhất, hiệu quả. Phấn đấu hoàn thành trong
tháng 11 năm 2022, chậm nhất trong quý I năm 2023.
+ Chủ động phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và
Truyền thông, cơ quan có liên quan kiểm tra, đánh giá an toàn hệ thống thông
tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh và chỉ đạo triển khai giải
pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng để kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
+ Hoàn thành việc xây dựng quy trình nội bộ, quy
trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính để bảo đảm 100% thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết có thông tin, dữ liệu tại Hệ thống thông tin
giải quyết thủ tục hành chính của bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh thực hiện dịch
vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, trong đó thực hiện tái cấu trúc quy
trình nghiệp vụ để xây dựng hoặc hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến, tích hợp, cung
cấp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia đối với các thủ tục hành chính thuộc phạm vi
thẩm quyền giải quyết, bảo đảm nguyên tắc lấy người dùng là trung tâm. Thực hiện
nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến, không để tình trạng giải quyết hồ
sơ chậm, muộn; nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền giảm phí, lệ phí trong trường
hợp thanh toán trực tuyến để khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia thực
hiện; rà soát, chuẩn hóa, điện tử hóa mẫu đơn tờ khai theo hướng cắt giảm tối
thiểu 20% thông tin phải khai báo trên cơ sở tái sử dụng dữ liệu đã được số
hóa; đẩy nhanh việc thực hiện ký số trên thiết bị di động; nghiên cứu, tổ chức
triển khai thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành
chính.
+ Các dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền thực
hiện của cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương do các bộ, ngành triển khai cung cấp thuộc các lĩnh vực như: Đăng ký doanh
nghiệp; quản lý đầu tư nước ngoài; giấy phép lái xe; giấy phép kinh doanh vận tải;
cấp (đổi) biển hiệu, phù hiệu xe ô tô; hộ tịch điện tử; lý lịch tư pháp; đăng
ký, cấp phép hành nghề khám, chữa bệnh; xây dựng,... được tích hợp, công bố,
công khai và đồng bộ thông tin tiếp nhận, xử lý hồ sơ đầy đủ, chính xác, thường
xuyên trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục
hành chính cấp tỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định
số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ, bảo đảm đánh giá chất lượng phục vụ người
dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời
gian thực trên môi trường điện tử theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ; đồng thời hạn chế các thao tác của cán bộ tiếp nhận, xử lý hồ sơ thủ
tục hành chính tại địa phương trên nhiều hệ thống.
Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Giao thông vận tải; Tư
pháp; Y tế tích hợp, đồng bộ các dữ liệu phân theo từng địa phương, cấp hành
chính, cơ quan, đơn vị của các Hệ thống: Đăng ký doanh nghiệp; Quản lý đầu tư
nước ngoài; Giấy phép lái xe; Giấy phép kinh doanh vận tải; Cấp (đổi) biển hiệu,
phù hiệu xe ô tô; Hộ tịch điện tử; Lý lịch tư pháp; Đăng ký, cấp phép hành nghề
khám, chữa bệnh với Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp
của Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ đánh giá các nhóm chỉ số theo đúng quy định
tại khoản 3 Điều 4 Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm
2022 của Thủ tướng Chính phủ, Phấn đấu hoàn thành trong tháng 11 năm 2022,
chậm nhất trong quý I năm 2023.
- Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng phục
vụ, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Công khai kết quả đánh giá chất
lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính, cung
cấp dịch vụ công tại các bộ, ngành, địa phương theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ. Cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, tổ chức và định kỳ hàng tháng công
khai danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân chậm muộn trong giải quyết thủ tục
hành chính, dịch vụ công trên Cổng Thông tin điện tử, Cổng Dịch vụ công của bộ,
ngành, địa phương. 100% hồ sơ thủ tục hành chính để chậm, muộn đều phải có báo
cáo giải trình lý do với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và thực hiện xin lỗi
người dân theo đúng quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP
của Chính phủ.
Thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị
về vướng mắc, bất cập trong thực hiện thủ tục hành chính, tránh để trường hợp
phản ánh, kiến nghị kéo dài, vượt cấp.
b) Bộ Nội vụ khẩn trương hướng dẫn việc lưu trữ hồ
sơ, dữ liệu điện tử theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP
và Nghị định 63/2022/NĐ-CP của Chính phủ để
phục vụ thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
theo yêu cầu của Chính phủ tại điểm a Khoản 15 Mục I Nghị quyết
số 50/NQ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2022. Thời gian hoàn thành trong tháng 10
năm 2022.
c) Bộ Tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao,
hướng dẫn Ủy ban nhân dân các cấp triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực bản
sao điện tử từ bản chính; hướng dẫn các bộ, ngành thực hiện việc cấp bản sao điện
tử từ sổ gốc đế bảo đảm giá trị pháp lý của giấy tờ, tài liệu do tổ chức, cá
nhân nộp qua Cổng Dịch vụ công của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
thời hạn hoàn thành trong tháng 11 năm 2022.
d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng
Chính phủ hoàn thành việc kết nối, tích hợp giữa Cổng thông tin một cửa quốc
gia với Cổng Dịch vụ công quốc gia tạo thuận lợi trong tiếp cận, thực hiện,
đánh giá chất lượng thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu hàng
hóa. Hoàn thành trong tháng 12 năm 2022.
đ) Bộ Thông tin và Truyền thông tích hợp, đồng bộ đầy
đủ, chính xác, thường xuyên, liên tục dữ liệu giám sát, đánh giá hiệu quả, mức
độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến với Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người
dân và doanh nghiệp theo Quyết định số 766/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ theo thời gian thực. Hoàn
thành trong tháng 10 năm 2022.
e) Bộ Công an
- Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất
là các dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 và Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ,
ngành, địa phương hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư, Hệ thống định danh, xác thực điện tử với Cổng Dịch vụ công
quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phục
vụ xác thực, định danh và giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Thời gian hoàn thành trong tháng 10 năm 2022.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội
vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Quốc
phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt
Nam... xác thực đồng bộ dữ liệu dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ
liệu chuyên ngành để làm sạch dữ liệu và kết nối, chia sẻ phục vụ giải quyết thủ
tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Thời gian hoàn thành trong tháng 6 năm
2023.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền
thông khảo sát, kiểm tra, đánh giá và có báo cáo đánh giá các nguy cơ mất an
ninh, an toàn các hệ thống thông tin và phối hợp đề xuất, triển khai giải pháp
khắc phục những lỗ hổng bảo mật, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia. Thời gian
hoàn thành trong tháng 10 năm 2022.
g) Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành, địa phương đề xuất sửa đổi Quyết định số 1291/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ương được tổ chức
theo ngành dọc đóng tại địa phương đưa ra tiếp nhận tại Trung tâm phục vụ hành
chính công cấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành
chính cấp huyện, cấp xã cho phù hợp với tình hình cung cấp dịch vụ công trực
tuyến.
3. Về hiện đại hóa phương thức chỉ
đạo, điều hành
a) Các bộ, ngành, địa phương
- Khẩn trương triển khai xây dựng, hoàn thiện và
đưa vào vận hành các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được
phê duyệt; đẩy mạnh kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch
vụ công trực tuyến; cung cấp tiện ích cho người dân, doanh nghiệp và thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm việc ký số, gửi nhận
văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử tại các cấp chính quyền,
chậm nhất trước tháng 12 năm 2023 hoàn thành việc xử lý hồ sơ trên môi trường
điện tử tại chính quyền cấp xã; đẩy nhanh tiến độ chuẩn hóa chế độ báo cáo, xây
dựng Hệ thống thông tin báo cáo theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP và tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ
thống thông tin báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước tháng 6 năm 2023.
- Xây dựng bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo, điều hành của
bộ, ngành, địa phương; thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu
theo Quyết định số 1498/QĐ-TTg ngày 11 tháng
9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng
phân hệ theo dõi nhiệm vụ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày Nghị
quyết này có hiệu lực thi hành thì hoàn thiện, nâng cấp để kết nối, tích hợp,
chia sẻ với Hệ thống thông tin theo dõi nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước
theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ. Thời gian hoàn thành trong tháng 6 năm
2023.
Trường hợp chưa có phân hệ hoặc phân hệ chưa đáp ứng
yêu cầu thì sử dụng Hệ thống thông tin theo dõi nhiệm vụ của cơ quan hành chính
nhà nước do Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển
khai thống nhất trong toàn quốc.
b) Bộ Công an
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ kết nối,
tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu tổng hợp về dân cư với Trung tâm thông
tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo tiến độ được
giao tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 03 tháng
5 năm 2022 của Chính phủ.
- Bảo đảm an ninh mạng và đẩy mạnh tiến độ kết nối,
tích hợp, chia sẻ dữ liệu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu
khác để làm giàu dữ liệu dân cư nhằm tổng hợp, phân tích, dự báo các thông tin
để phục vụ việc điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạch định cơ chế,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
c) Bộ Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ và các cơ quan liên quan thường xuyên
giám sát, kiểm tra an toàn thông tin và điều phối hoạt động ứng phó, khắc phục
sự cố an toàn thông tin mạng đối với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông
tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh; các hệ thống thông tin phục
vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ,
ngành, địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ đánh
giá chức năng, tính năng kỹ thuật, yêu cầu bảo đảm về an toàn thông tin Hệ thống
thông tin theo dõi nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước và phân hệ theo dõi
nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương.
- Bảo đảm Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các
cơ quan Đảng, Nhà nước hoạt động thông suốt, ổn định đáp ứng các yêu cầu về hiệu
năng, băng thông phục vụ trao đổi thông tin, dữ liệu giữa Cổng Dịch vụ công quốc
gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, các hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong giải
quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công và phục vụ sự chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ kết nối,
tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu tổng hợp về Khung đánh giá tình hình thực
hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2022 với Trung
tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ đạo Tổng cục Thống kê phối hợp với Văn phòng
Chính phủ kết nối, tích hợp, liên thông hệ thống thông tin thống kê quốc gia với
Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương xây dựng,
hoàn thiện, đưa vào vận hành Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, kết nối, tích hợp,
chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu khác và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều
hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
e) Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước xây dựng bộ chỉ
số điều hành sản xuất kinh doanh; thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ các
thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
theo Quyết định số 1498/QĐ-TTg ngày 11
tháng 9 năm 2021 với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ.
g) Văn phòng Chính phủ
- Chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định quy định về việc gửi, nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc
trên môi trường điện tử trong các cơ quan hành chính nhà nước thay thế Quyết định
số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thời
hạn hoàn thành trong tháng 11 năm 2022.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền
thông xây dựng, triển khai Hệ thống thông tin theo dõi nhiệm vụ của cơ quan
hành chính nhà nước (bao gồm nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân
dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao) trên cơ sở phát triển Hệ thống
quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi về thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ giao, thời hạn hoàn thành trong tháng 6 năm 2023 theo nguyên tắc tận
dụng tối đa hạ tầng, ứng dụng của các bộ, ngành, địa phương đã triển khai; hướng
dẫn kết nối, tích hợp phân hệ theo dõi nhiệm vụ của bộ, ngành, địa phương với Hệ
thống này.
- Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch
và Đầu tư), các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước chuẩn
hóa thông tin, dữ liệu và xây dựng khung Bộ chỉ số điều hành phục vụ sự chỉ đạo,
điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền cấp
tỉnh; kết nối, tích hợp, chia sẻ các thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 1498/QĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2021 của Thủ
tướng Chính phủ với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan xây dựng ấn phẩm đồ họa (Infographic) về
thông tin kinh tế - xã hội chủ yếu phục vụ phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng
tháng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương:
- Sử dụng Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
để chỉ đạo, điều hành việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công
tại bộ, ngành, địa phương mình quản lý; kịp thời chấn chỉnh kỷ cương, xử lý
nghiêm cán bộ vi phạm và tăng cường mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức. Chú
trọng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết; tuyên truyền, hướng
dẫn tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia của người dân, doanh nghiệp.
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an đưa ra mục tiêu,
nhiệm vụ, lộ trình cụ thể triển khai quyết liệt, thực hiện hiệu quả Đề án 06 để
đạt được các mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạch định chính
sách, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp và giải quyết thủ tục hành chính,
cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.
- Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền
thông và các bộ, cơ quan liên quan kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo An toàn, An
ninh mạng quốc gia các vấn đề mới, phức tạp cần có sự phối hợp liên ngành đối với
các nội dung liên quan đến việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại Nghị quyết.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Tư pháp,
Văn phòng Chính phủ căn cứ các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên
quan đến hoạt động kinh doanh, thủ tục hành chính nội bộ và phương án phân cấp
thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề
xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định không còn phù hợp, gửi Bộ Tư pháp,
Văn phòng Chính phủ tổng hợp để đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh,
chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính
phủ và các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh việc triển khai các nhiệm vụ, giải
pháp tại Đề án 06, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc,
khó khăn trong quá trình thực hiện để kịp thời tháo gỡ.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các
bộ, ngành, địa phương tập trung thúc đẩy triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra. Theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan,
địa phương cập nhật, thông tin về kết quả cải cách quy định và cải cách thực
thi, bảo đảm đầy đủ, chính xác, đúng yêu cầu của các tổ chức quốc tế đánh giá xếp
hạng.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt
Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử
Chính phủ và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, địa phương theo chức
năng, nhiệm vụ được giao tích cực thông tin, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến
về công tác cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều
hành nhằm nâng cao nhận thức chung và sự hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp
thấy được lợi ích để thay đổi hành vi, ý thức.
5. Kinh phí thực hiện Nghị quyết này được bố trí từ
nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo phân cấp ngân
sách nhà nước hiện hành. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí kinh phí thực hiện
các nhiệm vụ của Nghị quyết trong dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm
quyền giao.
Khuyến khích việc huy động theo quy định của pháp luật
các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước để triển khai Nghị quyết.
6. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ,
cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện; định kỳ hàng quý
hoặc đột xuất báo cáo Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, KSTT (2).
|
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Bình Minh
|
Nghị quyết 131/NQ-CP năm 2022 về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp do Chính phủ ban hành
THE GOVERNMENT OF VIETNAM
-------
|
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No. 131/NQ-CP
|
Hanoi, October 06, 2022
|
RESOLUTION PROMOTING ADMINISTRATIVE REFORM AND MODERNIZATION OF
DIRECTION AND MANAGEMENT METHODS TO SERVE PEOPLE AND ENTERPRISES THE GOVERNMENT OF VIETNAM Pursuant to the Law on
Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law
on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated
November 22, 2019; Pursuant to the
Government’s Decree No. 39/2022/NĐ-CP dated June 18, 2022 promulgating Working
Regulations of the Government of Vietnam; At the request of the
Minister and Chairman of the Office of the Government and based on the Prime
Minister’s conclusions drawn at the Conference for promotion of administrative
reform and modernization of direction and management methods to serve people
and enterprises held on September 15, 2022, HEREBY RESOLVES: The Government of Vietnam
has affirmed that administrative reform and modernization of direction and
management methods are important and routine tasks. In 2021 and the first eight
months of 2022, under the drastic direction of the Government of Vietnam and
the Prime Minister of Vietnam, ministries, regulatory authorities and local
governments have actively performed such directions, developed a lots of new
initiatives, models, working methods and have achieved certain outstanding
results, including: 1.758 regulations on business activities have been reduced
or simplified; plans for reform of more than 1.100 regulations and delegation
of authority to process 699 administrative procedures have been approved; 59
administrative procedures/ groups of internal administrative procedures in the
system of state administrative procedures are found to be reviewed and
simplified in 2023. The application of single-window system and
inter-agency single-window system to processing of administrative procedures
towards digitalization, regardless of administrative divisions has been
attached special importance and has produced positive results; there are 11.700
single-window sections of all levels established nationwide to receive and
process administrative procedures, including 56 provincial centers for public
administrative services; 53/63 provincial governments have consolidated their
public service portals and provincial electronic single-window information
systems into information systems for processing of administrative procedures;
many provincial governments have gradually upgraded their systems to meet
digitalization requirements; more than 3.800 level-3 and level-4 online public
services and 21/25 essential public services defined under the Scheme for
application of population data, e-identification and e-authentication to
national digital transformation (Scheme 06) have been integrated or provided on
the National public service portal. Business environment and national
competitiveness indexes on international rankings are maintained and improved. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. The abovementioned
results show that the validity and efficiency in governance, direction and
management have been gradually improved, and thus facilitate people and
enterprises’ administrative transactions. Besides positive results,
there are many limitations on administrative reform and modernization of
direction and management methods. Some leaders at all levels, especially heads
of authorities/local governments, have not really paid attention, drastically
given direction, arranged time and resources as well as worked out specific
roadmap and objectives; there are still barriers in administrative procedures
in some fields such as land, education, healthcare, specialized inspection, import
and export, etc.; reduction and simplification of regulations are still
superficial and carried out without referring to policies for affected
entities, people and enterprises; the percentage of online public service users
is still low; connection and data sharing between databases and information
systems serving processing of administrative procedures are still limited;
digitalization of documents and administrative procedure processing results at
all levels is still low and thus fails to meet the set requirements. Direction
and management tasks in many local areas are still performed in traditional way
without innovation; some ministries, regulatory authorities and provincial
governments have not really performed their tasks online well, and still use
weak information technology infrastructure facilities; personnel fails to meet
requirements; information security and safety in many local areas are not yet
ensured and thus lots of information has been unlawfully disclosed;
dissemination of information on these tasks is not yet carried out in
appropriate manner in order to change behavior and awareness of people and
enterprises. There are many reasons
for the abovementioned shortcomings and limitations, including: direction and
management tasks have been performed in a moderate manner with lack or
determination and fear of reprisals, especially by heads of some ministries,
regulatory authorities and provincial governments; cooperation between
regulatory authorities/units are still passive and loose; industry- and
sector-specific interests are still pursued; delegation of authority to perform
tasks is not yet carried out; the habit of manually and traditionally
performing tasks and using paper documents is not yet changed; some officials
and public employees lack competence and have not yet strictly performed their
tasks; connection and data sharing between databases and information systems
are not yet made in a drastic manner; software programs have been slowly
upgraded and developed; some public services are still not yet friendly to
users; digital tools are not sufficient to serve direction, management, and
real-time monitoring and evaluation; information technology facilities and
equipment do not meet requirements. Administrative reform and modernization of
direction and management methods are considered new and difficult tasks, face
many barriers and need more time for adaptation as well as change of working
habit. In order to significantly
and drastically reform administrative procedures, improve and create favorable
business environment, improve the national competitiveness and modernize
direction and management methods by means of using data and applying digital
technologies to make breakthrough in administrative reform, develop a
professional, disciplined, modern, efficient and incorruptible administrative
system to well serve people and enterprises, the Government of Vietnam requests
Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and provincial
People's Committees to grasp thoroughly the following viewpoints and implement
the following key tasks and solutions in a consistent, timely and efficient
manner: I. VIEWPOINTS 1. It is necessary to
have a stronger and more drastic thinking and approach in administrative
reform; achieved outcomes, good lessons and valuable experience should be
inherited and put into use; innovation and attempt to make breakthrough should
be encouraged. If attempts to promote administrative reform and modernization
of direction and management methods are not made, obsolescence will be
inevitable. 2. The spirit of
initiative, creativity and determination to absolutely eliminate internal
interests, group interests and personal interests should be promoted; all
resources should be mobilized to participate in construction and development of
political system, enterprise and residential communities. Many new models and
initiatives should be developed and turned into reality to make a prominent
mark in the next period with a view to considering people and enterprises as
the center, key entities and objectives, and using their satisfaction as a
measure of performance in public administration. 3. Administrative reform
must be aligned with, come from and be assessed based on the reality; words and
actions must go hand in hand together; specific and practical results are
required. Modernization of direction and management methods must be carried out
in an accurate, timely and active manner, and shall become an effective support
tool for governments at all levels in making decisions, especially rapid and
timely response to policies. 4. Delegation of
authority should be stepped up so as to reduce intermediary steps, simplify
internal administrative procedures in the system of state administrative
procedures, reduce processing time of administrative procedures and provide
better services for people and enterprises. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 6. Intensify construction
of information systems and use of practical, efficient and interconnected
information and data resources to serve processing of administrative procedures
as well as direction and management by governments at all levels. 7. Upgrade information
technology infrastructure facilities, especially those in disadvantaged areas,
isolated or remote areas, boundary areas and islands, and those for
disadvantaged persons who lack access to information technology. II. SOME KEY TASKS AND
SOLUTIONS Ministers, heads of
ministerial agencies, Governmental agencies, and Chairpersons of Provincial
People’s Committees shall directly direct the strict implementation of the
Government’s Resolution No. 02/NQ-CP dated January 10, 2022, the Resolution No.
68/NQ-CP dated May 12, 2020, the Resolution No. 76/NQ-CP dated July 15, 2021,
the Scheme for renovation of single-window system and inter-agency
single-window system for handling administrative procedures in the 2021-2025
period, and the Scheme for application of population data, e-identification and
e-authentication to the national digital transformation in 2022 - 2025 period,
with a vision by 2030 (Scheme 06), and the following tasks: 1. Regarding
administrative reform and reduction of regulations on business activities for
the purposes of improving business environment and national competitiveness a) Ministries and
ministerial agencies shall: - Review and submit plans
for reduction and simplification of regulations on business activities to the
Prime Minister for consideration and approval before September 30 every year;
Promote reform of regulations on management and specialized inspection of
imported and exported goods, land registration and administrative management of
land-related affairs according to the solutions set out in the Government’s
Resolution No. 02/NQ-CP. - Organize the
implementation of plans for reduction and simplification of regulations on
business activities approved by the Prime Minister[1] and plans for delegation of authority to
process administrative procedures under the Prime Minister’s Decision No.
1015/QĐ-TTg dated August 30, 2022; apply the form of a document amending
multiple documents according to simplified procedures to ensure the approved
schedule for documents under the jurisdiction of the Government, the Prime
Minister, Ministries and heads of ministerial agencies. - Focus on review,
reduction and simplification of internal administrative procedures in the
system of state administrative procedures according to the plan approved by the
Prime Minister under the Decision No. 1085/QĐ-TTg dated September 15, 2022. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Play the leading role
and cooperate with the Government Portal and relevant authorities and units in
organizing seminars and talks about notable policies and regulations on
business activities of which difficulties arise during the implementation. b) The Ministry of
Finance of Vietnam shall submit to the Government within November, 2022 the
Decree on connection and sharing of information on import, export and transit
of goods, exit, entry and transit of persons and means of transport through the
national single-window system. c) The Ministry of Justice
of Vietnam, legislation sections affiliated to ministries, ministerial
agencies, and Departments of Justice affiliated to provincial People's
Committees shall cooperate with relevant authorities in improving review and
assessment quality of regulations on administrative procedures and regulations
on business activities laid down in draft legislative documents so as to ensure
that only necessary, reasonable and lawful administrative procedures and
regulations with lowest compliance costs will be promulgated and maintained;
promptly request competent authorities to promulgate detailed regulations and
guidelines for implementation in a manner that minimizes the quantity of these
documents according to the requirements laid down in the Resolution No. 68/NQ-CP. d) The Office of the
Government shall: - Play the leading role
and cooperate with relevant Ministries, regulatory authorities and the advisory
board for administrative reform in building, managing, developing and
effectively operating the portal for consulting and searching business
regulations. - Periodically collect
and consolidate information and submit reports to the Prime Minister on
concerns of people and enterprises about mechanisms, policies and regulations
on business activities; organize working sessions, talks and seminars on
barriers and difficulties that arise during the implementation of policies and
regulations with the attendance of experts, scientists, heads of ministries,
sectors, local governments, trade associations and enterprises. - Monitor, instruct and
expedite relevant ministries, regulatory authorities and provincial governments
to implement the Program for reduction and simplification of regulations on
business activities in the 2020-2025 period, and the plan for delegation of
authority to process administrative procedures, and organize review and
simplification of internal administrative procedures in the system of state
administrative procedures. Publish results of performance evaluation in
administrative reform by ministries and regulatory authorities on the portal
for consulting and searching business regulations and the Government Portal. dd) The advisory board
for administrative reform shall continue performing its role and responsibility
to bridge the gap between the Government and enterprises and people; study and
propose initiatives for reforming regulations, especially those causing
difficulties in business and daily activities of people; give independent
opinions about regulations included in bills or draft legislative documents as
well as plans for reduction and simplification of regulations proposed by
relevant ministries and regulatory authorities. 2. Regarding improvement
of efficiency of administrative procedures to serve people and enterprises ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Ensure openness and
transparency in receiving and processing administrative procedures, and ensure
that 100% of administrative procedures will be adequately published on schedule
and the processing status of all received administrative procedure applications
will be updated on ministerial- and provincial-level information systems for
processing administrative procedures which have been synchronized with the
National public service portal to serve people and enterprises’ monitoring and
performance evaluation. Ministries and regulatory authorities shall complete
the standardization of administrative procedure processing results on the
National database on administrative procedures which shall be used as the basis
for determination of document codes, connection, sharing and consistent
application on a nationwide scale within October 2022. - Strengthen One-stop
Shops of all levels, develop brand identity sections, ensure efficient
implementation of the Scheme for renovation of single-window system and
inter-agency single-window system for handling administrative procedures
enclosed with the Prime Minister’s Decision No. 468/QĐ-TTg dated March 27, 2021
so as to meet requirements of a people-oriented administration system. This
task will be completed within December, 2022. - Strictly implement
regulations on receipt and processing of administrative procedures and public
services; intensify rules and disciplines in processing administrative
procedures; adopt new and modern working methods and style; strictly take
actions against acts of harassment, misconduct, application of administrative
procedures against regulations or delayed or late processing of administrative
procedures in accordance with regulations on officials, public employees and
contractual employees. - Step up the
comprehensive, practical, in-depth and in-width digital transformation in
receiving and processing administrative procedures, including the following
specific tasks: + Step up the
digitalization of documents and results of processing of administrative
procedures according to the Government’s Decree No. 45/2020/NĐ-CP and Decree
No. 107/2021/NĐ-CP so as to serve the connection and data sharing for
processing of administrative procedures and provision of public services;
instruct and organize digitalization tasks to all officials and public
employees in charge of receiving and processing administrative procedures;
ensure that 100% of administrative procedure processing results provided for
people and enterprises shall be enclosed with electronic copies of equal legal
validity; Not request people to provide documents and results of
processing of administrative procedures which have been digitalized as
prescribed. + Consolidate the public
service portal and the electronic single-window system of every ministry or
province into an information system for processing of administrative procedure
of that ministry or province in order to serve the connection and data sharing
with the National public service portal, information systems, national
databases and specialized databases, and the digitalization of documents and
results of processing of administrative procedures; build, upgrade and improve
electronic data stores of organizations and individuals on ministerial- and
provincial-level information systems for processing of administrative
procedures to serve the digitalization of documents and results of processing
of administrative procedures and ensure that each person or enterprise only has
to provide information once for state administrative agencies; complete
connection, integration and sharing of data on administrative procedure
processing results between ministerial- and provincial-level information
systems for processing of administrative procedures, national databases and
specialized databases under their jurisdiction, and electronic data stores of
organizations and individuals on the National public service portal for the
purposes of sharing and efficient re-use of digitalized information. This task
is expected to be completed within November, 2022 and not later than Quarter I,
2023. + Proactively cooperate
with the Ministry of Public Security, the Ministry of Information and
Communications, and relevant authorities in inspecting and evaluating
ministerial- and provincial-level information systems for processing of
administrative procedures, and implementing cybersecurity solutions for
connection and use of the National population database to serve processing of
administrative procedures and provision of online public services. + Complete the
formulation of internal processes and electronic processes for processing
administrative procedures in order to ensure that 100% of administrative
procedures within their jurisdiction has information/data available on
ministerial- and provincial-level information systems for processing of
administrative procedures; step up the provision of online public services,
online payment, and restructuring of operations processes for providing or
improving quality of online public services which should be integrated and
provided on the National public service portal in respect of administrative
procedures within their jurisdiction with a view to following the service
users-centered principle. Strictly comply with regulations on receipt and
processing of online applications in order to avoid delayed or late processing
of applications; study and request competent authorities to reduce fees and
charges in case of online payment so as to encourage the use of services by
people and enterprises; review, standardize and digitalize declaration forms
towards reducing at least 20% of information to be provided thereon by means of
re-using digitalized information; step up the application of digital signatures
on mobile devices; study and organize the processing of administrative
procedures regardless of administrative boundaries. + Online public services
which fall within the jurisdiction of regulatory authorities at all levels
located in provinces or central-affiliated cities and are provided by
ministries or central-government authorities, including: enterprise
registration, foreign investment management, driving license, license to
provide transport services, issuance (replacement) of automobile signage,
electronic vital records, criminal records, application for and issuance of
license to provide medical examination and treatment services, construction,
etc., shall be integrated, published and synchronized, and have their
information and documents received and processed adequately, accurately and
frequently on the National public service portal and provincial information
systems for processing of administrative procedures as prescribed in Clause 4
Article 12 of the Government’s Decree No. 42/2022/NĐ-CP in a manner that
ensures real-time performance evaluation in electronic administrative
procedures and public services according to the Prime Minister’s Decision No.
766/QĐ-TTg dated June 23, 2022, and reduces tasks of local officials in charge
of receiving and processing administrative procedures on multiple systems. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Implement solutions for
improving service quality and satisfaction levels of people and enterprises.
Publish results of performance evaluation in administrative procedures
and public services of ministries, regulatory authorities and provincial
governments according to the Prime Minister’s Decision No. 766/QĐ-TTg dated
June 23, 2022. Define responsibility of individuals and organizations, and
monthly publish the list of regulatory authorities, organizations and
individuals causing delayed or late processing of administrative procedures and
public services on ministerial- and provincial-level portals and/or public
service portals. Reasons for all cases of delayed or late processing of
administrative procedures must be provided for heads of agencies/unit. In this
case, apologies must be made according the Government’s Decree No. 61/2018/NĐ-CP. Receive and respond to
complaints and difficulties that arise during the processing of administrative
procedures so as to avoid cases of complaints and difficulties that are
persistent or submitted to authorities of inappropriate level. b) The Ministry of Home
Affairs of Vietnam shall promptly provide guidelines on retention of electronic
documents and data according to the Decree No. 61/2018/NĐ-CP and Decree No.
63/2022/NĐ-CP to serve the processing of administrative procedures at the
request of the Government specified in Point a Clause 15 Section I of the
Resolution No. 50/NQ-CP dated April 08, 2022. This task is expected to be
completed within October, 2022. c) The Ministry of
Justice of Vietnam shall, within the ambit of its assigned functions and tasks,
instruct People's Committees at all levels to provide certification of
electronic copies of original documents; instruct relevant ministries and
regulatory authorities to issue electronic copies from master registers so as
to ensure legal validity of documents submitted through public service portals
of ministries, regulatory authorities and provincial People’s Committees. This
task is expected to be completed within November, 2022. d) The Ministry of
Finance of Vietnam shall play the leading role and cooperate with the Office of
the Government in completing connection and integration of data between the
National single-window portal and the National public service portal to
facilitate access, performance and quality evaluation of procedures for import
and export of goods. This task is expected to be completed within December,
2022. dd) The Ministry of
Information and Communications of Vietnam shall sufficiently, exactly,
frequently and continuously integrate and synchronize data on supervision, performance
evaluation and use of online public services with the system of performance
evaluation indexes in public administration according to the Prime Minister’s
Decision No. 766/QĐ-TTg dated June 23, 2022. This task is expected to be
completed within October, 2022. e) The Ministry of Public
Security of Vietnam shall: - Step up the provision
of online public services, especially essential public services as defined in
Scheme 06 and the Prime Minister’s Decision No. 422/QĐ-TTg dated April 04,
2022. - Play the leading role
and cooperate with the Office of the Government, relevant ministries,
regulatory authorities and provincial governments in making connection and
sharing of data between the National population database, e-identification and
e-authentication system, and the National public service portal, ministerial-
and provincial-level information systems for processing of administrative
procedures to serve authentication, identification, processing of
administrative procedures, and provision of public services. This task is
expected to be completed within October, 2022. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Play the leading role and cooperate with the Ministry of
Information and Communications in surveying, inspecting, assessing and
submitting reports on threats to security and safety of information systems,
and cooperating in proposing and implementing solutions for remediating
vulnerabilities, contributing to assurance of the national security. This task
is expected to be completed within October, 2022. g) The Office of the
Government shall play the leading role and cooperate with relevant ministries,
regulatory authorities and provincial governments in proposing amendments to
the Prime Minister’s Decision No. 1291/QĐ-TTg dated October 07, 2019 in order
to be conformable with the provision of online public services. 3. Regarding
modernization of direction and management methods a) Ministries, regulatory
authorities and local governments shall: - Promptly establish,
complete and put approved national databases and specialized databases into
operation; step up connection, integration, sharing of information and data
between information systems, databases serving the direction and management of
the Government, the Prime Minister, ministries, regulatory authorities and
provincial governments, processing of administrative procedures and provision
of public services, provision of utilities to people and enterprises as well as
promotion of socio-economic development. - Continue using digital
signatures, sending, receiving and processing documents online at governments
of all levels; process documents online at commune-level governments before
December 2023; step up the standardization of reporting regime and
establishment of the reporting system at the Government’s request under the
Decree No. 09/2019/NĐ-CP, and integration and sharing of data with the National
Reporting Platform. This task is expected to be completed within June 2023. - Develop the set of
indexes serving direction and management by ministries, regulatory authorities
and provincial governments; carry out connection, integration, sharing of
information and data under the Prime Minister’s Decision No. 1498/QĐ-TTg dated
September 11, 2021 with the information and operations center of the Government
and the Prime Minister. - Ministries, regulatory
authorities and provincial governments that have developed modules for
monitoring tasks of ministers, heads of ministerial agencies, Governmental
agencies, People's Committees and Chairpersons of Provincial People’s
Committees before the effective date of this Decision shall continue improving
and upgrading such systems which shall be then connected, integrated and shared
with the information system for monitoring tasks of state administrative
agencies according to guidelines given by the Office of the Government. This
task is expected to be completed within June, 2023. If the monitoring module
is unavailable or inadequate, the information system for monitoring tasks of
state administrative agencies which is developed nationwide by the Office of
the Government in cooperation with the Ministry of Information and
Communications shall be employed. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Play the leading role
and cooperate with the Office of the Government in connecting, integrating and
sharing consolidated information/data on population with the information and
operations center of the Government and the Prime Minister according to the
approved schedule under the Government’s Resolution No. 63/NQ-CP dated May 03,
2022. - Ensure cybersecurity
and step up the connection, integration and data sharing between the National
population database and other databases for enriching population data and thus
consolidating, analyzing and forecasting information serving the management by
the Government and the Prime Minister, and planning for socio-economic
development mechanisms and policies. c) The Ministry of
Information and Communications of Vietnam shall: - Play the leading role
and cooperate with the Office of the Government, the Ministry of Public
Security, the Ministry of National Defense of Vietnam, the Government Cipher
Committee and relevant authorities in frequently inspecting and examining
information security and coordinating response to cyberinformation security
incidents in respect of the National public service portal, ministerial- and
provincial-level information systems for processing administrative procedures,
and information systems serving direction and management of the Government, the
Prime Minister and heads of ministries, regulatory authorities and provincial
governments. - Play the leading role
and cooperate with the Office of the Government in assessing the functions,
technical specifications and satisfaction of information security requirements
regarding the information system for monitoring tasks of state administrative
agencies and ministerial or provincial task monitoring modules. - Ensure the thorough and
stable operation as well as satisfaction of performance and bandwidth
requirements by the shared data transmission network of the Communist Party’s
and Government’s agencies to serve the information and data sharing between the
National public service portal, ministerial- and provincial-level information
systems for processing administrative procedures, information systems, national
databases and specialized databases in processing administrative procedures,
providing public services and serving the direction and management of the
Government, the Prime Minister and heads of ministries, regulatory authorities
and provincial governments. d) The Ministry of
Planning and Investment of Vietnam shall: - Play the leading role
and cooperate with the Office of the Government in connecting, integrating and
sharing consolidated information/data on framework for performance evaluation
of socio-economic development objectives under the Decision No. 288/QĐ-TTg
dated February 28, 2022 with the information and operations center of the
Government and the Prime Minister. - Direct the General
Statistics Office of Vietnam to cooperate with the Office of the Government in
connecting and integrating the national statistics information system with the
information and operations center of the Government and the Prime Minister. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. e) State-owned
corporations and groups shall develop the set of business operations indexes;
carry out connection, integration, sharing of information and data serving the
direction and management of the Government and the Prime Minister under the
Prime Minister’s Decision No. 1498/QĐ-TTg dated September 11, 2021 with the
information and operations center of the Government and the Prime Minister. g) The Office of the
Government shall: - Play the leading role
in formulating and request the Prime Minister to promulgate the Decision on
sending, receipt and processing of documents online by state administrative
agencies which shall supersede the Prime Minister’s Decision No.
28/2018/QĐ-TTg. This task is expected to be completed within November, 2022. - Play the leading role
and cooperate with the Ministry of Information and Communications of Vietnam in
developing and operating the information system for monitoring tasks of state
administrative agencies (including tasks assigned by the Government, the Prime
Minister, Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental
agencies, People's Committees and Chairpersons of Provincial People's Committees)
by means of developing the database management system for monitoring the
performance of tasks assigned by the Government and the Prime Minister; this
task is expected to be completed within June 2023 by taking the full advantage
of existing ministerial and provincial infrastructure facilities and
applications; provide instructions on connection and integration of ministerial
or provincial task monitoring modules with this system. - Play the leading role
and cooperate with the General Statistics Office of Vietnam (via Ministry of
Planning and Investment of Vietnam), relevant ministries, regulatory
authorities, provincial governments, state-owned corporations and groups in
standardizing information/data and developing the set of operations indexes serving
the direction and management of the Government, the Prime Minister, ministries,
regulatory authorities and provincial governments; carry out connection,
integration, sharing of information and data serving the direction and
management of the Government and the Prime Minister under the Prime Minister’s
Decision No. 1498/QĐ-TTg dated September 11, 2021 with the information and
operations center of the Government and the Prime Minister. - Play the leading role
and cooperate with the General Statistics Office of Vietnam, the Ministry of
Planning and Investment of Vietnam and relevant ministries, regulatory
authorities in developing infographics on social – economic situation serving
the Government’s Regular Meetings held monthly. III. IMPLEMENTATION 1. Ministers, heads of
ministerial agencies, heads of Governmental agencies and Chairpersons of
provincial People’s Committees shall: - Use performance
evaluation indexes in public administration for directing and managing the
processing of administrative procedures and provision of public services under
their jurisdiction; promptly take disciplinary actions against violating
officials in order to improve the level of satisfaction by organizations and
individuals. Attach special importance to professional training, retraining and
improvement course provided for officials and public employees to perform their
tasks defined in the Resolution; disseminate information and provide
instructions for getting consent and mobilizing the participation by people and
enterprises. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Cooperate with the
Ministry of Public Security of Vietnam, the Ministry of Information and
Communications of Vietnam, and relevant ministries and regulatory authorities
in submitting timely reports to the national steering committee on
cybersecurity on emerging and complicated issues concerning cybersecurity tasks
defined in this Resolution which require inter-agency cooperation. - Based on plans for
reduction and simplification of regulations on business activities, internal
administrative procedures and plans for delegation of authority to process administrative
procedures approved by the Prime Minister, ministries and ministerial agencies
shall cooperate with the Ministry of Justice of Vietnam and the Office of the
Government in proposing amendments or replacement of regulations which are no
longer appropriate for reality to the Ministry of Justice of Vietnam and/or
Office of the Government for consolidation and inclusion in the Program for
formulation of laws, ordinances, and working programs of the Government/the
Prime Minister. 2. The Ministry of Public
Security of Vietnam shall play the leading role and cooperate with the Office
of the Government and relevant ministries, regulatory authorities and
provincial governments in stepping up the implementation of tasks and solutions
set out in Scheme 06, and reporting any difficulties that arise during the
implementation of such tasks and solutions to the Government and the Prime
Minister. 3. The Ministry of
Planning and Investment of Vietnam shall play the leading role and cooperate
with relevant ministries, regulatory authorities and provincial governments in
promoting the implementation of the Government’s Resolution No. 02/NQ-CP
introducing main tasks and solutions for improving business environment and
enhancing national competitiveness for the purpose of achieving the set
objectives. Accordingly, ministries, authorities and provincial governments are
expedited to update administrative reform results which must be adequate,
accurate and meet requirements set out by international ranking organizations. 4. The Ministry of
Information and Communications, the Vietnam Television, the Voice of Vietnam,
the Vietnam News Agency, the Government Portal and central and provincial press
and news agencies shall, within the ambit of their assigned functions and tasks,
integrate information, disseminate information on administrative reform and
modernization of direction and management methods in order to increase common
awareness and get response from people and enterprises. 5. Costs of
implementation of this Resolution shall be covered by state budget-derived
funding allocated to ministries, ministerial agencies, Governmental agencies
and provincial People's Committees in accordance with current regulations on
state budget. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and
provincial People's Committees shall allocate funding for performing the tasks
set out in this Resolution in their annual state budget estimates assigned by
competent authorities. Mobilization of funding
sources outside of state budget for implementing this Resolution as prescribed
by law is encouraged. 6. The Office of the
Government shall play the leading role and cooperate with relevant ministries
and regulatory authorities in monitoring, expediting and inspecting the
implementation of this Resolution, and submitting quarterly or ad hoc reports
on the implementation of this Resolution to the Government./. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Pham Binh Minh [1] Decision No.
1661/QĐ-TTg dated October 04, 2021; Decision No. 1844/QĐ-TTg dated November 02,
2021; Decision No. 1963/QĐ-TTg dated November 22, 2021; Decision No.
1977/QĐ-TTg dated November 24, 2021; Decision No. 1994/QĐ-TTg dated November
26, 2021; Decision No. 2177/QĐ-TTg dated December 23, 2021; Decision No.
2230/QĐ-TTg dated December 30, 2021; Decision No. 721/QĐ-TTg dated June 16,
2022; Decision No. 793/QĐ-TTg dated July 06, 2022.
Nghị quyết 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp do Chính phủ ban hành
12.620
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|