HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 10/2018/NQ-HĐND
|
Hải Phòng, ngày 12 tháng 7 năm 2018
|
NGHỊ QUYẾT
QUY
ĐỊNH CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM NHIỆM VỤ TIẾP CÔNG
DÂN, XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH TẠI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
THUỘC THÀNH PHỐ; QUY ĐỊNH MỨC TRÍCH KINH PHÍ TỪ CÁC KHOẢN THU HỒI PHÁT HIỆN QUA
CÔNG TÁC THANH TRA ĐÃ THỰC NỘP VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước
ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày
15/11/2010;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày
11/11/2011;
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 11/11/2011;
Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày
25/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP
ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP
ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 75/2012/NĐ-CP
ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại;
Căn cứ Nghị định số 76/2012/NĐ-CP
ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP
ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tiếp công dân;
Căn cứ Thông tư số 320/2016/TT-BTC
ngày 14/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm
nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh;
Căn cứ Thông tư số 327/2016/TT-BTC
ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và
quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác
thanh tra đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước;
Xét Tờ trình số 76/TTr-UBND ngày
19/6/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thông qua Nghị quyết quy định
chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các cơ quan, đơn
vị thuộc thành phố và mức trích kinh phí từ các khoản thu hồi phát hiện qua
công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố;
Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân (HĐND) thành
phố; ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Quy định chế độ bồi dưỡng đối với
người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố; Quy định mức trích kinh phí từ các
khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách Nhà
nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Có các Quy định chi tiết kèm theo).
Điều 2.
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố chỉ
đạo Sở Tài chính, các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực HĐND thành phố,
các Ban của HĐND thành phố, các Tổ đại biểu HĐND thành phố và các đại biểu HĐND
thành phố giám sát thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND thành phố
Hải Phòng khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 11/7/2018 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/8/2018./.
Nơi nhận:
- Ủy ban TVQH, Chính
phủ;
- VP: Quốc hội, Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu (UBTVQH)
- Thanh tra Chính phủ;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- TT TU, TT HĐND, UBND TP;
- Đoàn đại biểu Quốc hội HP;
- Ủy ban MTTQVN TP;
- Các Ban HĐND TP;
- Các đại biểu HĐND TP khóa XV;
- Các VP: TU, Đoàn ĐBQH HP, UBND TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- Các Quận ủy, Huyện ủy;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện;
- CVP, các PCVP HĐND TP;
- Báo HP, Đài PT&TH HP;
- Công báo TP, Cổng TT ĐT TP (để đăng);
- Các CV VP HĐND TP;
- Lưu: VT, Hồ sơ kỳ họp.
|
CHỦ TỊCH
Lê Văn Thành
|
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ
BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM NHIỆM VỤ TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ
CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH TẠI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của HĐND thành
phố)
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy định chế độ bồi dưỡng đối với
người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh tại các Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công
dân thành phố, cấp huyện và cấp xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng được quy
định tại Điều 20 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng
tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định
tại Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân.
Điều 3. Các nội dung và mức chi
bồi dưỡng
1. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc
các cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân
công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân nếu chưa được hưởng
chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thì được bồi dưỡng 100.000
đồng/ngày/người; trường hợp đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo
nghề thì được bồi dưỡng 80.000 đồng/ngày/người.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột
xuất; Cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền mời, triệu tập làm
nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại
Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân nếu chưa được hưởng chế độ phụ
cấp trách nhiệm theo nghề thì được bồi dưỡng 100.000 đồng/ngày/người;
trường hợp đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thì được bồi
dưỡng 80.000 đồng/ngày/người.
3. Cán bộ, công chức, viên chức; sỹ
quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp và nhân viên quốc phòng
trong lực lượng vũ trang; cán bộ dân phòng, y tế, giao thông khi được cấp có
thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công phối hợp tiếp công dân, giữ gìn an
ninh, trật tự, bảo đảm y tế tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công
dân được bồi dưỡng 50.000 đồng/ngày/người.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức được cấp có
thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh được bồi dưỡng 50.000 đồng/ngày/người.
5. Đối với cán bộ, công chức, viên
chức quy định tại Điều 2 Quy định này được cấp có thẩm quyền giao hoặc phân
công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương được bồi dưỡng 150.000 đồng/ngày/người;
trường hợp đang hưởng chế độ phụ cấp theo nghề được bồi dưỡng 120.000
đồng/ngày/người.
6. Các nội dung khác không quy định
tại Quy định này, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 320/2016/TT-BTC ngày
14/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm
vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và các quy
định pháp luật hiện hành.
Điều 4. Trách nhiệm chi trả, nguyên
tắc áp dụng, cách thức chi trả, quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán
1. Trách nhiệm chi trả
a) Kinh phí đảm bảo chế độ bồi dưỡng
đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó đảm
bảo thực hiện theo quy định hoặc từ nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập
hoặc từ các nguồn kinh phí khác (nếu có).
b) Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng
quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014
của Chính phủ thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách
nhiệm chi trả. Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng được quy định tại Khoản 2,
Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ do cơ
quan có thẩm quyền mời, triệu tập phối hợp chi trả.
2. Nguyên tắc áp dụng, cách thức chi
trả, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí
Thực hiện theo quy định tại Thông tư
số 320/2016/TT-BTC ngày 14/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ bồi dưỡng
đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh./.
QUY ĐỊNH
MỨC
TRÍCH KINH PHÍ TỪ CÁC KHOẢN THU HỒI PHÁT HIỆN QUA CÔNG TÁC THANH TRA ĐÃ THỰC
NỘP VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của HĐND thành
phố)
Điều 1. Các
khoản được trích
Các khoản thu hồi phát hiện qua công
tác thanh tra đã thực nộp ngân sách Nhà nước được trích kinh phí thực hiện theo
quy định tại Điều 2 Thông tư số 327/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài
chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được
trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào
ngân sách Nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thanh tra thành
phố, Thanh tra các sở, ngành thành phố, Thanh tra quận,
huyện.
Điều 3. Mức trích
1. Đối với Thanh tra thành phố
a) Được trích 30% trên tổng số tiền
đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước đối với số nộp đến 10 tỷ đồng/năm.
b) Được trích thêm 20% trên tổng số
tiền đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước đối với số nộp từ trên 10 tỷ đồng đến
20 tỷ đồng/năm.
c) Được trích thêm 10% trên tổng số
tiền đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước đối với số nộp từ trên 20 tỷ đồng/năm.
2. Đối với Thanh tra các sở, Thanh
tra các quận, huyện
a) Được trích 30% trên tổng số tiền
đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước đối với số nộp đến 2 tỷ đồng/năm.
b) Được trích thêm 20% trên tổng số
tiền đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước đối với số nộp từ trên 2 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng/năm.
c) Được trích thêm 10% trên tổng số
tiền đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước đối với số nộp từ trên 3 tỷ đồng/năm.
Các nội dung khác không quy định tại
Quy định này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 327/2016/TT-BTC ngày
26/12/2016 của Bộ Tài chính và các quy định pháp luật hiện
hành.