CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 37/2022/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2022
|
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA
CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, CƠ
YẾU; QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA; TRÊN CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA
CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm
2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ
biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm
hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm
quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc
phòng bao gồm:
a) Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ
quân sự;
b) Vi phạm quy định về lực lượng dự bị động
viên;
c) Vi phạm quy định về động viên công nghiệp;
d) Vi phạm quy định về dân quân tự vệ;
đ) Vi phạm quy định về bảo vệ công trình
quốc phòng và khu quân sự;
e) Vi phạm quy định về sử dụng chứng nhận
đăng ký xe quân sự, giấy phép lái xe quân sự và sử dụng, mua bán, sản xuất biển
số đăng ký xe quân sự, phương tiện quân sự hoạt động trong lĩnh vực đường thủy
nội địa và hàng hải.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu
bao gồm:
a) Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng sản
phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước;
b) Vi phạm quy định về bảo vệ thông tin bí
mật nhà nước khi truyền đưa bằng phương tiện thông tin, viễn thông hoặc lưu giữ
trên các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông mà không được mã hóa
bằng mật mã của cơ yếu;
c) Vi phạm quy định về thời hạn không được
tham gia hoạt động mật mã và quy định về sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để
bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
4. Các hành vi vi phạm hành chính khác
liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu không được quy định tại Nghị định này
thì áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính tại các nghị định khác có
liên quan.”.
2. Bổ sung Điều 1a vào sau Điều 1 như sau:
“Điều 1a. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá
nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây quy định chung là tổ chức,
cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính về quốc phòng, cơ yếu trong lãnh
thổ Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và người có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà
hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp thành lập và hoạt động
theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định
tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:
“Điều 2. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa
đổi, bổ sung tại điểm a khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, cụ thể như sau:
1. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại
khoản 3 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 11 Nghị định này thì thời hiệu xử
phạt được tính từ ngày cá nhân thực hiện xong hành vi gian dối; đưa tiền, tài sản,
hoặc lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm
sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được
khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự hoặc đào tạo sĩ quan dự bị.
2. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại
khoản 2, khoản 4 Điều 6, khoản 3 Điều 7, khoản 1 Điều 14 và khoản 3 Điều 23 Nghị
định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tổ chức, cá nhân không nhận,
không chấp hành hoặc chống đối thực hiện lệnh, quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
3. Hành vi vi phạm về thời hạn báo cáo quy
định tại khoản 1, điểm a, điểm b khoản 2 Điều 9; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều
16 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày tổ chức, cá
nhân báo cáo theo quy định.
4. Hành vi phạm hành chính quy định về thời
gian có mặt đăng ký; kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; quy định về thời
gian đăng ký, đào tạo, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn
sàng chiến đấu đối với dự bị động viên và dân quân tự vệ quy định tại khoản 1, khoản
2 Điều 4; khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 11 và khoản
1 Điều 12 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tiếp theo ngày
cuối cùng của thời hạn có mặt được ghi trong lệnh hoặc văn bản thông báo của cơ
quan có thẩm quyền.
5. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện
là các hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản
3 và khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi
hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
6. Trong thời hạn được quy định tại khoản
1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn
tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính
lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”.
4. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2
“Điều 2a. Hình thức xử phạt
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt
chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức,
cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau
đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính,
phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính);
c) Trục xuất đối với người nước ngoài.
3. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính nhiều lần đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương
III Nghị định này thì được coi là tình tiết tăng nặng.”.
5. Bổ sung Điều 2b vào sau Điều 2a như
sau:
“Điều 2b. Biện pháp khắc phục hậu quả
1. Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh
vực quốc phòng gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình
xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng giấy phép;
c) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ
quân sự lần đầu, đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị, đăng ký nghĩa vụ
quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập,
đăng ký tạm vắng;
đ) Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự;
e) Buộc thực hiện việc báo cáo theo quy định;
g) Buộc tiếp nhận trở lại trường học; tiếp
nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự
trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc;
h) Buộc tiếp nhận, bố trí lại công việc
cho quân nhân dự bị khi kết thúc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động
viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện xong nhiệm vụ trở lại cơ quan, tổ chức cũ
làm việc;
i) Buộc thực hiện quyết định hoặc lệnh huy
động phương tiện kỹ thuật dự bị;
k) Buộc thu hồi sản phẩm không bảo đảm chất
lượng;
l) Buộc giải tán lực lượng dân quân tự vệ
thành lập, tổ chức không đúng pháp luật;
m) Buộc tham gia huấn luyện dân quân tự vệ;
n) Buộc chấp hành quyết định điều động dân
quân tự vệ làm nhiệm vụ;
o) Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm, khu vực
bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự;
p) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được
do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh
vực cơ yếu gồm:
a) Buộc giao sản phẩm mật mã cho người đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật để quản lý;
b) Buộc bố trí sản phẩm mật mã theo quy định
của cơ quan có thẩm quyền;
c) Buộc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, nghiệp
vụ của ngành Cơ yếu để bảo đảm an toàn, bí mật các thông tin bí mật nhà nước
truyền đưa bằng các phương tiện thông tin, viễn thông hoặc lưu giữ trong các
thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông.”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều
3 như sau:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân
trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu là 75.000.000 đồng và đối với tổ chức là
150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm
hành chính quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương
II; Mục 1 Chương III Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành
chính của cá nhân; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản
2, khoản 3 Điều 12; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức
phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá
nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3
Điều 4 như sau:
“2. Phạt tiền từ
8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự
lần đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Không thực hiện đăng ký phục vụ
trong ngạch dự bị theo quy định;
c) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự
bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ
chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ
quân sự theo quy định;
d) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ
quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
đ) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ
quân sự tạm vắng theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với hành vi vi phạm quy
định tại điểm a khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị đối
với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân
sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập đối với
hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này; đăng ký tạm vắng
đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra,
khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm
tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân
sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật
Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe
nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định
của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Người được khám sức khỏe có
hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn
tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích
vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc
người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra
hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến
35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe
nghĩa vụ quân sự.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập
trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập
ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập
ngũ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản
1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện
nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Báo cáo không đầy đủ danh sách
công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp
với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đủ
18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không đầy đủ số lượng quân nhân dự bị và người
sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định;
b) Cố ý báo cáo không chính xác
danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên
môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ
quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không chính xác số lượng quân
nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo danh sách công
dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với
yêu cầu của Quân đội nhân dân từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi;
b) Không báo cáo số lượng quân
nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận trở lại trường học; không tiếp
nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự
trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc báo cáo
theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiếp nhận trở lại trường học;
tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ
quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại
khoản 3 Điều này.”.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về đăng ký sĩ
quan dự bị
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký sĩ quan dự bị lần
đầu;
b) Không đăng ký bổ sung khi có sự
thay đổi về bản thân và gia đình;
c) Không thực hiện đăng ký khi
thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
d) Không đăng ký vắng mặt tại nơi
cư trú hoặc nơi công tác.”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Vi phạm quy định về đào tạo sĩ
quan dự bị
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm ghi
trong giấy triệu tập kiểm tra sức khỏe sĩ quan dự bị hoặc người được tuyển chọn
đi đào tạo sĩ quan dự bị mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Người được khám sức khỏe có
hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn
tránh thực hiện nghĩa vụ sĩ quan dự bị hoặc đi đào tạo sĩ quan dự bị;
b) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích
vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc
người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe
là sĩ quan dự bị hoặc người được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận lại sĩ quan dự bị đi đào tạo trở
về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
tiếp nhận lại sĩ quan dự bị đi đào tạo trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc đối
với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.”.
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Vi phạm quy định về tập trung huấn
luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm ghi
trong lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn
sàng chiến đấu mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí thời gian cho quân nhân dự bị tập
trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận, bố trí lại công việc cho quân
nhân dự bị khi kết thúc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn
sàng chiến đấu và thực hiện xong nhiệm vụ trở lại cơ quan, tổ chức cũ công tác.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
tiếp nhận, bố trí lại công việc cho quân nhân dự bị khi kết thúc huấn luyện, diễn
tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện xong nhiệm vụ
trở lại cơ quan, tổ chức cũ công tác đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều
này.”.
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Vi phạm quy định về huy động
phương tiện kỹ thuật
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định hoặc lệnh huy động, điều
động phương tiện kỹ thuật dự bị đã được xếp trong đơn vị dự bị động viên để huấn
luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên trong thời bình.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
thực hiện quyết định hoặc lệnh huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị đối
với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”.
15. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 17
như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thu hồi sản phẩm không bảo
đảm chất lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp
pháp đối với các hành vi sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích
kinh doanh, cho thuê, cầm cố, nhượng bán quy định tại khoản 3 Điều này.”.
16. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Vi phạm quy định về tổ chức dân
quân tự vệ
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến
6.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh việc thực hiện quyết định của cơ quan
có thẩm quyền về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm
quyền về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc tổ chức xây dựng lực lượng dân
quân tự vệ.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chống đối việc thành lập, tổ chức
xây dựng lực lượng dân quân tự vệ;
b) Chống đối quyết định mở rộng lực
lượng dân quân tự vệ của cấp có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
75.000.000 đồng đối với hành vi thành lập, tổ chức lực lượng dân quân tự vệ
không đúng quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
giải tán lực lượng dân quân tự vệ thành lập, tổ chức không đúng pháp luật đối với
hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.”.
17. Bổ sung Điều 21a vào sau Điều 21 như sau:
“Điều 21a. Vi phạm quy định về thực hiện
nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân
tự vệ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người thực hiện nghĩa vụ tham gia dân
quân tự vệ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
7.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân
quân tự vệ.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến
9.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự
vệ khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền cho thôi thực hiện nghĩa vụ tham
gia dân quân tự vệ trước thời hạn hoặc đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ.”.
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Vi phạm quy định về huấn luyện
dân quân tự vệ
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh huấn luyện dân quân tự vệ.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc huấn luyện dân quân tự vệ.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc huấn luyện dân quân tự vệ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
tham gia huấn luyện dân quân tự vệ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1
và khoản 3 Điều này.”.
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
“Điều 23. Vi phạm quy định về thực hiện
nhiệm vụ của dân quân tự vệ
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh quyết định điều động dân quân tự vệ
làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cản trở thực hiện quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định
của pháp luật;
b) Cản trở dân quân tự vệ làm nhiệm
vụ theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hành vi chống đối thực hiện quyết định điều động dân
quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
75.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dân quân tự vệ trái pháp luật.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
chấp hành quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ đối với hành vi vi
phạm quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này.”.
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
“Điều 25. Vi phạm quy định đi lại, cư trú,
sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai
an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý vào, đi lại trong khu vực bảo vệ, vành đai
an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp có
thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
8.000.000 đồng đối với hành vi cố ý vào, đi lại trong khu vực cấm của công
trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi cư trú bất hợp pháp trong khu vực cấm, khu vực
bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép trong khu vực cấm,
khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
di dời ra khỏi khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc
phòng và khu quân sự đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều
này.”.
21. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều
26 như sau:
“3. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ
khu vực cấm của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp
có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi thu thập thông tin về vị trí, tác dụng, kết cấu,
ghi chép các số liệu có liên quan đến công trình quốc phòng, khu quân sự không
đúng chức trách, nhiệm vụ hoặc không được phép của cấp có thẩm quyền.”.
22. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều
27 như sau:
“c) Làm hư hỏng
cột mốc, tường rào, hàng rào, biển báo khu vực công trình quốc phòng, khu quân
sự;”.
23. Sửa đổi tên của Mục 7 như sau:
“Mục 7. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH
THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ
XE QUÂN SỰ, GIẤY PHÉP LÁI XE QUÂN SỰ VÀ SỬ DỤNG, MUA BÁN, SẢN XUẤT BIỂN SỐ ĐĂNG
KÝ XE QUÂN SỰ, PHƯƠNG TIỆN QUÂN SỰ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
VÀ HÀNG HẢI”
24. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:
“Điều 30. Vi phạm quy định về sử dụng giấy
chứng nhận đăng ký xe quân sự, giấy phép lái xe quân sự; sử dụng, mua bán, sản
xuất biển số đăng ký xe quân sự, phương tiện quân sự hoạt động trong lĩnh vực
đường thủy nội địa và hàng hải
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến
8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng trái phép giấy chứng nhận
đăng ký xe quân sự, giấy phép lái xe quân sự, phương tiện quân sự hoạt động
trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải;
b) Sử dụng trái phép biển số đăng ký
xe quân sự, phương tiện quân sự hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và
hàng hải.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán trái phép biển số đăng ký xe quân sự,
phương tiện quân sự hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép biển số đăng ký xe quân sự,
phương tiện quân sự hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép có
thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều
này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện
sản xuất trái phép biển số đăng ký xe quân sự, đăng ký phương tiện quân sự hoạt
động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải đối với hành vi vi phạm quy
định tại khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được
do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”.
25. Sửa đổi, bổ sung tên của Mục 8 như sau:
“Mục 8. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH
THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ SỬ DỤNG, MUA BÁN, SẢN XUẤT QUÂN
TRẠNG, TRANG PHỤC CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ VÀ BIỂN CÔNG TÁC, CỜ HIỆU”
26. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:
“Điều 32. Vi phạm quy định về sử dụng quân
trang
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đội mũ có gắn quân hiệu hoặc
sao mũ của dân quân tự vệ trái phép;
b) Mặc quân phục có gắn cấp hiệu
hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng trái
phép;
c) Mặc trang phục của dân quân tự
vệ khi không thực hiện nhiệm vụ.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch
thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều
này.”.
27. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:
“Điều 33. Vi phạm quy định về quản lý quân
trang
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu,
cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến,
lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang
phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác mà hàng
phạm pháp có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới
50.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu,
cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến,
lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang
phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
75.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu,
cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến,
lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang
phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác mà hàng
phạm pháp có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới
50.000.000 đồng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch
thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản
2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản
2, khoản 3 Điều này.”.
28. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản
1 Điều 34 như sau:
“a) Sản xuất
trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng
quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục
dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ
và các loại quân trang khác;
b) Làm giả quân hiệu, cấp hiệu,
phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi,
mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp
vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác
mà hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính
năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới
50.000.000 đồng.”.
29. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 35
như sau:
“4. Biện pháp khắc
phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại khoản 2 Điều này.”.
30. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 36
như sau:
“1. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép biển
công tác, cờ hiệu dành riêng cho Quân đội khi làm nhiệm vụ.”.
31. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:
“Điều 37. Thẩm quyền
xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ
hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”.
32. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:
“Điều 38. Thẩm quyền
xử phạt của Thanh tra quốc phòng
1. Thanh tra viên quốc phòng đang
thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra quốc phòng quân
khu có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Quốc phòng
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
4. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên
ngành quân khu có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên
ngành Bộ Quốc phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 105.000.000 đồng.”.
33. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:
“Điều 39. Thẩm quyền
xử phạt của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang
thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động
cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều
này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn
Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng
hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng
phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục
An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Công
an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội,
Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng
phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao
thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng cảnh
sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh
sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội
phạm về môi trường, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có
quyền:
a) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm c và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh kinh tế;
Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra về
tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma
túy; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục An
ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục Cảnh
sát giao thông, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm c và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”.
34. Sửa đổi, bổ sung Điều 40 như sau:
“Điều 40. Thẩm quyền
xử phạt của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang
thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường,
Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường
cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị
trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản
lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”.
35. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 như sau:
“Điều 41. Thẩm quyền
xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang
thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người
được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng
chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 15.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải
đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm c và điểm o khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm
phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục phòng chống ma túy và tội phạm trực
thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên
phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Cục trưởng Cục phòng chống
ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này;
đ) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn.”.
36. Sửa đổi, bổ sung một số điểm tại khoản 3, khoản 4,
khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 42 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều
42 như sau:
“c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c, điểm d khoản
4 Điều 42 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”.
c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu và điểm c, điểm d khoản
5 Điều 42 như sau:
“5. Hải đoàn trưởng
Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm
phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 45.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”.
d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu và điểm c, điểm d,
điểm đ khoản 6 Điều 42 như sau:
“6. Tư lệnh Vùng
Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát
biển Việt Nam có quyền:
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm c và điểm o khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”.
đ) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu và điểm d khoản 7 Điều
42 như sau:
“7. Tư lệnh Cảnh sát
biển Việt Nam có quyền:
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.”.
37. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều
43 như sau:
“2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ
sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam; Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ
Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
3. Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ
kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quy định tại Nghị định
này.”.
38. Bổ sung Điều 43a vào sau Điều 43 như sau:
“Điều 43a. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm
quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 4, Điều 6, Điều 7,
Điều 9 Mục 1; Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Mục 2; Điều 15, Điều 16, Điều
17 Mục 3; Điều 21, Điều 21a, Điều 22, Điều 23 Mục 5; Điều 25, Điều 26, Điều 27
và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục
8 Chương II theo thẩm quyền quy định tại Điều 37 Nghị định này trong phạm vi địa
bàn quản lý.
2. Thanh tra quốc phòng có thẩm quyền xử
phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 4, Điều 6, Điều 7, Điều
9 Mục 1; Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 14 Mục 2; Điều 15, Điều 16 và Điều
17 Mục 3; Điều 21, Điều 21 a, Điều 22 và Điều 23 Mục 5; Điều 25, Điều 26, Điều
27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều
36 Mục 8 Chương II theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Nghị định này; đồng thời
có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất
quốc phòng quy định tại Nghị định của Chính phủ trong phạm vi địa bàn quản lý.
3. Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt
đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 30 Mục 7; Điều 32; Điều 33; Điều
34; Điều 35; Điều 36 Mục 8; theo thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này.
4. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt
đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều
36 Mục 8 theo thẩm quyền quy định tại Điều 40 Nghị định này.
5. Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt
đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều
28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8
theo thẩm quyền quy định tại Điều 41 Nghị định này.
6. Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử
phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều
28 Mục 6; Điều 30 Mục 7 Chương II theo thẩm quyền quy định tại Điều 42 Nghị định
này.”.
39. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 như sau:
“Điều 44. Vi phạm các quy định quản lý, sử
dụng các sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Làm mất sản phẩm mật mã của
ngành Cơ yếu được cấp, trang bị;
b) Giao sản phẩm mật mã cho người
không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quản lý, sử dụng;
c) Chuyển đổi việc bố trí sản phẩm
mật mã khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, chiếm
đoạt sản phẩm mật mã của ngành Cơ yếu;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán,
trao đổi trái phép các sản phẩm mật mã của ngành Cơ yếu.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các kỹ thuật mật mã, sản phẩm mật mã
không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật
nhà nước.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch
thu tang vật vi phạm, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản
3 và khoản 4 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc giao sản phẩm mật mã cho
người đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quản lý đối với hành vi vi phạm
tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc bố trí sản phẩm mật mã
theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản
2 Điều này.”.
40. Sửa đổi, bổ sung Điều 45 như sau:
“Điều 45. Vi phạm quy định về bảo vệ thông
tin bí mật nhà nước khi truyền đưa bằng phương tiện thông tin, viễn thông hoặc
lưu giữ trên các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông mà không được
mã hóa bằng mật mã của cơ yếu
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện mã hóa bằng mật mã của cơ yếu
khi lưu giữ thông tin bí mật nhà nước có độ “Mật” trên mạng viễn thông.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện mã hóa bằng mật
mã của cơ yếu những thông tin bí mật nhà nước có độ “Mật” khi truyền đưa bằng
các phương tiện thông tin, viễn thông;
b) Không thực hiện mã hóa bằng mật
mã của cơ yếu khi lưu giữ thông tin bí mật nhà nước có độ “Tối mật” trong các
phương tiện thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện mã hóa bằng mật
mã của cơ yếu những thông tin bí mật nhà nước có độ “Tối mật” khi truyền đưa bằng
các phương tiện thông tin, viễn thông;
b) Không thực hiện mã hóa bằng mật
mã của cơ yếu khi lưu giữ thông tin bí mật nhà nước có độ “Tuyệt mật” trong các
phương tiện thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện mã hóa bằng mật mã của cơ yếu
những thông tin bí mật nhà nước có độ “Tuyệt mật” khi truyền đưa bằng các
phương tiện thông tin, viễn thông.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
áp dụng các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ của ngành Cơ yếu để bảo đảm an toàn,
bí mật các thông tin bí mật nhà nước lưu giữ trong các thiết bị điện tử, tin học
và trên mạng viễn thông.”.
41. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 như sau:
“Điều 46. Vi phạm quy định về thời hạn
không được tham gia hoạt động mật mã
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thời hạn không được tham gia hoạt động
mật mã.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm cam kết bảo vệ bí mật nhà nước trong
nghiên cứu khoa học và công nghệ mật mã.”.
42. Bổ sung Điều 46a vào sau Điều 46 như sau:
“Điều 46a. Vi phạm quy định về sản xuất,
cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước
1. Phạt tiền 50.000.000 đồng đến
75.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước mà không được phép của Ban
Cơ yếu Chính phủ.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.”.
43. Sửa đổi, bổ sung Điều 47 như sau:
“Điều 47. Thẩm quyền
xử phạt của Thanh tra chuyên ngành cơ yếu
1. Thanh tra viên cơ yếu đang thi hành
công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2b Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Cơ yếu thuộc
Ban Cơ yếu Chính phủ, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành cơ yếu có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 2b Nghị định này.”.
44. Sửa đổi, bổ sung Điều 48 như sau:
“Điều 48. Thẩm quyền
xử phạt của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ
Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 2b Nghị định này.”.
45. Sửa đổi, bổ sung Điều 49 như sau:
“Điều 49. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm
hành chính trong lĩnh vực cơ yếu
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm
hành chính trong lĩnh vực cơ yếu bao gồm:
1. Những người có thẩm quyền xử phạt quy định
tại Điều 47, Điều 48 Nghị định này.
2. Người làm công tác cơ yếu đang thực hiện
nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực cơ yếu.”.
46. Bổ sung Điều 50 như sau:
“Điều 50. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết
định xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử
phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc
phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại Chương III Phần thứ
hai Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Nghị định này.
2. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức
phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu có quyền tạm giữ giấy tờ có
liên quan đến phương tiện, chứng chỉ chuyên môn cho đến khi cá nhân, tổ chức chấp
hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy
tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quyền yêu
cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc
tạm giữ tang vật, phương tiện theo thẩm quyền.
3. Trong trường hợp vi phạm mà Nghị định
này quy định hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm,
người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về trụ sở cơ quan để
giải quyết hoặc tạm giữ tang vật phương tiện theo thẩm quyền.
4. Trường hợp phát hiện hành vi vi
phạm về sử dụng đất quốc phòng, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy
định tại Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai.
5. Trường hợp phát hiện hành vi vi
phạm liên quan đến tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ, người
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực
hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng,
chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực
gia đình.
6. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định
về quản lý, sử dụng các sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước quy
định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 44 thì người có thẩm quyền đang thụ lý
vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của
Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
không truy cứu trách nhiệm hình sự, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều
62, Điều 63 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 Nghị định này.”.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
1. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều
2 như sau:
“d) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp;”.
2. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 như sau:
“Điều 2a. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thực hiện theo quy
định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012,
được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, cụ thể như
sau:
1. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại
điểm c khoản 2 Điều 6, điểm đ khoản 5 Điều 9 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt
được tính từ ngày cá nhân, tổ chức thực hiện xong hành vi cung cấp thông tin
không đúng sự thật; làm thủ tục khai báo không đầy đủ, không chính xác để được
cấp giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới hoặc làm sai lệch hồ sơ biên
phòng điện tử.
2. Hành vi vi phạm hành chính quy định về
thông báo, khai báo, trình báo, đăng ký, xin phép; không xuất trình giấy phép,
sử dụng sai giấy phép, quá thời gian, phạm vi ghi trong giấy phép quy định tại điểm
c khoản 1, điểm đ khoản 2, điểm d khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a, điểm b khoản
7 Điều 6; điểm c khoản 1, điểm b, điểm c khoản 8, khoản 9, điểm b khoản 10, điểm
c khoản 11 Điều 8; khoản 1, khoản 2, điểm b, điểm d khoản 3, điểm d, điểm e khoản
5, điểm a khoản 6 Điều 9 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày
cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm.
3. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại
điểm b khoản 4 Điều 6; khoản 3, điểm d khoản 4 Điều 7; điểm a khoản 3, điểm đ khoản
4, điểm a khoản 5 Điều 9 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày
tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định kiểm tra hoặc chống đối, không cung
cấp thông tin theo hiệu lệnh, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
4. Hành vi vi phạm về thời hạn báo cáo,
thông báo quy định tại điểm c khoản 2, điểm a khoản 6 Điều 8; điểm d khoản 6 Điều
9; khoản 1 Điều 11 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày
tổ chức, cá nhân báo cáo, thông báo theo quy định.
5. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện
là các hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản
3 và khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi
hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
6. Trong thời hạn được quy định tại khoản
1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn
tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính
lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”.
3. Sửa đổi, bổ sung tên điều và một
số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều
3 như sau:
“Điều 3. Hình thức xử phạt, nguyên tắc xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả”.
b) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản
2 như sau:
“2a. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
nhiều lần trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia được coi là tình tiết
tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính.”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 3 như sau:
“b) Buộc phá dỡ công trình, phần công
trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;”.
d) Bổ sung điểm n vào sau điểm
m khoản 3 như sau:
“n) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện”.
4. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau:
“Điều 3a. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết
định xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thực
hiện theo quy định tại Chương III Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm
hành chính và quy định tại Nghị định này.
2. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức
phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có quyền tạm
giữ giấy tờ liên quan đến phương tiện, chứng chỉ chuyên môn cho đến khi cá
nhân, tổ chức chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm
không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính được quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm đưa phương tiện về trụ sở cơ
quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện theo thẩm quyền.
3. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm bị
áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo
vệ biên giới quốc gia được quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm đưa phương tiện
về trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện theo thẩm
quyền.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4
như sau:
“1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân
trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là 75.000.000 đồng.”.
6. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 5 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu và bổ sung
điểm c vào sau điểm b khoản 1 như sau:
“1. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
c) Không có phương án phòng, chống
cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng khi xây dựng các công trình trên sông suối
biên giới.”.
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
“2. Phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:”.
7. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 6 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 9 như sau:
“b) Nổ súng săn bắn
trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền mà chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự.”.
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 10 như sau:
“10. Phạt tiền từ
40.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:”.
c) Bổ sung điểm e vào sau điểm
đ khoản 12 như sau:
“e) Buộc đưa ra
khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật
phẩm, phương tiện không thuộc điểm d khoản này đối với hành vi vi phạm quy định
tại khoản 8 và điểm a khoản 9 Điều này.”.
8. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 8 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 8 như sau:
“8. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản
9 như sau:
“9. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan
có thẩm quyền vị trí, kích thước, hình dạng, độ sâu thiết bị, công trình trên
biển hoặc không đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải và cảnh báo nguy hiểm thích
hợp đối với thiết bị, công trình trong nội thủy, lãnh hải.”.
c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 10 như sau:
“10. Phạt tiền từ
40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:”.
d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 11 như sau:
“11. Phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:”
9. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản
5 như sau:
“5. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, lắp đặt trái phép
các công trình, thiết bị hoặc có hành vi gây tổn hại đến sự an toàn của công
trình biên giới.”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản
6 như sau:
“6. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá, dỡ hoặc làm hư hỏng kết
cấu, thiết bị của công trình biên giới mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự.”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản
7 như sau:
“7. Phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi làm giả các biển báo “khu vực
biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, “khu vực biên giới biển”, “khu vực
cửa khẩu” bằng bất kỳ ngôn ngữ nào trong khu vực biên giới, cửa khẩu.”.
10. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 11 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 1 như sau:
“1. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản
2 như sau:
“2. Phạt tiền từ 20.000.000
đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng dự án, công trình có yếu tố
nước ngoài trong khu vực biên giới, cửa khẩu nhưng chủ đầu tư không thông báo
cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, đồn Biên phòng sở tại.”.
c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
“3. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:”.
d) Sửa đổi, bổ sung khoản
4 như sau:
“4. Phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi triển khai thực hiện các dự
án, công trình đã được cấp phép trong khu vực biên giới, cửa khẩu hoặc hành vi
xây dựng dự án, công trình có yếu tố nước ngoài trong khu vực biên giới, cửa khẩu
không đúng địa điểm hoặc làm ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia, hư hại mốc
quốc giới, cột cờ, bia chủ quyền, cọc dấu, điểm cơ sở, dấu hiệu đường biên giới,
vật đánh dấu đường biên giới, công trình biên giới, công trình phòng thủ.”.
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 12
như sau:
“4. Phạt tiền từ
40.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ
100.000.000 đồng trở lên.”.
12. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 13 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm
e, điểm g khoản 1 như sau:
“e) Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ
70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở
lên;”.
b) Bổ sung điểm d vào sau điểm
c khoản 5 như sau:
“d) Buộc đưa ra
khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật
phẩm, phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản
2 Điều này.”.
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau
“Điều 14. Hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển, hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, xây dựng xảy ra ở khu vực
biên giới, cửa khẩu
1. Đối với các hành vi vi phạm quy định về
khu vực cấm khai thác thủy sản; điều kiện nuôi trồng thủy sản; nhập khẩu, xuất
khẩu thủy sản sống, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với
thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp; vi phạm quy định về khai thác
thủy sản; tàu cá, cảng cá, khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá xảy ra trong
khu vực biên giới biển thì xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
2. Đối với các hành vi qua biên giới khai
thác, phá rừng trái pháp luật, vi phạm quy định về động vật rừng; vận chuyển
qua biên giới; tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản có nguồn gốc bên kia biên giới
trái pháp luật trong khu vực biên giới thì xử phạt theo Nghị định của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
3. Đối với các hành vi mua bán, trao đổi,
vận chuyển, tàng trữ trái phép qua biên giới quốc gia các chất gây hại cho sức
khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường; gây mất vệ sinh công cộng, gây
ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực cửa khẩu thì xử phạt
theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
4. Đối với các hành vi vi phạm quy định về
khảo sát, lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch xây dựng; khởi công, thi công xây
dựng công trình và trật tự xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu thì xử
phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu
xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ
thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.”.
14. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 15 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1
như sau:
“c) Tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm d khoản
2 như sau:
“b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 3
như sau:
“b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;”.
15. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 16 như sau:
a) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Đội trưởng Đội
đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma
túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 15.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b và điểm c
khoản 3 như sau:
“b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;”.
c) Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 như sau:
“3a. Đoàn trưởng
Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội
phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm
k, điểm l, điểm m và điểm n khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”.
d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu và điểm b khoản 4
như sau:
“4. Chỉ huy trưởng
Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Cục trưởng Cục
Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;”.
16. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 17 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
“2. Thủ trưởng đơn
vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định
tại khoản 1 Điều này có quyền:”.
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu và điểm c khoản 3
như sau:
“3. Trưởng Công an
cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng
Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ
động, Thủy đội trưởng thuộc Công an cấp tỉnh nơi có biên giới có quyền:”.
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;”.
c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
“4. Trưởng Công an
cấp huyện; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn
lậu, Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng,
chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng
phòng an ninh kinh tế, Trưởng phòng an ninh đối ngoại, Trưởng phòng Cảnh sát quản
lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng
phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao
thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy thuộc Công an cấp tỉnh, Trưởng
phòng Cảnh sát cơ động, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động thuộc
Công an cấp tỉnh nơi có biên giới có quyền:”.
d) Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm d khoản
4 như sau:
“b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;”.
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm b và điểm d
khoản 5 như sau:
“b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;”.
e) Bổ sung khoản 6, khoản 7 vào
sau khoản 5 như sau:
“6. Cục trưởng Cục
An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội,
Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh
sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát
điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát
phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống
tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i và điểm l khoản
3 Điều 3 Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập
cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này và có quyền quyết
định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.”.
17. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 18 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1
như sau:
“b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2
như sau:
“b) Phạt tiền đến 3.750.000 đồng.”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3
như sau:
“b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;”.
d) Sửa đổi, bổ sung điểm b và điểm c
khoản 4 như sau:
“b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;”.
đ) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu và điểm b và điểm c
khoản 5 như sau:
“5. Hải đoàn trưởng
Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm
phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
b) Phạt tiền đến 22.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 45.000.000 đồng;”.
e) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Tư lệnh Vùng Cảnh
sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển
Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i và điểm l khoản
3 Điều 3 Nghị định này.”.
g) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 7
như sau:
“b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;”.
18. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 19 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu, điểm c và điểm d
khoản 2 như sau:
“2. Đội trưởng Đội
Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường
có quyền:
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại điểm a, điểm d, điểm e, điểm đ và điểm h khoản 3 Điều 3 Nghị định
này.”.
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu và điểm đ khoản 3
như sau:
“3. Cục trưởng Cục
Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc
Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại điểm a, điểm d, điểm e, điểm đ và điểm h khoản 3 Điều 3 Nghị định
này.”.
c) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 như sau:
“4. Tổng cục trưởng
Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”.
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Thẩm quyền
xử phạt của Hải quan
Hải quan có quyền xử phạt đối với hành vi
vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của
mình như sau:
1. Công chức Hải quan đang thi
hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi
cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông
quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải
quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát
thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng
Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải
đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng
Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h và điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống
buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục
trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h và điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định
này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h và điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định
này.”.
20. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 21 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm
c khoản 1 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm
b, điểm d khoản 2 như sau:
“b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;”.
21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 22 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm
c khoản 1 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;”.
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu và điểm b, điểm d khoản 2 như sau:
“2. Giám đốc Cảng
vụ đường thủy nội địa có quyền:
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;”.
22. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
“Điều 23. Thẩm quyền
xử phạt của Kiểm ngư
Kiểm ngư có quyền xử phạt đối với hành vi
vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của
mình như sau:
1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 4.000.000 đồng.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc
Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm đ và điểm e khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư
vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 3 Điều 3 Nghị định
này.”.
23. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có
biên giới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành
chính quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều
11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa
phương mình theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Những người có thẩm quyền của Bộ đội
Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm
hành chính quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều
11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều
16 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Những người có thẩm quyền của Công an
nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định
tại Điều 5; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, điểm c khoản 7,
khoản 8, điểm a khoản 9, khoản 10 Điều 6; Điều 7; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản
4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8, điểm b khoản 10, khoản
11 Điều 8; khoản 1, điểm a, điểm b, điểm c khoản 2, điểm a, điểm b khoản 3, điểm
a khoản 4, điểm a, điểm b khoản 5, điểm d khoản 6 Điều 9; khoản 1, khoản 2, khoản
3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 10; khoản 1, khoản 2, điểm a khoản
3, khoản 4 Điều 11; khoản 1, khoản 2 Điều 12; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm
đ, điểm e khoản 1 Điều 13 và Điều 14 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại
Điều 17 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Những người có thẩm quyền của Cảnh sát
biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm
hành chính quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 5; điểm b, điểm d khoản
2; khoản 3, khoản 4, khoản 5, điểm b, điểm c khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản
10, khoản 11 Điều 8; khoản 1, điểm a, điểm b khoản 3, điểm d khoản 4, điểm a, điểm
b, điểm c khoản 5 Điều 9; Điều 12; Điều 13 và khoản 1, khoản 3 Điều 14 Nghị định
này theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao.
5. Những người có thẩm quyền của Hải quan
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy
định tại khoản 3 Điều 7; điểm c khoản 3, điểm d khoản 4, điểm b, điểm c khoản 5
Điều 9 và khoản 1, khoản 3 Điều 13 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều
20 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
6. Những người có thẩm quyền của Quản lý
thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm
hành chính quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 7; khoản
5, điểm a khoản 6 Điều 8; điểm b khoản 5 Điều 9; Điều 12 và Điều 13 Nghị định
này theo thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao.
7. Những người có thẩm quyền của Cảng vụ
hàng hải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành
chính quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, điểm b, điểm c khoản 6, điểm a, điểm
d khoản 8 Điều 8 và khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 9
Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 21 Nghị định này và chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
8. Những người có thẩm quyền của Cảng vụ
đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi
phạm hành chính quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, điểm b, điểm c khoản 6,
điểm a, điểm d khoản 8 Điều 8; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản
6 Điều 9 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này và chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
9. Những người có thẩm quyền của Kiểm ngư
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy
định tại điểm b khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, điểm b, điểm c khoản 6, điểm
c khoản 8, khoản 9 Điều 8; điểm b khoản 3 Điều 9; khoản 1 Điều 14 Nghị định này
theo thẩm quyền quy định tại Điều 23 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được giao.”.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 (được sửa đổi, bổ
sung bởi Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017) của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bổ sung Điều 1a vào sau Điều 1 như sau:
“Điều 1a. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức,
cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi
phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên các vùng biển, đảo và thềm lục
địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản
vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà
hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp thành lập và hoạt động
theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp
tác;
d) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định
tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.”.
2. Bổ sung Điều 1b vào sau Điều 1a như
sau:
“Điều 1b. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt
vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa nước của Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm
hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật
Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.
2. Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc
quy định trong Nghị định này là các hành vi liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm
của cá nhân, tổ chức phải thực hiện theo một thời hạn nhất định theo quy định của
pháp luật nhưng hết thời hạn đó cá nhân, tổ chức vẫn chưa thực hiện theo quy định
tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 13; Điều 20; khoản 2 Điều 22; điểm a khoản
2, khoản 3 và khoản 4 Điều 23 Nghị định này.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện
quy định trong Nghị định này là các hành vi vi phạm không thuộc khoản 2 Điều
này.”.
3. Sửa đổi, bổ sung tên điều và một
số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều
3 như sau:
“Điều 3. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
và nguyên tắc xử phạt”.
b) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản
3 như sau:
“4. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
nhiều lần trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được quy định trong Nghị định này được coi là tình tiết tăng nặng
trong xử phạt vi phạm hành chính.”.
4. Sửa đổi khoản 1 Điều 4
như sau:
“Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả được
quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e và điểm
i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”.
5. Bổ sung Điều 8a vào sau Điều 8 như sau:
“Điều 8a. Vi phạm trong việc thực hiện quyết
định cấp phép nghiên cứu khoa học
1. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Để một hoặc các nhà khoa học nước
ngoài, nhà khoa học Việt Nam tham gia hoạt động nghiên cứu không đúng theo quyết
định cấp phép nghiên cứu khoa học;
b) Thực hiện không đúng một trong
những mục tiêu của hoạt động nghiên cứu theo quyết định cấp phép nghiên cứu
khoa học;
c) Thực hiện không đúng một trong
những nội dung chính theo quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học, trừ trường hợp
thuộc đối tượng phải xử lý hình sự;
d) Thực hiện nghiên cứu không đúng
vị trí, tọa độ khu vực biển theo quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học;
đ) Thực hiện nghiên cứu không đúng
phương pháp theo quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học;
e) Sử dụng không đúng phương tiện,
thiết bị nghiên cứu theo quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học;
g) Thực hiện không đúng lịch trình
nghiên cứu, các cảng đến, đi theo quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học;
h) Vi phạm về thời gian nghiên cứu
theo quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học;
i) Mang vật liệu nổ, hóa chất độc
để thực hiện nghiên cứu khoa học không đúng theo quyết định cấp phép nghiên cứu
khoa học.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm k khoản 1 Điều này.”
6. Bổ sung Điều 8b vào sau Điều 8a như
sau:
“Điều 8b. Vi phạm các quy định về nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển
Việt Nam
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không báo cáo kết quả nghiên cứu
sơ bộ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường khi kết thúc hoạt động nghiên cứu;
b) Không có báo cáo chính thức về
kết quả nghiên cứu khoa học cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 06
tháng kể từ khi kết thúc hoạt động nghiên cứu khoa học.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết
về phương tiện, thiết bị, chi phí cho nhà khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam cử tham gia nghiên cứu.
3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi về nội dung chính, vị trí, tọa độ,
phương pháp, phương tiện, thiết bị, lịch trình khi thực hiện nghiên cứu so với
quyết định đã được cấp phép khi không có quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định
cấp phép nghiên cứu khoa học.
4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
250.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp các tài liệu, mẫu vật gốc cho Bộ
Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 06 tháng kể từ khi kết thúc hoạt động
nghiên cứu khoa học.
5. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng đối với hành vi mang vào vùng biển Việt Nam phương tiện, thiết
bị khác để phục vụ nghiên cứu khoa học có khả năng gây thiệt hại đối với người,
tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường biển.
6. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến
400.000.000 đồng đối với hành vi không hoàn thành việc tháo dỡ và đưa ra khỏi
vùng biển Việt Nam các phương tiện, thiết bị nghiên cứu trong thời hạn 30 ngày
từ khi kết thúc hoạt động nghiên cứu khoa học.
7. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây, trừ trường hợp
thuộc đối tượng phải xử lý hình sự:
a) Làm phương hại đến chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, hoạt động quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam;
b) Làm phương hại đến trật tự, an
toàn trên biển, tiến hành hoạt động bị cấm theo quy định của pháp luật Việt
Nam;
c) Làm ảnh hưởng đến các hoạt động
điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên,
môi trường biển và hải đảo đang được tiến hành hợp pháp trong vùng biển Việt
Nam;
d) Không dừng ngay hoạt động
nghiên cứu khoa học khi nhận được quyết định đình chỉ quyết định cấp phép
nghiên cứu khoa học;
đ) Không chấm dứt ngay hoạt động
nghiên cứu khoa học, tháo dỡ và đưa ra khỏi vùng biển Việt Nam các phương tiện,
thiết bị nghiên cứu khoa học khi nhận được quyết định thu hồi quyết định nghiên
cứu khoa học;
e) Lợi dụng hoạt động nghiên cứu
khoa học đã được cấp phép để tiến hành các hoạt động không vì mục đích hòa
bình;
g) Thực hiện nghiên cứu khoa học
trong vùng biển Việt Nam khi không có quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học của
cơ quan có thẩm quyền.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính đối với các hành vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Trục xuất cá nhân nước ngoài vi
phạm quy định tại các điểm a, điểm e, điểm g khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các phương tiện, thiết bị nghiên cứu khoa học
đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc giao nộp tài liệu, mẫu vật
về cho Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4
Điều này.”.
7. Bổ sung Điều 8c vào sau Điều 8b như
sau:
“Điều 8c. Vi phạm quy định về công bố và
chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu khoa học
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu
khoa học, trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam công bố, chuyển giao thông tin, kết
quả nghiên cứu cho bên thứ ba khi không có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu
khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam công bố, chuyển
giao thông tin, kết quả nghiên cứu liên quan trực tiếp đến thăm dò, khai thác
tài nguyên cho bên thứ ba khi không có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường.”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản
7 Điều 16 như sau:
“2. Đối với hành
vi không có giấy phép rời cảng cuối cùng theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000
GT;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước
quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn
từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2; tịch thu
tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”.
9. Sửa đổi, bổ sung tên và khoản 1 Điều 17
như sau:
“Điều 17. Vi phạm quy định về chứng chỉ
chuyên môn của thuyền viên, sổ thuyền viên và hộ chiếu của thuyền viên
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi thuyền viên làm việc trên tàu thuyền không có đủ
chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu của thuyền viên theo quy định hoặc
có nhưng hết hạn.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Vi phạm quy định về an toàn sinh
mạng trên tàu biển
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bảng phân công nhiệm vụ
trong tình huống khẩn cấp tại các vị trí cần thiết hoặc có bảng phân công nhiệm
vụ nhưng không phù hợp với thuyền bộ của tàu hoặc bảng phân công đã bị hư hỏng;
b) Thuyền viên không sử dụng thành
thạo các trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu;
c) Không ghi, ghi không đầy đủ,
ghi không đúng nội dung nhật ký hàng hải, nhật ký máy hoặc các loại nhật ký
khác không thuộc các nhật ký quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Các trang thiết bị cứu sinh
không bảo đảm chất lượng hoặc không bảo đảm sẵn sàng hoạt động được ngay;
b) Bố trí trang thiết bị cứu sinh
của tàu thuyền không đúng quy định;
c) Các trang thiết bị cứu sinh đã
hết hạn sử dụng.
3. Đối với hành vi không bố trí đủ
định biên an toàn tối thiểu hoặc vượt quá mức cho phép của trang thiết bị cứu
sinh trên tàu theo quy định; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các
trang thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng theo quy định sẽ bị xử phạt như
sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000
GT;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
4. Đối với hành vi chở hàng quá tải
trọng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT sẽ bị xử phạt như
sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi
chở hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 01% đến dưới 05% so với trọng tải
cho phép;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 05% đến dưới 10% so với trọng tải
cho phép;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt trên từ 10% trở lên so với trọng
tải cho phép.
5. Đối với hành vi chở hàng quá
quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT sẽ bị xử phạt
như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi
chở hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 01% đến dưới 05% so với trọng tải
cho phép;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 05% đến dưới 10% so với trọng
tải cho phép;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt trên từ 10% trở lên so với trọng
tải cho phép.
6. Đối với hành vi chở hàng quá
quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT sẽ bị xử
phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi
chở hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 01% đến dưới 05% so với trọng
tải cho phép;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 05% đến dưới 10% so với trọng
tải cho phép;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt trên từ 10% trở lên so với trọng
tải cho phép.
7. Đối với hành vi chở hàng quá
quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên sẽ bị xử phạt như
sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi
chở hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 01% đến dưới 05% so với trọng
tải cho phép;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 05% đến dưới 10% so với trọng
tải cho phép;
d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt trên từ 10% trở lên so với trọng
tải cho phép.
8. Đối với hành vi chở khách quá số
lượng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT sẽ bị xử phạt như
sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt đến 05 người so với số lượng cho
phép;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 06 đến 10 người so với số lượng
cho phép;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 10 người so với số lượng
cho phép.
9. Đối với hành vi chở khách quá số
lượng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT sẽ bị
xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt đến 05 người so với số lượng cho
phép;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 06 đến 10 người so với số lượng
cho phép;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 10 người so với số lượng
cho phép.
10. Đối với hành vi chở khách vượt
quá số lượng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000
GT sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt đến 10 người so với số lượng cho
phép;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 11 người đến 20 người so với
số lượng cho phép;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 20 người so với số lượng
cho phép.
11. Đối với hành vi chở khách vượt
quá số lượng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên sẽ bị
xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt đến 20 người so với số lượng cho
phép;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 21 người đến 30 người so với
số lượng cho phép;
c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 30 người so với số lượng
cho phép.
12. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước
quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 01 tháng
đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, điểm c, điểm d khoản
6; điểm b, điểm c, điểm d khoản 7; điểm b và điểm c khoản 9; khoản 10 và khoản
11 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cho rời tàu thuyền số người hoặc dỡ lên khỏi tàu thuyền số lượng hàng hóa
chuyên chở vượt quy định đối với các hành vi vi phạm được quy định tại các khoản
4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 và khoản 11 Điều này.”.
11. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều
19 như sau:
“b) Trang thiết
bị phòng, chống cháy, nổ không sử dụng được hoặc đã hết hạn kiểm định”;
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21
như sau:
“2. Phạt tiền từ
4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tàu khách không có bảng nội quy
đặt ở những nơi quy định trên tàu;
b) Bố trí hoặc để cho hành khách
ngồi không đúng nơi quy định;
c) Không bố trí hoặc bố trí sĩ
quan an ninh tàu biển không đúng quy định;
d) Không dừng tàu thuyền để kiểm
tra, kiểm soát theo hiệu lệnh của người có thẩm quyền;
đ) Không chấp hành việc kiểm tra,
kiểm soát của người có thẩm quyền.”.
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản
4, khoản 6 Điều 25 như sau:
“1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, ghi không đầy đủ,
ghi không đúng nội dung nhật ký dầu, nhật ký bơm nước la canh buồng máy, nhật
ký đổ thải theo quy định.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ
hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định đối với các hành vi vi phạm tại
điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị
giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi
vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”.
14. Bổ sung Điều 26a vào sau Điều 26 như sau:
“Điều 26a. Vi phạm trong việc thực hiện Giấy
phép nhận chìm ở biển
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi không ghi chép hoặc ghi chép không đầy đủ toàn
bộ quá trình nhận chìm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng chế độ thông tin, báo cáo
về hoạt động nhận chìm.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm ở biển khi chưa hoàn thành
nghĩa vụ nộp lệ phí cấp phép nhận chìm ở biển.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng không đúng phương tiện
chuyên chở đã đăng ký trong quá trình vận chuyển vật, chất nhận chìm;
b) Thực hiện nhận chìm không đúng
cách thức theo quy định trong Giấy phép nhận chìm ở biển;
c) Vi phạm về thời điểm nhận chìm.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc quan trắc, giám sát môi
trường theo quy định.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến
90.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến
hoạt động nhận chìm ở biển.
7. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm không đúng thành phần vật, chất theo
Giấy phép nhận chìm ở biển, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này và
trường hợp thuộc đối tượng phải xử lý hình sự.
8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng đối với hành vi trút bỏ một phần vật, chất trên phương tiện
trong quá trình vận chuyển đến vị trí nhận chìm so với khối lượng ban đầu.
9. Phạt tiền đối với hành vi nhận
chìm khối lượng vượt khối lượng cho phép xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến
170.000.000 đồng nếu vượt khối lượng dưới 10.000 m3;
b) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng nếu vượt khối lượng từ 10.000 m3 đến dưới 30.000 m3;
c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
220.000.000 đồng nếu vượt khối lượng từ 30.000 m3 đến dưới 50.000 m3;
d) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến
250.000.000 đồng nếu vượt khối lượng từ 50.000 m3 đến dưới 70.000 m3;
đ) Phạt tiền 1.000.000.000 đồng nếu
vượt khối lượng từ 70.000 m3 trở lên.
10. Phạt tiền đối với hành vi nhận
chìm vật, chất có hàm lượng của một trong các thông số trong thành phần vượt
quy chuẩn kỹ thuật như sau:
a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến
150.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất có hàm lượng một trong các
thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần;
b) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến
250.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất có hàm lượng một trong các
thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 lần đến dưới 3 lần;
c) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến
350.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất có hàm lượng một trong các
thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 3 lần đến dưới 5 lần;
d) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến
450.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất có hàm lượng một trong các
thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 5 lần đến dưới 10 lần;
đ) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến
550.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong
các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật lớn hơn 10 lần.
11. Phạt tiền đối với hành vi thực hiện nhận
chìm không đúng tọa độ, vị trí theo Giấy phép nhận chìm ở biển mà vị trí nhận
chìm nằm trong các khu vực như sau:
a) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm tại các khu vực khác với
các khu vực tại các điểm b, điểm c, điểm d khoản này;
b) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
250.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm trong các vùng đã được phê
duyệt hoặc quy hoạch cho các hoạt động kinh tế biển;
c) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến
350.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm trong các vùng đã được quy
hoạch làm khu bảo tồn biển;
d) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm trong khu bảo tồn biển đã
được thành lập.
12. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng
đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi:
a) Thực hiện nhận chìm ở biển gây
cản trở hoặc thiệt hại đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở
biển của tổ chức, cá nhân khác;
b) Nhận chìm vật, chất có chứa chất
phóng xạ, chất độc vượt quy chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật
môi trường, trừ các trường hợp thuộc đối tượng phải xử lý hình sự.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp
khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 7, khoản
8, khoản 9, khoản 10, khoản 11 và điểm b khoản 12 Điều này;
b) Buộc nộp đủ số lệ phí cấp phép
nhận chìm ở biển nộp thiếu, trốn nộp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản
3 Điều này.”.
15. Bổ sung Điều 26b vào sau Điều 26a như
sau:
“Điều 26b. Vi phạm các quy định khác về nhận
chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp
không trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn,
phòng ngừa sự cố môi trường biển trong quá trình thực hiện nhận chìm.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi không lập Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy
phép nhận chìm ở biển đối với các trường hợp phải sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận
chìm ở biển.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi không xử lý các công trình, thiết bị phục vụ
nhận chìm khi Giấy phép nhận chìm ở biển chấm dứt hiệu lực.
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp khắc phục sự cố môi
trường biển do hoạt động nhận chìm ở biển của mình gây ra.
6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
350.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm khi Giấy phép nhận chìm chấm
dứt hiệu lực.
7. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm ở vùng biển Việt Nam vật, chất
phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khôi
phục lại tình trạng ban đầu, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, khoản 5, khoản 6
và khoản 7 Điều này;
b) Buộc đưa vật, chất nhận chìm
phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam ra khỏi vùng biển Việt Nam đối với hành vi vi
phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp
pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 6 Điều
này.”.
16. Bổ sung Điều 26c vào sau Điều 26b như
sau:
“Điều 26c. Vi phạm về thực hiện nhận chìm
vật, chất ở vùng biển Việt Nam khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến
250.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm khi không có Giấy phép nhận
chìm ở biển nhưng vật, chất thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển mà
có hàm lượng các thông số trong thành phần vật, chất nhận chìm nằm trong giới hạn.
2. Phạt tiền đối với hành vi thực hiện nhận
chìm khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển nhưng vật, chất thuộc Danh mục vật,
chất được nhận chìm ở biển mà có hàm lượng một trong các thông số trong thành
phần vượt quy chuẩn kỹ thuật như sau:
a) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong
các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần;
b) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến
400.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong
các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 lần đến dưới 3 lần;
c) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong
các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 3 lần đến dưới 5 lần;
d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến
600.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong
các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 5 lần đến dưới 10 lần;
đ) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến
700.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong
các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 lần trở lên.
3. Phạt tiền đối với hành vi thực hiện nhận
chìm khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển mà vị trí nhận chìm thuộc các khu
vực như sau:
a) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến
350.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm tại các khu vực khác với
các khu vực tại các điểm b, điểm c và điểm d khoản này;
b) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến
450.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm trong các vùng đã được phê
duyệt hoặc quy hoạch cho các hoạt động kinh tế biển;
c) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến
550.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm trong các vùng đã được quy
hoạch làm khu bảo tồn biển;
d) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến
650.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm trong khu bảo tồn biển đã
được thành lập.
4. Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm khi không có Giấy phép nhận
chìm ở biển và vật, chất không thuộc Danh mục được nhận chìm ở biển mà có hàm
lượng các thông số trong thành phần nằm trong giới hạn cho phép.
5. Phạt tiền đối với hành vi thực hiện nhận
chìm khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển và vật, chất không thuộc Danh mục
được nhận chìm ở biển mà có hàm lượng một trong các thông số trong thành phần
vượt quy chuẩn kỹ thuật như sau:
a) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến
600.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong
các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần;
b) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến
650.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong
các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 lần đến dưới 3 lần;
c) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến
700.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong
các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 3 lần đến dưới 5 lần;
d) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến
750.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong
các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 5 lần đến dưới 10 lần;
đ) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến
900.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong
các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 lần trở lên;
e) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất có chứa chất phóng xạ,
chất độc vượt quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp thuộc đối tượng phải xử lý
hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối
với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp
khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, khoản
2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp
pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định
tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.”.
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
“Điều 27. Vi phạm các quy định khác về bảo
vệ môi trường biển
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hóa trên biển
có nguy cơ gây ra sự cố môi trường mà không thông báo cho các lực lượng cứu nạn,
cứu hộ quốc gia, lực lượng Cảnh sát biển, tổ chức, cá nhân liên quan khác theo
quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ
phương tiện vận chuyển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ và các chất độc hại
khác trên biển không có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa
và ứng phó sự cố môi trường.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến
150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động khai thác nguồn lợi,
tài nguyên biển và hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên
biển thực hiện không đúng theo quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được
phê duyệt;
b) Sử dụng các biện pháp, phương
tiện, công cụ có tính hủy diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển;
c) Để, lưu giữ phương tiện vận tải,
kho tàng trên biển quá thời gian phải xử lý.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng
ô nhiễm môi trường theo quy định đối với các hành vi vi phạm tại Điều này.”.
18. Bổ sung Điều 27a vào sau Điều 27 như sau:
“Điều 27a. Vi phạm quy định trong Quyết định
giao khu vực biển
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo, không cung cấp thông tin tình
hình sử dụng khu vực biển được giao cho cơ quan nhà nước theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển khi chưa được cơ quan có
thẩm quyền bàn giao khu vực biển trên thực địa.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin về khu vực biển trái quy định
của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng không đúng mục đích khu vực biển được
giao.
5. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng khu vực
biển vượt quá diện tích trong quyết định giao khu vực biển như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển vượt quá diện tích dưới 01
ha;
b) Đối với hành vi sử dụng khu vực
biển vượt quá diện tích từ 01 ha trở lên đến dưới 150 ha, mỗi một ha diện tích
vượt bị xử phạt 10.000.000 đồng. Trường hợp sử dụng khu vực biển vượt quá diện
tích từ 150 ha trở lên bị xử phạt 1.000.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển không đúng thời gian quy
định trong quyết định giao khu vực biển.
7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển cho tổ
chức, cá nhân khác, trừ trường hợp được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
8. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng khu vực
biển vượt độ sâu, độ cao quy định trong quyết định giao khu vực biển như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng đối với hành vi vượt quá độ sâu, độ cao được phép sử dụng dưới
01 mét;
b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng đối với hành vi vượt quá độ sâu, độ cao được phép sử dụng từ
01 mét đến dưới 05 mét;
c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng đối với hành vi vượt quá độ sâu, độ cao được phép sử dụng từ
05 mét trở lên;
d) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng đối với hành vi vượt quá độ sâu, độ cao được phép sử dụng mà
gây cản trở đến các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp pháp khác.
9. Phạt tiền từ 01 lần đến 03 lần
số tiền sử dụng biển phải nộp theo quy định đối với hành vi không nộp tiền sử dụng
khu vực biển mà số tiền phải nộp dưới 1.000.000.000 đồng, mức phạt tối đa là
1.000.000.000 đồng. Đối với hành vi không nộp tiền sử dụng khu vực biển mà số
tiền phải nộp từ 1.000.000.000 đồng trở lên thì mức xử phạt là 1.000.000.000 đồng,
10. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng
đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển làm ảnh hưởng đến
quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc
gia trên biển, trừ trường hợp thuộc đối tượng phải xử lý hình sự.
11. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Quyết định giao khu vực
biển từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4,
khoản 7, điểm d khoản 8 và khoản 10 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc khôi phục lại tình trạng
ban đầu, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối
với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, khoản 5 và khoản 8 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự
thật hoặc gây nhầm lẫn đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều
này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp
pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 4, khoản
5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này;
d) Buộc nộp đủ số tiền sử dụng khu
vực biển nộp thiếu, trốn nộp đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản
9 Điều này.”.
19. Bổ sung Điều 27b vào sau Điều 27a như
sau:
“Điều 27b. Vi phạm sử dụng khu vực biển
khi không có quyết định giao khu vực biển
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
150.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển làm ảnh hưởng, cản trở
các hoạt động giao thông trên biển.
2. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng khu vực
biển khi không có quyết định giao khu vực biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
giao khu vực biển mà vị trí thuộc các khu vực như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
120.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển mà vị trí không nằm trong
các khu vực tại điểm b, điểm c và điểm d khoản này;
b) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến
140.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển mà vị trí nằm trong các
khu vực đã được phê duyệt hoặc quy hoạch cho các hoạt động kinh tế biển;
c) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến
160.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển mà vị trí nằm trong các
khu vực đã được quy hoạch làm khu bảo tồn biển;
d) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển mà vị trí nằm trong khu bảo
tồn biển đã được thành lập.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
150.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển khi quyết định giao khu vực
biển đã được cho phép trả lại.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển khi quyết định giao khu vực
biển hết hạn.
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
250.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển khi quyết định giao khu vực
biển đã bị thu hồi.
6. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển khi quyết định giao khu vực
biển bị tước quyền sử dụng.
7. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng khu vực biển khi không có quyết định
giao khu vực biển của cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển mà làm ảnh hưởng,
cản trở đến hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác,
sử dụng tài nguyên, môi trường biển và các hoạt động hợp pháp khác; trừ trường
hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp
khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng
ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản
3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp
pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định
tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều
này;
c) Buộc nộp đủ số tiền sử dụng khu
vực biển trốn nộp đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản
3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.”.
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau:
“Điều 28. Thẩm quyền
xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi
hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát
biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh
sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát
biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 28 Luật Xử
lý vi phạm hành chính và tại các khoản 2, khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh
sát biển; Đoàn trưởng Đoàn Trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội
phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 28 Luật Xử
lý vi phạm hành chính và tại các khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị định
này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục
trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 28 Luật Xử
lý vi phạm hành chính và tại các khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều
4 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm
hành chính và tại các khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị định
này.”.
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:
“Điều 29. Thẩm quyền xử
phạt của Bộ đội Biên phòng
Bộ đội Biên phòng có quyền xử phạt đối với
hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản
lý của mình như sau:
1. Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ
Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng
chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
3. Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Hải
đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 28 Luật Xử
lý vi phạm hành chính và tại các khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị định
này.
4. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm
phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ
Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 200.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm c, điểm d và điểm i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính và tại các khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 4
Nghị định này.
5. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên
phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống
ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm c, điểm d và điểm i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính và tại các khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản
5 Điều 4 Nghị định này.”.
22. Bổ sung Điều 29a vào sau Điều 29 như sau:
“Điều 29a. Thẩm quyền
xử phạt của lực lượng Công an nhân dân
Công an nhân dân có quyền xử phạt đối với
hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản
lý của mình như sau:
1. Trưởng Công an cấp xã, Thủy đội trưởng
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
2. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng
phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ
thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng
phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng công an cấp tỉnh
gồm: Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy; Trưởng
phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường; Trưởng phòng Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về
trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế,
buôn lậu; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Trưởng phòng An
ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Quản lý
xuất nhập cảnh; Trưởng phòng An ninh kinh tế; Trưởng phòng An ninh đối ngoại;
Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm
hành chính và tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
3. Giám đốc Công an cấp tỉnh có
quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
d) Trục xuất;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm c và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử
lý vi phạm hành chính và tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục An ninh kinh tế;
Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh
sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát
điều tra tội phạm về ma túy; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục trưởng Cục Cảnh sát
phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống
tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm c và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử
lý vi phạm hành chính và tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập
cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều này và có quyền quyết
định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.”.
23. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:
“Điều 30. Thẩm quyền xử
phạt của Hải quan
Hải quan có quyền xử phạt đối với các hành
vi vi phạm quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 5, Điều 15 và Điều
17 Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:
1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục
trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải
quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra
hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm
soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm
tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm d và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
2. Cục trưởng Cục điều tra chống
buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục
trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại điểm d và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm d và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm
hành chính.”.
24. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau:
“Điều 31. Thẩm quyền xử
phạt của Thanh tra Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt
Nam, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Thanh tra Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải, Cục
trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và các chức danh Trưởng đoàn Thanh tra chuyên
ngành, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt đối với hành vi
vi phạm được quy định tại các Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều
21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 và Điều 25 Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi
địa bàn quản lý của mình như sau:
1. Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt
Nam, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành Cục Hàng hải Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e và điểm i khoản
1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên
ngành Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e và điểm i khoản
1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận
tải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e và điểm i khoản
1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
4. Trưởng đại diện Cảng vụ Hàng hải
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng.
5. Giám đốc Cảng vụ Hàng hải có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e và điểm i khoản
1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.”.
25. Sửa đổi, bổ sung Điều 31a như sau:
“Điều 31a. Thẩm quyền xử
phạt của Quản lý thị trường
Quản lý thị trường có quyền xử phạt đối với
hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 15 Nghị định này, thuộc phạm vi
lĩnh vực quản lý của mình như sau:
1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng
phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
2. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường
cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị
trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm c và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý
vi phạm hành chính.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản
lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm c và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử
lý vi phạm hành chính.”.
26. Sửa đổi, bổ sung Điều 31b như sau:
“Điều 31b. Thẩm quyền xử
phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền xử phạt
đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc phạm vi lĩnh vực quản
lý của địa phương mình như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biển
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Xử
lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện có biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm e và điểm i khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và tại các khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị
định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
có biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e và điểm i khoản
1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và tại các khoản 2, khoản 3, khoản
4 và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.”.
27. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:
“Điều 32. Thẩm quyền
xử phạt của Kiểm ngư
Lực lượng Kiểm Ngư có quyền xử phạt đối với
hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến địa bàn, lĩnh vực quản lý của mình được
quy định tại Điều 7, Điều 10, Điều 11, khoản 1 Điều 12, Điều 15, Điều 19, khoản
1 Điều 20, khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định này như sau:
1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm
b khoản này.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc
Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm b và điểm i khoản 1 Điều 28 của Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư
vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại các điểm a, điểm b và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 2, khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác
thủy sản, chứng chỉ hành nghề thủy sản có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động thủy
sản có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại các điểm a, điểm b và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 2, khoản 4 Điều 4 Nghị định này.”.
28. Bổ sung Điều 32a vào sau Điều 32 như sau:
“Điều 32a. Thẩm quyền
xử phạt của Thanh tra tài nguyên và môi trường
Thanh tra tài nguyên và môi trường có quyền
xử phạt đối với hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến địa bàn, lĩnh vực quản
lý của mình được quy định tại Điều 8a, Điều 8b, Điều 8c, Điều 26, Điều 26a, Điều
26b, Điều 26c, Điều 27, Điều 27a và Điều 27b Nghị định này như sau:
1. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi
trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn; tước quyền sử dụng quyết định giao khu vực biển có thời
hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm c, điểm d, điểm e và điểm i khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên
và Môi trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn; tước quyền sử dụng quyết định giao khu vực biển có thời
hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm c, điểm d, điểm e và điểm i khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên
ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn; tước quyền sử dụng quyết định giao khu vực biển có thời
hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá 500.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, điểm c, điểm e và điểm i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên
ngành về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo của Sở Tài nguyên
và Môi trường có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này.”.
29. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:
“Điều 33. Thẩm quyền lập
biên bản vi phạm hành chính
Khi thi hành công vụ, những người dưới đây
có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định
tại Nghị định này gồm:
1. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính được quy định tại các Điều 28, Điều 29, Điều 29a, Điều 30, Điều
31, Điều 31a, Điều 31b, Điều 32 và Điều 32a Nghị định này, lập biên bản đối với
hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình.
2. Chiến sĩ Cảnh sát biển, Chiến sĩ Bộ đội
Biên phòng, lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định
này.
3. Chiến sĩ Công an nhân dân lập biên bản
đối với các hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý
của mình.
4. Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Giao
thông vận tải, Thanh tra chuyên ngành Hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành Hàng hải, Công chức, Viên chức Cảng vụ Hàng hải, lập
biên bản đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 16, Điều
17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 và Điều 25 của
Nghị định này.
5. Kiểm ngư viên, các chức danh có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Kiểm ngư được quy định tại Điều
32 của Nghị định này, lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính quy định
tại Điều 10, Điều 11 và khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.
6. Công chức Hải quan, Đội trưởng, Tổ trưởng
thuộc Chi cục Hải quan, Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh,
liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra
sau thông quan, lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại
các khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 5, Điều 15 và Điều 17 Nghị định này.
7. Kiểm soát viên thị trường, lập biên bản
đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
8. Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi
trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi
trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đang thi hành công vụ, lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành
chính quy định tại Điều 8a, Điều 8b, Điều 8c, Điều 26, Điều 26a, Điều 26b, Điều
26c, Điều 27, Điều 27a và Điều 27b Nghị định này.”.
30. Bổ sung Điều 33a vào sau Điều 33 như sau:
“Điều 33a. Tổ chức thực hiện, thi hành các
hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử
phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo
và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện theo quy
định tại Chương III phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính
và quy định tại Nghị định này.
2. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức
phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam có quyền tạm giữ giấy tờ có liên quan đến phương tiện, chứng
chỉ chuyên môn cho đến khi cá nhân, tổ chức chấp hành xong quyết định xử phạt.
Nếu cá nhân, tổ chức không có các loại giấy tờ trên, thì người có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương
tiện về trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện theo thẩm
quyền.
3. Trong trường hợp vi phạm mà theo Nghị định
này quy định hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển,
đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quyền yêu
cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc
tạm giữ tang vật, phương tiện theo thẩm quyền.”.
Điều 4. Thay thế, bãi bỏ một số từ,
cụm từ, điểm, khoản, Điều, Mục của các Nghị định
1. Thay cụm từ “tháo dỡ” bằng cụm từ “phá
dỡ” tại điểm c khoản 7 Điều 27 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP;
tại điểm b khoản 3 Điều 3, khoản 4 Điều 5, điểm b khoản 12 Điều
6, điểm b khoản 13 Điều 8, điểm a khoản 6 Điều 11 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP.
2. Bãi bỏ các Điều 5, Điều
8, Điều 13, Điều 24, Điều 29, Điều 31 và Mục 4 Nghị định số
120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
3. Bãi bỏ khoản 4 Điều 3
và cụm từ “hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn” tại điểm c khoản
3 Điều 15, điểm c khoản 4 Điều 16, điểm c khoản 5 Điều 17, điểm d khoản 7 Điều
18, điểm d khoản 5 Điều 20, điểm c khoản 2 Điều 22 và
bỏ cụm từ “vật liệu nổ” tại điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị số
96/2020/NĐ-CP.
4. Bãi bỏ khoản 2 Điều 8,
khoản 5 Điều 25 và điểm d khoản 3 Điều 27 Nghị định số
162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 5. Điều khoản thi hành
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 22 tháng
7 năm 2022.
Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thực
hiện
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Nghị định này.
Nơi nhận:
-
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các
Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (2b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Bình Minh
|