Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 442/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Trịnh Xuân Trường
Ngày ban hành: 28/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 442/KH-UBND

Lào Cai, ngày 28 tháng 12 năm 2023

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH LÀO CAI NĂM 2024

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 876/QĐ-BNV ngày 10/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án; Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2030;

Căn cứ Đề án số 14-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2025;

Căn cứ Thông báo số 1177-TB/TU ngày 14/12/2021 của Thường trực Tỉnh ủy về điều chuyển mục tiêu, nhiệm vụ một số Đề án trọng tâm của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, giai đoạn 2020-2025;

Thực hiện Quyết định số 1634/QĐ-UBND ngày 17/5/2021 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Lào Cai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 329/KH-UBND , ngày 18/8/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ và Đề án số 14-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai, về cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch triển khai công tác cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Lào Cai năm 2024 của khối các cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

1.1. Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể CCHC nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai đảm bảo đúng lộ trình cải cách của Chính phủ tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021.

1.2. Xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm của từng đơn vị, địa phương trong quá trình xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có năng lực, liêm chính, phục vụ nhân dân.

1.3. Cụ thể hóa các nội dung để triển khai thực hiện Đề án số 14-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về CCHC trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2025.

2. Yêu cầu:

2.1. Nâng cao chất lượng triển khai CCHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu năm 2024 và trong những năm tiếp theo.

2.2. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai kế hoạch CCHC. Có sự liên thông, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết của Chính phủ; Đề án của Tỉnh ủy đảm bảo khoa học, đồng bộ, hiệu quả. Gắn CCHC với cải cách tư pháp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và chuyển đổi số.

2.3. Xác định rõ, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC của Chính phủ và của Tỉnh ủy.

2.4. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Đề án của Tỉnh ủy. Thực hiện nghiêm việc báo cáo, đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của Nghị quyết, Đề án đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

1.1. Đẩy mạnh CCHC đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh, đổi mới phương thức chỉ đạo điều hành của chính quyền; xây dựng tổ chức bộ máy hoạt động theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; quản lý biên chế theo vị trí việc làm. Tinh giản biên chế gắn với chuẩn hoá, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đồng thời đảm bảo cân đối tỷ lệ người địa phương, cán bộ nữ. Tập trung cải cách thủ tục hành chính (TTHC), trọng tâm là cải cách TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước. Tăng cường bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức. Đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ. Đẩy mạnh cải cách tài chính công. Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các cơ quan, đơn vị bảo đảm thống nhất, kết nối liên thông và đồng bộ.

1.2. Chỉ số CCHC (PAR INDEX) của tỉnh nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu của cả nước, góp phần nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số Chuyển đổi số (DTI).

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Cải cách thể chế

- 100% cơ quan, đơn vị công khai, minh bạch quy trình giải quyết công việc với người dân, tổ chức và doanh nghiệp; tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức và toàn xã hội.

- 100% văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh cơ bản hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương, có tính khả thi cao, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận.

- Triển khai hiệu quả 100% văn bản của Trung ương để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng, phát triển Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số.

- Tập trung hoàn thiện thể chế mà trọng tâm là thể chế về tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ có chất lượng tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp cơ chế, chính sách tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế.

- Đổi mới sáng tạo và xây dựng cơ chế chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số phục vụ có hiệu quả việc xây dựng chính quyền điện tử.

2.2. Cải cách thủ tục hành chính

a) Tiếp tục cải cách mạnh mẽ quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp, TTHC nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước nhằm tạo cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; tăng cường ứng dụng thông tin, truyền thông, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Đảm bảo đến năm 2025, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 95%; trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết TTHC lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%.

b) Duy trì thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC của cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 100% TTHC trên địa bàn tỉnh được giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tiếp tục triển khai đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Phấn đấu trên 98% hồ sơ TTHC được giải quyết đúng hạn và trước hạn.

c) Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử.

d) 100% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 60% trở lên.

đ) Số hóa kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã phấn đấu đạt tỷ lệ tối thiểu tương ứng là 90%, 80%, 70%. Thực hiện số hóa 100% hồ sơ tiếp nhận, kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã.

e) 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương được rà soát, đánh giá TTHC đáp ứng yêu cầu được xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo các mức độ quy định. 100% TTHC được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Phấn đấu tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 60%.

g) 100% các cơ quan, đơn vị phải công khai TTHC liên quan đến cá nhân, tổ chức; 100% TTHC nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước: (i) được công bố, công khai và cập nhật kịp thời, (ii) được rà soát, phê duyệt và thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hoá.

h) 80% số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

i) Phấn đấu 70% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.

2.3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

- Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sắp xếp bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tinh gọn, hiệu quả; thành lập tổ chức hành chính mới đáp ứng yêu cầu về tiêu chí thành lập theo Nghị định của Chính phủ; đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước; tăng cường rà soát, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý và nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Phấn đấu đến năm 2025 thực hiện giảm 20% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015 (năm 2024 dự kiến giảm 15 đơn vị sự nghiệp công lập); tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nâng cao mức độ tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nơi có đủ điều kiện.

- Chỉ đạo tiếp tục thực hiện lộ trình giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2021 (năm 2024 dự kiến giảm 611 chỉ tiêu biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước).

- Phê duyệt Đề án vị trí việc làm của các sở, ban, ngành (20 sở, ban, ngành), 03 đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh; 107 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; 121 đơn vị sự nghiệp thuộc các sở, ban, ngành; 608 đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp huyện theo thẩm quyền quản lý theo phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức (thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương; dự kiến hoàn thành trong quý II/2024).

- Phê duyệt Đề án đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền theo Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước (trình kỳ họp HĐND tỉnh quý II/2024)

- Rà soát biên chế công chức toàn tỉnh thực hiện lộ trình giảm 05% biên chế công chức theo Quyết định của Bộ Chính trị; Rà soát điều chỉnh giao biên chế giáo dục đào tạo cho UBND các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo quy định về định mức biên chế theo số học sinh trên lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; rà soát đề xuất cơ sở giáo dục để thí điểm đặt hàng giao kinh phí NSNN tại các cơ sở giáo dục đào tạo nơi có đủ điều kiện để giải quyết tình trạng thiếu biên chế giáo viên và bảo đảm mục tiêu, lộ trình cắt giảm biên chế (thực hiện từ năm 2024).

- Thực hiện hiệu quả bộ Chỉ số CCHC áp dụng đối với các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các phòng ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã.

2.4. Cải cách chế độ công vụ

- Cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, khung năng lực, đảm bảo đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu. 100% cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh bố trí công chức, viên chức theo đúng vị trí việc làm được phê duyệt.

- 100% chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo kế hoạch. Phấn đấu có 05-10% số lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành, UBND cấp huyện và tương đương; 5-10% số lãnh đạo, quản lý cấp phòng trực thuộc sở, ngành, UBND cấp huyện và tương đương; 20-25% số lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước có đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

- 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định, trong đó 95% cán bộ có trình độ đại học, 92% công chức có trình độ đại học.

- Tăng cường kiểm tra công vụ, gắn với kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, đảm bảo tối thiểu 30% cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh được kiểm tra theo kế hoạch.

- 100% cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh được cập nhật và duy trì, đồng bộ với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức.

2.5. Cải cách tài chính công

- Đẩy mạnh phân cấp lĩnh vực tài chính - ngân sách, tạo sự chủ động cho ngân sách các cấp, nâng cao vai trò trách nhiệm, năng động, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền trong quản lý thu, chi, nâng dần tỷ lệ tự cân đối thu chi của từng cấp ngân sách; năm 2024 có tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính (thuộc nhóm 1 và nhóm 2). 100% cơ quan hành chính, trên 90% đơn vị sự nghiệp (trừ trường học) được giao tự chủ biên chế và kinh phí quản lý hành chính, giao quyền tự chủ tài chính. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách theo hướng gắn với việc kiểm soát chất lượng đầu ra của nhiệm vụ; Đẩy mạnh sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước theo định hướng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách của địa phương để thực hiện cơ chế quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm chủ động, tích cực của ngân sách địa phương.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính, đẩy mạnh tự chủ tài chính đảm bảo đến năm 2025 có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện, hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.

2.6. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số

- Cập nhật, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công của tỉnh theo quy định, duy trì kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh và Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- 60% các hệ thống thông tin của địa phương có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, không phải cung cấp lại.

- 100% cơ quan, đơn vị, địa phương được triển khai giải pháp nâng cao an toàn thông tin.

- 90% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 10% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.

- 100% ứng dụng có dữ liệu dùng chung được kết nối, sử dụng qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP).

- 100% dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) được đưa vào sử dụng chính thức trên địa bàn tỉnh.

- 100% cơ quan hành chính trên cả 3 cấp (tỉnh - huyện - xã) được triển khai sử dụng phần mềm quản lý văn bản điều hành.

- 95% văn bản, hồ sơ công việc của các cơ quan hành chính trên cả 3 cấp (tỉnh - huyện - xã) được xử lý trên môi trường mạng.

- 100% báo cáo định kỳ (theo Quyết định số 07/2020/QĐ-UBND ngày 20/3/2020 và Quyết định số 44/2022/QĐ-UBND ngày 01/11/2022 của UBND tỉnh về chế độ báo cáo định kỳ) phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh được thực hiện trực tuyến; có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ.

- Trên 90% hồ sơ giải quyết TTHC được số hóa, cập nhật và xử lý trên môi trường mạng.

- 30% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

III. NHIỆM VỤ

1. Cải cách thể chế

1.1. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể, khả thi. Đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì trong quá trình xây dựng thể chế; công tác tổng kết, đánh giá thực tiễn, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân phải được quan tâm, coi trọng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng các thể chế ban hành.

1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.

1.3. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của Trung ương, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quản lý điều hành của địa phương. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

2. Cải cách thủ tục hành chính

2.1. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

2.2. Rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm tối đa thời gian giải quyết TTHC để giảm chi phí tuân thủ TTHC, trọng tâm là TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước.

2.3. Đẩy mạnh việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình giải quyết TTHC; số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC để nâng cao tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí.

2.4. Thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã. Tăng cường triển khai thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC tại các cơ quan, đơn vị theo Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

2.5. Đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết TTHC theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cho cấp đó giải quyết, đảm bảo nguyên tắc quản lý ngành, lãnh thổ, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân.

2.6. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung cấp DVC theo Quyết định số 766/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

2.7. Tập trung cải cách TTHC trong nội bộ các cơ quan nhà nước và tăng tính liên thông trong giải quyết TTHC. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết TTHC cho tổ chức và cá nhân.

2.8. Thường xuyên, kịp thời cập nhật, công khai TTHC dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức tìm hiểu và thực hiện. Vận hành và khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu TTHC trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

2.9. Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện cải cách TTHC. Triển khai có hiệu quả các kênh tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức đối với quy định hành chính.

3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

3.1. Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

3.2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 325/KH-UBND ngày 27/9/2022 về triển khai thực hiện Quyết định số 1046/QĐ-TTg ngày 06/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ “Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/02/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026 và Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị”.

3.3. Tiếp tục rà soát kiện toàn chức năng, nhiệm vụ các sở, ban, ngành, chi cục, rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP .

3.4. Sáp nhập hoặc giải thể những đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả hoặc không cần thiết cho công tác quản lý nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

3.5. Nghiên cứu, triển khai các biện pháp đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc của cơ quan hành chính các cấp trên môi trường số, tổ chức họp, hội nghị bằng hình thức trực tuyến, không giấy tờ.

4. Cải cách chế độ công vụ

4.1. Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển chung đất nước và của Tỉnh; 100% các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm.

4.2. Thực hiện quy hoạch, luân chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức hợp lý giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp, bảo đảm cân đối cơ cấu cán bộ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của tỉnh.

4.3. Nghiên cứu, đổi mới phương pháp, quy trình đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dẫn chủ, công khai, minh bạch, lượng hóa các tiêu chí đánh giá và đề cao trách nhiệm người đứng đầu; gắn với Quy định số 124-QĐ/TW ngày 04/10/2023 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.

4.4. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm; đảm bảo - Thực hiện đổi mới, hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức, viên chức đảm bảo chặt chẽ, khoa học; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng công chức, viên chức. Việc tuyển dụng công chức, viên chức phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; đồng thời gắn với yêu cầu tinh giản biên chế và đảm bảo lộ trình cắt giảm biên chế theo Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026.

4.5. Tăng cường thực hiện cơ chế, chính sách thu hút người có tài năng vào làm việc tại các cơ quan nhà nước tại tỉnh Lào Cai theo Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020; Nghị quyết số 18/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh Lào Cai sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 -2025.

4.6. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ.

4.7. Ban hành Quy chế quản lý, cập nhật, sử dụng, khai thác, phê duyệt dữ liệu, thông tin của Phần mềm quản lý Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tỉnh Lào Cai; thường xuyên rà soát, cập nhật thông tin về cán bộ, công chức, viên chức trên phần mềm đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống” và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức.

5. Cải cách tài chính công

5.1. Thực hiện tốt các chính sách thuế, phí, lệ phí; Quản lý chặt chẽ và khai thác hợp lý các nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế, mở rộng cơ sở thuế, tăng cường chống thất thu ngân sách nhà nước.

5.2. Tăng cường phân cấp ngân sách, tạo sự chủ động, năng động sáng tạo cho các cấp chính quyền.

5.3. Đẩy mạnh tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính. Thực hiện hiệu quả cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách theo hướng gắn với việc kiểm soát chất lượng đầu ra của nhiệm vụ.

5.4. Nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ đơn vị sự nghiệp theo hướng tăng dần tỷ lệ tự chủ về tài chính, giảm dần cấp phát ngân sách nhà nước trực tiếp, từng bước nâng dần tỷ trọng đấu thầu, đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công cho đơn vị sự nghiệp công lập.

5.5. Đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước.

5.6. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ tại các cơ quan, đơn vị.

5.7. Thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước về công khai ngân sách nhà nước, đa dạng hóa các hình thức công khai ngân sách nhà nước.

5.8. Các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính, đẩy mạnh tự chủ tài chính đảm bảo đến năm 2025 có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện, hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.

6. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số

6.1. Tổ chức các khóa đào tạo, giới thiệu kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng số cho toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng và người dân trên địa bàn tỉnh.

6.2. Thành lập tổ chuyên gia với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về Chuyển đổi số.

6.3. Triển khai thuê trung tâm dữ liệu tỉnh dựa trên công nghệ điện toán đám mây; Triển khai thuê kho dữ liệu, xây dựng Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu.

6.4. Giám sát an toàn thông tin hệ thống mạng và máy tính cá nhân của công chức, viên chức; Tổ chức tuần lễ chuyển đổi số hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh, Hội thảo đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số và Diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số.

6.5. Nâng cấp Cổng dịch vụ công của tỉnh bảo đảm kỹ thuật, duy trì kết nối với hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông (EMC), triển khai tích hợp Kho dữ liệu điện tử trực tuyến của người dân, tổ chức là một thành phần của Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh để lưu trữ dữ liệu giải quyết TTHC để thực hiện nguyên tắc người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

6.6. Triển khai hệ thống báo cáo phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh đáp ứng yêu cầu được thực hiện trực tuyến; có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ.

6.7. Triển khai nghiên cứu, nâng cấp các ứng dụng dùng chung dành cho cán bộ, công chức, viên chức, từng bước hình thành nền tảng quản trị công việc tổng thể, đăng nhập một lần, cá thể hóa người dùng, liên thông, đồng bộ các chức năng về thư điện tử, văn bản điện tử, lịch làm việc, họp không giấy tờ, đôn đốc, nhắc việc, chia sẻ dữ liệu và các chức năng khác hỗ trợ công vụ.

6.8. Phát triển Kênh giao tiếp số hợp nhất giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp: App zalo mini Lào Cai số (Kênh giao tiếp số hợp nhất là “điểm chạm” để người dân, doanh nghiệp tiếp cận với nhiều thông tin, dịch vụ số do chính quyền cung cấp, đồng thời giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp).

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành của các thành viên Ban chỉ đạo CCHC tỉnh; Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm trong việc triển khai, thực hiện công tác CCHC của tỉnh.

2. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành CCHC, đề cao trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất sáng kiến CCHC của các thành viên được giao chủ trì các nội dung CCHC theo phân công của Tỉnh; Tổ chức cuộc họp đột xuất khi có chỉ đạo của Trưởng ban chỉ đạo đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của các thành viên Ban Chỉ đạo và xác định chương trình, kế hoạch công tác cho thời gian tiếp theo.

3. Tăng cường vai trò, trách nhiệm, năng lực của cơ quan thường trực CCHC của tỉnh và các cơ quan chủ trì triển khai các nội dung CCHC trong Chương trình tổng thể. Có cơ chế phối hợp, thống nhất, phân công trách nhiệm, thẩm quyền cụ thể giữa các cơ quan chủ trì triển khai các nội dung CCHC để đảm bảo kế hoạch được triển khai đồng bộ, thống nhất theo lộ trình và mục tiêu đã đề ra.

4. Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện CCHC và chịu trách nhiệm về kết quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ CCHC được giao; xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng thời gian, từng lĩnh vực; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức.

5. Gắn kết quả đánh giá Chỉ số CCHC hàng năm với đánh giá trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, theo nguyên tắc kết quả đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và người đứng đầu đơn vị không cao hơn kết quả đánh giá xếp loại Chỉ số CCHC trong năm đánh giá của đơn vị đó.

6. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về CCHC gắn với nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào tiến trình cải cách và giám sát chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Phát huy vai trò tích cực của báo chí, các cá nhân, tổ chức trong việc phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời những mặt tích cực và tiêu cực của các tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ CCHC.

7. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác CCHC. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp, có hiệu quả.

8. Tiếp tục rà soát và đơn giản hóa TTHC trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước. Triển khai thực hiện có hiệu quả Trung tâm Hành chính công tỉnh và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã.

9. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ công chức trực tiếp tham mưu nhiệm vụ CCHC của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

10. Hàng năm, đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch thực hiện CCHC của tỉnh. Huy động và bố trí đủ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC. Nâng cao năng lực nghiên cứu và chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ CCHC.

11. Đổi mới phương pháp theo dõi, đánh giá định kỳ kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC; thường xuyên đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức.

12. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện từng nội dung CCHC nhất là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ số trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí thực hiện: 20.239 triệu đồng (có khái toán tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện CCHC năm 2024 tại Phụ lục ban hành kèm theo).

Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình CCHC: Ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hoá, nguồn khác (nếu có). Khuyến khích huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách để triển khai thực hiện Chương trình CCHC.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Sở Nội vụ

1.1. Là cơ quan thường trực, tham mưu, giúp UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện, các giải pháp tăng cường chỉ đạo điều hành hiệu quả công tác CCHC; theo dõi, đánh giá, định kỳ (quý I, 6 tháng, quý III, năm) báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch này.

1.2. Chủ trì triển khai các nội dung về cải cách tổ chức bộ máy; cải cách chế độ công vụ và các nội dung khác liên quan. Đôn đốc, hướng dẫn các các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện xây dựng Kế hoạch CCHC và kinh phí thực hiện năm 2024 theo Kế hoạch này.

1.3. Tham mưu các giải pháp để duy trì, cải thiện nâng cao Chỉ số CCHC (PARINDEX); Chỉ số Hiệu quả và quản trị Hành chính công cấp tỉnh (PAPI); Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS).

1.4. Phối hợp với các cơ quan: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan xây dựng, thực hiện hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC.

1.5. Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh các biện pháp để thực hiện hiệu quả Kế hoạch CCHC năm 2024.

1.6. Tổng hợp, xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành báo cáo công tác CCHC định kỳ quý I, 6 tháng, quý III, năm gửi Bộ Nội vụ theo quy định.

2. Trách nhiệm của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thẩm định dự toán kinh phí chi tiết các hoạt động CCHC, trình UBND tỉnh quyết định giao dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch CCHC năm 2024 cho các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện.

3. Trách nhiệm của các sở, ngành thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện

3.1. Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch CCHC tại đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc phân công; lập dự toán kinh phí thực hiện công tác CCHC gửi về Sở Nội vụ theo dõi và Sở Tài chính để thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

3.2. Định kỳ quý I, 6 tháng, quý III, năm xây dựng báo cáo kết quả triển khai công tác CCHC gửi Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nội vụ theo quy định.

3.3. Xây dựng Kế hoạch và định kỳ hàng tháng báo cáo về tình hình cải thiện và nâng cao chỉ số PAR INDEX; Chỉ số PAPI; Chỉ số SIPAS năm 2024 của đơn vị, địa phương.

Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác CCHC tỉnh Lào Cai năm 2024 của khối các cơ quan nhà nước; yêu cầu các đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình triển khai nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- TT Tỉnh ủy; HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Lào Cai, Đài PT-TH tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KSTT2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trịnh Xuân Trường


PHỤ LỤC

TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 442/KH-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung đầu tư của đề án

Nhu cầu vốn giai đoạn 2020- 2025 (theo Kế hoạch 329 ngày 18/8/2021 đã được duyệt)

Lũy kế bố trí vốn đến năm trước năm kế hoạch (Bố trí vốn năm 2021+2022+2023)

Nhu cầu vốn năm kế hoạch

Chi tiết nhu cầu vốn năm kế hoạch

Tổng số

Vốn đầu tư công

Đầu tư ngân sách tỉnh (tăng thu, tiết kiệm chi ...) Vốn sự nghiệp NSĐP

Đầu tư qua Bộ, ngành TƯ

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp

Đào tạo

Nguồn chi hoạt động thường xuyên của đơn vị

Đơn vị chủ trì

Ghi chú

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Tổng

Đầu tư NSĐP

Vốn CT
MTQG

NSTW hỗ trợ có MT

Vốn ODA

Vốn tự có của DN

Vốn vay (tín dụng)

A

B

1

2

3=4+9+10
+11+12
+13+14

4=5+6+
7+8

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

TỔNG NGUỒN VỐN

77,296

10,763

21,211

31,026

63,000

20,239

-

13,000

-

-

-

7,007

-

-

-

132

100

I. CẢI CÁCH THỂ CHẾ

800

160

160

60

380

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Hoạt động 1.1

Rà soát hệ thống hóa, lập danh mục văn bản QPPL do HĐND tỉnh ban hành.

300

60

60

60

180

-

Ban pháp chế HĐND tỉnh

Hoạt động 1.2

Tổ chức tham vấn, lấy ý kiến nhân dân về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh.

500

100

100

-

200

-

Các ban HĐND tỉnh theo phân công

I. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

46,350

5,490

15,876

26,772

48,138

13,653

-

13,000

-

-

-

565

-

-

-

88

-

Hoạt động 2.1

- Tổ chức hội nghị tập huấn công tác Kiểm soát TTHC; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

- Chi kiểm soát chất lượng dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính và xây dựng quy trình nội bộ

750

150

206

272

628

238

150

88

Văn phòng UBND tỉnh

Hoạt động 2.2

Đầu tư bộ phận một cửa cấp xã của 09 huyện, thị xã, thành phố

45,600

5,340

15,670

26,500

47,510

13,000

13,000

Theo Quyết định số 2330/QĐ-UBND ngày 13/10/2022 của UBND Lào Cai

Hoạt động 2.3

Kinh phí Phần mềm dịch vụ hành chính công tỉnh Lào Cai (theo QĐ 523/QĐ-UBND ngày 23/02/2021 của UBND tỉnh phê duyệt KH thuê, QĐ 1145/QĐ-UBND ngày 12/4/2021 của UBND tỉnh p/d dự toán và KH lựa chọn nhà thầu)

295

295

Văn phòng UBND tỉnh

Hoạt động 2.4

Cập nhật, công bố, công khai và duy trì CSDL về TTHC trên trang DVCHCC của UBND tỉnh trên CSDL quốc gia

4

4

Văn phòng UBND tỉnh

Hoạt động 2.5

Tham gia ý kiến, xây dựng báo cáo trong việc KSTTHC, 05 văn bản tham gia x 200 + 24 báo cáo x 1.000

25

25

Văn phòng UBND tỉnh

Hoạt động 2.6

Chi hỗ trợ CB CC làm đầu mối KSTTHC (Thực hiện theo Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND): 04 cán bộ (phòng KSTTHC) x 15,000đ/ngày x 22 ngày x 12 tháng

16

16

Văn phòng UBND tỉnh

Hoạt động 2.7

Công tác phí kiểm tra thực tế tại một số CQ, đơn vị (theo kế hoạch của UBND tỉnh): 06 người x 02 ngày x 08 huyện

46

46

Văn phòng UBND tỉnh

Hoạt động 2.8

Xây dựng tài liệu hướng dẫn thanh toán trực tuyến, hướng dẫn công dân tra cứu kết quả hồ sơ TTHC đã nộp; hướng dẫn đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ một cửa (mỗi đơn vị 02 cuốn)...(360 cuốn x 80.000đ)

29

29

Văn phòng UBND tỉnh

III. CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY

-

-

-

-

-

150

-

-

-

-

-

150

-

-

-

-

-

Hoạt động 3.1

Xây dựng và phê duyệt Đề án VTVL trong các đơn vị sự nghiệp công lập (121 đơn vị cấp tỉnh; 608 ĐVSN thuộc UBND cấp huyện)

50

50

Sở Nội vụ

Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nội vụ để phê duyệt trả lương theo VTVL vào 7/2024 theo Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị về cải cách chính sách tiền lương

Hoạt động 3.2

Xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính (20 Sở, ngành; 14 Chi cục cơ quan, tổ chức hành chính Sở, ngành; 107 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện)

50

50

Sở Nội vụ

Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nội vụ để phê duyệt trả lương theo VTVL vào 7/2024 theo Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị về cải cách chính sách tiền lương

Hoạt động 3.3

Phê duyệt Đề án đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền đối với Ủy ban nhân dân tỉnh cho UBND cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai theo Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/02/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước

50

50

Sở Nội vụ

Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước

IV. CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ

6,398

1,658

856

786

3,300

891

-

-

-

-

797

-

-

-

44

50

Hoạt động 4.1

Tập huấn kiến thức hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015

536

136

100

150

386

44

44

Chi cục TCĐLCL

Hoạt động 4.2

Cử cán bộ đi đào tạo chuyên gia đánh giá HTQLCL thực hiện việc kiểm tra của các cơ quan chủ trì.

225

25

50

50

125

50

50

Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa

Hoạt động 4.3

Tập huấn nghiệp vụ văn thư lưu trữ điện tử cho lãnh đạo quản lý và nhân viên văn thư lưu trữ trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai

1,080

90

90

45

225

126

126

Sở Nội vụ

Hoạt động 4.4

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động đại biểu HĐND các cấp.

2,491

491

491

491

1,473

507

507

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Hoạt động 4.5

Tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho các đại biểu và Văn phòng HĐND & UBND tỉnh, huyện, thành phố; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng làm việc chuyên nghiệp của Văn phòng HĐND tỉnh.

1,316

916

-

-

916

83

83

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Hoạt động 4.6

Tổ chức nâng cao năng lực quản lý xây dựng và quản lý đô thị

750

125

50

175

81

81

Sở Xây dựng

V. CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG

250

50

50

50

150

50

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

50

Hoạt động 5.1

Ban hành danh mục sự nghiệp công có giá dịch vụ sự nghiệp công; Xây dựng dịch vụ sự nghiệp công làm căn cứ đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện

125

25

25

25

75

25

25

Sở Tài chính

Hoạt động 5.2

Nâng dần tỷ trọng đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư trong tổng đơn vị sự nghiệp

125

25

25

25

75

25

25

Sở Tài chính

VI. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, CHÍNH QUYỀN SỐ

8,907

1,707

2,070

1,775

5,552

3,300

-

-

-

-

-

3,300

-

-

-

-

-

Hoạt động 6.1

Thuê phần mềm và nâng cấp các phần mềm chuyên môn của HĐND tỉnh

1,500

300

300

300

900

300

300

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Hoạt động 6.2

Phần mềm Dịch vụ công tỉnh Lào Cai

7,407

1,407

1,770

1,475

4,652

3,000

3,000

Văn phòng UBND tỉnh

VII. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

3,450

370

650

470

1,490

467

-

-

-

-

-

467

-

-

-

-

-

Hoạt động 7.1

Hỗ trợ Tuyên truyền cho các huyện, thành phố về công tác CCHC (30 triệu/ huyện)

2,250

270

450

270

990

270

270

Các huyện, thị xã, thành phố

Hoạt động 7.2

Tuyên truyền Chương trình CCHC; dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

700

100

100

100

300

100

100

Sở Nội vụ

Hoạt động 7.3

Sáng tác tranh cổ động; in đĩa VCD phát xuống các xã, thị trấn (gồm cả tiếng dân tộc thiểu số); xây dựng kế hoạch tuyên truyền lưu động xuống đến tận các thôn, bản, tổ dân phố.

500

100

100

200

97

97

Sở Văn hóa và Thể thao

VIII. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH

11,141

1,328

1,549

1,113

3,990

1,728

-

-

-

-

-

1,728

-

-

-

-

-

Hoạt động 8.1

Kiểm tra - Đánh giá công tác CCHC và công tác VTLT hàng năm

440

40

-

-

40

90

90

Sở Nội vụ

Hoạt động 8.2

Tuyên truyền Chương trình công tác CCHC giai đoạn 2021 - 2025.

2,276

276

147

-

423

200

200

Sở Nội vụ; Sở Thông tin và Truyền thông

Cấp kinh phí Sở Thông tin và Truyền thông

Hoạt động 8.3

Đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước; lĩnh vực Giáo dục công; Lĩnh vực Y tế công.

3,065

262

240

257

759

175

175

Sở Nội vụ

Hoạt động 8.4

Chi hành chính, văn phòng phẩm cho Thường trực cải cách hành chính của tỉnh.

700

100

200

200

500

110

110

Sở Nội vụ

Hoạt động 8.5

Duy trì, cải thiện chỉ số CCHC cấp tỉnh và chấm điểm chỉ số CCHC các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã. Chi trả tiền điền phiếu điều tra XHH chấm điểm chỉ số CCHC cấp xã, các phòng ban chuyên môn

700

100

100

100

300

111

111

Sở Nội vụ

Hoạt động 8.6

Tổ chức chấm điểm chỉ số CCHC cấp xã và các phòng ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (hỗ trợ 30 triệu/huyện)

2,250

450

450

270

1,170

270

270

UBND các huyện, thị xã, thành phố (tự cân đối ngân sách)

Hoạt động 8.7

Tổ chức hội nghị tổng kết năm 2023 của Ban chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh; hội nghị sơ kết khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua “cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai” và công bố Quyết định phân xếp loại CCHC đối với các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Lào Cai (có Phóng sự tài liệu)

550

22

156

178

156

156

Sở Nội vụ

Hoạt động 8.8

Tổ chức hội nghị công tác CCHC do Bộ Nội vụ tổ chức tại tỉnh Lào Cai (Mục tiêu tỉnh giao từ nay đến năm 2025 CCHC tỉnh Lào Cai đứng trong top 10 toàn quốc)

300

191

-

191

232

232

Sở Nội vụ

Hoạt động 8.9

Duy trì, nâng cấp phần mềm chấm điểm chỉ số CCHC của tỉnh.

450

50

50

50

150

50

50

Sở Nội vụ

Hoạt động 8.10

Tổ chức thăm quan, học tập về công tác CCHC.

300

99

-

99

183

183

Sở Nội vụ

Hoạt động 8.11

Xây dựng đề cương Kế hoạch; Chương trình; Báo cáo

110

50

50

50

150

35

35

Sở Nội vụ

Hoạt động 8.12

Tổ chức họp định kỳ ban chỉ đạo CCHC năm; Tổng kết công tác CCHC của Bộ Nội vụ (tổng 02 cuộc họp)

-

-

6

6

Sở Nội vụ

Hoạt động 8.13

Tổ chức hội nghị nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), SIPAS, PARINDEX tỉnh Lào Cai bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến cho tất cả các cấp (cấp tỉnh, huyện, xã, thôn, tổ dân phố) (có phóng sự)

30

30

50

50

Sở Nội vụ

Hoạt động 8.14

Duy trì Cổng thông tin điện tử Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh

60

60

Sở Nội vụ

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 442/KH-UBND ngày 28/12/2023 triển khai công tác cải cách hành chính tỉnh Lào Cai năm 2024

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


205

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.76.102
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!