ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4317/GDĐT-TC
|
Thành phố Hồ
Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN
BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ
Chí Minh lần thứ IX (2010 - 2015) về phát triển giáo dục – đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 14
tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX về chương trình nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015;
Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng
08 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ công chức giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số 5033/QĐ-UBND ngày 21 tháng
10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số 708/QĐ-UBND
ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc
phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước của thành
phố năm 2013;
Căn cứ Thông tư số 26 /2012/TT-BGDĐT ngày ngày
10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6
năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn
2013 – 2015 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ để nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tạo bước chuyển biến cơ
bản trong việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của thành phố đến năm
2015.
Thực hiện mục tiêu của Quy hoạch tổng thể
phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, phấn đấu đến
năm 2015, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục(CBQLGD) được chuẩn
hoá về chất lượng một cách đồng bộ theo các mục tiêu và định hướng của ngành. Đặc
biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý để làm nòng cốt trong việc không
ngừng nâng cao chất lượng dạy học và quản lý nhà trường.
Nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy, năng lực
quản lý, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của giáo viên (GV), CBQLGD
trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu về trình độ tiêu chuẩn của chức danh theo cấp, bậc
học.
2. Yêu cầu
a. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
đội ngũ nhà giáo và CBQLGD phải được triển khai đối với tất cả các cấp học:
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên
nghiệp thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM.
b. Ưu tiên chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bồi dưỡng
hàng năm đối với các trường, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên thuộc
khu vực ngoại thành của thành phố.
c. Gắn việc bồi dưỡng để đạt chuẩn về trình độ
đào tạo với bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đạt chuẩn nghề nghiệp của
giáo viên từng cấp học.
d. Việc thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD phải gắn với công tác quy hoạch
cán bộ hàng năm.
II. NỘI DUNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI
DƯỠNG:
1. Bồi dưỡng quản lý giáo dục:
- Đối với Hiệu trưởng (Giám đốc), các Phó Hiệu
trưởng (Phó Giám đốc) và giáo viên thuộc diện quy hoạch cán bộ quản lý bậc
học Mầm non, phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX): Yêu cầu 100%
có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý của trường Đại học Sài Gòn (đối với bậc
Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở), chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý của
trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (đối với bậc Trung học phổ
thông, TTGDTX). Tất cả CBQL và GV thuộc diện quy hoạch tham gia khóa bồi dưỡng Cán
bộ quản lý trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore.
- Đối với Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng
và giáo viên thuộc diện quy hoạch cán bộ quản lý các trường Cao đẳng và
Trung cấp chuyên nghiệp: Yêu cầu tham gia bồi dưỡng chương trình quản lý theo
yêu cầu của Bộ GDĐT và của Sở GDĐT.
- Ngoài ra, khuyến khích CBQL đương chức và
một số giáo viên thuộc diện quy hoạch học thạc sĩ Quản lý giáo dục theo chương
trình của Thành ủy.
- Đối với Tổ trưởng chuyên môn: Yêu cầu 100% có
chứng chỉ bồi dưỡng công tác quản lý cho Tổ trưởng chuyên môn của trường
Đại học Sài Gòn (đối với bậc Tiểu học, Trung học cơ sở), hoặc trường Cán bộ quản
lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (đối với bậc Trung học phổ thông).
- Đối với Giáo viên chủ nhiệm: Các trường phổ
thông chọn giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp
theo từng bậc học của trường Đại học Sài Gòn hoặc trường Cán bộ quản lý
giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó giáo viên cốt cán bồi dưỡng lại cho giáo
viên chủ nhiệm của trường.
2. Bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn:
- Khuyến khích các CBQLGD và giáo viên, đặc biệt
là các CBQL và GV bậc Trung học phổ thông (THPT), Trung tâm Giáo dục thường
xuyên (TTGDTX), Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp học nâng cao trình độ
chuyên môn (trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành). Phấn đấu đến năm 2015, tỷ
lệ nâng chuẩn về chuyên môn của CBQL và GV tại các trường THPT, các TTGDTX, trường
Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp như sau:
+ Đối với các trường Cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp: tỷ lệ nâng chuẩn về chuyên môn của CBQL đạt trình độ
Tiến sĩ là 8% (hiện tại chiếm 5.51%), đạt trình độ Thạc sĩ là 50% (hiện tại chiếm
35.9%); tỷ lệ nâng chuẩn về chuyên môn của giáo viên đạt trình độ Tiến
sĩ là 5% (hiện tại chiếm 3.44%), đạt trình độ Thạc sĩ là 50% (hiện tại chiếm
21.99%).
+ Đối với các TTGDTX: tỷ lệ nâng chuẩn về
chuyên môn của CBQL đạt trình độ Tiến sĩ là 2%, đạt trình độ Thạc sĩ là
20% (hiện tại chiếm 10.6%); tỷ lệ nâng chuẩn về chuyên môn của giáo
viên đạt trình độ Tiến sĩ là 0.5%, đạt trình độ Thạc sĩ là 12% (hiện tại
chiếm 8.62%).
+ Đối với các trường THPT: tỷ lệ nâng chuẩn
về chuyên môn của CBQL đạt trình độ Tiến sĩ là 4% (hiện tại chiếm 2.7%), đạt
trình độ Thạc sĩ là 33% (hiện tại chiếm 26.4%); tỷ lệ nâng chuẩn về chuyên
môn của giáo viên đạt trình độ Tiến sĩ là 0.3% (hiện tại chiếm 0.2%), đạt
trình độ Thạc sĩ là 12% (hiện tại chiếm 10.9%).
3. Bồi dưỡng thường xuyên:
- Đảm bảo 100% CBQLGD và GV tham gia bồi dưỡng
thường xuyên theo Thông tư số 26 /2012/TT-BGDĐT ngày ngày 10 tháng 7 năm 2012
của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo
viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; các thông tư ban hành chương
trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non, giáo viên Phổ thông theo hướng
dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với mỗi cấp học (Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT
ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên trung học phổ thông; Thông tư số 31/2011 ngày
08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên THCS; Thông tư số 32/2011 ngày 08/8/2011 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo
viên Tiểu học; Thông tư số 33/2011 ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Giáo dục
thường xuyên; Thông tư số 36/2011 ngày 17/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non).
4. Bồi dưỡng chính trị:
- Đối với Hiệu trưởng (Giám đốc), các Phó Hiệu
trưởng (Phó Giám đốc) và giáo viên các trường học, TTGDTX thuộc diện quy
hoạch cán bộ quản lý: Yêu cầu có trình độ trung cấp chính trị trở lên.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức trong quy
hoạch của ngành Giáo dục và Đào tạo giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp phó trưởng
phòng Sở, Quận (Huyện) và tương đương trở lên và cán bộ trong nguồn quy hoạch: Yêu
cầu có trình độ cao cấp chính trị.
- Đối với giáo viên, nhân viên trường Mầm non,
Phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên, trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên
nghiệp khuyến khích đạt trình độ trung cấp chính trị.
5. Bồi dưỡng ngoại ngữ:
- Đối với cán bộ, công chức trong quy hoạch: Đảm
bảo 100% cán bộ đương nhiệm, dự bị các chức danh lãnh đạo, quản lý đủ trình độ
về ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định đối với từng loại chức danh hoặc vị trí
việc làm (theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước của thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo Quyết định số
5033/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh).
- Đối với CBQL và giáo viên không giảng dạy ngoại
ngữ: Khuyến khích đạt chứng chỉ tiếng Anh theo khung đánh giá năng lực
ngôn ngữ của Cộng đồng chung Châu Âu (CEFR).
- Đối với giáo viên giảng dạy Tiếng Anh: Phấn đấu
đến năm 2015, tất cả giáo viên Tiếng Anh các bậc học đều đạt chuẩn theo khung
đánh giá năng lực ngôn ngữ của Cộng đồng chung Châu Âu (CEFR) hoặc tương đương
theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
giai đoạn 2008 - 2020” hay còn gọi là Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 theo Quyết
định số 1400/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Theo
đề án này, giáo viên dạy ngoại ngữ phải có năng lực ngôn ngữ giảng dạy cao
hơn trình độ chung của cấp dạy 2 bậc. Trình độ giáo viên dạy tiếng Anh cấp Tiểu
học (TiH), Trung học cơ sở (THCS) phải đạt tối thiểu cấp độ 4/6 do Hiệp hội
các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu đã ban hành (viết tắt là
KNLNN), giáo viên tiếng Anh cấp Trung học phổ thông (THPT), Giáo dục thường
xuyên (GDTX), Cao đẳng (CĐ), Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) phải đạt cấp độ 5/6
KNLNN. Thông tin về tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ tiếng Anh theo khung
đánh giá năng lực ngôn ngữ của Cộng đồng chung Châu Âu (CEFR) cụ thể như sau:
Cấp độ (CEFR)
|
IELTS
|
TOEFL
iBT
|
FCE(***)
|
TOEIC (4 kỹ
năng)
|
GHI CHÚ
|
Nghe & Đọc
|
Nói
|
Viết
|
A1
|
2
|
|
0
|
120
|
50
|
30
|
|
A2
|
3
|
40
|
35
|
225
|
70
|
50
|
|
B1
|
4.5 (*)
|
45 (*)
|
45
|
450 (*)
|
105
|
90
|
|
B2
|
5.5 (*)
|
61 (*)
|
60
|
600 (*)
|
140
|
130
|
Chuẩn đối với GV TiH, THCS
|
C1
|
6.5
|
90 (**)
|
80
|
850 (**)
|
170
|
165
|
Chuẩn đối với GV THPT. GDTX, CĐ, TCCN
|
(*) theo điểm a, khoản 1, điều 3 thông tư số
05/2012/TT-BGDĐT ;
(**) theo điểm a, điều 4 công văn số
1311/2013/BGDĐT-ĐANN;
(***) theo công văn số 901/CV-CESOL.
- Ngoài ra, đối với giáo viên các trường chuyên
nghiệp: cần tập trung cho các giáo viên giảng dạy các mã ngành tiên tiến có
liên kết với nước ngoài theo chương trình hợp tác quốc tế.
6. Bồi dưỡng tin học:
- Đối với CBQL: Đảm bảo tất cả CBQL có khả năng
sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng dành cho quản lý.
- Đối với giáo viên: Yêu cầu giáo viên có khả năng
sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên môn (phần mềm soạn giảng).
- Đối với nhân viên: Đảm bảo đạt trình độ tin học
theo tiêu chuẩn của ngạch, có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong các
hoạt động nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của từng chức danh.
7. Bồi dưỡng theo yêu cầu thực
tiễn (bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng hè, …):
- Hàng năm, các phòng chuyên môn thuộc Sở Giáo dục
và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề theo yêu cầu thực tiễn, kế hoạch
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hè, …. Các đơn vị trực thuộc Sở và Phòng Giáo dục-
Đào tạo quận, huyện căn cứ vào các kế hoạch của Sở để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương tổ chức bồi dưỡng hè cho cán bộ quản
lý và giáo viên, nhân viên.
- Đưa một số CBQLGD chủ chốt, chuyên viên và
giáo viên cốt cán đi học tập các mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến ở nước
ngoài để nghiên cứu vận dụng và nhân rộng trong các cơ sở giáo dục - đào tạo
thành phố.
8. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho
nhân viên trường học:
Ngoài các chức danh bảo vệ và phục vụ, thì các
nhân viên văn thư, thủ quỹ, kế toán, thư viện, thiết bị, thí nghiệm, y tế học
đường, tư vấn học đường phải có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT và được đào tạo
về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Cụ thể như
sau:
- Văn thư: có trình độ trung cấp văn thư - lưu
trữ trở lên; thành thạo tin học văn phòng trong hoạt động nghiệp vụ.
- Kế toán: có trình độ trung cấp kế toán trở
lên; thành thạo tin học trong hoạt động nghiệp vụ.
- Y tế học đường: có trình độ trung cấp y sỹ hoặc
dược sỹ trở lên; thành thạo tin học trong hoạt động nghiệp vụ.
- Thí nghiệm, thư viện, thiết bị: có trình độ
trung cấp thư viện trở lên hoặc giáo viên qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư
viện, thành thạo tin học trong hoạt động thư viện, thiết bị, biết khai thác mạng
Internet.
- Tư vấn học đường: có chứng nhận tham gia bồi
dưỡng công tác tư vấn học đường.
III. KINH PHÍ ĐÀO TẠO
VÀ BỒI DƯỠNG:
1. Đối với các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ,
chuyên môn: kinh phí thực hiện một phần từ nguồn vốn chương trình mục tiêu
xây dựng hàng năm (nếu có), hoặc đơn vị, cá nhân đi học tự chi trả.
2. Đối với cán bộ công chức và hiệu trưởng các
đơn vị được cử đi đào tạo: thực hiện theo Điều 23 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP
ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
3. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ thủ
trưởng đơn vị): thực hiện theo Mục 3 “Đào tạo bồi dưỡng” của Nghị định số
29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý viên chức.
4. Đối với các trường hợp đào tạo
trình độ thạc sỹ, tiến sỹ thuộc diện Đề án của Thành ủy và UBND thành
phố: kinh phí do Ủy ban nhân dân thành phố đài thọ.
5. Dự trù kinh phí các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
giai đoạn 2013 – 2015 của Sở GDĐT như sau:
Tên lớp
|
Số lớp
|
Số người
|
Kinh phí/người/khóa
(Học phí năm
2013)
|
Thành tiền
|
Bồi dưỡng nâng cao năng lực kế toán đơn vị
HCSN
|
1
|
100
|
1.500.000
|
150.000.000
|
Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý tài chính,
tài sản trong giáo dục
|
1
|
100
|
2.000.000
|
200.000.000
|
Bồi dưỡng chuyên đề tư vấn học đường
|
2
|
100
|
2.500.000
|
250.000.000
|
Bồi dưỡng nhân viên văn thư hành chính trường
học
|
1
|
100
|
1.300.000
|
130.000.000
|
Bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện
|
1
|
100
|
1.000.000
|
100.000.000
|
Bồi dưỡng nghiệp vụ viên chức thiết bị trường
học
|
1
|
100
|
1.200.000
|
120.000.000
|
Bồi dưỡng công tác y tế học đường
|
2
|
100
|
500.000
|
50.000.000
|
Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên bảo
vệ
|
1
|
100
|
1.500.000
|
150.000.000
|
Bồi dưỡng công tác quản lý cho TTCM
|
1
|
100
|
900.000
|
90.000.000
|
Bồi dưỡng công tác chủ nhiệm
|
1
|
100
|
1.000.000
|
100.000.000
|
Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông
|
1
|
80
|
3.800.000
|
304.000.000
|
Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
|
1
|
80
|
7.000.000
|
560.000.000
|
TỔNG CỘNG
|
14
|
1.180
|
|
2.204.000.000
|
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Tổ chức Cán bộ:
- Là đầu mối tham mưu cho Ban Giám đốc việc quản
lý và điều hành công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành.
- Phối hợp với các phòng, ban của Sở để xây dựng
kế hoạch, dự trù kinh phí và triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của
ngành.
- Hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng của đơn vị.
- Phối hợp với các phòng chuyên môn đánh giá kết
quả đào tạo, bồi dưỡng của ngành.
2. Các phòng chuyên môn của Sở Giáo dục
và Đào tạo:
- Chủ động trong việc xây dựng nội dung, kế hoạch
bồi dưỡng cho giáo viên các trường do phòng chuyên môn quản lý.
- Cử giáo viên cốt cán dự các lớp tập huấn do Bộ
Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên
cho CBQL và giáo viên các trường mà phòng mình quản lý theo hướng dẫn của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
3. Phòng Kế hoạch-Tài chính:
- Tổng hợp dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của
ngành trình cơ quan tài chính và Ủy ban nhân dân thành phố.
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và
Đào tạo thủ tục quyết toán tài chính phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
4. Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Lập dự toán và tổ chức thực hiện kinh phí các
lớp Đào tạo, bồi dưỡng theo đúng chức năng và đúng quy định.
5. Các phòng, ban khác của Sở Giáo dục
và Đào tạo:
Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách
nhiệm tham gia thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá... khi
được điều động.
6. Nhiệm vụ của các Phòng GDĐT và các
trường Bồi dưỡng Giáo dục quận, huyện
- Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực
ban chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên quận, huyện, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch
đào tạo bồi dưỡng cho CBQLGD, giáo viên; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
công tác đào tạo bồi dưỡng giáo dục tại địa phương theo kế hoạch được duyệt;
xây dựng đội ngũ cốt cán tại địa phương để hỗ trợ và tổ chức thực hiện đào tạo
bồi dưỡng giáo viên theo kế hoạch và chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật
chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo bồi dưỡng theo quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban có liên
quan của quận, huyện để giải quyết đầy đủ kịp thời về cơ sở vật chất, tài liệu
bồi dưỡng, trang thiết bị, kinh phí giúp cho trường Bồi dưỡng Giáo dục và
các trường mầm non, phổ thông thực hiện có hiệu quả kế hoạch và những mục tiêu
bồi dưỡng giáo dục đề ra trong giai đoạn 2013 – 2015.
- Trường Bồi dưỡng Giáo dục quận, huyện trực
tiếp tổ chức, quản lý và theo dõi việc đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên,
CBQLGD Mầm non, Tiểu học, THCS tại địa phương. Tổ chức sơ kết, tổng kết hàng
năm về công tác đào tạo bồi dưỡng tại quận, huyện theo chỉ đạo của Sở Giáo
dục và Đào tạo.
7. Nhiệm vụ của các trường Mầm non, Phổ
thông, TTGDTX, trường Cao đẳng và Trung cấp Chuyên nghiệp:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, tạo mọi điều kiện
thuận lợi và huy động toàn bộ giáo viên, CBQL tham gia học tập các chương
trình, loại hình bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở Giáo dục Đào tạo, kế hoạch bồi
dưỡng của Phòng Giáo dục Đào tạo, các trường sư phạm và trường Bồi dưỡng
Giáo dục quận, huyện .
- Theo dõi, đôn đốc và quản lý việc học tập bồi
dưỡng, kịp thời khen thưởng hoặc xử lý đối với giáo viên, CBQL tham gia tốt hoặc
chưa tốt các chương trình bồi dưỡng giáo dục. Ghi nhận kết quả bồi dưỡng để đưa
vào hồ sơ chuyên môn của giáo viên trong quá trình công tác giảng dạy tại đơn vị.
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất,
kinh phí, thiết bị và thời gian để giáo viên, CBQL tham gia có chất lượng các
hoạt động đào tạo bồi dưỡng. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh
nghiệm công tác đào tạo bồi dưỡng của đơn vị theo từng học kỳ, từng năm học
và cho cả giai đoạn.
Trên đây là Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2013 –
2015, yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện. Trong quá trình
thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị báo về Phòng Tổ
chức Cán bộ – Sở Giáo dục và Đào tạo./.
Nơi nhận:
- Cục Nhà giáo và CBQLCSGD;
- UBND thành phố;
- UBND các quận, huyện;
- Lãnh đạo Sở;
- Các phòng chuyên môn Sở;
- Các đơn vị trực thuộc Sở;
- Phòng GD-ĐT các quận, huyện;
- Trường BDGD các quận, huyện;
- Website Sở GD-ĐT;
- Lưu: VT, TCCB.
|
GIÁM ĐỐC
Lê Hồng Sơn
|