Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 5362/ĐA-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Lê Văn Dũng
Ngày ban hành: 19/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5362/ĐA-UBND

Quảng Nam, ngày 19 tháng 7 năm 2024

ĐỀ ÁN

SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48- KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết số 32-NQ/TU ngày 20/10/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khoá XXII thông qua nội dung cơ bản Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025. UBND tỉnh Quảng Nam xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; cụ thể như sau:

Phần I

CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

I. CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ

1. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

2. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và cấp xã.

3. Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.

4. Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 và Luật số 47/2019/QH14.

5. Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

6. Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022.

7. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân loại đô thị đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022.

8. Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.

9. Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế.

10. Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

11. Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày 17/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050.

12. Nghị quyết số 32-NQ/TU ngày 20/10/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khoá XXII thông qua nội dung cơ bản Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

13. Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 12/9/2023 của Tỉnh ủy Quảng Nam về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2030.

14. Công văn số 7500/BNV-CQĐP ngày 19/12/2023 của Bộ Nội vụ về Phương án tổng thể sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2023 - 2025.

15. Nghị quyết số 37/2023/NQ-HĐND ngày 29/12/2023 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định chính sách hỗ trợ tinh giản biên chế thuộc diện dôi dư khi sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025.

16. Nghị quyết số 12/2024/NQ-HĐND ngày 23/4/2024 của HĐND tỉnh Quảng Nam về quy định nội dung và mức hỗ trợ để thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

17. Phương án số 1293/PA-UBND ngày 27/02/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2023 - 2025.

II. SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ CỦA TỈNH QUẢNG NAM

Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay, góp phần đổi mới, sắp xếp bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tinh giản biên chế; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tiết kiệm kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc; giảm chi cho ngân sách nhà nước... Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, đồng thời khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập và thuận lợi hơn trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương.

Trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, để đáp ứng công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, từ năm 1987 đến nay, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã nhiều lần điều chỉnh chia, tách, thành lập mới ĐVHC. Quá trình chia, tách, thành lập mới ĐVHC cấp huyện, cấp xã, đã mang lại những kết quả tích cực, như việc quản lý của chính quyền gần dân hơn, được sự tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước nên kinh tế - xã hội của các địa phương có những thay đổi nhất định. Tuy nhiên việc chia nhỏ các ĐVHC dẫn đến bộ máy hành chính phình to, tăng biên chế, đặc biệt là nhiều ĐVHC cấp huyện, cấp xã quy mô diện tích nhỏ, không gian phát triển bị chia cắt, gây ra nhiều khó khăn cản trở trong công tác lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, việc chia tách ĐVHC cấp huyện, cấp xã cũng làm cho bộ máy của các tổ chức trong hệ thống chính trị thêm cồng kềnh, làm lãng phí nguồn ngân sách cho việc chi lương và hoạt động của bộ máy... Trong khi đại đa số các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thu ngân sách không đủ cân đối chi thường xuyên.

Để khắc phục những bất cập, tồn tại, hạn chế nêu trên, triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước[1]; về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở[2]; về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức[3]; đặc biệt là triển khai thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là hết sức cần thiết.

Phần II

HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ CỦA TỈNH QUẢNG NAM

I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP, GIẢI THỂ, NHẬP, CHIA, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐVHC CÁC CẤP CỦA TỈNH QUẢNG NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

1. Khái quát quá trình thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC các cấp và sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Nam từ năm 1945 đến nay

Năm 1806 vua Gia Long lên ngôi. Về hành chính, vua chia đất nước thành 23 trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm Trực Lệ - Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam doanh.

Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh. Quảng Nam chính thức trở thành tỉnh từ năm này. Tỉnh Quảng Nam được chia thành 2 phủ: Thăng Bình (trước là Thăng Hoa) (gồm các huyện Lễ Dương Tam Kỳ, Hà Đông, Quế Sơn và Điện Bàn (gồm các huyện Hòa Vang, Duy Xuyên, Diên Phúc (sau đổi là Diên Phước), Đại Lộc.

Năm 1888, dưới triều vua Thành Thái, Đà Nẵng bị tách khỏi Quảng Nam để trở thành đất nhượng địa của thực dân Pháp.

1.1. Từ năm 1945 đến năm 1975

Sau Hiệp định Geneve, năm 1962, tỉnh Quảng Nam chia thành hai tỉnh mới là tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Tín lấy sông Rù Rì (tên gọi khác của sông Ly Ly) làm ranh giới.

- Tỉnh Quảng Nam ở phía Bắc sông Rù Rì gồm chín quận:

+ Hòa Vang (nay là các quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn và một phần huyện Hòa Vang thuộc thành phố Đà Nẵng).

+ Đại Lộc

+ Điện Bàn

+ Duy Xuyên

+ Đức Dục (nay là huyện Nông Sơn và một phần các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên).

+ Hiếu Nhơn (nay là thành phố Hội An và một phần thị xã Điện Bàn).

+ Quế Sơn

+ Hiếu Đức (nay là một phần các huyện Hòa Vang thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện Đông Giang).

+ Thượng Đức (nay là các huyện Nam Giang, Tây Giang và một phần các huyện Đại Lộc, Đông Giang).

Tỉnh lỵ Quảng Nam đóng tại Hội An thuộc quận Hiếu Nhơn (Hội An)[1].

- Tỉnh Quảng Tín, từ sông Ly Ly vào đến Dốc Sỏi (ranh giới giữa Quảng Nam và Quảng Ngãi), gồm 6 quận:

+ Thăng Bình

+ Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ, huyện Phú Ninh và một phần huyện Núi Thành)

+ Lý Tín (nay là một phần huyện Núi Thành)

+ Tiên Phước

+ Hậu Đức (nay là một phần huyện Bắc Trà My và huyện Tiên Phước)

+ Hiệp Đức (nay là các huyện Hiệp Đức và Phước Sơn).

Tỉnh lỵ Quảng Tín đóng tại Tam Kỳ.

1.2. Từ năm 1975 đến năm 1997

Từ tháng 10/1975, Ủy ban Cách mạng Khu V thực hiện chủ trương hợp nhất tỉnh Quảng Nam và Đặc Khu Quảng Đà để thành lập tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng với thành phố Đà Nẵng là tỉnh lị.

Sau khi thành lập tỉnh, chuyển thị xã Đà Nẵng thành thành phố Đà Nẵng, hợp nhất thị xã Tam Kỳ và 2 huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ thành huyện Tam Kỳ. Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có 14 đơn vị hành chính gồm thành phố Đà Nẵng (tỉnh lỵ), thị xã Hội An và 12 huyện: Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Giằng, Hiên, Hòa Vang, Phước Sơn, Quế Sơn, Tam Kỳ, Thăng Bình, Tiên Phước, Trà My.

Trong giai đoạn này, các ĐVHC cấp huyện, cấp xã có một số thay đổi như sau:

- Năm 1978[2]:

+ Thành lập xã Tân Hiệp thuộc thị xã Hội An

+ Thành lập xã A Ting thuộc huyện Hiên trên cơ sở một phần xã Sông Kôn

- Năm 1979[3]:

+ Sáp nhập xã Trà Thượng, huyện Trà My vào xã Tam Sơn, huyện Tam Kỳ để thành lập xã Tam Trà thuộc huyện Tam Kỳ

- Năm 1981[4]:

+ Huyện Quế Sơn:

* Thành lập một số xã thuộc huyện Quế Sơn: Thành lập xã Quế Long trên cơ sở một phần xã Quế Phong.

* Thành lập xã Quế Trung trên cơ sở một phần xã Quế Lộc.

* Thành lập xã Quế Ninh và xã Quế Lâm trên cơ sở một phần xã Quế Phước.

* Thành lập xã Quế Bình và xã Quế Lưu trên cơ sở một phần xã Quế Tân.

+ Huyện Thăng Bình

* Thành lập thị trấn Hà Lam trên cơ sở một phần xã Bình Nguyên

+ Huyện Điện Bàn

* Giải thể xã Điện Ninh, thành lập thị trấn Vĩnh Điện và xã Điện Minh trên cơ sở toàn bộ xã Điện Ninh.

+ Huyện Giằng

* Thành lập thị trấn Thạnh Mỹ trên cơ sở một phần xã Zơ Nông.

* Sáp nhập phần còn lại xã Zơ Nông vào xã Cà Dy.

+ Huyện Trà My

* Thành lập thị trấn Trà My trên cơ sở một phần xã Tiên Trà.

* Thành lập xã Trà Giang trên cơ sở phần còn lại xã Tiên Trà, một phần xã Trà Liên và xã Trà Giác.

* Thành lập xã Trà Tân trên cơ sở một phần xã Trà Giác

+ Huyện Tiên Phước

* Thành lập thị trấn Tiên Kỳ trên cơ sở toàn bộ xã Tiên Kỳ.

* Giải thể xã Tiên Quang. Thành lập xã Tiên Cẩm và xã Tiên Hà trên cơ sở toàn bộ xã Tiên Quang.

+ Huyện Phước Sơn

* Thành lập xã Phước Đức trên cơ sở một phần xã Phước Thành, xã Phước Mỹ và xã Phước Kim.

+ Huyện Hòa Vang

* Thành lập xã Hòa Bắc trên cơ sở một phần xã Hòa Liên.

* Thành lập xã Hòa Ninh trên cơ sở một phần xã Hòa Sơn.

+ Điều chỉnh địa giới huyện Tiên Phước và huyện Trà My.

- Năm 1982[1]:

Thành lập huyện đảo Hoàng Sa trên cơ sở quần đảo Hoàng Sa

- Năm 1983[1]:

+ Huyện Quế Sơn:

* Thành lập xã Quế Minh trên cơ sở một phần xã Quế An.

* Thành lập xã Quốc Cường trên cơ sở một phần xã Quế Mỹ.

* Thành lập xã Quế Thuận trên cơ sở một phần xã Quế Hiệp.

+ Huyện Trà My

* Thành lập xã Trà Dơn trên cơ sở một phần xã Trà Leng.

* Thành lập xã Trà Bui trên cơ sở một phần xã Trà Dốc.

* Giải thể xã Tiên Minh. Thành lập xã Trà Dương và xã Trà Đông trên cơ sở toàn bộ xã Tiên Minh.

+ Chia huyện Tam Kỳ thành thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành.

* Thành lập xã Tam Sơn (Tam Kỳ) trên cơ sở một phần xã Tam Trà.

* Thị xã Tam Kỳ gồm có 7 phường: Hoà Phương, An Sơn, Phước Hoà, An Xuân, An Mỹ, Tân Thạnh, Trường Xuân và 10 xã: Tam Phú, Tam Thanh, Tam Thảng, Tam An, Tam Dân, Tam Thạnh, Tam Phước, Tam Ngọc, Tam Thái, Tam Lãnh.

* Huyện Núi Thành gồm có 12 xã: Tam Xuân, Tam Tiến, Tam Trà, Tam Sơn, Tam Anh, Tam Hiệp, Tam Hoà, Tam Nghĩa, Tam Mỹ, Tam Quang, Tam Giang, Tam Hải và thị trấn Núi Thành.

- Năm 1984:

Thành lập thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc trên cơ sở toàn bộ xã Đại Phước và một phần các xã Đại Hiệp, Đại An, Đại Hoà, Đại Nghĩa thuộc huyện Đại Lộc.

- Năm 1985:

+ Thị xã Tam Kỳ[2]

* Thành lập xã Tam Lộc trên cơ sở một phần xã Tam Phước.

* Thành lập xã Tam Vinh trên cơ sở một phần xã Tam Dân.

+ Thành lập huyện Hiệp Đức[3] trên cơ sở tách 2 xã thuộc huyện Thăng Bình, 4 xã thuộc huyện Quế Sơn và 2 xã thuộc huyện Phước Sơn

Huyện Hiệp Đức gồm 8 xã (Bình Lâm, Thăng Phước, Quế Thọ, Quế Bình, Quế Lưu, Quế Tân, Phước Gia, Phước Tra) có diện tích tự nhiên 486,50 km2 với 27.291 nhân khẩu.

- Năm 1986:

+ Huyện Hiệp Đức

* Thành lập xã Bình Sơn trên cơ sở một phần xã Thăng Phước. Xã Bình Sơn có diện tích tự nhiên 20,50 km2 với 2.345 nhân khẩu.

* Thành lập thị trấn Tân An trên cơ sở một phần xã Quế Thọ. Thị trấn Tân An có diện tích tự nhiên 16,92 km2 với 2.610 nhân khẩu.

+ Huyện Quế Sơn[1]

Thành lập thị trấn Đông Phú trên cơ sở một phần xã Quế Châu và xã Quế Long. Thị trấn Đông Phú có 11,27 km2 với 6,365 nhân khẩu

+ Huyện Phước Sơn:

Thành lập thị trấn Khâm Đức trên cơ sở một phần xã Phước Đức. Thị trấn Khâm Đức có diện tích tự nhiên 14 km2 với 1.950 nhân khẩu

+ Huyện Duy Xuyên[2]:

* Thành lập thị trấn Duy Xuyên trên cơ sở một phần xã Duy An và xã Duy Trung. Thị trấn Duy Xuyên có tổng diện tích tự nhiên 4,10 km2 với 8.474 nhân khẩu

* Thành lập xã Duy Phú trên cơ sở một phần xã Duy Tân. Xã Duy Phú có diện tích tự nhiên 33 km2 với 3.534 nhân khẩu.

* Thành lập xã Duy Thu trên cơ sở một phần xã Duy Tân. Xã Duy Thu có diện tích tự nhiên 12 km2 với 3.836 nhân khẩu.

* Thành lập xã Duy Hải trên cơ sở một phần xã Duy Nghĩa. Xã Duy Hải có diện tích tự nhiên 10,50 km2 với 5.607 nhân khẩu.

+ Huyện Trà My[3]

Thành lập xã Trà Don trên cơ sở một phần xã Trà Mai. Xã Trà Don có 72,52 km2 diện tích tự nhiên với 1.058 nhân khẩu.

+ Huyện Hoà Vang:

* Thành lập xã Hòa Phú trên cơ sở một phần xã Hòa Phong. Xã Hòa Phú có 103,10 km2 diện tích tự nhiên với 3.374 nhân khẩu

- Năm 1988[4]:

+ Huyện Trà My:

Giải thể xã Trà Liên. Thành lập xã Trà Nú và xã Trà Kót trên cơ sở toàn bộ xã Trà Liên.

+ Huyện Quế Sơn:

* Đổi tên xã Quế Mỹ thành xã Phú Thọ.

* Thành lập xã Quế Hội có 136,72 km2 diện tích tự nhiên và 722 nhân khẩu.

- Năm 1990: chia tách một số xã thuộc huyện Hiệp Đức.

- Năm 1994, chia tách, điều chỉnh địa giới một số xã và đổi tên thị trấn thuộc các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Hiên, Quế Sơn, Núi Thành và thị xã Tam Kỳ[1].

- Năm 1996[2]: tại kỳ họp thứ X của Quốc hội, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được chia thành hai đơn vị hành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam mới có 14 huyện gồm: Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Giằng, Hiên, Hiệp Đức, Núi Thành, Phước Sơn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tiên Phước, Trà My và 2 thị xã Tam Kỳ (tỉnh lỵ), Hội An.

1.3. Từ năm 1998 đến nay

- Năm 1998[3]:

Thành lập xã Trà Vinh thuộc huyện Trà My trên cơ sở một phần xã Trà Vân. Xã Trà Vinh có 38,51 km2 diện tích tự nhiên và 1.328 nhân khẩu

- Năm 1999[4]:

+ Thị xã Hội An:

* Thành lập phường Thanh Hà trên cơ sở một phần xã Cẩm Hà. Phường Thanh Hà có 6,13 km2 diện tích tự nhiên và 8.779 nhân khẩu.

* Thành lập phường Tân An trên cơ sở một phần phường Cẩm Phô và xã Cẩm Hà. Phường Tân An có 1,48 km2 diện tích tự nhiên và 5.008 nhân khẩu.

+ Huyện Hiên:

* Thành lập xã Ga Ri trên cơ sở một phần xã Ch'ơm. Xã Ga Ri có 47,03 km2 diện tích tự nhiên và 1.004 nhân khẩu.

* Thành lập xã A Nông trên cơ sở một phần xã A Tiêng. Xã A Nông có 51,64 km2 diện tích tự nhiên và 853 nhân khẩu.

* Thành lập xã Jơ Ngây trên cơ sở một phần xã Sông Kôn. Xã Jơ Ngây có 55,74 km2 diện tích tự nhiên và 1.740 nhân khẩu.

- Năm 2002[5]:

+ Thị xã Tam Kỳ:

Thành lập phường An Phú trên cơ sở một phần xã Tam Phú. Phường An Phú có 14,62 km2 diện tích tự nhiên và 6.692 nhân khẩu.

+ Huyện Trà My:

Thành lập xã Trà Ka trên cơ sở một phần xã Trà Giáp. Xã Trà Ka có 53,50 km2 diện tích tự nhiên và 1.359 nhân khẩu.

+ Huyện Hiệp Đức

Thành lập xã Sông Trà trên cơ sở một phần xã Phước Trà. Xã Sông Trà có 33,37 km2 diện tích tự nhiên và 1.534 nhân khẩu.

+ Huyện Phước Sơn:

* Thành lập xã Phước Xuân trên cơ sở một phần thị trấn Khâm Đức. Xã Phước Xuân có 130,92 km2 diện tích tự nhiên và 1.192 nhân khẩu.

* Thành lập xã Phước Lộc trên cơ sở một phần xã Phước Thành. Xã Phước Lộc có 94,99 km2 diện tích tự nhiên và 1.007 nhân khẩu.

- Năm 2003[1]:

+ Chia huyện Trà My thành 02 huyện: Bắc Trà My và Nam Trà My.

* Huyện Bắc Trà My có 823,25 km2 diện tích tự nhiên và 36.386 nhân khẩu; có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Trà Đông, Trà Dương, Trà Giang, Trà Nú, Trà Kót, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác, Trà Giáp, Trà Ka và thị trấn Trà My.

* Huyện Nam Trà My có 822,35 km2 diện tích tự nhiên và 19.876 nhân khẩu; có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Trà Don, Trà Leng, Trà Vân, Trà Vinh, Trà Tập, Trà Dơn, Trà Nam, Trà Cang, Trà Mai, Trà Linh.

+ Chia huyện Hiên thành 2 huyện: Đông Giang và Tây Giang.

* Huyện Đông Giang có 811,20 km2 diện tích tự nhiên và 20.798 nhân khẩu; có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Ba, Tư, A Ting, Sông Kôn, Jơ Ngây, Tà Lu, Za Hung, A Rooi, Mà Cooih, Ka Dăng và thị trấn Prao.

* Huyện Tây Giang có 901,20 km2 diện tích tự nhiên và 13.405 nhân khẩu; có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã A Vương, Dang, Lăng, BhaLêê, A Xan, Ch’ơm, Ga Ri, A Tiêng, A Nông.

- Năm 2004[2]:

+ Thị xã Hội An:

* Thành lập phường Cẩm Châu trên cơ sở toàn bộ xã Cẩm Châu. Phường Cẩm Châu có 5,70 km2 diện tích tự nhiên và 8.610 nhân khẩu.

* Thành lập phường Cửa Đại trên cơ sở một phần xã Cẩm An. Phường Cửa Đại có 3,14 km2 diện tích tự nhiên và 4.875 nhân khẩu.

* Thành lập phường Cẩm An trên cơ sở phần còn lại xã Cẩm An. Phường Cẩm An có 2,90 km2 diện tích tự nhiên và 4.765 nhân khẩu.

+ Huyện Đại Lộc:

Thành lập xã Đại Hưng trên cơ sở một phần xã Đại Lãnh. Xã Đại Hưng có 88,69 km2 diện tích tự nhiên và 6.821 nhân khẩu.

+ Huyện Quế Sơn:

Giải thể xã Quế Xuân. Thành lập xã Quế Xuân 1 và xã Quế Xuân 2 trên cơ sở toàn bộ xã Quế Xuân. Xã Quế Xuân 1 có 8,21 km2 diện tích tự nhiên và 9.292 nhân khẩu. Xã Quế Xuân 2 có 15,08 km2 diện tích tự nhiên và 6.725 nhân khẩu.

- Năm 2005:

+ Thị xã Tam Kỳ[1]:

* Thành lập phường Hòa Thuận trên cơ sở một phần phường Tân Thạnh và xã Tam Đàn. Phường Hòa Thuận có 5,58 km2 diện tích tự nhiên và 5.781 nhân khẩu.

* Thành lập xã Tam Đại trên cơ sở một phần xã Tam Thái. Xã Tam Đại có 27,61 km2 diện tích tự nhiên và 6.149 nhân khẩu.

* Thành lập huyện Phú Ninh trên cơ sở một phần thị xã Tam Kỳ. Huyện Phú Ninh có 251,47 km2 diện tích tự nhiên và 84.477 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Tam Lãnh, Tam Thái, Tam Dân, Tam Đàn, Tam An, Tam Lộc, Tam Vinh, Tam Thành, Tam Phước, Tam Đại.

+ Huyện Núi Thành:

* Giải thể xã Tam Mỹ. Thành lập xã Tam Mỹ Đông và xã Tam Mỹ Tây trên cơ sở toàn bộ xã Tam Mỹ. Xã Tam Mỹ Đông có 17,27 km2 diện tích tự nhiên tự nhiên và 6.400 nhân khẩu. Xã Tam Mỹ Tây có 51,04 km2 diện tích tự nhiên và 5.869 nhân khẩu.

* Giải thể xã Tam Anh. Thành lập xã Tam Anh Bắc và xã Tam Anh Nam trên cơ sở toàn bộ xã Tam Anh. Xã Tam Anh Bắc có 21 km2 diện tích tự nhiên và 6.409 nhân khẩu. Xã Tam Anh Nam có 21,91 km2 diện tích tự nhiên và 9.316 nhân khẩu.

+ Huyện Điện Bàn[2]:

* Giải thể xã Điện Nam. Thành lập xã Điện Nam Bắc, xã Điện Nam Trung và xã Điện Nam Đông trên cơ sở toàn bộ xã Điện Nam. Xã Điện Nam Bắc có 8,14 km2 diện tích tự nhiên và 5.065 nhân khẩu. Xã Điện Nam Trung có 7,68 km2 diện tích tự nhiên và 6.728 nhân khẩu. Xã Điện Nam Đông có 8,42 km2 diện tích tự nhiên và 6.256 nhân khẩu.

* Giải thể xã Điện Thắng. Thành lập xã Điện Thắng Bắc, xã Điện Thắng Trung và xã Điện Thắng Nam trên cơ sở toàn bộ xã Điện Thắng. Xã Điện Thắng Bắc có 3,57 km2 diện tích tự nhiên và 5.792 nhân khẩu. Xã Điện Thắng Trung có 3,79 km2 diện tích tự nhiên và 7.260 nhân khẩu. Xã Điện Thắng Nam có 5,06 km2 diện tích tự nhiên và 6.122 nhân khẩu.

- Năm 2006[1]:

Thành lập thành phố Tam Kỳ trên cơ sở toàn bộ thị xã Tam Kỳ. Thành phố Tam Kỳ có 92,64 km2 diện tích tự nhiên và 123.662 nhân khẩu; có 13 đơn vị hành chính, gồm các 9 phường và 4 xã.

- Năm 2007[2]:

+ Thị xã Hội An:

Thành lập phường Cẩm Nam trên cơ sở toàn bộ xã Cẩm Nam. Phường Cẩm Nam có 4,55 km2 diện tích tự nhiên và 6.035 nhân khẩu.

+ Huyện Đại Lộc:

* Thành lập xã Đại An trên cơ sở một phần xã Đại Hòa. Xã Đại An có 6,61 km2 diện tích tự nhiên và 7.607 nhân khẩu.

* Sáp nhập một phần xã Đại Nghĩa và xã Đại Hiệp vào thị trấn Ái Nghĩa. Thị trấn Ái Nghĩa có 12,30 km2 diện tích tự nhiên và 18.228 nhân khẩu.

+ Huyện Bắc Trà My

Thành lập xã Trà Sơn trên cơ sở một phần thị trấn Trà My. Xã Trà Sơn có 42,95 km2 diện tích tự nhiên và 2.939 nhân khẩu.

+ Huyện Thăng Bình:

* Giải thể xã Bình Định. Thành lập xã Bình Định Bắc và xã Bình Định Nam trên cơ sở toàn bộ xã Bình Định. Xã Bình Định Bắc có 14,52 km2 diện tích tự nhiên và 4.883 nhân khẩu. Xã Bình Định Nam có 16,78 km2 diện tích tự nhiên và 5.274 nhân khẩu.

- Năm 2008:

+ Thành lập thành phố Hội An trên cơ sở toàn bộ thị xã Hội An. Thành phố Hội An có 61,47 km2 diện tích tự nhiên và 121.716 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính, gồm các 9 phường và 4 xã[3].

+ Huyện Quế Sơn:

* Thành lập các xã thuộc huyện Quế Sơn[4]:

* Thành lập xã Hương An trên cơ sở một phần xã Quế Phú và xã Quế Cường. Xã Hương An có 10,35 km2 diện tích tự nhiên và 6.450 nhân khẩu.

* Thành lập xã Sơn Viên trên cơ sở một phần xã Quế Lộc. Xã Sơn Viên có 25,17 km2 diện tích tự nhiên và 3.215 nhân khẩu.

* Thành lập xã Phước Ninh trên cơ sở một phần xã Quế Phước và xã Quế Ninh. Xã Phước Ninh có 122,28 km2 diện tích tự nhiên và 3.586 nhân khẩu.

+ Huyện Phước Sơn:

Thành lập xã Phước Hòa trên cơ sở một phần xã Phước Hiệp. Xã Phước Hoà có 188,15 km2 diện tích tự nhiên và 2.076 nhân khẩu.

+ Thành lập huyện Nông Sơn trên cơ sở một phần huyện Quế Sơn. Huyện Nông Sơn có 455,92 km2 diện tích tự nhiên và 34.524 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Quế Lộc, Quế Trung, Quế Ninh, Quế Phước, Quế Lâm, Sơn Viên và Phước Ninh.

- Năm 2009[1]:

Thành lập thị trấn Phú Thịnh thuộc huyện Phú Ninh.

- Năm 2011[2]:

+ Chia tách một số xã thuộc huyện Nam Giang.

* Thành lập xã Chơ Chun trên cơ sở một phần xã Laêê. Xã Chơ Chun có 109,50 km2 diện tích tự nhiên và 964 nhân khẩu.

* Thành lập xã Đắc Tôi trên cơ sở một phần xã Ladêê. Xã Đắc Tôi có 69 km2 diện tích tự nhiên và 813 nhân khẩu.

* Thành lập xã Tà Pơơ trên cơ sở một phần xã Tà Bhing và xã Zuôih. Xã Tà Pơơ có 175,64 km2 diện tích tự nhiên và 1.032 nhân khẩu.

- Năm 2015[3]:

Thành lập thị xã Điện Bàn và thành lập các phường thuộc thị xã Điện Bàn.

+ Thành lập thị xã Điện Bàn trên cơ sở toàn bộ huyện Điện Bàn.

+ Thành lập các phường thuộc thị xã Điện Bàn:

* Thành lập phường Vĩnh Điện trên cơ sở toàn bộ thị trấn Vĩnh Điện. Phường Vĩnh Điện có 2,05 diện tích tự nhiên và 8.244 nhân khẩu.

* Thành lập phường Điện An trên cơ sở toàn bộ xã Điện An. Phường Điện An có 10,15 km2 diện tích tự nhiên và 14.464 nhân khẩu.

* Thành lập phường Điện Ngọc trên cơ sở toàn bộ xã Điện Ngọc. Phường Điện Ngọc có 21,22 km2 diện tích tự nhiên và 31.392 nhân khẩu.

* Thành lập phường Điện Nam Bắc trên cơ sở toàn bộ xã Điện Nam Bắc. Phường Điện Nam Bắc có 7,51km2 diện tích tự nhiên và 10.159 nhân khẩu.

* Thành lập phường Điện Nam Trung trên cơ sở toàn bộ xã Điện Nam Trung. Phường Điện Nam Trung có 8,04 km2 diện tích tự nhiên và 9.273 nhân khẩu.

* Thành lập phường Điện Nam Đông trên cơ sở toàn bộ xã Điện Nam Đông. Phường Điện Nam Đông có 8,80 km2 diện tích tự nhiên và 8.879 nhân khẩu.

* Thành lập phường Điện Dương trên cơ sở toàn bộ xã Điện Dương. Phường Điện Dương có 15,62 km2 diện tích tự nhiên và 19.039 nhân khẩu.

Thị xã Điện Bàn có 214,71 km2 diện tích tự nhiên, 229.907 nhân khẩu và 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường và 13 xã.

- Năm 2020[1]:

+ Huyện Quế Sơn.

* Thành lập xã Quế Mỹ trên cơ sở toàn bộ xã Quế Cường và xã Phú Thọ. Xã Quế Mỹ có 39,45 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.430 người.

* Thành lập thị trấn Hương An trên cơ sở toàn bộ xã Hương An. Thị trấn Hương An có 11,17 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.267 người.

+ Huyện Nông Sơn:

Thành lập xã Ninh Phước trên cơ sở toàn bộ xã Quế Ninh và xã Quế Phước. Xã Ninh Phước có 61,61 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 4.847 người.

+ Huyện Hiệp Đức:

Thành lập thị trấn Tân Bình trên cơ sở toàn bộ thị trấn Tân An và xã Quế Bình. Thị trấn Tân Bình có 23,17 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.249 người.

- Năm 2023[2]:

+ Thị xã điện Bàn:

* Thành lập phường Điện Thắng Bắc trên cơ sở toàn bộ xã Điện Thắng Bắc. Phường Điện Thắng Bắc có 3,79 km2 diện tích tự nhiên và 7.670 nhân khẩu.

* Thành lập phường Điện Thắng Trung trên cơ sở toàn bộ xã Điện Thắng Trung. Phường Điện Thắng Trung có 3,78 km2 diện tích tự nhiên và 8.553 nhân khẩu.

* Thành lập phường Điện Thắng Nam trên cơ sở toàn bộ xã Điện Thắng Nam. Phường Điện Thắng Nam có 5,38 km2 diện tích tự nhiên và 7.480 nhân khẩu.

* Thành lập phường Điện Minh trên cơ sở toàn bộ xã Điện Minh. Phường Điện Minh có 7,57 km2 diện tích tự nhiên và 11.558 nhân khẩu.

* Thành lập phường Điện Phương trên cơ sở toàn bộ xã Điện Phương. Phường Điện Phương có 9,94 km2 diện tích tự nhiên và 15.129 nhân khẩu.

+ Huyện Nông Sơn:

Thành lập thị trấn Trung Phước thuộc huyện Nông Sơn trên cơ sở toàn bộ xã Quế Trung. Thị trấn Trung Phước có 49,24 km2 diện tích tự nhiên và 11.466 nhân khẩu.

2. Số lượng ĐVHC các cấp đến thời điểm lập Đề án:

Tỉnh Quảng Nam hiện có 18 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện, được chia thành 241 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 30 phường, 14 thị trấn, 197 xã.

II. ĐVHC CÁC CẤP CỦA TỈNH QUẢNG NAM

1. Tỉnh Quảng Nam:

1.1. Diện tích tự nhiên: 10.574,87 km2.

1.2. Quy mô dân số: 1.766.767 người.

1.3. Các chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Quảng Nam

1.3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Năm 2023 tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Nam ước giảm 8,25% so với năm 2022, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản không bị ảnh hưởng nhiều, vẫn giữ mức tăng 3,5%; khu vực dịch vụ tăng 4,6% nhưng khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 21,7% so với năm 2022, riêng công nghiệp giảm 24,3%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 9,1%.

Nguyên nhân chủ yếu là do ngành công nghiệp của tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình hình thế giới biến động phức tạp, kinh tế phục hồi chậm, suy giảm nhu cầu tiêu dùng, khó khăn trong thị trường tiêu thụ, nhất là ô tô. Ngoài ra, do năm 2022, tốc độ tăng trưởng của tỉnh khá cao 10,3%; đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây nên các năm sau để tăng trưởng 1% thì giá trị tổng sản phẩm GRDP là khá cao, rất khó để thực hiện.

1.3.2. Quy mô nền kinh tế:

Quy mô nền kinh tế (giá hiện hành) năm 2023 khoảng 112,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,2 nghìn tỷ đồng so với năm 2022. Cơ cấu kinh tế khu vực nông - lâm - thủy sản 14,8%; công nghiệp và xây dựng 29,8%; trong đó, công nghiệp chiếm 24%; dịch vụ 35,5%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp 19,8%. GRDP bình quân đầu người năm 2023 khoảng 74 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 48,2 triệu đồng/người/năm, tăng gần 5% so với năm 2022.

a) Công nghiệp, xây dựng

Tốc độ tăng trưởng khu vục công nghiệp - xây dựng giảm 21,7% so với năm 2022, riêng công nghiệp giảm hơn 24,3%. Tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa phục hồi hoàn toàn sau dịch bệnh thì phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức suy thoái toàn cầu, dẫn đến suy giảm nhu cầu tiêu dùng, thiếu hụt đơn hàng, chi phí sản xuất tăng cao, nguồn nguyên, vật liệu khan hiếm,… đã tạo ra áp lực lớn đối với các doanh nghiệp trong việc duy trì sản xuất. Riêng ngành sản xuất và lắp ráp ô tô các chỉ số khối lượng sản xuất, khối lượng tiêu thụ, doanh thu đều giảm hơn 10%, dẫn đến chỉ số chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2023 giảm hơn 22,7%.

Hoạt động xây dựng gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do sức ép lạm phát, thiếu nguyên liệu đất đắp, giá cát tăng, tỷ giá, lãi suất gia tăng; nhiều yếu tố đầu vào, chi phí sản xuất kinh doanh cao; tình hình xây dựng các dự án đầu tư tư khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, nhiều dự án nhà ở, thương mại dịch vụ chậm tiến độ; lĩnh vực kinh doanh bất động sản chưa phục hồi... dẫn đến tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng giảm 3,1% so với năm 2022.

b) Hoạt động thương mại - dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ năm 2023 hơn 4,6%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2023 ước hơn 71 nghìn tỷ đồng, tăng gần 11% so với năm 2022. Tổng giá trị xuất nhập khẩu hơn 5,9 tỷ USD, tăng hơn 9%; trong đó, xuất khẩu hơn 2,3 tỷ USD, tăng 8,2%; nhập khẩu gần 3,6 tỷ USD, tăng 9,6%/năm. Cơ cấu hàng hóa xuất khâu cải thiện theo hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng hàm lượng xuất khẩu các sản phẩm chế biến, chế tạo với thị trường xuất khẩu được mở rộng hơn 60 quốc gia.

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, suy thoái kinh tế; tuy nhiên, nhờ tổ chức phát động nhiều hình thức kích cầu, thu hút khách du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ, tạo mới các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt nên ngành du lịch có nhiều khởi sắc, khách du lịch nội địa và quốc tế đều tăng. Tổng lượt khách tham quan, lưu trú năm 2023 hơn 7,5 triệu lượt, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2022; trong đó, khách quốc tế gần 3,9 triệu lượt, tăng 5,6 lần. Doanh thu du lịch năm 2023 ước đạt 7.950 tỷ đồng, tăng 2 lần so với năm trước. Thu nhập xã hội từ du lịch khoảng 18.683 tỷ đồng. Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch được nâng cấp và đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại. Hệ thống khách sạn, các khu du lịch nghỉ dưỡng, điểm vui chơi giải trí và dịch vụ hỗ trợ ngày càng được mở rộng cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh lên hơn 846 cơ sở với khoảng 17.374 phòng

c) Nông, lâm, thủy sản

Tăng trưởng hơn 3,5%. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm khoảng 144,3 nghìn ha; trong đó, diện tích gieo cấy lúa gần 83 nghìn ha, năng suất bình quân 56,3 tạ/ha, tăng 3,3 tạ/ha; sản lượng ước đạt 467 nghìn tấn, tăng 25,9 nghìn tấn so với năm 2022. Chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi khép kín, an toàn sinh học, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao được mở rộng; nhiều mô hình chăn nuôi hữu cơ đã hình thành và đang được phổ biến, nhân rộng. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, áp dụng công nghệ cao hoặc chăn nuôi theo chuỗi, khép kín từ con giống, vật tư đầu vào đến sản xuất và chế biến, tiêu thụ.

Thời tiết thuận lợi cho các hoạt động khai thác thủy sản, cùng với các chính sách hỗ trợ ngư dân của Chính phủ tiếp tục thực hiện có hiệu quả; dịch vụ hậu cần nghề cá, tổ hợp tác khai thác thủy sản trên biển phát triển; nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thủy sản tăng cao và được giá, nhiều tàu thuyền yên tâm bám biển, nhất là tàu khai thác xa bờ. Tổng sản lượng thủy sản năm 2023 ước đạt 129,8 nghìn tấn, tăng 1,5% so với năm 2022; trong đó sản lượng khai thác gần 102,5 nghìn tấn; sản lượng thủy sản nuôi trồng hơn 27,3 nghìn tấn.

Diện tích rừng trồng mới tập trung hơn 22 nghìn ha, tăng 1,2%, sản lượng gỗ khai thác hơn 1.670 nghìn m3, tăng 2,4% so với năm 2022. Thực hiện khoán bảo vệ rừng phòng hộ; khoanh nuôi tái sinh rừng với hơn 4.019 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 58,82%.

d) Thu, chi ngân sách

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2023 là 25.066 tỷ đồng, đạt 93,95% so với dự toán; trong đó, thu nội địa 21.626 tỷ đồng, đạt 103,57% dự toán. Trong 21 khoản thu nội địa, có 12 khoản thu đạt và vượt dự toán với số thu 5.076 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,5% tổng thu nội địa; 09 khoản thu không đạt dự toán với số thu 16.550 tỷ đồng, chiếm 76,5%, trong đó có nguồn thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu (63,37%) nhưng ước thu chỉ đạt 96,09% dự toán. Thu xuất nhập khẩu ước đạt 3.304 tỷ đồng, đạt 56,97% dự toán, bằng 48,78% so với số thực thu năm 2022.

Chi ngân sách địa phương cơ bản bám sát dự toán và tiến độ thu, kịp thời giải quyết các chế độ, chính sách an sinh xã hội, hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2023 là 42.115 tỷ đồng, đạt 127% dự toán; trong đó, chi cân đối ngân sách địa phương là 38.664 tỷ đồng, đạt 132% dự toán; chi từ nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu là 3.387 tỷ đồng, đạt 88% dự toán; chi chuyển nguồn sang năm sau là 19.125 tỷ đồng.

đ) Hoạt động đầu tư, xây dựng

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên 35.491 tỷ đồng, chiếm 31,4% GRDP. Trong đó, nguồn vốn đầu tư thuộc khu vục nhà nước chiếm hơn 24,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, vốn đầu tư khu vục ngoài nhà nước chiếm hơn 55,6% và vốn đầu tư khu vực FDI chiếm tỷ lệ gần 20%.

1.3.3. Các lĩnh vực văn hoá xã hội

Giáo dục và đào tạo phát triền toàn diện cả quy mô và chất lượng, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia được nâng lên, hiện có 547 trường học đạt chuẩn, chiếm tỉ lệ 75,9%; giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc được quan tâm; thực hiện tốt chuyển đổi số trong giáo dục; công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống được quan tâm. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đáp ứng yêu cầu; chất lượng giáo dục có nhiều khởi sắc, nhất là chất lượng giáo dục mũi nhọn. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt kết quả khá cao. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tiểu học và trung học cơ sở. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy học.

Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư thực hiện có hiệu quả. Triển khai thực hiện các nội dung Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Khảo sát, kiểm kê, xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghề chế biến Mỳ Quảng; đề nghị xếp hạng di tích quốc gia Mộ chí sĩ Đỗ Đăng Tuyển, Địa điểm Chiến thắng Bồ Bồ, Mộ Phạm Phú Thứ. Thoả thuận lập hồ sơ di tích quốc gia Lăng mộ Mạc Cảnh Huống. Tham gia và tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, hội nghị, hội thảo quốc tế, tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Quảng Nam đến bạn bè quốc tế nhân các sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch trong nước và nước ngoài.

Hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng được quan tâm. và đạt nhiều kết quả trên một sổ lĩnh vực, nhất là công tác quản lý tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng; xác lập, bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa đặc trưng, làng nghề truyền thống, chủ lực của tỉnh. Chú trọng gắn khoa học và công nghệ với sản xuất kinh doanh, nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại kết quả cao. Đã đặt hàng thực hiện nhiều nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia. Các đề tài trong lĩnh vục khoa học xã hội, nhân văn đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, văn hóa của tỉnh.

Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho các gia đình chính sách. Triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người có công xây dụng nhà ở theo Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Thực hiện chi trả các chế độ trợ cấp và các chính sách trợ giúp của Nhà nước đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khác kịp thời, đúng quy định, nhất là công tác lập danh sách mua và cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội và thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động.

Công tác y tế, chăm, sóc sức khỏe Nhân dân ngày càng được cải thiện. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị và mở rộng các cơ sở y tế, các Bệnh viện tỉnh, Trung tâm y tế huyện, các Trạm y tế xã; đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân và công tác phòng chống dịch bệnh. Đến năm 2023, dự kiến có 11,4 bác sỹ/1vạn dân; 48,3 giường bệnh/1vạn dân , tăng 3,1 giường/1vạn dân so với năm 2022. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ước đến cuối năm 2023 đạt 96,1%. Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác được tập trung thực hiện. Tiêm chủng mở rộng và tiêm vắc xin phòng Covid-19 được duy trì đầy đủ, đảm bảo kế hoạch.

Công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm được các cấp, ngành quan tâm thực hiện; giáo dục, đào tạo được quan tâm với kết quả nổi bật; nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, lễ hội truyền thống được tổ chức thành công, sôi nổi. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; đời sống Nhân dân được quan tâm.

Năm 2023, tuyển sinh đào tạo nghề được hơn 122,5 nghìn lượt người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 65% (năm 2020) lên 72,2% (năm 2023); giải ngân 1.944 tỷ đồng từ nguồn giải quyết việc làm, giải quyết việc làm mới cho 38.480 lao động; vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa và bảo trợ trẻ em được hơn 39,4 tỷ đồng.

1.3.4. Quốc phòng - an ninh

Công tác quốc phòng, quân sự địa phương của tỉnh được triển khai thực hiện chặt chẽ, đúng quy định. Công tác diễn tập đạt kết quả tốt; chế độ sẵn sàng chiến đấu ở các cấp được duy trì nghiêm túc. Tiềm lực khu vực phòng thủ được tăng cường, củng cố. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn, gọi công nhân nhập ngũ, giao quân hằng năm đạt 100% chỉ tiêu.

Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định; theo dõi nắm chắc tình hình, đảm bảo an ninh, an toàn, góp phần tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ và các sự kiện lớn của tỉnh. Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; đồng loạt ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, điều tra xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, triệt xóa các tụ điểm phức tạp về tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo tốt tinh hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

Triển khai hoàn thành tốt nhiệm vụ đối ngoại trên các mặt công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Quảng Nam với những đối tác của các quốc gia trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 và hậu Covid-19, đặc biệt là các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản,... Duy trì, phát triển toàn diện mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông kết nghĩa. Tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, giao lưu, quảng bá văn hóa Quảng Nam với bạn bè quốc tế. Đón tiếp chu đáo, trọng thị các đoàn khách quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao đến thăm, làm việc tại địa phương. Thực hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng; tăng cường hợp tác với các lực lượng của Lào trong quản lý, bảo vệ biên giới, cửa khẩu, đấu tranh phòng, chống tội phạm và phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn; không ngừng củng cố, tăng cường mối quan hệ với cấp ủy, chính quyển địa phương, lực lượng vũ trang và Nhân dân hai bên biên giới.

2. Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện:

2.1. Số lượng ĐVHC cấp huyện:

Tỉnh Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó gồm:

- 15 huyện: Phú Ninh, Núi Thành, Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My, Thăng Bình, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Phước Sơn, Đại Lộc, Quế Sơn, Nông Sơn, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang

- 01 thị xã: Thị xã Điện Bàn

- 02 thành phố: Thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An

Thống kê hiện trạng diện tích, dân số các ĐVHC cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

TT

Tên ĐVHC

KV miền núi, vùng cao

Khu vực hải đảo

Khu vực đồng bằng trung du

Diện tích tự nhiên (km2)

Diện tích đạt tỉ lệ % so với quy định

Dân số trung bình năm (người)

Dân số đạt tỉ lệ % so với quy định

I

Thành phố

1

Tam Kỳ

93,97

62,65

137.748

91,83

2

Hội An

x

63,55

42,37

110.995

147,99

II

Thị xã

1

Điện Bàn

x

216,33

108,17

244.458

244,46

III

Huyện

1

Phú Ninh

x

255,65

56,81

93.461

77,88

2

Núi Thành

x

555,95

123,54

177.361

147,80

3

Tiên Phước

x

454,55

53,48

85.046

106,31

4

Bắc Trà My

x

846,99

99,65

48.357

172,70

5

Nam Trà My

x

826,38

97,22

33.415

208,84

6

Thăng Bình

x

412,24

91,61

214.031

178,36

7

Duy Xuyên

x

308,75

68,61

151.249

126,04

8

Hiệp Đức

x

496,88

58,46

47.473

59,34

9

Phước Sơn

x

1.153,34

135,69

29.664

37,08

10

Đại Lộc

x

579,06

128,68

176.717

147,26

11

Quế Sơn

x

257,46

57,21

104.128

86,77

12

Nông Sơn

x

471,64

55,49

35.438

44,30

13

Nam Giang

x

1.846,60

217,25

29.463

147,32

14

Đông Giang

x

821,85

96,69

28.369

141,85

15

Tây Giang

x

913,68

107,49

19.394

121,21

Tỉnh Quảng Nam

10.574,87

1.766.767

2.2. Số lượng ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp:

Tỉnh Quảng Nam có 02 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025, cụ thể:

- Huyện Hiệp Đức: Huyện Hiệp Đức có diện tích tự nhiên 496,88 km2 (đạt tỷ lệ 58,46%), dân số 47.473 người (đạt tỷ lệ 59,34%)

- Huyện Nông Sơn: Huyện Nông Sơn có diện tích tự nhiên là 471,64 km2(đạt tỷ lệ 55,49%), dân số 35.438 người (đạt tỷ lệ 44,30%).

2.3. Số lượng ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp: 01 đơn vị: huyện Hiệp Đức.

2.4. Số lượng ĐVHC cấp huyện thuộc diện khuyến khích sắp xếp: không

2.5. Số lượng ĐVHC cấp huyện liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp:

- 01 đơn vị: Huyện Quế Sơn.

3. Số lượng ĐVHC cấp xã:

Số lượng ĐVHC cấp xã: Tỉnh Quảng Nam có 241 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có: 197 xã, 14 thị trấn, 30 phường.

3.1. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp: 14 đơn vị, trong đó:

- 04 phường:

+ Phường Minh An và phường Sơn Phong thuộc thành phố Hội An;

+ Phường An Xuân và phường Phước Hoà thuộc thành phố Tam Kỳ.

- 01 thị trấn: thị trấn Phú Thịnh thuộc huyện Phú Ninh.

- 09 xã:

+ Xã Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ);

+ Các xã: Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Chánh (huyện Thăng Bình);

+ Xã Duy Thu (huyện Duy Xuyên);

+ Xã Tiên Cẩm (huyện Tiên Phước);

+ Xã Sơn Viên (huyện Nông Sơn);

+ Xã Hiệp Thuận (huyện Hiệp Đức);

+ Xã Cẩm Kim (thành phố Hội An).

3.2. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp: 04 đơn vị (2 xã, 2 phường)

- Thành phố Hội An gồm:

+ Phường Minh An

+ Phường Sơn Phong

+ Xã Cẩm Kim

- Thành phố Tam Kỳ

+ Xã Tam Thanh

3.3. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp: Không có

3.4. Số lượng ĐVHC cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: 06 đơn vị hành chính liền kề có liên quan chịu ảnh hưởng khi thực hiện phương án sắp xếp. Cụ thể:

- Xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn;

- Xã Hiệp Hoà, huyện Hiệp Đức;

- Xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên;

- Xã Bình Phú, huyện Thăng Bình;

- Xã Tiên Sơn, huyện Tiên Phước;

- Xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh.

III. HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP HUYỆN THỰC HIỆN SẮP XẾP

1. Hiện trạng ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp

1.1. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: Huyện Hiệp Đức.

1.1.1. Thuộc khu vực: Miền núi; có yếu tố đặc thù: Có vị trí biệt lập, khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với đơn vị hành chính liền kề, có đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hoá.

1.1.2. Diện tích tự nhiên: 496,88 km2.

1.1.3. Quy mô dân số: 47.473 người.

1.1.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 4.833 người (chiếm tỷ lệ 10,18%)

1.1.5. Số ĐVHC trực thuộc: 11 đơn vị (có 10 xã, 01 thị trấn).

1.1.6. Các chính sách đặc thù đang hưởng:

- Xã Phước Gia, xã Phước Trà, xã Sông Trà được hưởng hệ số phụ cấp khu vực 0,5.

- Xã Thăng Phước hưởng hệ số phụ cấp khu vực 0,3.

- Các xã Quế Bình, Hiệp Thuận, Hiệp Hoà, Quế Lưu, Bình Sơn hưởng hệ số phụ cấp khu vực 0,2

- Thị trấn Tân Bình, xã Bình Lâm, Quế Thọ hưởng hệ số phụ cấp khu vực 0,1

- Xã Sông Trà, xã Phước Trà là xã An toàn khu.

1.1.7. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Các huyện: Nông Sơn, Quế Sơn, Tiên Phước, Bắc Trà My, Phước Sơn, Thăng Bình.

1.2. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: Huyện Nông Sơn.

1.2.1. Thuộc khu vực: Miền núi; có yếu tố đặc thù: Không có.

1.2.2. Diện tích tự nhiên: 471,64 km2.

1.2.3. Quy mô dân số: 35.438 người.

1.2.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 34 người.

1.2.5. Số ĐVHC trực thuộc: 06 đơn vị hành chính cấp xã (05 xã, 01 thị trấn)

1.2.6. Các chính sách đặc thù đang hưởng: các xã trên địa bàn huyện được hưởng hệ số phụ cấp khu vực

- Xã Quế Lâm hưởng hệ số phụ cấp khu vực 0,3.

- Xã Phước Ninh, xã Ninh Phước hưởng hệ số phụ cấp khu vực 0,2.

- Thị trấn Trung Phước, xã Sơn Viên, xã Quế Lộc hưởng hệ số phụ cấp khu vực 0,1.

1.2.7. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: các huyện: Nam Giang, Hiệp Đức, Quế Sơn, Duy Xuyên, Phước Sơn, Đại Lộc.

2. Hiện trạng ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp: Huyện Hiệp Đức

2.1. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: Huyện Hiệp Đức

2.1.1. Thuộc khu vực: Miền núi; có yếu tố đặc thù: Có đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hoá.

2.1.2. Diện tích tự nhiên: 496,88 km2.

2.1.3. Quy mô dân số: 47.473 người.

2.1.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 4.833 người (chiếm tỷ lệ 10,18%).

2.1.5. Số ĐVHC trực thuộc: 11 đơn vị (trong đó có 10 xã, 01 thị trấn).

2.1.6. Các chính sách đặc thù đang hưởng:

- Xã Phước Gia, xã Phước Trà, xã Sông Trà được hưởng hệ số phụ cấp khu vực 0,5.

- Xã Thăng Phước hưởng hệ số phụ cấp khu vực 0,3.

- Các xã Quế Bình, Hiệp Thuận, Hiệp Hoà, Quế Lưu, Bình Sơn hưởng hệ số phụ cấp khu vực 0,2

- Thị trấn Tân Bình, xã Bình Lâm, Quế Thọ hưởng hệ số phụ cấp khu vực 0,1

- Xã Sông Trà, xã Phước Trà là xã An toàn khu.

3. Hiện trạng ĐVHC cấp huyện thuộc diện khuyến khích sắp xếp: Không có

4. Hiện trạng ĐVHC cấp huyện liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp:

4.1. Tên ĐVHC: Huyện Quế Sơn.

4.1.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Không có.

4.1.2. Diện tích tự nhiên: 257,46 km2.

4.1.3. Quy mô dân số: 104.128 người.

4.1.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

4.1.5. Số ĐVHC trực thuộc: 13 đơn vị (11 xã, 02 thị trấn).

4.1.6. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Hiện có xã Quế Phong là xã An toàn khu.

4.1.7. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: huyện Duy Xuyên, huyện Hiệp Đức, huyện Thăng Bình, huyện Nông Sơn.

IV. HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ THỰC HIỆN SẮP XẾP

1. Hiện trạng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp

1.1. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: Phường Phước Hoà, thành phố Tam Kỳ.

1.1.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Không có

1.1.2. Diện tích tự nhiên: 0,66 km2.

1.1.3. Quy mô dân số: 5.627 người.

1.1.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 165 người, chiếm tỷ lệ 2,93%;

trong đó: 163 người Hoa, 02 người dân tốc thiểu số khác.

1.1.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

1.1.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường An Phú, phường Hoà Hương, phường An Mỹ, phường An Xuân, phường An Sơn, phường Tân Thạnh.

1.2. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: Phường An Xuân, thành phố Tam Kỳ.

1.2.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Không có.

1.2.2. Diện tích tự nhiên: 1,09 km2.

1.2.3. Quy mô dân số: 12.953 người.

1.2.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 107 người, chiếm tỷ lệ 0,83%;

trong đó: 99 người Hoa, 08 người dân tốc thiểu số khác.

1.2.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

1.2.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phường Phước Hoà, phường Trường Xuân, phường An Sơn, phường An Mỹ.

1.3. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình.

1.3.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Không có.

1.3.2. Diện tích tự nhiên: 15,79 km2.

1.3.3. Quy mô dân số: 5.130 người.

1.3.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

1.3.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

1.3.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Bình Quý, Xã Bình Trị, Xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình; Xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn.

1.4. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình.

1.4.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Không có.

1.4.2. Diện tích tự nhiên: 17,42 km2.

1.4.3. Quy mô dân số: 5.090 người.

1.4.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

1.4.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

1.4.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Bình Quý, Xã Bình Trị, Xã Bình Định Bắc, Xã Bình Phú.

1.5. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: xã Bình Chánh, huyện Thăng Bình.

1.5.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Không có.

1.5.2. Diện tích tự nhiên: 15,55 km2.

1.5.3. Quy mô dân số: 5.078 người.

1.5.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

1.5.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

1.5.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Bình Tú, xã Bình Phú, xã Bình Quế, xã Bình Trung, xã Bình Quý.

1.6. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên.

1.6.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Không có.

1.6.2. Diện tích tự nhiên: 12,92 km2

1.6.3. Quy mô dân số: 5.313 người.

1.6.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

1.6.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

1.6.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Duy Tân, xã Duy Phú (Duy Xuyên); xã Quế Trung (Nông Sơn); xã Đại Thạnh (Đại Lộc).

1.7. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: Xã Tiên Cẩm, huyện Tiên Phước.

1.7.1. Thuộc khu vực: Miền núi; có yếu tố đặc thù: Không có.

1.7.2. Diện tích tự nhiên: 16,51 km2.

1.7.3. Quy mô dân số: 3.207 người.

1.7.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

1.7.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

1.7.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước; xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức; xã Bình Phú, huyện Thăng Bình, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh.

1.8. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: Xã Sơn Viên, huyện Nông Sơn.

1.8.1. Thuộc khu vực: Miền núi; có yếu tố đặc thù: Được hưởng hệ số phụ cấp khu vực.

1.8.2. Diện tích tự nhiên: 28,46 km2.

1.8.3. Quy mô dân số: 3.190 người.

1.8.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 02 người.

1.8.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

1.8.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Quế Lộc, thị trấn Trung Phước thuộc huyện Nông Sơn; xã Duy Phú, xã Duy Sơn thuộc huyện Duy Xuyên; xã Quế Long thuộc huyện Quế Sơn.

1.9. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức.

1.9.1. Thuộc khu vực: Miền núi; có yếu tố đặc thù: Không có

1.9.2. Diện tích tự nhiên: 30,75 km2.

1.9.3. Quy mô dân số: 2.018 người.

1.9.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 02 người.

1.9.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Được hưởng phụ cấp khu vực 0,2.

1.9.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Hiệp Hòa, xã Quế Thọ, thị trấn Tân Bình (huyện Hiệp Đức); xã Quế Lộc, xã Ninh Phước (huyện Nông Sơn).

1.10. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: Thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh.

1.10.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Không có.

1.10.2. Diện tích tự nhiên: 6,48 km2.

1.10.3. Quy mô dân số: 5.321 người.

1.10.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

1.10.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

1.10.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Tam Phước, xã Tam Đàn, xã Tam Vinh, xã Tam Dân, xã Tam Thái.

1.11. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: Phường Minh An, thành phố Hội An

1.11.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Có địa giới đơn vị hành chính hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào. Nằm trên địa bàn được UNESCO công nhận có di sản văn hoá thế giới.

1.11.2. Diện tích tự nhiên: 0,70 km2.

1.11.3. Quy mô dân số: 7.914 người.

1.11.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

1.11.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

1.11.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường Sơn Phong, phường Cẩm Phô, phường Cẩm Nam, xã Cẩm Kim.

1.12. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: Phường Sơn Phong, T.P Hội An

1.12.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Có địa giới đơn vị hành chính hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào. Nằm trên địa bàn được UNESCO công nhận có di sản văn hoá thế giới.

1.12.2. Diện tích tự nhiên: 0,68 km2.

1.12.3. Quy mô dân số: 5.763 người.

1.12.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 1496 người (dân tộc Hoa).

1.12.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

1.12.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Cẩm Châu, phường Tân An, phường Minh An, phường Cẩm Nam.

1.13. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: Xã Cẩm Kim, thành phố Hội An.

1.13.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Có địa giới đơn vị hành chính hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào. Có vị trí biệt lập, tách biệt với các đơn vị hành chính liền kề.

1.13.2. Diện tích tự nhiên: 4,19 km2.

1.13.3. Quy mô dân số: 5.006 người.

1.13.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

1.13.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

1.13.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường Cẩm Nam, phường Thanh Hà, phường Minh An; xã Duy Vinh và xã Duy Phước thuộc huyện Duy Xuyên; phường Điện Phương thuộc Điện Bàn.

1.14. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: Xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ.

1.14.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Xã có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh.

1.14.2. Diện tích tự nhiên: 5,45 km2.

1.14.3. Quy mô dân số: 6.923 người.

1.14.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

1.14.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

1.14.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Tam Phú; xã Tam Tiến thuộc huyện Núi Thành, xã Bình Nam thuộc huyện Thăng Bình.

2. Hiện trạng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp: 04 đơn vị

2.1. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: Phường Minh An, thành phố Hội An

2.1.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Có địa giới đơn vị hành chính hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào. Nằm trên địa bàn được UNESCO công nhận có di sản văn hoá thế giới.

2.1.2. Diện tích tự nhiên: 0,70 km2.

2.1.3. Quy mô dân số: 7.914 người.

2.1.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 1496 người (dân tộc Hoa).

2.1.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

2.1.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường Sơn Phong, phường Cẩm Phô, phường Cẩm Nam, xã Cẩm Kim.

2.2. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: Phường Sơn Phong, T.P Hội An

2.2.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Có địa giới đơn vị hành chính hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào. Nằm trên địa bàn được UNESCO công nhận có di sản văn hoá thế giới.

2.2.2. Diện tích tự nhiên: 0,68 km2.

2.2.3. Quy mô dân số: 5.763 người.

2.2.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

2.2.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

2.2.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Cẩm Châu, phường Tân An, phường Minh An, phường Cẩm Nam.

2.3. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: Xã Cẩm Kim, thành phố Hội An.

2.3.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Có địa giới đơn vị hành chính hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào. Có vị trí biệt lập, tách biệt với các đơn vị hành chính liền kề.

2.3.2. Diện tích tự nhiên: 4,19 km2.

2.3.3. Quy mô dân số: 5.006 người.

2.3.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

2.3.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

2.3.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường Cẩm Nam, phường Thanh Hà, phường Minh An; xã Duy Vinh và xã Duy Phước thuộc huyện Duy Xuyên; phường Điện Phương thuộc Điện Bàn.

2.4. Tên ĐVHC thuộc diện sắp xếp: Xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ.

2.4.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Xã có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh.

2.4.2. Diện tích tự nhiên: 5,45 km2.

2.4.3. Quy mô dân số: 6.923 người.

2.4.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

2.4.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

2.4.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Tam Phú; xã Tam Tiến thuộc huyện Núi Thành, xã Bình Nam thuộc huyện Thăng Bình.

3. Hiện trạng ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp: Không có

4. Hiện trạng ĐVHC cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: có 06 đơn vị

4.1. Tên ĐVHC cấp xã: Xã Quế Lộc. huyện Nông Sơn.

4.1.1. Thuộc khu vực: Miền núi; có yếu tố đặc thù: Không.

4.1.2. Diện tích tự nhiên: 34,84 km2.

4.1.3. Quy mô dân số: 6.484 người.

4.1.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 07 người.

4.1.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Được hưởng phụ cấp khu vực 0,2.

4.1.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Thị trấn Trung Phước, xã Sơn Viên (Nông Sơn); xã Quế Long (huyện Quế Sơn); xã Hiệp Hòa (huyện Hiệp Đức).

4.2. Tên ĐVHC cấp xã: Xã Hiệp Hòa thuộc huyện Hiệp Đức.

4.2.1. Thuộc khu vực: Miền núi; có yếu tố đặc thù: Không có.

4.2.2. Diện tích tự nhiên: 60,53 km2.

4.2.3. Quy mô dân số: 2.402 người.

4.2.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

4.2.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Được hưởng phụ cấp khu vực 0,2.

4.2.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Sông Trà, xã Hiệp Thuận; xã Phước Hiệp (huyện Phước Sơn); xã Quế Lâm, xã Ninh Phước (huyện Nông Sơn).

4.3. Tên ĐVHC cấp xã: Xã Bình Phú, huyện Thăng Bình.

4.3.1. Thuộc khu vực: Miền núi; có yếu tố đặc thù: Không có.

4.3.2. Diện tích tự nhiên: 28,19 km2.

4.3.3. Quy mô dân số: 4.658 người.

4.3.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

4.3.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: không có.

4.3.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Bình Chánh, xã Bình Quế, xã Bình Định Nam, xã Bình Trị; xã Tiên Sơn, xã Tiên Cẩm (huyện Tiên Phước); xã Tam Lộc (huyện Phú Ninh).

4.4. Tên ĐVHC cấp xã: Xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh.

4.4.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Không có.

4.4.2. Diện tích tự nhiên: 13,84 km2.

4.4.3. Quy mô dân số: 5.607 người.

4.4.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

4.4.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

4.4.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Tam Dân, xã Tam Phước, thị trấn Phú Thịnh, xã Tam Lộc, xã Tiên Phong (Tiên Phước).

4.5. Tên ĐVHC cấp xã: Xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên.

4.5.1. Thuộc khu vực: Đồng bằng; có yếu tố đặc thù: Không có.

4.5.2. Diện tích tự nhiên: 8,64 km2.

4.5.3. Quy mô dân số: 6.345 người.

4.5.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: Không có.

4.5.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

4.5.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Duy Hòa, xã Duy Thu, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên; xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc.

4.6. Tên ĐVHC cấp xã: Xã Tiên Sơn, huyện Tiên Phước.

4.6.1. Thuộc khu vực: Miền núi; có yếu tố đặc thù: Không có.

4.6.2. Diện tích tự nhiên: 23,6 km2.

4.6.3. Quy mô dân số: 4.175 người.

4.6.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 02 người.

4.6.5. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.

4.6.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Tiên Cẩm, huyện Tiên Phước; xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức; xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh.

(Chi tiết nêu tại các Phụ lục 2-1A, 2-1B, 2-1C, 2-2A, 2-2B, 2-2C kèm theo)

Phần III

PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

I. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN

1. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp

1.1. Sắp xếp ĐVHC nông thôn cấp huyện thành ĐVHC nông thôn cùng cấp:

1.1.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Nông Sơn (diện tích tự nhiên là 471,64 km2, đạt 55,49% so với tiêu chuẩn; dân số 35.438 người, đạt 44,30% so với tiêu chuẩn) và huyện Quế Sơn (diện tích 257,46 km2, đạt 57,21% so với tiêu chuẩn; dân số 104.128 người, đạt 86,77% so với tiêu chuẩn)

Thành lập huyện Quế Sơn mới trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

- Cơ sở và lý do của việc sáp nhập huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn để thành lập huyện Quế Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam

Theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, huyện Nông Sơn là đơn vị hành chính cấp huyện chưa đạt 70% cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2030; huyện Quế Sơn là đơn vị hành chính cấp huyện liền kề chưa đạt 100% cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2026-2030. Do đó, việc sáp nhập huyện Nông Sơn (thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025) và huyện Quế Sơn trong giai đoạn 2026 - 2030 đảm bảo tính tiếp nối giữa hai giai đoạn, phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 2646/TB-TTKQH ngày 19/7/2023 và của Bộ Nội vụ tại Công văn số 7500/BNV-CQĐP ngày 19/12/2023; giải quyết được việc sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030 đối với huyện Quế Sơn (theo chỉ đạo của Bộ Nội vụ tại khoản 2 Công văn số 3604/BNV-CQĐP ngày 12/7/2023).

Tỉnh Quảng Nam xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn trên cơ sở Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc lựa chọn phương án sáp nhập huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn phù hợp định hướng tại Quyết định 72/QĐ-TTg ngày 17/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050với mục tiêu đến năm 2030, vùng huyện Quế Sơn, Nông Sơn là vùng phát triển du lịch làng quê sông nước, công nghiệp, dịch vụ, thương mại gắn với nông lâm, khoáng sản; cung cấp nguyên vật liệu chế biến nông lâm sản gắn với phát triển các làng nghề truyền thống; thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, chăn nuôi, sản xuất vật liệu xây dựng...

Huyện Nông Sơn được thành lập ngày 08/4/2008 theo Nghị định số 42/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quế Sơn để thành lập huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Như vậy hai huyện có nguồn gốc từ một huyện trước đây, có sự tương đồng về truyền thống văn hoá, phong tục tập quán. Việc sáp nhập nguyên trạng huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn hình thành một đơn vị hành chính mới không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân; đảm bảo về quy mô diện tích và dân số. Giao thông đi lại từ trung tâm huyện Quế Sơn đến trung tậm huyện Nông Sơn tương đối thuận lợi. Do đó, việc sáp nhập huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn được Nhân dân hai huyện đồng thuận và ủng hộ.

- Cơ sở, lý do đặt tên gọi của đơn vị hành chính mới sau sáp nhập huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn là huyện Quế Sơn

Địa danh Quế Sơn đã có từ năm 1836 (Thời Minh Mạng thứ 16) khi Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà chia tách tỉnh Quảng Nam thành 02 tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Khi đó Quế Sơn là một trong chín quận của tỉnh Quảng Nam. Từ đó địa danh Quế Sơn đã được sử dụng liên tục đến thời điểm hiện nay. Ngày 08/4/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2008/NĐ-CP điều chỉnh diện tích, dân số của huyện Quế Sơn để thành lập huyện Nông Sơn. Như vậy, huyện Quế Sơn và huyện Nông Sơn có cùng nguồn gốc; tên gọi Quế Sơn đã có từ lâu đời; phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hoá và nguyện vọng của Nhân dân. Việc chọn tên Quế Sơn để đặt cho đơn vị hành chính mới đã được UBND huyện Quế Sơn thống nhất tại Báo cáo số 255/BC-UBND ngày 02/5/2024 và UBND huyện Nông Sơn thống nhất tại Báo cáo số 101/BC-UBND ngày 23/4/2024. Việc đặt tên cho đơn vị hành chính mới là huyện Quế Sơn được Nhân dân huyện Quế Sơn và huyện Nông Sơn tán thành cao.

b) Kết quả sau khi sắp xếp thì huyện Quế Sơn mới có:

- Diện tích tự nhiên 729,10 km2 (đạt 112,70% so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số 139.566 người (đạt 131,07% so với tiêu chuẩn).

- Số người là dân tộc thiểu số: 34 người.

- Số đơn vị hành chính trực thuộc: 18 đơn vị hành chính cấp xã (3 thị trấn, 15 xã).

- Số đơn vị hành chính cùng cấp liền kề: huyện Duy Xuyên, huyện Hiệp Đức, huyện Thăng Bình, huyện Nam Giang, huyện Đại Lộc, huyện Phước Sơn.

- Nơi đặt trụ sở làm việc: Đặt tại trụ sở hiện nay của huyện Quế Sơn.

1.1.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Sơn Viên (diện tích tự nhiên 28,46 km2, đạt 56,92% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 3.190 người, đạt 63,80% so với tiêu chuẩn) và xã Quế Lộc (diện tích tự nhiên 34,84 km2, đạt 69,68% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 6.484 người, đạt 129,68% so với tiêu chuẩn)

Thành lập xã Quế Lộc mới trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Sơn Viên và xã Quế Lộc.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:

- Cơ sở và lý do của việc sắp xếp xã Sơn Viên và xã Quế Lộc:

Xã Sơn Viên tiếp giáp với xã Quế Lộc, hai địa phương tương đồng về phong tục tập quán, thuận lợi về giao thông đi lại, đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quy mô diện tích của xã Quế Lộc tương đối thấp (69,68%), việc nhập xã Sơn Viên vào xã Quế Lộc sẽ đảm bảo tiêu chuẩn quy mô diện tích của xã Quế Lộc.

- Cơ sở, lý do đặt tên gọi của đơn vị hành chính mới sau sáp nhập xã Sơn Viên và xã Quế Lộc là xã Quế Lộc:

Năm 2008, cùng với việc thành lập huyện Nông Sơn theo Nghị định số 42/2008/NĐ-CP ngày 08/4/2008 của Chính phủ, xã Sơn Viên cũng được chia tách từ xã Quế Lộc để thành lập ĐVHC xã mới, Như vậy, xã Sơn Viên và xã Quế Lộc có cùng nguồn gốc; tên gọi Quế Lộc đã có từ lâu đời; phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hoá và nguyện vọng của Nhân dân hai xã.

b) Kết quả sau khi sắp xếp thì xã Quế Lộc có:

- Diện tích tự nhiên: 63,30 km2, đạt 126,60% so với tiêu chuẩn.

- Quy mô dân số: 9.674 người, đạt 193,48% so với tiêu chuẩn.

- Số người dân là dân tộc thiểu số: 09 người.

- Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề: Thị trấn Trung Phước, xã Quế Long (Quế Sơn); xã Hiệp Hòa (Hiệp Đức); xã Duy Phú, xã Duy Sơn (Duy Xuyên).

- Nơi đặt trụ sở làm việc: Đặt tại trụ sở hiện nay của xã Quế Lộc.

2. Phương án sắp xếp ĐVHC nông thôn cấp huyện thuộc diện khuyến khích sắp xếp thành ĐVHC nông thôn cùng cấp: Không có

II. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ (không bao gồm các ĐVHC cấp xã trực thuộc các ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp đã nêu tại mục I phần này)

1. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp

1.1. Sắp xếp ĐVHC nông thôn cấp xã thành ĐVHC nông thôn cùng cấp:

1.1.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hiệp Thuận (diện tích tự nhiên: 30,75 km2, đạt 61,50% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 2.018 người, đạt 40,36% so với tiêu chuẩn) và xã Hiệp Hòa (diện tích tự nhiên: 60,53 km2, đạt 121,06% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 2.402 người, đạt 48,04% so với tiêu chuẩn).

Thành lập xã Quế Tân trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Hiệp Thuận và xã Hiệp Hòa.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:

- Cơ sở và lý do của việc sắp xếp xã Hiệp Thuận và xã Hiệp Hòa:

Xã Hiệp Hòa và xã Hiệp Thuận là 02 xã miền núi của huyện Hiệp Đức, quy mô dân số nhỏ, có sự tương đồng về địa hình, phong tục tập quán.

Về vị trí địa lý: Xã Hiệp Thuận và xã Hiệp Hòa là hai đơn vị hành chính liền kề, có chung đường địa giới hành chính; cùng nằm toàn bộ phía bờ Bắc của sông Tranh; chung tuyến đường ĐH.5.HĐ đi qua.

Giai đoạn năm 1982 - 1989, xã Hiệp Thuận và xã Hiệp Hòa trước đây thuộc xã Quế Tân; đến năm 1989, 02 xã được thành lập trên cơ sở chia tách xã Quế Tân.

Về truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Nhân dân 02 xã Hiệp Hòa và Hiệp Thuận gắn liền và tương đồng với nhau.

Cả 02 xã Hiệp Hòa và Hiệp Thuận được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020, có kinh tế phát triển căn bản, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư đồng bộ.

Do vậy, việc nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số xã Hiệp Thuận và xã Hiệp Hòa để thành lập đơn vị hành chính mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý địa bàn; đầu tư cơ sở hạ tầng, tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.

- Cơ sở, lý do đặt tên gọi của đơn vị hành chính mới sau sáp nhập xã Hiệp Thuận và xã Hiệp Hòa là xã Quế Tân:

Tên đơn vị hành chính mới là xã Quế Tân. Xã Hiệp Hòa và Hiệp Thuận trước đây là xã Quế Tân (từ năm 1982 - 1989) được chia tách tại Quyết định số 146/QĐ-HĐBT ngày 22/9/1989 của Hội đồng Bộ trưởng. Việc đặt tên đơn vị hành chính mới là xã Quế Tân phù hợp với nguồn gốc trước đây và đúng với nguyện vọng của Nhân dân địa phương.

b) Kết quả sau khi sắp xếp thì xã Quế Tân có:

- Diện tích tự nhiên: 91,28 km2 (đạt tỷ lệ 182,56% so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số: 4.420 người (đạt tỷ lệ 88,40% so với tiêu chuẩn);

- Số người là dân tộc thiểu số: 17 người (tỷ lệ 0,38%).

- Số thôn trực thuộc: 05 thôn (Thuận An, Tân Thuận, Trà Linh Tây, Trà Linh Đông, Bình Kiều).

- Số đơn vị hành chính cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp với thị trấn Tân Bình và xã Quế Thọ; phía Tây giáp với xã Phước Hiệp (huyện Phước Sơn) và xã Sông Trà (huyện Hiệp Đức); phía Nam giáp với thị trấn Tân Bình và xã Sông Trà; phía Bắc giáp với xã Quế Lâm, Ninh Phước và Quế Lộc (huyện Nông Sơn).

- Nơi đặt trụ sở làm việc: Đặt tại trụ sở làm việc của xã Hiệp Hòa hiện nay.

1.1.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Bình Định Bắc (có diện tích tự nhiên là 15,79 km2, đạt 52,62% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.130 người đạt 64,13% so với tiêu chuẩn) và toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Bình Định Nam (có diện tích tự nhiên là 17,42 km2, đạt 58,08% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.090 người, đạt 63,43% so với tiêu chuẩn).

Thành lập xã Bình Định trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Bình Định Bắc và xã Bình Định Nam.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:

- Cơ sở và lý do của việc sắp xếp xã Bình Định Bắc và xã Bình Định Nam: Xã Bình Định Bắc và xã Bình Định Nam là 02 đơn vị thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 vì có đồng thời 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC.

Năm 2007 xã Bình Định Bắc và Bình Định Nam được tách ra từ xã Bình Định, huyện Thăng Bình tại Nghị định số 33/NĐ-CP ngày 08/3/2007 của Chính phủ; truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của Nhân dân 02 xã gắn liền và tương đồng với nhau, thuận tiện việc quản lý địa giới hành chính.

- Cơ sở, lý do đặt tên gọi của đơn vị hành chính mới sau sáp nhập xã Bình Định Bắc và xã Bình Định Nam là xã Bình Định:

Xã Bình Định Bắc và Bình Định Nam được tách ra từ xã Bình Định, huyện Thăng Bình tại Nghị định số 33/NĐ-CP ngày 08/3/2007 của Chính phủ, việc đặt tên đơn vị hành chính mới là xã Bình Định phù hợp với nguồn gốc trước đây và đúng với nguyện vọng của Nhân dân địa phương.

b) Kết quả sau khi sắp xếp thì xã Bình Định có:

- Diện tích tự nhiên 33,21km2 (đạt 110,70% so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số 10.220 người (đạt 127,75% so với tiêu chuẩn).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Bình Quý, xã Bình Trị, xã Bình Phú thuộc huyện Thăng Bình; xã Quế Mỹ, xã Quế Thuận, xã Quế Châu thuộc huyện Quế Sơn.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC xã mới: Đặt tại trụ sở tại xã Bình Định Bắc hiện nay.

1.1.3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Bình Chánh (có diện tích tự nhiên là 15,55 km2, đạt 51,82% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.078 người đạt 63,48% so với tiêu chuẩn) và xã Bình Phú (có diện tích tự nhiên là 28,19 km2, đạt 56,38% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.658 người, đạt 93,16% so với tiêu chuẩn).

Thành lập xã Bình Phú mới trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Bình Chánh và xã Bình Phú.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:

- Cơ sở và lý do của việc sắp xếp xã Bình Chánh và xã Bình Phú:

Xã Bình Chánh là đơn vị thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 vì có đồng thời 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70%; xã Bình Phú là đơn vị thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030 vì có đồng thời 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016.

Năm 1984 xã Bình Chánh được thành lập, trong đó có 2 thôn (thôn Ngũ Xã, Long Hội) của xã Bình Phú. Như vậy, sáp nhập xã Bình Phú và xã Bình Chánh phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của Nhân dân 02 xã và giải quyết được vấn đề sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2026 - 2030.

- Cơ sở, lý do đặt tên gọi của đơn vị hành chính mới sau sáp nhập xã Bình Chánh và xã Bình Phú là xã Bình Phú:

Xã Bình Chánh được thành lập trên cơ sở 02 thôn (thôn Ngũ Xã, Long Hội) của xã Bình Phú. Việc đặt tên đơn vị hành chính mới là xã Bình Phú phù hợp với nguồn gốc trước đây và đúng với nguyện vọng của Nhân dân địa phương phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của Nhân dân 02 xã

b) Kết quả sau khi sắp xếp thì xã Bình Phú có:

- Diện tích tự nhiên 43,74 km2 (đạt 145,79% so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số 9.736 người (đạt 121,70% so với tiêu chuẩn).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Bình Tú, xã Bình Trung, xã Bình Quý, xã Bình Quế, xã Bình Trị thuộc huyện Thăng Bình; xã Tiên Sơn, xã Tiên Cẩm thuộc huyện Tiên Phước; xã Tam Lộc thuộc huyện Phú Ninh.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC xã mới: Đặt tại trụ sở xã Bình Phú.

1.1.4. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Duy Thu (có diện tích tự nhiên là 12,92 km2, đạt 43,08% so với tiêu chuẩn; quy mô dân là 5.313 người, đạt 66,41% so với tiêu chuẩn) và xã Duy Tân (có diện tích tự nhiên là 8,64 km2, đạt 28,80% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 6.345, đạt 79,31% so với tiêu chuẩn)

Thành lập xã Duy Tân mới trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Duy Thu và xã Duy Tân.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:

- Cơ sở và lý do của việc sắp xếp xã Duy Thu và xã Duy Tân:

Theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 xã Duy Thu chưa đảm bảo đồng thời 02 tiêu chuẩn về diện tích và dân số thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025, xã Duy Tân chưa đảm bảo về tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030. Vì vậy, sáp nhập xã Duy Thu vào xã Duy Tân giải quyết được việc sắp xếp đơn vị hành chính cả giai đoạn 2023 - 2030.

Xã Duy Thu nằm hoàn toàn về phía tây của huyện Duy Xuyên bên bờ nam Sông Thu Bồn và liền kề với xã Duy Tân; trục giao thông từ Trung tâm hành chính huyện (đường ĐH 10) đều đi qua xã Duy Thu, Duy Tân, trục giao thông chính này nối liền đơn vị hành chính của 2 xã; địa hình thuận lợi không bị ngăn cách. Vì vậy, nhập toàn bộ diện tích, dân số xã Duy Thu vào xã Duy Tân để thành lập xã mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý địa giới hành chính; quản lý hành chính nhà nước; giao thông, đi lại của người dân trong giải quyết thủ tục hành chính cũng thuận lợi. Hiện nay cầu Sông Thu đang được xây dựng sẽ kết nối phát triển vùng giữa Duy Thu, Duy Tân và huyện Đại Lộc.

Xã Duy Thu nhập vào xã Duy Tân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Về truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của Nhân dân 02 xã gắn liền và tương đồng với nhau.

- Cơ sở, lý do đặt tên gọi của đơn vị hành chính mới sau sáp nhập xã Duy Thu và xã Duy Tân là xã Duy Tân:

Năm 1986 xã Duy Tân được tách thành 3 xã: Duy Tân, Duy Thu, Duy Phú theo Quyết định số 27/HĐBT ngày 21/3/1986 của Hội đồng Bộ trưởng, nên việc đặt tên đơn vị hành chính mới là xã Duy Tân phù hợp với nguồn gốc trước đây và đúng với nguyện vọng của Nhân dân địa phương phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của Nhân dân 02 xã.

b) Kết quả sau khi sắp xếp thì xã Duy Tân có:

- Diện tích tự nhiên 21,56 km2 (đạt 71,88% so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số 11.658 người (đạt 145,73% so với tiêu chuẩn).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Duy Phú, xã Duy Hòa, xã Quế Trung (huyện Nông Sơn); xã Đại Thạnh (huyện Đại Lộc).

- Nơi đặt trụ sở làm việc: đặt trụ sở tại xã Duy Tân hiện nay.

1.1.5. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tiên Cẩm (có diện tích tự nhiên là 16,51 km2, đạt 33,02% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 3.207 người, đạt 64,14% so với tiêu chuẩn) và xã Tiên Sơn (có diện tích tự nhiên là 23,60 km2, đạt 47,20% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.175 người, đạt 83,50% so với tiêu chuẩn).

Thành lập xã xã Tiên Sơn mới trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Tiên Cẩm và xã Tiên Sơn.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:

- Cơ sở và lý do của việc sắp xếp xã Tiên Cẩm và xã Tiên Sơn:

Xã Tiên Cẩm thuộc diện phải sắp xếp lại giai đoạn 2023 - 2025 vì có đồng thời cả 02 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% theo quy định; xã Tiên Sơn thuộc diện sắp xếp sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030. Do đó việc thực hiện sáp nhập 02 đơn vị hành chính liền kề có các yếu tố tương đồng về truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội. Việc sáp nhập xã Tiên Cẩm và xã Tiên Sơn giải quyết được vấn đề sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030 đối với xã Tiên Sơn.

- Cơ sở, lý do đặt tên gọi của đơn vị hành chính mới sau sáp nhập xã Tiên Cẩm và xã Tiên Sơn là xã Tiên Sơn:

Thực hiện Công văn số 2594/BNV-CQĐP ngày 14/5/2024 của Bộ Nội vụ về việc một số lưu ý khi xây dựng và trình Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; tiếp thu kết quả phản biện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tiên Phước tại Hội nghị ngày 19/4/2024: Hội nghị đã thống nhất đề xuất nên lấy tên đơn vị hành chính mới là xã Tiên Sơn (tại Công văn số 248/MTTQ-BTT ngày 22/4/2024 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tiên Phước). Việc sử dụng lại tên xã Tiên Sơn để đặt tên cho đơn vị hành chính mới là phù hợp với quy định “khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp”, không trùng tên với các xã còn lại, vừa đảm bảo các nguyên tắc sáp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp có cùng yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa vừa giảm được khối lượng công việc để thực hiện các thủ tục chuyển đổi con dấu, giấy tờ cho tổ chức, cá nhân ở các đơn vị hành chính chịu sự tác động, tránh gây lãng phí.

b) Kết quả sau khi sắp xếp thì xã Tiên Sơn có:

- Diện tích tự nhiên 40,11 km2 (đạt 80,22% so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số 7.382 người (đạt 147,66% so với tiêu chuẩn).

- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Tiên Hà, xã Tam Lộc (huyện Phú Ninh), xã Bình Lâm (huyện Hiệp Đức), xã Bình Phú (huyện Thăng Bình).

- Nơi đặt trụ sở làm việc: Giai đoạn đầu sau khi sáp nhập, để đảm bảo hoạt động của đơn vị hành chính mới, trước mắt sử dụng cả hai trụ sở hiện có (xã Tiên Cẩm và xã Tiên Sơn).

Việc bố trí các bộ phận làm việc do tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy đơn vị hành chính mới chỉ đạo, bố trí đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và tạo điều kiện thuận lợi nhất để Nhân dân trong xã thực hiện các thủ tục hành chính liên quan. Sau khi đơn vị hành chính mới đi vào hoạt động, cấp uỷ, chính quyền của đơn vị hành chính mới khảo sát, đánh giá đầy đủ các yếu tố, đề nghị bổ sung quy hoạch, đưa vào Kế hoạch đầu tư, bố trí nguồn lực để xây dựng trụ sở làm việc tại vị trí phù hợp, đảm bảo điều kiện phát triển, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân ở đơn vị hành chính mới; đồng thời đưa vào Nghị quyết đại hội đảng bộ xã nhiệm kỳ đến để tập trung lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện.

1.2. Sắp xếp đơn vị hành chính đô thị cấp xã thành ĐVHC đô thị cùng cấp hoặc sắp xếp ĐVHC nông thôn với ĐVHC đô thị cấp xã

1.2.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tam Vinh (diện tích tự nhiên là 13,84 km2, đạt 46,13% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.607 người, đạt 70,09% so với tiêu chuẩn) và thị trấn Phú Thịnh (có diện tích tự nhiên là 6,48 km2, đạt 46,29% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.321 người, đạt 66,51% so với tiêu chuẩn)

Thành lập thị trấn Phú Thịnh mới trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Phú Thịnh và xã Tam Vinh.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:

- Cơ sở và lý do của việc sắp xếp thị trấn Phú Thịnh và xã Tam Vinh:

Thị trấn Phú Thịnh và xã Tam Vinh đều có quy mô diện tích và dân số chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/NQ-UBTVQH ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thị trấn Phú Thịnh có đồng thời 02 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% theo quy định, thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Xã Tam Vinh có đồng thời 02 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% theo quy định, thuộc diện phải sắp xếp giai Giai đoạn 2026 - 2030.

Phương án giữ nguyên thị trấn Phú Thịnh và thực hiện điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã lân cận về thị trấn Phú Thịnh không thực hiện được do diện tích và dân số các xã lân cận còn lại không đảm bảo theo quy định của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thị trấn Phú Thịnh được thành lập trên cơ sở chia tách một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Tam Vinh, do vậy thị trấn Phú Thịnh và xã Tam Vinh là hai đơn vị hành chính có chung truyền thống lịch sử, văn hoá, giao thông thuận lợi, người dân đồng thuận cao. Do đó, sáp nhập thị trấn Phú Thịnh và xã Tam Vinh sẽ hình thành đơn vị hành chính mới với quy mô lớn hơn.

Sau khi thành lập, thị trấn mới có tổng diện tích tự nhiên: 20.32 km2, quy mô dân số: 10.928 người đảm bảo cả 02 tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngày 04/7/2024, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 1616/QĐ-UBND công nhận thị trấn Phú Thịnh mở rộng (phạm vi công nhận bao gồm thị trấn Phú Thịnh và xã Tam Vinh) đạt tiêu chí đô thị loại V.

Thuận lợi cho việc quản lý về địa giới hành chính của cả xã Tam Vinh và thị trấn Phú Thịnh sau khi sắp xếp.

- Cơ sở, lý do đặt tên gọi của đơn vị hành chính mới sau sáp nhập thị trấn Phú Thịnh và xã Tam Vinh là thị trấn Phú Thịnh:

Thị trấn Phú Thịnh là tên gọi đã được Nhân dân hai địa phương thống nhất cao khi thành lập thị trấn Phú Thịnh trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính xã Tam Vinh theo Nghị quyết số 62/2009/NQ-CP ngày 21/12/2009 của Chính phủ. Từ khi thành lập đến nay, Phú Thịnh là thị trấn trung tâm của huyện lỵ, đã được cấp thẩm quyền công nhận đô thị loại V, được nhiều người biết đến khi đến Phú Ninh. Trong quy hoạch chung của tỉnh Quảng Nam được Chính phủ phê duyệt ngày 17/01/2024 và chương trình phát triển đô thị đều thể hiện đô thị là thị trấn Phú Thịnh. Giữ lại tên gọi Phú Thịnh sẽ thuận lợi trong việc tiếp tục thực hiện chương trình, nhiệm vụ và thu hút nguồn lực đầu tư phát triển đô thị trung tâm huyện.

Đồng thời trước đây khi thành lập thị trấn Phú Thịnh trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính xã Tam Vinh, Nhân dân trên địa bàn thị trấn đã phải điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ có liên quan từ Tam Vinh sang Phú Thịnh. Khi thành lập thị trấn mới thì gần một nửa số dân không phải thay đổi các loại giấy tờ liên quan.

b) Kết quả sau khi sắp xếp thì thị trấn Phú Thịnh mới có:

- Diện tích tự nhiên là 20,32 km2 (đạt 145,1% so với tiêu chuẩn).

- Quy mô dân số là 10.928 người (đạt 136,60% so với tiêu chuẩn).

- Số dân là dân tộc thiểu số: Không có.

- Đơn vị hành chính liền kề: xã Tam Phước, xã Tam Lộc, xã Tam Dân, xã Tam Thái, xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh; xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước.

- Nơi đặt trụ sở làm việc: Đặt tại trụ sở của thị trấn Phú Thịnh hiện nay.

1.2.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường Phước Hòa (diện tích 0,66 km2, đạt tỷ lệ 12% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.627 người, đạt 80,39% so với tiêu chuẩn) và phường An Xuân (diện tích 1,09 km2, đạt 19,82% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 12.953 người, đạt 185,04% so với tiêu chuẩn)

Thành lập phường An Xuân mới trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường Phước Hòa và phường An Xuân.

a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:

- Cơ sở và lý do của việc sắp xếp phường Phước Hòa và phường An Xuân: Theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, phường Phước Hoà và phường An Xuân, là hai đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 25/5/2016, thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025.

Đây là hai đơn vị hành chính liền kề thuộc diện sắp xếp. Có trình độ phát triển, cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ. Việc sáp nhập hai đơn vị hành chính này sẽ thành lập một đơn vị hành chính mới có quy mô lớn hơn.

- Cơ sở, lý do đặt tên gọi của đơn vị hành chính mới sau sáp nhập phường Phước Hòa và phường An Xuân là phường An Xuân:

Tên gọi phường An Xuân, phường Phước Hòa đã gắn bó với người dân thành phố Tam Kỳ hơn 40 năm. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời cho người dân trong việc giải quyết thủ tục hành chính sau khi sắp xếp (dân số phường Phước Hòa: 5.627 người; dân số phường An Xuân: 12.953 người); đối chiếu với quy định tại “Điều 6. Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp phải bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri.

Tên gọi phường An Xuân là lựa chọn tối ưu, ít ảnh hưởng đến thủ tục hành chính, sinh hoạt của đại bộ phận người dân sau sắp xếp đơn vị hành chính, được đông đảo Nhân dân trên địa bàn đồng thuận và đảm bảo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Kết quả sau khi sắp xếp thì phường An Xuân mới có:

- Diện tích tự nhiên: 1,75 km2 (đạt 31,82% so với tiêu chuẩn).

- Dân số: 18.580 người (đạt 265,43% so với tiêu chuẩn).

- Đơn vị hành chính liền kề: phường Tân Thạnh, phường An Mỹ, phường An Sơn, phường Trường Xuân, phường An Phú, phường Hòa Hương.

- Nơi đặt trụ sở làm việc: Đặt tại trụ sở của phường An Xuân hiện nay.

2. Các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp: Không có.

III. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC ĐÔ THỊ CẤP HUYỆN: Không có

IV. LÝ DO ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ THUỘC DIỆN PHẢI SẮP XẾP TRONG GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 NHƯNG ĐỊA PHƯƠNG ĐỀ NGHỊ KHÔNG THỰC HIỆN SẮP XẾP

Tỉnh Quảng Nam đề nghị không sắp xếp đối với 01 đơn vị hành chính cấp huyện và 04 đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:

1. ĐVHC cấp huyện đề nghị không sắp xếp:

1.1. Tên ĐVHC đề nghị không sắp xếp: huyện Hiệp Đức

Huyện Hiệp Đức thuộc khu vực miền núi có diện tích tự nhiên 496,88 km2 và quy mô dân số 47.473 người (số dân là người dân tộc thiểu số: 5.033 người, chiếm tỷ lệ 10,06%); số ĐVHC trực thuộc 11 đơn vị (gồm 10 xã, 01 thị trấn). Hiệp Hiệp Đức có xã Sông Trà, xã Phước Trà là xã An toàn khu.

1.2. Lý do đề nghị không thực hiện sắp xếp

1.2.1. Tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu khảo sát, nghiên cứu xây dựng 05 phương án sắp xếp, cụ thể:

Phương án 1: Nhập huyện Hiệp Đức và huyện Nông Sơn (02 huyện nằm trong diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025) sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn: huyện Hiệp Đức và huyện Nông Sơn không có điều kiện kết nối về giao thông, không phát huy được các nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; đi lại, sinh hoạt của người dân gặp rất nhiều khó khăn nếu phải sáp nhập 02 đơn vị này, lý do:

- Giữa huyện Nông Sơn về huyện Hiệp Đức chưa có đường đi trực tiếp; hai huyện bị ngăn cách bởi một dãy núi cao (núi Tảo Huy), việc đi lại từ huyện Hiệp Đức qua huyện Nông Sơn phải đi vòng về các huyện đồng bằng bên dưới.

- Theo nghiên cứu của các ngành chuyên môn, giữa huyện Hiệp Đức và huyện Nông Sơn bị ngăn cách bởi dãy núi Tảo Huy (gồm rừng đặc dụng và rừng phòng hộ) nên khó có điều kiện để mở đường. Bên cạnh đó, sự khác biệt về lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán sẽ không nhận được sự đồng thuận trong Nhân dân.

Qua kết quả làm việc, khảo sát, nếu sáp nhập Hiệp Đức và Nông Sơn thì việc bố trí trung tâm hành chính, trụ sở cơ quan hành chính của đơn vị hành chính mới thành lập không thể đặt tại thị trấn Tân Bình (huyện Hiệp Đức) hoặc đặt tại thị trấn Trung Phước (huyện Nông Sơn) mà phải chọn một địa điểm mới là trung tâm của hai huyện. Điều này không thể thực hiện được vì quá lãng phí, khó khăn trong việc sắp xếp các trụ sở và tài sản công.

Phương án 2: Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Nông Sơn (bao gồm các xã Sơn Viên, Quế Lộc, thị trấn Trung Phước) nhập về huyện Quế Sơn và phần diện tích và dân số còn lại của huyện Nông Sơn (gồm các xã: Ninh Phước, Phước Ninh, Quế Lâm) nhập về huyện Hiệp Đức sẽ gặp phải các khó khăn sau:

- Không nhận được sự đồng thuận của Nhân dân 03 xã Ninh Phước, Phước Ninh, Quế Lâm.

- Việc đi lại của Nhân dân 03 xã Ninh Phước, Phước Ninh, Quế Lâm về trung tâm huyện Hiệp Đức rất xa, chưa có đường giao thông trực tiếp. Nếu nhập 03 xã này về huyện Hiệp Đức vẫn phải nghiên cứu các phương án về giao thông đi lại giống với phương án nhập huyện Nông Sơn và huyện Hiệp Đức.

- Địa bàn 03 xã Ninh Phước, Phước Ninh, Quế Lâm thường xuyên bị ngập lụt, chia cắt trong mùa mưa; trong trường hợp xảy ra thiên tai đối với 03 xã này việc ứng cứu rất khó khăn.

- Phương án này sẽ làm xé lẻ, manh mún các đơn vị hành chính, sẽ khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội và chăm lo đời sống Nhân dân, không được sự đồng thuận cao của Nhân dân các địa phương có liên quan.

Phương án 3: Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các huyện liền kề về huyện Hiệp Đức:

Quy mô các huyện giáp ranh với huyện Hiệp Đức:

- Huyện Thăng Bình: diện tích tự nhiên 412,24 km2, đạt 91,61% so với tiêu chuẩn; dân số 214.031 người, đạt 178,36% so với tiêu chuẩn.

- Huyện Tiên Phước: diện tích tự nhiên 454,55 km2, đạt 53,48% so với tiêu chuẩn; dân số 85.046 người, đạt 106,31% so với tiêu chuẩn.

- Huyện Phước Sơn: diện tích tự nhiên 1.153,34 km2, đạt 135,69% so với tiêu chuẩn; dân số 29.664 người, đạt 37,08% so với tiêu chuẩn.

- Huyện Bắc Trà My: diện tích tự nhiên 846.99 km2, đạt 99,65% so với tiêu chuẩn; dân số 48.357 người, đạt 172,70% so với tiêu chuẩn.

- Huyện Quế Sơn: diện tích tự nhiên 257,46 km2, đạt 57,21% so với tiêu chuẩn; dân số 104.128 người, đạt 86,77% so với tiêu chuẩn.

- Huyện Nông Sơn: diện tích tự nhiên là 471,64 km2, đạt 55,49% so với tiêu chuẩn; dân số 35.438 người, tỷ lệ 44,30% so với tiêu chuẩn.

Các huyện liền kề huyện Hiệp Đức nêu trên có quy mô vừa đủ hoặc thiếu so với quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn đơn vị hành chính, do đó không thể điều chỉnh địa giới hành chính các huyện liền kề về huyện Hiệp Đức.

Phương án 4: Nhập nguyên trạng huyện Hiệp Đức về các huyện còn lại (Thăng Bình, Bắc Trà My, Tiên Phước, Phước Sơn). Phương án này nếu sáp nhập địa bàn đơn vị hành chính mới quá lớn, không thuận lợi cho công tác quản lý và đi lại của Nhân dân đơn vị hành chính mới; không phát huy được tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa các địa phương tiếp giáp với huyện Hiệp Đức không có điểm tương đồng về phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá dân gian, truyền thống lịch sử nên không tạo ra sự gắn kết cộng đồng giữa Nhân dân các địa phương.

Phương án 5: Nhập 03 huyện Nông Sơn, Hiệp Đức, Quế Sơn. Thực hiện Phương án này thì quy mô đơn vị hành chính mới rất lớn, không có sự tương đồng về phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá…, khó khăn trong công tác quản lý, khó khăn trong công tác cán bộ và xử lý cơ sở vật chất, trụ sở, gây lãng phí lớn và khó nhận được sự đồng thuận của Nhân dân.

1.2.2. Tỉnh Quảng Nam đã tổ chức các Hội nghị, thăm dò ý kiến dư luận, các chuyên gia, những người có uy tín tại các địa phương, các cán bộ lão thành cách mạng để đánh giá ưu điểm và hạn chế của từng phương án. Qua xem xét, nghiên cứu, các phương án nêu trên đều không phù hợp, việc sáp nhập sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống Nhân dân và mục tiêu phát triển của địa phương, đặc biệt là vấn đề về an ninh, trật tự đối với các địa phương miền núi. Bên cạnh đó, việc đề xuất không thực hiện sắp xếp đối với huyện Hiệp Đức phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15; cụ thể như sau:

- Huyện Hiệp Đức là huyện miền núi, là vùng căn cứ địa cách mạng, là đơn vị hành chính cấp huyện được thành lập từ huyện Quế Tiên trong chiến tranh (thành lập năm 1969). Năm 2000, huyện Hiệp Đức và 11/12 xã[1] được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân; có 01 di tích lịch sử cấp Quốc gia (di tích căn cứ Khu 5 tại xã Sông Trà); 15 di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh.

- Hiệp Đức là vùng đất có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh, là vùng hậu cứ, là căn cứ địa cách mạng của Liên Khu 5 trước đây.

+ Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, địa bàn huyện Hiệp Đức nằm trong khu căn cứ thuộc vùng tự do liên hoàn 04 tỉnh Nam - Ngãi - Bình - Phú (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) của Liên khu 5; nhiều cơ quan cách mạng hoạt động trên địa bàn huyện. Cuối năm 1945, để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 14 vị đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Quảng Nam được cử về vận động Nhân dân bầu cử ở vùng Tây Bắc của tỉnh; trong đó, có thời gian khoảng gần 02 tháng dừng chân tại thôn Nhứt Đông, xã Bình Lâm (thuộc khu vực Hiệp Đức).

+ Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khu vực Hiệp Đức là nơi diễn ra Cuộc khởi nghĩa vũ trang tại làng Ông Tía (năm 1960) - Đây là Cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên của chiến trường Khu V; đã châm ngòi nổ mở đầu cho phong trào đấu tranh khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc tỉnh Quảng Nam và địa bàn Khu 5, là điển hình thành công về sự vận dụng đúng đắn Nghị quyết số 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đánh dấu cho thời kỳ chuyển hướng dùng bạo lực cách mạng giành thế tiến công kẻ thù. Đến năm 1969, huyện Quế Tiên (tiền thân của huyện Hiệp Đức) được thành lập. Sau khi huyện Quế Tiên giải phóng hoàn toàn (30/4/1972), Khu ủy V - Quân khu ủy, tỉnh Quảng Nam xác định huyện Quế Tiên là địa bàn trọng yếu để tiếp tục chiến đấu giành thắng lợi khu vực Nông Sơn

- Trung Phước, giải phóng Phước Lâm - Tiên Phước, tiến tới giải phóng tỉnh Quảng Nam và trên thế tiến công để tiếp tục giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Vì vậy, cuối năm 1973, Khu ủy, Quân khu ủy khu V đã chuyển toàn bộ cơ quan về đứng chân tại xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức; tổ chức Đại hội đại biểu Khu ủy V lần thứ 3 - Đại hội cuối cùng của Khu ủy có sứ mệnh lịch sử trọng đại, quyết định sự thành công trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, giải phóng toàn Khu V, góp phần vô cùng quan trọng vào cuộc tổng tiến công và nổi dậy đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Bên cạnh đó, trong kháng chiến chống Mỹ, Hiệp Đức là vùng đất ghi lại nhiều dấu mốc quan trọng của lịch sử: Nơi đây có địa điểm làm việc của phái đoàn 4 bên bàn về Hội nghị Paris tại cầu Đá Nhảy; địa điểm đón đồng chí Tố Hữu - Bí thư Trung ương Đảng đi kinh lý miền Nam, thăm và làm việc với Khu ủy khu V, Tỉnh ủy Quảng Nam tại Sơn Hiệp; địa điểm đón báo chí quốc tế đến thị sát vùng giải phóng để có tiếng nói có lợi cho Việt Nam tại bàn đàm phán Hội nghị Paris.

+ Trước yêu cầu cấp thiết của sự phát triển Vùng Trung du căn cứ cách mạng và xuất phát từ truyền thống lịch sử, yếu tố đặc thù của vùng đất này. Ngày 31/12/1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 289-HĐBT thành lập huyện Hiệp Đức. Đây là địa bàn có vị trí địa chính trị quan trọng trong việc giữ vững quốc phòng, an ninh, là đầu não kháng chiến và khu vực phòng thủ cho tỉnh Quảng Nam nói riêng và toàn khu vực miền Trung - Tây nguyên nói chung.

+ Huyện Hiệp Đức có 03 xã vùng cao, có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm gần 10,6% dân số toàn huyện. Trong các cuộc kháng chiến, đồng bào các dân tộc nơi đây đã hết lòng, hết sức giúp đỡ, bảo vệ, giữ bí mật tuyệt đối cho khu căn cứ; nhờ đó, khu căn cứ cuối cùng của Khu ủy Khu V được an toàn tuyệt đối và hoành thành xuất sắc nhiệm vụ mà lịch sử đã giao phó. Ngày 21/12/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1805/QĐ-TTg về việc công nhận các xã An toàn khu tại tỉnh Quảng Nam; theo đó, công nhận 2 xã Phước Trà và Sông Trà thuộc huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam là xã An toàn khu của Trung ương trong kháng chiến chống Mỹ. Đây chính là sự ghi nhận đúng mức công lao và tấm lòng của đồng bào các dân tộc trong khu căn cứ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Hiệp Đức có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông thuận lợi với các đơn vị hành chính liền kề:

Huyện Hiệp Đức nằm trong một thung lũng được tạo bởi các dãy núi cao che chắn ở 3 phía: Nam, Bắc, Tây; bị chia cắt bởi sông Tranh và hai nhánh của nó là sông Chang và sông Trường. Hệ thống sông, suối ở huyện Hiệp Đức nhiều và phân bố không đều, mùa mưa lưu lượng nước rất lớn gây cô lập huyện Hiệp Đức và các huyện lân cận. Huyện Hiệp Đức ngăn cách với các đơn vị hành chính liền kề bởi các dãy núi cao, các đèo dốc lớn, hệ thống thuỷ văn; việc tổ chức giao thông đi lại với các đơn vị hành chính liền kề rất khó khăn. Do đó, rất khó để thực hiện việc sáp nhập huyện Hiệp Đức với các đơn vị hành chính liền kề.

Mô hình 3D về thực địa của huyện Hiệp Đức nằm trong mối tương quan với các đơn vị hành chính liền kề.

Từ những yếu tố thực tế nêu trên, căn cứ quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTQVH15 về các trường hợp không bắt buộc phải sắp xếp đơn vị hành chính: tại Điểm a quy định: “có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các đơn vị hành chính liền kề”; tại Điểm c quy định “ có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh hoặc có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt mà nếu sắp xếp với đơn vị hành chính liền kề khác sẽ dẫn đến mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội”; ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030: “Việc sắp xếp đơn vị hành chính phải tính đến các yếu tố đặc thù, mục tiêu mở rộng không gian, tạo động lực phát triển, khả năng sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư và quản lý của chính quyền địa phương, làm sao các yếu tố thuận lợi cộng hưởng, thúc đẩy sự phát triển theo đúng mục tiêu”; căn cứ Thông báo số 2646/TB- TTKQH ngày 19/7/2023 của Tổng Thư ký Quốc hội về Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030: “Khi xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng lao động cần xem xét, đánh giá cả quá trình hình thành, phát triển của các đơn vị hành chính trước sắp xếp để có kế thừa, phát huy truyền thống của địa phương, hạn chế làm ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn”; xuất phát từ vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh, là căn cứ địa cách mạng trong chiến tranh, để kế thừa yếu tố truyển thống lịch sử đó; Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã cân nhắc, nghiên cứu và thống nhất đề xuất cấp thẩm quyền giữ nguyên huyện Hiệp Đức để Đảng bộ và Nhân dân huyện Hiệp Đức tiếp tục phát huy truyền thống huyện Anh hùng, không mất đi địa danh lịch sử, văn hoá, khu vực phòng thủ vững chắc của tỉnh Quảng Nam, tạo điều kiện tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống Nhân dân huyện Hiệp Đức.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị; tỉnh Quảng Nam đã thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019 - 2021; theo đó, đã sắp xếp giảm 03 đơn vị hành chính cấp xã. Giai đoạn 2023 - 2030, thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị, tỉnh Quảng Nam quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tổ chức triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã với mục tiêu đổi mới, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Theo phương án hiện nay, giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Quảng Nam sẽ sắp xếp giảm 08 đơn vị hành chính cấp xã, 01 đơn vị hành chính cấp huyện (nhập huyện Quế Sơn và huyện Nông Sơn). Năm 2026, tỉnh Quảng Nam tiếp tục sắp xếp 03 huyện, thành phố: Tam Kỳ, Núi Thành, Phú Ninh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã để giảm khoảng 20 đơn vị hành chính cấp xã, 01 đơn vị hành chính cấp huyện. Như vậy, cả giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh Quảng Nam dự kiến sắp xếp giảm được 02 đơn vị hành chính cấp huyện, khoảng 30 đơn vị hành chính cấp xã.

2. ĐVHC cấp xã đề nghị không sắp xếp

2.1. Đối với Phường Minh An, thành phố Hội An:

Phường Minh An là một Phường trung tâm Thành phố Hội An; phía Bắc giáp 2 phường Sơn Phong và Cẩm Phô, phía Nam giáp phường Cẩm Nam và xã Cẩm Kim, phía Tây giáp phường Cẩm Phô, phía Đông giáp phường Sơn Phong.

- Phường Minh An có địa giới đơn vị hành chính hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính lần nào: Xuất phát từ một số nguyên nhân trong lịch sử, một bộ phận người Hoa đã di cư đến Hội An để cư trú, làm ăn, dần định cư và thành lập nên tổ chức cộng đồng với tên gọi là làng Minh Hương. Khoảng vào giữa thế kỷ XVII, xã Minh Hương đã được thành lập ở Hội An, trải qua quá trình phát triển, cùng với quá trình định cư, người dân Minh Hương cũng đã xây dựng nên các công trình kiến trúc phục vụ cho sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của mình. Đầu tháng 9/1945 thị xã Hội An được thành lập và là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam gồm 18 làng cũ trong đó có làng Minh Hương. Trải qua các giai đoạn của lịch sử, sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Đất nước (năm 1975); xã Minh Hương đổi tên thành Phường Minh An cho đến ngày nay. Phường Minh An có địa giới hành chính hình thành từ lâu, đã ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính lần nào.

- Về văn hóa: Minh An là một phường trung tâm nội ô của thành phố Hội An, bao gồm hầu hết không gian Khu phố cổ Hội An - di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận vào ngày 04/12/1999.

Phường Minh An có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt; hơn nữa, trên địa bàn Phường Minh An hiện nay có gần 1.500 người Việt gốc Hoa sinh sống.

- Năm 2008, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân phường Minh An được Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 1998 đến năm 2007 góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (Quyết định số 1711-QĐ/CTN ngày 08/12/2008).

Từ cơ sở thực tiễn nêu trên, căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về các trường hợp không bắt buộc phải sắp xếp (Tại điểm b quy định: Có địa giới đơn vị hành chính hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi và điều chỉnh lần nào. Điểm c: có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt mà nếu sắp xếp với đơn vị hành chính liền kề khác sẽ dẫn đến mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội) tỉnh Quảng Nam đề xuất không thực hiện sắp xếp đối với phường Minh An.

2.2. Đối với Phường Sơn Phong, thành phố Hội An:

Phường Sơn Phong nằm ở trung tâm thành phố Hội An, phía Đông và phía Bắc giáp phường Cẩm Châu và phường Tân An, phía Tây giáp phường Minh An, phía Nam giáp phường Minh An và phường Cẩm Nam.

- Phường Sơn Phong có địa giới đơn vị hành chính hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính lần nào: Ngày 20/10/1898 vua Thành Thái ra chỉ dụ thành lập thị xã Faifoo làm tỉnh lỵ của Quảng Nam. Ngày 30/8/1899, toàn quyền Đông Dương ký nghị định chuẩn y Đạo dụ trên, phạm vi hành chính gồm 4 phường, do làng An Phong quá nhỏ so với các làng khác của Hội An bấy giờ nên chính quyền Nam Triều cắt 18 mẫu đất của ấp Sơn Tây của xã Sơn Phô nhập vào An Phong và đổi tên thành Sơn Phong. Danh xưng Sơn Phong ra đời từ thời điểm này. Trải qua bao biến thiên, nhiều giai đoạn của lịch sử, từ tên gọi xứ tầm vông đến làng Sơn Phong, đến ấp rồi đến phường ngày nay thì tên gọi Sơn Phong vẫn trường tồn, gắn bó với mảnh đất, con người nơi đây trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Phường Sơn Phong vẫn giữ địa giới hành chính ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính lần nào.

- Về văn hóa: Phường Sơn Phong có một phần diện tích của khu phố cổ nằm trên địa bàn Phường với nhiều di tích cổ đã được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới với 126 di tích kiến trúc nghệ thuật, 2 di tích lịch sử đấu tranh yêu nước, cách mạng, 2 di tích khảo cổ; có nhà Lao Hội An gắn với truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng; có Chợ trung tâm, nơi giao lưu buôn bán và các hoạt động thương mại trong và ngoài thành phố và là nơi giao lưu với khách du lịch trong và ngoài nước khi đến tham quan khu phố cổ.

Từ cơ sở thực tiễn nêu trên, căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về các trường hợp không bắt buộc phải sắp xếp (Tại điểm b quy định: Có địa giới đơn vị hành chính hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi và điều chỉnh lần nào. Tại điểm c quy định: có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt mà nếu sắp xếp với đơn vị hành chính liền kề khác sẽ dẫn đến mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội) tỉnh Quảng Nam đề xuất không thực hiện sắp xếp đối với phường Sơn Phong.

2.3. Đối với xã Cẩm Kim, thành phố Hội An:

Xã Cẩm Kim là 01 trong 4 xã thuộc vùng ngoại thành của thành phố Hội An, nằm bên bờ Nam sông Thu Bồn cách trung tâm thành phố Hội An khoảng 03 km; Phía Đông giáp với phường Cẩm Nam; phía Nam giáp với xã Duy Vinh huyện Duy Xuyên; phía Tây giáp với xã Duy Phước huyện Duy Xuyên; phía Bắc giáp với xã Điện Phương, huyên Điện Bàn, phường Thanh Hà và phường Minh An, thành phố Hội An.

- Xã Cẩm Kim có địa giới đơn vị hành chính hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính lần nào: Xã Cẩm Kim được hình thành từ rất lâu với tên Làng Kim Bồng; Làng Kim Bồng bắt đầu tập trung vào nghề mộc từ thế kỷ XVI và trải qua nhiều giai đoạn phát triển mạnh mẽ theo nhịp giao thương tấp nập của cảng thị Hội An; trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử nghề mộc Kim Bồng vẫn tồn tại, phát triển và giữ được nét văn hóa. Đến năm 1975, sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; làng Kim Bồng đổi tên thành Xã Cẩm Kim cho đến ngày nay.

- Xã Cẩm Kim có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các đơn vị hành chính liền kề: Xã Cẩm Kim ngăn cách với các phường Cẩm Nam, phường Thanh Hà và phường Minh An thành phố Hội An bởi dòng sông Thu Bồn, vì vậy giao thông đi lại rất khó khăn; hiện nay, giao thông qua trung tâm thành phố Hội An, người dân xã Cẩm Kim phải di chuyển bằng đò ngang và cầu dân sinh (cầu sắt).

- Về văn hoá: Xã Cẩm Kim thuộc vùng đệm (vùng cửa sông Thu Bồn) của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù lao Chàm, Hội An, có Làng mộc truyền thống Kim Bồng vốn nổi tiếng từ lâu, tích hợp nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; đặc biệt, Cẩm Kim nằm kế cận khu đô thị cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới, vừa là hành lang kết nối vừa là vành đai mở rộng không gian phát triển du lịch của Hội An.

Về chiến lược phát triển du lịch của Quảng Nam, thành phố Hội An là trọng điểm của vùng Đông Bắc tỉnh, trong đó, Cẩm Kim có vai trò là cầu nối giữa Di sản văn hóa đô thị cổ Hội An với các vùng phía Nam sông Thu Bồn như Bàn Thạch, Trà Nhiêu, di sản Văn hóa Mỹ Sơn ... Với tiềm năng và cơ hội nêu trên, Cẩm Kim đang tập trung triển khai thực hiện Đề án xây dựng Làng quê - Làng nghề sinh thái giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025 theo định hướng phát triển chung của vùng Đông tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An.

- Năm 2000, Nhân dân và lực lượng vũ trang Nhân dân xã Cẩm Kim được Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Quyết định số 567-KT/CTN ngày 18/01/2000).

Từ những yếu tố đặc thù nêu trên của xã Cẩm Kim, căn cứ quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về các trường hợp không bắt buộc phải sắp xếp (Tại điểm a quy định: Có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các đơn vị hành chính liền kề; tại điểm b quy định: Có địa giới đơn vị hành chính hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi và điều chỉnh lần nào; tại điểm c quy định có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt mà nếu sắp xếp với đơn vị hành chính liền kề khác sẽ dẫn đến mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội) căn cứ Thông báo số 2646/TB-TTKQH ngày 19/7/2023 của Tổng Thư ký Quốc hội về Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 (Khi xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng lao động cần xem xét, đánh giá cả quá trình hình thành, phát triển của các đơn vị hành chính trước sắp xếp để có kế thừa, phát huy truyền thống của địa phương, hạn chế làm ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn), tỉnh Quảng Nam đề xuất không thực hiện sắp xếp đối với xã Cẩm Kim.

2.4. Xã Tam Thanh, thuộc thành phố Tam Kỳ:

Xã Tam Thanh giáp với Biển Đông (là xã biên giới biển); phía Tây giáp với sông Trường Giang; phía Nam giáp với huyện Núi Thành; phía Bắc giáp với huyện Thăng Bình.

- Xã Tam Thanh có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh: Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, với truyền thống yêu nước, căm thù giặc cùng với phát huy lợi thế giá trị chiến thuật của địa hình ven biển, Nhân dân xã Tam Thanh đã chiến đấu với địch từng ngày, từng giờ anh dũng bảo vệ địa phương, bám biển giữ làng với nhiều chiến công gắn với những địa danh: Đồi ông Ổi, Đồi bà Lan, nổng Ba Đào… Sau khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, xác định Tam Thanh là địa bàn có vị trí trọng yếu về quốc phòng, Quân khu 5, tỉnh Quảng Nam và thành phố Tam Kỳ đã đầu tư xây dựng nhiều công trình quốc phòng và Đồn Biên phòng để bảo đảm thế trận sẵn sàng đánh địch tiến công xâm lược đường biển.

Ngày nay, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, xã Tam Thanh là một địa bàn trọng yếu về quốc phòng - an ninh, từ năm 2014 xã được công nhận là xã trọng điểm về quốc phòng (Quyết định số 166/QĐ-BTL ngày 06/01/2014 của Tư lệnh quân khu về việc công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh; được thay thế bởi Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng về việc công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng). Xã có vị trí đặc biệt quan trọng trong thế trận khu vực phòng thủ tỉnh Quảng Nam nói chung và thành phố Tam Kỳ nói riêng; đặc điểm địa hình có giá trị chiến thuật cao trong xây dựng thế trận quân sự đánh địch tiến công xâm lược đường biển bảo vệ vững chắc khu vực phòng thủ tỉnh Quảng Nam và thành phố Tam Kỳ. Hơn nữa, địa hình xã khá biệt lập; do đó, việc sáp nhập đơn vị khác vào xã Tam Thanh sẽ tạo ra địa hình chia cắt, gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ xây dựng thế trận quân sự, xây dựng các thôn, cụm làng xã chiến đấu; thế trận không được liên hoàn, vững chắc trong khu vực phòng thủ chung của tỉnh và thành phố, gây khó khăn trong chỉ huy, hiệp đồng, khó phát huy tối đa hiệu quả cách đánh sở trường và nghệ thuật chiến tranh Nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

- Xã Tam Thanh là xã biên giới biển, ngăn cách với xã Tam Phú bởi sông Trường Giang. Các đơn vị hành chính liền kề của xã Tam Thanh có quy mô lớn, và xã Tam Thanh nằm dọc bờ biển, do đó, việc sáp nhập với các đơn vị hành chính liền kề không phù hợp.

- Năm 2000, xã Tam Thanh vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân tại Quyết định số 160/KT- CTN ngày 28/4/2000 của Chủ tịch nước.

- Về văn hoá: Xã Tam Thanh có nét văn hoá, tín ngưỡng khác biệt so với các địa phương còn lại trên địa bàn thành phố; có nhiều nét văn hóa riêng của ngư dân vùng biển, điển hình là di tích lịch sử cấp tỉnh Lăng Thờ Đức Ông Nam Hải. Hằng năm, vào dịp ngày 1/4, chính quyền và người dân địa phương tổ chức Lễ hội Cầu ngư, tạ ơn các thần linh, Đức Ngư Ông đã đồng hành, giúp đỡ ngư dân trên biển khi gặp thiên tai hoạn nạn và tổ chức hô hát bả trạo, nhằm cầu cho quốc thái, dân an, mùa màng bội thu. Đây là loại hình văn hoá phi vật thể được công nhận di sản văn hoá mà địa phương đã, đang bảo tồn và phát triển. Ngoài ra, địa phương còn tổ chức ngày hội văn hoá thể thao biển, với các hoạt động văn hoá, thể thao của cư dân vùng biển.

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 (Tại điểm c quy định có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh hoặc có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt mà nếu sắp xếp với đơn vị hành chính liền kề khác sẽ dẫn đến mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội) căn cứ Thông báo số 2646/TB-TTKQH ngày 19/7/2023 của Tổng Thư ký Quốc hội về Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 (Khi xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng lao động cần xem xét, đánh giá cả quá trình hình thành, phát triển của các đơn vị hành chính trước sắp xếp để có kế thừa, phát huy truyền thống của địa phương, hạn chế làm ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn), tỉnh Quảng Nam đề xuất không thực hiện sắp xếp xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ.

V. GIẢI TRÌNH TRƯỜNG HỢP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, QUY MÔ DÂN SỐ THEO QUY ĐỊNH

Đối với việc sáp nhập phường An Xuân và phường Phước Hoà, thuộc thành phố Tam Kỳ:

Sau khi sáp nhập phường An Xuân và phường Phước Hoà, để thành lập phường An Xuân mới, đơn vị hành chính mới có diện tích tự nhiên là 1,75 km2; đạt 31,82% so với tiêu chuẩn; dân số 18.580 người, đạt 265,4% so với tiêu chuẩn; chưa đạt yêu cầu của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, đơn vị hành chính cấp xã sau khi sắp xếp phải đạt từ 30% tiêu chuẩn về diện tích và quy mô dân số từ 300% trở lên. Sau khi sáp nhập phường Phước Hòa và phường An Xuân, đơn vị hành chính mới có tỷ lệ diện tích đạt trên 30%, nhưng quy mô dân số đạt 265,40%.

Hiện nay, phường An Xuân và phường Phước Hòa là trung tâm kinh tế, thương mại của thành phố; kinh tế tăng trưởng tốt, thu ngân sách nhà nước trong nhóm đầu; trên địa bàn còn có trường Cao đẳng nghề Quảng Nam, 01 trường Trung học phổ thông, 01 trường Trung học cơ sở, 02 trường Tiểu học, 04 trường Mầm non, Công ty may Trường Giang và nhiều doanh nghiệp khác (dân số cơ học khá cao); khu dân cư công viên Nguyễn Tất Thành và một số tuyến đường có thể thu hút thêm dân cư như tuyến Bạch Đằng, Hồ Xuân Hương (nối dài), Điện Biên Phủ, đường N24 (nối dài);….

Tốc độ gia tăng dân số năm 2023 so với năm 2022 của phường An Xuân và phường Phước Hòa là 0,93%; để UBND phường mới sớm đạt tỷ lệ dân số 300% theo quy định, UBND thành phố Tam Kỳ tiếp tục tăng cường phát triển kinh tế - xã hội, kinh doanh, thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, mở rộng và tăng cường các điểm thương mại, dịch vụ lớn như chợ, khách sạn, nhà hàng,… nhằm thu hút dân cư.

Việc điều chỉnh mở rộng thêm sang các phường lân cận để đảm bảo quy mô dân số là không phù hợp với thực tiễn (do các phường lân cận cũng không đảm bảo quy mô diện tích nên không thể điều chỉnh sang phường mới, nếu nhập 3 phường thì quy mô dân số quá lớn ảnh hưởng đến việc quản lý an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác quản lý nhà nước tại địa phương…). Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất cấp có thẩm quyền thống nhất việc sáp nhập phường Phước Hoà và Phường An Xuân.

VI. SỐ LƯỢNG ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ CỦA TỈNH QUẢNG NAM SAU SẮP XẾP

1. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã trước khi sắp xếp

1.1. ĐVHC cấp huyện: 18 đơn vị (gồm 15 huyện, 01 thị xã, 02 thành phố).

1.2. ĐVHC cấp xã: 241 đơn vị (gồm 197 xã, 30 phường, 14 thị trấn).

2. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp

2.1. ĐVHC cấp huyện: 17 đơn vị (gồm 14 huyện, 01 thị xã, 02 thành phố).

2.2. ĐVHC cấp xã: 233 đơn vị (gồm 190 xã, 29 phường, 14 thị trấn).

3. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã giảm do sắp xếp

3.1. ĐVHC cấp huyện: giảm 01 đơn vị (gồm 01 huyện)

3.2. ĐVHC cấp xã: giảm 08 đơn vị (gồm 01 phường, 07 xã)

Phần IV

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

1. Tác động về hoạt động quản lý nhà nước

1.1. Tác động tích cực

- Sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn liền với thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế và thực hiện chế độ tiền lương mới.

- Sau khi thực hiện sắp xếp các ĐVHC, tỉnh Quảng Nam giảm 01 đơn vị hành chính cấp huyện, 08 ĐVHC cấp xã, góp phần thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, giảm đầu mối, giảm chi ngân sách; mở rộng không gian phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; tạo sự bền vững trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực của xã hội, có điều kiện để đổi mới chế độ, chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và chế độ phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách.

- Từ hai đầu mối cơ quan hành chính nhà nước của các ĐVHC cấp huyện, cấp xã, sau khi sắp xếp giảm còn một đầu mối, tránh được tình trạng quy mô ĐVHC cấp huyện, cấp xã nhỏ về diện tích, dân số; số lượng ĐVHC cấp xã trực thuộc ĐVHC cấp huyện ít vẫn phải có đủ bộ máy cơ sở vật chất, nhân lực hoàn chỉnh vận hành. Bên cạnh đó việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã, toàn tỉnh Quảng Nam sẽ giảm số lượng cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo quản lý từ trưởng, phó phòng trở lên.

- Với yêu cầu thực tiễn tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, đòi hỏi ĐVHC sau sáp nhập phải rà soát, sàng lọc, cơ cấu, kiện toàn lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo vị trí việc làm; yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng thực hiện công vụ để đáp ứng, thích nghi với việc quản lý ĐVHC có diện tích, dân số, số ĐVHC cấp xã lớn hơn, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước.

- Bộ máy mới có thể đảm bảo gánh vác được nhiệm vụ phục vụ Nhân dân, cung cấp dịch vụ công cho người dân cũng như thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.

1.2. Tác động tiêu cực

- Sau khi sắp xếp, sáp nhập, ĐVHC cấp huyện, cấp xã mới sẽ có quy mô dân số và diện tích lớn hơn nên công tác quản lý nhà nước thời gian đầu gặp khó khăn nhất là đối với những nhiệm vụ phức tạp như quản lý về đất đai; phát sinh công tác điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã thành ĐVHC cấp huyện, cấp xã mới sẽ làm thay đổi nội dung các giấy tờ của các cá nhân, tổ chức trên phạm vi điều chỉnh, vì vậy các cơ quan, đơn vị, địa phương phải có lộ trình, kế hoạch để thực hiện việc thay thế các giấy tờ cho các cá nhân, tổ chức.

- Việc sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã gây ảnh hưởng lớn đến tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức tại đơn vị thực hiện sắp xếp, do đó cần phải có phương án, lộ trình bố trí, sắp xếp hợp lý và chế độ chính sách hỗ trợ phù hợp, đảm bảo quyền lợi để động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

2. Tác động về kinh tế - xã hội (bao gồm tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của Nhân dân trên địa bàn)

2.1. Tác động tích cực

- Việc tinh giản đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ giảm chi ngân sách hàng năm, tập trung được nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn..

- Hệ thống giao thông kết nối, cơ sở hạ tầng sẽ được bổ sung đầu tư xây dựng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của ĐVHC mới thành lập.

- Mở ra nhiều cơ hội để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của địa phương, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư, thu hút được sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Sau khi sắp xếp người dân sẽ được hưởng thụ những điều kiện về hạ tầng, cơ cấu kinh tế, giáo dục, thiết chế văn hóa, môi trường… tốt hơn. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người cũng cao hơn.

- Địa giới hành chính mở rộng sẽ giúp cho các ĐVHC có đủ điều kiện để xây dựng quy hoạch một cách quy mô, tăng cường khả năng thu hút đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và tăng thu ngân sách trên địa bàn, tăng giá trị sử dụng của đất đai, tạo ra những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ.

- Kinh tế sẽ đa dạng và phát triển, đời sống của người dân được cải thiện và nâng cao. Mô hình kinh tế đa dạng, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh, quá trình đô thị hóa được kích thích đẩy mạnh

- Phát triển kinh tế làm đời sống vật chất được nâng cao kéo theo các hoạt động văn hóa, tinh thần cũng phong phú, đa dạng. Sự giao thoa giữa các nền văn hóa, các dân tộc anh em trên địa bàn xã của các đơn vị hành chính cũng tạo sự đoàn kết dân tộc, phát huy bản sắc dân tộc.

2.2. Tác động tiêu cực

- Việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã bước đầu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội do phải tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ phát sinh sau khi thực hiện sắp xếp như: cơ cấu lại nền kinh tế nông nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch kèm theo đa dạng hóa cơ cấu sản xuất, kinh doanh; phân công lại lao động trên địa bàn đơn vị hành chính mới, tạo điều kiện cho việc định cư ổn định.

- Tác động đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức và người lao động (do xáo trộn và tác động tâm lý đến một số cán bộ, công chức và người lao động thuộc diện dôi dư do sắp xếp). Cuộc sống của người dân xáo trộn trong giai đoạn đầu do thay đổi về địa điểm giao dịch, thay đổi về thủ tục hành chính, thay đổi các loại giấy tờ có liên quan…

- Việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã đặt ra yêu cầu mới đối với việc bảo đảm kết nối, liên thông các công trình hạ tầng giao thông giữa địa bàn các đơn vị trước khi thực hiện sắp xếp. Khó khăn trong việc chuyển đổi công năng sử dụng một số trụ sở làm việc dư thừa sau sắp xếp do có vị trí không thuận lợi, hạn chế về tiềm năng phát triển.

3. Tác động về quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội

3.1. Tác động tích cực

- Tăng cường khả năng hiện có và tiềm tàng nguồn nhân lực cho khu vực phòng thủ, cũng như công tác bảo đảm an ninh - quốc phòng trên cơ sở tăng số lượng dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho huy động và sử dụng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ.

- Tăng cường khả năng bảo đảm kinh tế tại chỗ cho các lực lượng trong khu vực phòng thủ và nâng cao hiệu quả công tác giữ vững an ninh - quốc phòng của địa phương.

- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tạo ra nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nên an ninh Nhân dân; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và giữ vững an ninh - quốc phòng trong thời đại mới.

3.2. Tác động tiêu cực

- Việc sắp xếp sáp nhập cấc ĐVHC cấp huyện, cấp xã, địa bàn được mở rộng nên khó khăn cho công tác nắm địa bàn; cán bộ chưa có kinh nghiệm thực tiễn tại khu vực mới sau sắp xếp; nhiều công trình, đất quốc phòng cũng sẽ bị ảnh hưởng đến việc bố trí lực lượng, phương tiện kỹ thuật. Công tác phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn đối với các đơn vị sau điều chỉnh phải tập trung huy động lực lượng, phương tiện và tổ chức luyện tập sát với tình hình thực tế của từng địa phương. Từ đó đòi hỏi lực lượng công an phải đủ mạnh, thường xuyên bám sát địa bàn, nắm chắc và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh liên quan đến an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội

4. Tác động về cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công

4.1. Tác động tích cực

- Xây dựng bộ máy chính quyền địa phương ở cấp xã, cấp huyện tinh gọn hơn, hợp lý hơn, đảm bảo hoạt động có hiệu lực hiệu quả, phục vụ Nhân dân ngày một tốt hơn, đặc biệt góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở những địa phương thuộc diện sắp xếp.

- Là cơ hội để tăng cường, phát huy sử dụng có hiệu quả phần mềm Một cửa điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên môi trường mạng, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho Nhân dân, tăng tính minh bạch trong hoạt động của UBND cấp huyện, cấp xã.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong thực thi công vụ, có trình độ chuyên môn cao từ đó đáp ứng được yêu cầu công việc phục vụ Nhân dân được tốt hơn.

4.2. Tác động tiêu cực

Việc nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sẽ làm tăng dân số, tăng địa bàn quản lý nên khối lượng công việc về thủ tục hành chính, nhu cầu về dịch vụ công sẽ tăng mạnh. Trong khi đó, số lượng cán bộ, công chức, viên chức sẽ phải giảm trong 05 năm để đảm bảo số lượng theo quy định. Do vậy, cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính mới cần phải có sự điều chỉnh để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công.

5. Tác động khi nhập ĐVHC cấp huyện, cấp xã đang hưởng các chính sách đặc thù khác nhau liên quan đến ĐVHC: Không

II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP CÁC ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

1. Thuận lợi

- Việc sắp xếp các đơn vị hành chính là Chủ trương chung, sâu rộng của Đảng, nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Được triển khai rộng rãi trong cả nước cùng thực hiện, có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành Trung ương đã sớm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng; sửa đổi và ban hành mới nhiều quy định pháp luật kịp thời, đầy đủ, chi tiết về quy trình, thủ tục nên tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện trên địa bàn.

- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sát sao; các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 117/NQ- CP của Chính phủ; công tác tuyên truyền, phổ biến được triển khai đồng bộ và sâu rộng đã làm cán bộ, công chức, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân nâng cao nhận thức, đồng tình ủng hộ với chủ trương của Đảng, nhà nước trong thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện giai đoạn 2023 - 2030.

2. Khó khăn

- Trong quá trình triển khai sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 diễn ra cùng với công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đã tạo áp lực công việc rất lớn đối với chính quyền địa phương. Với khoảng thời thời gian ngắn, phải thực hiện qua nhiều bước theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là vấn đề phức tạp, liên quan đến tất cả các mặt của đời sống xã hội ở địa phương, liên quan đến quá trình lịch sử, truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán... nhất là một số ĐVHC cấp huyện, cấp xã mặc dù là quy mô nhỏ nhưng có từ lâu đời, nay phải sáp nhập thì sẽ ảnh hưởng đến tâm tư nguyện vọng của cán bộ và Nhân dân, nên việc tuyên truyền, vận động, tạo ra sự đồng tình ủng hộ của người dân sẽ rất khó khăn.

- Sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp huyện, cấp xã gây ảnh hưởng ít nhiều đến công tác tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở, khó khăn trong quá trình bố trí chức danh lãnh đạo chủ chốt, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hoạt động không chuyên trách; tâm lý của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ bị dao động, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc tại địa phương; ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, sinh hoạt, sản xuất của một bộ phận dân cư, các thiết chế văn hóa; phải gấp rút thực hiện chuyển đổi nhiều loại giấy tờ có liên quan từ ĐVHC cũ sang ĐVHC mới.

- ĐVHC cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau sắp xếp có địa bàn rộng, khoảng cách về địa lý từ nhiều hộ gia đình đến trung tâm của huyện, xã xa dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, tuyên truyền vận động, sinh hoạt cộng đồng; việc tiếp cận dịch vụ công (chuyển đổi nhiều giấy tờ có liên quan từ ĐVHC cũ sang ĐVHC mới) của người dân, đặc biệt là công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

- Sau khi sắp xếp, trên địa bàn ĐVHC mới sẽ có 02 trụ sở làm việc, do vậy việc lựa chọn trụ sở cho ĐVHC mới phù hợp gặp nhiều khó khăn, do ít nhiều đều ảnh hưởng đến bộ phận dân cư ở ĐVHC trước khi sắp xếp sẽ gây nhiều khó khăn cho Nhân dân, doanh nghiệp khi đi lại, giải quyết các thủ tục hành chính.

- Người dân e ngại việc nhập đơn vị hành chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen sinh hoạt, giấy tờ tùy thân, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc, kinh doanh, địa chỉ trụ sở của đơn vị hành chính mới…

3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc (bao gồm các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan)

3.1. Nguyên nhân khách quan

Việc sắp xếp đơn vị hành chính là yêu cầu đặt ra của mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, phụ thuộc vào định hướng phát triển vùng miền, của tỉnh, của đất nước, vì mục tiêu chung, lâu dài, nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm chi ngân sách. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, có ảnh hưởng đến đời sống và thủ tục hành chính của người dân.

3.2. Nguyên nhân chủ quan:

Một số người dân lo lắng việc nhập đơn vị hành chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấy tờ tùy thân, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc, kinh doanh, địa chỉ trụ sở của đơn vị hành chính mới…

4. Giải pháp khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã

4.1. Về hoạt động quản lý nhà nước

- Cấp ủy, chính quyền từ Tỉnh đến cơ sở, nhất là người đứng đầu phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn. Coi trọng và làm tốt công tác tuyên truyền; kiên trì vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân.

Gắn sắp xếp các đơn vị hành cấp huyện, cấp xã với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ. Bảo đảm phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nâng cao đời sống Nhân dân; giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của Nhân dân.

- Trong quá trình thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính phải đồng thời giải quyết chế độ, chính sách hợp lý cho cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách có liên quan và có lộ trình bố trí, sắp xếp hợp lý để bảo đảm đúng số lượng quy định. Tiếp tục rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giải quyết dứt điểm việc dôi dư cán bộ, công chức, cán bộ hoạt động không chuyên trách đối với ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025. Tập trung thực hiện tốt việc sắp xếp, ổn định bộ máy, làm tốt công tác tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công chức tại ĐVHC được sắp xếp; lựa chọn trụ sở làm việc dựa trên các tiêu chí bao gồm cơ sở vật chất đáp ứng các điều kiện cho cán bộ, công chức, người lao động làm việc; có nhà văn hóa trung tâm cơ bản đáp ứng sinh hoạt, hoạt động cho đảng viên, Nhân dân; diện tích trụ sở rộng, cơ bản là vị trí trung tâm để tạo thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện giao dịch hành chính; có điều kiện để phát triển trở thành đô thị trong tương lai.

- Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội tại ĐVHC thực hiện sắp xếp đảm bảo hoạt động của chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức sau khi sắp xếp. Chỉ đạo các ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức chuyển đổi giấy tờ liên quan đến thay đổi tên ĐVHC theo quy định đồng thời không thu các loại phí, lệ phí khi thực hiện chuyển đổi do thay đổi địa giới ĐVHC.

4.2. Về kinh tế - xã hội

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phải bám sát nội dung các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2030, quy hoạch phát triển ngành, vùng sản xuất, khu dân cư, khu đô thị, gắn với chương trình dự án xúc tiến đầu tư và xây dựng lộ trình đầu tư … tạo điều kiện tối đa theo thẩm quyền để quản lý tốt quy hoạch, thu hút và kêu gọi các nhà đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch kinh tế đúng định hướng; tranh thủ sự hỗ trợ và quan tâm của các cấp, các ngành; phát huy các thành phần kinh tế, huy động các nguồn lực sẵn có và nguồn lực bên ngoài để thực hiện các chương trình, dự án đúng theo quy hoạch của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến; kịp thời tổng kết kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình làm kinh tế giỏi và có hiệu quả; tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp.

Huy động và quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư; có giải pháp thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước, nhất là vốn trong doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh theo phương thức “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”; thực hiện các biện pháp thu hút, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế đến đầu tư trên địa bàn; chủ động và tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành, coq quan trung ương trong công tác xúc tiến đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính. Khai thác tối đa các nguồn vốn, hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đầu tư cho phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng (năng lượng, giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hóa ...) các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, tạo thêm nguồn thu từ quỹ đất ở địa phương.

Phối hợp cùng các ngành đẩy mạnh triển khai các chính sách tín dụng để các thành phần kinh tế tiếp cận với các nguồn vốn dễ dàng, thuận lợi đáp ứng kịp thời về vốn cho sản xuất, kinh doanh; triển khai các chính sách tín dụng nhà nước cho các doanh nghiệp có dự án thuộc các đối tượng hỗ trợ theo quy định.

Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi, đối xử bình đẳng, công bằng đối với tất cả các thành phần kinh tế tham gia bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dưới mọi hình thức. Thực hiện khuyến khích ưu đãi đầu tư cho các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo luật quy định như miễn giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức, vay vốn ưu đãi, tiền thuê đất giá rẻ ...

Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng phát huy hiệu quả hoạt động, với phương châm chống độc quyền, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển theo định hướng của nhà nước. Phát triển kinh tế HTX để nâng cao sức mạnh của từng cá nhân, và tập thể. Khuyến khích thành phần kinh tế cá nhân phát triển nhằm phát huy tổng lực xã hội vào phát triển nhanh và bền vững. Phát triển kinh tế hộ gia đình, thúc đẩy mô hình kinh tế trang trại hoặc các mô hình hợp tác công - nông nghiệp phát triển nhằm nhanh chóng đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tạo mọi điều kiện cho công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty mẹ, công ty con nằm trên địa bàn ĐVHC mới hoạt động tốt, phát triển mạnh về số lượng, chất lượng và quy mô...

Tạo mối liên kết có hiệu quả giữa tiến bộ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cung ứng vốn - vật tư, sản xuất công nghiệp, nhất là CN chế biến, sản xuất nông nghiệp, phân phối lưu thông hàng hoá và đặc biệt là thu mua tiêu thụ sản phẩm để tạo đầu ra thông thoáng cho sản xuất phát triển.

Tổ chức tốt địa bàn lãnh thổ: tiếp tục hoàn thiện công tác tổ chức các đơn vị hành chính trên địa bàn ĐVHC cấp huyện sau sắp xếp nhằm tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị.

Thực hiện đầy đủ và sáng tạo các chủ trương và chính sách Nhà nước về ưu đãi đầu tư trong nước và nước ngoài theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, nhằm tạo sự hấp dẫn đặc biệt để khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn ĐVHC mới và thu hút các nhà đầu tư bên ngoài đầu tư vào.

Không hình sự hoá các quan hệ dân sự và quan hệ kinh tế. Xử phạt nghiêm các hành vi buôn lậu, trốn thuế, làm và lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm tạo sự công bằng trong giới kinh doanh. Các chính sách thuế khoán phải ổn định, hợp lý, trên cơ sở giảm nhẹ dần nhằm khuyến khích doanh nghiệp và Nhân dân yên tâm, phấn khởi tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh.

Tiến hành sắp xếp lại sản xuất trên địa bàn, tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm giải quyết việc làm và tăng số lượng lao động tham gia trong các ngành kinh tế. Khuyến khích đào tạo, nâng cao trình độ người lao động. Phát triển các cơ sở dạy nghề và có chính sách thu hút lực lượng lao động về địa phương.

Có chính sách đãi ngộ các nhà quản lý giỏi, các cán bộ, chuyên gia khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao ... để thu hút nguồn nhân lực. Khuyến khích phát triển các trung tâm tư vấn tìm kiếm việc làm để huy động nguồn lao động xã hội trong tỉnh một cách hiệu quả nhất.

4.3. Về quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội

- Để giữ vững quốc phòng an ninh, nhằm đảm bảo cho sản xuất phát triển tại các địa bàn thực hiện sắp xếp cần có nhiều lực lượng tham gia bao gồm lực lượng chuyên trách, nòng cốt (công an cấp cơ sở), dân quân tự vệ, các tổ chức quần chúng (bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan doanh nghiệp, các tổ chức tự quản) và sự tham gia tích cực của đông đảo quần chúng Nhân dân. Thực tiễn cho thấy, trước mắt và cả lâu dài, phải tập trung sức củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các lực lượng chủ yếu: công an huyện, công an phường, công an xã, thị trấn, đồn, trạm công an.

- Cấp ủy, chính quyền các cấp quán triệt, tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, nhất là tại những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới;... Phát hiện, xử lý kịp thời các "điểm nóng" từ cơ sở, không để phát triển thành vụ việc lớn, phức tạp.

- Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở vững mạnh.

- Triển khai thực hiện Luật Dân quân tự vệ. Xây dựng và phối hợp thực hiện cơ chế phối hợp giữa cơ quan chuyên trách, nòng cốt (công an cấp cơ sở), dân quân tự vệ, các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

-Tăng cường lực lượng chiến đấu cho cơ sở, bố trí cán bộ trực tiếp thực hiện vận động quần chúng và tiến hành các hoạt động nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế, phân công, phân cấp quản lý công an cấp cơ sở, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03/CT-BCA ngày 10/4/2009, của Bộ trưởng Bộ Công an, về xây dựng toàn diện công an cấp huyện đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới; kịp thời triển khai thi hành Pháp lệnh Công an xã theo Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 20/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tăng cường các điều kiện làm việc, trang bị phương tiện phù hợp với thực tế chiến đấu ở cơ sở nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công an và các lực lượng khác tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở.

- Xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ công an và các lực lượng khác tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở.

4.4. Cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công

Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập về cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính và tiếp tục nâng cao hiệu quả cắt giảm, đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/10/2023 theo đó các địa phương:

- Tập trung rà soát kỹ và cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên cơ sở liên thông điện tử và tái sử dụng dữ liệu để xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm. Kiên quyết chưa đưa vào xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục hành chính hoặc nhóm thủ tục hành chính liên thông chưa có phương án cấu trúc lại và đơn giản hóa quy trình hoặc không phát sinh hồ sơ trong ba năm gần nhất; rà soát, tạm dừng cung cấp và nhanh chóng đầu tư nâng cấp, hoàn thiện đối với dịch vụ công trực tuyến không đáp ứng được mức độ dịch vụ đã công bố, chưa thông suốt và đơn giản, thuận lợi, giảm thời gian, chi phí thực hiện hơn so với thực hiện trực tiếp hoặc qua bưu chính.

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Thực hiện nghiêm việc báo cáo giải trình của người đứng đầu, xin lỗi người dân, doanh nghiệp và kịp thời khắc phục đối với các trường hợp để xảy ra chậm muộn, tiêu cực trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị; thực hiện thanh tra, kiểm tra công vụ, kiên quyết xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ, yêu cầu điều kiện không đúng quy định hoặc nhiều lần để xảy ra tình trạng chậm trễ trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về nâng cao chất lượng phục vụ trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Định kỳ hàng tháng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả đánh giá Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và danh sách cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, đơn vị để xảy ra chậm trễ theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ; căn cứ kết quả đánh giá của Bộ chỉ số để xem xét, đánh giá, xếp loại chất lượng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức.

- Thực hiện nghiêm công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, nhất là các nhóm thủ tục hành chính, dịch vụ công liên thông. Trong đó, các ban, ngành phải khẩn trương rà soát, hoàn thành việc công bố quy trình nội bộ xác định rõ thời hạn, trách nhiệm giải quyết trong từng bước, giai đoạn đối với các thủ tục hành chính liên thông giữa các cơ quan tỉnh và địa phương trước ngày 01/12/2024. Thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị; người đứng đầu thường xuyên tổ chức đối thoại với người dân, doanh nghiệp. Chấm dứt tình trạng không trả lời hoặc trả lời chung chung, không cụ thể, không rõ ràng dứt khoát, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tập trung xử lý dứt điểm các “điểm nghẽn” trong thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại tỉnh, địa phương, nhất là về hạ tầng công nghệ thông tin, số hóa dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến và an toàn, an ninh mạng.

- Chủ động đổi mới, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động của Bộ phận Một cửa theo thẩm quyền. Có cơ chế, chính sách phù hợp, bảo đảm bố trí đầy đủ nhân lực, kinh phí hàng năm cho việc triển khai các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, hoàn thành các mục tiêu theo chỉ đạo của tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp chủ động tham gia thực hiện và sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Năm 2024, tập trung hoàn thành xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quy định miễn hoặc giảm phí, lệ phí trong thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử giai đoạn từ nay đến năm 2025 để khuyến khích người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến; miễn phí cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện sắp xếp chi phí chuyển đổi các giấy tờ liên quan đến nhân thân và pháp nhân.

III. KẾ HOẠCH, LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

1. Kế hoạch và lộ trình

1.1. Năm 2024

UBND tỉnh, UBND cấp huyện tiến hành việc xây dựng Phương án tổng thể, Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn quy định; ĐVHC cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn quy định; ĐVHC cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn quy định.

- Hoàn thành việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Tập trung giải quyết chế độ, chính sách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức,đơn vị ở ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới, tên gọi của ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

1.2. Năm 2025

- Tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 (trong đó có những ĐVHC hình thành sau sắp xếp).

- Tiếp tục giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người dôi dư sau đại hội đảng bộ cấp huyện nhiệm kỳ 2025 - 2030 ở ĐVHC cấp huyện hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Tiếp tục triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù tại ĐVHC cấp huyện hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Hoàn thành việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Triển khai công tác lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

- Sơ kết việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện giai đoạn 2023 - 2025; triển khai sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2026 - 2030 (theo chỉ đạo của Trung ương).

2. Dự kiến kinh phí triển khai thực hiện:

Theo quy định tại Điều 22 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 và Nghị quyết số 117-NQ/CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã do ngân sách tỉnh Quảng Nam bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên trong khoản ngân sách nhà nước đã được giao trong thời kỳ ổn định ngân sách. Bao gồm các khoản kinh phí sau:

2.1. Kinh phí xây dựng Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025; kinh phí xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025 (kinh phí điều tra, khảo sát thu thập thông tin, tài liệu, số liệu phục vụ xây dựng Đề án; kinh phí tuyên truyền, lấy ý kiến cử tri các ĐVHC cấp huyện, cấp xã có liên quan) dự kiến: 30 tỷ đồng.

2.2. Kinh phí hỗ trợ, giải quyết cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, dự kiến: 20 tỷ đồng.

2.3. Kinh phí triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025 (Bao gồm kinh phí thông tin, tuyên truyền, tổ chức lễ công bố, di dời, chỉnh trang trụ sở làm việc các ĐVHC mới sau sắp xếp), dự kiến: 30 tỷ đồng.

2.4. Kinh phí lập mới, chỉnh lý bổ sung bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp, dự kiến: 10 tỷ.

IV. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, BỐ TRÍ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

1. Phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức sau sắp xếp ĐVHC

1.1. Huyện Quế Sơn mới thành lập

1.1.1. Đảng bộ:

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng Đề án, trình Tỉnh ủy quyết định thành lập Đảng bộ huyện mới trên cơ sở sáp nhập nguyên trạng Đảng bộ huyện Quế Sơn và Đảng bộ huyện Nông Sơn. Nhiệm kỳ đầu tiên của Đảng bộ huyện mới là nhiệm kỳ 2020 - 2025.

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định ban chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư huyện ủy mới theo quy định Điều lệ Đảng.

- Ban Thường vụ cấp ủy huyện mới xây dựng đề án, quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị ở đơn vị hành chính cấp huyện mới thành lập trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất nguyên trạng các cơ quan, đơn vị tương ứng ở đơn vị hành chính cấp huyện trước khi sắp xếp.

1.1.2. Các cơ quan khối Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội:

Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ cấp ủy huyện mới thực hiện sáp nhập nguyên trạng các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy, Trung tâm Chính trị huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện tương ứng với sắp xếp tổ chức đảng (chuyển giao tổ chức, kiện toàn cán bộ; xác định nhiệm kỳ đầu tiên và cách tính số thứ tự nhiệm kỳ đại hội).

1.1.3. Chính quyền địa phương huyện mới nhiệm kỳ 2021 - 2026:

- HĐND huyện mới: Sau khi sáp nhập huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn để thành lập ĐVHC cấp huyện mới, giữ nguyên tên gọi và loại hình của một trong các đơn vị hành chính được nhập thì khóa của HĐND ở đơn vị hành chính sau sáp nhập tiếp tục tính theo khóa của HĐND ở đơn vị hành chính được giữ nguyên tên gọi.

Về đại biểu HĐND: Đại biểu HĐND của các ĐVHC cũ được hợp thành HĐND của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.

Thường trực HĐND cấp tỉnh quyết định chỉ định một triệu tập viên trong số đại biểu HĐND của đơn vị hành chính mới để triệu tập và chủ tọa kỳ họp thứ nhất của HĐND của đơn vị hành chính mới cho đến khi HĐND bầu ra Chủ tịch HĐND của đơn vị hành chính mới.

Về Thường trực HĐND: Tại kỳ họp đầu tiên của HĐND ở ĐVHC mới bầu ra Thường trực HĐND huyện gồm: Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND và các Ủy viên là Trưởng ban của HĐND huyện.

- UBND huyện mới do đại biểu HĐND huyện mới bầu ra. UBND huyện mới gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và 13 Uỷ viên là người đứng đầu các cơ quan, phòng ban chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện.

1.1.4. Các Ban thuộc HĐND huyện mới

Gồm Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội trên cơ sở nhập nguyên trạng các ban cùng chức năng, nhiệm vụ thuộc HĐND huyện Quế Sơn và HĐND huyện Nông Sơn.

Đề nghị Đảng đoàn HĐND tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan cấp tỉnh căn cứ hướng dẫn của cấp trên để lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn việc sáp nhập các Ban tương ứng.

1.1.5. Các cơ quan thuộc UBND huyện mới

- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện mới: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm 11 phòng: Văn phòng HĐND và UBND huyện, Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Thanh tra huyện, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo.

(Trên cơ sở nhập nguyên trạng các cơ quan chuyên môn cùng chức năng, nhiệm vụ hiện nay của UBND huyện Quế Sơn và UBND huyện Nông Sơn).

- Đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện mới:

+ Cơ sở giáo dục: giữ nguyên số trường hiện nay tại 02 huyện (51 trường trực thuộc UBND huyện: Trường Mẫu giáo, Mầm non: 17 trường; Trường Tiểu học: 16 trường; Trường Tiểu học và Trung học cơ sở: 04 trường; Trường Trung học cơ sở: 14 trường);

+ Nhập Trung tâm Văn hoá - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn để hình thành Trung tâm Văn hoá - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện mới.

+ Nhập Ban Quản lý Dự án ĐTXD - PTQĐ (đơn vị sự nghiệp tự chủ) huyện Nông Sơn và Ban Quản lý Dự án - Quỹ đất (đơn vị sự nghiệp tự chủ) huyện Quế Sơn để hình thành Ban Quản lý Dự án ĐTXD - PTQĐ huyện mới cùng mức độ tự chủ.

+ Giữ ổn định các đơn vị: Ban Quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi; Đội Quản lý trật tự xây dựng huyện; đổi tên gọi phù hợp với tên gọi của đơn vị hành chính huyện hình thành sau sắp xếp và từng bước nghiên cứu, sắp xếp phù hợp với chức năng nhiệm vụ, đảm bảo quy định của pháp luật

- Các tổ chức hội cấp huyện

Sáp nhập, đổi tên hội tương ứng với nhập huyện Quế Sơn và huyện Nông Sơn; trình tự, hồ sơ sáp nhập, đổi tên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .

1.1.6. Các cơ quan thuộc các Sở đóng trên địa bàn huyện

- Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai và các cơ sở y tế sáp nhập, thành lập tương ứng với nhập huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn. Thực hiện lộ trình sắp xếp lại số lượng viên chức và người lao động theo cơ cấu sắp xếp tổ chức bộ máy phù hợp, đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, y bác sĩ nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người dân.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế xây dựng đề án, thực hiện trình tự, thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Các cơ sở giáo dục: Giữ ổn định và thực hiện lộ trình sắp xếp theo quy hoạch đảm bảo mang lại lợi ích tốt nhất cho người dân, chất lượng dạy và học, sử dụng hợp lý, hiệu quả cơ sở vật chất.

Sở Giáo dục và Đào tạo từng bước nghiên cứu, sắp xếp phù hợp với mạng lưới trường lớp; đảm bảo hoạt động hiệu quả.

- Giữ nguyên Hạt Kiểm lâm Nông Sơn thuộc Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đồng thời, sau khi sáp nhập 02 huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, chuyển chức năng, nhiệm vụ của Trạm Kiểm lâm huyện Quế Sơn thuộc Hạt Kiểm lâm Trung Quảng Nam (hiện trụ sở đóng tại huyện Duy Xuyên) về Hạt Kiểm lâm huyện Nông Sơn và đổi tên Hạt kiểm lâm phù hợp với tên huyện mới.

1.1.7. Các cơ quan thuộc ngành dọc đóng trên địa bàn huyện mới

Các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn 02 huyện, gồm:

- Công an huyện;

- Ban Chỉ huy quân sự huyện;

- Viện Kiểm sát nhân dân huyện;

- Tòa án nhân dân huyện;

- Chi cục Thi hành án dân sự huyện;

- Chi cục Thống kê huyện;

- Bảo hiểm xã hội huyện;

- Kho bạc huyện

Thực hiện sáp nhập, thành lập tương ứng với nhập huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn.

Thẩm quyền, trình tự, hồ sơ sáp nhập, thành lập cơ quan đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của ngành dọc cấp trên.

- Giữ nguyên Chi cục Thuế khu vực Quế Sơn - Nông Sơn - Hiệp Đức đóng tại huyện Quế Sơn.

1.2. Đối với các ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp:

1.2.1. Tổ chức Đảng

a) Về tổ chức

Ban Thường vụ Thành ủy, Huyện ủy xây dựng đề án, quyết định thành lập đảng bộ mới trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất tổ chức đảng của đơn vị hành chính cùng cấp trước khi sắp xếp; đồng thời chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra của các xã, phường, thị trấn sau sáp nhập theo quy định của Điều lệ Đảng và quy chế bầu cử trong Đảng. Việc sắp xếp tổ chức đảng đồng bộ với sắp xếp các ĐVHC cấp xã. Nhiệm kỳ đầu tiên của đảng bộ mới thành lập là nhiệm kỳ 2020 - 2025.

b) Về số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, phó bí thư cấp ủy; số lượng ủy viên, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy mới thành lập

- Nhiệm kỳ 2020 - 2025:

+ Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra của đảng bộ mới thành lập tối đa không vượt quá tổng số hiện có của các tổ chức đảng cùng cấp trước khi sắp xếp trừ đi số lượng các đồng chí nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển công tác khác.

+ Số lượng Phó Bí thư, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm của đảng bộ mới tối đa không vượt quá tổng số cấp trưởng, cấp phó hiện có của các tổ chức đảng cùng cấp trước khi sắp xếp trừ đi số lượng các đồng chí nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển công tác khác.

- Nhiệm kỳ 2025 - 2030:

Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư Đảng ủy; số lượng ủy viên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy của đảng bộ mới thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và các hướng dẫn của Trung ương.

1.2.2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

- Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, thành phố hiệp y thống nhất với Đảng ủy của các ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp quyết định thành lập Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của ĐVHC cấp xã mới thành lập; công nhận danh sách Ủy viên Ủy ban, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các xã, phường, thị trấn (lâm thời).

- Ban Thường vụ Huyện Đoàn, Thành Đoàn chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của các ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân: Ban Thường vụ cấp trên trực tiếp chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch tổ chức hội của các ĐVHC cấp xã mới hành thành sau sắp xếp.

1.2.3. Chính quyền địa phương

- Đại biểu HĐND của các ĐVHC cấp xã trước sắp xếp hợp thành HĐND của ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp và tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định tại Điều 134 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

- HĐND của ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp bầu các chức danh của HĐND, UBND theo quy định tại Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các Nghị định của Chính phủ: số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016; số 69/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016; số 115/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 và hoạt động cho đến khi HĐND khóa mới được bầu ra.

1.2.4. Tổ chức đơn vị sự nghiệp trường học, trạm y tế

- Ổn định tổ chức các trường học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) trên địa bàn các ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp để không ảnh hưởng đến việc di chuyển của học sinh, đảm bảo chất lượng dạy và học, sử dụng hợp lý, tiết kiệm cơ sở vật chất hiện có của các trường học; nghiên cứu, điều chỉnh đề án sắp xếp các trường học trên địa bàn huyện, thành phố để triển khai thực hiện cho phù hợp với việc sắp xếp ĐVHC.

- Nhập nguyên trạng Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn tương ứng với phương án sắp xếp, thành lập ĐVHC cấp xã mới, đồng thời vẫn tiếp tục duy trì hoạt động khám, chữa bệnh tại các vị trí cũ. Sau khi thành lập mới, Đảng ủy, HĐND, UBND ĐVHC cấp xã mới thành lập phối hợp với Trung tâm y tế huyện, thành phố xem xét bố trí cơ sở khám, chữa bệnh để phục vụ Nhân dân thuận lợi nhất (phương án nhập từng Trạm Y tế do Trung tâm y tế các huyện, thành phố phối hợp với UBND các ĐVHC cấp xã mới thành lập xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định).

1.2.5. Về Ban Chỉ huy Quân sự các xã, phường, thị trấn

Nhập nguyên trạng Ban Chỉ huy Quân sự các xã, phường, thị trấn tương ứng với phương án sắp xếp, thành lập ĐVHC cấp xã mới (phương án nhập từng Ban Chỉ huy Quân sự do Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thành phố xây dựng Đề án, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định), đảm bảo số lượng và không tăng biên chế của ngành.

1.2.6. Về Công an các xã, phường, thị trấn

Nhập nguyên trạng Công an các xã, phường, thị trấn tương ứng với phương án sắp xếp, thành lập ĐVHC cấp xã mới. Phương án nhập từng Công an xã, phường, thị trấn do Công an tỉnh Quảng Nam chỉ đạo, hướng dẫn Công an các huyện, thành phố xây dựng đề án, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định, đảm bảo số lượng và không tăng biên chế của ngành; đảm bảo theo đúng quy định của Pháp lệnh Công an xã, Luật Công an nhân dân và Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định việc xây dựng công an xã, thị trấn chính quy.

1.2.7. Về các tổ chức hội

Sáp nhập, đổi tên hội tương ứng với việc sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp xã; trình tự, hồ sơ sáp nhập, đổi tên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP .

2. Phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC

Đối với việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cấp huyện, cấp xã: Trước mắt chấp nhận giải pháp “phép cộng cơ học” song về lâu dài, sẽ có quy trình, quy định rà soát, đánh giá, xếp loại, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo vị trí việc làm, phù hợp khả năng, trình độ chuyên môn, khả năng thích nghi môi trường làm việc mới.

2.1. Bố trí lãnh đạo.

2.1.1. Đối với các chức vụ: Bí thư Đảng ủy cấp huyện, cấp xã; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã. Sau khi sắp xếp, bố trí trường hợp dôi dư làm cấp phó hoặc điều chuyển đi các huyện khác trên địa bàn tỉnh còn thiếu để kiện toàn (Đối với chức vụ Bí thư, Chủ tịch UBND cấp huyện); làm cấp phó hoặc điều chuyển đến các xã khác trên địa bàn huyện còn thiếu để kiện toàn (đối với chức vụ Bí thư, Chủ tịch UBND cấp xã).

2.1.2. Đối với các chức vụ: Phó Bí thư Đảng ủy cấp huyện, cấp xã sau khi sắp xếp sẽ bố trí cấp phó tăng thêm đối với đơn vị hành chính mới cấp huyện, cấp xã thành lập.

2.1.3. Đối với các chức vụ Bí thư Huyện Đoàn, Đoàn xã, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện sau khi sáp nhập nếu dôi dư sẽ bố trí đảm nhiệm chức danh công chức cấp xã, cấp huyện đối với các trường hợp đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn.

2.2. Phân công nhiệm vụ cho công chức.

2.2.1. Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trước mắt giữ nguyên số lượng công chức hiện đang đảm nhiệm các chức danh công chức tại các huyện, các xã vào đơn vị hành chính mới thành lập.

2.2.2. UBND các huyện có đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp có văn bản hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn bố trí các vị trí công chức theo quy định của Chính phủ, đảm bảo các vị trí công chức đều có người đảm nhiệm đúng chuyên môn, nghiệp vụ.

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, số lượng cán bộ dôi dư khá lớn, trong đó số cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư 352 người (trong đó: 45 cán bộ, công chức ở khối đảng, Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cấp huyện, 70 cán bộ, công chức, viên chức thuộc UBND cấp huyện, 40 viên chức sự nghiệp y tế; 142 cán bộ, công chức cấp xã và 56 người hoạt động không chuyên trách cấp xã). Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ dôi dư vẫn còn thấp. Bên cạnh đó, phần lớn tuổi đời của cán bộ, công chức hiện nay đang còn trẻ, khung vị trí việc làm tại các xã, phòng, ban cấp huyện của các cơ quan, đơn vị, địa phương nói chung và các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc diện sắp xếp cơ bản đã bố trí đủ số lượng theo quy định, vì vậy gặp nhiều khó khăn trong việc tái bố trí, sắp xếp lại cho đội ngũ cán bộ, công chức dôi dư. Mặt khác, chế độ, chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã khi thôi việc chưa đảm bảo cuộc sống hay bắt đầu công việc khác, đây là khó khăn trong chính sách công tác cán bộ sau sắp xếp.

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 218 - KH/TU ngày 18/11/2022 của Tỉnh ủy Quảng Nam, theo đó giai đoạn 2022 - 2026 toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Việc cắt giảm biên chế làm tăng áp lực công việc cho cán bộ, công chức, viên chức, khó đảm bảo hiệu quả công việc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, y tế… Thực tế đặt ra nhiều thách thức rất lớn cho các cơ quan, đơn vị, địa phương; nhiệm vụ chuyên môn ngày càng nhiều, một số ngành - lĩnh vực ngày càng phức tạp đòi hỏi phải đảm bảo đủ đội ngũ nhân lực thực thi nhiệm vụ, trong khi biên chế ngày càng giảm.

2.3. Đối với huyện Quế Sơn (mới)

2.3.1. Hiện trạng số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động huyện Nông Sơn và Quế Sơn

a) Biên chế giao năm 2024

- Huyện Nông Sơn:

+ Đối với các cơ quan khối Đảng, MTTQ và 04 tổ chức chính trị - xã hội, huyện: 46 biên chế công chức, đến năm 2026 còn lại 44 biên chế.

+ Đối với Liên đoàn lao động huyện: 02 biên chế công chức.

+ Đối với các cơ quan khối chính quyền huyện: 72 biên chế công chức.

+ Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện[1]: 477 biên chế[2].

- Huyện Quế Sơn:

+ Đối với các cơ quan khối Đảng, MTTQ và 04 tổ chức chính trị - xã hội, huyện[3]: 57 biên chế (55 công chức, 02 viên chức), đến năm 2026 còn lại 53 biên chế.

+ Đối với Liên đoàn lao động huyện: 02 biên chế công chức.

+ Đối với các cơ quan khối chính quyền huyện: 91 biên chế công chức.

+ Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện: 1.096 biên chế.

b) Số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

- Huyện Nông Sơn:

+ Đối với các cơ quan khối Đảng, MTTQ và 04 tổ chức chính trị - xã hội, huyện: 44 người/46 biên chế.

+ Đối với Liên đoàn lao động huyện: 01 người/02 biên chế.

+ Đối với các cơ quan khối chính quyền huyện: 63 người/72 biến chế.

+ Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện: 396 người/477 biên chế.

+ Người lao động: 20 người.

- Huyện Quế Sơn:

+ Đối với các cơ quan khối Đảng, MTTQ và 04 tổ chức chính trị - xã hội, huyện: 56 người/57 biên chế.

+ Đối với Liên đoàn lao động huyện: 02 người/02 biên chế.

+ Đối với các cơ quan khối chính quyền huyện: 86 người/91 biên chế.

+ Đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện: 965 người/1.096 biên chế.

+ Người lao động: 13 người.

c) Phương án giao biên chế cho huyện Quế Sơn (mới)

Nhập nguyên trạng số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận và tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn. Đồng thời, điều chuyển, phân bổ biên chế cho huyện Quế Sơn (mới) tương ứng với số cán bộ, công chức, viên chức có mặt (trừ sự nghiệp giáo dục). Số biên chế còn lại được sử dụng để tinh giản biên chế theo lộ trình và xem xét bổ sung cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong trường hợp cần thiết. Biên chế sự nghiệp giáo dục giữ nguyên số giao đầu năm 2024.

- Biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và 04 tổ chức chính trị - xã hội huyện Quế Sơn (mới): 100 biên chế (98 công chức, 02 viên chức), đến năm 2026 còn lại 97 biên chế.

- Biên chế Liên đoàn lao động huyện Quế Sơn (mới): 03 biên chế (03 công chức).

- Biên chế các cơ quan thuộc UBND huyện Quế Sơn (mới): 150 biên chế.

- Biên chế đơn vị sự nghiệp: 1542 biên chế hưởng lương NSNN (1474 sự nghiệp giáo dục và Đào tạo; 68 sự nghiệp khác) và 16 biên chế hưởng lương NTSN tại đơn vị tự chủ hoàn toàn.

Ban Thường vụ Huyện ủy và UBND huyện Quế Sơn (mới) quản lý, bố trí, sử dụng biên chế theo quy định hiện hành của pháp luật; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện tinh giản, bố trí, sắp xếp lại cán bộ, công chức theo quy định.

2.3.2. Phương án bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

a) Phương án bố trí, sắp xếp các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý:

- Tổng số hiện có 06 người: 02 Bí thư và 02 Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ; 02 Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện. Có 03 người là cán bộ tỉnh luân chuyển về huyện.

- Số được bố trí theo quy định 03 người, gồm: 01 Bí thư, 01 Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, 01 Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện. Dôi dư 03 người (trong đó có 01 người không đủ tuổi tái cử cấp uỷ huyện nhiệm kỳ 2025-2030, nghỉ hưu vào năm 2025).

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Bí thư, Phó Bí thư tại Đảng bộ huyện Quế Sơn (mới) trong số các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư của huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn. Số lượng dôi dư được bố trí cấp phó đến hết nhiệm kỳ 2020-2025 hoặc điều động về tỉnh, điều động sang địa phương khác hoặc thực hiện chế độ chính sách theo quy định.

b) Phương án bố trí, sắp xếp các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy Quế Sơn (mới) quản lý:

[1] Cấp trưởng các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy:

- Tổng số hiện có 08 người: 04 Trưởng Ban xây dựng Đảng và 02 Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra; 02 Chánh Văn phòng Huyện ủy.

- Số được bố trí theo quy định 05 người, gồm: 03 Trưởng Ban xây dựng Đảng; 01 Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra và 01 Chánh Văn phòng Huyện ủy; dôi dư 03 người.

[2] Cấp phó các cơ quan tham mưu giúp việc Huyện ủy:

- Tổng số hiện có 16 người: 09 Phó Trưởng Ban xây dựng Đảng và 04 Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra; 03 Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy.

- Số được bố trí theo quy định 10 người, gồm: 06 Phó Trưởng Ban xây dựng Đảng và 02 Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra; 02 Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy; dôi dư 06 người.

[3] Cấp trưởng, phó Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội:

- Tổng số hiện có 22 người: Cấp trưởng 11 người, cấp phó 11 người.

- Số được bố trí theo quy định 12 người, gồm: 01 Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, 05 Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội, 01 Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, 05 Phó các tổ chức chính trị - xã hội; dôi dư 10 người.

[4] Cấp trưởng, cấp phó Ban của HĐND huyện:

- Tổng số hiện có 07 người: 04 Trưởng ban (kiêm nhiệm) và 03 Phó Trưởng ban (chuyên trách).

- Số được bố trí theo quy định 04 người, gồm: 02 Trưởng ban (kiêm nhiệm), 02 Phó Trưởng ban (chuyên trách), dôi dư 01 người.

- HĐND huyện mới bầu Trưởng, Phó Trưởng ban của HĐND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. [5] Cấp trưởng, cấp phó cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc

UBND huyện:

- Cấp trưởng, cấp phó cơ quan chuyên môn:

+ Tổng số hiện có 53 người: gồm 20 cấp trưởng; 33 cấp phó phòng.

+ Số được bố trí theo quy định: 33 người (gồm: 11 cấp trưởng, 22 cấp phó phòng, Thanh tra, Văn phòng HĐND và UBND).

+ Số dôi dư 20 người.

- Cấp trưởng, cấp phó các đơn vị sự nghiệp (sự nghiệp văn hóa- thông tin và sự nghiệp khác) thuộc UBND:

+ Tổng số hiện có 19 người; gồm 07 cấp trưởng và 12 cấp phó.

+ Số được bố trí theo quy định 15 người, gồm 05 cấp trưởng, 10 cấp phó.

+ Số dôi dư 04 người.

Ban Thường vụ Huyện ủy huyện Quế Sơn (mới) chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện việc bố trí, sắp xếp các chức danh lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó các cơ quan, đơn vị thuộc điểm (2), khoản b, mục 3 nêu trên sau khi sáp nhập theo thẩm quyền phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Số dôi dư tiếp tục bố trí làm cấp phó tại các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp của huyện hoặc đề xuất điều động về tỉnh, điều động sang địa phương khác hoặc thực hiện chính sách theo quy định.

Ban Thường vụ Huyện ủy huyện Quế Sơn (mới) bổ nhiệm cấp trưởng, cấp phó của các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy; phối hợp, đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh công nhận, chuẩn y các chức danh lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, cac Tổ chức chính trị - xã hội huyện; Chủ tịch UBND huyện mới bổ nhiệm cấp trưởng, cấp phó các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện theo thẩm quyền; trong vòng 05 năm kể từ ngày sáp nhập, phải bố trí đảm bảo đúng số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định.

c) Phương án bố trí, sắp xếp cấp trưởng, cấp phó các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế đóng trên địa bàn Quế Sơn (mới): Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế xây dựng phương án bố trí, sắp xếp theo thẩm quyền.

d) Phương án bố trí, sắp xếp cấp trưởng, cấp phó các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn huyện Quế Sơn (mới) (Công an huyện; Ban Chỉ huy Quân sự huyện; Viện Kiểm sát nhân dân huyện; Tòa án nhân dân huyện; Chi cục Thi hành án dân sự huyện; Chi cục Thống kê huyện; Bảo hiểm xã hội huyện; Kho bạc huyện): Cơ quan ngành dọc cấp tỉnh xây dựng phương án bố trí, sắp xếp theo thẩm quyền.

e) Phương án bố trí, sắp xếp cấp trưởng, cấp phó các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ sau khi có quyết định thành lập các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ:

- Tổng số hiện có 29 người; gồm 15 Chủ tịch, 14 Phó Chủ tịch.

- Số được bố trí theo quy định 18 người, gồm: 09 Chủ tịch, 09 Phó Chủ tịch.

- Số dôi dư 11 người.

- Ban Thường vụ Huyện ủy huyện Quế Sơn (mới) lãnh đạo, chỉ đạo bố trí, sắp xếp cấp trưởng, cấp phó các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ của huyện Quế Sơn (mới) trong số cấp trưởng, cấp phó các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ của 02 huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn. Số dôi dư tiếp tục bố trí làm cấp phó tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ của huyện Quế Sơn (mới); trường hợp không bố trí được thì vận động thực hiện chính sách theo quy định.

- Chủ tịch Hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ tương ứng ở cấp tỉnh phê chuẩn Chủ tịch, Phó Chủ tịch của Hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ tương ứng tại huyện Quế Sơn (mới) theo thẩm quyền.

g) Phương án bố trí, sắp xếp công chức, viên chức và người lao động:

- Tổng số công chức, viên chức và người lao động hiện có là 211 người; trong đó, tại các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là: 56 người; tại các cơ quan của UBND là 87 người; tại các đơn vị sự nghiệp công lập (văn hoá, thông tin và sự nghiệp khác) thuộc Ủy ban nhân huyện là 68 người. Có 02 người nghỉ hưu trong năm 2025. Số lượng cần bố trí, sắp xếp là 209 người.

- Ban Thường vụ Huyện ủy huyện Quế Sơn (mới) chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của huyện mới theo thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức và biên chế.

2.4. Đối với các ĐVHC cấp xã mới thành lập

2.4.1. Phường An Xuân

a) Bố trí cán bộ, công chức:

Tổng số cán bộ, công chức phường An Xuân và phường Phước Hoà là: 38 người, dự kiến bố trí ở phường An Xuân mới 24 người, dôi dư 14 người:

- Bố trí, sắp xếp đến các đơn vị cấp xã còn thiếu: 08 người

- Nghỉ hưu trước tuổi: 02 người

- Thực hiện tinh giản biên chế: 04 người

b) Bố trí người hoạt động không chuyên trách: Tiếp tục bố trí, sắp xếp tại đơn vị hành chính mới và giải quyết chế độ cho người hoạt động không chuyên trách phường có nguyện vọng nghỉ tinh giản biên chế theo quy định của Trung ương và của tỉnh.

2.4.2. Xã Bình Phú; xã Bình Định thuộc huyện Thăng Bình

a) Bố trí cán bộ, công chức

- Tổng số cán bộ, công chức các ĐVHC sắp xếp để thành lập ĐVHC mới (Bình Chánh, Bình Phú, Bình Định Bắc và Bình Định Nam): 75 người.

- Sau khi sắp xếp sẽ tiến hành rà soát, đánh giá và phân loại ĐVHC ở các ĐVHC mới thành lập, trên cơ sở đó bố trí đội ngũ CBCC phù hợp theo Nghị định số 33/2013/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ về Quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố. Riêng đối với số cán bộ, công chức cấp xã bố trí nhiều hơn quy định sẽ có giải pháp từ nay đến năm 2029 sẽ bố trí, sắp xếp đúng với số lượng quy định, như sau:

[1] Đơn vị hành chính mới xã Bình Phú:

+ Bố trí lại công tác ĐVHC mới xã Bình Phú: 26 cán bộ, công chức;

+ Điều động sang đơn vị khác (đối với cán bộ thì chuyển sang công chức và điều động): 03 cán bộ, công chức.

+ Giải quyết chế độ, tinh giản biên chế, dôi dư theo quy định: 9 cán bộ, công chức.

[2] Đơn vị hành chính mới xã Bình Định:

+ Bố trí lại công tác ĐVHC mới xã Bình Định: 32 cán bộ, công chức;

+ Điều động sang đơn vị khác (đối với cán bộ thì chuyển sang công chức và điều động): 01 cán bộ, công chức;

+ Giải quyết chế độ, tinh giản biên chế, dôi dư theo quy định: 4 cán bộ, công chức.

b) Bố trí người hoạt động không chuyên trách:

- Tổng số Người hoạt động không chuyên trách có mặt ở các ĐVHC sắp xếp để thành lập ĐVHC mới (Bình Chánh, Bình Phú, Bình Định Bắc và Bình Định Nam): 34 người.

- Sau khi sắp xếp sẽ tiến hành rà soát, đánh giá và phân loại ĐVHC ở các ĐVHC mới thành lập, trên cơ sở đó bố trí số lượng người hoạt động KCT phù hợp theo Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ về Quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố. Bố trí người hoạt động không chuyên trách như sau:

+ Đơn vị hành chính mới xã Bình Phú: Tổng số người hoạt động không chuyên trách cấp xã có mặt đến thời điểm hiện nay 18 người (Bình Chánh 9 người, Bình Phú 9 người), trong đó có 03 người không đủ chuẩn.

+ Đơn vị hành chính mới xã Bình Định: Tổng số người hoạt động không chuyên trách cấp xã có mặt đến thời điểm hiện nay 16 người (Bình Định Nam 7 người, Bình Định Bắc 9 người), trong đó có 01 người không đủ chuẩn.

2.4.3. Xã Tiên Sơn

a) Bố trí cán bộ, công chức:

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của Nghị định số 33/2023/NĐ-CP của xã mới sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC sáp nhập xã Tiên Cẩm và xã Tiên Sơn là: 20 người, trong đó: cán bộ 11, công chức 9 (tính định mức theo đơn vị hành chính cấp xã loại I1); NHĐKCT: 12 người.

b) Bố trí người hoạt động không chuyên trách:

Số người hoạt động không chuyên trách: bố trí 12 người đảm nhận 14 chức danh theo quy định của tỉnh.

2.4.4. Xã Duy Tân

a) Bố trí cán bộ, công chức:

- Tổng số CBCC ở các ĐVHC (Duy Thu và Duy Tân) hiện có trước khi sắp xếp là 36 người.

Dự kiến đơn vị hành chính mới hình thành là đơn vị hành chính loại II, thì theo quy định chỉ được bố trí 20 cán bộ, công chức; nhưng để đảm bảo bước đầu sắp ổn định bộ máy, tạm thời bố trí 24 cán bộ, công chức (tăng 04 so với quy định). Số cán bộ, công chức dôi dư là 12 người,

+ Dự kiến bố trí sắp xếp 24 cán bộ, công chức làm việc ở đơn vị hành chính mới sau khi sắp xếp.

b) Bố trí người hoạt động không chuyên trách:

- Tổng số người hoạt động không chuyên trách của hai xã Duy Tân và Duy Thu hiện có trước khi sắp xếp là 21 người.

- Dự kiến đơn vị hành chính mới hình thành là đơn vị hành chính loại II, theo quy định chỉ được bố trí 12 người hoạt động không chuyên trách.

2.4.5. Xã Quế Tân

a) Bố trí cán bộ, công chức:

- Tổng số cán bộ, công chức xã Hiệp Thuận và xã Hiệp Hòa hiện có là 36 người (cán bộ 19; công chức 17)

- Sau khi sắp xếp sẽ tiến hành rà soát, đánh giá và phân loại ĐVHC ở ĐVHC mới thành lập, trên cơ sở đó, bố trí đội ngũ CBCC, người hoạt động không chuyên trách phù hợp theo Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (dự kiến sau khi sắp xếp, xã mới được phân loại II, số lượng được giao sẽ là 20 CBCC, số lượng dôi dư là: 16 CBCC)

- Dự kiến các phương án sắp xếp đối với CBCC như sau:

+ Điều động công chức đển bổ sung cho các ĐVHC khác còn thiếu: 07 công chức.

+ Chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức, viên chức huyện: 03 cán bộ, công chức.

+ Vận động nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ hưởng chế độ chính sách dôi dư theo quy định: 06 cán bộ.

+ Giải quyết thôi việc đối với các trường hợp không đủ tiêu chuẩn theo quy định.

b) Bố trí người hoạt động không chuyên trách:

- Tổng số người hoạt động không chuyên trách xã Hiệp Thuận và xã Hiệp Hòa hiện có là 24 người, sau sắp xếp số lượng dôi dư là: 12 người

- Dự kiến các phương án sắp xếp đối với người hoạt động không chuyên trách như sau:

- Tiến hành điều động để bổ sung cho các ĐVHC còn thiếu, đang thực hiện kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách.

- Vận động giải quyết thôi việc hưởng chế độ theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP và Nghị quyết số 37/2023/NQ-HĐND .

2.4.6. Xã Quế Lộc

a) Bố trí cán bộ, công chức:

- Tổng số CBCC ở xã Sơn Viên và xã Quế Lộc hiện nay là 36 người, trong đó có: 18 cán bộ, 18 công chức. Dự kiến ĐVHC mới sau khi thành lập được phân loại II, số lượng được giao sẽ là 20 CBCC, số lượng CBCC dôi dư là 16 (06 cán bộ, 10 công chức).

- Sau khi sắp xếp, việc bố trí CBCC sẽ thực hiện theo Hướng dẫn số 26- HD/BTCTW ngày 30/11/2023 của Ban Tổ chức Trung ương về thực hiện sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở những địa phương thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và Nghị quyết số 68/NQ- HĐND ngày 29 tháng 12 năm 2023 của HĐND tỉnh Quảng Nam về giao số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đối với các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam năm 2024.

- Phương án và lộ trình giải quyết dôi dư theo hướng:

+ Cán bộ: Điều động đến ĐVHC xã khác trong huyện 01 trường hợp; chuyển thành công chức xã 04 trường hợp; giải quyết thôi việc một lần theo nguyện vọng 01 trường hợp.

+ Công chức: Sẽ xin cơ chế của cấp trên để có giải pháp, lộ trình sắp xếp, bố trí hợp lý trong vòng 05 năm kể từ ngày thành lập ĐVHC mới, theo hướng: Điều động đến các ĐVHC cấp xã khác trong huyện; chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức, viên chức cấp huyện đối với những người đủ điều kiện; vận động nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ hưởng chế độ chính sách dôi dư theo quy định; giải quyết thôi việc đối với các trường hợp không đủ tiêu chuẩn theo quy định.

b) Bố trí người hoạt động không chuyên trách:

- Tổng số người hoạt động không chuyên trách hiện nay ở xã Sơn Viên và Quế Lộc là 18 người.

- Sau khi sắp xếp sẽ thực hiện bố trí theo số lượng quy định theo phân loại đơn vị hành chính xã mới thành lập (12 người) và giải quyết chế độ dôi dư theo quy định của Trung ương, tỉnh (nghỉ thôi việc một lần 06 người).

2.4.7. Thị trấn Phú Thịnh

a) Bố trí cán bộ, công chức:

Sau khi sắp xếp, ĐVHC mới có 38 cán bộ, công chức (20 cán bộ, 18 công chức), số dôi dư cần phải bố trí, sắp xếp, cơ cấu lại trong giai đoạn từ năm 2024 - 2029 là 18 người (ĐVHC mới được bố trí tối đa 20 người), như sau:

[1] Đối với cán bộ cấp xã.

Cán bộ cấp xã bố trí tối đa 11 người, số dôi dư 09 người dự kiến sắp xếp, bố trí trong trong giai đoạn 2024 - 2029 như sau:

- Nghỉ hưu theo quy định: 04 người

- Bố trí, sắp xếp đến các đơn vị cấp xã còn thiếu; tiếp nhận, bố trí làm công chức cấp xã; tiếp nhận vào làm công chức, viên chức cấp huyện; thực hiện tinh giản: 05 người.

[2] Đối với công chức cấp xã

Sau khi sắp xếp, ĐVHC mới công chức cấp xã gồm 18 người (trên cơ sở nhập nguyên trạng). Đến năm 2029 số lượng bố trí công chức theo quy định là 09 người (tổng số cán bộ, công chức 20, cán bộ bố trí 11 người, số lượng công chức còn lại được bố trí tối đa 9 người), số dôi dư cần phải bố trí, sắp xếp, cơ cấu lại trong giai đoạn từ năm 2024 - 2029 là 09 người, như sau:

- Điều động đến các đơn vị cấp xã còn thiếu; tiếp nhận vào làm công chức, viên chức cấp huyện: 08 người

- Thực hiện tinh giản: 01 người.

b) Bố trí người hoạt động không chuyên trách:

Sau khi sắp xếp, số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã có tổng cộng là 20 người. Thực hiện bố trí đúng theo quy định (dự kiến 12 người), số dôi dư cần phải bố trí, sắp xếp, cơ cấu lại trong giai đoạn từ năm 2024 - 2029 là 08 người, như sau:

- Nghỉ do hết tuổi lao động theo quy định: 03 người.

- Điều động đến các đơn vị cấp xã còn thiếu (nếu có nguyện vọng); Vận động tham gia các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khối phố; thực hiện chính sách, chế độ tinh giản biên chế đối với các trường hợp dôi dư theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ; Nghị quyết số 37/2023/NQ-HDND ngày 29/12/2023 của HĐND Tỉnh Quảng Nam quy định chính sách hỗ trợ tinh giản biên chế thuộc diện dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2025: 05 người.

3. Phương án và lộ trình giải quyết chế độ, chính sách sau sắp xếp ĐVHC

3.1. Phương án

- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đơn vị đảm bảo tinh gọn; đồng thời, gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm xây dựng chính quyền địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

- Có chính sách hỗ trợ phù hợp để động viên số cán bộ, công chức, viên chức dôi dư, có trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn, năng lực công tác hạng chế, lớn tuổi, sức khỏe không đảm bảo… tinh giản biên chế.

- Giai đoạn năm 2023 - 2025, cùng với việc tái bố trí công tác cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp; đồng thời, giải quyết chế độ chính sách tinh giản biên chế cho ít nhất 125 cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã thuộc diện dôi dư.

Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã quy định tại điểm 2.2 khoản 2 Mục này thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 3 Điều 2 và Điều 8 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt.

3.2. Lộ trình giải quyết chế độ, chính sách sau sắp xếp ĐVHC

3.2.1. Hoàn trả kinh phí hỗ trợ

Đối tượng quy định tại điểm 2.2 khoản 2 Mục này nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền hỗ trợ đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả hỗ trợ.

3.2.2. Chính sách hỗ trợ

a) Nghỉ hưu trước tuổi

Ngoài chế độ, chính sách được hưởng theo quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế, đối tượng quy định tại điểm 2.2 khoản 2 Mục này còn được hỗ trợ thêm một lần bằng 70% kinh phí được hưởng theo chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế (không bao gồm kinh phí quy định tại Điều 9 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP) nhưng không thấp hơn 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng).

b) Thôi việc ngay

Ngoài chế độ, chính sách được hưởng theo quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế, đối tượng quy định tại điểm 2.2 khoản 2 Mục này xã còn được hỗ trợ thêm một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

c) Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã: được hỗ trợ thêm một lần bằng 80% kinh phí được hưởng theo chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế (không bao gồm kinh phí quy định tại Điều 9 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP) nhưng không thấp hơn 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng).

d) Đối tượng là người hoạt động không chuyên trách cấp xã:

Nếu có thời gian công tác tại đơn vị hành chính cấp xã dưới 05 năm, mức hỗ trợ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng); nếu có thời gian công tác tại đơn vị hành chính cấp xã từ đủ 05 năm đến dưới 10 năm, mức hỗ trợ 40.000.000 đồng (Bốn mươi triệu đồng); nếu có thời gian công tác tại đơn vị hành chính cấp xã từ đủ 10 năm trở lên, mức hỗ trợ 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng).

V. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH SẮP XẾP, XỬ LÝ TRỤ SỞ, TÀI SẢN CÔNG SAU SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

Thực hiện Công điện số 771/CĐ-TTg ngày 29/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức ở các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 và phương án thực hiện cho giai đoạn 2023-2030; Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 12/9/2023 của Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030; Công văn số 9899/BTC-QLCS ngày 15/9/2023 về việc xử lử lý trụ sở, tài sản công đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Phổ biến, quán triệt đầy đủ các quy định, các chỉ đạo của UBND tỉnh về sắp xếp lại, xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức ở các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp tại Công văn số 4356/UBND- KTTH ngày 15/7/2021; Công văn số 5624/UBND-TH ngày 25/8/2022; Công văn số 8037/UBND-KTTH ngày 02/12/2022; Công văn số 1880/UBND-KTTH ngày 31/3/2023.

2. Đôn đốc, rà soát, tổ chức thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở (nhà, đất), tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được sắp xếp theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017, Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ; Thông tư số 37/2018/TT-BTC ngày 16/4/2018, Thông tư số 125/2021/TT-BTC ngày 30/12/2021 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh; trong đó lưu ý một số nội dung sau:

2.1. Đối với các UBND các huyện: Hiệp Đức, Nông Sơn, Quế Sơn đã thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019 - 2021:

Rà soát, lập danh sách và đánh giá hiện trạng, tình hình sử dụng các trụ sở công ở các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp; trong đó cần rà soát, đánh giá cụ thể, báo cáo vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, có đề xuất đảm bảo quy định đối với những vấn đề sau:

- Đối với các cơ sở nhà, đất đã được UBND tỉnh phê duyệt phương án sắp xếp và phê duyệt chi tiết hình thức xử lý:

+ Các cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt hình thức xử lý “bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất”: cần rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, mục đích sử dụng đất để thực hiện các hồ sơ, thủ tục liên quan xác định giá khởi điểm gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh quyết định để tổ chức bán nhằm kịp thời huy động nguồn thu vào ngân sách nhà nước, tránh lãng phí tài sản công theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ và quy định pháp luật liên quan. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về đấu giá khi bán tài sản công, quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về thẩm định giá và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

+ Các cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt hình thức xử lý “Chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý”: sau khi được UBND tỉnh phê duyệt chi tiết hình thức xử lý, căn cứ quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về đất đai, pháp luật có liên quan và hồ sơ của từng trường hợp cụ thể để xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; hạn chế tối đa việc để tài sản công không sử dụng, hư hỏng, xuống cấp.

+ Trong thời gian chưa tổ chức xử lý nhà, đất, tài sản công theo phương án được duyệt thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý, sử dụng tài sản đó phải bảo vệ, bảo quản tài sản, tránh để lấn chiếm, thất thoát; trường hợp thực hiện sáp nhập, tổ chức lại thì pháp nhân mới (sau khi được sáp nhập, tổ chức lại) có trách nhiệm bảo quản, bảo vệ tài sản và chịu trách nhiệm thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, tài sản.

- Trường hợp xét thấy hình thức theo phương án đã duyệt không phù hợp quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc lý do khác thì có báo cáo giải trình và đề xuất thay đổi phương án theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 67/2021/NĐ-CP) gửi Sở Tài chính (Thường trực Ban chỉ đạo 167 tỉnh) báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh.

- Các cơ quan, đơn vị ngành dọc có trụ sở đóng trên địa bàn các huyện Hiệp Đức, Nông Sơn, Quế Sơn: rà soát lại trụ sở làm việc, trường hợp không có nhu cầu sử dụng thì căn cứ các hình thức xử lý nhà, đất tại Điều 7 Nghị định số 67/2021/NĐ- CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 67/2021/NĐ-CP) để thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; trong đó lưu ý chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: “Khẩn trương chuyển giao các trụ sở, nhà, đất cho UBND cấp tỉnh để quản lý, sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng” tại mục 2 Công điện số 771/CĐ-TTg ngày 29/8/2023.

2.2. Đối với các địa phương thuộc địa bàn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2030.

- Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, đôn đốc và triển khai thực hiện Kế hoạch số 6019/KH-UBND ngày 06/9/2023 của UBND tỉnh đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, lộ trình của việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; lập danh sách và dự kiến phương án xử lý trụ sở, tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Việc lập danh sách và dự kiến phương án xử lý phải thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm giúp UBND cấp huyện đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa bàn phải sắp xếp lại thực hiện kiểm kê, lập danh sách trụ sở, tài sản công để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.

- Đối với các đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn cấp huyện phải sắp xếp nhưng đơn vị hành chính cấp xã đó không thuộc đối tượng chia tách, sáp nhập, hợp nhất thì việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản công thực hiện theo quy định của pháp luật về tài sản công, không thống kê vào danh mục tài sản phải sắp xếp lại, xử lý khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

- Trong thời gian chờ cơ quan người có thẩm quyền phê duyệt Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan quản lý tài sản công và cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý chủ động triển khai các bước trong quy trình sắp xếp nhà, đất (kê khai báo cáo, tổng hợp phương án, kiểm tra hiện trạng sử dụng nhà, đất; lập phương án xử lý nhà, đất) để ngay sau khi Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND tỉnh phê duyệt phương án xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý theo quy định.

- Định kỳ ngày cuối cùng của tháng/quý báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nội vụ

2.3. Trách nhiệm của các cơ quan:

- Sở Nội vụ: là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh tiếp nhận, tổng hợp, xử lý các vẫn đề liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời hướng dẫn, giải đáp nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của các địa phương khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

- Sở Tài chính có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa bàn phải sắp xếp lại thực hiện kiểm kê lập danh sách trụ sở, tài sản công để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền; theo dõi, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa bàn phải sắp xếp lại thực hiện các thủ tục về xử lý tài sản, trụ sở làm việc theo đúng quy định.

Sở Tài chính tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt Phương án sắp xếp, xử lý cơ sở nhà, đất, tài sản công khác của các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc địa bàn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 (Chi tiết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV, Phụ lục V, Phụ lục VI đính kèm).

VI. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP

Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2023 - 2025. UBND các cấp tổ chức thực hiện việc hưởng các chế độ, chính sách đặc thù theo các chương trình mục tiêu quốc gia như sau:

1. Thực hiện chế độ chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp

- ĐVHC cấp huyện, cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố thuộc đối tượng đang được hưởng chế độ, chính sách đặc thù của các Chương trình mục tiêu quốc gia, sau khi sắp xếp thì cấp huyện, cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố tiếp tục thực hiện chế độ chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia như trước thời điểm sắp xếp cho đến khi hết thời hạn của Chương trình.

- Đối với ĐVHC cấp huyện, cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố thuộc đối tượng đang hưởng chế độ, chính sách theo một hoặc nhiều Chương trình mục tiêu quốc gia sắp xếp với đơn vị hành chính không thuộc đối tượng hưởng chế độ, chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia thì tại khu vực đang hưởng chế độ, chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục được hưởng như trước thời điểm sắp xếp cho đến khi cấp có thẩm quyền ban hành sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc cho đến hết thời hạn của Chương trình.

- UBND cấp huyện có liên quan báo cáo UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành rà soát, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, bổ sung việc thực hiện chế độ chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia tại các ĐVHC sau sắp xếp.

2. Việc công nhận ĐVHC cấp xã khu vực I, khu vực II, khu vực III, thôn, bản, tổ dân phố đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- UBND cấp huyện báo cáo UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành rà soát, đánh giá đối với các ĐVHC thực hiện sắp xếp nếu đủ điều kiện theo quy định thì lập hồ sơ đề nghị và thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định gửi Ủy ban Dân tộc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận ĐVHC cấp xã thuộc khu vực III, khu vực II hoặc khu vực I theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị quyết số 35/2023/NQ-UBTVQH.

- Đối với các bản là các bản đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sau khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thì UBND cấp huyện báo cáo UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành rà soát, đánh giá nếu đủ điều kiện theo quy định thì lập hồ sơ đề nghị và thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định gửi Ủy ban Dân tộc đề quyết định theo thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị quyết số 35/2023/NQ- UBTVQH ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.

3. Việc phân loại ĐVHC sau sắp xếp

Việc phân loại ĐVHC sau điều chỉnh địa giới hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

4. Lộ trình thực hiện

Trong thời gian 03 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã có hiệu lực thi hành, UBND cấp huyện báo cáo UBND tỉnh tiến hành rà soát, công nhận theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định, công nhận việc hưởng các chế độ, chính sách đặc thù đối với ĐVHC hình hành sau sắp xếp.

Trong thời gian kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành đến ngày cấp có thẩm quyền ban hành quyết định mới về việc hưởng các chế độ, chính sách đặc thù tại đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp thì người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang... được hưởng các chế độ chính sách đặc thù theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị quyết số 35/2023/NQ-UBTVQH ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.

VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

1. Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy

- Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025 theo quy định tại Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 và đặc biệt là công tác triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025.

- Phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí Tỉnh ủy viên căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành được phân công và địa bàn theo dõi, chủ động phối hợp với các ngành, các cấp, các địa phương có liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện, bảo đảm yêu cầu và mục tiêu đã đề ra.

2. Đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy

Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng Đề án trình Tỉnh ủy quyết định thành lập Đảng bộ mới; tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy huyện mới theo quy định của Điều lệ Đảng; tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy hướng dẫn Ban Thường vụ các huyện, thành ủy sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, công chức đúng theo các quy định hiện hành; tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy sắp xếp, bố trí cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; tham mưu hướng dẫn việc sắp xếp, kiện toàn các tổ chức đảng, đảng viên đảm bảo theo quy định của Điều lệ Đảng.

3. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025.

- Ban hành văn bản hướng dẫn; chỉ đạo, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân và vận động Nhân dân hưởng ứng việc sáp nhập, thành lập đơn vị mới theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh

- Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân để tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức và hành động khi triển khai thực hiện thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025 và tổ chức giám sát quá trình triển khai thực hiện.

- Hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan đôn đốc việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ dôi dư của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp.

5. Đề nghị Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC trên địa bàn tỉnh

- Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2023 - 2025, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong quá trình triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng quy định;

- Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện; đồng thời, kiểm tra và báo cáo Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tình hình triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm bảo đúng quy định;

- Ban Chỉ đạo quyết định các chủ trương, nhiệm vụ, biện pháp nhằm thực hiện đúng thời gian theo kế hoạch đã đề ra.

6. Sở Nội vụ

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các địa phương trong quá trình thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã bảo đảm đúng lộ trình, thời gian quy định.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của bộ, ngành, Trung ương, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; đặc biệt là việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư do việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã.

7. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tham mưu phương án, giải pháp cụ thể để sử dụng hiệu quả trụ sở, quản lý tài sản công tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.

- Hướng dẫn các cơ quan, địa phương lập dự toán phân bổ, sử dụng và quyết toán kinh phí việc thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã.

- Chủ trì thẩm định, tổng hợp kinh phí của các đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của trung ương, của tỉnh khi thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư

+ Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh rà soát, bổ sung nội dung sắp xếp ĐVHC vào Quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch và hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

+ Tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư công hàng năm phù hợp phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Hướng dẫn việc chuyển đổi Giấy phép kinh doanh của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực Sở Kế hoạch - Đầu tư quản lý.

9. Sở Xây dựng

Phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thành phố tổ chức đánh giá, rà soát quy hoạch xây dựng, chương trình phát triển đô thị và đánh giá phân loại đô thị theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân loại đô thị đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022, đề xuất điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị để xác định đầu tư, nâng cao chất lượng các đô thị.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng Bản đồ hiện trạng của ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp và ĐVHC có liên quan đến việc sắp xếp; bản đồ phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã; hướng dẫn UBND các huyện, thành phố tổ chức đính chính thông tin, địa chỉ trong các giấy tờ liên quan đến đất đai, tài sản gắn liên trên đất, giấy CNQSD đất sau khi Nghị quyết Quốc hội về sắp xếp ĐVHC được ban hành.

11. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thông tin, tuyên truyền, bảo đảm sự thống nhất trong nhận thức và tạo sự đồng thuận của xã hội khi triển khai thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã.

12. Các Sở, ban, ngành: Giao thông và Vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Văn hóa và Thể thao; Du lịch; Ban Dân tộc; Công an tỉnh; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Toà án nhân dân tỉnh; Cục Thống kê tỉnh; Cục Thuế tỉnh; Cục Quản lý thị trường tỉnh; Cục Hải quan tỉnh; Cục Thi hành án dân sự tỉnh; Kho bạc nhà nước tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh; Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Quảng Nam

- Theo chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý, hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án bố trí tổ chức bộ máy, số người làm việc tại các đơn vị thuộc ngành dọc, Bệnh viện, Trường học,… trên địa bàn ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp. Triển khai các nội dung có liên quan theo thẩm quyền, trách nhiệm được giao trong việc thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

13. Các sở, ban, ngành khác có liên quan

Thực hiện các nội dung có liên quan theo thẩm quyền, trách nhiệm được giao trong việc thực hiện chủ trương sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã.

14. Thường trực Huyện uỷ các huyện có sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã: Chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức chính trị - xã hội từ cấp huyện đến cơ sở:

- Kiện toàn nhân sự chủ chốt cấp ủy đảng, Mặt trận Tổ quốc và các hội đoàn thể tại các ĐVHC cấp xã, phường, thị trấn mới hình thành sau sắp sếp đảm bảo ổn định hoạt động từ ngày công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã.

- Chỉ đạo thực hiện quy trình nhân sự, tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện, xã, phường, thị trấn theo Kế hoạch, lộ trình Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 của Tỉnh uỷ;

- Thực hiện quy trình nhân sự kiện toàn lại tổ chức bộ máy theo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Điều lệ của các đoàn thể, và hướng dẫn của đoàn thể cấp trên, đảm bảo lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực để đảm nhận những vị trí cho các chức danh chủ chốt.

- Chỉ đạo Thường trực HĐND huyện:

+ Chỉ định danh sách đại biểu HĐND của các ĐVHC cũ được hợp thành HĐND của ĐVHC mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ hoặc tổ chức bầu cử bổ sung đại biểu HĐND theo quy định tại các ĐVHC mới (nếu có);

+ Chỉ định triệu tập viên để triệu tập và chủ tọa Kỳ họp thứ nhất của HĐND cấp xã ở ĐVHC mới hình thành để Bầu Chủ tịch HĐND và các chức danh của HĐND, UBND của ĐVHC cấp xã mới hình thành theo quy định.

15. UBND cấp huyện:

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND cấp xã phối hợp, tổ chức thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã đảm bảo đúng quy định, lộ trình theo quy định.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về mục tiêu, yêu cầu, quan điểm, nguyên tắc và các nội dung khác của Đề án tới cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện.

- Chỉ đạo, hướng dẫn. thực hiện bố trí, sắp xếp hệ thống tổ chức bộ máy thuộc cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại ĐVHC cấp huyện, cấp xã mới đảm bảo đúng quy định và phù hợp với thực tiễn của địa phương. Nhanh chóng ổn định tổ chức để đi vào hoạt động.

- Chủ động, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, đề xuất phương án bố trí, phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách tại các ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp. Tập trung thực hiện các giải pháp để xử lý số cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư.

- Bảo đảm nguồn kinh phí để triển khai thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã.

- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức khi thay đổi địa giới ĐVHC do sắp xếp, bảo đảm thủ tục chuyển đổi phải đơn giản, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện chuyển đổi.

16. UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện sắp xếp ĐVHC:

- Đảm bảo tiếp tục hoạt động ổn định, liên tục đến khi công bố Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội về sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện bàn giao, tiếp nhận tổ chức bộ máy, hồ sơ, tài liệu, cơ sở vật chất… sau khi sắp xếp ĐVHC.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt và giao dịch ở ĐVHC sau khi sắp xếp; chuyển đổi các loại giấy tờ cho nhân dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo thẩm quyền.

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Kết luận:

- Việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển chung của cả nước. Việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã sẽ tạo sự thay đổi tích cực và tập trung được nguồn lực, phát huy tiềm năng phát triển của địa phương, phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, tiết kiệm được chi tiêu công, góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, xây dựng bộ máy hành chính hiệu lực, hiệu quả. Sau khi sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã, các đơn vị hành chính cũng có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho các địa phương sớm ổn định và phát triển.

- Việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã nhằm cụ thể hóa và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị; từng bước sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã có diện tích và quy mô dân số nhỏ nhằm giảm số lượng đơn vị hành chính, đảm bảo mục tiêu chung là đến năm 2030 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp ĐVHC theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Từ đó tạo nguồn lực, mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giảm chi ngân sách, nâng cao đời sống Nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã phù hợp với tình hình và xu thế phát triến của xã hội cũng như sự chuyển đổi về phương thức quản lý, điều hành trong giai đoạn hiện nay, nhất là việc triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, công dân số, xã hội số,...

2. Kiến nghị, đề xuất:

2.1. Về ưu tiên đầu tư, phát triển hạ tầng cơ sở đối với các ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp

Để đảm bảo các ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp thật sự ổn định, phát triển theo đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ, ngoài những định hướng, giải pháp cho việc ổn định, phát triển của địa phương, đề nghị Chính phủ có giải pháp, ưu tiên tiếp tục đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trong việc ổn định sản xuất, kinh doanh tại ĐVHC mới hình thành.

2.2. Về bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức; chuyển đổi giấy tờ sau sắp xếp

Việc sắp xếp đơn vị hành chính dẫn đến dôi dư số lượng lớn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Để đảm bảo tính ổn định, không phát sinh vấn đề tư tưởng, ảnh hưởng đến công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh, đề nghị Chính phủ thống nhất cho bổ sung số lượng cấp phó đối với các chức danh: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND,... đối với các ĐVHC cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp đến năm 2025; cho bố trí kinh phí hỗ trợ (miễn phí) cho người dân, doanh nghiệp khi điều chỉnh thông tin giấy tờ; kinh phí, trách nhiệm khắc phục những tác động tiêu cực, ổn định đời sống Nhân dân; an ninh trật tự ở cơ sở; xử lý tài sản công dôi dư….

Trên đây là Đề án ắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2023 - 2025; quy trình xây dựng Đề án chặt chẽ, đúng quy định, được sự đồng thuận cao của Nhân dân; có tính thực tiễn và khoa học; các giải pháp đưa ra có tính khả thi cao. UBND tỉnh Quảng Nam kính đề nghị Bộ Nội vụ thẩm định trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- Ban Chỉ đạo 1040;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Nội vụ (10 bản), Xây dựng, Tài chính, KHĐT;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTN, KTTH, NCKS (Ba).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Văn Dũng

PHỤ LỤC 1- 1A

THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP HUYỆN
(Kèm theo Đề án số: 5362/ĐA-UBND ngày 19/7/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)

Số TT

Tên ĐVHC cấp huyện

Khu vực miền núi, vùng cao

Khu vực hải đảo

Dân tộc thiểu số

Yếu tố đặc thù khác (nếu có)

Diện tích tự nhiên

Quy mô dân số

Số ĐVHC cấp xã trực thuộc

Số người

Tỷ lệ (%)

Diện tích (km2)

Tỷ lệ (%)

Quy mô dân số (người)

Tỷ lệ (%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

I

Các huyện:

1

Núi Thành

555.95

123.54

177,361

147.80

17

2

Đại Lộc

579.06

128.68

176,717

147.26

18

3

Thăng Bình

412.24

91.61

214,031

178.36

22

4

Quế Sơn

257.46

57.21

104,128

86.77

13

5

Duy Xuyên

308.75

68.61

151,249

126.04

14

6

Phú Ninh

118

0.13

255.65

56.81

93,461

77.88

11

7

Tiên Phước

X

298

0.35

454.55

53.48

85,046

106.31

15

8

Nông Sơn

X

34

0.12

471.64

55.49

35,438

44.30

6

9

Hiệp Đức

X

4,833

10.06

496.88

58.46

47,473

59.34

11

10

Phước Sơn

X

20,269

68.33

1,153.34

135.69

29,664

37.08

12

11

Nam Giang

X

21,782

80.55

1,846.60

217.25

29,463

147.32

12

12

Nam Trà My

X

30,334

90.78

826.38

97.22

33,415

208.84

10

13

Bắc Trà My

X

30,151

62.35

846.99

99.65

48,357

172.70

13

14

Đông Giang

X

22,034

77.67

821.85

96.69

28,369

141.85

11

15

Tây Giang

X

17,881

92.2

913.68

107.49

19,394

121.21

10

II

Các thành phố:

1

Tam Kỳ

93.97

62.65

137,748

91.83

13

2

Hội An

63.55

42.37

110,995

147.99

13

III

Các thị xã:

1

Điện Bàn

216.33

108.17

244,458

244.46

20

Tổng cộng

10,574.87

1,766,767

241

PHỤ LỤC 1- 1B

THỐNG KÊ ĐVHC CẤP HUYỆN THUỘC DIỆN SẮP XẾP GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
(Kèm theo Đề án số: 5362/ĐA-UBND ngày 19/6/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)

Số TT

Tên ĐVHC cấp huyện

Khu vực miền núi, vùng cao

Khu vực hải đảo

Dân tộc thiểu số

Yếu tố đặc thù khác (nếu có)

Diện tích tự nhiên

Quy mô dân số

Số ĐVHC cấp xã trực thuộc

Số người

Tỷ lệ (%)

Diện tích (km2)

Tỷ lệ (%)

Quy mô dân số (người)

Tỷ lệ (%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

I

Các huyện:

1

Nông Sơn

X

41

0.12

471.64

55.49

35,438

44.30

6

2

Hiệp Đức

X

5033

10.06

496.88

58.46

47,473

59.34

11

Tổng cộng

17

PHỤ LỤC 1- 2A

THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ
(Kèm theo Đề án số: 5362/ĐA-UBND ngày 19/7/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)

Số TT

Tên ĐVHC cấp xã

Thuộc ĐVHC cấp huyện

Khu vực miền núi, vùng

Khu vực hải đảo

Dân tộc thiểu số

Yếu tố đặc thù khác (nếu có)

Diện tích tự nhiên

Quy mô dân số

Số người

Tỷ lệ (%)

Diện tích (km2)

Tỷ lệ (%)

Quy mô dân số (người)

Tỷ lệ (%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

I

Các xã

1

Tam Xuân 1

Núi Thành

18.01

60.03

15,243

190.54

2

Tam Xuân 2

Núi Thành

27.43

91.43

13,480

168.50

3

Tam Tiến

Núi Thành

21.48

71.60

13,492

168.65

4

Tam Sơn

Núi Thành

x

55.52

111.04

4,934

98.68

5

Tam Thạnh

Núi Thành

x

15

0.35

53.45

106.90

4,408

88.16

6

Tam Anh Bắc

Núi Thành

19.24

64.13

7,706

96.33

7

Tam Anh Nam

Núi Thành

25.75

85.83

11,957

149.46

8

Tam Hòa

Núi Thành

23.85

79.50

10,575

132.19

9

Tam Hiệp

Núi Thành

40.87

136.23

14,767

184.59

10

Tam Hải

Núi Thành

x

13.32

222.00

10,138

633.63

11

Tam Giang

Núi Thành

12.55

41.83

8,034

100.43

12

Tam Quang

Núi Thành

13.30

44.33

15,793

197.41

13

Tam Nghĩa

Núi Thành

52.98

176.60

13,838

172.98

14

Tam Mỹ Tây

Núi Thành

x

52.28

104.56

6,489

129.78

15

Tam Mỹ Đông

Núi Thành

x

20.56

41.12

7,915

158.30

16

Tam Trà

Núi Thành

x

12

0.35

100.30

200.60

3,528

70.56

17

Đại Hiệp

Đại Lộc

20.21

67.37

10,680

133.50

18

Đại Hoà

Đại Lộc

7.48

24.93

7,347

91.84

19

Đại An

Đại Lộc

6.11

20.37

8,263

103.29

20

Đại Nghĩa

Đại Lộc

27.42

91.40

13,438

167.98

21

Đại Thắng

Đại Lộc

8.57

28.57

8,417

105.21

22

Đại Cường

Đại Lộc

9.50

31.67

9,918

123.98

23

Đại Minh

Đại Lộc

7.35

24.50

9,318

116.48

24

Đại Phong

Đại Lộc

8.27

27.57

8,384

104.80

25

Đại Tân

Đại Lộc

13.24

44.13

7,013

87.66

26

Đại Chánh

Đại Lộc

51.13

170.43

6,742

84.28

27

Đại Thạnh

Đại Lộc

57.95

193.17

5,484

68.55

28

Đại Hồng

Đại Lộc

52.17

173.90

11,782

147.28

29

Đại Quang

Đại Lộc

37.38

124.60

13,515

168.94

30

Đại Đồng

Đại Lộc

43.14

143.80

12,705

158.81

31

Đại Lãnh

Đại Lộc

34.13

113.77

9,985

124.81

32

Đại Hưng

Đại Lộc

92.91

309.70

8,925

111.56

33

Đại Sơn

Đại Lộc

89.33

297.77

3,961

49.51

34

Bình Dương

Thăng Bình

22.37

74.55

9,526

119.08

35

Bình Giang

Thăng Bình

20.14

67.13

11,255

140.69

36

Bình Nguyên

Thăng Bình

8.57

28.56

8,009

100.11

37

Bình Phục

Thăng Bình

17.40

57.99

10,503

131.29

38

Bình Triều

Thăng Bình

14.18

47.27

11,852

148.15

39

Bình Đào

Thăng Bình

11.89

39.63

8,996

112.45

40

Bình Minh

Thăng Bình

12.40

41.33

9,844

123.05

41

Bình Lãnh

Thăng Bình

x

20.67

41.33

7,164

143.28

42

Bình Trị

Thăng Bình

22.61

75.36

7,563

94.54

43

Bình Định Bắc

Thăng Bình

15.79

52.62

5,130

64.13

44

Bình Định Nam

Thăng Bình

17.42

58.08

5,090

63.63

45

Bình Quý

Thăng Bình

29.81

99.37

13,961

174.51

46

Bình Phú

Thăng Bình

x

28.19

56.38

4,658

93.16

47

Bình Chánh

Thăng Bình

15.55

51.82

5,078

63.48

48

Bình Tú

Thăng Bình

20.17

67.25

14,786

184.83

49

Bình Sa

Thăng Bình

24.28

80.92

7,400

92.50

50

Bình Hải

Thăng Bình

13.72

45.75

7,041

88.01

51

Bình Quế

Thăng Bình

16.76

55.88

7,635

95.44

52

Bình An

Thăng Bình

22.66

75.54

13,945

174.31

53

Bình Trung

Thăng Bình

18.75

62.50

13,456

168.20

54

Bình Nam

Thăng Bình

25.79

85.95

10,102

126.28

55

Quế Xuân 1

Quế Sơn

8.12

27.07

9,710

121.38

56

Quế Xuân 2

Quế Sơn

15.64

52.13

6,978

87.23

57

Quế Phú

Quế Sơn

17.06

56.87

11,546

144.33

58

Quế Mỹ

Quế Sơn

39.45

131.50

11,876

148.45

59

Quế Thuận

Quế Sơn

17.41

58.03

8,231

102.89

60

Quế Hiệp

Quế Sơn

40.19

133.97

4,510

56.38

61

Quế Châu

Quế Sơn

14.32

47.73

8,522

106.53

62

Quế Minh

Quế Sơn

11.63

38.77

5,619

70.24

63

Quế An

Quế Sơn

16.44

54.80

6,341

79.26

64

Quế Phong

Quế Sơn

31.34

104.47

7,215

90.19

65

Quế Long

Quế Sơn

21.18

70.60

4,852

60.65

66

Duy Thu

Duy Xuyên

12.92

43.08

5,313

66.41

67

Duy Phú

Duy Xuyên

39.38

131.26

5,452

68.15

68

Duy Tân

Duy Xuyên

8.64

28.80

6,345

79.31

69

Duy Hòa

Duy Xuyên

34.09

113.63

10,817

135.21

70

Duy Châu

Duy Xuyên

13.74

45.80

8,645

108.06

71

Duy Trinh

Duy Xuyên

20.56

68.53

9,173

114.66

72

Duy Sơn

Duy Xuyên

72.09

240.30

12,911

161.39

73

Duy Trung

Duy Xuyên

33.13

110.43

9,458

118.23

74

Duy Phước

Duy Xuyên

13.09

43.65

14,612

182.65

75

Duy Thành

Duy Xuyên

9.46

31.54

8,281

103.51

76

Duy Vinh

Duy Xuyên

10.29

34.30

11,421

142.76

77

Duy Nghĩa

Duy Xuyên

14.66

48.85

12,420

155.25

78

Duy Hải

Duy Xuyên

11.24

37.47

10,144

126.80

79

Tiên Hà

Tiên Phước

X

37.62

75.24

4,640

92.80

80

Tiên Mỹ

Tiên Phước

X

19.55

39.10

6,697

133.94

81

Tiên Cảnh

Tiên Phước

X

37.35

74.70

11,384

227.68

82

Tiên Lãnh

Tiên Phước

X

10

0.15

74.9

149.80

6,885

137.70

83

Tiên An

Tiên Phước

X

92

1.89

25.18

50.36

4,870

97.40

84

Tiên Lập

Tiên Phước

X

154

4.16

25.23

50.46

3,698

73.96

85

Tiên Châu

Tiên Phước

X

11

0.19

41.02

82.04

5,644

112.88

86

Tiên Thọ

Tiên Phước

X

25.75

51.50

7,175

143.50

87

Tiên Sơn

Tiên Phước

X

3

0.07

23.6

47.20

4,175

83.50

88

Tiên Cẩm

Tiên Phước

X

5

0.16

16.51

33.02

3,207

64.14

89

Tiên Ngọc

Tiên Phước

X

49

98.00

2,864

57.28

90

Tiên Hiệp

Tiên Phước

X

1

0.02

37.24

74.48

4,895

97.90

91

Tiên Phong

Tiên Phước

X

20.95

41.90

4,642

92.84

92

Tiên Lộc

Tiên Phước

X

16

0.33

13.13

26.26

4,808

96.16

93

Quế Lộc

Nông Sơn

X

7

0.11

34.84

69.68

6,484

129.68

94

Sơn Viên

Nông Sơn

X

2

0.06

28.46

56.92

3,190

63.80

95

Phước Ninh

Nông Sơn

X

5

0.15

141.47

282.94

3,382

67.64

96

Ninh Phước

Nông Sơn

X

7

0.11

61.61

123.22

6,363

127.26

97

Quế Lâm

Nông Sơn

X

13

0.29

156.03

312.06

4,536

90.72

98

Hiệp Hòa

Hiệp Đức

X

14

0.58

60.53

121.06

2,402

48.04

99

Hiệp Thuận

Hiệp Đức

X

2

0.10

30.75

61.50

2,018

40.36

100

Quế Thọ

Hiệp Đức

X

15

0.16

45.02

90.04

9,603

192.06

101

Bình Lâm

Hiệp Đức

X

26

0.28

22.12

44.24

9,356

187.12

102

Sông Trà

Hiệp Đức

X

1411

48.45

32.92

65.84

2,912

129.42

103

Phước Trà

Hiệp Đức

X

2210

97.74

116.81

233.62

2,261

226.10

104

Phước Gia

Hiệp Đức

X

1321

87.89

46.49

92.98

1,503

120.24

105

Quế Lưu

Hiệp Đức

X

6

0.20

36.02

72.04

3,041

60.82

106

Thăng Phước

Hiệp Đức

X

10

0.30

61.01

122.02

3,359

67.18

107

Bình Sơn

Hiệp Đức

X

6

0.16

22.02

44.04

3,835

76.70

108

Phước Đức

Phước Sơn

X

1826

67.07

56.592

113.18

2,722

120.98

109

Phước Năng

Phước Sơn

X

2354

87.45

73.858

147.72

2,692

215.36

110

Phước Mỹ

Phước Sơn

X

1812

96.04

126.645

253.29

1,887

188.70

111

Phước Chánh

Phước Sơn

X

3107

90.97

47.779

95.56

3,415

341.50

112

Phước Công

Phước Sơn

X

868

90.17

59.785

119.57

963

96.30

113

Phước Kim

Phước Sơn

X

1097

94.64

129.958

259.92

1,159

115.90

114

Phước Thành

Phước Sơn

X

2078

95.54

62.696

125.39

2,175

217.50

115

Phước Lộc

Phước Sơn

X

929

91.48

93.999

188.00

1,015

101.50

116

Phước Xuân

Phước Sơn

X

1196

89.66

130.635

261.27

1,334

106.72

117

Phước Hoà

Phước Sơn

X

1400

89.98

183.339

366.68

1,556

124.48

118

Phước Hiệp

Phước Sơn

X

1757

59.71

156.712

313.42

2,942

147.10

119

Chơ Chun

Nam Giang

X

980

81.53

112

224.00

1,202

96.16

120

Chà Vàl

Nam Giang

X

2846

87.60

130.79

261.58

3,249

265.22

121

La Êê

Nam Giang

X

1014

95.66

131.12

262.24

1,060

106.00

122

La Dêê

Nam Giang

X

1433

82.12

110.23

220.46

1,745

139.60

123

Đắc Tôi

Nam Giang

X

807

74.52

74.58

149.16

1,083

72.20

124

Ca Dy

Nam Giang

X

3248

84.19

201.36

402.72

3,858

257.20

125

Đắc Pring

Nam Giang

X

1122

83.30

312.87

625.74

1,347

107.76

126

Tà Pơơ

Nam Giang

X

1242

84.15

175.74

351.48

1,476

118.08

127

Tà Bhing

Nam Giang

X

2306

84.01

158.86

317.72

2,745

219.60

128

Đắc Pre

Nam Giang

X

1393

86.58

99.62

199.24

1,609

128.72

129

Zuôih

Nam Giang

X

1441

96.91

132.15

264.30

1,487

148.70

130

Trà Linh

Nam Trà My

X

3072

95.67

63.14

126.28

3,211

321.10

131

Trà Nam

Nam Trà My

X

3347

95.11

95.05

190.10

3,519

351.90

132

Trà Cang

Nam Trà My

X

4416

95.17

105.71

211.42

4,640

464.00

133

Trà Don

Nam Trà My

X

3499

94.77

75.21

150.42

3,692

369.20

134

Trà Vinh

Nam Trà My

X

2054

95.87

40.17

80.34

2,142

214.20

135

Trà Vân

Nam Trà My

X

2803

94.81

45.41

90.82

2,956

295.60

136

Trà Tập

Nam Trà My

X

3224

94.15

77.46

154.92

3,424

342.40

137

Trà Mai

Nam Trà My

X

3148

68.62

103.1

206.20

4,588

203.91

138

Trà Leng

Nam Trà My

X

2469

94.25

115.68

231.36

2,620

262.00

139

Trà Dơn

Nam Trà My

X

3581

97.00

105.47

210.94

3,692

369.20

140

Trà Ka

Bắc Trà My

X

2062

97.85

54.40

108.80

2,107

210.70

141

Trà Giáp

Bắc Trà My

X

3511

96.80

67.15

134.30

3,627

362.70

142

Trà Giác

Bắc Trà My

X

3140

95.00

153.29

306.58

3,305

330.50

143

Trà Bui

Bắc Trà My

X

6644

98.35

179.05

358.10

6,755

675.50

144

Trà Đốc

Bắc Trà My

X

3142

93.93

54.56

109.12

3,345

334.50

145

Trà Tân

Bắc Trà My

X

1473

53.34

29.79

59.58

2,761

138.05

146

Trà Giang

Bắc Trà My

X

1281

36.00

33.59

67.18

3,557

142.28

147

Trà Dương

Bắc Trà My

25

0.65

32.68

108.93

3,909

78.18

148

Trà Đông

Bắc Trà My

11

0.33

29.20

97.33

3,315

66.30

149

Trà Nú

Bắc Trà My

X

1778

95.00

57.77

115.54

1,872

187.20

150

Trà Kót

Bắc Trà My

X

1666

96.85

91.18

182.36

1,720

172.00

151

Trà Sơn

Bắc Trà My

X

1522

37.60

44.20

88.40

4,047

161.88

152

Tà Lu

Đông Giang

X

1081

96.18

82.54

165.08

1,124

112.40

153

Sông Kôn

Đông Giang

X

2598

88.61

79.91

159.82

2,932

234.56

154

Jơ Ngây

Đông Giang

X

2400

89.77

55.92

111.84

2,673

213.84

155

A Ting

Đông Giang

X

2676

94.04

77.11

154.22

2,846

284.60

156

Đông Giang

X

1299

75.06

93.37

186.74

1,731

115.40

157

Ba

Đông Giang

X

2215

43.01

90.26

180.52

5,149

228.84

158

A Rooih

Đông Giang

X

1517

99.42

28.96

57.92

1,526

152.60

159

Zà Hung

Đông Giang

X

1336

96.08

27.05

54.10

1,390

139.00

160

Mà Cooih

Đông Giang

X

1947

85.55

181.39

362.78

2,276

182.08

161

Kà Dăng

Đông Giang

X

2042

94.91

74.46

148.92

2,151

95.60

162

Tam Dân

Phú Ninh

28.37

94.57

13,111

163.89

163

Tam Thái

Phú Ninh

12.35

41.17

9,051

113.14

164

Tam Đại

Phú Ninh

31.67

105.57

6,476

80.95

165

Tam Vinh

Phú Ninh

13.84

46.13

5,607

70.09

166

Tam Lộc

Phú Ninh

34.74

115.80

8,645

108.06

167

Tam Phước

Phú Ninh

14.96

49.87

9,038

112.98

168

Tam An

Phú Ninh

9.73

32.43

8,116

101.45

169

Tam Đàn

Phú Ninh

15.96

53.20

11,558

144.48

170

Tam Thành

Phú Ninh

16.24

54.13

9,312

116.40

171

Tam Lãnh

Phú Ninh

X

118

0,13

71.31

142.62

7,226

144.52

172

Ch'ơm

Tây Giang

X

1876

99.00

46.78

93.56

1,895

189.50

173

Gari

Tây Giang

X

1689

99.00

45.76

91.52

1,706

170.60

174

Axan

Tây Giang

X

1874

75.00

82.1

164.20

2,499

166.60

175

Tr'hy

Tây Giang

X

1455

97.00

89.31

178.62

1,500

150.00

176

Lăng

Tây Giang

X

2349

94.00

225.45

450.90

2,499

249.90

177

Atiêng

Tây Giang

X

1823

66.00

59.98

119.96

2,762

157.83

178

Anông

Tây Giang

X

1211

98.00

53.73

107.46

1,236

123.60

179

Bhalêê

Tây Giang

X

2914

96.00

77.32

154.64

3,035

303.50

180

A Vương

Tây Giang

X

2239

99.00

147.98

295.96

2,262

226.20

181

Dang

Tây Giang

X

1852

99.00

85.29

170.58

1,871

187.10

182

Tam Thanh

Tam Kỳ

5.45

18.17

6,923

86.54

183

Tam Thăng

Tam Kỳ

21.99

73.30

8,912

111.40

184

Tam Phú

Tam Kỳ

17.51

58.37

11,055

138.19

185

Tam Ngọc

Tam Kỳ

8.09

26.97

8,478

105.98

186

Cẩm Hà

Hội An

7.04

23.47

10115

126.44

187

Cẩm Kim

Hội An

4.19

13.97

5006

62.58

188

Cẩm Thanh

Hội An

9.70

32.35

9739

121.74

189

Tân Hiệp

Hội An

X

16.43

164.28

2662

266.20

190

Điện Hòa

Điện Bàn

17.36

57.87

13878

173.48

191

Điện Phước

Điện Bàn

11.95

39.83

14040

175.50

192

Điện Thọ

Điện Bàn

15.71

52.37

14758

184.48

193

Điện Hồng

Điện Bàn

15.65

52.17

15387

192.34

194

Điện Tiến

Điện Bàn

15.24

50.80

8185

102.31

195

Điện Phong

Điện Bàn

11.93

39.77

12137

151.71

196

Điện Quang

Điện Bàn

14.64

48.80

10827

135.34

197

Điện Trung

Điện Bàn

9.63

32.10

7076

88.45

II

Các thị trấn:

1

Núi Thành

Núi Thành

5.05

36.07

15,064

188.30

2

Ái Nghĩa

Đại Lộc

12.75

91.07

20,840

260.50

3

Hà Lam

Thăng Bình

13.14

93.86

21,037

262.96

4

Hương An

Quế Sơn

11.17

79.79

8,708

108.85

5

Đông Phú

Quế Sơn

13.51

96.50

10,020

125.25

6

Nam Phước

Duy Xuyên

15.46

110.44

26,257

328.21

7

Tiên Kỳ

Tiên Phước

X

8.379

59.85

9,462

118.28

8

Trung Phước

Nông Sơn

X

7

0.06

49.23

351.64

11,483

143.54

9

Tân Bình

Hiệp Đức

X

12

0.17

23.17

165.50

7,183

89.79

10

Khâm Đức

Phước Sơn

X

31.343

223.88

7,804

97.55

11

Thạnh Mỹ

Nam Giang

X

3950

45.92

207.28

1,481

8,602

107.53

12

Trà My

Bắc Trà My

X

708

8.81

20.13

143.79

8,037

100.46

13

Prao

Đông Giang

X

3025

66.17

30.88

220.57

4,571

57.14

14

Phú Thịnh

Phú Ninh

6.48

46.29

5,321

66.51

III

Các phường:

1

Tân Thạnh

Tam Kỳ

5.69

103.45

13,914

198.77

2

Phước Hòa

Tam Kỳ

0.66

12.00

5,627

80.39

3

An Mỹ

Tam Kỳ

1.88

34.18

15,455

220.79

4

Hòa Hương

Tam Kỳ

4.05

73.64

11,074

158.20

5

An Xuân

Tam Kỳ

1.09

19.82

12,953

185.04

6

An Sơn

Tam Kỳ

2.5

45.45

12,667

180.96

7

Trường Xuân

Tam Kỳ

4.73

86.00

8,909

127.27

8

An Phú

Tam Kỳ

13.25

240.91

10,500

150.00

9

Hòa Thuận

Tam Kỳ

7.09

128.91

11,281

161.16

10

Minh An

Hội An

0.70

12.76

7914

113.06

11

Tân An

Hội An

1.34

24.32

8664

123.77

12

Cẩm Phô

Hội An

1.16

21.18

11406

162.94

13

Thanh Hà

Hội An

6.16

111.93

15120

216.00

14

Sơn Phong

Hội An

0.68

12.29

5763

82.33

15

Cẩm Châu

Hội An

6.09

110.67

13909

198.70

16

Cửa Đại

Hội An

2.43

44.17

6259

89.41

17

Cẩm An

Hội An

3.56

64.67

7011

100.16

18

Cẩm Nam

Hội An

4.08

74.11

7427

106.10

19

Điện An

Điện Bàn

10.48

190.55

16,899

241.41

20

Vĩnh Điện

Điện Bàn

2.07

37.64

10,992

157.03

21

Điện Minh

Điện Bàn

7.77

141.27

13,198

188.54

22

Điện Phương

Điện Bàn

9.94

180.73

16,329

233.27

23

Điện Dương

Điện Bàn

16.03

291.45

16,953

242.19

24

Điện Ngọc

Điện Bàn

20.72

376.73

22,845

326.36

25

Điện Nam Bắc

Điện Bàn

7.49

136.18

7,221

103.16

26

Điện Nam Đông

Điện Bàn

8.65

157.27

9,163

130.90

27

Điện Nam Trung

Điện Bàn

8.13

147.82

10,390

148.43

28

Điện Thắng Bắc

Điện Bàn

3.79

68.91

7,670

109.57

29

Điện Thắng Trung

Điện Bàn

3.78

68.73

8,961

128.01

30

Điện Thắng Nam

Điện Bàn

5.38

97.82

7,549

107.84

Tổng cộng

PHỤ LỤC 1- 2B

THỐNG KÊ ĐVHC CẤP XÃ THUỘC DIỆN SẮP XẾP GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
(Kèm theo Đề án số: 5362/ĐA-UBND ngày 19/7/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)

Số TT

Tên ĐVHC cấp

Thuộc ĐVHC cấp huyện

Khu vực miền núi, vùng cao

Khu vực hải đảo

Dân tộc thiểu số

Yếu tố đặc thù khác (nếu có)

Diện tích tự nhiên

Quy mô dân số

Số người

Tỷ lệ (%)

Diện tích (km2)

Tỷ lệ (%)

Quy mô dân số (người)

Tỷ lệ (%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

I

Các xã

1

Bình Định Bắc

Thăng Bình

15.79

52.62

5,130

64.13

2

Bình Định Nam

Thăng Bình

17.42

58.08

5,090

63.63

3

Bình Chánh

Thăng Bình

15.55

51.82

5,078

63.48

4

Duy Thu

Duy Xuyên

12.92

43.08

5,313

66.41

5

Tiên Cẩm

Tiên Phước

X

16.51

33.02

3,207

64.14

6

Sơn Viên

Nông Sơn

X

28.46

56.92

3,190

63.80

7

Hiệp Thuận

Hiệp Đức

X

2

0.10

30.75

61.50

2,018

40.36

8

Tam Thanh

Tam Kỳ

5.45

18.17

6,923

86.54

9

Cẩm Kim

Hội An

4.19

13.97

5006

62.58

II

Các thị trấn:

1

Phú Thịnh

Phú Ninh

6.48

46.29

5,321

66.51

III

Các phường:

1

Phước Hòa

Tam Kỳ

0,66

#VALUE!

5,627

80.39

2

An Xuân

Tam Kỳ

1.09

19.82

12,953

185.04

3

Minh An

Hội An

0.70

12.76

7914

113.06

4

Sơn Phong

Hội An

0.68

12.29

5763

82.33

Tổng cộng



[1] Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 của Hội nghị Trung ương 5 khóa X.

[2] Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI.

[3] Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 27/4/2015 của Bộ Chính trị.

[1] “Lịch sử địa lý huyện Phước Sơn”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2017

[2] Quyết định 131-BT năm 1978 ngày 25/7/1978 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng.

[3] Quyết định số 111-CP năm 1979 ngày 13/3/1979 của Hội đồng Chính phủ.

[4] Quyết định số 79-HĐBT ngày 23/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

[1] Quyết định số 194-HĐBT ngày 09/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng.

[1] Quyết định số 79-HĐBT ngày 19/7/1983 của Hội đồng Bộ trưởng.

[2] Quyết định số 116-HĐBT ngày 02/4/1985 của Hội đồng Bộ trưởng.

[3] Quyết định 289-HĐBT ngày 31/12/1985 của Hội đồng Bộ trưởng.

[1] Quyết định số 5-HĐBT ngày 11/01/1986 của Hội đồng Bộ trưởng.

[2] Quyết định số 27-HĐBT ngày 21/3/1986 của Hội đồng Bộ trưởng.

[3] Quyết định số 162-HĐBT ngày 13/121986 của Hội đồng Bộ trưởng.

[4] Quyết định số 63-HĐBT ngày 16/4/1988 của Hội đồng Bộ trưởng.

[1] Nghị định số 102-CP năm 1994 của Chính phủ.

[2] Nghị quyết kỳ họp thứ 10 khoá IX của Quốc hội về việc chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng để tái lập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

[3] Nghị định số 43/1998/NĐ-CP ngày 22/6/1998 của Chính phủ.

[4] Nghị định số 71/1999/NĐ-CP ngày 16/8/1999 của Chính phủ.

[5] Nghị định số 27/2002/NĐ-CP ngày 21/3/2002 của Chính phủ.

[1] Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ.

[2] Nghị định số 20/2004/NĐ-CP ngày 12/01/2004 của Chính phủ.

[1] Nghị định số 01/2005/NĐ-CP ngày 05/01/2005 của Chính phủ.

[2] Nghị định số 85/2005/NĐ-CP ngày 07/7/2005 của Chính phủ.

[1] Nghị định số 113/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.

[2] Nghị định số 33/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 của Chính phủ.

[3] Nghị định số 10/2008/NĐ-CP ngày 29/01/2008 của Chính phủ.

[4] Nghị định số 42/2008/NĐ-CP ngày 14/4/2008 của Chính phủ.

[1] Nghị quyết số 62/NQ-CP ngày 21/12/2009 của Chính phủ.

[2] Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 10/01/2011 của Chính phủ.

[3] Nghị quyết số 889/NQ-UBTVQH13 ngày 11/3/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

[1] Nghị quyết số 863/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

[2] Nghị quyết số 727/NQ-UBTVHQH15 ngày 13/02/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

[1] Quyết định số 160/KT-CTN ngày 28/4/2000 của Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

[1] Bao gồm cả biên chế viên chức giao cho các Hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.

[2] Bao gồm 458 biên chế hưởng lương NSNN và 19 biên chế hưởng lương NTSN (04 NTSN do tỉnh giao và 15 NTSN trong đơn vị tự chủ hoàn toàn nhóm 1+2).

[3] Bao gồm cả số biên chế công chức và viên chức của Trung tâm chính trị.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Đề án 5362/ĐA-UBND ngày 19/07/2024 sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2023-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


815

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.223.129
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!