ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 97/BC-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2020
|
BÁO CÁO
CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2020 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM
VỤ 06 THÁNG CUỐI NĂM 2020
Thực hiện hướng dẫn của Bộ Nội vụ về
việc báo cáo công tác cải cách hành chính (CCHC) hàng năm, Ủy ban nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh (UBND thành phố) báo cáo kết quả thực hiện công tác CCHC
06 tháng đầu năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2020 như sau:
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO,
ĐIỀU HÀNH CCHC
1. Công tác ban
hành kế hoạch
UBND thành phố đã xây dựng và ban
hành Kế hoạch[1]
thực hiện công tác CCHC năm 2020, theo đó các chỉ tiêu, mục tiêu được đề ra với
tinh thần vượt lên năm 2019, trọng tâm là “Nâng cao văn hóa công sở, văn hóa
công vụ, nâng cao ý thức thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp”.
Căn cứ Kế hoạch trên, thủ trưởng sở,
ban, ngành, quận - huyện và các cơ quan ngành dọc trên địa bàn thành phố đã chủ
động xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ
thuộc ngành - lĩnh vực, địa phương và phân công nhiệm vụ, tiến độ thực hiện cụ
thể cho các đơn vị, phòng, ban chuyên môn trực thuộc.
2. Về tổ chức chỉ
đạo, điều hành cải cách hành chính
Thành phố đã tổ chức hội nghị trực
tuyến tổng kết công tác CCHC năm 2019 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ CCHC
năm 2020 với nét đổi mới là mời đại diện người dân[2] tham gia phát biểu góp ý, đánh giá.
Tại Hội nghị, Trưởng ban Ban Chỉ đạo
CCHC thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, quận - huyện, phường, xã - thị trấn
tập trung, quyết liệt thực hiện các giải pháp trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt
phải chấm dứt tình trạng người dân, doanh nghiệp phải bổ sung hồ sơ nhiều lần, trả chi phí mà không được cung cấp hóa đơn,
phiếu thu chính thức theo quy định; đồng thời, chỉ đạo Sở Nội vụ và Viện Nghiên
cứu phát triển thành phố phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp thành phố khảo sát
sự hài lòng của doanh nghiệp trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của cơ
quan có thẩm quyền. Thủ trưởng 53 cơ quan, đơn vị[3] đã ký cam kết quyết tâm thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ CCHC năm 2020 với 09 mục tiêu cụ thể nhằm đột phá để tăng tốc hoàn
thành các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2020, chào mừng
đại hội đảng các cấp, hướng tới Đại hội Đảng bộ thành phố lần XI.
Để kịp thời đáp ứng công tác phòng,
chống dịch bệnh COVID-19: Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn
thay đổi phương thức làm việc[4]
cho phù hợp, đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin để giải quyết công việc,
không để xảy ra tình trạng hồ sơ bị giải quyết trễ hạn. Để góp phần chia sẻ khó khăn với đồng bào, chiến sĩ lực lượng vũ trang,
thành phố đã điều chỉnh giảm hệ số tăng thu nhập đối với cán bộ, công chức,
viên chức và áp dụng chế độ riêng cho các nhân viên y tế trực tiếp khám người cách
ly và điều trị, chăm sóc người bệnh viêm đường hô hấp do vi rút Corona[5].
Các sở, ban, ngành, quận - huyện đã
thực hiện xong công tác tổng kết Chương trình CCHC giai đoạn 2011 - 2020 và tổng
kết Chương trình hành động số 18-CTrHĐ/TU của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về Chương trình CCHC giai đoạn 2016 - 2020. Hiện
nay, thành phố đang triển khai xét khen thưởng thành tích 10 năm tổng kết công
tác CCHC và lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Báo cáo tổng kết giai đoạn 2011 -
2020 (gửi Bộ Nội vụ) và dự thảo Báo cáo tổng kết giai đoạn 2016 - 2020 (gửi
Thành ủy).
3. Công tác đánh
giá Chỉ số cải cách hành chính
Đối với công tác đánh giá Chỉ số cải
CCHC (PAR Index) của thành phố: Căn cứ kết quả công bố của Bộ Nội vụ, thành phố
đang nghiên cứu, xây dựng các giải pháp để khắc phục những hạn chế cũng như
nâng cao, cải thiện hơn nữa PAR Index của thành phố năm 2020.
Đối với công tác đánh giá Chỉ số CCHC
của sở, ban, ngành, quận - huyện: Chủ tịch UBND thành phố đã công bố Chỉ số
CCHC của sở, ban, ngành, UBND quận - huyện trên địa bàn thành phố năm 2019[6].
4. Công tác khảo
sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức
Thành phố đã tiếp tục triển khai hệ
thống đánh giá sự hài lòng của tổ chức và người dân theo quy định.
4.1. Số lượt[7] đánh giá hài lòng thông qua hai kênh đánh giá như sau:
- Đánh giá thái độ, chất lượng phục vụ
của cán bộ, công chức qua các thiết bị đánh giá hài lòng (Kiosk, Tablet) đặt tại
các đơn vị: 192.619 lượt đánh giá (tỷ lệ hài lòng: 98,91%, bình thường: 0,29%,
không hài lòng: 0,8%).
- Đánh giá về chất lượng cung ứng dịch
vụ hành chính công qua trang web www.danhgiahailong.hochiminhcity.gov.vn: 6.650
lượt đánh giá (tỷ lệ hài lòng 98,27%, bình thường: 1,52%, không hài lòng:
0,21%).
4.2. Đánh giá thử nghiệm việc giải
quyết TTHC theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC: Vận
hành 41 TTHC tại 18 đơn vị[8]. Kết quả: Hệ thống đã ghi nhận 12.714 lượt ý
kiến đánh giá của cá nhân, tổ chức (tỷ lệ hài lòng 94,75%) và hệ thống tự động
đánh giá nội bộ với 22.180 lượt.
4.3. Đối với khảo sát sự hài lòng
trong dịch vụ công ngành y tế: Ngành y tế thành phố đã
triển khai khảo sát “sự không hài lòng của người bệnh” gồm các tiêu chí
thành phần, các ý kiến không hài lòng của người bệnh góp phần không nhỏ trong
hoạt động cải tiến chất lượng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó nội
dung “Thủ tục đăng ký khám bệnh”, “Thái độ ứng xử, giao tiếp của nhân viên y
tế” và “Nhà vệ sinh phục vụ người bệnh” là 03 nội dung được nhiều bệnh
viện lựa chọn để tập trung nguồn lực cho hoạt động cải tiến chất lượng. Tiếp tục
đổi mới phong cách giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế, không ngừng cải tiến chất
lượng phục vụ và chất lượng khám, chữa bệnh; thành phố đã chọn “kết quả khảo
sát trải nghiệm của người bệnh nội trú” là 01/64 hoạt động trọng tâm của
ngành y tế thành phố năm 2020.
4.4.
Thành phố đang phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố triển khai Đề
án hệ thống đánh giá sự hài lòng của người dân và tổ chức đối với các chủ
trương, chính sách năm 2020. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã tổ
chức hội nghị sơ kết triển khai thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân và
tổ chức đối với công tác CCHC năm 2019.
5. Công tác kiểm
tra việc thực hiện cải cách hành chính, kiểm tra, giám sát thi hành công vụ, việc
thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ công chức viên chức
Các cơ quan, đơn vị đã chủ động tổ chức
kiểm tra đột xuất trước và sau Tết Nguyên đán để kịp thời chấn chỉnh thái độ phục
vụ nhân dân. Trong quý II/2020, thành phố đã ban hành Kế
hoạch[9] và
thành lập Đoàn[10]
kiểm tra, khảo sát tình hình thực hiện công tác CCHC năm 2020 với mục tiêu tập
trung vào việc kiểm tra, đánh giá trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo triển
khai công tác CCHC tại một số cơ quan, đơn vị, việc thực hiện quy tắc ứng xử,
văn hóa công vụ, thái độ phục vụ người dân, tổ chức của cán bộ công chức viên
chức (CBCCVC); trách nhiệm trong quản lý và cấp phép xây dựng cho cá nhân, tổ
chức. Ngoài ra, thành phố thường xuyên theo dõi các thông tin phản ánh về CCHC
trên báo chí, chỉ đạo tổ chức xác minh, kiểm tra thực tế để kịp thời chấn chỉnh,
khắc phục.
6. Công tác truyền
thông hỗ trợ công tác cải cách hành chính
Thành phố đã ban hành Kế hoạch tăng
cường công tác thông tin, tuyên truyền CCHC từ nay đến cuối nhiệm kỳ Đại hội Đảng
bộ thành phố lần thứ X). Trong 06 tháng đầu năm 2020, thành phố có hơn 150 tin[11], bài viết
trên báo in, phát thanh, truyền hình về CCHC, những ưu điểm của CCHC đem lại,
những mặt còn tồn tại cần khắc phục, giới thiệu các mô hình hay tại các cơ
quan, đơn vị; đặc biệt, trong quý II đã tập trung tuyên truyền về: (1) tăng cường
sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và dịch vụ bưu chính công ích nhằm
hạn chế tối đa việc tập trung đông người, góp phần phòng, chống dịch bệnh
Covid-19; (2) việc triển khai Cổng dịch vụ công thành phố,
hệ thống thông tin một cửa điện tử gắn với đánh giá việc giải quyết thủ tục
hành chính theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ; (3) thực hiện tổng kết Chương trình
CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, tổng kết Chương trình hành động số
18-CTrHĐ/TU của Thành ủy. Qua đó, Ban Chỉ đạo CCHC thành phố kịp thời nắm bắt
tình hình CCHC, chất lượng, thái độ thực thi công vụ của CBCCVC tại cơ sở, đồng
thời đề xuất những giải pháp khắc phục[12].
II. KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1. Cải cách thể
chế [13]
1.1. Xây dựng và ban hành văn bản
quy phạm pháp luật[14] (VBQPPL): Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố đã ban hành 07 văn bản, UBND thành
phố đã ban hành 26 văn bản.
1.2. Kiểm tra, rà soát và hệ thống
hóa VBQPPL: Thành phố đã công bố danh mục VBQPPL hết
hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2019[15]; ban hành Kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống
hóa năm 2020[16];
tiếp tục giao Sở Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ và đôn đốc các đơn vị thực hiện kết
quả hệ thống hóa VBQPPL kỳ 2014-2018[17] theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại
Công văn số 5461/VPCP-PL ngày 21/6/2019. Kết quả, số lượng các VBQPPL được rà
soát là 762 văn bản, trong đó, số lượng VBQPPL sau rà soát đề xuất điều chỉnh,
sửa đổi là 184 văn bản; số lượng VBQPPL của HĐND và UBND thành phố thuộc lĩnh vực
quản lý đề xuất hết hiệu lực, ngưng hiệu lực là 55 văn bản.
1.3. Theo dõi thi hành pháp luật: Thành phố đã ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật
trên địa bàn thành phố[18]
và về thực hiện quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính[19]; đồng thời chỉ
đạo[20] và xác
định lĩnh vực “bảo vệ môi trường” là nội dung trọng tâm về theo dõi tình hình
thi hành pháp luật trong năm 2020.
2. Cải cách thủ
tục hành chính (TTHC)
2.1. Công tác kiểm soát TTHC: Thành phố đã ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC năm 2020[21] và Kế hoạch
kiểm tra, khảo sát công tác kiểm soát TTHC năm 2020[22]; thực hiện kiểm soát chất lượng (thẩm định)
đối với 306 lượt TTHC.
2.2. Công bố, công khai TTHC và tập
trung dữ liệu TTHC: Thành phố đã công bố và đăng tải[23] công khai, kịp
thời 07 quyết định với 76 TTHC[24] thuộc phạm vi chức năng quản lý của các đơn
vị; đồng thời đã tổ chức nhập, công khai trên Cổng dịch vụ công
quốc gia[25]
theo đúng quy định. Tính đến ngày 20 tháng 5 năm 2020, thành phố có 1.792 TTHC
đang áp dụng, trong đó 1.475 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố, sở,
ban, ngành; 203 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của quận, huyện; 116 TTHC thuộc
thẩm quyền giải quyết của xã, phường, thị trấn
2.3. Xây dựng quy trình nội bộ giải
quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của 03 cấp:
Trong 06 tháng đầu năm[26],
thành phố đã ban hành 25 quyết định phê duyệt 500 quy trình nội bộ thuộc thẩm
quyền quản lý của 11 sở, ngành[27] và sửa đổi, bổ sung 05 quy trình nội bộ thuộc
thẩm quyền quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tính đến nay, đã ban hành tổng cộng
41 quyết định phê duyệt 784 quy trình nội bộ (bao gồm: 03 quyết định phê duyệt
72 quy trình liên thông giữa các sở, ngành - Văn phòng UBND thành phố - lãnh đạo
UBND thành phố; 37 quyết định phê duyệt 712 quy trình nội bộ và 01 quyết định sửa
đổi, bổ sung 05 quy trình nội bộ).
2.4. Thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông (xây dựng Cổng dịch vụ công gắn với
đánh giá hài lòng việc giải quyết TTHC) theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP: Thành phố đã tổng kết thí điểm hệ thống Cổng dịch
vụ công-Hệ thống một cửa điện tử gắn với đánh giá hài lòng việc giải quyết TTHC[28] theo Nghị định
số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ[29]; vận hành 41 dịch vụ công và kết nối, tích
hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia 26 dịch vụ công trực
tuyến.
2.5 Về
giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Tổng số hồ sơ TTHC tiếp nhận[30]: 3.133.520 hồ
sơ[31]; trong
đó, số tiếp nhận trực tuyến mức độ 3,4 là 315.445 hồ sơ (tỷ lệ 10,07%), đã giải
quyết 3.084.413 hồ sơ, đang giải quyết 49.107 hồ sơ. Trong số hồ sơ đã giải quyết
có 3.072.266 hồ sơ giải quyết đúng hạn (tỷ lệ 99,61%) và 12.147 hồ sơ giải quyết
quá hạn (tỷ lệ 0,39%).
Kết quả triển khai dịch vụ công mức độ
3 (533 TTHC): số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ tiếp nhận của thủ tục
có dịch vụ công trực tuyến là 214.404/1.963.720 hồ sơ (tỷ lệ 10,91%). Kết quả
triển khai dịch vụ công mức độ 4 (235 TTHC): Số hồ sơ tiếp
nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ tiếp nhận của thủ tục có dịch vụ công trực tuyến
là 101.041/308.601 hồ sơ (tỷ lệ 32,74%).
Tình hình triển khai đăng ký doanh
nghiệp: số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến mức độ 3, 4/tổng số hồ sơ tiếp nhận là
128.781[32]/144.115
hồ sơ (tỷ lệ 89,36%).
Trong giai đoạn ứng phó với dịch
COVID-19, thành phố đã đề nghị[33] Bưu điện thành phố nghiên cứu giảm giá cước
dịch vụ bưu chính công ích để khuyến khích cá nhân, tổ chức
tham gia dịch vụ bưu chính công ích khi thực hiện TTHC; một số đơn vị đã thực
hiện tiếp nhận và trả kết quả trực tiếp tại nhà cho người dân đối với các TTHC
đơn giản; chủ động phối hợp với các đơn vị kinh doanh bưu chính để giảm lệ phí
khi người dân và doanh nghiệp thực hiện TTHC trực tuyến[34]. Từ ngày 01 đến ngày 23
tháng 4 năm 2020, thành phố đã tạm ngưng tiếp nhận trực tiếp tất cả thủ tục
doanh nghiệp, đầu tư; thay vào đó, đã hướng dẫn doanh nghiệp, nhà đầu tư thực
hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả qua bưu điện để giải quyết hồ sơ; kết quả: (1) Đã
giải quyết hồ sơ cho 12.296 lượt doanh nghiệp, trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp nộp
qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp chiếm
92,48%, số còn lại doanh nghiệp soạn hồ sơ qua chương trình tại nhà và đăng ký
nộp qua bưu điện; (2) số lượng hồ sơ đăng ký đầu tư nhận qua bưu điện là 184 hồ
sơ.
Thành phố tiếp tục thực hiện việc cắt
giảm 30% thời gian giải quyết các thủ tục đăng ký đầu tư[35] so với tổng thời gian theo
luật định nhưng vẫn đảm bảo hồ sơ được giải quyết chặt chẽ, chính xác.
2.6. Về tiếp nhận, xử lý phản ánh
kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với quy định hành chính, TTHC
Thành phố đã triển khai Hệ thống tiếp
nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị[36] trên Cổng dịch vụ công quốc gia; đồng thời
tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, tạo 796 tài khoản để sử dụng Hệ thống.
Tính đến nay, thành phố đã tiếp nhận 85 trường hợp[37] phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về
quy định hành chính, TTHC; trong đó, có 43 trường hợp tiếp nhận qua Hệ thống phản
ánh, kiến nghị trên Cổng dịch vụ công quốc gia[38].
Tiến độ và kết quả xử lý: 46/46 trường
hợp thuộc phạm vi tiếp nhận, xử lý đã được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để
xem xét, xử lý theo quy định (đạt tỷ lệ 100%); 28 trường hợp đã có kết quả xử
lý và đã phản hồi kết quả xử lý đến người dân; 18 trường hợp đang được cơ quan
có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
3. Cải cách tổ
chức bộ máy hành chính nhà nước
3.1. Về
sắp xếp tổ chức bộ máy: Thành phố đã đề xuất và được
Thủ tướng Chính phủ gia hạn thời gian thí điểm hoạt động Ban Quản lý An toàn thực
phẩm. Đã báo cáo Bộ Nội vụ có ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc
UBND quận, huyện và xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ thực hiện thí điểm tổ chức lại
Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc UBND quận - huyện thành Trung tâm Phát
triển quỹ đất trực thuộc UBND quận - huyện. Hiện nay, thành phố đang xem xét sắp
xếp lại các Ban Quản lý Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, Tây Bắc, Nam thành phố.
3.2. Kết quả thực hiện tinh giản
biên chế: Thành phố phê duyệt danh sách tinh giản biên
chế đối với 113 trường hợp. Tính đến nay, đã thực hiện tinh giản biên chế đối với
765 trường hợp kể từ khi triển khai Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng
11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
3.3. Về
công tác xây dựng chính quyền: Thành phố đang nghiên cứu,
xem xét, xin ý kiến các cơ quan cấp trên các nội dung: (1) không tổ chức HĐND
các quận, phường; (2) thành lập thành phố phía Đông và (3) chuyển một số huyện
thành quận giai đoạn 2021 - 2030.
3.4. Đẩy mạnh thực hiện ủy quyền,
phân cấp: Chủ tịch UBND thành phố đã ký quyết định ủy
quyền: (1) thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND quận - huyện thực hiện
điều động, chuyển công tác và tiếp nhận công chức, viên chức[39]; (2) Chủ tịch UBND quận -
huyện phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ theo Quyết định số
15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc
thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19[40]; (3) Ban Quản
lý An toàn thực phẩm, UBND quận - huyện thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm[41]. Hiện nay, thành phố đang xem xét điều chỉnh,
bổ sung nội dung ủy quyền cho các sở, ban, ngành, quận - huyện thực hiện một số
nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thành phố tại Quyết định số 4712/QĐ-UBND ngày 20
tháng 10 năm 2018.
3.5. Về
Đề án vị trí việc làm: Thành phố tiếp tục phê duyệt,
điều chỉnh danh mục vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị cho phù hợp với yêu
cầu thực tiễn đồng thời chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND quận - huyện, Hội có
tính chất đặc thù, Đảng ủy các cơ quan thuộc UBND thành phố rà soát, xây dựng,
đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung danh mục vị trí việc
làm. Trong 06 tháng đầu năm 2020 thành phố đã phê duyệt Đề án vị trí việc làm của
đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, Viện nghiên cứu phát
triển (thay thế phê duyệt năm 2017); Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài
(thay thế phê duyệt năm 2018); điều chỉnh danh mục vị trí việc làm của Trung
tâm quản lý nhà và giám định xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng.
4. Xây dựng và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC)
Thành phố tiếp tục triển khai đào tạo,
bồi dưỡng cho CBCCVC[42],
xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19 tháng
11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về Chương trình quốc gia về
học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2030. UBND
thành phố đang trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét ban hành Nghị quyết
Quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ CBCCVC đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ
công vụ, công chức giai đoạn 2016 - 2020[43], xây dựng cơ chế thu hút nhân tài và nguồn
nhân lực chất lượng cao[44];
thành phố đã thành lập Hội đồng[45] thu hút, tuyển chọn tài năng đặc biệt cho
lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao của thành phố và ban hành Quy
chế[46] tổ chức
và hoạt động của Hội đồng.
5. Cải cách tài
chính công
Đối với khối thành phố: Thành phố đã
ban hành Quyết định[47]
giao chỉ tiêu dự toán thu - chi ngân sách nhà nước năm 2020.
Đối với khối quận - huyện: Đến nay có
394/394 đơn vị và 322/322 phường, xã - thị trấn đã thực hiện cơ chế tự chủ tài
chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP , đạt 100% tổng số đơn vị.
Tiếp tục thực hiện Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10
năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, tổng số đơn vị sự nghiệp
công lập khối thành phố đã được giao tự chủ tài chính là 329 đơn vị[48]; 100% tổng số
đơn vị sự nghiệp công lập khối quận - huyện được giao tự chủ tài chính theo Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP (1.551/1.551 đơn vị). Thực
hiện Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ Quy định
cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, thành phố có 13 đơn vị[49] khoa học và
công nghệ công lập được giao tự chủ.
Về thực hiện thanh toán điện tử:
Ngành y tế thành phố đã triển khai mô hình thanh toán viện phí thông qua “Thẻ
khám chữa bệnh thông minh”[50]
và mô hình sử dụng các ứng dụng trong thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt
khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại Sở Y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ hành chính công, góp phần giảm thời gian, chi phí chờ đợi khi thực hiện bước
thanh toán của người dân; đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của
các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán và thu nhập
tổ chức, cá nhân.
6. Hiện đại hóa
hành chính
6.1. Xây dựng và triển khai Chính
quyền điện tử, Xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh, ứng dụng công
nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan hành chính
Thành phố tiếp tục (1) xây dựng và
triển khai Chính quyền điện tử từ thành phố đến cơ sở; (2) triển khai Đề án
"Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017
- 2020, tầm nhìn đến năm 2025"[51] đến các quận - huyện[52]; (3) tổ chức triển khai xây
dựng hạ tầng mạng CNTT và tăng cường an toàn thông tin nhằm phục vụ hoạt động
hiệu quả của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp; (4) triển
khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu thành phố (LGSP) có các dịch vụ dùng
chung để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị tại
thành phố và đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối các hệ thống thông tin
trong nội bộ của thành phố với các hệ thống bên ngoài, mô hình kết nối của LGSP
theo Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố phù hợp Khung kiến trúc Chính phủ
điện tử Việt Nam.
6.1.1. Triển khai Chính quyền điện
tử, xây dựng hạ tầng mạng công nghệ thông tin
Thành phố đang tổ chức cập nhật kiến
trúc Chính quyền điện tử thành phố theo Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31
tháng 12 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành Khung Kiến trúc
Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0. Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc xây dựng Chính quyền điện tử thành phố trên cơ sở kiện toàn
Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin thành phố tại Quyết định số 1380/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2020.
Trung tâm dữ liệu thành phố: Thành phố
đã thực hiện tổ chức triển khai tập trung các ứng dụng các sở, ban, ngành, quận
- huyện tại Trung tâm dữ liệu thành phố và tăng cường an toàn an ninh thông tin
cho hệ thống này. Hệ thống có bộ phận kỹ thuật chuyên trách về NOC (Hệ thống mạng
băng thông rộng thành phố) và SOC (Trung tâm giám sát an ninh mạng) với trang bị
các thiết bị chuyên dùng nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho các cơ quan nhà nước
thành phố, kịp thời khắc phục các sự cố mất an ninh thông tin. Hệ thống đường
truyền mạng đô thị băng thông rộng thành phố (Metronet thành phố[53]) được đảm bảo
và hoạt động thông suốt.
Hạ tầng CNTT tại các quận - huyện, sở,
ban, ngành: Thành phố tiếp tục thực hiện đầu tư và nâng cấp hệ thống hạ tầng của
các sở, ban, ngành, quận - huyện, bao gồm: mạng nội bộ, trang thiết bị máy trạm,
máy chủ, các thiết bị mạng, hệ thống an toàn thông tin... phù hợp với tình hình
thực tế tại đơn vị và mô hình chung của thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu về ứng dụng
CNTT trong phục vụ công tác chuyên môn, quản lý tại đơn vị.
Tăng cường an toàn thông tin: Thành
phố đã thực hiện đăng ký chứng thư số để phục vụ công tác liên thông quản lý
văn bản, liên thông kho bạc nhà nước, liên thông thuế và giao Trung tâm CNTT và
Truyền thông thành phố hướng dẫn cài đặt và sử dụng cho các đơn vị. Để đảm bảo
cơ sở pháp lý và nhân lực phục vụ công tác an toàn thông tin, thành phố đã (1)
thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng thành phố[54] và (2) phê duyệt Đề án thành
lập Công ty cổ phần vận hành Trung tâm an toàn thông tin thành phố.
6.1.2. Xây dựng và khai thác cơ sở
dữ liệu (CSDL), Kho dữ liệu dùng chung, phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở
Tiếp tục hoàn thiện Kho dữ liệu dùng
chung[55], UBND
thành phố đã (1) ban hành danh mục dữ liệu dùng chung về danh mục điện tử, người
dân, doanh nghiệp và không gian địa lý và (2) thông qua chủ trương đầu tư dự án
“Triển khai hệ thống quản lý, lưu trữ CSDL thuộc Kho dữ liệu dùng chung của
thành phố - giai đoạn 1”. Kho dữ liệu dùng chung - giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động
tại Công viên phần mềm Quang Trung trên cơ sở tích hợp các dữ liệu hiện có[56] và kết nối phần
mềm tác nghiệp của một số đơn vị[57] để hình thành CSDL dùng chung của thành phố;
hiện đã tổ chức cấp phát tài khoản cho các sở, ban, ngành, quận - huyện khai
thác, sử dụng Kho dữ liệu.
Phục vụ cho nhu cầu kết nối, chia sẻ,
khai thác CSDL. Đến nay, đã có 21/24 quận - huyện hoàn
thành tổ chức đấu thầu và đang tiến hành số hóa, tạo lập dữ liệu. Ngoài ra,
thành phố còn (1) triển khai CSDL doanh nghiệp (thí điểm cung
cấp dịch vụ khai thác thông tin hộ kinh doanh cá thể), (2) triển khai bản đồ số dùng chung[58], (3) triển khai CSDL người dân thành phố
(CSDL hộ tịch[59],
CSDL dân cư[60]),
(4) phối hợp Cục Tin học hóa kết nối chính thức LGSP với trục NGSP[61] một số dịch vụ[62], (5) phối hợp
với Bưu điện thành phố tích hợp hệ thống định danh xác thực POSTID của bưu điện
lên LGSP. Song song, thành phố tiếp tục triển khai thử nghiệm Cổng thông tin dữ liệu mở[63], đã cung cấp dữ liệu mở về: cơ sở khám chữa
bệnh, chứng chỉ hành nghề y, cơ sở giáo dục, dịch vụ giáo dục, dự án đầu tư nước
ngoài, dự án đầu tư công.
6.1.3. Trung tâm điều hành đô thị thông
minh
Thành phố đã (1) thông qua chủ trương
đầu tư các dự án: Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh; xây dựng hệ
thống giám sát hình ảnh camera tập trung giai đoạn 2019 - 2021; xây dựng Trung
tâm tiếp nhận và xử lý thông tin khẩn cấp thông qua một đầu số viễn thông duy
nhất giai đoạn 2019 - 2025; (2) vận hành thí điểm Trung tâm điều hành giáo dục,
y tế thông minh[64];
(3) ban hành Quy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin trên Cổng tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức;
(4) xây dựng dự thảo Quy chế tích hợp, quản lý, kết nối, chia sẻ, vận hành và
khai thác các hệ thống giám sát hình ảnh (camera quan sát) và dự thảo Khung kiến
trúc tổng thể Cổng thông tin tiếp nhận và giải đáp thông
tin cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức tại thành phố.
6.1.4. Trung tâm mô phỏng và dự
báo kinh tế - xã hội: UBND thành phố đã phê duyệt
Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, Quy chế tổ chức và hoạt động,
Đề án vị trí việc làm của Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội.
6.1.5. Xây dựng môi trường làm việc
điện tử: Thành phố tiếp tục đẩy mạnh sử dụng CNTT
trong hoạt động cơ quan hành chính và phục vụ người dân và doanh nghiệp: (1) sử
dụng Hộp thư điện tử công vụ[65];
(2) sử dụng Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc[66] được CBCCVC sử dụng thường
xuyên, thông dụng đã hỗ trợ CBCCVC giải quyết công việc nhanh chóng hơn, hỗ trợ
CBCCVC giải quyết công việc tại nhà, khi đi công tác, trong những tình huống đột
xuất, gấp, tổ chức giãn cách xã hội khi có dịch COVID-19; (3) sử dụng hệ thống
Phòng họp không giấy phục vụ các cuộc họp Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố
(100%), họp Tổ công tác đầu tư (100%), họp Thường trực Ban chỉ đạo cải cách
hành chính (100%), họp thi đua khen thưởng và một số cuộc họp khác do Chủ tịch/
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì. Trong 6 tháng đầu năm 2020, đã
tổ chức 85 cuộc họp. Tính từ tháng 7 năm 2019 đến nay, đã tổ chức 256 cuộc
không giấy. Ngoài ra, thành phố đang phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ ứng dụng
chữ ký số đối với việc gửi, nhận văn bản điện tử trên các thiết bị di động
thông minh.
6.2. Thực hiện Nghị định số
09/2019/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ báo cáo: Thành
phố đã tổ chức Hội nghị quán triệt chế độ báo cáo theo Nghị định 09/2019/NĐ-CP
cho các sở, ban, ngành, UBND quận - huyện. Thực hiện Đề án[67], thành phố tiến hành rà
soát, chuẩn hóa, ban hành quy định về chế độ báo cáo và công bố các danh mục
báo cáo theo thẩm quyền phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, đáp ứng các
nguyên tắc và yêu cầu của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ; đồng thời tiến hành xây dựng,
triển khai vận hành Hệ thống báo cáo của thành phố và thử nghiệm kết nối tích hợp
với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ theo hướng dẫn và tiến độ của Văn
phòng Chính phủ, đảm bảo đồng bộ kết nối, an toàn thông tin Hệ thống báo cáo từ
cơ sở đến Trung ương.
6.3. Về
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong hoạt động của cơ quan hành chính: Tính đến ngày 20 tháng 5 năm 2020, có 100% sở, ban, ngành[68], 100% UBND quận
- huyện; 100% UBND phường, xã - thị trấn đã thực hiện công bố HTQLCL phù hợp
tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001; có 38/47 đơn vị[69] và 123/322 UBND phường, xã - thị trấn hoàn
tất việc chuyển đổi, áp dụng và công bố HTQLCL phù hợp TCVN ISO 9001:2015 . Tỷ lệ
TTHC được xây dựng và áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 đạt
tỷ lệ 96% (kế hoạch đến cuối năm là 97%).
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Công
tác chỉ đạo, điều hành CCHC tiếp tục được thực hiện quyết liệt, chặt chẽ, xuyên
suốt; nhanh chóng đề ra các giải pháp linh hoạt thay đổi
phương thức làm việc và phục vụ người dân, doanh nghiệp khi ứng phó dịch
COVID-19.
2. Công
tác truyền thông về CCHC tiếp tục được quan tâm định hướng và chỉ đạo thực hiện.
Các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh triển khai mở rộng áp dụng các mô hình,
sáng kiến, cách làm hay, ứng dụng CNTT kịp thời phục vụ người dân và doanh nghiệp
nhất là khi tổ chức giãn cách xã hội; chủ động kiểm tra, giám sát về quy tắc ứng
xử và kịp thời chấn chỉnh các hạn chế, thiếu sót.
3. Còn một
vài hạn chế cần tiếp tục có những giải pháp khắc phục, như sau: Sự phối hợp giữa
các đơn vị trong giải quyết hồ sơ, giải quyết công việc chưa đảm bảo[70]; một số cơ
quan, đơn vị chưa tập trung đánh giá kết quả thu thập ý kiến hài lòng, chưa thật
sự nghiên cứu, tìm hiểu đề ra các giải pháp đối với những phản hồi chưa hài
lòng của người dân, tổ chức.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG,
NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 06 THÁNG CUỐI NĂM 2020
1. Tập
trung thực hiện đúng tiến độ và chất lượng tổng kết Chương trình CCHC giai đoạn
2011 - 2020 và tổng kết Chương trình hành động số 18-CTrHĐ/TU của Thành ủy thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về Chương trình CCHC giai
đoạn 2016 - 2020.
2. Nghiên
cứu, đề ra và thực hiện các giải pháp để nâng cao thực hiện công tác cải cách
hành chính (bao gồm ba chỉ số PCI, Par Index và PAPI) phục vụ người dân và
doanh nghiệp, khắc phục các nội dung còn hạn chế của năm 2019; nghiên cứu, hoàn
thiện phương pháp, tiêu chí đánh giá chỉ số CCHC của sở, ban, ngành, UBND quận
- huyện.
3. Triển
khai kiểm tra, khảo sát tình hình thực hiện công tác CCHC, kiểm tra đặc biệt là
kiểm tra đột xuất việc thực hiện quy tắc ứng xử, trách nhiệm người đứng đầu
trong thực hiện công tác CCHC năm 2020.
4. Tăng
cường công tác thông tin, tuyên truyền CCHC đến nhiều đối tượng; thường xuyên
theo dõi bám sát các thông tin phản ánh của người dân, báo chí các nội dung về
công tác CCHC trên địa bàn thành phố.
5. Đẩy mạnh
công tác khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với phục
vụ của cơ quan hành chính trên toàn địa bàn thành phố, thường xuyên theo dõi,
phải có các giải pháp cải thiện sự hài lòng và khắc phục hồ sơ trễ hạn.
6. Triển
khai đúng tiến độ Đề án chi tiết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2019 - 2021, Kế hoạch thực hiện Đề
án “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành thành phố thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025” và Kiến trúc
Chính quyền điện tử tại thành phố.
7. Xây dựng
giải pháp đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến, khung pháp lý cho thanh
toán điện tử, khuyến khích tuyên truyền người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến hoặc sử dụng dịch vụ công
đã được xã hội hóa./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ (Vụ CCHC);
(để b/c)
- Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ;
(để b/c)
- Đ/c Bí thư Thành ủy; (để b/c)
- Thường trực Thành ủy; (để b/c)
- Thường trực HĐND TP; (để b/c)
- TTUB: CT, PCT/KT;
- UBMTTQ Việt Nam TP;
- Thành viên BCĐ CCHC TP;
- Các sở, ban, ngành, UBND quận - huyện;
- VPUB: CVP;
- P.KSTTHC; P.TH; TTTH;
- Lưu: VT, (KSTT-ThL).33.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Vĩnh Tuyến
|
[1] Quyết định số 5466/QĐ-UBND
ngày 28/12/2019 (được thay thế bởi Quyết định số 552/QĐ-UBND)
[2] Cư trú tại
phường Đông Hưng Thuận, Quận 12
[3] 29 sở, ban, ngành và Chủ tịch
UBND 24 quận - huyện
[4] Công văn số 1205/UBND-VX ngày
31/3/2020, Công văn 1278/SNV-CCHC ngày 03/4/2020 về việc hướng dẫn thay đổi
phương thức làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đảm bảo phù hợp với công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19
[5] Công văn số 1332/UBND-KT ngày
14/4/2020
[7] Số liệu của Sở Thông tin và
Truyền thông tính từ tháng 01-5/2020
[8] 04 sở, 05 quận - huyện và 09
phường, xã - thị trấn
[10] Quyết định số 252/QĐ-SNV ngày
26 tháng 5 năm 2020
[11] Một số bài viết đáng chú ý
như: TPHCM gỡ khó cho doanh nghiệp (NLĐ); Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc các dự án đầu tư (CATP); TPHCM tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản (TN); Gỡ vướng thủ tục, tăng tỷ lệ hồ sơ
trực tuyến (SGGPO); UBND TP.HCM yêu cầu tăng cường sử dụng dịch vụ công trực
tuyến (SGGP); Đẩy mạnh thanh toán trực tuyến đối với nộp tiền xử phạt vi phạm
giao thông đường bộ (Thanhuytphcm.vn); Sở Y tế TPHCM đề nghị các đơn vị, cá
nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại nhà (Thanhuytphcm.vn); Xây dựng và
khai thác cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính điện tử (Thanhuytphcm.vn);
TP.HCM hướng đến mục tiêu chấm dứt trễ hạn cấp sổ hồng (HTV9-14/5/2020), Năm
2020: TP.HCM sẽ chú trọng đánh giá văn hóa công sở (SGGP)
[12] Lãnh đạo thành phố chỉ đạo lập
tổ công tác tháo gỡ vướng mắc các doanh nghiệp địa ốc hàng tuần, hạn chót là
ngày 30/4 phải dứt điểm; Liên quan đến bài viết “Công khai thông tin để triệt dự
án 'ma': App, website còn làm cho có” đăng trên Báo Thanh niên ngày 6/3/2020
UBND thành phố đã chỉ đạo, phân công các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở
Thông tin và Truyền thông hoàn thiện, cập nhật App SXD247 và App thông tin quy
hoạch tiến đến việc kết nối cơ sở dữ
liệu lĩnh vực đất đai - quy hoạch - xây dựng vào cơ sở dữ liệu dùng chung của
thành phố
[13] Số liệu tính từ ngày
20/11/2019 đến ngày 20/02/2020
[14] Tính từ ngày 20/11/2019 đến
ngày 20/5/2020
[17] UBND thành phố đã công bố kết
quả tại Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 27/02/2019
[20] Công văn
số 530/UBND-NCPC ngày 14/02/2020
[23] Tại địa chỉ
http://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/Home/danh-muc-tthc/default.aspx
[24] Gồm: mới: 28 thủ tục, sửa đổi:
8 thủ tục, thay thế 15 thủ tục, được thay thế và bãi bỏ: 25 thủ tục
[25]
https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-tthc-thu-tuc-hanh-chinh.html
[26] Từ ngày 01/12/2019 đến ngày
31/5/2020
[27] Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở
Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Y
tế, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Sở Công
Thương, Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ
[28] https://dvc.hochiminhcity.gov.vn
[29] Báo cáo 2868/BC-VP ngày
08/4/2020
[30] Theo báo cáo của 24/24 sở,
ban, ngành và 24/24 UBND quận - huyện (bao gồm số liệu của UBND cấp xã), tính từ
ngày 16/12/2019 đến ngày 15/3/2020
[31] Trong tổng số hồ sơ được giải
quyết có 454.934 hồ sơ TTHC thuộc các đơn vị ngành dọc (Sở Ngoại vụ, Công an
thành phố)
[32] Trong đó, hồ sơ trực tuyến mức độ 4 là 98.438 hồ sơ (chiếm 68,31% tổng số hồ sơ tiếp nhận)
[33] Thông báo số 278/TB-VP ngày
21/4/2020 về thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND
thành phố, Phó Trường ban Thường trực Ban Chỉ đạo CCHC
thành phố Trần Vĩnh Tuyến tại buổi họp Thường trực Ban chỉ đạo CCHC thành phố về
sơ kết công tác cải cách hành chính quý I năm 2020
[34] Quận 1, quận Thủ Đức
[35] Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cắt
giảm 30% thời gian giải quyết đối với 3.375 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 98% so với tổng
hồ sơ tiếp nhận trong lĩnh vực này)
[36]
https://pakn.dichvucong.gov.vn
[37] Có 46 trường hợp phản ánh về
hành vi chậm trễ, gây phiền hà, thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định của
cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức; có 39 trường hợp phản ánh, kiến nghị không thuộc phạm vi tiếp nhận, xử lý của Nghị định số
20/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung
[38] Còn lại 06 trường hợp tiếp nhận
qua văn bản; 34 trường hợp tiếp nhận qua hộp thư điện tử; 02 trường hợp tiếp nhận
qua số điện thoại
[42] Trong 6 tháng đầu năm 2020,
đã khai giảng 45 lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ với
3.420 học viên tham gia; tổ chức khai giảng 07 lớp Trung cấp lý luận Chính trị
- hành chính với 553 học viên tham gia
[44] Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND
ngày 04/7/2019 về ban hành chính sách thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia,
nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt đối với các lĩnh vực TP.HCM có nhu cầu
trong giai đoạn 2019- 2022
[47] Quyết định số 5225/QĐ-UBND
ngày 10/12/2019
[48] Giai đoạn 2018 - 2020: 279
đơn vị, giai đoạn 2019 - 2021: 15 đơn vị; dự kiến giai đoạn 2020 - 2022: 35 đơn
vị
[49] Giai đoạn 2018 - 2020: 04 đơn
vị, giai đoạn 2019 - 2021: 08 đơn vị; dự kiến giai đoạn 2020 - 2022: 01 đơn vị
[50] Tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh
viện Nhi đồng 1
[51] Đã thành lập 02 Tổ Công tác
hướng dẫn, góp ý xây dựng các Đề án đô thị thông minh tại quận - huyện
[52] Tổ Công tác đã nhận được Đề
án triển khai Đô thị thông minh của 22/22 quận - huyện (trừ Quận 1 và Quận 12
là 2 đơn vị thí điểm). Tổ Công tác đã có văn bản góp ý cho 22/22 quận - huyện.
Hiện các quận - huyện đang hoàn thiện và tổ chức phê duyệt Đề án
[53] Đã thực hiện 807 điểm, phục vụ
việc trao đổi thông tin trong vận hành, liên thông hệ thống thông tin chỉ đạo
điều hành các cấp
[55] https://data.hochiminhcity.gov.vn
[56] CSDL văn bản điện tử, CSDL một
cửa điện tử, CSDK khiếu nại tố cáo, CSDL đường dây nóng, CSDL đăng ký doanh
nghiệp, CSDL đầu tư nước ngoài, CSDL dự án đầu tư công, CSDL cơ sở giáo dục,
CSDL địa chính, CSDL cơ sở khám chữa bệnh, CSDL chứng chỉ hành nghề y, CSDL dịch
vụ giáo dục...
[57] Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận
7, Quận 12, quận Bình Tân, huyện Hóc Môn, huyện Bình
Chánh, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Ban
Quản lý An toàn thực phẩm thành phố
[58] Ủy ban nhân dân thành phố đã
ban hành Quyết định 1123/QĐ-UBND ngày 31/03/2020 về Danh mục dữ liệu không gian
dùng chung của thành phố
[59] Đã triển khai công cụ cập nhật
dữ liệu hộ tịch về Trung tâm dữ liệu thành phố. Hiện có 21/24 quận, huyện đã
hoàn thành tổ chức đấu thầu và đang tiến hành số hóa, tạo lập dữ liệu
[60] Sở Thông tin và Truyền thông
đã cùng Công an Thành phố làm việc với Cục Cảnh sát quản
lý hành chính về trật tự xã hội (C06) để trao đổi về việc tổ chức triển khai
xây dựng CSDL dân cư tại TP.HCM. Cục C06 đang phối hợp Công an thành phố, Sở
Thông tin và Truyền thông khảo sát phục vụ xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm
[61] Hệ thống kết nối, liên thông
các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương
[62] Danh mục điện tử dùng chung, Lý lịch Tư pháp, Hộ tịch điện tử, đăng ký khai sinh và cấp
thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi
[63] https://opendata.hochiminhcity.gov.vn
[64] Đã đảm bảo kết nối thông tin
xuyên suốt, kịp thời trong toàn Ngành để nhanh chóng triển
khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19
[65] Đã cấp hơn 24.600 hộp thư điện
tử công vực cho CBCCVC của các sở, ban, ngành, quận - huyện, phường, xã - thị
trấn và các cơ quan báo chí, Tổng công ty trên địa bàn thành phố
[66] Từ cuối năm 2014 - nay có hơn
5,6 triệu văn bản điện tử được gửi và nhận qua Trục liên thông của thành phố
[68] Bao gồm cả các chi cục, cơ quan ngành dọc
[69] Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân
dân quận, huyện thuộc danh sách các cơ quan thực hiện đánh giá, xác định Chỉ
số cải cách hành chính
[70] UBND thành phố đã có văn bản chỉ đạo phải chủ động
giải quyết công việc được phân công tại Công văn số 1855/UBND-HCTC ngày
22/5/2020