ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 147/BC-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 03 tháng 9 năm 2014
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH
TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014)
Thực hiện Quyết định số 1642/QĐ-TTCP
ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ về
việc thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Xét Báo cáo số 971/TTTP-VP ngày 21
tháng 8 năm 2014 của Thanh tra Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
báo cáo kết quả thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng trên địa bàn Thành phố như sau:
A. KHÁI QUÁT CHUNG:
Trong những năm qua, trước tình hình
thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế
thế giới phục hồi chậm hơn dự báo,... tác động bất lợi đến kinh tế xã hội nước
ta nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, tình hình thiên tai, lũ lụt,
dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường, gây nhiều biến động, ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tuy
vậy, với sự đoàn kết và nỗ lực không ngừng của các ngành, các cấp và để hoàn
thành các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đề ra, với quyết tâm thực hiện
các nhiệm vụ chính trị với kết quả cao nhất; Thành phố đã phát huy tinh thần
năng động, sáng tạo và trách nhiệm, sát sao trong công việc, chủ động xử lý
công việc trong phạm vi thẩm quyền được giao; luôn quan tâm, tăng cường công
tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, tình hình
thực tế của các địa phương, đơn vị, nỗ lực phấn đấu, chủ động nắm bắt thời cơ,
vượt qua thách thức, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, đổi mới mô hình và nâng
cao chất lượng tăng trưởng, tái cơ cấu lại nền kinh tế,
nhất là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và hệ thống
ngân hàng; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển thành phố nhanh và bền
vững với chất lượng và tốc độ cao hơn mức bình quân chung của cả nước, xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
của thành phố vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, hợp lý.
Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ đầu
tư, phát triển kinh tế - xã hội khá cao và tiến độ đô thị hóa diễn ra ngày càng
nhanh, nhiều khu đô thị mới được hình thành, đã và đang tác động mạnh đến sự
biến động về đất đai trên địa bàn. Trong ba năm qua, việc triển khai nhiều dự
án xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường,
chống ngập nước, giảm ùn tắt giao thông... đã tác động đến sinh hoạt, đời sống
của một bộ phận dân cư bị thu hồi đất để làm công trình dự án; các chính sách
pháp luật đôi khi chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của một đô thị đặc biệt. Nội
dung khiếu kiện chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực bồi thường, giải tỏa, tái
định cư khi bị thu hồi đất tại các dự án.
Trước tình hình trên, Thành phố đã
ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung nâng cao hiệu quả,
chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ngay từ khi mới phát sinh;
chủ động xử lý khi xảy ra tình huống người dân tụ tập khiếu kiện đông người.
Tình hình khiếu kiện đông người đã từng bước được kiểm soát, không phát sinh
“điểm nóng” làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.
B. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA,
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ PHÒNG CHỐNG THAM
NHŨNG:
I. Về
thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
1. Việc ban hành các văn bản
chỉ đạo, các quyết định, công văn, hướng dẫn, các kế hoạch... để thực hiện pháp
luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng:
Trên cơ sở quán triệt, thực hiện nội
dung Thông báo kết luận số 130-TB/TW ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Bộ Chính trị
và Chương trình hành động số 34-CTr/TU ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Ban Thường
vụ Thành ủy về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, Ủy ban nhân dân Thành phố
đã tổ chức quán triệt một cách nghiêm túc, đồng thời đã
kịp thời ban hành các văn bản để triển khai chỉ đạo thực
hiện và tổ chức quán triệt đến đội ngũ cán bộ chủ chốt
cũng như toàn thể cán bộ, công chức trên địa bàn Thành phố. Qua đó, đội ngũ cán
bộ, công chức của Thành phố, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu các cấp chính quyền từ Thành phố đến phường xã, thị trấn đều nâng cao
ý thức trách nhiệm của mình, thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, từ đó đã tăng
cường chỉ đạo tiếp công dân, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của
công dân. Vì vậy, trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao
chất lượng và hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên
địa bàn Thành phố. Việc ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về khiếu
nại, tố cáo theo quy định, nhất là các văn bản triển khai thực hiện các chủ
trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, của Thanh tra Chính phủ đã được Ủy ban
nhân dân Thành phố quan tâm thực hiện có hiệu quả, cụ thể.
2. Công tác học tập, tuyên
truyền, phổ biến pháp luật:
Quán triệt và triển khai nội dung Chỉ
thị 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX)
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến
giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;
Kết luận số 04-KL/TW về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12
năm 2003 của Ban Bí thư. Để triển khai công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật thống nhất, đồng bộ và có hiệu quả trên địa bàn
Thành phố, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập
quốc tế của đất nước, Ủy ban nhân dân Thành phố hàng năm đều xây dựng Kế hoạch
tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn Thành phố. Trong những năm qua
(từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014), Thành phố đã tổ chức tập huấn, tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham
nhũng với 1.491 cuộc tuyên truyền, tập huấn cho hơn 104.035 người là cán bộ,
công chức và nhân dân của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố; mở
các lớp tập huấn kỹ năng cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; hướng dẫn sử
dụng các biểu mẫu nghiệp vụ về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại,
tố cáo.
Đặc biệt là Thành phố đã tổ chức thực
hiện Đề án 3-212/QĐ-TTg (từ năm 2008-2010) về “Tăng cường công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị
trấn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010” đạt được nhiều kết quả
tích cực, được đánh giá cao.
Qua công tác tập huấn, tuyên truyền,
phổ biến pháp luật đã góp phần nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ
công chức và nhân dân nhất là nhân dân ở xã, phường, thị trấn, vì vậy đã làm
giảm đáng kể việc khiếu nại, tố cáo tràn lan, không đúng thẩm quyền, việc công
dân chấp hành pháp luật khiếu nại, tố cáo được nâng lên.
Bên cạnh công tác tập huấn, tuyên
truyền, phổ biến pháp luật thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn được Ủy
ban nhân dân Thành phố quan tâm chỉ đạo nhằm chuẩn hoá cán bộ làm công tác tiếp
dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong những năm qua, Thành phố đã phối hợp
với Trường Cán bộ Thanh tra tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công
chức được bố trí làm công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo tại các Sở, ngành, quận, huyện và phường, xã, thị trấn trên địa bàn
Thành phố về kỹ năng tiếp công dân, kỹ năng tranh tụng tại Tòa án và xử lý
những tình huống cụ thể trong thực tiễn. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân ở các cấp trên
địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số
3115/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2012 về Kế hoạch tổ chức tập huấn nghiệp vụ
tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố năm
2012-2013. Văn phòng Tiếp công dân Thành phố đã phối hợp với Trường Cán bộ
Thành phố tổ chức các lớp tập huấn công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại
tố cáo trên địa bàn Thành phố, kết quả như sau:
Năm 2012, có 1.189 học viên được phân
bổ thành 21 lớp; trong đó: 03 lớp dành cho cán bộ của các Sở, ngành, 14 lớp
dành cho cán bộ của Ủy ban nhân dân các quận, huyện và 04 lớp dành cho cán bộ
các phường, xã, thị trấn. Tổng số học viên được cấp giấy chứng nhận: 709 học
viên (đạt 60%).
Năm 2013, có 596 học viên được phân
bổ thành 10 lớp; trong đó số học viên được cấp giấy chứng nhận: 474 học viên
(đạt 79,5 %).
3. Công tác thanh tra trách
nhiệm:
Tổng số cuộc thanh tra trách nhiệm đã
thực hiện: 321 cuộc/992 đơn vị; trong đó: thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật
thanh tra: 03 cuộc/19 đơn vị; thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật Khiếu nại,
Luật tố cáo: 129 cuộc/638 đơn vị; thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật phòng,
chống tham nhũng: 179 cuộc/ 301 đơn vị; thanh tra trách nhiệm trong việc tiếp
công dân và xử lý đơn thư: 02 cuộc/04 đơn vị; thanh tra trách nhiệm công vụ
khác: 08 cuộc/30 đơn vị.
Qua thanh tra phát hiện sai phạm và
kiến nghị thu hồi 33.903.890.486 đồng và 25.491m2 đất. Đồng thời,
giúp cho lãnh đạo các Sở - ngành, quận - huyện kịp thời chấn chỉnh, khắc phục
những hạn chế thiếu sót, đặc biệt là đề cao vai trò, vị trí, tầm quan trọng của
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc chấp hành và thực hiện các quy định của
pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.
II. Công tác thanh tra:
1. Thanh tra hành chính:
1.1. Về
triển khai các cuộc thanh tra hành chính:
- Thành phố đã thực hiện 745 cuộc
thanh tra, trong đó: có 34 cuộc thanh tra năm 2010 chuyển sang và 711 cuộc
thanh tra triển khai mới tại 1.459 đơn vị.
- Về hình thức:
có 556 cuộc thanh tra theo kế hoạch và 189 cuộc thanh tra đột xuất.
- Về tiến độ:
ban hành Kết luận thanh tra 681 cuộc và đang tiếp tục thực hiện 64 cuộc thanh
tra.
1.2. Về
kết quả thanh tra:
- Kết quả qua thanh tra phát hiện
451/1.459 đơn vị có sai phạm; sai phạm về kinh tế là 753.037.804.064 đồng,
19.550 USD, 01 căn nhà và 815.036,65m2 đất.
- Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi
số tiền 504.690.542.829 đồng, 01 căn nhà và 284.652,65m2 đất; kiến
nghị xử lý khác 33.694.339.294 đồng, 19.550 USD; kiến nghị xử lý hành chính 244
tập thể và 446 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 20 vụ.
- Kết quả thực hiện, Thành phố đã thu
hồi nộp ngân sách nhà nước 280.886.858.548 đồng và 61.442,66m2 đất,
về xử lý hành chính có 17 tập thể và 182 cá nhân đã thực hiện.
1.3. Kết quả kiểm tra việc thực
hiện Kết luận thanh tra:
Thành phố đã kiểm tra, rà soát 194
kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra, kết quả cho thấy đã thu
80.258.999.523 đồng và 115m2 đất qua việc thực hiện các kết luận,
kiến nghị từ các Đoàn thanh tra của kỳ trước.
1.4. Đánh giá và nhận xét hoạt
động thanh tra hành chính:
Nhìn chung công tác thanh tra đã thực
hiện nghiêm theo kế hoạch, chương trình đã được duyệt, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Thành ủy, Ủy ban
nhân dân Thành phố; Thanh tra các đơn vị chủ động xây dựng chương trình, kế
hoạch thanh tra, triển khai kịp thời, kết thúc đúng luật định. Nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, có chiều sâu và không dàn trải; kiến nghị
xử lý chặt chẽ, rõ ràng, có tính khả thi; kết luận thanh tra đều được Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước nhất trí, dư luận đồng tình, ủng hộ; vai trò và uy tín của ngành Thanh tra đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, kết luận thanh tra hành chính tại
một số Sở ngành có nội dung kết luận còn chưa mạnh dạn trong việc đề xuất xử lý
những vụ việc có liên quan đến cán bộ, trách nhiệm người
đứng đầu.
2. Thanh tra chuyên ngành:
2.1. Về triển khai các cuộc thanh tra chuyên ngành:
Thanh tra các Sở, ngành thực hiện
thanh tra, kiểm tra chuyên ngành với 100.795 cuộc thanh tra (4.837 cuộc thanh
tra thành lập đoàn và 95.958 cuộc thanh tra độc lập).
- Đối với 4.837 cuộc thanh tra thành
lập Đoàn thanh tra: kết quả qua thanh tra đã phát hiện và kiến nghị thu hồi
83.847.174.420 đồng và 162.902,40m2 đất.
- Đối với 95.958 cuộc thanh tra độc
lập: Kết quả thanh tra đã phát hiện các đơn vị có thiếu sót, sai phạm trên các
lĩnh vực như: vệ sinh an toàn thực phẩm, giao thông vận tải; văn hóa - thể thao
- du lịch; y tế; công thương; lao động; kế toán; xây dựng,... đã ban hành
145.041 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt
411.214.663.787 đồng, các tổ chức, cá nhân đã nộp phạt 333.174.935.377 đồng.
2.2. Nhận xét đánh giá hoạt động
thanh tra chuyên ngành:
Công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành
cũng được tăng cường mạnh hơn, thực hiện rộng khắp và chú trọng vào các lĩnh vực “nóng”, có nhiều bức xúc, đáp ứng yêu cầu quản lý
của Thành phố.
Việc đôn đốc đối tượng thanh tra thực
hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra đang từng bước được tăng cường thông qua
việc triển khai các Đoàn thanh tra việc thực hiện các kết
luận, kiến nghị sau thanh tra. Tuy nhiên, do chưa có biện pháp chế tài hiệu quả
nên một số đối tượng sai phạm chưa nghiêm túc thực hiện kết luận thanh tra;
công tác xử lý thu hồi tài sản vi phạm còn thấp (chủ yếu tại cấp quận, huyện).
Thanh tra chuyên ngành còn thiếu,
chưa được thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ nên còn lúng túng, thiếu chặt chẽ
trong việc ban hành các biên bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
III. Thực hiện pháp luật về tiếp
công dân:
1. Về địa điểm, tổ chức cán bộ, công chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn,
thư khiếu nại, tố cáo:
Trụ sở Văn phòng Tiếp công dân Thành
phố đặt tại số 15 đường Nguyễn Gia Thiều, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí
Minh. Văn phòng Tiếp công dân Thành phố có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị (máy vi tính, camera, máy ghi âm,...), bảo đảm nơi tiếp
công dân khang trang, lịch sự, có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ
công dân và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân hiệu quả.
Được sự quan tâm của Thường trực
Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố đã bố trí cán bộ, công chức thuộc Văn phòng
Tiếp công dân Thành phố có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên
môn, có trình độ, có khả năng giải thích và nắm vững đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để làm công
tác tiếp công dân.
Thực hiện Quyết định số 858/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đổi mới
công tác tiếp công dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng Kế
hoạch tổ chức thực hiện Đề án đổi mới công tác tiếp công dân trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh (ban hành kèm theo Quyết định số 3764/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8
năm 2010) và ngày 18 tháng 9 năm 2012, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành
Quyết định số 4830/QĐ-UBND về kiện toàn tổ chức, hoạt động của cơ quan tiếp
công dân các cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó hệ thống tiếp công
dân của toàn Thành phố được tổ chức như sau:
* Cấp xã:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân
công công chức Tư pháp - Hộ tịch kiêm nhiệm phụ trách công tác tiếp công dân.
Tùy vào đặc điểm tình hình của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân
công nhiệm vụ cụ thể, thời gian trực và giải quyết kiến nghị của công dân của
công chức Tư pháp - Hộ tịch, đảm bảo theo Quy chế tiếp công dân do Ủy ban nhân
dân Thành phố ban hành.
* Cấp huyện:
Tiếp tục duy trì
mô hình “Tổ Tiếp công dân” trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện theo
Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy chế (mẫu) về tổ chức và hoạt động
của Văn phòng Ủy ban nhân dân quận - huyện.
* Đối với các Sở và cơ quan tương
đương:
- Đối với Thanh tra Thành phố: Giữ
nguyên Phòng Tiếp công dân và xử lý đơn như hiện nay (theo Điểm b, Khoản 1,
Điều 7 Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Thành phố
Hồ Chí Minh).
- Đối với các Ban trực thuộc Ủy ban
nhân dân Thành phố: Bố trí công chức kiêm nhiệm làm công tác tiếp công dân, xử
lý đơn.
- Đối với các Sở quản lý Nhà nước:
Giám đốc Sở chịu trách nhiệm thành lập Tổ Tiếp công dân trực thuộc Thanh tra Sở
để đảm bảo công tác tiếp công dân đạt hiệu quả.
* Cấp Thành phố: Văn phòng Tiếp công dân Thành phố có cơ cấu tổ chức như sau: Ban Chủ
nhiệm có 03 đồng chí (01 Chủ nhiệm và 02 Phó Chủ nhiệm) và 3 Phòng chuyên môn
nghiệp vụ (Phòng Xử lý đơn, Phòng Kiểm tra - Đôn đốc và Phòng Hành chính - Tổng
hợp) với tổng số 33 cán bộ, công chức.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
luôn được Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm chỉ đạo nhằm chuẩn hoá cán bộ làm
công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong những năm qua, Thành
phố đã phối hợp với Trường Cán bộ Thanh tra tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, đào
tạo cán bộ, công chức được bố trí làm công tác tiếp công dân, giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo tại các Sở, ngành, quận, huyện và phường, xã, thị trấn
trên địa bàn Thành phố.
2. Kết quả tiếp nhận, phân loại
đơn thư:
Tiếp nhận, phân loại đơn: Tổng số đơn
khiếu nại, tố cáo là 36.495 đơn (khiếu nại: 32.222 đơn; tố
cáo: 4.273 đơn); tổng số đơn phản ảnh, kiến nghị là 25.936 đơn.
Đã xử lý đơn khiếu nại, tố cáo:
36.458/36.495 đơn, đạt tỷ lệ 99,9%, chuyển kỳ sau 37 đơn, trong đó: xử lý
chuyển trả lưu: 20.959 đơn; để lại giải quyết 15.499 đơn khiếu nại, tố cáo
thuộc thẩm quyền (gồm: khiếu nại: 14.476 đơn; tố cáo: 1.023 đơn);
Đã xử lý đơn phản ảnh, kiến nghị:
25.936/25.936 đơn, trong đó: xử lý chuyển trả lưu: 15.311 đơn; để lại giải
quyết: 10.625 phản ảnh, kiến nghị.
Qua so sánh số lượng đơn thư khiếu
nại, tố cáo tiếp nhận mới hàng năm trên địa bàn Thành phố đều giảm, đặc biệt
trong năm 2013, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo so với cùng kỳ năm 2012 giảm 37%
(giảm 4.521 đơn), nguyên nhân giảm là do Thành phố đã thực hiện đồng bộ các
biện pháp, giải pháp cụ thể, như sau:
- Ngay sau khi Nghị quyết số
16/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố được
ban hành về công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị trên
địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố căn cứ vào tình hình thực tế đã
vận dụng các quy định của pháp luật, để đảm lợi ích chính đáng của người dân,
hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân khi bị thu hồi đất ổn định cuộc sống với
nhiều biện pháp như: điều chỉnh quy hoạch “treo”, có chính sách hỗ trợ thêm
ngoài quy định cho người dân tại các dự án, cấp phép xây dựng; cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản trên đất đối với các dự án
nhà ở, chủ đầu tư chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư cũng như nghĩa vụ tài
chính với nhà nước nhưng người dân đã nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu
tư.
- Ủy ban nhân dân Thành phố đã quán
triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 18 tháng 5 năm
2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn
chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, đã giúp công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều chuyển biến tích cực; việc tiếp công dân
được lãnh đạo Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Thủ trưởng các
Sở, ngành quan tâm và thực hiện thường xuyên hơn; các cơ
quan, đơn vị đều bố trí lịch tiếp công dân của lãnh đạo nhằm trực tiếp chỉ đạo,
giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo, kịp thời giải đáp những thắc mắc, kiến
nghị của người dân. Sự quan tâm phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội
trong công tác giải quyết khiếu nại, công tác hòa giải tại các địa phương, đã
góp phần thuyết phục, vận động công dân tự thỏa thuận, giải quyết tranh chấp
tại cơ sở, tự nguyện chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu
lực pháp luật, hạn chế số lượng đơn khiếu nại vượt cấp, đông người, góp phần an
dân, ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
Thành phố.
- Công tác tuyên truyền, giải thích,
hướng dẫn công dân chấp hành và thực hiện quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo
theo quy định pháp luật đạt nhiều kết quả tích cực; công tác tập huấn pháp luật
được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức, trao đổi nghiệp vụ liên Sở -
ngành nên tình hình giải quyết khiếu nại tại các Sở - ngành, quận - huyện có
chuyển biến tốt. Nhiều trường hợp sau khi được giải thích, công dân đã tự
nguyện rút đơn khiếu nại.
3. Về kết quả tiếp công dân:
Toàn Thành phố đã tổ chức tiếp công
dân: 159.885 lượt (gồm: tiếp thường xuyên: 132.229 lượt, lãnh đạo tiếp: 27.656
lượt), gồm:
- Cấp Thành phố tiếp: (Văn phòng Tiếp
công dân Thành phố tiếp công dân thường xuyên: 10.365 lượt; Lãnh đạo Thành phố
tiếp: 60 buổi/18 vụ việc công dân), trong đó:
+ Thường trực Thành ủy: tiếp công dân
20 buổi/22 vụ việc:
* Năm 2012: Bí thư Thành ủy tiếp công
dân 01 buổi/02 vụ việc, so cùng kỳ tăng 01 buổi/02 vụ việc.
* Năm 2013: Thường trực Thành ủy tiếp
công dân 17 buổi/20 lượt, so cùng kỳ tăng 16 buổi/18 lượt, trong đó Bí thư
Thành ủy tiếp 06 buổi/10 lượt.
* 6 tháng đầu năm 2014: Thường trực
Thành ủy tiếp công dân 02 buổi/ 02 lượt, trong đó Bí thư Thành ủy tiếp 01
buổi/01 vụ việc.
+ Thường trực Hội đồng nhân dân Thành
phố: tiếp công dân 25 buổi/35 vụ việc:
* Năm 2011: Thường trực Hội đồng nhân
dân Thành phố và các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp công dân 09
buổi/17 vụ việc, so cùng kỳ giảm 06 buổi/10 vụ việc.
* Năm 2012: Thường trực Hội đồng nhân
dân Thành phố và các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp công dân 01
buổi/01 vụ việc, so cùng kỳ giảm 08 buổi/16 vụ việc.
* Năm 2013: Thường trực Hội đồng nhân
dân Thành phố và các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp công dân 10
buổi/13 vụ việc, so cùng kỳ tăng 09 buổi/12 vụ việc, trong đó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân Thành phố tiếp 03 buổi/06 vụ việc.
* 6 tháng đầu năm 2014: Thường trực
Hội đồng nhân dân Thành phố và các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp
công dân 05 buổi/04 vụ việc, trong đó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp
03 buổi/02 vụ việc.
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố: tiếp công dân 15 buổi/13 vụ việc:
* Năm 2011: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân Thành phố đã tiếp công dân 01 buổi/01 vụ việc, so cùng kỳ giảm 01 buổi/01
vụ việc.
* Năm 2012: Thường trực Ủy ban nhân
dân Thành phố đã tiếp công dân 02 buổi/02 vụ việc, so cùng kỳ tăng 01 buổi/01
vụ việc.
* Năm 2013: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Thành phố tiếp 03 buổi/02 vụ việc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp
06 buổi/06 vụ việc; so với cùng kỳ tăng 07 buổi/06 vụ việc.
* 6 tháng đầu năm 2014: Thường trực
Ủy ban nhân dân Thành phố đã tiếp công dân 03 buổi/02 vụ việc.
- Cấp Sở, ban, ngành tiếp: 16.875
lượt (tiếp thường xuyên: 16.001 lượt, lãnh đạo tiếp: 874 lượt).
- Cấp quận - huyện tiếp: 78.908 lượt
(tiếp thường xuyên: 65.838 lượt, lãnh đạo tiếp: 13.070 lượt).
- Cấp xã, phường, thị trấn tiếp:
53.492 lượt (tiếp thường xuyên: 40.025 lượt, lãnh đạo tiếp: 13.467 lượt).
- Tiếp công dân đoàn đông người: Trên
địa bàn Thành phố tiếp 304 đoàn (gồm: tiếp thường xuyên: 242 đoàn, lãnh đạo
tiếp: 62 đoàn, gồm: cấp Thành phố tiếp: 129 đoàn; cấp quận - huyện tiếp 138
đoàn; cấp Sở, ban, ngành tiếp: 23 đoàn; cấp xã, phường, thị trấn tiếp: 14 đoàn).
- Việc tiếp công dân của lãnh
đạo Thành phố trong thời gian qua đã đạt được một số hiệu quả như sau:
+ Lãnh đạo Thành phố đã thể hiện sự
quyết tâm trong thực hiện Kết luận số 72-KL/TU ngày 29 tháng 10 năm 2012 của
Ban Thường vụ Thành ủy nhằm khắc phục hạn chế, khuyết điểm sau khi kiểm điểm tự
phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây
dựng Đảng, tạo tiền đề để các Sở - ngành, quận - huyện và các cán bộ, đảng viên
nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc theo phạm vi, chức trách,
nhiệm vụ được phân công theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây
dựng Đảng và củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh
đạo của Đảng bộ Thành phố.
+ Qua công tác tiếp công dân, Thường
trực Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân Thành
phố đã và đang chỉ đạo giải quyết dứt điểm đối với những trường hợp khiếu nại,
tố cáo phức tạp, kéo dài hoặc giải thích, yêu cầu công dân chấp hành đối với
những trường hợp đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết đúng
pháp luật, không còn cơ sở để xem xét, giải quyết.
+ Qua chỉ đạo và trực tiếp tiếp công
dân của Thường trực Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố và Ủy ban
nhân dân Thành phố đã tác động trong việc nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng
các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
quận, huyện trong việc thực hiện chế độ tiếp công dân, đối thoại, giải quyết
các vấn đề bức xúc, đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công
dân. Các Sở - ngành và quận - huyện đã có sự chuyển biến trong việc rút ngắn thời gian tham mưu giải quyết đơn thư của công
dân và có sự rà soát đối với những trường hợp tương tự để giải quyết dứt điểm.
IV. Thực hiện pháp luật về khiếu
nại:
1. Về theo dõi,
quản lý và thụ lý đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền:
Tiếp nhận, phân loại đơn: Tổng số đơn
khiếu nại trên địa bàn Thành phố là 32.222 đơn.
Đã xử lý đơn khiếu nại 32.185/ 32.222
đơn, đạt tỷ lệ 99,8%, chuyển kỳ sau 37 đơn, trong đó: xử lý chuyển trả lưu:
17.709 đơn; để lại giải quyết 14.476 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền (trong đó:
cấp Thành phố: 3.135 đơn; cấp Sở - ngành: 2.035 đơn; cấp quận - huyện: 8.789
đơn; cấp xã - phường - thị trấn: 517 đơn);
2. Kết quả giải quyết khiếu nại:
Tổng số đơn khiếu nại đã giải quyết
trên tổng số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền trên địa bàn Thành phố là:
13.988/14.476 đơn, đạt tỷ lệ 96,6%.
- Qua giải quyết khiếu nại, nhất là
trong lĩnh vực khiếu nại về bồi thường, các Sở - ngành, quận - huyện đã tham
mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung một số chính sách
bồi thường, hỗ trợ tại dự án cho phù hợp thực tế, đem lại quyền lợi cho công
dân tổng số tiền hơn 228 tỷ đồng và hơn 14.000m2 đất; kiến nghị thu
hồi cho nhà nước với tổng số tiền hơn 15 tỷ đồng.
- Phân tích tính chất khiếu nại đúng,
sai cho thấy: đơn khiếu nại đúng là: 7%, khiếu nại sai là: 76%, khiếu nại có
đúng có sai: 17%.
* Phân tích đối với số liệu đơn khiếu
nại đúng: Trong lĩnh vực bồi thường, nội dung khiếu nại tập trung những vấn đề
về đơn giá bồi thường, tái định cư, việc thu hồi đất tại các dự án đầu tư phát
triển trên địa bàn Thành phố. Qua giải quyết khiếu nại, xác định nguyên nhân
lỗi chủ quan của cơ quan nhà nước như: cán bộ kiểm kê thiếu, áp dụng phương án
không đúng, chưa xem xét hoàn cảnh khó khăn để có chính sách hỗ trợ tái định
cư. Các vụ việc được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã điều chỉnh việc bồi
thường và bổ sung chính sách cho phù hợp. Trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành
chính về xây dựng, quyết định xử phạt hành chính ban hành không đúng diện tích,
vị trí và thời điểm xây dựng, làm phát sinh khiếu nại,...
* Phân tích đối với số liệu đơn khiếu nại sai: Nội dung khiếu nại của người dân chủ yếu liên quan đến
bồi thường như yêu cầu tăng giá bồi thường, so bì về chính sách bồi thường giữa
nhiều dự án triển khai khác thời điểm trong cùng một khu vực, giữa dự án khác
nguồn đầu tư và mục đích sử dụng đất, dẫn đến gửi đơn khiếu nại; hoặc người dân
khiếu nại để được cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết thêm quyền lợi. Các cơ
quan có thẩm quyền giải quyết đã áp dụng đúng các quy định
pháp luật và xác định các khiếu nại đòi tăng giá bồi
thường của người dân là không có cơ sở,... Mặt khác, một số trường hợp khiếu nại
các quyết định hành chính được ban hành đúng quy định nhưng người dân vẫn khiếu
nại. Ngoài ra, khiếu nại cũng có liên quan đến chính sách pháp luật về đất đai
thường xuyên thay đổi, cũng có nhiều trường hợp khiếu nại không được dẫn đến tố
cáo.
* Nguyên nhân việc giải quyết đơn
khiếu nại vượt thời hạn quy định là do một số cơ quan đơn vị có liên quan trong
công tác giải quyết khiếu nại chưa thực hiện tốt công tác phối hợp xác minh
giải quyết khiếu nại, chậm báo cáo các nội dung theo yêu cầu của đơn vị; một số
trường hợp vướng mắc về pháp lý cần xin ý kiến hướng dẫn của các cơ quan chuyên
môn cấp Thành phố; một số trường hợp mời người dân tham gia đối thoại nhưng
người dân không đến hoặc xin hoãn; một số hồ sơ khiếu nại phức tạp cần thời
gian thu thập tài liệu của nhiêu cơ quan khác nhau để làm cơ sở giải quyết;...
nên thời hạn giải quyết khiếu nại kéo dài so với thời hạn luật định.
- Đội ngũ cán bộ công chức làm công
tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại một số đơn vị có trình độ,
năng lực và kiến thức pháp luật còn hạn chế do đó khi giải quyết khiếu nại, tố
cáo còn lúng túng.
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công
tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các cơ quan, đơn vị, địa
phương không ổn định, thường xuyên thay đổi, có nơi còn thiếu hoặc cán bộ làm
công tác tham mưu còn ít, trong khi số lượng đơn thuộc thẩm quyền giải quyết
tại một số địa phương nhiều, nhất là tại các địa bàn có nhiều dự án.
- Việc tiếp nhận các tài liệu, hồ sơ
liên quan đến đơn thư khiếu nại, tố cáo qua đường bưu điện
đã gây không ít khó khăn cho cán bộ giải quyết vì thông thường đơn không kèm
đầy đủ các tài liệu liên quan nên không đủ cơ sở để giải quyết.
3. Về kết quả thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại:
- Tổng số quyết định giải quyết khiếu
nại được ban hành: 3.021 quyết định.
+ Số quyết định đã thực hiện:
2.762/3.021 quyết định, đạt tỷ lệ 91,4%.
+ Số quyết định còn tồn: 259 quyết
định (gồm: 116 quyết định phải thực hiện và 143 quyết định đang được các cơ
quan của Thành phố và Trung ương xem xét).
* Đánh
giá công tác thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014:
- Nhìn chung, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân 24 quận - huyện đã quan tâm hơn công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, kết quả
thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn
Thành phố đã có sự chuyên biến khá tích cực; việc tổ chức thực hiện quyết định
từng bước đi vào nề nếp. Đặc biệt, tỷ lệ quyết định đã được tổ chức thực hiện
hàng năm đã được nâng lên, toàn Thành phố đạt từ 75% trở lên.
- Tuy nhiên, trong việc tổ chức thực
hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật hiện vẫn còn các
tồn tại cần khắc phục đó là: Tổng số quyết định tồn chưa
thực hiện là 259 quyết định, trong đó: các quận - huyện đang tiếp tục phải thực
hiện 116 quyết định. Qua đó cho thấy tình trạng quyết định giải quyết khiếu nại
đã có hiệu lực pháp luật nhưng chậm được tổ chức thực hiện vẫn chưa được khắc
phục triệt để.
* Nguyên nhân chủ yếu của tình
trạng trên là:
- Các quyết định còn tồn chưa thực
hiện được chủ yếu là quyết định giải quyết của nhiều năm
trước có liên quan đến đất đai, thường là đòi lại đất có diện tích lớn, quá
trình giải quyết tranh chấp kéo dài dẫn đến hiện trạng bị thay đổi; nội dung
giải quyết liên quan đến nhiều người; hồ sơ giải quyết
trước đây không xác định rõ vị trí, diện tích đất...; nên khi thực hiện quyết định gặp khó khăn trong việc xác định vị trí giao đất theo nội dung
giải quyết của quyết định, phải có sự phối hợp với các Sở, ngành, có trường hợp
phải báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Chưa có sự phối hợp tốt giữa Ủy ban
nhân dân các quận - huyện với các Sở - ngành; giữa Thanh tra các quận - huyện
với cơ quan tổ chức thực hiện quyết định và các cơ quan chuyên môn của Ủy ban
nhân dân các quận - huyện trong việc tổ chức thực hiện quyết định.
- Cơ quan được giao tổ chức thực hiện
quyết định chưa nghiên cứu kỹ nội dung quyết định để xác
định nội dung phải thực hiện, khi xây dựng kế hoạch chưa nêu rõ thời gian, biện
pháp thực hiện đối với từng nội dung của quyết định dẫn đến việc thực hiện
quyết định chưa đầy đủ, kéo dài.
4. Về kết quả giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài:
Ngày 19 tháng 9 năm 2013, Thanh tra
Chính phủ ban hành Kế hoạch số 2100/KH-TTCP về tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải
quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng. Ủy
ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 631/KH-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014 về kiểm tra, rà soát,
giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó đề ra các biện pháp, phương hướng cụ thể để
giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức
tạp, tồn đọng kéo dài. Theo Kế hoạch 631/KH- UBND, toàn Thành phố có 52 vụ tồn đọng, kéo dài phải tập trung giải quyết. Cụ thể:
- Đối với 52 vụ việc mới phát sinh:
+ Có 19/52 vụ việc đã được cơ
bản giải quyết xong, đủ điều kiện để rà soát và ban hành thông báo chấm dứt,
gồm: 15 vụ việc đã được Thủ tướng Chính phủ xem xét, kết luận (các cơ
quan đang tổ chức thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ: 12 vụ; đã tổ chức
thực hiện xong kết luận của Thủ tướng Chính phủ: 03 vụ); 03 vụ việc đã được
giải quyết dứt điểm, người dân không còn khiếu nại hoặc công dân đã khởi kiện
ra Tòa án; 01 vụ việc Thủ tướng Chính phủ đang xem xét, kết luận về
phương án giải quyết.
- Có 33/52 vụ việc các cơ quan
đang giải quyết hoặc cần rà soát lại, gồm: 02 vụ việc Bộ, ngành Trung
ương đang xem xét, giải quyết; 08 vụ việc đang được
các cơ quan thuộc Thành phố giải quyết theo thẩm quyền (Ủy ban nhân dân Thành
phố đang xem xét và chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh giải quyết 01 vụ,
Thanh tra Thành phố 02 vụ, Sở Tài nguyên Môi trường 02 vụ, Sở Xây dựng 01 vụ,
Ban Tôn giáo Thành phố 01 vụ, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình 01 vụ); 23 vụ
việc đã được giải quyết hết thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhưng công
dân chưa đồng tình và tiếp tục khiếu nại (Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo
giao các Sở, ngành có liên quan tiến hành rà soát lại vụ việc để đề xuất phương
án khả thi nhằm giải quyết dứt điểm: 10 vụ; có 13 vụ cần giao các
Sở - ngành rà soát lại).
- Đối với 37 vụ việc thuộc Kế
hoạch 1130/KH-TTCP:
+ Có 31 vụ việc đã cơ bản giải
quyết xong, trong đó có 05 vụ việc đang thực hiện kết luận của Thủ tướng
Chính phủ, 23 vụ việc đã và đang tổ chức thực hiện phương án giải quyết
(xong 02 vụ, chưa xong 21 vụ); 02 vụ việc đang xin ý kiến Thủ tướng
Chính phủ, 01 vụ việc các Bộ, ngành đang xem xét để thống nhất phương án
giải quyết báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
+ Có 05 vụ việc Bộ ngành đang
thực hiện kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Thanh tra Chính phủ : 04 vụ việc khiếu nại
gồm: ông Nguyễn Phi Thường, ông Vũ Mai, bà
Lê Thị Kim Phụng, ông Quách Tài; Bộ Tài chính: Công ty cổ phần cơ khí Bình
Phát);
+ Có 01 vụ việc do vướng chủ
trương chung của Thành phố (vụ bà Phạm Thị Phúc).
V. Thực hiện pháp luật về tố cáo:
1. Về tiếp nhận và xử lý đơn tố cáo:
Tiếp nhận, phân loại đơn: Tổng số đơn
tố cáo là 4.273 đơn, đã xử lý đơn tố cáo: 4.273/4.273 đơn, đạt tỷ lệ 100%;
trong đó: xử lý chuyển trả lưu: 3.250 đơn; để lại giải quyết 1.023 đơn tố cáo
thuộc thẩm quyền.
2. Kết quả giải quyết tố cáo:
- Tổng số đơn tố cáo đã giải quyết trên tổng số đơn tố cáo thuộc thẩm quyền là: 989/1.023 đơn,
đạt tỷ lệ 96,6%.
- Phân tích tính chất tố cáo đúng,
sai cho thấy: tố cáo đúng: 8%, tố cáo sai: 70%, tố cáo có
đúng có sai: 22%.
- Qua giải quyết tố cáo phần lớn đơn
tố cáo phát sinh tập trung vào đối tượng là cán bộ lãnh đạo phường - xã, quận -
huyện, liên quan đến lĩnh vực nhà đất, bồi thường hỗ trợ thiệt hại tại các dự
án, liên quan đến việc giải quyết khiếu nại không thỏa đáng, chậm giải quyết
khiếu nại, tố cáo người giải quyết tố cáo. Qua thẩm tra, xác minh các nội dung
tố cáo hầu hết là tố cáo không có cơ sở, qua giải quyết tố cáo, kiến nghị xử lý
hành chính 43 người, đã xử lý 43 người; kiến nghị thu hồi cho nhà nước với tổng
số tiền hơn 237 triệu đồng và 144m2 đất; trả
lại cho công dân số tiền 102 triệu đồng.
- Nguyên nhân giải quyết tố cáo quá
hạn: nội dung đơn tố cáo phức tạp cần
thời gian đi xác minh thu thập tài liệu để làm cơ sở giải quyết tố cáo, do đó
cũng có một số trường hợp chậm được giải quyết.
- Về kết quả
giải quyết tố cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm
2014: Tổng số đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân Thành
phố là 220 đơn.
- Về kết quả
giải quyết tố cáo của cấp Sở - ngành từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 là: 164/169 đơn, đạt tỷ lệ 97%.
- Về kết quả
giải quyết tố cáo của cấp quận - huyện từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 là:
499/519 đơn, đạt tỷ lệ 96%.
- Về kết quả
giải quyết khiếu nại của cấp xã - phường - thị trấn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu
năm 2014 là: 113/115 đơn, đạt tỷ lệ 98%.
C. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG:
I. Việc quán triệt, tuyên truyền,
phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về
phòng, chống tham nhũng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của
pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của địa phương:
1. Công tác quán triệt, tuyên
truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng:
Toàn Thành phố đã tổ chức hơn 5.210
cuộc tuyên truyền, phổ biến các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước về
phòng, chống tham nhũng đến đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, các ban
ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, với 399.981 lượt người tham dự.
Hình thức tuyên truyền chủ yếu thông
qua các cuộc hội nghị để phổ biến, giáo dục pháp luật; các cuộc họp giao ban
tuần, tháng, họp Chi bộ, các buổi chào cờ tại các cơ quan, đơn vị; sinh hoạt
của các đoàn thể, Ban điều hành Tổ dân phố và nhân dân. Song song công tác
tuyên truyền miệng, các quận - huyện còn thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền
khác như: in ấn, phát hành hơn 1.706 cuốn tài liệu, 8.231 tờ bướm, 207.342 bản
tin và tài liệu hỏi đáp về phòng, chống tham nhũng gửi đến từng cán bộ, công
chức của đơn vị, từng hộ dân Tổ dân phố, tổ chức phát thanh các tin, bài...
liên quan đến phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra, Thanh tra Thành phố đã thực
hiện 105 cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng, Luật
Khiếu nại, Luật tố cáo... cho các đơn vị như: Tổng công ty Thương mại Sài Gòn
TNHH một thành viên, Ủy ban nhân dân quận Tân Phú, huyện Bình Chánh và cán bộ,
giảng viên trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh,... với hơn
14.410 lượt người tham dự.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến, quán triệt các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, một số
Sở - ngành, quận - huyện còn tuyên truyền lồng ghép một số văn bản quy phạm
pháp luật khác phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương
và đơn vị, cụ thể: Luật Thanh tra năm 2010, Luật Thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra,
Chỉ thị số 08/2011/CT-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành
phố để triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011
của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Thông tư Liên tịch số 10/2011/TTLT-BNV-TTCP ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nội vụ - Thanh tra
Chính phủ hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định
hành chính, hành vi hành chính,...
2. Việc ban hành văn bản, hướng
dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều
hành của cấp trên trong công tác phòng, chống tham nhũng:
Thành phố đã ban hành nhiều văn bản
để hướng dẫn chỉ đạo, tiến hành công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn
Thành phố, những quyết định phê duyệt Kế hoạch thanh tra công tác phòng, chống
tham nhũng, thanh tra chuyên đề về phòng, chống tham nhũng các năm 2011, 2012,
2013, 2014; các văn bản chỉ đạo về phổ biến, giáo dục pháp luật, biện pháp
phòng ngừa tội phạm tham nhũng tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số
11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Chính phủ; thực hiện Chiến
lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Kế hoạch 1105/KH-UBND ngày
07 tháng 3 năm 2013 về việc thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ về
Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khỏa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác phòng, chống tham nhũng” giai đoạn 2012-2016; văn bản chỉ đạo về việc thực
hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về
đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào
tạo từ năm học 2013-2014; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát
việc kê khai tài sản; học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII - Ban chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.
3. Tình hình tổ
chức, bộ máy, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện trong công
tác phòng, chống tham nhũng; tình hình hoạt
động của các cơ quan chuyên trách về phòng,
chống tham nhũng:
Thường trực Ban chỉ đạo và các Ủy
viên Ban chỉ đạo đã tổ chức kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng,
chống tham nhũng; kiểm tra chuyên đề về phòng, chống tham nhũng trong các lĩnh
vực: xây dựng, bồi thường, giải phóng mặt bằng, sử dụng và
quản lý ngân sách, vốn nhà nước,...
Kể từ ngày 27
tháng 8 năm 2013, Ban Nội chính Thành ủy đã đi vào hoạt động và tham mưu đắc
lực cho Ban Thường vụ Thành ủy về lĩnh vực nội chính cũng như công tác phòng,
chống tham nhũng. Trên cơ sở Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 được sửa đổi
bổ sung năm 2007 và năm 2012, các cơ quan Thanh tra, Công an, Viện Kiểm sát nhân
dân, Tòa án nhân dân đều thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác phòng,
chống tham nhũng.
4. Các kết quả khác đã thực
hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về
phòng, chống tham nhũng; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật
về phòng, chống tham nhũng:
Song song với công tác tuyên truyền
miệng, Thành phố còn chỉ đạo các cơ quan báo, đài Thành phố thực hiện các
chương trình chuyên đề như: Pháp luật và công dân để tuyên truyền các quy định
của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đưa tin phản ánh các hoạt động công
khai cải cách thủ tục hành chính; phản ánh, đưa tin các hành vi, vụ việc có dấu
hiệu tiêu cực, tham nhũng; đồng thời, giới thiệu các gương tập thể, cá nhân
điển hình tiêu biểu trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua đó, đã tạo điều
kiện cho cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân nắm được các quy
định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, trên cơ sở đó tích cực đấu tranh
chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm trong
chi tiêu, sử dụng ngân sách nhà nước, nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân.
II. Kết quả thực hiện các biện
pháp phòng ngừa tham nhũng:
1. Việc thực hiện các quy định
về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị:
Ủy ban nhân dân Thành phố thường
xuyên chỉ đạo Thủ trưởng các Sở - ngành, quận - huyện nghiêm túc thực hiện công
tác quy hoạch, bố trí, đề bạt, luân chuyển cán bộ đúng quy trình, công khai,
dân chủ trong nội bộ, khách quan trong nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức tại
cơ quan, đơn vị; công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ luôn được lãnh đạo các đơn
vị quan tâm trong quy hoạch, chú trọng công tác luân chuyển, bổ sung nguồn cán
bộ trẻ, đào tạo chính quy, đưa về cơ sở rèn luyện thực tiễn. Hàng năm, các cấp
ủy, chính quyền tổ chức nhận xét, đánh giá, rà soát, bổ sung những cán bộ trẻ,
đủ tiêu chuẩn, triển vọng vào quy hoạch, đưa những cán bộ không đủ tiêu chuẩn
ra khỏi quy hoạch; tiếp tục rà soát, thay thế, xóa bỏ thủ tục không còn phù
hợp, gây phiền hà cho người dân, đồng thời thực hiện giải quyết hồ sơ hành
chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, công khai hóa các quy trình,
thủ tục hành chính có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp; niêm yết
công khai các loại thủ tục, quy trình, danh sách, địa chỉ các đơn vị cung cấp
dịch vụ, các biểu mẫu, cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn..., tạo môi trường thân
thiện cho người dân đến quan hệ về thủ tục hành chính. Thời kỳ từ ngày 01 tháng
01 năm 2011 đến ngày 31 tháng 5 năm 2014, có 1.360 cơ quan, tổ chức, đơn vị
được kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch, chưa phát
hiện vi phạm qua công tác kiểm tra.
2. Việc Xây dựng, ban hành và
thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn:
Thành phố đã ban hành quy định việc
phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính
sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội để phát huy trách nhiệm và quyền chủ động
cho Thủ trưởng đơn vị trong việc quyết định mua sắm, sửa chữa trang thiết bị và
phương tiện làm việc cho cán bộ, công chức, người đứng đầu theo đúng quy định.
Theo báo cáo của các Sở - ngành, quận - huyện cho
thấy hầu hết cơ quan, đơn vị đều có xây dựng quy chế chi tiêu nội
bộ và các quy chế khác có liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị; thực
hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý
hành chính đối với các cơ quan hành chính theo quy định tại Thông tư liên tịch
số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17 tháng 01 năm 2006 của Liên Bộ Tài chính - Bộ
Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm
2005 của Chính phủ. Thời kỳ từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến ngày 31 tháng 5 năm 2014, các Sở - ngành, quận -
huyện đã triển khai 687 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu
chuẩn; ban hành mới 196 văn bản quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn và
tiến hành sửa đổi 21 văn bản.
3. Việc cán bộ, công chức, viên
chức nộp lại quà tặng:
Theo báo cáo của các cơ quan, đơn vị,
thời kỳ từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến ngày 31 tháng 5 năm 2014, có 08 cá
nhân và tập thể y, bác sĩ Bệnh viện Bình Chánh nộp lại quà tặng với tổng giá
trị là 501.624.000 ngàn đồng và thu hồi nộp ngân sách 12 triệu đồng đối với 02
trường hợp vi phạm quy chế nộp lại quà tặng.
4. Về xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức:
Thực hiện Quyết định số
03/2007/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã
xây dựng và thực hiện công khai những quy định về thái độ ứng xử của cán bộ,
công chức trong làm việc, tiếp xúc, giải quyết công việc cho công dân, tổ chức,
doanh nghiệp và luôn xem đây là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời phục vụ
cho công tác phân tích chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hàng năm. Các
cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện quy tắc này, định kỳ khảo sát, lấy ý kiến của
công dân, doanh nghiệp; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục
những hạn chế; qua đó, đã giúp cho đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức các cơ quan, tổ chức, đơn vị khắc phục những hạn chế yếu kém,
xây dựng tác phong, thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, hòa nhã hơn; mức
độ hài lòng của công dân và doanh nghiệp tăng lên.
Theo niên độ báo cáo, có 1.839 cơ
quan, tổ chức, đơn vị được kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ,
công chức, đã xử lý 05 trường hợp (xử lý kỷ luật 04 trường hợp với hình thức
khiển trách và 01 trường hợp cắt thi đua) vi phạm quy chế cơ quan và thái độ
ứng xử với người dân.
5. Về chuyển đổi vị trí công tác của cán
bộ, công chức, viên chức:
Thực hiện Nghị định 158/2007/NĐ-CP
ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
tại Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ) quy
định các danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công
tác đối với cán bộ, công chức, viên chức. Thời kỳ từ ngày 01 tháng 01 năm 2011
đến ngày 31 tháng 5 năm 2014, có 244 cơ quan, đơn vị báo cáo đã lập danh sách
vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức phải chuyển đổi và đã tiến
hành chuyển đổi 1.406 trường hợp. Các lĩnh vực chuyển đổi chủ yếu là: kế toán,
thủ quỹ, tư pháp, thanh tra xây dựng, địa chính-nhà đất, thủ kho, quản lý thị
trường.
6. Về thực hiện các quy định về minh
bạch tài sản, thu nhập:
- Việc kê khai tài sản, thu nhập hàng
năm thời kỳ từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến ngày 31 tháng 5 năm 2014 của cán
bộ, công chức được các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc theo
Nghị định số 37/2007/NĐ-CP của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Nghị
định số 68/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của nghị định số 37/2007/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số
78/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về kê khai, minh bạch tài
sản thu nhập và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh
tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập.
Việc thực hiện công khai bản kê khai tài sản thu nhập cũng được các đơn vị thực
hiện bằng các hình thức theo quy định như: niêm yết tại cơ quan, đơn vị hoặc
công khai trong các cuộc họp.
- Chưa phát hiện trường hợp vi phạm
quy định về kê khai tài sản thu nhập; ban hành quyết định xác minh tài sản thu
nhập đối với 01 trường hợp tại Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh.
7. Về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị do mình quản lý phụ trách:
Thời kỳ từ ngày 01 tháng 01 năm 2011
đến ngày 31 tháng 5 năm 2014, đã tiến hành xử lý trách
nhiệm người đứng đầu theo quy định đối với 05 trường hợp vì để xảy ra hành vi
tham nhũng, tiêu cực khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
8. Việc thực hiện cải cách hành
chính:
- Công tác cải cách thủ tục hành
chính được Ủy ban nhân dân Thành phố thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện;
trong đó, tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cung ứng nhiều dịch
vụ công tiện ích, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp khi liên hệ với chính
quyền; tiếp tục cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo mô hình thống nhất đầu
mối tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính tại một bộ
phận; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, hải quan, quy
hoạch, đất đai, xây dựng,... kiểm soát chặt chẽ những thủ tục mới phát sinh; áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 đến phường - xã - thị trấn; tổ
chức Hội nghị chuyên đề tập huấn rà soát thủ tục hành chính cho các Sở - ngành,
quận - huyện; tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác cải cách hành chính...
- Thực hiện công tác phối hợp kiểm
tra, xử lý tiến độ giải quyết hồ sơ hành chính, khiếu nại, tố cáo cho cá nhân
và tổ chức trên địa bàn Thành phố; Thực hiện “Thư xin lỗi” đối với các trường
hợp giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức bị trễ hạn. Các Sở - ngành, quận -
huyện duy trì tốt việc phát phiếu nhận xét cho công dân đến giao dịch hành chính
để đánh giá mức độ hài lòng đối với việc giải quyết thủ tục hành chính và thái
độ làm việc, tiếp xúc của cán bộ, công chức, viên chức.
9. Tăng cường áp dụng khoa học,
công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị:
Thực hiện Chương trình số 01/CTr-UBND
ngày 11 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện nhiệm vụ
trọng tâm trong công tác cải cách hành chính năm 2014, đa số các Sở - ngành,
quận - huyện đều tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng ứng dụng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trong công tác quản lý nhà nước và cung
cấp dịch vụ hành chính cho cá nhân, tổ chức nhằm giải quyết công việc hành
chính đạt kết quả tốt nhất, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử trong trao đổi
công việc đạt 93%. Thời kỳ từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến ngày 31 tháng 5 năm
2014 có 1.756 cơ quan, tổ chức, đơn vị đã áp dụng ISO trong quản lý hành chính.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các quận -
huyện đã tổ chức thực hiện phần mềm quản lý công việc của cán bộ, công chức qua
đường truyền mạng nội bộ (quận 1, quận 4, quận 7…); thực hiện
tổng đài người dân góp ý xây dựng chính quyền nhằm chấn chỉnh các vấn đề về trật
tự đô thị, vệ sinh môi trường...
10. Phương thức thanh toán, trả
lương qua tài khoản:
Đến nay, 100% đơn vị trực thuộc trên
địa bàn Thành phố đã thực hiện việc thanh toán, trả lương qua tài khoản. Nhìn
chung việc trả lương qua tài khoản được thực hiện tốt trong thời gian qua.
III. Kết quả phát hiện và xử lý
tham nhũng:
1. Kết quả phát hiện tham nhũng
qua các hoạt động tự kiểm tra nội bộ; hoạt động thanh tra, kiểm toán; công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo; điều tra, truy
tố, xét xử theo thẩm quyền:
- Thời kỳ niên độ báo cáo, phát hiện
các trường hợp: 01 công chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ đã nhận tiền của dân hứa giúp làm thủ tục hợp thức hóa nhà đất,
01 công chức của Ủy ban nhân dân Phường 8, Quận 6; 01 công chức Tư pháp của Ủy
ban nhân dân Phường 13, Quận 11 có hành vi lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm
trái pháp luật với mục đích vụ lợi và chưa thành khẩn khai nhận hành vi vi phạm
của mình; khai trừ Đảng vì đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành nhiệm vụ, công vụ và giả mạo trong công tác vì vụ
lợi; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn đã có hành vi
lập danh sách khống 36 hộ nhận tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước về xây dựng
nhà vệ sinh hợp chuẩn để chiếm đoạt số tiền 14.400.000
đồng; phát hiện, xử lý 07 công chức, nhân viên thanh tra xây dựng tại các
phường 4, 9 và 15 quận Phú Nhuận có hành vi vi phạm quy trình xử lý vi phạm xây
dựng, nhũng nhiễu trong thực thi công vụ, nhận tiền của chủ đầu tư.
- Ông Lê Quốc Cường - nguyên Trưởng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 1 đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn cố ý làm trái các quy định của nhà nước, có dấu
hiệu tham nhũng, chiếm đoạt tài sản; Tổ Thanh tra xây dựng Phường 14, Quận 8 có
dấu hiệu nhận hối lộ bao che công trình xây dựng tại 36PB, Hoài Thanh, Phường
14, Quận 8.
2. Kết quả xử lý hành chính:
Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và Ủy ban nhân dân Phường 13, Quận 11 đã ra quyết định xử lý kỷ
luật công chức vi phạm với hình thức “buộc thôi việc”; Ủy ban nhân dân Phường
8, Quận 6 đã ra quyết định kỷ luật đối với 01 công chức của phường với hình thức
kỷ luật là “hạ bậc lương”; xử lý 07 công chức, nhân viên thanh tra xây dựng tại
các phường 4, 9 và 15 quận Phú Nhuận, trong đó: 01 cảnh cáo, 01 khiển trách, 01
phê bình nghiêm khắc, 04 cho thôi việc bằng hình thức chấm dứt hợp đồng.
3. Xử lý hình sự đối với người
có hành vi tham nhũng:
Tòa án nhân dân Thành phố đã đưa ra
xét xử và tuyên án 04 năm tù giam đối với trường hợp Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ
nữ xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn đã có hành vi lập danh sách khống 36 hộ nhận
tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước về xây dựng nhà vệ sinh hợp chuẩn để chiếm
đoạt số tiền 14.400.000 đồng.
D. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ
VÀ ĐỀ XUẤT:
I. Đánh giá chung:
- Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh luôn nhận thức sâu sắc mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tăng
cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chân chính nâng cao hiệu
quả chỉ đạo công tác tiếp công dân gắn với giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xem đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm,
thường xuyên và cần tập trung chỉ đạo; coi hiệu quả tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực, hiệu quả
công tác của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và địa phương.
- Công tác tuyên truyền phổ biến, tập
huấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo được quan tâm hơn, thường xuyên tổ chức với
nhiều hình thức phong phú, đa dạng như trao đổi nghiệp vụ liên Sở - ngành và
quận - huyện. Đặc biệt là tổ chức các buổi tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân
của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố, mở các lớp tập huấn kỹ
năng cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu
nghiệp vụ về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Qua đó,
giúp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức và tạo được sự
chuyển biến về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.
- Công tác tiếp công dân được cấp ủy,
chính quyền các cấp quan tâm thực hiện thường xuyên và đạt nhiều kết quả tích
cực.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
luôn được Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm chỉ đạo nhằm chuẩn hoá cán bộ làm
công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Công tác giải quyết các vụ việc
khiếu nại, tố cáo do Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố chuyển đến Ủy ban nhân
dân Thành phố và các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài trong thời
gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
- Tình hình khiếu nại đông người đã
tạm lắng sau khi các cơ quan chức năng của Thành phố và quận, huyện tăng cường
tổ chức tiếp xúc, đối thoại với công dân, đề ra giải pháp giảm thiểu tính chất
gay gắt, phức tạp của vụ việc, vận động, thuyết phục đưa người dân trở về địa
phương không để ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của
Thành phố.
- Kế hoạch số 1130/KH-TTCP và số
2100/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ được triển khai thực hiện khẩn trương,
nghiêm túc, đúng quy trình, đặc biệt là đã chủ động có sự phối hợp chặt chẽ
giữa Trung ương và địa phương góp phần giải quyết nhanh các khiếu nại của công
dân tại địa phương, đồng thời hạn chế khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương. Đặc
biệt qua thực hiện Kế hoạch 1130 đã góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của
các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đồng thời tạo niềm tin
của nhân dân đối với Đảng bộ chính quyền Thành phố, trách nhiệm của cán bộ, công
chức được nâng lên.
- Việc thực hiện quyết định giải
quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được quan tâm thực hiện, đã góp phần nâng
cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Nhìn chung, bằng nhiều biện pháp cụ
thể nêu trên và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, Thành phố luôn quan tâm
phân tích, tổng hợp từ thực tiễn, nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh những cơ chế
chính sách phù hợp hơn với tình hình thực tế tại địa phương, nhiều vấn đề mới
phát sinh tại cơ sở được xử lý, giải quyết kịp thời, giảm thiểu những khiếu
kiện trong xã hội, tăng cường vận động nhân dân đồng thuận; nâng cao công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến giải
quyết khiếu nại, tố cáo và các lĩnh vực khác; từ đó đã có
những tác dụng tích cực, tạo chuyển biến trong quản lý, phát triển đô thị, đáp
ứng ngày càng tốt hơn công cuộc
xây dựng và phát triển Thành phố.
II. Thuận lợi và khó khăn, vướng
mắc trong quá trình giải quyết:
1. Những thuận lợi:
- Sự lãnh đạo xuyên suốt của lãnh đạo
các cấp trên địa bàn Thành phố đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của đội
ngũ cán bộ công chức và đảng viên, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu
trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các
ngành, các cấp trên địa bàn Thành phố; sự tuân thủ pháp
luật kết hợp với sự vận dụng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn là yếu
tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo trên địa bàn Thành phố.
- Gắn công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo với công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân
và doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp
luật.
- Sự giám sát của Hội đồng nhân dân
Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam Thành phố và
các đoàn thể về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố đã
góp phần tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo của các ngành, các cấp.
- Thủ trưởng các Sở - ngành, quận -
huyện chủ động chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan trực
thuộc giải quyết kịp thời, đúng quy định các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc
trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan mình. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, bổ
sung số lượng, nâng cao năng lực chuyên môn cho lực lượng là cán bộ công chức
làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ chính trị tại địa phương.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về khiếu nại, tố cáo được thực hiện thường xuyên, sâu rộng đến toàn
thể công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn Thành phố. Qua đó đã nâng
cao nhận thức cũng như ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố.
2. Những hạn chế, vướng mắc:
- Nhiều hồ sơ mang tính chất phức
tạp, nhất là các vụ liên quan đến việc thực hiện chính sách cải tạo nhà đất
trước đây, mất thời gian thu thập hồ sơ, chờ đo vẽ bản đồ hiện trạng, trong khi
đó sự phối hợp của Ủy ban nhân dân quận - huyện trong việc cung cấp hồ sơ, báo
cáo giải trình, xác minh đôi lúc chưa kịp thời dẫn đến một số vụ việc giải
quyết còn chậm và kéo dài.
- Việc phát hiện, chỉ đạo xử lý kịp
thời các cá nhân có hành vi kích động, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai
sự thật; lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật
tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; xúc phạm nghiêm trọng người có
trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được quy định một cách cụ thể,
nên xử lý gặp rất nhiều khó khăn.
- Việc tiếp nhận đơn thư khiếu nại,
tố cáo qua đường bưu điện đã gây không ít khó khăn cho cán bộ xử lý vì thông
thường đơn không kèm các tài liệu liên quan nên không đủ cơ sở để xử lý.
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công
tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các cơ quan, đơn vị, địa
phương chưa đồng bộ, ổn định, thường xuyên thay đổi.
- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết tại
một số địa phương còn nhiều, nhất là tại các địa bàn có nhiều dự án; việc thụ
lý giải quyết một số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền tại một số cơ quan, đơn vị,
địa phương còn để kéo dài quá thời gian quy định.
- Việc tổ chức thực hiện quyết định
giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật tại một số quận, huyện thực hiện
vẫn còn chậm, giải quyết không dứt điểm dẫn đến khiếu nại kéo dài.
- Công tác tuyên truyền pháp luật về
khiếu nại, tố cáo tuy đạt được những kết quả tích cực nhưng chủ yếu vẫn nặng về
hình thức tuyên truyền miệng thông qua báo cáo viên nên chưa thật sự thu hút,
hấp dẫn người dân tham gia.
- Công tác hòa giải ở cấp cơ sở một
số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, bố trí cán bộ kiến thức pháp luật
còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm trong công tác hòa giải dẫn đến kết quả hòa
giải thành đạt không cao.
III. Các giải pháp, nhằm khắc phục
những hạn chế, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước:
Để khắc phục những hạn chế, vướng mắc
trong công tác quản lý nhà nước, Ủy ban nhân dân Thành phố và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành phố đã tập trung chỉ đạo và đề ra các giải pháp chủ yếu như sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật trên tất cả các lĩnh vực cho cán bộ công chức và nhân dân nhất
là đối với nhân dân ở xã, phường, thị trấn, khu phố, tổ dân phố, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên
môn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tăng cường
công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nắm chắc tình hình khiếu
nại đông người để có kế hoạch giải quyết kịp thời ngay tại
cấp cơ sở; (thực hiện nghiêm túc việc tổ chức đối thoại
với công dân trong quá trình giải quyết; đảm bảo công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo đúng quy định pháp luật, hạn chế tối đa tình trạng
đơn giải quyết tồn đọng kéo dài, quá hạn và vượt cấp.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát,
các lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, tài chính công, thực hiện chính sách xã
hội,... bảo đảm lãnh đạo tập trung, thống nhất, phát huy được tính chủ động,
sáng tạo của các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện
nhiệm vụ.
- Tăng cường công tác quản lý đất
đai, kiên quyết thu hồi đất đã giao, đã cho thuê không đúng đối tượng, sử dụng
không hiệu quả, sai mục đích, xử lý kịp thời nghiêm minh các trường hợp vi
phạm, tiêu cực, tham nhũng đất đai; triển khai thực hiện các dự án, công tác
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhanh, đúng quy định.
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn Thành
phố, quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đầu tư xây dựng đúng quy hoạch nhằm làm
giảm tình trạng nhà đất bất hợp pháp và nhà có tính pháp lý phức tạp như hiện
nay để khi tiến hành bồi thường và giải phóng mặt bằng được thuận lợi, giảm đến
mức thấp nhất tình hình khiếu nại, tố cáo.
- Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ
công chức có chất lượng, có đủ phẩm chất chính trị, đạo
đức, trình độ, năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, kết hợp việc đào tạo bồi dưỡng với thực hiện luân chuyển; gắn chính sách tinh giản biên chế
với việc thực hiện chính sách tiền lương, nâng cao thu nhập cho đội ngũ cán bộ
công chức; thu hút người tài vào làm việc trong các cơ quan của Thành phố.
- Tăng cường công tác thanh tra trách
nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; xử
lý nghiêm minh kịp thời đối với cán bộ công chức thiếu trách nhiệm, tham mưu đề
xuất sai làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá
nhân.
- Duy trì thường xuyên chế độ Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các cấp nghe các cơ quan tham mưu báo
cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trên cơ sở đó chỉ đạo giải quyết kịp
thời những khó khăn vướng mắc; kịp thời chỉ đạo điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung
chính sách nhất là trong lĩnh vực bồi thường, giải tỏa, tái định cư,... cho phù
hợp pháp luật và với thực tế tình hình tại địa phương.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
kính báo cáo Đoàn Thanh tra của Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trên địa bàn Thành
phố từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014./.
Nơi nhận:
- Đoàn Thanh tra theo
Quyết định số 1642/QĐ-TTCP ngày 17/7/2014 của Thanh tra Chính phủ;
- Thanh tra Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- TTUB: CT, các PCT;
- Cục III Thanh tra Chính phủ;
- Văn phòng Thành ủy;
- Ban Nội chính Thành ủy;
- Ủy ban Kiểm tra Thành ủy;
- Văn phòng ĐĐBQH và HĐND TP;
- Ban Pháp chế HĐNDTP;
- UBMTTQ Việt Nam Thành phố;
- Các Sở - ngành Thành phố;
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện;
- VPUB: CPVP;
- Các Phòng CV, PCNC (2b);
- Lưu: VT, (PC/L) (kèm phụ lục)
|
CHỦ TỊCH
Lê Hoàng Quân
|