Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 119/BC-TGCP Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Ban Tôn giáo Chính phủ Người ký: Bùi Thanh Hà
Ngày ban hành: 01/10/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
BAN TÔN GIÁO
CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 119/BC-TGCP

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2013

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, RÀ SOÁT VĂN BẢN QPPL LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO NĂM 2013

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Quyết định 134/2010/QĐ-TTg ngày 03/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ; Nghị định 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL; Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản QPPL của Bộ Nội vụ. Để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực tôn giáo, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương và địa phương. Ban Tôn giáo Chính phủ đã ban hành Công văn số 718/TGCP-PCTT ngày 05/8/2013 về việc kiểm tra, rà soát văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực tôn giáo năm 2013 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời chỉ đạo đơn vị chuyên trách tổ chức tự kiểm tra, rà soát văn bản QPPL theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Kết quả như sau:

I. CÔNG TÁC RÀ SOÁT VĂN BẢN QPPL

1. Cấp trung ương

Ban Tôn giáo Chính phủ đã tiến hành rà soát 30 ván bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tôn giáo do các cơ quan nhà nước cấp Trung ương ban hành (phụ lục 1). Về cơ bản, các văn bản này hiện còn hiệu lực thi hành và phát huy hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước liên quan đến tôn giáo, 01 văn bản đã được ban hành mới (phụ lục 2), 01 văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung (phụ lục 3).

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo là văn bản có hiệu lực cao nhất điều chỉnh cụ thể về công tác tín ngưỡng, tôn giáo, sau 08 năm thực hiện, Pháp lệnh đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo, thể hiện tinh thần đổi mới trong nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo, chính sách dân chủ, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân tôn giáo và cơ quan nhà nước. Qua đó, thống nhất nhận thức và hành động trong các ngành, các cấp về tôn giáo và công tác tôn giáo, mang lại hiệu quả tích cực đối với ngành quản lý nhà nước về tôn giáo. Tuy nhiên, qua rà soát các nội dung Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, cho thấy một số hạn chế, bất cập sau:

1.1. Một số nội dung chưa được quy định trong Pháp lệnh

- Về giải thích thuật ngữ: Một số cụm từ trong Pháp lệnh chưa được giải thích dẫn đến khó khăn, lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện từ phía cơ quan Nhà nước lẫn tổ chức, cá nhân tôn giáo như: tín ngưỡng; tôn giáo; sinh hoạt tôn giáo; chức việc; tổ chức tôn giáo trực thuộc; “đạo lạ”, “tà đạo”; truyền đạo; truyền đạo trái pháp luật; mê tín dị đoan; hoạt động tôn giáo ổn định...

- Về quản lý hoạt động của các tổ chức chưa được cấp đăng ký hoạt động; hiện tượng tôn giáo mới “đạo lạ”, ‘‘tà đạo” chưa được phân công rõ ràng.

- Về quản lý hoạt động tín ngưỡng: Chưa phân công cho cơ quan nào quản lý tầm vĩ mô, tầm chính sách. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ quản lý lễ hội trong đó có lễ hội tín ngưỡng còn quản lý đối với các cơ sở tín ngưỡng hoạt động thi chưa được quy định (Điều 3 Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo mới chỉ điều chỉnh việc cử người đại diện hoặc Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng và đăng ký hoạt động tín ngưỡng hàng năm với Ủy ban nhân dân cấp xã), dẫn đến việc quản lý hoạt động tín ngưỡng trong đó có quản lý cơ sở tín ngưỡng còn nhiều lúng túng. Đa số các địa phương đều gặp khó khăn khi xác định cơ quan có thẩm quyền quản lý và tham mưu quản lý hoạt động này.

- Về thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo: Pháp lệnh chưa quy định việc sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tôn giáo được công nhận độc lập có cùng giáo lý, giáo luật, đức tin với nhau.

- Về thẩm quyền đình chỉ các hoạt động tôn giáo vi phạm: Pháp lệnh chưa quy định về thẩm quyền đình chỉ hoạt động tôn giáo khi vi phạm pháp luật thuộc các trường hợp theo quy định tại Điều 15 Pháp lệnh, cần có quy định về đình chỉ hoạt động của chức sắc, nhà tu hành, tổ chức tôn giáo khi vi phạm pháp luật về tôn giáo.

- Về cấp đăng ký hoạt động của Hội đoàn, Dòng tu: Pháp lệnh chưa quy định về điều kiện để thành lập Hội đoàn, Dòng tu. Thực tế, Hội đoàn và Dòng tu có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có chức năng, phạm vi hoạt động rộng, liên quan đến các vấn đề xã hội, do vậy, cần quy định các điều kiện cụ thể để bảo đảm hoạt động của các tổ chức này cũng như đáp ứng được yêu cầu quản lý trong thời gian tới. cần có tiêu chí cụ thể để phân biệt Hội đoàn phải đăng ký và Hội đoàn không phải đăng ký hoạt động để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thống nhất.

- Chưa có quy định về tổ chức, cá nhân tôn giáo tổ chức hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm về các vấn đề liên quan của đời sống xã hội hoặc tổ chức, cá nhân tổ chức hội nghị, hội thảo về tôn giáo.

- Vấn đề dựng tượng Chúa, Phật, Thánh, Thần: Thực tế, hiện nay chưa có quy định nào về dựng tượng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo, dẫn đến thời gian qua quản lý hoạt động này của các địa phương còn nhiều lúng túng, có nơi buông lỏng, có nơi chặt chẽ. Do vậy, cần phải bổ sung quy định này vào trong Pháp lệnh nhằm chấn chỉnh lại hoạt động dựng tượng nơi công cộng, khuôn viên cơ sở thờ tự và nhà riêng tín đồ.

- Vấn đề treo cờ Tổ quốc: Cờ Tổ quốc thể hiện chủ quyền thiêng liêng, niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam, tuy nhiên, thời gian qua, việc treo cờ Tổ quốc mặc dù đã có quy định nhưng chưa được các tổ chức tôn giáo triển khai thực hiện. Đòi hỏi phải đưa quy định này vào văn bản mang tính chuyên ngành và có giá trị pháp lý cao hơn để bảo đảm việc thực hiện, qua đó góp phần vun đắp lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo.

- Về Pháp nhân tôn giáo: Pháp luật chưa quy định tổ chức tôn giáo là loại tổ chức nào theo quy định của Bộ Luật Dân sự về pháp nhân.

- Chưa có quy định cụ thể về xử lý vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân tôn giáo trong hoạt động tôn giáo.

1.2. Một số nội dung quy định thiếu cụ thể, không phù hợp với thực tiễn

- Về đăng ký, công nhận tổ chức tôn giáo: Việc cho đăng ký, công nhận tổ chức tôn giáo hiện nay còn khó khăn, bất cập khi chưa có cơ sở pháp lý để phân biệt giữa tín ngưỡng với tôn giáo và hoạt động mê tín, dị đoan; điều kiện để được đăng ký, công nhận còn đơn giản, không đáp ứng được yêu cầu quản lý đối với hoạt động tôn giáo của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang hình thành hiện nay.

- Về đăng ký hoạt động tôn giáo hàng năm: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Pháp lệnh thì chỉ tổ chức tôn giáo cơ sở phải đăng ký hoạt động tôn giáo hàng năm, còn những tổ chức cấp trên cơ sở như tổ chức tôn giáo cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương không phải đăng ký, dẫn đến khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động tôn giáo diễn ra trên địa bàn.

- Về tổ chức tôn giáo tham gia thực hiện các hoạt động xã hội: Quy định tại Điều 33 Pháp lệnh không phù hợp với thực tiễn hoạt động của tổ chức tôn giáo, chưa phát huy được vai trò và tiềm năng của tổ chức, cá nhân tôn giáo trong việc cùng Nhà nước giải quyết các vấn đồ xã hội; mâu thuẫn với một số văn bản pháp luật như Luật Phòng, chống HIV, AIDS; Luật Khám chữa bệnh; Luật Hoạt động chữ thập đỏ và một số quy định về bảo trợ xã hội...

- Về sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam: Quy định tại Điều 37 Pháp lệnh không còn phù hợp với thực tiễn và chủ trương chính sách của Nhà nước. Hiện nay, với chủ trương hội nhập quốc tế của Nhà nước, người nước ngoài đến Việt Nam làm ăn sinh sống ngày càng nhiều, trong số này, có bộ phận không nhỏ là người theo tôn giáo trong đó có những tôn giáo không có cơ sở thờ tự ở Việt Nam như Chính Thống giáo, đạo Sikh, Thần đạo. Hoặc có cơ sở thờ tự tôn giáo tương ứng nhưng quá chật hẹp không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của họ; có sự khác biệt về nghi lễ, giáo lý, đức tin nên họ mong muốn Nhà nước cho phép mượn hoặc thuê địa điểm không phải là cơ sở tôn giáo để sinh hoạt tôn giáo riêng và thực tế cũng đã có một số trường hợp Tin lành Hàn Quốc sử dụng nhà ở, thuê khách sạn để nhóm họp tôn giáo.

1.3. Về quản lý nhà nước

Cần quy định cụ thể nội dung quản lý nhà nước thành một Chương riêng. Quy định về tổ chức bộ máy, trách nhiệm, thẩm quyền, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong quản lý hoạt động tôn giáo để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.

Những nội dung được rà soát nêu trên đã thể hiện một số bất cập của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, yêu cầu tiến tới việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh. Đây cũng là những nội dung chính mà Ban Tôn giáo Chính phủ đề xuất đưa vào Dự thảo Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo sắp tới, nhằm đáp ứng tình hình quản lý nhà nước về tôn giáo trong điều kiện hiện nay.

2. Cấp địa phương

Không có số liệu báo cáo.

II. CÔNG TÁC KIỂM TRA VĂN BẢN

1. Kết quả tự kiểm tra

Năm 2013, Ban Tôn giáo Chính phủ tham mưu cho Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tôn giáo. Thông tư được soạn thảo ban hành đúng quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hình thức, nội dung theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27/12/2011 của Bộ Tư pháp về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch.

2. Kết quả kiểm tra theo thẩm quyền

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực tôn giáo năm 2013 của 45/63 tỉnh, thành phố.

Năm 2013, đã có các tỉnh An Giang, Thanh Hóa, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng, Bắc Ninh, Bình Thuận, Quảng Bình, Nam Định, Lâm Đồng, Đắk Nông ban hành 61 văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, gồm:

Nghị quyết: 15

Quyết định: 45

Chỉ thị: 01

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Ưu điểm.

Các văn bản QPPL do địa phương ban hành tập trung vào việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân các cấp trong giải quyết các công việc liên quan đến tôn giáo; thủ tục hành chính về giải quyết các yêu cầu của tổ chức, cá nhân tôn giáo, vấn đề đất đai tôn giáo... Đặc biệt, có địa phương đã ban hành văn bản QPPL quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong giải quyết các công việc liên quan đến tôn giáo trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thể hiện sự quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm của người Lãnh đạo cao nhất đối với công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Nhằm đưa các hoạt động tôn giáo phù hợp với quy định pháp luật, giải quyết tốt các yêu cầu chính đáng của đồng bào tôn giáo, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. Phần lớn văn bản được ban hành đúng quy định của Pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, nội dung, hình thức và các quy định có liên quan. Góp phần vào hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương.

Đặc biệt, các tỉnh Đắk Nông, Bình Thuận và Lâm Đồng đã báo cáo đầy đủ số liệu ban hành văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực tôn giáo của cả hai cấp tỉnh và huyện, danh mục rà soát văn bản đã ban hành kèm theo. Điều này thể hiện sự quan tâm của Lãnh đạo chính quyền địa phương đối với công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực tôn giáo.

2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, còn một số nội dung cần trao đổi thêm, cụ thể như sau:

- Việc ban hành văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực tôn giáo của địa phương cần tuân thủ các quy định của Luật ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

- Nhiều địa phương chưa rà soát văn bản theo đúng yêu cầu tại công văn số 718/TGCP-PCTT ngày 05/8/2013 của Ban Tôn giáo Chính phủ, báo cáo chỉ thống kê số liệu ban hành văn bản QPPL trong năm, chưa lập danh mục các văn bản QPPL còn hiệu lực thi hành, văn bản đã hết hiệu lực thi hành, văn bản không còn phù hợp với thực tiễn cần được bãi bỏ, thay thế hoặc ban hành mới.

IV. KIẾN NGHỊ, ĐẾ XUẤT.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực tôn giáo năm 2013, để công tác này ngày càng đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả đối với công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ kiến nghị như sau:

1 .Đối với Bộ Nội vụ

Đề nghị Bộ Nội vụ quan tâm chỉ đạo việc xây dựng Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo để phù hợp với điều kiện, tình hình tôn giáo hiện nay; thường xuyên tổ chức học tập, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL cho đội ngũ cán bộ làm công tác Pháp chế của Bộ và các cơ quan trực thuộc Bộ.

2. Bộ Tư pháp

Đề nghị Bộ Tư pháp, cơ quan chủ trì về công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL thường xuyên cung cấp, trang bị tài liệu và tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác này của Trung ương, đặc biệt là cán bộ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để có nhận thức đầy đủ hơn về kiểm tra, rà soát văn bản.

3. Đối với các địa phương

Đề nghị các địa phương quan tâm chỉ đạo sâu sát đối với công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực tôn giáo ở địa phương theo đúng quy định. Những địa phương chưa gửi báo cáo, tiếp tục gửi về Ban Tôn giáo Chính phủ để kiểm tra.

Trên đây là báo cáo kiểm tra, rà soát văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực tôn giáo năm 2013 của Ban Tôn giáo Chính phủ, xin trân trọng báo cáo Bộ trưởng Bộ Nội vụ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên (để báo cáo);
- Thứ trưởng, Trưởng Ban;
- Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ;
- Các Phó Trưởng ban;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương (63b);
- Phòng Tổng hợp (VPBan);
- Lưu: VT, PC-TT (2b).

KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN




Bùi Thanh Hà

 

PHỤ LỤC 1

BỘ NỘI VỤ
BAN TÔN GIÁO
CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2013

 

DANH MỤC

VĂN BẢN QPPL ĐƯỢC RÀ SOÁT LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG, TỒN GIÁO

STT

Nội dung rà soát

Căn cứ rà soát

Ý kiến xem xét, đánh giá của người rà soát

Ý kiến đề xuất

 

I

Các văn bản quy định trực tiếp đến tôn giáo.

 

 

 

 

1

 

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo

 

 

 

2

 

Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo

 

 

 

3

 

Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành.

 

 

 

4

 

Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 31/12/ 2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo.

 

 

 

5

 

Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

 

 

 

II

Các văn bản quy định liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

 

 

 

6

 

Luật Di sản văn hóa năm 2001

 

 

7

 

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa

 

 

8

 

Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi một số điều của Luật di sản văn hóa

 

 

9

 

Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa TT và DL về ban quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh

 

 

10

 

Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 và Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 01/4/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 về quản lý và sử dụng con dấu;

 

 

III

Các văn bản quy định liên quan đến đất đai tôn giáo.

 

 

 

11

 

Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về nhà, đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991.

 

 

12

 

Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 Quy định về việc giải quyết một số trường hợp cụ thể về nhà, đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo Xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991.

 

 

13

 

Luật Đất đai năm 2003

 

 

14

 

Nghị định số 127/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH ngày 02/4/2005 của UBTVQH quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991.

 

 

15

 

Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành luật Đất đai.

 

 

16

 

Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

 

 

17

 

Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần

 

 

18

 

Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất

 

.

19

 

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

 

 

20

 

Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Quy định bổ sung về việc Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

 

 

21

 

Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

 

 

22

 

Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

 

 

23

 

Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/02/2009 Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.

 

 

24

 

Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sẻ dụng đất.

 

 

25

 

Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT ngày 26/8/2010 Quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

 

 

IV

Các quy định liên quan đến xây dựng công trình tôn giáo

 

 

 

26

 

Luật xây dựng năm 2003

 

 

27

 

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

 

 

28

 

QĐ số 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 29/3/2000 Quyết định về việc ban hành quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng (phần mỹ thuật).

 

 

29

 

Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

 

 

30

 

Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 v/v cấp giấy phép xây dựng

 

 

31

 

Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 hướng dẫn chi tiết một số nội dung Nghị định 64/2012/NĐ-CP .

 

 

 

PHỤ LỤC 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2013

DANH MỤC

VĂN BẢN QPPL HẾT HIỆU LỰC TOÀN BỘ THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TỪ TRƯỚC NGÀY 01/6/2013

STT

Tên loại văn bản

Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành vb

Tên gọi của văn bản/ trích yếu nội dung văn bản

Lý do hết hiệu lực

Ngày hết hiệu lực

01

Nghị định

22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005

Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 thay thế.

01/01/2013

 

DANH MỤC

VĂN BẢN QPPL CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

STT

Tên loại văn bản

Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành vb

Tên gọi của văn bản/ trích yếu nội dung văn bản

Kiến nghị

Nội dung

Cơ quan soạn thảo

01

Pháp lệnh

21/2004/PL-UBTVQH ngày 28/6/2004

PL tín ngưỡng, tôn giáo

Sửa đổi, bổ sung

Một số điều của Pháp lệnh

Ban Tôn giáo Chính phủ( Bộ Nội vụ)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 119/BC-TGCP ngày 01/10/2013 kết quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo ngày 01/10/2013 do Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.836

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.5.179
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!