ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3197/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 24 tháng 08 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG GẮN VỚI GIAO ĐẤT
CHO THUÊ ĐẤT LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN DIỆN TÍCH ĐANG TẠM GIAO CHO
UBND XÃ QUẢN LÝ.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP
ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 38/2007/TT-BNN
ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng,
cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân
cư thôn; Thông tư liên tịch số 07/2011/TT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 về việc hướng dẫn một số nội dung về giao rừng,
thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp; Thông tư số
20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Thông tư: số 38/2007/TT-BNNPTNT, số 78/2011/TT-BNNPTNT,
số 25/2011/TT-BNNPTNT, số 47/2012/TT-BNNPTNT , số
80/2011/TT-BNNPTNT, số 99/2006/TT-BNN;
Căn cứ Quyết định số
112/2008/QĐ-BNN ngày 19/11/2008 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật giao rừng, cho thuê rừng,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp gắn với việc lập hồ sơ quản lý rừng;
Căn cứ Quyết định số 3669/QĐ-UBND ngày 07/11/2012 và Quyết định
số 3437/QĐ-UBND ngày 02/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Phương
án thí điểm giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp tại
huyện Thường Xuân;
Căn cứ Quyết định số 5429/QĐ-UBND
ngày 24/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê rừng tỉnh Thanh Hóa thuộc Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê
rừng toàn quốc, giai đoạn 2016 - 2020”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 3063/BC-SKHĐT ngày
03/8/2016 về việc báo cáo kết quả thẩm định thẩm định Phương án giao rừng, cho
thuê rừng gắn với giao đất cho thuê đất lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 trên
diện tích đang tạm giao cho UBND xã quản lý; của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 98/TTr-SNN&PTNT ngày
23/5/2016 và văn bản số 150/TTr-SNN&PTNT ngày 08/7/2016 về việc đề nghị phê
duyệt Phương án giao rừng, cho thuê rừng gắn với
giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 trên diện tích rừng và
đất lâm nghiệp đang tạm giao cho UBND xã quản lý, để giao cho tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn quản lý, sử dụng ổn định vào mục đích lâm
nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án
giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất cho thuê đất lâm nghiệp giai đoạn
2016 - 2020 trên diện tích đang tạm giao cho UBND xã quản lý, với những nội
dung sau:
1. Tên phương
án: Phương án giao rừng, cho thuê rừng gắn với
giao đất cho thuê đất lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020
trên diện tích đang tạm giao cho UBND xã quản lý.
2. Chủ đầu tư: Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa.
3. Về mục tiêu và
quy mô của Phương án
- Mục tiêu của phương án: Hoàn thành
công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp
(lần đầu) trên diện tích 64.145 ha rừng và đất lâm nghiệp đang tạm giao UBND xã
tạm quản lý để giao cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn (bản)
quản lý, sử dụng ổn định vào mục đích lâm nghiệp.
- Quy mô của phương án: Thực hiện
giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp trên diện
tích 64.145 ha rừng và đất lâm nghiệp, gồm: 47.195 ha là rừng
tự nhiên, 16.950 ha là rừng trồng đang tạm giao cho UBND xã quản lý, trong đó:
+ Giao rừng, thuê rừng gắn liền với
giao đất, thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức khoảng 1.517 ha (rừng tự nhiên);
+ Giao rừng, thuê rừng gắn liền với
giao đất, thuê đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư khoảng
62.628 ha, gồm: 45.678 ha là rừng tự nhiên, 16.950 ha là rừng trồng.
4. Nhiệm vụ của
Phương án
4.1. Nhiệm vụ
Giao rừng, thuê rừng gắn với giao đất,
thuê đất lâm nghiệp lần đầu trên diện tích 64.145 ha (trong đó: Đất rừng tự nhiên 47.195 ha, đất rừng trồng 16.950 ha), đang tạm giao cho UBND xã quản
lý; diện tích rừng và đất lâm nghiệp của chủ rừng tự nguyện trả lại hoặc do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi; diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết
định số 622/QĐ-UBND, ngày 02/3/2011 của UBND tỉnh về chuyển đổi rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại theo rà soát quy
hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
4.2. Đối tượng thực hiện
- Đối tượng được giao rừng, thuê rừng
gắn với giao đất, thuê đất lâm nghiệp, gồm: Cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn (bản); người Việt Nam định cư ở nước
ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài và các đối tượng khác có liên quan đến việc
quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp theo Thông tư số 20/2016/TT-BNKPTNT ngày
27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Thông tư: số 38/2007/TT-BNNPTNT, số
78/2011/TT-BNNPTNT , số 25/2011/TT-BNNPTNT, số 47/2012/TT-BNNPTNT, số 80/2011/TT-BNNPTNT, số 99/2006/TT-BNN ;
quy định tại Điều 2, Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT-Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.3. Hạn mức và thời hạn giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp
- Hạn mức giao đất, giao rừng cho hộ
gia đình, cá nhân căn cứ vào quỹ rừng và đất lâm nghiệp của địa phương, nhưng không vượt quá hạn mức quy định tại Điều 129 Luật Đất đai năm 2013.
- Thời hạn giao đất gắn với giao rừng
thực hiện theo Điều 126 Luật Đất đai năm 2013.
4.4. Trình tự thủ tục giao rừng,
thuê rừng gắn với giao đất, thuê đất lâm nghiệp
(lần đầu) theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT, gồm 4 bước:
- Đối với hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư, gồm:
+ Bước 1: Nộp hồ sơ và tiếp nhận, xét
duyệt hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng;
+ Bước 2: Thẩm định và xác định hiện
trạng rừng;
+ Bước 3: Quyết định giao rừng, cho
thuê rừng;
+ Bước 4: Bàn giao rừng.
- Đối với tổ chức, gồm:
+ Bước 1: Nộp hồ sơ;
+ Bước 2: Thẩm định hồ sơ và xác định
hiện trạng rừng;
+ Bước 3: Quyết định giao rừng, cho
thuê rừng;
+ Bước 4: Bàn giao rừng.
(Đính kèm phụ lục 01-PA)
4.5. Phương pháp xác định đặc
điểm khu rừng giao, cho thuê rừng
a) Xác định vị trí, ranh giới khu rừng;
b) Xác định loại rừng;
c) Xác định diện tích khu rừng;
d) Xác định trạng thái rừng;
đ) Xác định trữ lượng rừng;
(Đính
kèm phụ lục 02- PA)
4.6. Công tác phối hợp và trách nhiệm giữa cơ quan Kiểm lâm và cơ
quan tài nguyên và Môi trường:
Thực hiện theo quy định của Thông tư
liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.7. Khối lượng thực hiện
Tổng diện tích thực hiện giao rừng,
cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp
trên diện tích 64.145 ha rừng và đất lâm nghiệp, gồm: 47.195 ha là rừng tự
nhiên, 16.950 ha là rừng trồng.
4.8. Kinh phí thực hiện phương
án
- Tổng kinh phí thực hiện phương án:
7.078 triệu đồng, trong đó:
+ Kinh phí giao rừng, thuê rừng gắn
liền với giao đất, thuê đất đối với tổ chức với diện tích 1.571 ha rừng tự
nhiên: 137 triệu đồng.
+ Kinh phí giao rừng, thuê rừng gắn
liền với giao đất, thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn
(bản) với diện tích 62.628 ha: 6.941 triệu đồng, gồm: đối với diện tích rừng tự
nhiên 45.678 ha: 5.302 triệu đồng; đối với diện tích rừng
trồng 16.950 ha: 1.639 triệu đồng.
(Chi
tiết các nội dung công việc và kinh phí thực hiện
phương án có phụ biểu số 01, 02, 03, 04 kèm theo).
4.9. Nguồn vốn đầu tư thực hiện
Phương án: Từ nguồn sự nghiệp kinh tế hàng năm của
ngân sách tỉnh.
5. Giải pháp thực
hiện
5.1. Tuyên truyền về giao rừng, thuê rừng gắn với giao đất, thuê
đất lâm nghiệp
- Tổ chức tuyên truyền cho các cấp,
các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các tầng lớp nhân
dân, đặc biệt là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư thôn là đối tượng được giao rừng, thuê rừng gắn với giao đất thuê đất
lâm nghiệp lần đầu;
- Nội dung tuyên truyền phổ biến dưới
nhiều hình thức về chủ trương, chính sách, quyền lợi,
nghĩa vụ để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn nắm vững và thực hiện tốt chính sách về giao rừng, thuê rừng gắn với giao đất,
thuê đất lâm nghiệp lần đầu.
5.2. Đào tạo, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ
- Hướng dẫn cho các địa phương xây dựng Phương án, kế hoạch về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất,
thuê đất lâm nghiệp.
- Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán
bộ Kiểm lâm, Tài nguyên và Môi trường, cán bộ cấp huyện, cấp
xã tăng cường tham gia công tác giao rừng, thuê rừng gắn với giao đất, thuê đất lâm nghiệp.
- Tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ trình tự thủ tục về giao rừng, thuê rừng gắn liền với
giao đất, thuê đất lâm nghiệp cho Ban chỉ đạo các cấp, tổ công tác thường trực,
Hội đồng giao rừng cấp xã, cán bộ chuyên môn thực hiện; các nội dung kiểm tra,
thẩm định, xác nhận để hoàn thành hồ sơ theo đúng trình tự giao rừng, thuê rừng
gắn với giao đất, thuê đất lâm nghiệp.
5.5. Ứng dụng khoa học kỹ thuật
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác giao rừng, thuê rừng gắn với giao đất, thuê đất lâm nghiệp như: Ảnh
viễn thám để xác định hiện trạng rừng; hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để xác định
ranh giới khu rừng; công cụ (forest tool) số hóa kết quả đo đạc ngoài thực địa
lên bản đồ VN2000 tỷ lệ theo quy định và phần mềm Mapinfo để
tính toán diện tích khu rừng; phần mềm quản lý hồ sơ cơ sở dữ liệu giao rừng,
thuê rừng gắn với giao đất, thuê đất lâm nghiệp ở cấp tỉnh, cấp huyện và các
ngành.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
- Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm phối
hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị
xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Phương án. Hàng năm, lập dự toán chi
tiết gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện
theo quy định của pháp luật.
- Các sở, ban, ngành có liên quan:
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của ngành mình có trách nhiệm phối hợp với Sở
Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm, UBND các huyện, thị xã, thành phố
và bố trí, cân đối nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện
Phương án.
Điều 3. Quyết định
có hiệu lực kể từ ngày ký
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên
và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc
Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ (để thực
hiện);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để B/cáo);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để B/cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để B/cáo);
- Chánh VP,
Phó CVP UBND tỉnh:
- Lưu: VT, NN.
(Truc74)
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Quyền
|
PHỤ LỤC 01-PA
TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIAO RỪNG, THUÊ RỪNG
GẮN VỚI GIAO ĐẤT, THUÊ ĐẤT LÂM NGHIỆP (LẦN ĐẦU).
(Kèm theo Quyết định số: 3197/QĐ-UBND ngày 24/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
1. Trình tự, thủ tục giao rừng,
cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân và giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn.
a) Bước 1: Nộp hồ sơ và tiếp nhận,
xét duyệt hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng
- Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng
dân cư thôn nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giao rừng,
cho thuê rừng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, hồ sơ gồm:
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân: Đề
nghị giao rừng (Phụ lục 01 ban hành
kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNN); hoặc Đề nghị cho thuê rừng (Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư
này), Kế hoạch sử dụng rừng (Phụ lục 03
ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNN).
+ Đối với cộng đồng dân cư thôn: Đề
nghị giao rừng (Phụ lục 04 ban hành
kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNN); kế hoạch quản lý khu
rừng và biên bản cuộc họp cộng đồng dân cư thôn thống nhất đề nghị giao rừng.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng,
cho thuê rừng; viết giấy xác nhận thành phần hồ sơ tiếp nhận và hẹn ngày trả kết
quả.
+ Xem xét đề nghị giao rừng, cho thuê
rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn; kiểm tra thực địa (vị
trí, ranh giới, tranh chấp) khu rừng theo đề nghị của hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư thôn đảm bảo các điều kiện, căn cứ giao rừng
theo quy định của pháp luật.
+ Xác nhận và chuyển đề nghị giao rừng,
cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đến Ủy ban nhân
dân cấp huyện.
Thời gian thực hiện Bước 1 không quá
10 (mười) ngày làm việc kể từ khi Ủy ban nhân dân cấp xã nhận
được hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.
b) Bước 2: Thẩm định và xác định hiện
trạng rừng
Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ở nơi không có Hạt Kiểm lâm tiếp nhận
hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư thôn do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, có trách nhiệm:
- Thẩm định về hồ sơ đề nghị giao rừng,
cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.
- Phối hợp với Ủy
ban nhân dân cấp xã tổ chức xác định và đánh giá hiện trạng khu rừng tại thực địa.
Kết quả kiểm tra và đánh giá hiện trạng phải lập thành
biên bản xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ
khu rừng, có xác nhận và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ rừng
liền kề.
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem
xét, quyết định giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư thôn.
Thời gian thực hiện Bước 2 không quá
20 (hai mươi) ngày làm việc.
c) Bước 3: Quyết định giao rừng, cho
thuê rừng
Sau khi nhận được hồ sơ giao rừng,
cho thuê rừng do Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện
trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo mẫu Quyết định
tại Phụ lục 4 Thông tư số
38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn (sau đây viết tắt là Thông
tư 38/2007/TT-BNN); ký Hợp đồng cho thuê rừng đối với trường hợp thuê rừng (Phụ lục 5 Thông tư số 38/2007/TT-BNN).
Thời gian thực hiện Bước 3 không quá
3 (ba) ngày làm việc.
d) Bước 4: Bàn giao rừng
Sau khi nhận được Quyết định giao,
cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ
quan chuyên môn cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức bàn giao rừng tại thực địa cho hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn. Việc bàn giao phải xác định rõ vị trí,
ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng được giao và lập
thành biên bản, có ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các chủ
rừng liền kề theo mẫu Biên bản tại Phụ lục 5 và 6 Thông tư số 38/2007/TT-BNN .
Thời gian thực hiện Bước 4 không quá
3 (ba) ngày làm việc.
Trong quá trình
thực hiện các bước công việc nêu trên, nếu hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư thôn không đủ điều kiện được giao, được thuê rừng thì cơ
quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư thôn và thông báo rõ lý do không được giao, được thuê rừng.
2. Trình tự, thủ tục giao rừng,
cho thuê rừng cho tổ chức
a) Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức có nhu cầu giao rừng, thuê rừng
nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ tại Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ gồm:
- Đề nghị giao rừng, thuê rừng (Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư số
20/2016/TT-BNN);
- Phương án quản lý, sử dụng bền vững
khu rừng (bản chính).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng; viết xác nhận thành phần
hồ sơ tiếp nhận và giấy hẹn ngày trả kết quả.
b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ và xác định
hiện trạng rừng
Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Chủ trì thẩm định hồ sơ đề nghị
giao rừng, thuê rừng và thực hiện các thủ tục khác theo
quy định của pháp luật trước khi giao rừng, cho thuê rừng.
- Chủ trì, phối
hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác định và
đánh giá hiện trạng khu rừng tại thực địa dự kiến giao hoặc cho tổ chức thuê. Kết
quả kiểm tra và đánh giá hiện trạng rừng phải lập thành
biên bản xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ
khu rừng và có ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, đại diện Ủy ban
nhân dân cấp xã, đại diện các chủ rừng liền kề.
- Lập tờ trình kèm theo hồ sơ, trình Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao, thuê rừng cho tổ chức.
Thời gian thực hiện Bước 2 không quá
30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp
lệ của tổ chức.
c) Bước 3: Quyết định giao rừng, cho
thuê rừng
Sau khi nhận được hồ sơ và tờ trình
do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem
xét, ký quyết định giao rừng, cho thuê rừng cho tổ chức (Phụ lục 4 Thông tư 38/2007/TT-BNN); ký
Hợp đồng cho thuê rừng đối với trường hợp thuê rừng (Phụ lục 5 Thông tư số 38/2007/TT-BNN).
Thời gian thực hiện Bước 3 không quá
3 (ba) ngày làm việc.
d) Bước 4: Bàn giao rừng
Sau khi nhận được Quyết định giao,
cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức bàn
giao rừng tại thực địa cho tổ chức. Việc bàn giao phải xác định rõ vị trí, ranh
giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng được giao và lập thành
biên bản, có sự tham gia và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy
ban nhân dân cấp xã theo mẫu Biên bản tại Phụ lục 5 và 6 Thông tư số 38/2007/TT-BNN .
Thời gian thực hiện Bước 4 không quá
3 (ba) ngày làm việc.
Trong quá trình
thực hiện các bước giao rừng, cho thuê rừng nêu trên, nếu tổ chức không đủ điều
kiện được giao hoặc thuê rừng thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lại hồ sơ cho tổ chức và thông báo rõ lý do không được giao hoặc
thuê rừng”.
PHỤ BIỂU SỐ 1
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG GẮN VỚI GIAO ĐẤT CHO THUÊ ĐẤT LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN
2016 - 2020 TRÊN DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP ĐANG TẠM GIAO CHO UBND XÃ QUẢN
LÝ
(Kèm theo Quyết định số: 3197/QĐ-UBND ngày
24/8/2016 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị
tính: Triệu đồng
STT
|
Nội
dung
|
Tổng kinh phí thực hiện phương án
|
Ghi
chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
|
Tổng số
|
7.078
|
|
1
|
Kinh phí thực hiện công tác giao rừng,
thuê rừng gắn liền với giao đất thuê đất lần đầu đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng (45.678 ha rừng tự nhiên).
|
5.302
|
Chi
tiết có phụ biểu số 02
|
2
|
Kinh phí thực hiện công tác giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất thuê đất lần đầu đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
(16.950 ha rừng trồng).
|
1.639
|
Chi
tiết có phụ biểu số 03
|
3
|
Kinh phí thực hiện công tác giao rừng,
thuê rừng gắn liền với giao đất thuê đất lần đầu đối với tổ chức (1.517 ha rừng
tự nhiên).
|
137
|
Chi
tiết có phụ biểu số 04
|