UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1299/QĐ-UBND
|
Phú Yên, ngày
30 tháng 6 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐỐI
VỚI ĐẤT ĐAI CÓ NGUỒN GỐC TỪ CÁC NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày
29/11/2013;
Căn cứ Nghị quyết số
112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất
đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty
nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân khác sử dụng;
Căn cứ Nghị định số
200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và
phát triển lâm trường quốc doanh;
Căn cứ Nghị định số
118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và
phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;
Căn cứ Chỉ thị số
11/CT-TTg ngày 04/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị
quyết số 112/2015/QH13;
Căn cứ Công văn số
2574/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 28/6/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ;
Căn cứ Công văn số
1246/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ ngày 12/7/2016 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn
Đề cương chi tiết xây dựng Đề án tăng cường quản lý đất có nguồn gốc từ nông
lâm trường quốc doanh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường (tại Tờ trình số 358/TTr-STNMT ngày 22/6/2017) và đề
nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Báo cáo số 402/BC-SKHĐT-KTN ngày
15/6/2017),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề án tăng cường
quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc
doanh trên địa bàn tỉnh, với các nội dung như
sau:
1. Tên Đề án: Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các
nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát: Thực hiện
tốt việc quản lý và sử dụng đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc
doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng; thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất,
xác định giá đất, thu tiền thuê đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hướng
tới việc quản lý đất đai chặt chẽ, sử dụng hiệu quả và phát triển bền vững.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Rà soát xác định lại ranh giới,
cắm mốc ranh giới, đo đạc bản đồ địa chính hiện trạng sử dụng đất có nguồn gốc
từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm
nghiệp (không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP), ban quản
lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng.
- Xác định chính xác diện tích
đất trả về địa phương của các Công ty nông, lâm nghiệp để làm cơ sở cho việc quản
lý, sử dụng đất ổn định, bền vững, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
các Công ty nông nghiệp, Công ty lâm nghiệp (không thuộc diện sắp xếp lại theo
Nghị định số 118/2014/NĐ-CP), ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân khác sử dụng.
- Phát hiện các vướng mắc, hạn
chế trong quản lý, sử dụng đai đất có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc
doanh do các Công ty nông nghiệp, Công ty lâm nghiệp (không thuộc diện sắp xếp
lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP), ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân khác sử dụng.
3. Phạm vi thực hiện:
Phạm vi thực hiện của Đề án bao
gồm 05 Ban quản lý rừng phòng hộ, 02 Ban quản lý rừng đặc dụng, 01 Viện nghiên
cứu và 02 Nông trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên, cụ thể như sau:
- Ban quản lý rừng phòng hộ
Sông Hinh;
- Ban quản lý rừng phòng hộ
sông Bàn Thạch (nay là Ban quản lý rừng phòng hộ Tây Hòa);
- Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn
Hòa;
- Ban quản lý rừng phòng hộ
Sông Cầu;
- Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng
Xuân;
- Ban quản lý rừng đặc dụng Đèo
Cả;
- Ban quản lý rừng đặc dụng
KRông Trai;
- Viện nghiên cứu cao su;
- Nông trường cà phê Ea Bá;
- Nông trường cà phê Sơn Thành.
Địa bàn thực hiện công việc: Thực
hiện trên địa bàn các huyện Sông Hinh, Tây Hòa, Sơn Hòa, Đồng Xuân, Đông Hòa và
thị xã Sông Cầu.
4. Nội dung Đề án:
- Lập và thực hiện các Thiết kế
kỹ thuật - Dự toán gồm:
+ Rà soát, xác định ranh giới,
cắm mốc ranh giới, đo đạc, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất;
+ Đo đạc, lập bản đồ địa chính,
cấp GCN, lập hồ sơ địa chính đối với đất có nguồn gốc Ban quản lý rừng, viện
nghiên cứu được bàn giao cho địa phương.
- Xây dựng phương án sử dụng đất,
thực hiện các thủ tục chuyển đổi hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền
sang Nhà nước cho thuê đất đối với các doanh nghiệp sử dụng đất vào mục đích sản
xuất kinh doanh.
- Xác định giá đất phục vụ thu
tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất.
- Thực hiện công tác kiểm tra,
kiểm soát, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, xử lý vi phạm đối với
đất có nguồn gốc nông, lâm trường.
- Công tác chỉ đạo, quản lý thực
hiện Đề án.
5. Thời gian thực hiện: Từ 2017 – 2020.
6. Kinh phí thực hiện Đề án:
Tổng khái toán kinh phí thực hiện Đề án là 51.681.838.903
đồng.
(Bằng chữ: Năm mươi mốt tỷ,
sáu trăm tám mươi mốt triệu, tám trăm ba mươi tám ngàn, chín trăm lẻ ba đồng).
7. Nguồn vốn thực hiện Đề
án:
- Ngân sách tỉnh: 30%.
- Ngân sách Trung ương: 70%.
8. Phân bổ kinh phí:
- Năm 2017 – 2018: 21.682 triệu đồng. Trong đó:
+ Ngân sách tỉnh: 5.505 triệu đồng;
+ Ngân sách Trung ương: 16.177
triệu đồng.
- Năm 2019: 15.000 triệu đồng.
Trong đó:
+ Ngân sách tỉnh: 5.000 triệu đồng;
+ Ngân sách Trung ương: 10.000
triệu đồng.
- Năm 2020: 15.000 triệu đồng.
Trong đó:
+ Ngân sách tỉnh: 5.000 triệu đồng;
+ Ngân sách Trung ương: 10.000
triệu đồng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Nhiệm vụ thực hiện ở các
cơ quan cấp tỉnh:
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
động theo dõi, tổ chức thực hiện Đề án; lập Thiết kế kỹ thuật - dự toán, trình
UBND tỉnh phê duyệt theo đúng trình tự, đầy đủ nội dung theo quy định.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với
Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch, bố trí nguồn vốn hàng năm thực hiện Đề án.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý rừng
phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện Đề án.
2. Nhiệm vụ thực hiện ở các
cơ quan cấp huyện:
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng trực
thuộc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc triển khai thực hiện
Đề án.
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi
trường chủ trì phối hợp với UBND cấp xã, Ban quản lý rừng, viện nghiên cứu tiến
hành rà soát lại hiện trạng sử dụng đất.
3. Nhiệm vụ thực hiện ở cấp
xã: Thông báo cho những người đang quản lý, sử dụng
đất có nguồn gốc là các nông, lâm trường quốc doanh, nay là các Ban quản lý rừng
tham gia xác định ranh giới từng thửa đất.
4. Nhiệm vụ của các Ban quản
lý rừng và Viện nghiên cứu:
- Phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh,
huyện, xã để thực hiện Đề án.
- Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài
liệu, bản đồ có liên quan đến việc giao, nhận khoán đất, thu hồi đất của Ban quản
lý rừng, Viện nghiên cứu; các tài liệu, bản đồ có liên quan đến việc quản lý, sử
dụng đất cung cấp cho đơn vị thi công.
- Kê khai đầy đủ số liệu, tài liệu
đang dùng để quản lý đất đai, các sổ sách, hợp đồng thuê khoán đất.
- Phối hợp với UBND các xã, các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân thống nhất ranh giới, mốc giới sử dụng đất có trên địa
bàn xã.
Điều 3. Nội dung Đề án Tăng cường quản lý đất đai có
nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh do các Công ty nông nghiệp, Công
ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ,
Ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa
bàn tỉnh là cơ sở để cơ quan quản lý kiểm tra và triển khai các bước tiếp theo đúng quy định.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở:
Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu
trách nhiệm thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 4;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, Khg, Cg17.2.152.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Chí Hiến
|