ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số:
16/CT-UBND
|
Ninh
Thuận, ngày 29 tháng 06 năm 2020
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG, ĐẤT ĐAI VÀ XỬ
LÝ VI PHẠM VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG, ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân
tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt đối với
công tác quản lý quy hoạch xây dựng, đất đai và xử lý vi phạm về trật tự xây dựng,
đất đai trên địa bàn tỉnh. Qua triển khai thực hiện, nhận thức của người dân từng
bước được nâng lên, tình hình trật tự xây dựng đất đai, dần dần đi vào nề nếp,
ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức đã có chuyển biến tích cực, góp phần
phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của
tinh.
Tuy nhiên, thực tế trên địa bàn các
huyện, thành phố và tại các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế, tình trạng
vi phạm về đất đai, xây dựng đã và đang diễn ra, có chiều hướng gia tăng, chưa
được kiểm soát chặt chẽ; công tác kiểm tra, phát hiện ngăn chặn vi phạm chưa kịp
thời, xử lý vi phạm chưa triệt để và chưa thực hiện việc cưỡng chế phá dỡ công
trình vi phạm, khôi phục hiện trạng ban đầu, nên chưa có tính răn đe, giáo dục,
dẫn đến một số trường hợp cá nhân vi phạm nhiều lần, có tính chất nghiêm trọng,
gây bức xúc trong dư luận xã hội. Công tác kiểm tra, kiểm
soát, giám sát đối với việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng, đất đai của các huyện, thành phố chưa nghiêm túc; chưa kiên quyết, kịp thời
xử lý trách nhiệm, xử lý việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với
người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ,
công chức thuộc quyền quản lý được phân công làm nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng,
đất đai có biểu hiện buông lỏng quản lý trật tự xây dựng, đất đai và xử lý cán
bộ, công chức, viên chức có vi phạm về trật tự xây dựng, đất đai theo quy định
pháp luật.
Để khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại
nêu trên và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ
tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng
hệ thống thông tin đất đai; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2019 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát
triển đô thị theo quy hoạch được duyệt và quy định pháp luật về xây dựng và đất
đai; nâng cao trách nhiệm thi hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của các cấp,
các ngành trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ quản
lý quy hoạch đất đai, quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, xử lý vi
phạm về trật tự xây dựng, đất đai, đạt hiệu quả. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận yêu cầu các cấp, các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển
khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố:
a) Tiếp tục quán triệt tuyên truyền,
phổ biến rộng rãi đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động
và mọi tầng lớp nhân dân Chỉ thị số 23-
CT/TU ngày 10/10/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo
của cấp ủy đảng đối với công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận và các văn bản pháp luật về xây dựng, đất đai; thực hiện nghiêm túc
Kế hoạch số 2986/KH-UBND ngày 26/7/2017 và Văn bản số 2628/UBND-QHXD ngày
26/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Tăng cường công tác phối hợp giữa
chính quyền với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể ở cấp
huyện, cấp xã trong hoạt động quản lý trật tự xây dựng, đất đai; phân công giao
nhiệm vụ tạo điều kiện cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn
thể ở cấp huyện, cấp xã tham gia công tác quản lý và giám sát, phản biện xã hội
trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng đô thị;
c) Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm
tra, phát hiện kịp thời ngăn chặn vi phạm ngay từ đầu, xử lý triệt để; kiên quyết
cưỡng chế buộc khôi phục hiện trạng đối với việc san lấp, xây dựng (tháo dỡ nhà ở, công trình vi phạm) trên đất nông nghiệp, đất trồng
lúa, đất dành cho hành lang an toàn đường bộ và công trình phúc lợi xã hội
khác, để răn đe, giáo dục; đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm,
vi phạm có tính chất nghiêm trọng phải xử lý nghiêm túc, không để kéo dài gây bức
xúc trong dư luận xã hội. Trước mắt, rà soát các vụ việc lấn chiếm đất đai, vi
phạm hành chính nhiều lần, tái phạm có tính chất nghiêm trọng đã và đang xử lý
trên địa bàn huyện, thành phố tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm, để bảo đảm tính
nghiêm minh của pháp luật;
d) Tập trung kiểm tra thường xuyên,
có giải pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm về xây dựng, đất đai
tại các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh, như: khu vực đường ven
biển, khu vực dự kiến quy hoạch dãi ven biển; khu vực phía Nam tỉnh, các khu
phát triển mới các dự án đô thị, du lịch - dịch vụ, các vị trí đất có giá trị
thương mại cao trên địa bàn địa phương mình, theo quy định pháp luật;
đ) Công bố đường dây điện thoại nóng,
Zalo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để người dân biết và phản ảnh
việc vi phạm bằng hình ảnh qua Zalo; tiếp nhận thông tin hoặc hình ảnh phản ảnh
qua Zalo về các vụ việc, công trình, nhà ở vi phạm trật tự xây dựng, đất đai
thuộc địa bàn mình quản lý; chỉ đạo kiểm tra và xử lý ngay các vi phạm theo thời
hạn quy định; kiểm tra, giám sát việc xử lý vi phạm của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã; việc tham mưu xử lý vi phạm của Đội quản lý trật tự đô thị, Đoàn kiểm
tra liên ngành, phòng chuyên môn, cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý bằng biện
pháp, đối chiếu thông tin, phản ánh hoặc hình ảnh vụ việc, công trình vi phạm
đã được phản ánh qua Zalo, đường dây điện thoại nóng;
e) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm
soát, giám sát đối với việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về trật tự xây dựng,
đất đai; việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện chức trách, nhiệm
vụ của các phòng, ban liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; kịp
thời xem xét, chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cấp ủy, cơ
quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có sự buông
lỏng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, đất đai, không thực hiện việc xử lý
hoặc xử lý không triệt để hành vi vi phạm theo quy định pháp luật;
g) Kiện toàn và nâng cao năng lực cho
đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng, đất đai
tại các xã, phường, thị trấn;
h) Chỉ đạo thống kê báo cáo định kỳ về
kết quả quản lý, xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, gửi về Sở Xây dựng; kết
quả quản lý, xử lý vi phạm lĩnh vực đất đai, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường
để theo dõi, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Ủy ban Mặt trận
và các tổ chức đoàn thể cấp huyện, cấp xã:
a) Tham gia quản lý giám sát, phản biện
xã hội về công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng
đô thị của địa phương;
b) Thường xuyên vận động, tuyên truyền đoàn viên, hội viên đoàn thể mình chấp hành pháp luật về xây dựng, đất
đai nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện tốt Chỉ
thị 23-CT/TU ngày 10/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
3. Các Sở, Ngành
cấp tỉnh có liên quan:
a) Sở Xây dựng:
- Hướng dẫn các huyện, thành phố về
công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, quản lý quy hoạch, cấp
giấy phép xây dựng; rà soát các quy hoạch xây dựng, quy hoạch kiến trúc đô thị,
kịp thời báo cáo đề xuất điều chỉnh, bổ sung; lập chương trình phát triển đô thị,
khu vực phát triển đô thị bảo đảm phù hợp quy định và tình hình thực tế của địa
phương;
- Hướng dẫn các địa phương xử lý vi
phạm trật tự xây dựng đô thị theo Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của
Chính phủ; kiểm tra giấy phép xây dựng đối với những nơi đã có quy hoạch phát
triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt (đủ điều kiện cấp phép),
theo quy định của Luật Xây dựng là phải có giấy phép xây dựng mà khi thi công
xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng; xây dựng công trình sai nội
dung giấy phép xây dựng được cấp; tổng hợp báo cáo định kỳ
về kết quả quản lý, xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh,
trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo;
- Công bố đường dây điện thoại nóng,
Zalo về quản lý trật tự xây dựng đô thị của Sở Xây dựng. Khi tiếp nhận thông tin phản ánh hoặc hình ảnh phản ánh qua đường dây điện thoại
nóng, Zalo về công trình, nhà ở vi phạm trật tự xây dựng, chỉ đạo Thanh tra Sở
xử lý hoặc phối hợp xử lý ngay theo quy định; kiểm tra, kiểm soát việc xử lý công trình, nhà ở vi phạm trật tự xây dựng
đô thị bằng biện pháp, đối chiếu thông tin phản ánh hoặc hình ảnh công trình,
nhà ở vi phạm đã được phản ánh qua Zalo, đường dây điện thoại nóng;
- Phổ biến, hướng dẫn tuyên truyền
các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, về trật tự xây dựng để các tổ chức,
cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ các địa phương tập huấn,
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật về xây dựng cho đội ngũ cán bộ, công
chức làm công tác quản lý xây dựng trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác cải
cách hành chính; rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính thuộc phạm
vi quản lý của ngành xây dựng;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra hàng năm
về quản lý trật tự xây dựng đô thị, như sau:
+ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thường
xuyên đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý quy
hoạch xây dựng, trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh, thực hiện tốt Quy chế
phân công và phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ban
hành kèm theo Quyết định số 56/2017/QĐ-UBND ngày 20/7/2017 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Ninh Thuận và các văn bản có liên quan;
+ Chỉ đạo thanh tra Sở thường xuyên
kiểm tra, kiểm soát tình hình quản lý trật tự xây dựng đô thị, xử lý vi phạm về
trật tự xây dựng đô thị, kịp thời đề xuất biện pháp, giải pháp chấn chỉnh, xử
lý; đối với những trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã được cấp có thẩm
quyền xử lý mà không ngăn chặn, để chủ đầu tư tiếp tục thi công xây dựng hoặc
có hành vi dung túng, bao che không xử lý vi phạm, có sự buông lỏng quản lý thì
kiến nghị Sở Xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý trách nhiệm đối
với đơn vị, địa phương đó;
+ Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền
hình, Báo Ninh Thuận tăng cường thông tin về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản
lý, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh; đưa tin, biểu dương đối với
các đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong công tác quản
lý, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng; đồng thời, phê bình
các đơn vị, địa phương thực hiện chưa tốt công tác này.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các văn bản về quy hoạch sử dụng đất
theo hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên và Môi trường; Hướng dẫn các địa phương quản
lý sử dụng đất, bảo đảm với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt; thường
xuyên kiểm tra, kiểm soát việc quản lý sử dụng đất trên địa bàn tỉnh và tại các
khu vực trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh, trên địa bàn các huyện, thành
phố;
- Hướng dẫn các địa phương xử lý vi
phạm trong lĩnh vực đất đai theo quy định pháp luật. Hỗ trợ các địa phương tập
huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật về đất đai cho đội ngũ cán bộ,
công chức làm công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh; Tổng hợp, báo cáo định
kỳ về kết quả quản lý, xử lý vi phạm về đất đai, kịp thời đề xuất biện pháp, giải
pháp chấn chỉnh công tác quản lý quy hoạch đất đai, sử dụng đất đai, xử lý vi
phạm về đất đai trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo;
- Công bố đường dây điện thoại nóng,
Zalo của Sở Tài Nguyên và Môi trường để tiếp nhận thông tin phản ánh các vụ việc
vi phạm về đất đai, xây dựng trên đất nông nghiệp. Khi tiếp nhận thông tin phản
ánh hoặc hình ảnh phản ánh qua đường dây điện thoại nóng, Zalo Sở Tài Nguyên và
Môi trường chỉ đạo Thanh tra Sở kịp thời chuyển thông tin, hình ảnh phản ánh đến
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vi phạm để tổ chức kiểm tra, xử lý
theo quy định của pháp luật, đồng thời có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc kiểm
tra, xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vi phạm bằng biện
pháp, đối chiếu thông tin phản ánh hoặc hình ảnh vi phạm đã được phản ánh qua
Zalo, đường dây điện thoại nóng;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra hàng năm
về quản lý quy hoạch đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai, việc xử lý vi phạm về đất
đai như sau:
+ Chỉ đạo thanh tra sở tăng cường kiểm
tra, kiểm soát, thường xuyên đôn đốc đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
về các công tác quản lý quy hoạch đất đai, quản lý sử dụng đất đai, xử lý vi phạm
hành chính về đất đai; đối với những trường hợp vi phạm đã được các cơ quan cấp
tỉnh phát hiện, đề nghị địa phương xử lý, nhưng địa phương không có biện pháp
ngăn chặn, có hành vi dung túng, bao che không xử lý hoặc xử lý không kịp thời theo
quy định pháp luật thì kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân
dân tỉnh chỉ đạo xử lý trách nhiệm đối với đơn vị, địa phương đó;
+ Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền
hình, Báo Ninh Thuận tăng cường thông tin về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản
lý, xử lý vi phạm về đất đai (kể cả việc xây dựng trên đất nông nghiệp) trên địa
bàn tỉnh; đưa tin, biểu dương đối với các đơn vị, địa
phương, tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong công tác quản lý, xử lý vi phạm
về đất đai; đồng thời, phê bình các đơn vị, địa phương thực hiện chưa tốt công
tác này.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý vùng nuôi và hướng dẫn thực hiện việc
nuôi chim yến; kiểm tra, kiểm soát về vệ sinh thú ý và phòng chống dịch bệnh đối
với các cơ sở nuôi chim yến, khi Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy định
về vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
d) Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp các Sở ngành và địa
phương, rà soát việc xử lý trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương đối
với người đứng đầu, cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ nhưng buông lỏng quản
lý trật tự xây dựng, đất đai theo quy định; việc xử lý của các cơ quan, đơn vị
có người vi phạm trật tự xây dựng, đất đai; cán bộ, công chức, viên chức không
hoàn thành nhiệm vụ do có hành vi vi phạm trật tự xây dựng, đất đai tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý theo quy định hiện hành; kể cả người đứng đầu
cơ quan, đơn vị, địa phương có người vi phạm.
đ) Sở Giao thông vận tải:
Chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông thường
xuyên phối hợp với các địa phương kiểm tra phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành
vi vi phạm như: san lấp, xây dựng công trình, nhà ở, vật kiến trúc khác trong
phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh
(trừ Quốc lộ).
e) Sở Tư pháp:
Tăng cường kiểm tra việc thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại các ngành, địa
phương; hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm túc Luật xử lý vi phạm hành
chính.
g) Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,
Báo Ninh Thuận:
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng chương
trình, thời lượng cụ thể và đăng tải các nội dung tuyên
truyền thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị; quy hoạch đất đai, quản
lý sử dụng đất đai; xử lý vi phạm về trật tự xây dựng, đất đai trên địa bàn tỉnh.
- Thường xuyên tuyên truyền nội dung
Chỉ thị này trên hệ thống thông tin đại chúng của tỉnh để nhân dân biết, giám
sát và phản biện xã hội.
4. Tổ chức thực
hiện
a) Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố, Ủy ban Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở cấp huyện tổ
chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Sở Xây dựng,
Sở Tài nguyên và Môi trường theo chức năng, nhiệm vụ chịu trách nhiệm đôn đốc,
hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này;
b) Định kỳ hằng tháng, quý, 6 tháng,
năm các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan, gửi báo cáo kết quả
thực hiện về Sở Xây dựng, Sờ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo và
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo.
(Thời gian báo cáo: Báo cáo tháng,
gửi trước ngày 12 hàng tháng; Báo cáo quý, gửi trước ngày 12 của tháng cuối
quý; Báo cáo năm gửi trước ngày 12 của tháng cuối năm. Thời kỳ báo cáo: Báo cáo
tháng từ ngày 12 tháng trước đến ngày 12 của tháng báo cáo; Báo cáo quý từ ngày
12 của tháng cuối quý trước đến ngày 12 của tháng cuối quý báo cáo; Báo cáo năm
từ ngày 12 tháng 12 năm trước đến tháng 12 của năm báo cáo)./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ
(b/c);
- Bộ Xây dựng (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh NT (b/c);
- Chủ tịch; các Phó CT UBND tỉnh;
- UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Thường trực các Huyện ủy, Thành ủy;
- Các Sở, ngành, Đoàn thể cấp tỉnh;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Báo Ninh Thuận;
- Thường trực HĐND các huyện, thành phố;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các Đoàn thể cấp huyện;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- VPUB: Ban TCDNC, KTTH,
- Lưu; VT. LQĐ
|
CHỦ
TỊCH
Lưu Xuân Vĩnh
|