Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 01/2003/NĐ-CP Điều lệ bảo hiểm xã hội sửa đổi ban hành kèm theo Nghị định 12/CP

Số hiệu: 01/2003/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 09/01/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2003/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 1 năm 2003

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 01/2003/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 01 NĂM 2003VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA ĐIỀU LỆ BẢO HIỂM XÃ HỘI BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/CP NGÀY 26 THÁNG 01 NĂM 1995 CỦA CHÍNH PHỦ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ Luật Lao động năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ căn cứ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

''Điều 3. Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:

a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;

b) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

c) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

d) Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

đ) Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.

e) Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang;

g) Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;

h) Trạm y tế xã, phường, trị trấn;

i) Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

k) Các tổ chức khác có sử dụng lao động.

2. Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức.

3. Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

4. Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 6 Điều này, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

5. Người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều này đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc.

6. Người lao động làm việc và hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.

Đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp đã thực hiện giao khoán đất có quy định riêng."

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

''Điều 10. Lao động nữ có thai, sinh con khi nghỉ việc theo Điều 11 và Điều 12 Điều lệ này được hưởng trợ cấp thai sản".

3. Bổ sung Điều 24a như sau:

''Điều 24a.

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong các trường hợp sau đây:

a) Có đủ 3 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà bị suy giảm sức khoẻ.

b) Sau khi điều trị do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa phục hồi sức khỏe.

c) Lao động nữ yếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản.

2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 đến 10 ngày trong một năm tùy thuộc vào mức độ suy giảm sức khoẻ của người lao động.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của người lao động không bị trừ vào thời gian nghỉ hàng năm và không được hưởng tiền lương, trừ trường hợp doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận.

3. Mức chi phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức quản lý, cấp và quyết toán kinh phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho từng doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

4. Kinh phí để thực hiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm bằng 0,6% tổng quỹ tiền lương thực đóng bảo hiểm xã hội được trích trong nguồn 5% tính trên tổng quỹ tiền lương thực đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cho 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Trường hợp nguồn kinh phí được trích không đủ chi một định suất nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định thì doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức bổ sung từ quỹ phúc lợi hoặc chuyển sang năm sau thực hiện."

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 27 như sau:

''a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm thì được tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 3% đối với lao động nữ và 2% đối với lao động nam. Mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội."

b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 27 như sau:

''b) Đối với người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 thì cách tính lương hưu như quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi so với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 thì giảm đi 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Riêng đối với người lao động nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên, có nguyện vọng về hưu thì được hưởng lương hưu như cách tính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27, nhưng mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi không phải giảm 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội."

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 27 như sau:

''2. Ngoài lương hưu hàng tháng, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 25 năm, lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm, khi nghỉ hưu được trợ cấp một lần theo cách tính như sau: từ năm thứ 26 trở lên đối với lao động nữ, từ năm thứ 31 trở lên đối với lao động nam, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được nhận bằng một nửa (1/2) tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng tối đa không qúa 5 tháng."

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau:

''Điều 28.

1. Những trường hợp sau đây được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 1 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội:

a) Người lao động nghỉ việc đã đủ tuổi nghỉ hưu hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 Điều lệ này.

b) Người đi định cư hợp pháp ở nước ngoài.

2. Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu mà đã có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 25, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Điều lệ này thì có thể chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đến khi có điều kiện thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.

3. Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu và chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 Điều lệ này thì được cấp sổ bảo hiểm xã hội và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đến khi có điều kiện thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, kể cả những người có tên trong danh sách của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà nghỉ chờ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhưng chưa nhận trợ cấp một lần."

6. Bổ sung vào cuối khoản 1 Điều 29 một đoạn như sau:

''Riêng đối với người lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc nặng nhọc, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định mà chuyển sang làm công việc khác đóng bảo hiểm xã hội có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy các mức lương cấp bậc của 5 năm liền kề làm công việc nặng nhọc, độc hại để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu."

7. Bổ sung Điều 35a như sau:

''Điều 35a. Cách tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ được quy định như sau: có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng đến 6 tháng thì được tính nửa (1/2) năm; từ trên 6 tháng được tính tròn là 1 năm."

8. Bổ sung khoản 5 vào Điều 36 như sau:

''5. Tiền sinh lời của quỹ."

9. Bổ sung Điều 36a như sau:

''Điều 36a. Thời gian người lao động nữ nghỉ việc trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 và thời gian người lao động nghỉ việc để nuôi con nuôi sơ sinh theo quy định tại Điều 13 Điều lệ này được tính là thời gian để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Trong thời gian nghỉ này, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội mà do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm."

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.

Bãi bỏ Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ và Quyết định số 37/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của người lao động.

Không tính lại chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và người lao động thuộc trạm y tế xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này, sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No: 01/2003/ND-CP

Hanoi,January 9, 2003

 

DECREE

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE REGULATION ON SOCIAL INSURANCE, ISSUED TOGETHER WITH THE GOVERNMENT’S DECREE No. 12/CP OF JANUARY 26, 1995

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the 1994 Labor Code and the April 2, 2002 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Labor Code;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Article 1.- To amend and supplement a number of articles of the Regulation on Social Insurance, issued together with the Government’s Decree No. 12/CP of January 26, 1995, in accordance with the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Labor Code, as follows:

1. To amend and supplement Article 3 as follows:

"Article 3.- Subject to compulsory social insurance are:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Enterprises set up and operating under the State Enterprise Law;

b/ Enterprises set up and operating under the Enterprise Law;

c/ Enterprises set up and operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam;

d/ Enterprises of political organizations and socio-political organizations;

e/ Individual production and/or business households, cooperative teams;

f/ Administrative and non-business agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-political-occupational organizations, socio-occupational organizations and other social organizations, armed forces;

g/ Semi-public, people-founded and private establishments in the cultural, medical, educational, training, scientific and physical training and sport sectors, and other non-business sectors;

h/ Commune, ward and township health stations;

i/ Vietnam-based foreign agencies and organizations or international organizations, except otherwise provided for by the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Officials, public servants and employees under the Ordinance on Officials and Public Servants.

3. Laborers and cooperative members who work and enjoy wages under labor contracts of full 3 months or more in cooperatives set up and operating under the Cooperative Law.

4. For laborers who work in enterprises, agencies or organizations prescribed in Clauses 1, 3 and 6 of this Article under labor contracts of less than 3 months, if, upon the expiry of their labor contracts, they continue to work or sign new labor contracts with such enterprises, organizations or individuals, they must participate in compulsory social insurance.

5. Laborers prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 6 of this Article, who are in training or practice, or on mission or convalescence at home or abroad while continuing to enjoy salaries or wages, shall also be subject to compulsory social insurance.

6. Laborers who work and enjoy salaries or wages under labor contracts of full 3 months or more in agricultural, forestry, fishery or salt-making enterprises.

For laborers working in agricultural, forestry, fishery or salt-making enterprises which have already assigned or contracted land, there shall be separate regulations."

2. To amend and supplement Article 10 as follows:

"Article 10.- Female laborers, who are pregnant and give birth to their children, when taking leave as provided for in Articles 11 and 12 of this Regulation, shall be entitled to maternity allowances."

3. To add the following Article 24a:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Laborers who participate in compulsory social insurance shall be entitled to convalescence and health restoration regimes in the following cases:

a/ Having paid social insurance premiums for full 3 years or more in enterprises, agencies or organizations and suffering from health decline;

b/ Having not yet recovered after their hospitalization due to illnesses, labor accidents or occupational diseases;

c/ Being female laborers who suffer from post-natal health decline.

2. The convalescence or health restoration duration shall be between 5 and 10 days a year, depending on the degree of the laborers’ health decline.

The convalescence or health restoration duration shall not be subtracted from the laborers’ annual leaves and laborers shall not be entitled to enjoy salaries, unless otherwise agreed upon between enterprises and laborers.

3. The levels of expenditures for convalescence leave and health restoration shall be prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs after consulting and reaching agreement with the Ministry of Finance and Vietnam Labor Confederation.

Vietnam Social Insurance shall organize the management, allocation and settlement of funding for convalescence leave and health restoration for each enterprise, agency or organization.

4. The funding for convalescence leave and health restoration shall be covered by the social insurance fund as equal to 0.6% of the total salary fund actually paid for social insurance and deducted from the source of 5% of the total salary fund actually paid for social insurance by enterprises, agencies and organizations for sicknesses, maternity and labor accidents as well as occupational diseases. In cases where the deducted funding is not enough to cover one convalescence leave or health restoration ration as prescribed, enterprises, agencies or organizations shall pay the deficit from the welfare fund or transfer the case for implementation in the subsequent year."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To amend and supplement Point a, Clause 1 of Article 27 as follows:

"a/ Laborers, who have paid social insurance premiums for full 15 years, shall have monthly pensions equal to 45% of the average of monthly salaries which have been used as basis for calculating their social insurance premiums, then, for each additional year covered by social insurance premiums, another 3%, for female laborers, and 2%, for male laborers, shall be added. The maximum monthly pensions shall be equal to 75% of the average of monthly salaries which have been used as basis for calculating their social insurance premiums."

b/ To amend and supplement Point b, Clause 1 of Article 27 as follows:

"b/ For laborers, who enjoy monthly pensions lower than those provided for in Clauses 2 and 3 of Article 26, their pensions shall be calculated according to the provisions at Point a, Clause 1 of Article 27, but for each year of premature retirement as compared to the retirement age stipulated in Clauses 1 and 2 of Article 25, the average of the monthly salaries which have been used as basis for calculating their social insurance premiums shall be reduced by 1%.

Particularly, male laborers aged between full 55 and under 60 years and female laborers aged between full 50 and under 55 years, who have paid social insurance premiums for full 30 years or more, and wish to retire, shall be entitled to pensions calculated by the method prescribed at Point a, Clause 1 of Article 27, but for each year of premature retirement, the average of the monthly salaries which have been used as basis for calculating their social insurance premiums shall not be reduced by 1%."

c/ To amend and supplement Clause 2 of Article 27 as follows:

"2. Apart from the monthly pensions, female laborers who have paid social insurance premiums for over 25 years and male laborers who have paid social insurance premiums for over 30 years, shall, upon their retirement, be entitled to a lump-sum allowance, which is calculated as follows: for each year, from the 26th year on, for female laborers, and the 31st year on, for male laborers, of paying social insurance premiums, they shall be given half (1/2) of the average of the monthly salary which has been used as basis for calculating their social insurance premiums, but the total shall not exceed 5 months."

5. To amend and supplement Article 28 as follows:

"Article 28.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Laborers, who cease to work and reach the retirement age or whose working capacities have been reduced by 61% or more due to illnesses, accidents or occupational diseases, and have paid social insurance premiums for a period not long enough for enjoyment of monthly pensions as prescribed in Articles 25 and 26 of this Regulation.

b/ Persons who lawfully reside in foreign countries.

2. Laborers, who cease to work when they have not yet reached the retirement age but have paid social insurance premiums for the period long enough as prescribed in Article 25, and Clauses 2 and 3 of Article 26, of this Regulation, may wait until they reach the retirement age to enjoy monthly pensions or have the period of paying social insurance premiums reserved in order to continue paying them later when they have conditions.

3. Laborers, who cease to work when they have not yet reached the retirement age and have paid social insurance premiums for the period not long enough as prescribed in Articles 25 and 26 of this Regulation, shall be granted social insurance books, and have the period of paying social insurance premiums reserved in order to continue paying them later when they have conditions to do so, including the persons on the lists of enterprises, agencies and organizations, who ceased working to wait for jobs before January 1, 1995 and had not yet received lump-sum allowances."

6. To add the following paragraph to the end of Clause 1, Article 29:

"Particularly for laborers who have paid social insurance premiums for full 15 years or more according to salary levels applicable to heavy and hazardous jobs or exceptionally heavy and hazardous jobs, and have been transferred to other jobs with the social insurance premiums paid according to the salary scales and grades set by the State with lower salary levels, when they retire, their rank salary levels of 5 consecutive years of doing heavy or hazardous jobs shall be used for calculating the average level as basis for the calculation of their pensions."

7. To add the following Article 35a:

"Article 35a.- The method for calculating the duration of paying social insurance premiums for settlement of regimes is prescribed as follows: having paid social insurance premiums for between full 3 months and 6 months, half a year (1/2) shall be calculated; from over 6 months shall be rounded up to 1 year."

8. To add Clause 5 to Article 36 as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. To add the following Article 36a:

"Article 36a.- A female laborer’s maternity leave taken prenatally and postnatally as prescribed in Clauses 1 and 2 of Article 12 and the duration a laborer ceases working to nurse his/her adopted infant as prescribed in Article 13 of this Regulation shall be counted into the period eligible for social insurance regimes. During such leave, the laborer and employer shall not have to pay social insurance premiums, which shall be paid by the social insurance fund."

Article 2.- This Decree takes implementation effect as from January 1, 2003.

To annul the Government’s Decree No. 93/1998/ND-CP of November 12, 1998 amending and supplementing a number of articles of the Regulation on Social Insurance, issued together with the Government’s Decree No. 12/CP of January 26, 1995, and the Prime Minister’s Decision No. 37/QD-TTg of March 21, 2001 on the convalescence and health restoration regimes for laborers.

The social insurance regime applicable to subjects having enjoyed social insurance before this Decree takes effect shall not be re-calculated.

Article 3.- The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to guide the implementation of this Decree after consulting with the Ministry of Finance, the Ministry of the Interior and Vietnam Labor Confederation.

Article 4.- The Minister of the Interior shall have to guide the implementation of the social insurance regime for officials working on a full-time basis at communes, wards and townships and laborers in commune, ward and township health stations prescribed in Clause 1, Article 1 of this Decree after consulting with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance.

Article 5.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 sửa đổi Điều lệ bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định 12/CP năm 1995

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


26.054

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.124.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!