Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 12/CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 26/01/1995 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 1995

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 12/CP NGÀY 26 THÁNG 1 NĂM 1995 VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ BẢO HIỂM XÃ HỘI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Nghị định này Điều lệ Bảo hiểm xã hội áp dụng đối với công chức, công nhân viên chức Nhà nước và mọi người lao động theo loại hình Bảo hiểm xã hội bắt buộc để thực hiện thống nhất trong cả nước.

Điều 2.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1995. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 3.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.

Điều 4.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định.

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

ĐIỀU LỆ
BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Nghị định số: 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ)

Chương 1:

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1.- Điều lệ này cụ thể hoá những nội dung về bảo hiểm xã hội đã được quy định trong Bộ luật Lao động nhằm bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho những người tham gia bảo hiểm xã hội bị ốm đau, thai sản, suy giảm khả năng lao động, hết tuổi lao động hoặc chết.

Điều 2.- Điều lệ này quy định các chế độ bảo hiểm xã hội sau đây:

Chế độ trợ cấp ốm đau;

Chế độ trợ cấp thai sản;

Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Chế độ hưu trí;

Chế độ tử tuất.

Điều 3.- Các đối tượng sau đây phải áp dụng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Điều lệ này:

Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước;

Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên;

Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp; trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;

Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể;

Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang;

Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện;

Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện;

Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Các đối tượng quy định trên gọi chung là người lao động.

Điều 4.- Người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Người lao động có đóng bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội, có quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Điều lệ này. Quyền hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động có thể bị đình chỉ, cắt giảm hoặc huỷ bỏ khi người lao động vi phạm pháp luật.

Điều 5.- Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn thu bảo hiểm xã hội và sự hỗ trợ của Nhà nước. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất và sử dụng để chi các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Điều lệ này và các hoạt động sự nghiệp bảo hiểm xã hội.

Chương 2:

CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

I1- CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU.

Điều 6.- Người lao động nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn rủi ro mà có xác nhận của tổ chức y tế do Bộ Y tế quy định được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau.

Người lao động nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc chất ma tuý thì không được hưởng trợ cấp ốm đau.

Điều 7.- Quy định về thời gian tối đa người lao động được hưởng trợ cấp ốm đau như sau:

1/ Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường:

- 30 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

- 40 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm từ 15 năm đến dưới 30 năm;

- 50 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm từ 30 năm trở lên;

2/ Đối với người lao động làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại; làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:

- 40 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

- 50 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 30 năm;

- 60 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên.

Danh mục nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

3/ Người lao động bị mắc các bệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục do Bộ Y tế ban hành thì thời gian được hưởng trợ cấp ốm đau tối đa là 180 ngày trong 1 năm, không phân biệt thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhiều hay ít.

Trong trường hợp nếu hết thời hạn 180 ngày mà còn phải tiếp tục điều trị, thì thời gian này vẫn được hưởng trợ cấp ốm đau theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Điều lệ này.

Điều 8.-

1/ Người lao động có con thứ nhất, thứ hai (kể cả con nuôi theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình) dưới 7 tuổi bị ốm đau, có yêu cầu của tổ chức y tế phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau, được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

2/ Những trường hợp con bị ốm đau mà cả bố và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội thì chỉ một người được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau.

3/ Thời gian tối đa được hưởng trợ cấp để chăm sóc con ốm đau như sau:

- 20 ngày trong 1 năm, đối với con dưới 3 tuổi;

- 15 ngày trong 1 năm, đối với con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.

4/ Người lao động thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số như đặt vòng, nạo hút thai, thắt ống dẫn tinh... thì thời gian nghỉ việc do Bộ Y tế quy định được hưởng trợ cấp tại Khoản 1 Điều 9 Điều lệ này.

Điều 9.-

1/ Mức trợ cấp ốm đau, nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau hoặc thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số bằng 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc.

2/ Trong trường hợp người lao động bị mắc bệnh cần điều trị dài ngày theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Điều lệ này, nhưng sau thời hạn 180 ngày còn phải tiếp tục điều trị thêm thì thời gian điều trị thêm được hưởng trợ cấp bằng 70% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên; bằng 65% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 30 năm.

2- CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THAI SẢN:

Điều 10.- Lao động nữ có thai, sinh con thứ nhất, thứ hai khi nghỉ việc theo quy định tại các Điều 11, 12 Điều lệ này được hưởng trợ cấp thai sản.

Điều 11.- Trong thời gian có thai được nghỉ việc để đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày.

Trong trường hợp người lao động có thai làm việc ở xa tổ chức y tế, hoặc người mang thai có bệnh lý, thai không bình thường thì được nghỉ việc 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

Trong trường hợp sảy thai thì được nghỉ việc 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng; 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên.

Điều 12.-

1/ Thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con quy định như sau:

- 4 tháng đối với người làm việc trong điều kiện bình thường;

- 5 tháng đối với người làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 và 0,7;

- 6 tháng đối với người làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 1; người làm nghề hoặc công việc đặc biệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

2/ Nếu sinh đôi trở lên, thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.

Trong trường hợp khi sinh con, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết (kể cả trường hợp đẻ thai chết lưu) thì người mẹ được nghỉ việc 75 ngày tính từ ngày sinh; nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì được nghỉ việc 15 ngày tính từ khi con chết, nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều này.

3/ Hết thời hạn nghỉ việc sinh con theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, nếu có nhu cầu thì sản phụ có thể nghỉ thêm với điều kiện được người sử dụng lao động chấp thuận nhưng không được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

4/ Lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu đã nghỉ 60 ngày trở lên tính từ khi sinh con và phải có chứng nhận của thầy thuốc về việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khoẻ và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước 1 tuần lễ. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương, lao động nữ vẫn được hưởng trợ cấp thai sản đến hết thời gian nghỉ theo quy định.

Điều 13.- Người lao động (không phân biệt nam hay nữ) nếu nuôi con nuôi sơ sinh theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp cho đến khi nuôi con đủ 4 tháng tuổi.

Điều 14.- Mức trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ theo quy định tại các Điều 11, 12, 13 Điều lệ này, bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ. Ngoài ra khi sinh con được trợ cấp 1 lần bằng 1 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

3- CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP:

Điều 15.- Người lao động bị tai nạn trong các trường hợp sau đây được hưởng trợ cấp tai nạn lao động:

- Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động;

- Bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

- Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.

Điều 16.- Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trả các khoản chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người bị tai nạn lao động.

Sau khi điều trị ổn định thương tật, người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp cho người bị tai nạn lao động và được tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của Bộ Y tế.

Điều 17.- Người tai nạn lao động được hưởng trợ cấp tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động và được tính theo mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ công bố (dưới đây gọi là mức tiền lương tối thiểu). Mức trợ cấp được quy định như sau:

1/ Bị suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động được trợ cấp 1 lần theo quy định dưới đây:

Mức suy giảm khả năng lao động

Mức trợ cấp 1 lần ³³ ³ ³

Từ 5% đến 10 %

4 tháng tiền lương tối thiểu ³

Từ 11% đến 20%

8 tháng tiền lương tối thiểu ³

Từ 21% đến 30%

12 tháng tiền lương tối thiểu ³

2/ Bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên, được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày ra viện theo quy định dưới đây:

Mức suy giảm khả năng lao động

Mức trợ cấp hàng tháng ³ ³

Từ 31% đến 40%

0,4 tháng tiền lương tối thiểu ³

Từ 41% đến 50%

0,6 tháng tiền lương tối thiểu ³

Từ 51% đến 60%

0,8 tháng tiền lương tối thiểu ³

Từ 61% đến 70%

1,0 tháng tiền lương tối thiểu ³

Từ 71% đến 80%

1,2 tháng tiền lương tối thiểu ³

Từ 81% đến 90%

1,4 tháng tiền lương tối thiểu ³

Từ 91% đến 100%

1,6 tháng tiền lương tối thiểu ³

Điều 18.- Người được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, nếu nghỉ việc thì được bảo hiểm y tế do Quỹ bảo hiểm xã hội trả.

Điều 19.- Người lao động bị tai nạn lao động suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng, hàng tháng được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức tiền lương tối thiểu.

Điều 20.- Người lao động bị tai nạn lao động làm tổn thương các chức năng lao động của chân, tay, tai, mắt, răng, cột sống... được trang cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thất chức năng theo niên hạn.

Điều 21.- Người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc hàng tháng, khi vết thương tái phát được cơ quan bảo hiểm xã hội giới thiệu đi giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động do thương tật.

Điều 22.- Người lao dộng chết khi bị tai nạn lao động (kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu) thì gia đình được trợ cấp 1 lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng chế độ tử tuất quy định tại mục V Điều lệ này.

Điều 23.- Người hưởng trợ cấp tai nạn lao dộng 1 lần hoặc hàng tháng, nếu đủ điều kiện, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại mục IV Điều lệ này.

Điều 24.- Người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp theo danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành được hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp như đối với người bị tai nạn lao động quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 và 23 Điều lệ này.

4 - CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ:

Điều 25.- Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi nghỉ việc mà có một trong các điều kiện sau đây:

1/ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.

2/ Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại;

- Đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên;

- Đủ 10 năm công tác ở miền Nam, ở Lào trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 hoặc ở Campuchia trước ngày 31 tháng 8 năm 1989.

Điều 26.- Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn chế độ hưu trí quy định tại Điều 25 Điều lệ này khi có một trong các điều kiện sau đây:

1/ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm đến dưới 20 năm.

2/ Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

3/ Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời).

Danh mục nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

Điều 27.- Người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng được hưởng quyền lợi sau đây:

1/ Lương hưu hàng tháng tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính thêm 2% Mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

b) Đối với người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn theo quy định tại Điều 26 thì cách tính lương hưu như quy định tại điểm a Điều này, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi so với quy định tại khoản 1, 2 Điều 25 Điều lệ này thì giảm đi 2% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Mức lương hưu thấp nhất cũng bằng mức tiền lương tối thiểu.

2/ Ngoài lương hưu hàng tháng, đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm khi nghỉ hưu được trợ cấp một lần theo cách tính như sau: từ năm thứ 31 trở lên mỗi năm (12 tháng) đóng bảo hiểm xã hội được nhận bằng một nửa tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng tối đa không quá 5 tháng.

3/ Người lao động hưởng lương hưu hàng tháng, được bảo hiểm y tế do quy bảo hiểm xã hội trả.

4/ Người lao động hưởng lương hưu hàng tháng khi chết, gia đình được hưởng chế độ tử tuất quy định tại mục V Điều lệ này.

Điều 28.- Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng quy định tại các điều 25, 26 Điều lệ này thì được hưởng trợ cấp 1 lần cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 1 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hoặc có thể chờ đến khi đủ tuổi đời thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.

Điều 29.- Cách tính mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu quy định tại Điều 27 và trợ cấp 1 lần quy định tại Điều 28 Điều lệ này như sau:

1/ Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương tháng trong các hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân gia quyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

2/ Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương trong các hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội không theo các mức lương trong các hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân gia quyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.

Điều 30.- Người lao động đang hưởng lương hưu mà ở lại nước ngoài hợp pháp thì uỷ nhiệm cho thân nhân ở trong nước nhận lương hưu hàng tháng, (giấy uỷ nhiệm có giá trị trong 6 tháng và phải có xác nhận của Sứ quán nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó cư trú).

5 - CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT:

Điều 31.- Người lao động đang làm việc; người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí; người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng khi chết thì người lo mai táng được nhận tiền mai táng bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu.

Điều 32.- Người lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên; người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng; người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng và người lao động đang làm việc bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp bị chết thì những thân nhân do họ trực tiếp nuôi dưỡng sau đây được hưởng tiền tuất hàng tháng:

1/ Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang thai). Nếu con còn đi học thì được hưởng tiền tuất hàng tháng đến khi đủ 18 tuổi.

2/ Bố, mẹ (cả bên vợ và bên chồng); vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi trở lên, nữ đủ 55 tuổi trở lên).

Điều 33.-

1/ Mức tiền tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân quy định tại khoản 1, 2 Điều 32 Điều lệ này bằng 40% mức tiền lương tối thiểu. Trong trường hợp thân nhân không có nguồn thu nhập nào khác và không còn người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng tháng bằng 70% mức tiền lương tối thiểu.

2/ Số thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng không quá 4 người và được hưởng kể từ ngày người lao động chết. Trường hợp đặc biệt do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết.

Điều 34.- Người lao động đang làm việc; người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí; người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng và người lao động đang làm việc bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp chết mà không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì gia đình được nhận tiền tuất 1 lần.

Điều 35.-

1/ Mức tiền tuất 1 lần đối với gia đình người lao động đang làm việc hoặc người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí chết, tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1/2 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 29 Điều lệ này nhưng tối đa không quá 12 tháng.

2/ Mức tiền tuất 1 lần đối với gia đình người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng chết thì tính theo thời gian đã hưởng lương hưu hoặc trợ cấp, nếu chết trong năm thứ nhất tình tính bằng 12 tháng lương hưu hoặc trợ cấp đang hưởng, nếu chết từ năm thứ 2 trở đi thì mỗi năm giảm đi 1 tháng, nhưng tối thiểu bằng 3 tháng lương hưu hoặc trợ cấp.

Chương 3:

QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI, MỨC ĐÓNG VÀ TRÁCH NHIỆM ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 36.- Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau đây:

1/ Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia bảo hiểm xã hội trong đơn vị; trong đó 10% để chi các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2/ Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất.

3/ Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

4/ Các nguồn các.

Điều 37.- Hàng tháng, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 36 và trích từ tiền lương của từng người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Điều lệ này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội gồm lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực đắt đỏ, chức vụ, thâm niên, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Điều 38.- Hàng tháng, Bộ Tài chính trích từ ngân sách Nhà nước số tiền chuyển vào quỹ bảo hiểm xã hội đủ chi các chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, bảo hiểm y tế của những người đang hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày thi hành Điều lệ này và hỗ trợ để chi lương hưu cho người lao động thuộc khu vực Nhà nước về hưu kể từ ngày thi hành Điều lệ này.

Điều 39.- Việc tổ chức thu bảo hiểm xã hội do tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện.

Điều 40.- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ.

Quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của Chính phủ.

Chương 4:

TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 41.- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ thực hiện việc quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội: xây dựng và trình ban hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; ban hành các văn bản pháp quy về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội.

Điều 42.- Chính phủ thành lập hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội thống nhất để quản lý quỹ và thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật đối với người lao động.

Chương 5:

QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 43.-

1/ Người lao động có quyền:

- Được nhận Sổ bảo hiểm xã hội;

- Được nhận lương hưu hoặc trợ cấp kịp thời, đầy đủ, thuận tiện khi có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều lệ này;

- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động hoặc tổ chức bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm Điều lệ bảo hiểm xã hội.

2/ Người lao động có trách nhiệm:

- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định;

- Thực hiện đúng các quy định về việc lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

- Bảo hiểm, sử dụng Sổ bảo hiểm xã hội và hồ sơ về bảo hiểm xã hội đúng quy định.

Điều 44.-

1/ Người sử dụng lao động có quyền:

- Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng với quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội.

- Khiếu nại với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm Điều lệ bảo hiểm xã hội.

2/ Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

- Đóng bảo hiểm xã hội đúng quy định;

- Trích tiền lương của người lao động để bảo hiểm xã hội đúng quy định;

- Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm xã hội của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điều 45.-

1/ Cơ quan Bảo hiểm xã hội có quyền:

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định để quản lý việc thu, chi bảo hiểm xã hội và để xác nhận đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Điều lệ này;

- Tổ chức phương thức quản lý quỹ bảo hiểm xã hội để bảo đảm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội có hiệu quả;

- Tuyên truyền, vận động để mọi người tham gia thực hiện bảo hiểm xã hội;

- Từ chối việc chi trả chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi man trá làm giả hồ sơ tài liệu.

2/ Cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:

- Tổ chức thu, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội đúng quy định;

- Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đúng quy định tại Điều lệ này;

- Tổ chức việc trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội kịp thời, đầy đủ, thuận tiện;

- Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về bảo hiểm xã hội;

- Thông báo định kỳ hàng năm về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động và người lao động.

Chương 6:

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 46.-

1/ Khi xẩy ra tranh chấp giữa người lao động hoặc người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội thì giải quyết theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

2/ Khi xẩy ra tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội thì giải quyết theo các quy định tại Chương XIV của Bộ luật Lao động.

Điều 47.- Quyền hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động bị đình chỉ trong thời gian bị tù giam. Sau thời gian bị tù giam người lao động được tiếp tục hưởng bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp toà án có kết luận bị oan thì người lao động được truy lĩnh tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian bị đình chỉ.

Điều 48.- Quyền hưởng bảo hiểm xã hội có thể bị cắt giảm hoặc bị huỷ bỏ khi giả mạo hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội; ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài không hợp pháp.

Ngoài việc bị cắt giảm hoặc huỷ bỏ quyền hưởng bảo hiểm xã hội thì người giả mạo hồ sơ còn phải bồi hoàn toàn bộ số tiền bảo hiểm xã hội đã hưởng và tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 49.- Người sử dụng lao động vi phạm các quy định về bảo hiểm xã hội thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị cảnh cáo, phạt tiền hoặc các hình thức xử phạt khác được quy định tại Điều 192 của Bộ Luật Lao động.

Điều 50.- Công chức, viên chức thuộc cơ quan bảo hiểm xã hội vi phạm về bảo hiểm xã hội thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 51.- Điều lệ này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1995. Những quy định trước đây về bảo hiểm xã hội trái với Điều lệ này đều bãi bỏ.

Điều 52.- Những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc tiền tuất hàng tháng trước ngày thi hành Điều lệ này thì vẫn hưởng các chế độ theo quy định trước đây và được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Chính phủ. Mọi chi phí về bảo hiểm xã hội cho những người nay do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Điều 53.- Những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên trước ngày thi hành Điều lệ này khi chết được áp dụng chế độ tử tuất quy định tại mục V Điều lệ này.

Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp theo Quyết định số 206/CP ngày 30 tháng 5 năm 1979 của Chính phủ, khi chết gia đình được nhận tiền mai táng theo quy định tại Điều 31 Điều lệ này.

Điều 54.-

1/ Người lao động đã có thời gian làm việc thuộc khu vực Nhà nước trước ngày thi hành Điều lệ này, nếu chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp 1 lần về bảo hiểm xã hội, thì được tính là thời gian để hưởng bảo hiểm xã hội.

2/ Người lao động làm việc ngoài khu vực Nhà nước đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước trước ngày thi hành Điều lệ này nếu chưa hưởng trợ cấp 1 lần về bảo hiểm xã hội thì được tính là thời gian để hưởng bảo hiểm xã hội.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------

No: 12-CP

Hanoi, January 26, 1995

 

DECREE

ISSUING THE REGULATION ON SOCIAL INSURANCE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1992;
Pursuant to the Labor Code passed on the 23rd of June 1994;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Article 1.- To issue together with this Decree the Regulation on Social Insurance applicable to State officials and employees and all other laborers in the form of compulsory social insurance to be implemented in a uniform way throughout the country.

Article 2.- This Decree takes effect as from the 1st of January 1995. All previous provisions which are contrary to this Decree are now annulled.

Article 3.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and the Ministry of Health shall provide detailed guidance for the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

REGULATION

ON SOCIAL INSURANCE
(Issued together with Decree No.12-CP on the 26th of January 1995 of the Government)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Regulation concretizes the provisions on social insurance stipulated in the Labor Code with a view to ensuring the provision of material conditions, and contributing to the stability of life of insured individuals and the families, in case of sickness, maternity, deterioration of labor ability, expiry of labor age, or death.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Sickness allowance;

- Maternity allowance;

- Allowance for labor accident and occupational disease;

- Pension;

- Death allowance.

Article 3.- The following persons are obliged to join the social insurance policies stipulated in this Regulation:

- The laborers working at State-owned enterprises;

- The laborers working at the enterprises of the non-State sectors, which employ 10 laborers or more;

- The Vietnamese laborers who work at enterprises with foreign invested capital, in export-processing zones or industrial parks; or in foreign agencies or organizations or international organizations in Vietnam, except otherwise provided for by an international agreement that the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The laborers at enterprises or service organizations belonging to the armed forces;

- The elected personnel at State management agencies, or offices of the Party and people's organizations, from central to district levels;

- The State officials and employees at the specialized administrative agencies, the employees offices of the Party and people's organizations, from central to district levels;

The above-stipulated subjects who are currently in training or practise, or on mission or on convalescence inside or outside the country while continuing to receive salaries or wages, are also obliged to join the social insurance scheme.

The above-said subjects are collectively referred to as the employees.

Article 4.- The employer and the employee must pay social insurance premiums in furtherance of the social insurance policies for the employees. The employee, who pays social insurance premiums, is issued a social insurance book by the social insurance agency, and is entitled to the social insurance policies stipulated in this Regulation. The employee's right to social insurance may be suspended, reduced or canceled when he/she violates law.

Article 5.- The social insurance fund is formed by the revenue from social insurance premiums and subsidies form the State. This fund is placed under unified management and used to cover the social insurance policies provided for in this Regulation, and the activities in service of social insurance.

Chapter II

THE SOCIAL INSURANCE POLICIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- The employee, who takes leave of sickness or accident which is certified by a health organization under regulation of the Ministry of Health, is entitled to sickness allowance.

The employee, who takes leave of sickness which is self-inflicted or due to alcoholism or drug abuse, is not entitled to sickness allowance.

Article 7.- The maximum period of time for the employee to take sickness allowance is as follows:

1. With regard to an employee working in normal conditions:

- 30 days in a year, if he/she has paid social insurance premiums for less than 15 years;

- 40 days in a year, if he/she has paid social insurance premiums for from 15 to less than 30 years;

- 50 days in a year, if he/she has paid social insurance premiums for 30 years or more;

2. With regard to the employee working in heavy or hazardous occupations or jobs; or working in areas where the area allowance is indexed at 0.7 or more:

- 40 days in a year, if he/she has paid social insurance premiums for less than 15 years;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- 60 days in a year, if he/she has paid social insurance premiums for 30 years or more;

The list of heavy or hazardous occupations and jobs shall be issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Ministry of Health.

3. The employee who suffers from a disease which requires long treatment under prescriptions of the Ministry of Health, is entitled to sickness allowance for a maximum of 180 days in a year, irrespective of the time for which he/she has paid his/her social insurance premiums.

In the event that the employee must continue his/her medical treatment after these 180 days, his/her sickness allowance will be provided for in Item 2, Article 9, of this Regulation.

Article 8.-

1. The employee, whose first or second child under seven years of age (including children adopted in accordance with the provisions of the Law on Marriage and the Family) is sick and whom, at the request of the health organization, he/she has to take leave to look after, is entitled to social insurance allowance.

2. In case both parents of the sick child are subscribers to the social insurance policy, only one parent is entitled to social insurance benefit during his/her leave of absence to take of the sick child.

3. The maximum period for allowance for child-caring leave of absence is as follows:

- 20 days in a year, if the child is under three years of age;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- 15 days in year, if the child is from 3 to 7 years of age.

4. The employee, who takes family-planning measures such as intra-uterus device, abortion and vasectomy and takes leave of absence as provided for by the Ministry of Health, is entitled to allowances stipulated in Item 1, Article 9, of this Regulation.

Article 9.-

1. The allowance for sickness or for leave of absence to take care of a sick child, or for taking family planning measures, is set at 75% of the salary which is used as basis to set the payment of social insurance premiums prior to the leave of absence.

2. In case the employee suffers from a disease which takes long treatment as stipulated in Item 3, Article 7 of this Regulation and which requires further treatment after the total period of 180 days, he/she shall be entitled to an allowance of 75% of the salary which is used as basis to pay his/her social insurance premiums prior to his/her leave of absence, if he/she has been a subscriber to the social insurance policy for 30 years or more; or to an allowance of 65% of the salary which is used as basis to pay his/her social insurance premiums prior to his/her leave of absence, if he/she has been a subscriber to the social insurance policy for less than 30 years.

II. MATERNITY ALLOWANCE

Article 10.- The woman employee, who is pregnant of or gives birth to the first or second child and takes leave of absence in accordance with the provisions of Article 11 and 12 of this Regulation, is entitled to maternity allowance.

Article 11.- During her pregnancy, the woman employee is entitled to three leaves of absence a month for medical examination, one day for each leave.

In case the child-bearing woman employee, who is working far from a medical institution or who is having an ailment or whose fetus is abnormal, shall have two days off for each of these leaves.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.-

1. The maternity leave, which is taken before and after confinement, is defined as follows:

- Four months for the woman employee who works in normal conditions;

- Five months for the woman employee who works in hazardous occupation or on heavy-duty job; on three-shift duty; or in place which has an area subsidy index from 0.5 to 0.7;

- Six months for the woman employee who works in a place which has an area subsidy index of 1; who works in an occupation listed as special by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. In case of twin or multiple birth, the woman employee shall have an additional leave of 30 days for each child from the second.

In case the new-born child dies before 60 days of age (including still birth), the woman employee is entitled to a leave of absence of 75 days after child delivery; if the child dies after 60 days of age, the woman employee is entitled to a leave of absence of 15 days after the death of the child, but not exceeding the time maximum stipulated in Item 1 of this Article.

3. At the expiry of the maternity leave as stipulated in Items 1 and 2 of this Article, if the woman employee has the need, she may take additional leave of absence on condition that she has the consent of her employer. In this case she shall not be convered by social insurance.

4. The woman employee may resume work before the expiry of her maternity leave as stipulated in Item 1 of this Article, if she has spent 60 days of the leave after date of delivery, has a doctor's certificate that her early return to work shall not affect her health, and has notified her employer of her return one week in advance. In this case, aside from her salary, the woman employee shall continue to enjoy her maternity allowance till the end of her regulatory maternity leave.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- The social insurance for maternity leave as stipulated in Articles 11, 12 and 13 of this Regulation is equal to 100% of the salary on which the social insurance premiums is based prior to the leave. In addition, at time of child delivery, the woman employee is entitled to one-time allowance which represents one month of the salary on which the social insurance premium is based.

III. ALLOWANCES FOR LABOR ACCIDENT AND OCCUPATIONAL DISEASE

Article 15.- The employee who suffers from accident in the following cases shall be entitled to labor accident allowance:

- During the work time, or at the work place, including overtime work required by the employer;

- Outside the work place while on assignment by the employer;

- En route to and from place of work and residence.

Article 16.- The employer shall have to pay all medical expenses and salary for the victim employee from emergency aid to treatment and stable recovery of his/her injury.

After his/her stabilization of injury, his/her employer shall have to assign him/her to a suitable job. The employee shall be recommended by the social insurance organization to take evaluation of labor ability at a Medical Evaluation Board according to the provisions set by the Ministry of Health.

Article 17.- The labor accident allowance for the employee shall depend on the degree of his/her labor disability and be based on the common minimum wage set by the Government (hereafter referred to as minimum wage). The allowance is set as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Degree of labor disability One-time allowance

From 5% to 10% 4 months of minimum wage

From 11% to 20% 8 months of minimum wage

From 21% to 30% 12 months of minimum wage

2. For labor disability of 31% or higher, a monthly allowance shall be given from the date of hospital checkout:

Degree of labor disability Monthly allowance

From 31% to 40% 0.4 x minimum wage

From 41% to 50% 0.6 x minimum wage

From 51% to 60% 0.8 x minimum wage

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



From 71% to 80% 1.2 x minimum wage

From 81% to 90% 1.4 x minimum wage

From 91% to 100% 1.6 x minimum wage

Article 18.- The beneficiary of monthly allowance for labor accident, who retires from work, shall be entitled to health insurance covered by the social insurance fund.

Article 19.- The employee - victim of labor accident, who loses 81% or more of his/her labor ability, and who also suffers from paralysis of the spinal column or completely lost his eyesight or amputation of two limbs or a serious mental disorder, shall be given a monthly helper allowance equal to 80% of the minimum wage.

Article 20.- The employee, who suffers from a labor accident which damages the function of his/her legs, hands, ears, eyes, teeth, spinal column, etc., shall be provided with functional aids to assist him/her in daily life in compensation for the lost function and for a given number of years.

Article 21.- The employee - victim of labor accident, who is entitled to either one-time or monthly allowance and who suffers from relapse of injury, shall be recommended by the social insurance agency for a re-evaluation of the labor disability caused by the injury.

Article 22.- For the employee who is killed in a labor accident (including during the first treatment), his/her family shall be given a one-time allowance equal to 24 months of minimum wage and a death allowance as stipulated in Part V of this Regulation.

Article 23.- The beneficiary of one-time or monthly allowance for labor accident, who meets the required conditions, shall be entitled to pension as stipulated in Part IV of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. PENSION

Article 25.- The employee is entitled to a monthly pension after retirement from work if he/she has one of the following conditions:

1. Having reached the age of 60 for a man and 55 for a woman, and having paid social insurance premiums for 20 years or more.

2. Having reached the age of 55 for a man and 50 for a woman, and having paid social insurance premiums for 20 years or more, which includes one of the followings:

- A full 15-year period in heavy-duty or hazardous occupations;

- A full 15-year period in places which have an area subsidy index of 0.7 or more;

- A full 10-year period working in southern Vietnam or Laos before the 30th of April 1975, or in Cambodia before the 31st of August 1989.

Article 26.- The employee is entitled to a monthly pension lower than the pension stipulated in Article 25 of this Regulation when he/she has one of the following conditions:

1. Having reached the age of 60 for a man and 55 for a woman, and having paid social insurance premiums for from full 15 years to less than 20 years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Having spent at least 15 years working in especially heavy or hazardous job, and having paid social insurance premiums for full 20 years or more, but having lost 61% or more of his/her labor ability (whatever the age).

The list of heavy or hazardous jobs and especially heavy or hazardous jobs shall be issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Ministry of Health.

Article 27.- The employee who is entitled to monthly pension shall enjoy the following benefits:

1. A monthly pension, which is based on the number of years covered by social insurance premiums and the average of the monthly salaries which have been used as basis for computing the level of his/her social insurance premiums. It is defined as follows:

a) The employee who has purchased social insurance for full 15 years, shall have a monthly pension equal to 45% of the average of the monthly salaries which have been used as basis for computing the level of social insurance premiums. After that, for each additional year covered by social insurance premiums, another 2% shall be added. The maximum monthly pension shall be equal to only 75% of the average of the monthly salaries which have been used as basis for computing the level of his/her social insurance premiums.

b) The employee, who is entitled to a monthly pension lower than the pension stipulated in Article 26, shall have his/her pension calculated as provided for in Pont (a) of this Article. But for each year of the premature retirement age as stipulated in Items 1 and 2, Article 25 of this Regulation, 2% of the average of the monthly salaries which have been used as basis for computing the lvel of his/her social insurance premiums, shall be deducted.

The lowest pension shall be equal to the minimum wage.

2. Apart from the monthly pension, the employee who has paid social insurance premiums for over 30 years, shall, at the time of his/her retirement, be given a one-time allowance which is calculated as follows: each year (comprising 12 months) from the 31st year of paying social insurance premiums, shall be paid half the average monthly salary which has been used as basis for computing the level of his/her social insurance premiums, but the total shall not exceed five months of this average salary.

3. The employee, who is entitled to a monthly pension, shall have the health insurance premises for him/her by the fund for social insurance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- The employee, who ceases to work when he/she has not reached the age required for a monthly pension as stipulated in Articles 25 and 26 of this Regulation, shall be given a one-time allowance representing a month of the average monthly salary which has been used as basis for computing his/her level of social insurance premiums for each year covered by social insurance, or he/she may wait till he/she reaches the retirement age to enjoy the monthly pension.

Article 29.- The computing of the average of the monthly salaries which have been used as basis for computing the level of the social insurance premiums to determine the monthly pension or the one-time allowance for the retired employee as stipulated in Article 27, or the one-time allowance stipulated in Article 28 of this Regulation, is done as follows:

1. For the employee who has paid social insurance premiums according to his/her monthly salaries as defined in the wage brackets and scales set by the State, the computing is done on the basis of the weighted average of his/her monthly salaries which have been used as basis for computing the level of his/her social insurance premiums in the five years immediately before his/her retirement.

2. For the employee who has purchased social insurance according to his/her salaries as defined in the wage brackets and scales set by the State for one period of time, and not according to them for another period of time, the computing is done on the basis of the weighted average of his/her monthly salaries which have been used as basis for computing the level of his/her social insurance premiums for both periods of time.

Article 30.- The employee, who is a pensioner and who resides abroad legally, may mandate his/her relative in the home country to receive his monthly pension, (the mandate is valid for six months and must be endorsed by the Embassy of the Socialist Republic of Vietnam in the country where he/she resides).

V. DEATH ALLOWANCE

Article 31.- For the employee who is working; or who has ceased working and is waiting for his/her pension to be processed; or who is on monthly pension or allowance for labor accident or occupational disease, when he/she dies, the undertaker for his/her burial service shall receive and allowance equal to eight minimum monthly salaries.

Article 32.- For the employee who has paid social insurance premiums for full 15 years or mor; or who has ceased working and is waiting for his/her monthly pension to be processed; or who is on monthly pension or allowance for labor accident or occupational disease; or who suffers from labor accident or occupational disease, when he/she dies, his/her dependents as stipulated below, shall be entitled to a monthly allowance for his/her death:

1. Children below 15 years of age (including the offspring, the legally adopted children, the children born out of wedlock but recognized by law, and the offspring being conceived by the wife at the time of the husband's death). If the children age still going to school, they shall be entitled to this monthly allowance till they reach 18 years of age.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 33.-

1. The monthly allowance, that each of the dependents of the dead employee as described in Items 1 and 2, Article 32 of this Regulation is entitled to, is equal to 40% of the minimum wage. In the event the dependent has no other source of revenue and no other kin for direct support, this monthly allowance shall be equal to 70% of the minimum wage.

2. The number of dependents to be given this month allowance shall not exceed four persons. The allowance shall start from the date of the death of the employee. Special cases shall be decided by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 34.- For the employee who is working; or who has ceased working and is waiting for his/her pension to be processed; who is on monthly pension or allowance for labor accident or occupational disease; or who suffers from labor accident or occupational disease, when he/she dies and has no dependent who is eligible for the monthly allowance for his/her death, his/her family, shall receive this allowance in one payment.

Article 35.-

1. For the employee, who is working, or who has ceased working and is waiting for his/her pension to be processed, when he/she dies, his/her family shall receive a one-time allowance based on the period of time under social insurance, with each year equivalent to a half of the average of the monthly salaries which have been used as basis for computing the level of his/her social insurance premiums, according to the provisions of Article 29 of this Regulation, but the total not exceeding 12 months of the average salary.

2. For the employee who is on monthly pension or allowance for labor accident or occupational disease, when he/she dies, his/her family shall receive a one-time allowance based on the period of time that he/she has taken the pension or allowance. If he/she dies in the first year of the pension or allowance, it shall be equal to 12 months of pension or allowance. From the second year on, each year shall be a deduction of one month of pension or allowance. But the one-time death allowance shall be at least equal to three months of pension or allowance.

Chapter III

THE SOCIAL INSURANCE FUND, LEVEL OF PAYMENT AND RESPONSIBILITY IN PAYING SOCIAL INSURANCE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The employer shall pay an amount equal to 15% of the total salary fund of the social insurance in his/her unit, of which 10% shall be to cover pension and death allowance, and 5% to cover expenses according to regimes for sickness, maternity, labor accident and occupational disease.

2. The employee shall pay 5% of his/her monthly salary to cover expenses according to regimes for his/her pension and death allowance.

3. The State shall contribute and provide other support to ensure the implementation of the social insurance regimes for the employees.

4. Other sources.

Article 37.- Each month, the employer shall remit the social insurance contribution stipulated in Item 1, Article 36, and the deduction from the salary of the employee as described in Item 2, Article 36 of this Regulation, and put them all at once into the social insurance fund. The monthly salary, which is used as basis for computing the level of the purchase of social insurance, is composed of the wages paid on rank, position, contract and the subsidies indexed on area, dearness, seniority and the reserved differentials (if any).

Article 38.- Each month, the Ministry of Finance shall allocate money from the State budget to the social insurance fund to adequately cover expenses on pension and allowance for labor disability, labor accident, occupational disease, death and health insurance for the social insurance subscribers prior to the promulgation of this Regulation, and to support the pension for retired State employees from the effective date of this Regulation.

Article 39.- The collection of social insurance premiums is to be executed by the Vietnam Social Insurance organization.

Article 40.- The social insurance fund is managed in a uniform way under the State financial regime, and shall function on independent accounting and receive State protection on independent accounting and receive State protection.

The social insurance fund is allowed to take measures to preserve its value and grow it in accordance with the Government regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ORGANIZATION, MANAGEMENT AND IMPLEMENTATION OF SOCIAL INSURANCE

Article 41.- The Government provides unified State management of social insurance.

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs is the Government agency to exercise State management function over social insurance: It shall draft and submit for approval laws on social insurance; issue legal documents on social insurance within its jurisdiction; and provide guidance for, and control and inspection of, the implementation of social insurance.

Article 42.- The Government shall set up a unified system of social insurance organizations to manage the fund, and implement the regimes and policies on social insurance in accordance with the legal provisions for the employee.

Chapter V

POWERS AND RESPONSIBILITY OF THE PARTIES TO SOCIAL INSURANCE

Article 43.-

1. The employee has the right:

- To receive the social insurance book;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To complain to the competent State authority when his/her employer or the social insurance organization violates the Regulation of Social Insurance.

2. The employee has the responsibility:

- To pay the social insurance premiums as required;

- To implement properly the provisions on filing for social insurance;

- To maintain and utilize the social insurance book and file as prescribed.

Article 44.-

1. The employer has the right:

- To refuse to meet requests which vary with the provisions of the regulation on Social Insurance.

- To complain to the authorized State agency when the social insurance organization violates the Regulation on Social Insurance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To contribute to the social insurance fund as prescribed;

- To make deduction of the salary of the employee to pay social insurance premiums as prescribed;

- To submit documents and files, and provide related information at the request of the social insurance controller or inspector assigned by the authorized State agency.

Article 45.-

1. The social insurance agency has the right:

- To submit for issuance by the Prime Minister, or to issue in accordance with its jurisdiction, the regulations on the collection and expenditure of social insurance premiums, and to determine the beneficiaries of social insurance as stipulated in this Regulation;

- To organize the management of the social insurance fund to ensure the efficient implementation of the social insurance regimes;

- To educate and mobilize all people to take part in social insurance;

- To refuse to pay social insurance to the beneficiary of social insurance regimes when the authorized State agency concludes on the fakery of the file.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To organize the collection, management and use of the social insurance fund as prescribed;

- To implement the regimes of social insurance strictly in accordance with the provisions of this Regulation;

- To organize the payment of pension and social insurance allowances in time, in full, and with convenience;

- To settle disputes and complaints over social insurance;

- To issue annual reports on the implementation of social insurance regimes for the employer and the employee.

Chapter VI

SETTLEMENT OF DISPUTES AND HANDLING OF VIOLATIONS OF SOCIAL INSURANCE

Article 46.-

1. Disputes between the employer or employee and the social insurance agency shall be settled in accordance with the Regulation on Social Insurance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 47.- The right of the employee to social insurance shall be suspended during his/her imprisonment. It shall be resumed after the expiry of the imprisonment term. In case the Court passes an erroneous ruling against him/her, the employee shall be redeemed the social insurance due for him/her during the suspension.

Article 48.- The right to social insurance may be reduced or canceled in case of false filing for social insurance, or unlawful overseas travel or settlement.

Apart from reducing or canceling the right to social insurance, the holder of false file is obliged to refund in full the social insurance money that he/she has benefited, and shall, depending on the extent of the violation, be sanctioned administratively or investigated for penal liability.

Article 49.- The employer who violates social insurance provisions shall, depending on the extent of the violation, be served warning, fined or given other sanctions as stipulated in Article 192 of the Labor Code.

Article 50.- Officials and employees of the social insurance agency who violate social insurance provisions shall, depending on the extent of the violation, be disciplined, sanctioned administratively, or investigated for penal liability.

Chapter VII

FINAL PROVISIONS

Article 51.- This Regulation takes effect from the 1st of January 1995. The previous provisions on social insurance which are contrary to this Regulation are now annulled.

Article 52.- All beneficiaries of monthly pension or monthly allowances for labor disability, labor accident, occupational disease or death prior to the effective date of this Regulation shall continue to enjoy regimes previously provided for, and shall have their benefit levels adjusted according to the Government provisions. All expenses on social insurance for these people shall be covered by the State budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Workers in rubber industry who are benefiting allowances under Decision No.206-CP on the 30th of May, 1979 of the Government, shall on their death be entitled to the burial expense stipulated in Article 31 of this Regulation, to be given to their families.

Article 54.-

1. The employee, who spent a period of time working in the State sector before the effective date of this Regulation and has not received the severance allowance or the one-time allowance of social insurance, shall have that period of time accounted for in his/her claim for social insurance.

2. The employee, who works outside the State sector and has for a period of time paid social insurance premiums in accordance with the State provisions prior to the effective date of this Regulation and who has not taken the one-time allowance of social insurance, shall have that period of time accounted for in his/her claim for social insurance.-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 ban hành Điều lệ Bảo Hiểm Xã Hội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


74.918

DMCA.com Protection Status
IP: 103.39.95.230
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!