Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Đề án 333/ĐA-UBND 2022 phát triển bảo hiểm y tế toàn dân Lào Cai 2022 2025

Số hiệu: 333/ĐA-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Trịnh Xuân Trường
Ngày ban hành: 03/10/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 333/ĐA-UBND

Lào Cai, ngày 03 tháng 10 năm 2022

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết

1. Kết quả thực hiện BHYT toàn dân giai đoạn 2018 - 2022 tại tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới. Diện tích tự nhiên 6.383,89 km2. Có 25 dân tộc cùng sinh sống. Dân số toàn tỉnh tính đến ngày 31/12/2021 là 769.048 người, trong đó đồng bào dân tộc thiu số chiếm khong 66,2%. Bao gồm 07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố, với 138 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đng bào dân tộc thiểu số và miền núi (có 66 xã khu vực III, 04 xã khu vực II, 68 xã khu vực I, có 605 thôn đặc biệt khó khăn).

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong các trụ cột chính của chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh luôn được Tnh y, Hội đng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân ủng hộ tích cực triển khai thực hiện. Do đó đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống và nâng cao chất lượng sức khỏe nhân dân. Sngười tham gia BHYT tăng hàng năm, đạt gần 99% vào năm 2020. Số thu BHYT đạt 692,68 tỷ đồng và nguồn kinh phí tạo lập quỹ khám chữa bệnh BHYT đạt 582,85 tỷ đồng vào năm 2021. Chi khám chữa bệnh từ quỹ BHYT của tỉnh gồm cả đa tuyến đi ngoại tỉnh giai đoạn 2018-2021 thấp nhất năm 2018 là 646 tỷ đồng và cao nhất là năm 2019 đạt 741 tỷ đồng. Quỹ khám chữa bệnh BHYT là một trong các nguồn tài chính y tế chủ yếu. Chính sách BHYT là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, là chế tài chính vng chắc giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Giai đoạn 2016-2021, cơ cấu tham gia BHYT đã chuyn dịch theo hướng tích cực, giảm dần sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Năm 2016 số người được ngân sách đóng 100% chiếm 77% dân số, năm 2021 gim còn 53,3%, một bộ phận chuyển sang đối tượng tự đóng một phần và ngân sách hỗ trợ một phần, một bộ phận chuyn sang tự đóng hoàn toàn theo hộ gia đình. Số người tham gia BHYT theo hộ gia đình tăng từ 32.644 người năm 2016, đến 82.098 người năm 2021 (tăng 2,5 lần).

Tuy nhiên, kết quả trên chưa bền vững, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vẫn chiếm ch yếu. Người dân tộc thiểu số sinh sng vùng khó khăn và người sinh sống vùng đặc biệt khó khăn bị tác động mạnh bởi sự thay đổi khi Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 861) và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 612/QĐ-UBDT). Từ 1/7/2021, tnh Lào Cai có 65 xã với 552 thôn bản với 130.000 người bị tác động bởi Quyết định số 861/QĐ-TTg, phải chuyển sang tham gia BHYT đối tượng khác hoặc phải tự mua thẻ theo hộ gia đình dẫn đến tỷ lệ bao phủ BHYT năm 2020 là 96,1% sụt giảm còn 85,3% vào năm 2021. Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, ngành đã quyết liệt chỉ đạo, truyền thông, vận động, số người tham gia theo hộ gia đình tăng mạnh vào cuối năm 2021, nhưng tính đến 31/7/2022 vẫn còn 43.575 người bị tác động chưa có thẻ BHYT vì đời sống kinh tế còn rt nhiều khó khăn. Trong tổng số học sinh bị tác động là 19.546 người, đã vận động tự mua thẻ năm 2022 là 12.419 người, còn 7.127 người có tuổi từ 7-18 tuổi thuộc diện học sinh chưa có thẻ; người cao tuổi từ 60-79 tuổi ở 65 xã nói trên cũng bị tác động, phn lớn chưa có thẻ, bên cạnh đó còn 1.078 người dân tộc thiểu số ít người (Bố Y) chưa có thẻ, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Dự báo các năm tới, nhóm người không được ngân sách hỗ trợ tiếp tục tăng do giảm nghèo, hoàn thành nông thôn mới, xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn. Đặc biệt ở các nhóm yếu thế, nhóm cần chăm sóc sức khỏe gồm: Nhóm học sinh, sinh viên; Nhóm người cao tuổi từ 60-79 tuổi; Nhóm dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, ít người (như Bố Y) nếu không được hỗ trợ mua thẻ BHYT, sẽ ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe, chất lượng sức khe nhân dân như: Giảm tuổi thọ trung bình của người dân Lào Cai, tăng chi phí y tế cho nhân dân, cho xã hội, thậm chí có thể tái nghèo ở một số gia đình mới thoát nghèo...

2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Khó khăn, hạn chế

- Lào Cai là tỉnh miền núi, địa hình chia ct, mật độ dân cư thưa; nhiều huyện thuộc vùng cao, xã vùng sâu vùng xa, kinh tế - xã hội kém phát triển, dân tộc thiểu số chiếm đa số (66,2%); nhận thức về BHYT của một số người dân còn hạn chế; cơ sở vật chất cho chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa thật sự bền vững; thu nhập bình quân hộ còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số còn cao, đặc biệt là các dân tộc có khó khăn đặc thù, ít người.

- Trong hoàn cảnh thu nhập bình quân hộ còn ở mức thấp, tăng trưởng BHYT phụ thuộc nhiu vào sự hỗ trợ của nhà nước. Số lao động có hợp đồng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH và BHYT bắt buộc ở nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng còn thấp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp mới chỉ có 26.095 lao động hợp đồng đăng ký tham gia. Trong giai đoạn 2020-2021 slao động giảm mạnh do dịch Covid-19. Năm 2019 (năm trước khi có đại dịch Covid-19) có 60.902 người, năm 2021 giảm còn 58.172 người cùng tham gia BHXH và BHYT.

- BHYT cho trẻ mầm non, học sinh sinh viên, là đối tượng có sự hỗ trợ từ ngân sách, tuy nhiên tỷ lệ bao phủ mới đạt 98,95% (năm học 2020-2021). Toàn tỉnh có 612 cơ sở giáo dục từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, THCN, Cao đẳng và Đại học. Một số huyện tỷ lệ bao phủ thp như huyện Bát Xát, huyện Bảo Thng và thành phố Lào Cai. Tỷ lệ học sinh sinh viên chưa tham gia BHYT tập trung ở khi giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, Cao đẳng và Đại học còn cao. Kết quả trích và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ mầm non, học sinh sinh viên còn thấp. Cán bộ phụ trách công tác BHYT học sinh tại các trường đu kiêm nhiệm, nm bt chính sách chưa kịp thời, hạn chế trong tuyên truyền, vận động.

- Người tham gia BHYT hộ gia đình tăng qua các năm, tăng mạnh vào cuối năm 2021 nhưng vẫn chưa bù đắp kịp số giảm từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ do số thôn, xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn, xã hoàn thành nông thôn mới.

- Quỹ BHYT là nguồn tài chính y tế chủ yếu, mặc dù giai đoạn 2018-2021 thực hiện chi không vượt dự toán BHXH Việt Nam giao, nhưng cân đối thu chi quỹ BHYT vẫn tiềm ẩn sự mất cân đối và chưa bền vững, phải được BHXH Việt Nam bổ sung trong dự toán hàng năm. Năm 2018, quỹ khám chữa bệnh được trích lập là 566.650 triệu đồng, chi khám chữa bệnh tại tỉnh là 584.355 triệu đồng, tính cả đa tuyến đi ngoại tỉnh tổng chi của tnh là 686.486 triệu đồng, BHXH Việt Nam phải bổ sung trong dự toán so quỹ BHYT được trích lập là 119.836 triệu đồng; năm 2019 bổ sung 118.506 triệu đồng; năm 2020 bổ sung 78.816 triệu đồng; năm 2021 bổ sung 116.385 triệu đồng. Với sự điều chỉnh giá dịch vụ y tế tính đủ các yếu tvào giá viện phí, vn đquan trọng nhất là phải đẩy nhanh độ bao phủ của BHYT đmột mặt cân đi quỹ, mặt khác giảm chi trả các chi phí dịch vụ ngoài BHYT của người bệnh.

2.2. Nguyên nhân

a) Khách quan:

- Chính sách đối với xã, thôn thuộc địa n đặc biệt khó khăn thay đi đột ngột mà không có sự chuyn tiếp, tác động lớn đến mục tiêu bao phủ BHYT đặt ra từ đu nhiệm kỳ (đạt 98% người dân có thẻ BHYT). Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II xã khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Lào Cai có có 164 xã (gồm cả phường, thị trấn) thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Quyết định 582/QĐ-TTg), được phân loại gm: 102 xã khu vực III, 37 xã khu vực II và 25 xã khu vực I; có 160 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I, khu vực II. Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg và Quyết định số 612/QĐ-UBDT , Lào Cai có 138 xã (gồm cả phường, thị trấn) thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, bao gồm: 66 xã khu vực III, 4 xã khu vực II và 68 xã khu vực I; có 605 thôn đặc biệt khó khăn. Tổng sngười bị tác động là 130.000 người, trên tổng số 343.000 người dân đang có thẻ thuộc hai đối tượng người dân tộc thiểu số sinh sống vùng khó khăn và người Kinh sinh sống vùng đặc biệt khó khăn (giảm khoảng 38% trong tổng số 2 đối tượng). Tác động giảm đến tỷ lệ bao phủ từ 98,6% còn 85,3%.

Theo số liệu của BHXH tỉnh Lào Cai, tính đến 31/7/2022, số người bị ảnh hưng quyết định 861/QĐ-TTg tiếp tục tham gia BHYT là: 87.158 người. Trong đó: tăng theo diện thẻ BHYT hộ gia đình: 21.651 người, nhóm Học sinh sinh viên: 12.419 người, các nhóm khác: 53.088 người. Toàn tỉnh còn 43.575 người bị tác động chưa có thẻ BHYT vì đời sống kinh tế còn rất nhiều khó khăn (trong đó có khong 7.127 ngưi có tuổi từ 7-18 tuổi thuộc diện học sinh).

(Phụ lục số 3: Đánh giá tác động của Quyết định số 861/QĐ-TTg đến số người tham gia BHYT đến tháng 7/2022)

- Văn bản chính sách thay đổi nhanh, gây khó khăn cho việc rà soát lập Danh sách người tham gia BHYT được thụ hưởng. Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 chỉ áp dụng 3 tháng, sau đó bị thay thế bởi Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 mở rộng hơn thêm các thôn đặc biệt khó khăn ở 4 xã được duyệt thành khu vực I gồm: huyện Bắc Hà có Cốc Lầu 4 thôn, Nậm Mòn 4 thôn, huyện Bảo Yên có Xuân Thượng 6 thôn và Tân Thượng 7 thôn, tăng thêm khoảng 6.000 người có thẻ BHYT từ ngân sách.

- Văn bản trung ương ban hành chậm, gây khó khăn cho triển khai ở địa phương. Quyết định số 582/QĐ-TTg hết hiệu lực ngày 31/12/2020, đến 16/1/2021 Chính phủ mới có Quyết định số 72/QĐ-TTg cho kéo dài Quyết định 582/QĐ-TTg , trong khi công tác rà soát đối tượng, lập Danh sách người tham gia BHYT diện ngân sách đóng phải bắt đầu từ tháng 12/2020. Quyết định số 612/QĐ-UBDT ban hành chậm tác động đến người dân tộc thiểu số ở 605 thôn đặc biệt khó khăn. Thông tư số 30/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn lập danh sách và xác nhận đối tượng tham gia BHYT hiệu lực 12/2/2020 chậm so nhu cầu từ 12/2019.

- Một số nội dung chính sách BHYT còn chưa phù hợp thực tiễn, một bộ phận nhân dân chưa đồng tình như: chế độ ngân sách hỗ trợ 30% mức đóng BHYT cho người hộ nông lâm ngư diêm nghiệp với mức sống trung bình thực tế không hiệu quả, do mức hỗ trợ thấp hơn cả chế độ giảm trừ mức đóng theo hộ gia đình nếu người trong hộ từ 5 người trở lên (là số khẩu phổ biến trong các hộ nông thôn). Quy định đxác định đối tượng này tại các Thông tư của Bộ LĐTBXH vẫn rườm rà và khó thực hiện; Luật BHYT quy định mức ngân sách hỗ trợ 30% cho học sinh, sinh viên như với hộ nông lâm ngư diêm nghiệp mức sống trung bình là thp so với chế độ giảm trừ mức đóng theo hộ gia đình, Luật lại không cho phép hộ từ 5 người trở lên mà có từ 3 học sinh, sinh viên trở lên được tham gia theo diện tự đóng và giảm trừ theo hộ gia đình để có lợi về mức đóng.

Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, chưa quan tâm đến việc mua thẻ BHYT, tâm lý trông chờ ỷ lại hỗ trợ của nhà nước, chỉ mua thẻ BHYT cho người có bệnh nền, khi ốm mới mua thẻ BHYT trong một vài tháng ...

b) Chủ quan

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền một số nơi còn thiếu sâu sát, chưa quyết liệt. Sự tham gia của một số tổ chức cơ sở đng, tổ chức chính trị - xã hội còn hạn chế. Lãnh đạo các xã vùng III, II đang được ngân sách hỗ trợ BHYT, chưa nhận thức đy đủ định hướng sẽ thoát nghèo, thoát khó khăn, nên chưa tích cực truyền thông cho nhân dân hiểu sự hỗ trợ là có thời hạn, sẽ chuyn sang tự đóng BHYT, khi chính sách thay đổi, nhân dân chưa có chuẩn bị tâm lý nên chưa hiu và số đồng thuận chưa cao.

Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT đã được thành lập từ cấp tỉnh đến cấp xã, nhưng ở cấp huyện, xã, hoạt động của BCĐ còn hình thức, thiếu sáng tạo, chưa sát thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Chưa có chế độ hỗ trợ kinh phí, biu dương, khen thưng với các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT các cấp.

Sự phối hợp các cơ quan quản lý, các cấp, các ngành và cơ quan chuyên trách thực hiện chính sách BHYT chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả.

Chính sách hỗ trợ từ ngân sách địa phương bổ sung cho một số đối tượng ở tỉnh còn hạn chế. Thực tiễn cho thấy nhiều đối tượng khác sinh kế chưa bền vững, có khó khăn đặc thù, rt cn tiếp tục hỗ trợ từ ngân sách. Đặc biệt với người mới thoát nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở 65 xã thoát vùng III, II, ở thôn thoát đặc biệt khó khăn, mức tự đóng dù có giảm trừ vẫn là gánh nặng với khả năng kinh tế hộ[1].

Chương trình hành động, Đề án, Kế hoạch phát triển BHYT của cấp ủy, chính quyền các cấp cho nhiệm kỳ 2021-2025 chưa ban hành, phần nào có khó khăn cho công tác lãnh đạo, chđạo của cấp y, chính quyền các cấp.

Chưa khai thác nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ mua thẻ BHYT tặng cho các đối tượng khó khăn mà chính sách chung chưa bao phủ hết[2].

Hệ thống nhân viên đại lý thu BHYT của BHXH tỉnh Lào Cai còn một số hạn chế về slượng, năng lực và kỹ năng truyền thông vận động.

Chất lượng khám chữa bệnh BHYT mặc dù đã nâng cao, cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại, nhân lực được đào tạo chuyên sâu, nhiều dịch vụ kthuật cao được chuyn giao thực hiện thành công ở tuyến dưới, nhưng vẫn còn một số hạn chế. Còn có một số chế độ, thủ tục nhân dân chưa hài lòng, ảnh hưởng đến tâm lý tham gia BHYT. Như quy định hạn chế chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đu bệnh viện tuyến tnh trlên và thủ tục giới thiệu chuyển tuyến chuyên môn kthuật còn phức tạp.

3. Dự báo người tham gia BHYT giai đoạn 2022-2025

Giai đoạn 2022-2025, sau đại dịch Covid-19, đời sống kinh tế - xã hội sẽ nhanh chóng ổn định, nhưng vẫn có sự tác động đáng kể đến sự phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh; Các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khu tiếp tục gặp khó khăn sẽ nh hưởng đến phát triển người tham gia BHYT, đặc biệt lao động hợp đồng trong các Doanh nghiệp. Một bộ phận không nhỏ nhân dân sụt giảm thu nhập, chi tiêu hết khoản dự phòng trong 2 năm dịch Covid 19, sảnh hưởng đến kinh phí của hộ gia đình dành cho việc mua thẻ BHYT.

Theo số liệu dự báo giai đoạn 2022-2025. Mặc dù phấn đu tăng mạnh ở đối tượng tự đóng 100% BHYT theo hộ gia đình, đối tượng học sinh sinh viên tự đóng 70%, khai thác mở rộng ở người có hợp đồng lao động thuộc diện BHXH bắt buộc ở khu vực Doanh nghiệp, việc đạt mục tiêu bao phủ BHYT 98% dân số vẫn gặp nhiều khó khăn. Năm 2025, dân số ước 812.036 người, với 98% bao phủ, người tham gia BHYT phải đạt 795.795 người, trong khi ước khả năng thực hiện với các nguồn lực và chính sách như hiện nay, nếu không có chính sách bổ sung chỉ đạt 747.248 người, thiếu khoảng 48.000 đến 50.000 người.

(Phần I, phụ lục số 1 kèm theo).

4. Sự cần thiết

Từ các khó khăn, hạn chế, nguyên nhân đã nhận diện và đánh giá, phân tích, để thực hiện tốt chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2205, cần thiết sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp tích cực của các cấp, ngành, với sự phân công trách nhiệm cụ thể và các giải pháp hiệu quả ở từng cấp, từng ngành, đặc biệt là sự phối hợp của cơ quan chuyên trách thực hiện chính sách và các cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó cn nghiên cứu xây dựng các chính sách hỗ trợ BHYT bổ sung cho một số đối tượng khó khăn, thu nhập thấp...; sự điều phối thng nhất và hiệu qucác nhiệm vụ và giải pháp giữa các cấp, ngành theo lộ trình để đạt mục tiêu bao phủ BHYT 98% dân số vào năm 2025.

Xuất phát từ Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương đảng, Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ Lào Cai 2021-2025; các Kế hoạch, Chương trình hành động đã ban hành; sự đánh giá, phân tích và nhận diện chính xác, đầy đủ các khó khăn, hạn chế, nguyên nhân giai đoạn 2018-2021. Đề án BHYT toàn dân giai đoạn 2022-2025 là nhu cầu cần thiết, khách quan đ thng nhất về tổ chức thực hiện, về các giải pháp, các chính sách hỗ trợ nhm đạt mục tiêu chính trị đã đề ra.

II. Căn cứ xây dựng

- Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo him y tế năm 2014;

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Quyết định số 546/QĐ-TTg ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chtiêu thực hiện bao phủ Bảo hiểm y tế giai đoạn 2022 - 2025;

- Nghị quyết 01-NQ/ĐH 16/10/2020 Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm k 2020-2025.

- Các Đề án số 07-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tnh ủy Lào Cai về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số tỉnh Lào Cai trong tình hình mới giai đoạn 2020 - 2025 (Đề án số 07); Đề án số 10-ĐA/TU ngày 11/12/2020 về giảm nghèo bền vững tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2025 (Đề án số 10) và các Chương trình, Kế hoạch của UBND tỉnh trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

- Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 01/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Thông báo số 1931-TB/TU ngày 19/9/2022 của Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai về Đán phát triển bo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022 - 2025.

- Kết quả thực hiện chính sách BHYT giai đoạn 2018-2021 của tỉnh.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Mrộng, tăng nhanh và bền vững số người tham gia BHYT, nhất là BHYT tự mua, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 01-NQ/ĐH 16/10/2020 đại hội đại biểu Đảng bộ tnh Lào Cai lần thứ XVI 2020-2025. Phấn đấu chỉ tiêu bao phủ BHYT đến năm 2025 đạt từ 98% trở lên.

2. Mục tiêu cụ thể

(1) 100% người lao động tham gia BHYT.

(2) 100%[3] học sinh, sinh viên tham gia BHYT

(3) Đạt chỉ tiêu bao ph BHYT toàn dân năm 2023 đạt 97%. Phấn đấu đến năm 2025 đạt từ 98% trở lên.

(4) Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ khám chữa bệnh BHYT của các cơ sy tế có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT đạt trên 90%[4].

II. Nhiệm vụ cụ thể

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Tiếp tục tăng cường sự nh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn th, huy động cả hệ thống chính trị nhất là tại cơ sở, huy động tối đa nguồn lực, huy động toàn dân tham gia triển khai chính sách BHYT toàn dân; bo đảm sự phối hợp đồng bộ, nhất quán, chặt chẽ giữa các sở, ngành, giữa tỉnh và địa phương; thường xuyên quán triệt các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHYT các cấp.

- Cấp ủy, chính quyền các cấp ra Nghị quyết chuyên đề về triển khai BHYT, xây dựng chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện Nghị quyết; chịu trách nhiệm chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp thực hiện Chương trình, Kế hoạch đề ra nhằm tăng tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn, bảo đảm chỉ tiêu Kế hoạch bao phBHYT chung toàn tỉnh.

2. Công tác tuyên truyền, vận động

- Tạo thuận lợi để người dân tích cực, chđộng tham gia vào quá trình truyền thông, dần chuyn biến nhận thức, hình thành thói quen và biến thành nhu cầu tự thân về bảo hiểm y tế, bảo hiểm ngân sách chi tiêu hộ gia đình trước các rủi ro về m đau, tai nạn trong lao động và sinh hoạt học tập.

- Tăng cường vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng, khai thác ưu điểm của truyền thông trên mạng xã hội trong việc truyền thông, vận động nhân dân, người lao động tham gia BHYT. Chú trọng tăng cường truyền thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ở các xã hoàn thành nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao; theo hộ gia đình nhằm góp phần tăng tỷ lệ tham gia BHYT.

- Sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội nông dân, liên đoàn lao động trong tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và người thân tham gia BHYT.

- Xây dựng, phát huy mô hình tổ dân phố, thôn bản, nhà trường, doanh nghiệp... 100% tham gia BHYT tiêu biểu.

3. Tăng trưởng người tham gia BHYT bền vững ở các nhóm đối tượng giai đoạn 2022-2025

- Ban hành chính sách hỗ trợ một phần mức đóng từ ngân sách địa phương cho một số nhóm đối tượng có khó khăn đặc thù như học sinh, sinh viên, người cao tuổi chưa được ngân sách hoặc quỹ BHXH mua thẻ BHYT, người dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, ít người.

- Cơ quan Bảo hiểm tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển người tham gia BHYT ở tất cả các nhóm theo Luật BHYT, cụ thể như sau:

+ Tăng cường qun lý đối tượng, kiểm tra, thanh tra với các đơn vị sử dụng lao động đăng ký tham gia đầy đủ lao động, đúng đối tượng, đúng mức đóng, phương thức đóng cho nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Bảo đảm 100% cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, các đơn vị sự nghiệp công lập được đăng ký BHYT kịp thời; Phấn đấu 100% người có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá th, cá nhân có thuê mướn lao động được đăng ký đóng BHYT đầy đủ và kịp thời.

+ Quản lý chặt chẽ và đăng ký tham gia đầy đủ cho nhóm do tổ chức bo hiểm xã hội đóng. Bo đảm 100% người đang hưởng trợ cấp BHXH thuộc đối tượng ở nhóm này được đăng ký BHYT kịp thời.

+ Phối hợp các cơ quan liên quan theo phân cấp, phân quyền quản lý, rà soát, đăng ký tăng, gim kịp thời, đúng đối tượng, mức đóng với nhóm do ngân sách nhà nước đóng. Bo đảm 100% người thuộc đối tượng ở nhóm này được đăng ký BHYT đúng, đủ và kịp thời.

+ Nâng cao hiệu quả quản lý công tác phát triển nhóm đối tượng được ngân sách hỗ trợ một phần (như học sinh, sinh viên) và nhóm tự đóng hoàn toàn theo hộ gia đình. Đẩy mạnh và đa dạng các phương thức tuyên truyền, vận động, nâng cao số lượng, chất lượng hệ thống đại lý thu đến từng xã, phường, thị trấn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ kiêm nhiệm BHYT ở nhà trường, tăng cường sự phối hợp các ngành, hội, đoàn thể...vận động 100% người dân thuộc đối tượng ngân sách hỗ trợ một phần mức đóng tham gia BHYT; vận động người dân bị tác động bởi các chính sách giảm hỗ trợ NSNN đóng BHYT chuyn sang mua BHYT hình thức tự đóng theo hộ gia đình.

+ Huy động nguồn lực xã hội hóa để mua tặng thẻ BHYT nhóm tự đóng theo hộ gia đình cho người có hoàn cảnh khó khăn.

+ Phối hợp với các ngành được Chính phủ giao quản lý chặt chẽ nhóm đối tượng khác do Chính phủ quy định.

4. Bảo đảm bền vững chỉ tiêu BHYT ở xã hoàn thành nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao.

Các xã hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới từ 2022 tr đi phải bảo đảm tối thiểu 98% bao phủ BHYT. Có giải pháp duy trì tỷ lệ bao phủ sau khi được công nhận nông thôn mới. Các xã nông thôn mới nâng cao phải duy trì đạt trên 99% bao phủ BHYT.

5. Phát động phong trào xã hội hóa, huy động các nguồn tài trợ ngoài ngân sách, mua thẻ tặng cho các đối tượng có khó khăn.

Cơ quan thực hiện chính sách BHYT tham mưu UBND tỉnh, hàng năm phát động phong trào xã hội hóa quyên góp, ng hộ tặng thẻ BHYT cho người có khó khăn chưa có thẻ BHYT. Một mặt kịp thời giúp đỡ một bộ phận nhân dân có khó khăn mà chính sách chưa phhết, mặt khác qua đó nâng cao nhận thức của cộng đồng về tính nhân văn, ưu việt ở chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước.

6. Triển khai hiệu quả, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của Đề án số 7, Đề án số 10 và Nghị quyết số 27.

Đề án BHYT toàn dân có mối liên hệ mật thiết đến Đề án số 07 và Đề án số 10. Do đó một trong các nhiệm vụ quan trọng là triển khai hiệu quả, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của Đề án số 07, Đề án số 10 và Nghị quyết số 27.

III. Giải pháp thực hiện

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự điều hành của chính quyền, phát huy vai trò giám sát, tuyên truyền chính sách của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội với công tác BHYT

- Ban hành Kế hoạch phát triển BHYT cho giai đoạn 2022-2025 của tỉnh Lào Cai, làm cơ sở cho các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện.

- Các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra triển khai và chấp hành chính sách pháp luật BHYT.

- Đảng viên và gia đình gương mẫu, đi đầu trong tuyên truyền chính sách, pháp luật BHYT; vận động người thân tham gia BHYT;

- Xây dựng và giao chtiêu thực hiện bao phBHYT vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm đến cấp xã;

- Đưa nhiệm vụ triển khai chính sách, pháp luật BHYT là một trong các chỉ tiêu đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền các cấp hàng năm;

- Đưa nhiệm vụ phát triển BHYT trong đoàn viên, hội viên của các hội, đoàn thlà một trong các chỉ tiêu đánh giá hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của các hội, đoàn thể;

- Nghiên cứu đưa nội dung 100% thành viên gia đình tham gia BHYT vào tiêu chí xét gia đình văn hóa.

2. Đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT từ cấp tỉnh đến cấp xã

- Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT các cấp đẩy mạnh sự chỉ đạo, điều phối sự phối hợp của các cấp, ngành trong triển khai chính sách BHYT.

- Tích cực tham gia nhiệm vụ tham mưu UBND cùng cấp: Xây dựng Kế hoạch phát triển BHXH, BHYT giai đoạn và hàng năm trên địa bàn; xây dựng chỉ tiêu Kế hoạch phát triển BHYT trình HĐND cùng cấp ban hành Nghị quyết giao chtiêu bao phủ BHYT vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm đến cấp xã.

- Điều phi hiệu quả hành động của các cấp, ngành liên quan đến thực hiện chính sách BHYT để đạt mục tiêu chính trị đề ra trong nhiệm kỳ.

- UBND cấp xã giao chỉ tiêu vận động, phát triển BHYT đến từng thôn, bản, t dân phlàm căn cứ đánh giá chất lượng hoạt động ở cấp này hàng năm.

3. Đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách BHYT

- Công tác tuyên truyền chính sách BHYT phải có sự phối hợp tích cực, tham gia của toàn bộ hệ thng chính trị và có tính thường xuyên, liên tục, nhất quán.

- Nâng cao tính thiết thực, theo chiều sâu trong nội dung tuyên truyền chính sách BHYT. Nội dung tuyên truyền cn đi sâu vào vn đcụ thể, thiết thực, giúp nhân dân có đủ thông tin về cách thức, quy trình, nơi thực hiện các thủ tục về BHYT, nơi để đạt kiến nghị, hỗ trợ giải đáp thắc mc, phản ánh tiêu cực, ...

- Có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cấp, ngành. Đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy với các cấp, ngành và các hội, đoàn thể, cơ quan báo chí. Phát huy hiệu quả quy chế phối hợp tuyên truyền đã ký kết giữa Ban tuyên giáo tnh ủy và cơ quan BHXH tỉnh.

- Chú trọng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, bảo đảm tính phong phú, đa dạng phù hợp với từng loại đối tượng. Quan tâm đến các hình thức như: Tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên, tăng cường tuyên truyền miệng và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đi thoại trực tiếp với nhân dân, quan tâm đến tuyên truyền trên mạng xã hội để thích ứng với thời kỳ chuyển đổi số; nâng cao chất lượng, thời lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, các ấn phẩm bằng tiếng dân tộc thiểu số để đưa thông tin đến với người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng lấy sự hài lòng người bệnh là trung tâm, là mục tiêu phn đấu, đó chính là một hình thức tuyên truyền hiệu quả.

- Phát huy lợi thế tuyên truyền miệng, như: nói chuyện chuyên đề, đối thoại chính sách... truyền thanh cơ sở, tủ sách pháp luật, các hình thức văn hóa, văn nghệ, thi tìm hiểu với các đối tượng hội viên, đoàn viên của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Kết hợp tổ chức hội nghị phổ biến pháp luật cho cán bộ, đng viên cấp cơ sở, đặc biệt là chi bộ dân cư để chính sách BHYT thấm đến tận từng đng viên, từng gia đình, từng người dân. Đồng thời tuyên truyền trên các nền tảng số để lan tỏa thông tin đến người dân rộng khắp và nhanh nhất.

- Phát huy vai trò của báo cáo viên của đảng, cộng tác viên, đại lý thu của BHXH, vai trò của Bí thư chi bộ khu dân cư thôn, bản, tổ dân phố, trưởng thôn xóm, y sỹ, y tá điều dưng viên và người nhà bệnh nhân... đặc biệt cần tăng cường truyền thông ở các địa phương tỷ lệ bao phủ chưa cao, hoặc xã sắp ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn.

4. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục tư tưng, nâng cao y đức, tinh thần thái độ chăm sóc người bệnh, thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử do Bộ Y tế ban hành.

- Quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhằm đảm bảo có đủ nguồn nhân lực về số lượng, đáp ứng yêu cầu chất lượng phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân.

- Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Công khai minh bạch các khoản thu viện phí để người bệnh cùng giám sát và kiểm soát. Có hệ thống theo dõi đánh giá phản hồi sự hài lòng của người bệnh.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị y tế, xây dựng, cải tạo, mở rộng cơ sở hạ tầng. Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế tuyến dưới, đặc biệt là Trạm y tế xã.

- Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi nhất cho người tham gia BHYT khi khám, chữa bệnh, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, ng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện và quản lý khám, chữa bệnh.

5. Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ và tiến tới cân đối quỹ BHYT

- Tăng cường thực hiện công tác quản lý thu, thanh tra, kiểm tra, đôn đốc giảm nợ và phát triển người tham gia BHYT, đặc biệt ở khi doanh nghiệp tư nhân.

- Quản lý và sử dụng quỹ BHYT tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ BHYT.

- Tăng cường công tác giám định BHYT. Áp dụng các phương pháp giám định BHYT hiện đại trên nền tảng ứng dụng số.

6. Ban hành chính sách hỗ trợ với một số đối tượng có khó khăn

Xây dựng chính sách hỗ trợ từ ngân sách giai đoạn 2022-2025 với một số đối tượng cần trợ giúp về BHYT như: người dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù, ít người (Bố Y) sinh sống tại các xã không thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, hoặc mới thoát nghèo chưa có chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT; người cao tuổi từ 61 đến đủ 79 tuổi chưa có thẻ BHYT; học sinh, sinh viên có hộ khu thường trú tại 65 xã hoàn thành nông thôn mới.

7. Phát động phong trào xã hội hóa, huy động các nguồn tài trợ ngoài ngân sách, mua thẻ tặng cho các đối tượng có khó khăn.

Cơ quan BHXH tỉnh chủ trì, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp, hàng năm vào tháng nhân đạo, phát động phong trào hoạt động nhân đạo tặng thẻ BHYT cho người có khó khăn trong toàn tỉnh. Huy động rộng rãi sự đóng góp của cộng đồng Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

8. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của BHXH tỉnh Lào Cai trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về chính sách BHYT trong đó đặc biệt coi trọng tuyên truyền, vận động tham gia BHYT hộ gia đình, học sinh, sinh viên.

- Giao chỉ tiêu Kế hoạch hàng năm về phát triển người tham gia BHYT, trong đó có BHYT Hộ gia đình phù hợp từng địa phương. Có giải pháp hiệu quả trong thực hiện và kiểm soát thực hiện Kế hoạch đề ra.

- Bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức BHXH làm công tác quản lý thu BHYT, nhất là viên chức làm nghiệp vụ truyền thông phát triển người tham gia và quản lý các đại lý thu.

- Củng cố, mở rộng, nâng cao chất lượng hệ thống đại lý thu. Đa dạng hóa các loại hình đại lý. Mở rộng số điểm thu đến từng xã, phường, thị trấn. Tăng số lượng nhân viên đại lý thu và cộng tác viên tuyên truyền. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho nhân viên đại lý thu và nhân viên thực hiện BHYT nhà trường. Tăng cường kiểm soát hoạt động của các đại lý thu.

- Phối hợp các Ngành, Đoàn thể, Doanh nghiệp, tổ chức xã hội... huy động nguồn ng hộ mua tặng thẻ BHYT cho người có khó khăn.

- Cải cách hành chính, đơn giản thủ tục, áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động quản lý thu, giám định chi khám, chữa bệnh BHYT nói chung và BHYT hộ gia đình nói riêng, tạo thuận lợi tối đa cho nhân dân tham gia và thụ hưởng chính sách BHYT.

IV. Nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án

- Dự kiến ngân sách trung ương đóng, hỗ trợ đóng BHYT giai đoạn 2022-2025: 1.499.334 triệu đồng.

- Dự kiến ngân sách địa phương hỗ trợ đóng BHYT giai đoạn 2022-2025:

+ Chính sách hỗ trợ BHYT cho hộ cận nghèo theo Nghị quyết 09/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 là: 43.416 triệu đng (đang thực hiện)

+ Chính sách mới với mức hỗ trợ tạm tính là: 43.763 triệu đồng.

(Phụ lục 2 kèm theo)

V. Hiệu quả đề án

- Về Kinh tế: Giảm dần sự phụ thuộc vào NSNN thông qua hỗ trợ có chọn lọc với một số nhóm đối tượng, phát động được phong trào xã hội hóa, thu hút toàn dân quan tâm và tham gia BHYT. Bảo đảm nguồn tài chính y tế quan trọng cho chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Về Xã hội: Góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của nhân dân và người lao động về BHYT; Giảm tác động tiêu cực do sự thay đổi đột ngột của các chính sách; Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ BHYT; Tăng sự hài lòng của nhân dân về dịch vụ BHYT của Nhà nước; Qua đó đảm bảo công tác chăm sóc, bo vệ sức khỏe nhân dân, tạo nim tin của nhân dân, cng cố an ninh trật tự an toàn xã hội.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT-BHXH tỉnh chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tổ chức kiểm tra, giám sát, thực hiện Đề án.

II. Phân công trách nhiệm

1. Sở Y tế

- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, BHXH tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh tham mưu đánh giá tỷ lệ bao ph BHYT trên dân số của tỉnh; tham mưu chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng chưa có thẻ.

- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT bảo đảm quyền lợi cho người có thẻ BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định; có giải pháp để ngăn chặn tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT; quản lý và sử dụng có hiệu quả kinh phí khám, chữa bệnh BHYT trong phạm vi dự toán được giao.

- Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo; Trường Cao Đẳng Lào Cai; Phân Hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai và các đơn vị liên quan về y tế học đường bo đảm 100% các sở giáo dục đủ điều kiện trích kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu vào năm 2025.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.

- Chtrì phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban dân tộc, các sở, ngành liên quan, tham mưu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT từ ngân sách địa phương cho một số nhóm đối tượng như: Học sinh, sinh viên; Người cao tuổi từ 61 tuổi đến 79 tuổi; Người đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, ít người.

2. Bảo hiểm xã hội tỉnh

2.1. Đy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT

- Tăng cường truyền thông chính sách pháp luật về BHYT đến tất cả các tầng lớp nhân dân, đặc biệt quan tâm tuyên truyền đến các đối tượng không tiếp tục được cấp thẻ BHYT do thay đi chính sách đối với các xã, thôn đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 861/QĐ-TTG ngày 04/6/2021 của Thtướng Chính phủ và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc; người thuộc hộ gia đình nghèo thoát nghèo... để người dân hiu rõ về vai trò, quyền lợi, ý nghĩa, tính nhân văn của chính sách BHYT đối với cuộc sống của mình, khắc phục tư tưng trông chờ, lại, chuyển sang tham gia BHYT theo hình thức tự đóng phí. Đổi mới đa dạng hóa phương thức tuyên truyền, như: truyền thông đại chúng, mạng xã hội, tuyên truyền miệng, đối thoại chính sách, hội nghị phổ biến chính sách, hệ thống loa truyền thanh cơ sở tại xã phường và thôn, tổ dân phố...

- Kết hợp giữa các hình thức tuyên truyền truyền thống với các hình thức truyền thông số, truyền thông đa phương tiện; kết hợp giữa hình thức tuyên truyền thường xuyên với hình thức tuyên truyền theo chiến dịch nhm đáp ứng nhu cầu đa dạng, tiện ích cho người dân ở mọi lứa tuổi.

2.2. Nâng cao chất lượng, năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, cải cách thtc hành chính

- Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, viên chức trong phục vụ người dân, doanh nghiệp, tăng mức độ hài lòng của người tham gia BHYT để lan tỏa, thu hút nhiều người dân tham gia.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính khám chữa bệnh BHYT, thay đổi tác phong phục vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ; tiếp tục hỗ trợ cài đặt sử dụng, ứng dụng VssID để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT tiếp cận thông tin, thực hiện dịch vụ công một cách tiện lợi, d dàng; đơn giản hóa các quy trình thủ tục đăng ký đóng -ng BHYT; bảo đảm giải quyết kịp thời, thuận tiện, đầy đủ quyền lợi cho người tham gia BHYT.

- Tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có số nợ lớn, thời gian nợ kéo dài; kiểm tra chi phí khám, chữa bệnh BHYT.

- Mrộng và củng cố hệ thống đại lý thu bao phủ địa bàn 152 xã phường thị trấn, nâng cao năng lực của nhân viên đại lý, đào tạo kỹ năng tuyên truyền vận động chính sách.

- Phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ đóng BHYT từ ngân sách địa phương cho một số nhóm đối tượng như: Học sinh, sinh viên; Người cao tuổi từ 61 tuổi đến 79 tuổi; Người đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, ít người.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với BHXH tỉnh và các cơ quan, đơn vị thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT nhằm nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp về ý nghĩa, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHYT.

- Hướng dẫn rà soát, lập danh sách cấp thẻ BHYT cho các đối tượng thuộc ngành quản lý, đảm bảo kịp thời đúng đối tượng, tránh trùng lặp.

- Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về bo him y tế thuộc lĩnh vực quản lý.

- Phối hợp với Sy tế, các s, ngành liên quan, xây dựng chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT từ ngân sách địa phương cho một số nhóm đối tượng do ngành quản lý.

4. Ban Dân tộc tỉnh

- Phối hợp các ngành liên quan, kiểm tra, giám sát việc lập danh sách tham gia BHYT với người dân tộc thiểu số được ngân sách đóng, hỗ trợ đóng một phần.

- Phối hợp tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số không thuộc diện được ngân sách hỗ trợ, tham gia BHYT theo hình thức tự mua thẻ BHYT.

- Phi hp với Sy tế, các sở, ngành liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT từ ngân sách địa phương cho nhóm đối tượng người đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, ít người.

5. Sở Tài chính

- Hướng dẫn, giám sát, đôn đốc các đơn vị liên quan trong việc lập dự toán NSNN hàng năm về BHYT, bo đảm kịp thời, đúng quy định.

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ nguồn kinh phí mua thẻ BHYT cho đối tượng được ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ đóng BHYT theo đúng quy định.

- Tiếp tục phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí đóng BHYT cho một số đối tượng khó khăn chưa được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT trong khả năng cân đối của ngân sách địa phương giai đoạn 2022 - 2025.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ động tham mưu, tổng hợp, đưa chỉ tiêu thực hiện chính sách BHYT trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh; thực hiện quản lý Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan; phối hợp xử lý các doanh nghiệp trên địa bàn vi phạm pháp luật về BHYT.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện về chỉ tiêu BHYT đối với nhóm đối tượng do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý; tổ chức tuyên truyền, vận động bảo đảm đạt 100% học sinh sinh viên tham gia BHYT; tuyên truyền, vận động phụ huynh của học sinh, sinh viên tham gia BHYT tự đóng theo hộ gia đình.

- Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện nghiêm túc pháp luật về BHYT cho học sinh, sinh viên. Đưa chỉ tiêu tham gia BHYT vào tiêu chí đánh giá thi đua hng năm đối với các trường học.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan hướng dẫn thành lập, kiện toàn y tế trường học để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.

- Phối hợp với BHXH tỉnh tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động học sinh, sinh viên tham gia BHYT.

- Phối hợp với Sở y tế, các sở, ngành liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ đóng BHYT từ ngân sách địa phương cho nhóm đối tượng học sinh, sinh viên.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chđạo, định hướng các cơ quan truyền thông của tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách BHYT, nhất là thủ tục và quyền lợi của người dân được hưng khi đi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT.

- Phối hợp với BHXH tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHYT trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thng truyền thanh cơ sở.

9. Cục Thuế tỉnh

- Thực hiện đầy đủ quy chế chia sẻ dliệu với cơ quan BHXH. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế phối hợp với quan BHXH rà soát, đối chiếu số lượng lao động, mức thu nhập của người lao động kê khai thuế với số lao động, mức thu nhập đăng ký đóng BHYT.

- Hằng năm, căn cứ kết quthanh tra, kiểm tra thuế, cơ quan thuế thông báo tình hình trích nộp BHYT của các doanh nghiệp, tổ chức chi trả được thanh tra, kiểm tra trong kỳ với cơ quan BHXH tỉnh.

10. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh

Phối hợp với cơ quan BHXH trong công tác tuyên truyền, rà soát các doanh nghiệp, hợp tác xã do mình quản lý trong việc chấp hành chính sách pháp luật về BHYT

11. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tham gia BHYT, đảm bảo an sinh cho người dân trên địa bàn tỉnh. Tổ chức đối thoại chính sách BHXH, BHYT, BHTN với đoàn viên, hội viên. Thực hiện chức năng giám sát thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn.

12. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh

Phối hợp với các cơ quan tổ chức liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, đối thoại pháp luật về BHYT trong hệ thống Công đoàn và trong công chức, viên chức, công nhân, người lao động; tham gia quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách về BHYT và hoạt động kiểm tra, giám sát, đảm bảo quyn lợi chính đáng, hợp pháp cho người lao động.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về tổ chức thực hiện chỉ tiêu bao phủ BHYT hàng năm tại địa phương.

- Căn cứ chỉ tiêu UBND tỉnh giao hằng năm, xây dựng kế hoạch và đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn; giao chỉ tiêu cụ thể cho UBND các xã, phường, thị trấn; đánh giá việc thực hiện trong báo cáo tình hình thực hiện phát triển kinh tế, xã hội hằng tháng của địa phương;

Giao chỉ tiêu phát triển BHYT đối với HSSV đối với các đơn vị trường học trong việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHYT đối với HSSV; Đưa chỉ tiêu tham gia BHYT vào tiêu chí đánh giá thi đua hằng năm đối với các trường học trên địa bàn.

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với cơ quan BHXH trong việc rà soát, lập danh sách cấp thẻ BHYT đầy đủ cho trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, người có công với cách mạng, người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng...để hưởng chính sách về khám, chữa bệnh BHYT theo quy định của nhà nước.

- Chđạo và tham mưu thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thực hiện pháp luật về BHYT tại địa phương.

III. Chế độ kiểm tra, giám sát, thông tin - Báo cáo, sơ kết, tổng kết.

Chế độ đôn đốc, giám sát, kiểm tra thực hiện đề án: Giao BHXH tỉnh là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, hằng năm xây dựng Kế hoạch công tác phối hợp các sở, ngành thực hiện đôn đốc, giám sát, kiểm tra tại UBND cấp huyện, UBND cấp xã về việc triển khai Đ án.

Chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưng: Định kỳ 6 tháng, hằng năm, giữa và cuối giai đoạn, Sở Y tế có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các địa phương có liên quan báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án với UBND tỉnh; tham mưu UBND tỉnh khen thưng các tập thể, cá nhân có thành tích; chủ động bổ sung điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực tế, đảm bảo hoàn thành thng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- BHXH Việt Nam;
-
TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- UBM
TTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Báo Lào Cai;
- Đài PTTH tỉnh;
- UBN
D các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- C
ng TTĐT tỉnh;
- Lưu VT, T
H3, NLN2, VX(1,2).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trịnh Xuân Trường

 

PHỤ LỤC 01

TỶ LỆ BAO PHỦ BHYT GIAI ĐOẠN 2018-2021 VÀ DỰ BÁO NGƯỜI THAM GIA BHYT, TỶ LỆ BAO PHỦ MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Đề án số 333/ĐA-UBND ngày 03/10/2022 của UBND tnh)

TT

CH TIÊU

NĂM 2018

NĂM 2019

NĂM 2020

NĂM 2021

Q1 NĂM 2022

ƯỚC 2022

ƯỚC 2023

ƯỚC 2024

ƯỚC 2025

I

 

PHẦN I: S LIỆU 2018-2021 VÀ D BÁO 2022-2025

 

N1

DÂN S

720.829

733.337

746.355

758.408

771.387

771.387

784.538

797.792

812.036

 

N2

TỶ LỆ BAO PH BHYT (N2=N3/N1)

97,8%

96,5%

96,0%

85,3%

88,5%

90,9%

91,4%

91,8%

92,0%

 

N3

NGƯỜI THAM GIA BHYT TOÀN TNH

704.961

707.882

716.238

647.158

682.810

700.885

717.178

732.419

747.248

1

 

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

62.039

60.902

57.992

58.172

58.847

59.503

60.340

61.651

63.082

2

 

Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng

21.235

21.861

23.136

23.302

23.178

23.721

24.280

24.853

25.443

3

 

Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

535.707

529.207

533.980

404.068

434.215

438.327

428.757

418.512

406.716

4

 

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

43.823

45.322

48.001

79.518

91.320

91.837

99.405

107.897

117.445

5

 

Nhóm tham gia bo hiểm y tế theo hộ gia đình (nếu không có chính sách bổ sung)

42.157

50.590

53.129

82.098

75.250

87.497

104.396

119.506

134.562

6

 

Nhóm do người sử dụng lao động đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

PHẦN II: SLIỆU MỤC TIÊU ĐÁN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH BSUNG GIAI ĐOẠN 2022-2205

1

N4

Tlệ bao phủ BHYT theo mục tiêu đề án giai đoạn 2022-2025

 

 

 

 

 

95,0%

97,0%

97,5%

98,0%

2

N5

Sngười tham gia theo mục tiêu đề án giai đoạn 2022-2025 (N5=N1*N4)

 

 

 

 

 

732.818

761.002

777.847

795.795

3

N6

Tổng số người thiếu ht BHYT cần chính sách hỗ trợ bổ sung

 

 

 

 

 

31.933

43.824

45.428

48.547

4

CS1

Chính sách hỗ trợ bổ sung cho người cao tuổi từ 61 tuổi đến đủ 79 tuổi chưa có thẻ BHYT

 

 

 

 

 

13.826

14.065

14.309

14.556

CS2

Chính sách hỗ trợ bổ sung cho học sinh sinh viên thường trú tại 65 xã thoát khó khăn

 

 

 

 

 

7.127

19.546

19.884

20.228

CS3

Hỗ trợ 100% mức đóng cho người đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, ít người (Bố Y).

 

 

 

 

 

1.078

1.078

1.078

1.078

5

 

Công tác vận động, xã hội hóa, huy động đóng góp từ các nguồn khác

 

 

 

 

9.902

9.135

10.157

12.685

 

PHỤ LỤC 02

NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐÓNG, HỖ TRỢ ĐÓNG BHYT CHO GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Đề án số 333/ĐA-UBND ngày 03/10/2022 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đng

TT

CHỈ TIÊU

2023

2024

2025

Tng 2022-2025

 

 

 

Người

NSTW

NSĐP

Người

NSTW 

NSĐP

Người

NSTW

NSĐP

Người

NSTW

NSĐP

 

 

Tổng nguồn NSTW và NSĐP đóng, hỗ trợ đóng BHYT giai đoạn 2022-2205

531.427

387.020

27.533

525 541

368.364

26.122

518.463

362.982

24.830

105.822

1.508.263

87.179

I

 

Nhóm 3: do ngân sách nhà nước đóng (100%)

428.757

344.975

0

418.512

336.733

0

406.716

327.244

0

0

1.361.633

0

1

QN

QN: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam...

-

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

CA

CA: Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sỹ quan, chiến sỹ nghĩa vụ đang công tác trong lực lượng công an nhân dân...

-

-

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

CY

CY: Người làm công tác cơ yếu hưng lương như đối với quân nhân ...

9

7

0

9

7

0

8

7

0

0

29

0

4

XN

XN: Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưng trợ cp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước

167

134

0

160

128

0

153

23

0

0

526

0

5

MS

MS: Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sc lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước

149

119

0

148

119

0

148

119

0

0

478

0

6

CC

CC: Người có công với cách mạng..

35

29

0

37

30

0

39

32

0

0

117

0

7

CK

CK: Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về người có công với cách mạng, trừ các đối tượng được cấp mã CC

3.321

2.672

0

3.231

2.599

0

3.143

2.529

0

0

10.547

0

8

CB

CB: Cựu chiến binh theo quy định pháp luật vcựu chiến binh;

7.469

6.009

0

7.834

6.304

0

8.218

6.612

0

0

24.654

0

9

KC

KC: Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975; thanh niên xung phong ...trừ các đối tượng được cấp mã CC, CK và CB;

11.307

9.097

0

13.287

10.690

0

15.613

12.562

0

0

40.092

0

10

HD

HD: Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

838

674

0

802

646

0

768

618

0

0

2.642

0

11

TE

TE: Trẻ em dưới 6 tuổi, kể cả trẻ đủ 72 tháng tuổi mà trong năm đó chưa đến kỳ nhập học;

85.141

68.504

0

83.928

67.529

0

82.733

66.567

0

0

272.095

0

12

BT

BT: Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

9.738

7.835

0

10.116

8.139

0

10.508

8.455

0

0

31.97

0

13

HN

HN: Người thuộc hộ gia đình nghèo;

103.921

83.615

0

99.764

80.270

0

95.774

77.059

0

0

328.043

0

14

DT

DT: Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đc biệt khó khăn;

183.913

147.977

0

177.295

142.651

0

68.474

135.554

0

0

578.451

0

15

DK

DK: Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;

15.031

12.094

0

13.993

11.259

0

13.027

10482

0

0

46.825

0

16

TS

TS: Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưng liệt sỹ

483

388

0

490

394

0

497

400

0

0

1.565

0

17

TC

TC: Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng được cấp mã TS;

506

407

0

511

411

0

516

415

0

0

1.637

0

18

TQ

TQ: Thân nhân của đi tượng được cấp mã QN;

2.716

2.186

0

2682

2.158

0

2.649

2.131

0

0

8.688

0

19

TA

TA: Thân nhân của đối tượng được cấp mã CA;

3.962

3.188

0

4.173

3.357

0

4.394

3.536

0

0

13.108

0

20

TY

TY: Thân nhân của đối tượng được cấp mã CY;

27

2

0

28

23

0

30

24

0

0

88

0

21

HG

HG: Người đã hiến bộ phận cơ thngười theo quy định của pháp luật:

4

3

0

4

3

0

4

3

0

0

13

0

22

LS

LS: Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam;

10

8

0

10

8

0

10

8

0

0

32

0

23

PV

PV: Người phục vụ người có công với cách mạng

10

8

0

10

8

0

10

8

0

0

32

0

II

 

Nhóm 4: được ngân sách nhà nước htrợ ….

67.981

37.327

9.999

71.758

26.831

11.499

75.885

30.855

13.224

0

 128.772

43.416

1

CN

CN: Người thuộc hộ gia đình cn nghèo (NSTW 70% NSĐP 30%)

9.999

23.331

9.999

11.499

26.831

11.499

13.224

30.855

13.224

-

101.304

43.416

2

GB

GB: Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình (NSTW 30%)

-

-

-

0

-

0

0

-

0

0

0

0

3

HS

HS: Học sinh đang theo học tại các cơ s giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (NSTW 30%)

57.287

13.828

-

59.380

0

0

61.550

0

0

0

27.168

0

4

SV

SV: Sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (NSTW 30%)

695

168

-

879

0

0

1.111

0

0

0

300

0

III

 

Nhóm chính sách hỗ trợ bổ sung tNSĐP

34.689

4.718

17.534

35.271

4.800

14.623

35.862

4.883

11.606

105.822

17.858

43.763

 

CS1

Chính sách htrợ người cao tuổi từ từ 61 tuổi đến đủ 79 tuổi chưa có thBHYT (Mức hỗ trợ 70% tại 2022, gim 10% còn 60% vào năm 2023, giảm 10% còn 50% vào năm 2024, năm 2025 giữ mức 50%)

14.065

-

5.658

14.309

-

5.757

14.556

-

5.856

42.930

0

17.271

 

CS2

Chính sách hỗ trợ bổ sung (ngoài mức 30% của NSTW) cho học sinh sinh viên thường trú tại 65 xã thoát khó khăn (70% năm 2022, 50% năm 2023, 30% năm 2024, 10% năm 2025)

19.546

4.718

11.009

19.884

4.800

7.999

20.228

4.883

883

59.658

8.929

23.891

 

CS3

Chính sách hỗ trợ 100% mức đóng cho người đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, ít người (Bố Y)

1.078

 

867

1.078

 

867

1.078

 

867

3.234

8.929

2.601

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích:

CS1: Hỗ trợ một phần mức đóng cho người cao tuổi từ 61 tuổi đến đủ 79 tuổi chưa có thẻ BHYT do NSNN đóng 100%, hoặc quỹ BHXH cp. Mức hỗ trợ đều 50%/năm.

CS2: Chính sách hỗ trợ bổ sung từ NSĐP (ngoài mức 30% của NSTW) với mức 70% từ 2023, gim dần còn 50% năm 2024 và 30% năm 2025 cho học sinh sinh viên đăng ký thường trú tại 65 xã thoát khó khăn.

CS3: Chính sách hỗ trợ 100% mức đóng cho người đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, ít người (Bố Y)

 

PHỤ LỤC 3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 861/QĐ-TTG ĐẾN NGƯỜI THAM GIA BHYT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Đề án số 333/ĐA-UBND ngày 03/10/2022 của UBND tỉnh)

STT

Đơn v

Tổng người giảm thẻ BHYT theo Quyết định 861/QĐ-TTg từ 01/7/2021

Số người đã tiếp tục tham gia BHYT đến 31/7/2022

Số người còn phải tiếp tc vn đng tham gia BHYT

Tổng cộng: trong đó

Hộ gia đình

Học sinh

Các nhóm đối tượng khác

A

B

1

2=3+4+5

3

4

5

6=1-2

1

Thành Phố Lào Cai

9.371

5.182

1.883

1.003

2.296

4.189

2

Huyện Bc Hà

11.246

8.750

539

477

7.734

2.496

3

Huyện Bo Thng

29.652

21.394

8.935

3.136

9.323

8.258

4

Huyện Bát Xát

5.043

4.128

213

174

3.741

915

5

Huyện Bảo Yên

14.040

9.474

3.261

1.864

4.349

4.566

6

Huyện Mường Khương

16.268

11.368

1.325

1.189

8.854

4.900

7

Thị xã Sapa

6.441

3.323

576

203

2.544

3.118

8

Huyện Si Ma Cai

10.914

6.947

285

381

6.281

3.967

9

Huyện Văn n

27.758

16.592

4.634

3.992

7.966

11.166

 

Tổng

130.733

87.158

21.651

12.419

53.088

43.575

 



[1] Theo số liệu của BHXH Việt Nam năm 2021, toàn quốc có 15 tnh ngân sách hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho học sinh sinh viên, 21 tỉnh hỗ trợ cho hộ nông lâm ngư diêm nghiệp mức sống trung bình, 60 tnh có hỗ trợ thêm cho hộ cận nghèo. Lào Cai hiện ch có chính sách hỗ trợ thêm 30% cho cận nghèo và 100% cho đối tượng HIV.

[2] Theo số liệu của BHXH Việt Nam, năm 2021 có 18 tnh có huy động hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa, mua tặng thBHYT cho người khó khăn.

[3] Quyết định số 546/QĐ-TTg ngày 29/4/2022 của Thủ tưng Chính phủ về việc giao ch tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022-2025 (Lào Cai phải đạt từ 97% người dân có thẻ BHYT).

[4] Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH TW Khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới (Mục tiêu: Tlệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; Tỉ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 80%).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Đề án 333/ĐA-UBND ngày 03/10/2022 về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.126

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.237.228
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!