Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu sửa đổi hoặc cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng. Việc sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định như sau:
>> Sửa đổi, bổ sung, rút đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
>> Đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Căn cứ Điều 172 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 69 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15), việc sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng được được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
(i) Sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng
Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay đổi, sửa chữa sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng với điều kiện phải nộp phí, lệ phí.
Trường hợp những sai sót này là do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gây ra thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải sửa chữa và chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không phải nộp phí, lệ phí.
(ii) Cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng
Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng với điều kiện phải nộp phí, lệ phí.
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 79/2023/NĐ-CP, chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng có yêu cầu sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng phải nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm những loại tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng (theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP).
- Bản sao có chứng thực Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc sai sót liên quan đến tên, địa chỉ của chủ sở hữu Bằng bảo hộ.
- Bản chính Bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ trường hợp Bằng bị mất).
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 79/2023/NĐ-CP, Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua một trong các hình thức sau đây:
- Trực tiếp;
- Qua dịch vụ bưu chính;
- Qua môi trường điện tử (thực hiện theo quy định tại Nghị định 45/2020/NĐ-CP).
Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng, cấp lại Bằng cho người đăng ký, đăng tải trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định. Bằng bảo hộ giống cây trồng sửa đổi, cấp lại phải được giữ nguyên số Bằng và ghi rõ nội dung “cấp lại” tại góc trái phía dưới của Bằng bảo hộ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho chủ sở hữu Bằng bảo hộ và nêu rõ lý do.
- Tờ khai yêu cầu sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 11) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 01) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Tờ khai kỹ thuật (Dành cho các loài chưa có Tài liệu khảo nghiệm DUS) (Mẫu số 02) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Thông báo về việc chấp nhận Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 03) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Tờ khai yêu cầu sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 04) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Thông báo về việc chấp nhận sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 05) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Nội dung tài liệu hướng dẫn khảo nghiệm DUS đối với loài cây trồng mới (Mẫu số 06) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Biên bản kiểm tra khảo nghiệm DUS do người đăng ký tự thực hiện (Mẫu số 07) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS (Mẫu số 08) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Bằng bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 10) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 12) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Đơn đề nghị phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 13) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 14) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Đơn đề nghị giao quyền đăng ký giống cây trồng (Mẫu số 15) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Đơn đề nghị cho phép sử dụng giống cây trồng (Mẫu số 16) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Đơn yêu cầu chấm dứt sử dụng giống cây trồng (Mẫu số 17) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Tờ khai đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng (Mẫu số 18) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Đơn yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng (Mẫu số 19) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Báo cáo năng lực tài chính (Mẫu số 20) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Đơn đề nghị sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc giống cây trồng (Mẫu số 21) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.