Thủ tục thay đổi đơn đăng ký bảo hộ sáng chế (bao gồm sửa đổi, bổ sung đơn, tách đơn, rút đơn và chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế) được thực hiện theo quy định sau đây:
>> Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Theo quy định tại khoản 1 và điểm a, b khoản 2 Điều 16 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể:
- Sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong đơn với điều kiện việc sửa đổi, bổ sung không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã bộc lộ trong bản mô tả đối với đơn đăng ký sáng chế và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.
- Sửa đổi về tên, địa chỉ, mã nước của người nộp đơn, tên, quốc tịch, địa chỉ của tác giả sáng chế; sửa đổi đại diện sở hữu công nghiệp.
Bên cạnh đó, người nộp đơn có thể chủ động thực hiện sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sáng chế sau khi Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhập đơn hợp lệ (kể cả thay đổi người đại diện hợp pháp tại Việt Nam) hoặc người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn trên cơ sở thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ liên quan đến đơn đó.
Người nộp đơn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sáng chế, bao gồm các giấy tờ sau đây:
(i) Đơn yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sáng chế. Cụ thể:
- Trường hợp sửa đổi, bổ sung đơn do người nộp đơn chủ động thực hiện sau khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận đơn hợp lệ, kể cả thay đổi về đại diện hợp pháp tại Việt Nam, đơn yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải được làm theo Mẫu số 04 tại Phụ lục II tờ khai sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
- Trường hợp sửa đổi, bổ sung đơn trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận đơn hợp lệ hoặc sửa đổi, bổ sung đơn trên cơ sở thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến đơn đó, yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải được thể hiện bằng văn bản trong đó nêu rõ nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
(ii) Tài liệu yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn:
- Đối với yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung đơn:
+ Một phần hoặc toàn bộ bản mô tả, bản tóm tắt sáng chế.
+ Bản thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi, bổ sung so với tài liệu ban đầu đã nộp.
- Đối với trường hợp sửa đổi tên, địa chỉ, mã nước của người nộp đơn, tên, quốc tịch của tác giả, người nộp đơn phải nộp: Tài liệu xác nhận (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) hoặc tài liệu pháp lý (bản sao có chứng thực) chứng minh việc thay đổi (quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ v.v…).
- Đối với trường hợp sửa đổi đại diện sở hữu công nghiệp, người nộp đơn phải nộp: Tuyên bố thay đổi đại diện sở hữu công nghiệp.
(iii) Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện).
(iv) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
(Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 65/2023/NĐ-CP).
- Nộp trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Trường hợp sửa đổi, bổ sung đơn trước khi đơn được chấp nhận hợp lệ: 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ;
- Trường hợp sửa đổi, bổ sung liên quan đến bản chất của đối tượng nêu trong đơn hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung đơn sau khi có thông báo dự định từ chối hoặc cấp văn bằng bảo hộ hoặc thay đổi người nộp đơn: thời hạn xử lý đơn sẽ được kéo dài thêm 06 tháng.
(Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 16 Nghị định 65/2023/NĐ-CP và khoản 4 Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12).
- Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn: 160.000 đồng
- Phí công bố thông tin sửa đổi: 120.000 đồng (từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/hình)
- Phí công bố bản mô tả từ trang thứ 7 trở đi: 10.000 đồng/trang.
Lưu ý: Trường hợp việc sửa đổi, bổ sung phải thực hiện để khắc phục những sai sót do lỗi của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, người nộp đơn không phải nộp phí công bố.
(Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 16 Nghị định 65/2023/NĐ-CP và Mục 1.3 và Mục 4 Phần B của Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC).
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, thủ tục tách đơn đơn ký sáng chế được thực hiện như sau:
Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể tách đơn (tách một hoặc một số giải pháp kỹ thuật trong đơn đăng ký sáng chế sang một hoặc nhiều đơn mới, gọi là đơn tách).
Người nộp đơn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ yêu cầu tách đơn đăng ký sáng chế, bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký sáng chế theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
- Bản thuyết minh về đối tượng yêu cầu bảo hộ và nội dung thay đổi so với đơn ban đầu khi nộp đơn tách.
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện).
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
- Nộp trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Đơn tách được mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày ưu tiên của đơn ban đầu.
- Trường hợp đơn không có thiếu sót, đơn tách được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa hoàn tất đối với đơn ban đầu. Đơn tách được công bố lại nếu việc tách đơn được thực hiện sau khi đã có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ đối với đơn ban đầu. Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục xử lý đơn hoặc theo thủ tục sửa đổi đơn.
- Trường hợp đơn có thiếu sót, không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận tách đơn, nêu rõ lý do để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối chấp nhận yêu cầu tách đơn.
Theo thời gian xử lý đơn ban đầu.
Người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn, phí công bố và phí thẩm định như thông thường cho mỗi đơn mới.
Theo quy định tại Điều 116 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 41 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) và khoản 2 Điều 17 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, thủ tục rút đơn đơn ký sáng chế được thực hiện như sau:
Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có quyền tuyên bố rút đơn đăng ký sáng chế bằng văn bản do chính mình đứng tên hoặc thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu giấy uỷ quyền có nêu rõ việc uỷ quyền rút đơn.
Hồ sơ yêu cầu rút đơn đăng ký sáng chế bao gồm các giấy tờ sau:
- Tuyên bố rút đơn bằng văn bản.
- Văn bản uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện), trong đó nêu rõ việc ủy quyền rút đơn hoặc phải kèm theo thư lệnh chỉ rõ số đơn cần rút.
Người nộp đơn hoặc người đại diện được người nộp đơn ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu rút đơn đăng ký sáng chế theo một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu rút đơn.
Không có.
Lưu ý:
- Từ thời điểm người nộp đơn tuyên bố rút đơn, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó bị chấm dứt.
- Mọi đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đã rút hoặc bị coi là đã rút nếu chưa công bố và mọi đơn đăng ký nhãn hiệu đã rút đều được coi là chưa từng được nộp, trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 115 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và khoản 3 Điều 17 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, việc chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế được thực hiện như sau:
- Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn đăng ký sáng chế có thể chuyển đổi yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế thành yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc ngược lại đối với toàn bộ hoặc một phần của đơn, với điều kiện người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn đối với đơn chuyển đổi theo quy định. Đối với trường hợp chuyển đổi một phần của đơn, người nộp đơn phải thực hiện thủ tục tách đơn trước khi yêu cầu chuyển đổi.
- Sau khi nhận được yêu cầu chuyển đổi đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục tiến hành thủ tục xử lý đơn chuyển đổi theo quy định tương ứng, nhưng không thực hiện lại các thủ tục đã tiến hành đối với đơn trước khi có yêu cầu chuyển đổi.
- Tờ khai sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sáng chế (Mẫu số 04) Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
- Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC.
- Tờ khai đăng ký sáng chế (Mẫu số 01) Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
- Giấy ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục thay đổi đơn đăng ký bảo hộ sáng chế.
- Giấy ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục thay đổi đơn đăng ký bảo hộ sáng chế.
- Tờ khai gia hạn/duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế (Mẫu số 07) Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
- Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký sáng chế (Mẫu số 05) Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
- Tờ khai sửa đổi văn bằng bảo hộ sáng chế (Mẫu số 06) Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
- Tờ khai chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế (Mẫu số 08) Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
- Tờ khai cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ sáng chế (Mẫu số 09) Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
- Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (Mẫu số 04) Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
- Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế (Mẫu số 05) Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
- Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích (Mẫu số 10) Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP.