Tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ giống cây trồng có thể sửa đổi, bổ sung hoặc rút Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo trình tự, thủ tục được quy định như sau:
>> Đăng ký bảo hộ giống cây trồng
>> Thủ tục yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Căn cứ Điều 7 Nghị định 79/2023/NĐ-CP; Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được sửa đổi, bổ sung như sau:
Trước khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo từ chối cấp Bằng hoặc quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân được sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng trong các trường hợp sau:
- Lỗi chính tả về tên, địa chỉ của người đăng ký, tổ chức dịch vụ đại diện quyền, tác giả giống cây trồng hoặc lỗi chính tả về tên giống cây trồng;
- Thay đổi tên, địa chỉ của người đăng ký, tổ chức dịch vụ đại diện quyền, tác giả giống cây trồng trên cơ sở các giấy tờ pháp lý hợp lệ;
- Thay đổi tên giống cây trồng theo đề nghị của người đăng ký.
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng bao gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP);
- Bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao quyền đăng ký trường hợp thay đổi người đăng ký do chuyển giao quyền đăng ký; hoặc tài liệu chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ người đăng ký, tổ chức dịch vụ đại diện quyền, tác giả giống cây trồng;
- Bản sao có chứng thực Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa có xác nhận của người đăng ký, Tài liệu chứng minh quyền nhân thân giữa người đăng ký và người nhận thừa kế; Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người đăng ký (nếu có) trường hợp thay đổi người đăng ký do thừa kế, kế thừa.
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 79/2023/NĐ-CP).
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông báo chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn; trả kết quả cho người đăng ký và đăng tải thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho người đăng ký và nêu rõ lý do.
Hiện nay chưa có quy định về phí, lệ phí mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Căn cứ Điều 180 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 71 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15), trước khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cấp hay từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, người đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền rút Đơn đăng ký bảo hộ. Yêu cầu rút đơn phải được lập thành văn bản.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh đề nghị rút Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại tài liệu sau đây:
- Đơn yêu cầu rút đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng (Tham khảo Mẫu Đơn đề nghị rút đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng của doanh nghiệp).
- Giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện theo ủy quyền.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 79/2023/NĐ-CP, người đăng ký rút Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng nộp hồ sơ tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách thức sau đây:
- Nộp trực tiếp;
- Nộp qua dịch vụ bưu chính;
- Nộp qua môi trường điện tử theo hướng dẫn tại Nghị định 45/2020/NĐ-CP.
Lưu ý: Từ thời điểm người đăng ký rút đơn đăng ký bảo hộ, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đăng ký bảo hộ đó bị chấm dứt.
- Mẫu đơn đề nghị rút đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
- Giấy ủy quyền nộp đơn đề nghị rút đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
- Tờ khai yêu cầu sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 04) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 01) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Tờ khai kỹ thuật (Dành cho các loài chưa có Tài liệu khảo nghiệm DUS) (Mẫu số 02) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Thông báo về việc chấp nhận Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 03) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Thông báo về việc chấp nhận sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 05) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Nội dung tài liệu hướng dẫn khảo nghiệm DUS đối với loài cây trồng mới (Mẫu số 06) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Biên bản kiểm tra khảo nghiệm DUS do người đăng ký tự thực hiện (Mẫu số 07) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS (Mẫu số 08) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Bằng bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 10) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Tờ khai yêu cầu sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 11) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 12) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Đơn đề nghị phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 13) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng (Mẫu số 14) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Đơn đề nghị giao quyền đăng ký giống cây trồng (Mẫu số 15) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Đơn đề nghị cho phép sử dụng giống cây trồng (Mẫu số 16) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Đơn yêu cầu chấm dứt sử dụng giống cây trồng (Mẫu số 17) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Tờ khai đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng (Mẫu số 18) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Đơn yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng (Mẫu số 19) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Báo cáo năng lực tài chính (Mẫu số 20) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Đơn đề nghị sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc giống cây trồng (Mẫu số 21) ban hành kèm Nghị định 79/2023/NĐ-CP.