Cổ phiếu công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết tự nguyện và bắt buộc. Cụ thể các trường hợp hủy bỏ niêm yết cổ phiếu của công ty đại chúng là như thế nào?
>> Sàn HOSE là gì? Giờ giao dịch chứng khoán trên sàn HOSE?
>> Sàn UPCOM là gì? Đối tượng nào được đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM?
02 trường hợp cổ phiếu công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết bao gồm: hủy bỏ niêm yết bắt buộc và hủy bỏ niêm yết tự nguyện.
Dưới đây là 14 trường hợp cổ phiếu công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc và điều kiện để cổ phiếu được hủy bỏ niêm yết tự nguyện.
Căn cứ khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp quy định dưới đây:
(i) Tổ chức niêm yết hủy tư cách công ty đại chúng theo thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
(ii) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên.
(iii) Tổ chức niêm yết bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành.
(iv) Cổ phiếu không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng.
(v) Cổ phiếu không đưa vào giao dịch trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận đăng ký niêm yết.
(vi) Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.
(vii) Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản.
(viii) Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết hoặc có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm trong 03 năm liên tiếp.
(ix) Tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp.
(x) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện tổ chức niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết.
(xi) Tổ chức niêm yết bị xử lý vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7 Điều 12 Luật Chứng khoán 2019.
(xii) Tổ chức niêm yết bị đình chỉ hoạt động hoặc cấm hoạt động đối với ngành nghề hoặc hoạt động kinh doanh chính.
(xiii) Không đáp ứng điều kiện niêm yết do sáp nhập, tách doanh nghiệp và các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp; hoặc sau khi hoàn thành các hoạt động sáp nhập, tách doanh nghiệp và các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký niêm yết, đề nghị xem xét lại điều kiện niêm yết hoặc thay đổi đăng ký niêm yết trong thời hạn quy định.
(xiv) Tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Sở giao dịch chứng khoán và các trường hợp khác mà Sở giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
File word Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Trường hợp cổ phiếu công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 121 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, cổ phiếu của công ty đại chúng được hủy bỏ niêm yết tự nguyện nếu đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Quyết định hủy bỏ niêm yết tự nguyện được Đại hội đồng cổ đông, Đại hội nhà đầu tư biểu quyết thông qua theo quy định pháp luật doanh nghiệp, quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó phải được trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn thông qua.
(ii) Việc hủy bỏ niêm yết tự nguyện chỉ được thực hiện sau tối thiểu 02 năm kể từ ngày có Quyết định chấp thuận niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.
Quý khách hàng xem chi tiết tại TIỆN ÍCH: Công việc pháp lý (Mục 23) TẠI ĐÂY.