Bệnh đau mắt đỏ là gì? Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ? Nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây không? Người lao động bị đau mắt đỏ có được hưởng chế độ ốm đau?
>> HIV là gì? AIDS là gì? Công ty có được từ chối tuyển dụng vì NLĐ nhiễm HIV không?
>> 3 tháng 12 là ngày gì? Công ty có được yêu cầu người khuyết tật làm việc vào ban đêm?
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng viêm nhiễm ở lớp màng trong suốt bao phủ lòng trắng mắt và bên trong mí mắt. Bệnh thường gây ra bởi virus, vi khuẩn hoặc dị ứng.
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ:
Viêm kết mạc do virus: Thường do các loại virus như adenovirus gây ra, rất dễ lây lan.
Viêm kết mạc do vi khuẩn: Thường do vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn gây ra.
Viêm kết mạc dị ứng: Do phản ứng với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, khói bụi...
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ thường gặp như: Mắt đỏ, ngứa mắt, chảy nước mắt, sưng mí mắt, cảm giác có vật lạ trong mắt, nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt tạm thời,…
- Mắt đỏ: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất, lòng trắng mắt sẽ chuyển sang màu hồng hoặc đỏ.
- Ngứa mắt: Cảm giác ngứa rát khó chịu, đặc biệt khi dụi mắt.
- Chảy nước mắt: Mắt thường tiết ra nhiều nước mắt hơn bình thường, có thể kèm theo chất nhầy hoặc mủ.
- Sưng mí mắt: Mí mắt có thể bị sưng đỏ, đặc biệt vào buổi sáng khi thức dậy.
- Cảm giác có vật lạ trong mắt: Mắt thường có cảm giác như có cát hoặc lông mi.
- Nhạy cảm với ánh sáng: Ánh sáng mạnh có thể gây chói và khó chịu.
- Mờ mắt tạm thời: Trong một số trường hợp, thị lực có thể bị mờ tạm thời.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ; Bị đau mắt đỏ có được hưởng chế độ ốm đau
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Nhìn vào mắt người bị bệnh không phải là con đường lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ.
Tuy nhiên, bệnh này rất dễ lây nhiễm. Việc người bệnh đeo kính không hoàn toàn ngăn chặn việc lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ.
Một số con đường lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ như:
- Lây qua tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, qua đường hô hấp, qua nước mắt, nước bọt, bắt tay…
- Lây qua tiếp xúc gián tiếp qua việc cầm, nắm, chạm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh (như tay nắm cửa, đồ chơi, nút bấm cầu thang…).
- Dùng chung vật dụng, đồ dùng cá nhân với người bệnh (như khăn mặt, ly/cốc nước uống, gối…)
Lưu ý: Khả năng lây nhiễm của đau mắt đỏ là ở những nơi công cộng, như bệnh viện, trường học, văn phòng làm việc… hoặc những khu vực có mật độ người đông, thường phải tiếp xúc với cự ly gần như bến tàu xe, trên xe bus, chợ… nguy cơ lây lan bệnh đau mắt đỏ là rất cao.
Trên đây là giải đáp thắc mắc về: “Bệnh đau mắt đỏ là gì? Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ? Nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây không?”
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế thì được hưởng chế độ ốm đau.
Như vậy, người lao động bị bệnh đau mắt đỏ phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định thì được hưởng chế độ ốm đau.
Lưu ý: Người lao động bị ốm đau trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không được giải quyết chế độ ốm đau (theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).