Thời điểm hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật là khi nào? Hệ số hưởng trợ cấp xã hội đối với người khuyến tật là bao nhiêu? Có những dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật nào?
>> Từ 01/7/2025 bị tai nạn trên đường đi làm có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
>> BHYT có chi trả chi phí khám chữa bệnh ở bệnh viện tư nhân không?
Cụ thể về vấn đề “Thời điểm hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật là khi nào? Hệ số hưởng trợ cấp xã hội là bao nhiêu?”, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP xin giải đáp như sau.
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, quy định thời điểm hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật là trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng. Bên cạnh đó:
Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi quy định tại các điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi, quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật từ tháng được cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng khác kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng.
Thời gian điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ tháng đối tượng đủ điều kiện điều chỉnh.
![]() |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Giải đáp thắc mắc: Thời điểm hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật là khi nào; Hệ số hưởng trợ cấp xã hội là bao nhiêu (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo điểm e khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, quy định chi tiết về mức hệ số hưởng trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật tương ứng với mức độ khuyết tật như sau:
Mức độ khuyết tật |
Hệ số hưởng trợ cấp xã hội |
Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng |
2,5 |
Người cao tuổi khuyết tật đặc biệt nặng |
2,5 |
Người khuyết tật đặc biệt nặng |
2,0 |
Trẻ em khuyết tật nặng |
2,0 |
Người cao tuổi khuyết tật nặng |
2,0 |
Người khuyết tật nặng |
1,5 |
Xem thêm
>> Công ty có được yêu cầu người khuyết tật làm việc vào ban đêm?
>> Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
>> Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 và Điều 2, Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, gồm có những dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật sau đây:
Dạng khuyết tật |
Nội dung |
Khuyết tật vận động |
Tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. |
Khuyết tật nghe, nói |
Tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. |
Khuyết tật nhìn |
Tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. |
Khuyết tật thần kinh, tâm thần |
Tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. |
Khuyết tật trí tuệ |
Tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. |
Khuyết tật khác |
Tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp nêu trên. |
Mức độ khuyết tật |
Nội dung |
Người khuyết tật đặc biệt nặng |
Là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn. |
Người khuyết tật nặng |
Là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc. |
Người khuyết tật nhẹ |
Không thuộc 02 trường hợp nêu trên. |