Có thể hiểu nội dung số là gì? Sản phẩm nội dung số bao gồm những gì?
>> Ngày vía Quan Âm Bồ Tát đản sinh 19/2 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch 2025?
>> PO là gì trong kinh doanh? PO có vai trò gì trong hoạt động kinh doanh hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 02/2025/TT-BGDĐT (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11/03/2025) quy định định nghĩa “nội dung số” như sau:
…
12. Nghi thức số là tập hợp các quy tắc, chuẩn mực và hành vi ứng xử phù hợp trong môi trường số, bao gồm giao tiếp qua mạng Internet, sử dụng mạng xã hội, email, ứng dụng và các nền tảng trực tuyến.
13. Nội dung số là nội dung tồn tại dưới dạng dữ liệu số được mã hóa ở định dạng kỹ thuật số có thể đọc được và có thể được tạo, xem, phân phối, sửa đổi và lưu trữ bằng máy tính và công nghệ kỹ thuật số.
14. Phương tiện giao tiếp số là các nền tảng, công cụ và nội dung được tạo ra, lưu trữ, phân phối và truy cập thông qua công nghệ số, bao gồm mạng Internet, mạng xã hội, ứng dụng di động, các thiết bị điện tử.
…
Theo đó, nội dung số là những thông tin, nội dung tồn tại dưới dạng dữ liệu được mã hóa theo định dạng kỹ thuật số, có thể đọc được và có khả năng được tạo ra, xem, phân phối, sửa đổi và lưu trữ thông qua máy tính và công nghệ kỹ thuật số.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Nội dung số là gì; Sản phẩm nội dung số bao gồm những gì (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Sản phẩm của nội dung số bao gồm nhiều loại hình khác nhau, một số sản phẩm nội dung số thường gặp như:
- Hình ảnh và Đồ họa: Ảnh chụp, đồ họa thông tin (infographics), và thiết kế đồ họa.
- Podcast: Chương trình âm thanh được phát trực tuyến hoặc tải về.
- Video: Video trên YouTube, TikTok, hoặc các nền tảng chia sẻ video khác.
- Bài viết và Blog: Các bài viết trên website, blog cá nhân hoặc chuyên ngành.
- Mạng xã hội: Nội dung được chia sẻ trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật An ninh mạng 2018 về các trách nhiệm đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng cụ thể:
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Cảnh báo khả năng mất an ninh mạng trong việc sử dụng dịch vụ trên không gian mạng do mình cung cấp và hướng dẫn biện pháp phòng ngừa;
b) Xây dựng phương án, giải pháp phản ứng nhanh với sự cố an ninh mạng, xử lý ngay điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, tấn công mạng, xâm nhập mạng và rủi ro an ninh khác; khi xảy ra sự cố an ninh mạng, ngay lập tức triển khai phương án khẩn cấp, biện pháp ứng phó thích hợp, đồng thời báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng theo quy định của Luật này;
c) Áp dụng các giải pháp kỹ thuật và các biện pháp cần thiết khác nhằm bảo đảm an ninh cho quá trình thu thập thông tin, ngăn chặn nguy cơ lộ, lọt, tổn hại hoặc mất dữ liệu; trường hợp xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố lộ, lọt, tổn hại hoặc mất dữ liệu thông tin người sử dụng, cần lập tức đưa ra giải pháp ứng phó, đồng thời thông báo đến người sử dụng và báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng theo quy định của Luật này;
d) Phối hợp, tạo điều kiện cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng trong bảo vệ an ninh mạng.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này.