Ngày vía Quan Âm Bồ Tát đản sinh 19/2 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch 2025? Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung bao gồm những nội dung gì?
>> PO là gì trong kinh doanh? PO có vai trò gì trong hoạt động kinh doanh hiện nay?
>> VPN là viết tắt của từ gì? Có bao nhiêu loại kết nối VPN?
Ngày vía Quan Âm, hay còn gọi là ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát, là một trong những ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, diễn ra vào ngày 19 tháng 2 âm lịch. Đây là dịp để người Phật tử tưởng nhớ và tôn vinh Bồ Tát Quan Thế Âm, vị Bồ Tát đại diện cho lòng từ bi vô hạn, luôn lắng nghe và cứu khổ chúng sinh.
Năm 2025, ngày vía Quan Âm Bồ Tát đản sinh 19/2 âm lịch rơi vào ngày 18/03/2025 dương lịch.
Trong ngày vía Quan Âm Bồ Tát đản sinh 19/2 này, các tín đồ thường thực hiện nhiều nghi lễ như thắp hương, cầu nguyện và tổ chức các hoạt động từ thiện nhằm thể hiện lòng biết ơn và tri ân đối với Bồ Tát. Ngày vía Quan Âm không chỉ là dịp để tôn vinh tâm hồn từ bi của Ngài mà còn là cơ hội để mỗi người tự nhắc nhở về trách nhiệm giúp đỡ và chia sẻ với những người xung quanh.
Trong năm , ngoài ngày vía Quan Âm Bồ Tát đản sinh ngày 19/2 âm lịch cón có các ngày vía Quan Âm Bồ Tát gắn liền với các sự kiện về Ngài như:
- Ngày 19 tháng 06 âm lịch: Ngày Mẹ Quan Thế Âm thành đạo, tương ứng là ngày 13/07/2025 Dương Lịch.
- Ngày 19 tháng 09 âm lịch: Là ngày Mẹ Quan Thế Âm xuất gia tức ngày 8/11/2025 Dương Lịch.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
![]() |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Ngày vía Quan Âm Bồ Tát đản sinh 19/2 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch 2025
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại Điều 16 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về các điều kiện đăng ký tôn giáo tập trung cụ thể như sau:
1. Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
b) Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Có giáo lý, giáo luật;
b) Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có định nghĩa về hoạt động tín ngưỡng như sau:
Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.