Có thể hiểu PO là gì và có vai trò như thế nào trong kinh doanh? Quy định về trách nhiệm giao hàng liên quan đến người vận chuyển bao gồm những nội dung gì?
>> VPN là viết tắt của từ gì? Có bao nhiêu loại kết nối VPN?
>> Bên mua trong hợp đồng mua bán điện có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể nào về “PO là gì”?. Tuy nhiên, quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa dưới đây để tìm hiểu “PO là gì”:
PO (Đơn Đặt Hàng) là tài liệu thương mại được gửi từ người mua đến nhà cung cấp để ủy quyền cho việc mua hàng. Trong nhiều trường hợp, PO cũng đóng vai trò như một hợp đồng chính thức ràng buộc trong quá trình mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Tương tự như “giỏ hàng” trên các trang thương mại điện tử, PO thực chất là danh sách các mặt hàng mà người mua mong muốn. Tài liệu này cung cấp chi tiết về đơn hàng, bao gồm số lượng, loại sản phẩm, giá cả mà người mua yêu cầu, cùng với các điều khoản thanh toán và thông tin giao hàng.
![]() |
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
PO là gì trong kinh doanh; PO có vai trò gì trong hoạt động kinh doanh hiện nay
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Cơ sở để kiểm soát chất lượng: PO có thể được sử dụng làm cơ sở để kiểm soát chất lượng hàng hóa. Dựa trên các thông tin trong PO, người mua có thể xác định các tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa cần mua.
- Cơ sở để lập kế hoạch sản xuất: Đối với các doanh nghiệp sản xuất, PO có thể được sử dụng làm cơ sở để lập kế hoạch sản xuất. Doanh nghiệp có thể dựa trên các thông tin trong PO để xác định số lượng hàng hóa cần sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Quản lý quá trình đặt hàng: PO giúp người mua quản lý quá trình đặt hàng một cách hiệu quả. Thông qua PO, người mua có thể theo dõi tiến độ đặt hàng, xác định các vấn đề phát sinh (nếu có) và đưa ra các giải pháp kịp thời.
- Cơ sở để thanh toán: PO là tài liệu quan trọng để nhà mua xác định số tiền cần thanh toán cho nhà cung cấp. Nhà mua sẽ dựa trên thông tin về số lượng, giá cả,... trong PO để lập hóa đơn thanh toán cho nhà cung cấp.
- Ràng buộc trách nhiệm của hai bên: Khi PO được ký kết bởi cả người mua và nhà cung cấp, nó sẽ trở thành một hợp đồng ràng buộc pháp lý giữa hai bên. Điều này có nghĩa là cả hai bên đều có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong Purchase Order.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Thương mại 2005 về các trách nhiệm giao hàng liên quan đến người vận chuyển bao gồm:
1. Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.
2. Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó.
3. Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.