Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột diễn ra ở đâu? Mấy năm một lần? Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột bao gồm các hoạt động nào? Nguyên tắc tổ chức lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột?
>> Nội dung số là gì? Sản phẩm nội dung số bao gồm những gì?
>> Ngày vía Quan Âm Bồ Tát đản sinh 19/2 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch 2025?
Vào năm 2005, UBND thành phố Buôn Ma Thuột phối hợp với Công ty cà phê Trung Nguyên tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần đầu tiên. Kể từ đó, sự kiện này diễn ra định kỳ 02 năm một lần vào tháng 3, ngay sau Tết Nguyên Đán, khi thời tiết dễ chịu và trùng với mùa lễ hội truyền thống của Việt Nam.
Lễ hội được tổ chức với mục tiêu tôn vinh cây cà phê, đồng thời khai thác tối đa tiềm năng và nâng cao giá trị kinh tế của ngành cà phê, đặc biệt là cà phê Đắk Lắk. Đây cũng là cơ hội để quảng bá thương hiệu "Cà phê Buôn Ma Thuột" đến bạn bè trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, sự kiện còn mang ý nghĩa tri ân những người nông dân đã góp phần tạo nên những sản phẩm cà phê chất lượng, khẳng định vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
Như vậy, lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột diễn ra định kỳ 02 năm một lần.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề: “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới” diễn ra từ ngày 09/03/2025 đến ngày 13/03/2025 tại Thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
![]() |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 gồm các hoạt động chính:
- Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội trên môi trường mạng.
- Khai mạc và bế mạc lễ hội.
- Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà-phê và sản phẩm OCOP.
- Cuộc thi pha chế cà-phê và các hoạt động trải nghiệm cà-phê.
- Hội thảo khoa học về phát triển ngành cà-phê.
- Hội nghị giao thương quốc tế - kết nối, nâng tầm cà-phê Việt.
- Lễ hội đường phố.
- Hội thi nhà nông đua tài…
Ngoài ra, còn có các hoạt động đặc sắc khác như: Lễ hội ánh sáng; giải đua xe ô-tô địa hình quốc tế “Thử thách vượt đại ngàn - Buôn Đôn 2025”; Festival các ban nhạc rock; ; Hành trình du lịch: Hội Voi Buôn Đôn, Hội Đua thuyền độc mộc huyện Lắk;; Hội trại cà-phê “Đồng hành, chia sẻ” tại khu di tích lịch sử-văn hóa Đồn điền CADA, huyện Krông Pắc…
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, tổ chức lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
4. Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
5. Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
6. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
7. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.