Công ty có bắt buộc tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên không? Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề bị phạt như thế nào?
>> 30/4 năm 2025 là thứ mấy? 30/4 có phải ngày lễ lớn trong nước không?
>> 08/3 năm 2025 thứ mấy? 08/3 là ngày lễ gì?
Căn cứ Điều 60 Bộ luật Lao động 2019, quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề như sau:
Điều 60. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, hằng năm công ty sẽ phải xây dựng ngân sách đào tạo (như mời chuyên gia về đào tạo chung; Gửi đi đào tạo hoặc tự tổ chức huấn luyện đào tạo nội bộ...). Kết quả đào tạo sẽ được báo cáo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tóm lại, các công ty đều phải tổ chức đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho nhân viên.
![]() |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
![]() |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Công ty bắt buộc tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Người sử dụng lao động vi phạm quy định về về đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt cao nhất có thể lên đến 150 triệu đồng.
Các hành vi có thể bị xử phạt như:
- Không đào tạo cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác cho mình.- Thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình.
- Không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình đối với trường hợp người sử dụng lao động không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019.
- Không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động.
- Không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề.
- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi hoặc bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
- Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép.
- Tuyển người vào tập nghề để làm việc cho mình với thời hạn tập nghề quá 03 tháng.
- …
Xem chi tiết tại bài viết: Vi phạm quy định về đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, bị phạt thế nào?
Căn cứ điểm k khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, quy định về hợp đồng lao động như sau:
Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Như vậy nội dung về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề là một trong những nội dung bắt buộc của hợp đồng lao động.